Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực trạng rác thải sinh hoạt nông thôn hiện nay và tính toán thiết kế xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại Huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.97 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
Mở đầu ......................................................................................................................... 5
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................5
3.Yêu cầu ..........................................................................................................................5
Chương I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................6
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh ................................................................................6
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn .........................................................................................6
1.1.2. Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt .........................................................................6
1.2. Nguồn gốc và phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .......................................................6
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn .........................................................................6
1.2.2. Phân loại chất thải rắn ...........................................................................................6
1.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................7
1.4. Thực trạng rác thải sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam ...............................................9
1.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn ờ Việt Nam ...................................................10
1.5.1. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp ...................................................11
1.5.2. Một số phương pháp xử lý chủ yếu ở Việt Nam ...................................................13
1.6. Hoạt động tái sử dụng và tái chế CTR sinh hoạt ......................................................13
Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................14
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................15
Chương III. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................15
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đô Lương ..................................15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................15
3.1.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................15
3.1.1.2. Địa hình - Địa mạo .............................................................................................15


3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................................15
3.1.1.4. Thủy văn nguồn nước .........................................................................................15
3.1.1.5. Môi trường cảnh quan .........................................................................................16
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................16
3.1.2.1. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế .....................................................16
3.1.2.2. Dân số lao động tại huyện Đô Lương ...............................................................17
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng .......................................................................................18
3.2. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại huyện Đô Lương ....................................................................................................19
3.2.1 Thực trạng rác thái sinh hoạt tại huyện Đô Lương ................................................19
3.2.1.1. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt ..............................................................................19
3.2.1.2. Phân loại rác thải sinh hoạt .................................................................................19
3.2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt .............................................................................19
3.2.1.4. Khối lượng rác thải sinh hoạt .............................................................................20
3.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại huyện Đô Lương .........................................................................................................21

SVTH: Võ Anh Tuấn

1


3.2.2.1. Tình hình thu gom ..............................................................................................21
3.2.2.2. Hình thức thu gom ..............................................................................................22
3.2.2.3. Vận chuyển .........................................................................................................23
3.2.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................................23
3.2.4. Dự kiến khối lượng rác thải của huyện Đô Lương đến năm 2030 .......................24
3.3. Lựa chọn phương án địa điểm và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
tại huyện Đô Lương ....................................................................................................26
3.3.1. Lựa chọn địa điểm .................................................................................................26

3.3.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh ..........................26
3.3.1.2. Địa điểm xây dựng ..............................................................................................27
3.3.1.3. Quy mô bãi chôn lấp ...........................................................................................27
3.3.2. Thiết kế bãi chôn lấp ..............................................................................................28
3.3.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp .....................................................28
3.3.2.2. Tính toán diện tích ô chôn lấp ............................................................................29
3.3.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp ............................................................31
3.3.3.1. Hệ thống thu gom nước rác ................................................................................31
3.3.3.2. Tính toán lưu lượng nước bãi chôn lấp ..............................................................33
3.3.3.3. Hệ thống xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp ..........................................................34
3.3.3.4. Lượng khí phát sinh và hệ thống thu gom khi rác .............................................36
3.3.3.5. Bố trí mặt bằng ...................................................................................................40
3.3.4. Vận hành và quan trắc bãi chôn lấp ......................................................................42
3.3.4.1. Vận hành .............................................................................................................42
3.3.4.2. Quan trắc môi trường ..........................................................................................43
3.3.4.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường ......................................43
3.3.5. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp .........................................................................43
Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................44
Kết luận ............................................................................................................................44
Kiến nghị ..........................................................................................................................44

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................7
Bảng 2. Thành phần cơ học của CTRSH ........................................................................7
Bảng 3. Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt .....................................................8
Bảng 4. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 ............................................9
Bảng 5. Quy mô bãi chôn lấp ..........................................................................................11
Bảng 6. Tăng trưởng các ngành kinh tế của huyện Đô Lương ......................................16
Bảng 7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................................16
Bảng 8: Một số chỉ tiêu tổng hợp về dân số ....................................................................17

Bảng 9. Giáo dục và đào tạo năm 2010 ...........................................................................18

SVTH: Võ Anh Tuấn

2


Bảng 10. Thành phần các loại rác thải trên địa bàn huyện Đô Lương ...........................19
Bảng 11. Số lượng rác thải sinh hoạt tại ba điểm điều tra ..............................................20
Bảng 12. Số lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện .......................................21
Bảng 13. Khối lượng, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các điểm điều tra ................22
Bảng 14. Trang thiết bị thu gom vận chuyển rác tại 3 điểm nghiên cứu ........................23
Bảng 15. Xử lý rác của gia đình (tổ chức) khi không được thu gom ............................23
Bảng 16. Kết quả tính dân số qua các năm được liệt kê như sau ...................................24
Bảng 17. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau ...........26
Bảng 18. Các thông số lựa chọn để xây dựng tạo BCL CTR huyện Đô Lương ............28
Bảng 19. Kết cấu chống thấm mặt vách hố .....................................................................29
Bảng 20. Diện tích các ô chôn lấp ...................................................................................30
Bảng 21. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của
1 kg chất hữu cơ phân hủy nhanh trong từng năm ..........................................................37
Bảng 22. Tốc độ phát sinh và lượng khí sinh ra
do CTR PHN của 20631.17 tấn rác trong 1 năm ............................................................37
Bảng 23. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra
của 1kg chất hữu cơ phân hủy chậm trong từng năm ....................................................38
Bảng 24. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra
qua các năm do CHC PHC ..............................................................................................39
Bảng 25. Tốc độ phát sinh khí và lượng khí phát sinh
mỗi năm do sự phân hủy 1kg chất thải rắn từ bãi chôn lấp ............................................39

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Lượng rác thải sinh hoạt tại 3 địa điểm nghiên cứu ...........................................20
Hình 2. Rác không được thu gom ....................................................................................24
Hình 3. Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nưóc rác ......................................................32
Hình 4. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác ....................................................................33
Hình 5. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nưóc rò rỉ ........................................................35
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR
CTRSH
CTNN
CTNH
KCN
VSV
CN - TTCN – XDCB

SVTH: Võ Anh Tuấn

Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải nông nghiệp
Chất thải nguy hại
Khu công nghiệp
Vi sinh vật
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản

3


HTXDV - MT
TTr
VSMT

TN - MT
QĐUB
UBND
BCLHVS
BCL CTR
BCL
RTSH
MT

Hợp tác xã dịch vụ - Môi trường
Thị trấn
Vệ sinh môi trường
Tài nguyên – Môi trường
Quyết định ủy ban
Ủy ban nhân dân
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp chất thải rắn
Bãi chôn lấp
Rác thải sinh hoạt
Môi trường

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến trên thế giới cũng như ở
Việt Nam và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Chính vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi
trường đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình
trạng này nhưng trong đó phải kể đến việc xả rác bừa bãi chưa được xứ lí hợp lí từ các
khu công nghiệp, khu dân cư…
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật dẫn đến kinh tế xã hội phát
triển, đặc biệt là công nghiệp và sự phát triển của sản xuất tiêu dùng thì hàng năm con người

đã tạo ra một lượng chất thải khổng lồ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi
trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. Theo đó là quá trình đô thị hóa với tốc
độ ngày càng cao đã hình thành nên các khu đô thị, các trung tâm kinh tế và đặc biệt là sự
mở rộng các khu dân cư lại càng gây áp lực với môi trường. Mặt khác, lâu nay rác thải đang
trở thành một vấn đề mà tất cả mọi người đều quan tâm. Rác thải không chỉ còn là vấn đề
của các khu đô thị mà nó còn vươn tới cả những vùng quê xa xôi.
Rác thải sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu
dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì việc tiêu dùng các sản phẩm
xã hội càng cao. Điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó đến
nay, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom mới chỉ đạt 60-80%, phần còn lại được thải tự
do vào môi trường. Ở nhiều nơi trên đất nước ta rác thải sinh hoạt là nguyên nhân chính

SVTH: Võ Anh Tuấn

4


phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, gây
bệnh cho con người, vật nuôi, cây trồng đồng thời làm mất đi cảnh quan văn hóa đô thị
và nông thôn.
Đô Lương là huyện bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách
thành phố Vinh 60 km. Trong những năm qua kinh tế và xã hội huyện nhà ngày càng
phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, thu hút được nhiều nhà đầu tư
vào khu công nghiệp nhỏ thị trấn Đô Lương và các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn.. Đặc biệt là ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, do thuốc bảo vệ thực
vật và ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn và một số xã ven thị như Tràng Sơn,
Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Đà Sơn, Lạc Sơn . . . làm ảnh hưởng tới sức khỏe của
người dân. Từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Thực trạng rác thải sinh
hoạt nông thôn hiện nay và tính toán thiết kế xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại
huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An”

2. Mục đích
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt tại huyện Đô Lương
3. Yêu cầu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện.
- Giải pháp đưa ra phải có tính khả thi trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện.
Chương I. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Chải thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng
dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, khai khoáng,… tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi
không muốn dùng nữa.
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình
và thải ra các chất thải rắn.
1.1.2. Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải được sinh ra từ hoạt động hằng ngày của con
người được thải ra ở mọi mơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ các
hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công
viên, trường học, các cơ quan nhà nước, …
1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải rắn
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ :
+ Từ các khu dân cư
+ Từ các trung tâm thương mại, trường học, công sở. . .
+ Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
1.2.2. Phân loại chất thải rắn
Để phân loại chất thải rắn có nhiều tiêu chí khác nhau: phân loại theo thành phần
SVTH: Võ Anh Tuấn


5


vật lý, thành phần hóa học, theo tính chất rác thải, phân loại theo vị trí hình thành....
Nhưng hiện nay phân loại chất thải rắn thường dựa vào 2 tiêu chí sau đây.
-

Phân loại theo mức độ nguy hại

+ Chất thải không nguy hại là những chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
+ Chất thải nguy hại bao gồm: các loại háo chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ, các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn dễ lây lan,. . . có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người, động vật và thực vật.
+ Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ hoạt động y tế, công nghiệp, nông
nghiệp.
-

Phân loại theo nguồn gốc tạo thành

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt động con
người. Nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất đá,
cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng. . .
+ Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
+ Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt đông tháo gỡ, xây dựng công trình.
+ Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp

như trồng trọt, chế biến thực phẩm. . .
1.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chủ yếu của rác thải ở các thành phố nước ta là các chất hữu cơ có thể
phân hủy được. Các chất này phần lớn bắt nguồn từ rác thải các chợ và các khu thương
mại. Các chất thải vô cơ, đặc biệt là kim loại được thu hồi để tái sinh ngay từ nguồn phát
sinh nên hàm lượng của chúng trong rác thải chiếm tỷ lệ thấp.
Thành phần chất thải sinh hoạt được thể hiện ở bảng 1
Bảng 1. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần

Tỷ trọng

Rác hữu cơ

41,98%

Giấy

5,27%

Nhựa, cao su

7,19%

Len, vải

1,75%

Thủy tinh


1,42%

Đá, đất sét, sành, sứ
Kim loại
Tạp chất (10mm)

6,89%
0,59%
33,67%

Như vậy, chất thải rắn bao gồm các thành phần cơ bản sau dây:

SVTH: Võ Anh Tuấn

6



Thành phần cơ học: CTRSH có thành phần các chất hữu cơ chiếm rất cao,
khoảng 56% - 65% chủ yếu là các chất cháy được. Bảng sau đây làm rõ thành phần cơ
học của CTRSH theo tính chất cháy được của các CTRSH.
Bảng 2. Thành phần cơ học của CTRSH
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

Các chất cháy được
Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy


Các loại túi, mảnh bìa, giấy vệ
sinh…

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon…

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, thân cây...

Cỏ, gỗ củi, rơm rạ

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ gỗ, tre…

Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế…

Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được cấu
tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, các
đầu vòi…

Da và cao su


Các vật liệu và sản phẩm được cấu
tạo từ da và cao su

Bóng, giày, ví…

Giấy
Hàng dệt
Thực phẩm

Các chất không cháy được
Kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được tạo
từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao…

Kim loại phi sắt

Các vật liệu và sản phẩm không bị
nam châm hút

Vỏ nhôm, bao giấy gói…

Thuỷ tinh

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thuỷ tinh


Chai lọ, bóng đèn…

Bất kì loại vật liệu không cháy được
ngoài kim loại và thuỷ tinh

Vỏ ốc, xương, gạch, đá xây
dựng, mảnh sành bình gốm vỡ,..

Đá và sành sứ

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Đại học Bách
khoa Hồ Chí Minh)
Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phần
hữu cơ trong CTRSH thường chỉ chiếm 35 - 40%. Ta thấy, thành phần CTRSH tương đối
phức tạp, và do rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ có các đặc điểm tính chất khác nhau nên
tốc độ phân hủy và thời gian phân hủy của các loại rác thải này cũng khác nhau. Điều này
dẫn đến việc thu gom và xử lý rác thải sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thành phần hoá học:
Trong các cấu tử hữu cơ của CTRSH thành phần hoá học của chúng chủ yếu là C,
H, O, N, S và các chất tro. Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong một khoảng
rộng. Kết luận này có thể được minh hoạ qua số liệu ở bảng 3.

SVTH: Võ Anh Tuấn

7


Bảng 3. Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt
Các chất


Thành phần ( % )
Cacbon

Hydro

Oxy

Nito

Lưu huỳnh

Tro

Thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy


43,5

6,0

44,6

0,3

0,2

6,0

Cattông

41,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

60,0


7,2

22,8

-

-

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2

1,6

0,15

-

Cao su

78,0

10,0


-

2,0

-

10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác làm vườn

49,5

6,0

38,0


3,40

0,3

4,5

Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp NXB Sư
phạm, 2004)
Qua bảng 3 ta thấy, các chất thải có thành phần cấu tạo chủ yếu từ C và O 2. Các
chất như thực phẩm hay chất da và rác làm vườn có % cấu tạo từ S cao nhất. Các chất
dẻo, da, cao su có thành phần chất tro nhiều nhất chiếm 10%, các chất này rất khó phân
hủy. Nếu rác thải bị phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi trường sẽ bị ô nhiễm, nhưng
nếu chúng được xử lý để tạo ra nguồn phân hữu cơ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng
khổng lồ sẽ được trả về cho đất, tạo ra được sự cân bằng về mặt sinh thái.
1.4. Thực trạng rác thải sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam
Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại các khu vực đô

thị và các KCN ;ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê 1
cách đầy đủ. Thống kê cho thấy, năm 2004 lượng CTR đô thị bình quân khoảng 0,9 – 1,2
kg/ người/ ngày tại các đô thị lớn và dao động từ 0,5 – 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị
nhỏ. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị và
0,4kg/người/ ngày tại khu vực nông thôn (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch
Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng).
Bảng 4. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

SVTH: Võ Anh Tuấn

8


Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 – 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ
150% - 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR nông thôn tăng 141% ( Bảng
4) và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của bộ Xây dựng và Bộ TN&MT,
đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh đạt khoảng 44 triệu tấn/ năm ( Biểu đồ 6.1)

Theo thống kê của Viện Môi Trường Nông Nghiệp Việt Nam, mỗi năm tại các
khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh 13 triệu rác thải sinh hoạt và với khoảng 60,7 triệu
người sống ở khu vực nông thôn( chiếm 2/3 tổng dân số). Thì tổng lượng CTR sinh hoạt
ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Quy
hoạch Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010).

SVTH: Võ Anh Tuấn

9


Biểu đồ 6.3. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn Việt Nam năm

2007
(Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường)
1.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
Lâu nay, rác thải đang trở thành vấn đề tất cả mọi người đều phải quan tâm. Rác
thải không chỉ là vấn đề của các khu đô thị mà nó còn vươn tới các vùng quê xa xôi. Tuy
chẳng ai muốn dính đến rác, song cũng không ai tránh được rác vì nó là một phần trong
hoạt động sống của con người. Theo số liệu báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam
2004, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong các đô thị trên cả nước là 8,266 triệu tấn/
năm, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm hơn 80 % (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự 2004).
Không ít các nhà khoa học , các cơ quan, ban ngành đã đầu tư nghiên cứu và đã
thực hiện một số biện pháp xử lý rác thải, song còn có nhiều vấn đề như vốn đầu tư, đất
đai và đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Trên thế giới và Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt .
1.5.1. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng cơ chất lớn. Chôn lấp là
phương pháp lâu đời. Hiện nay nhiều nước trên thế giới kể cả một số nước như Anh, Mỹ,
Đức vẫn còn áp dụng phương pháp chôn lấp để xử lý rác thải sinh hoạt. Phương pháp này
khá đơn giản và hiệu quả đối với một khối lượng rác thải lớn ở các thành phố đông dân
cư (Lê Văn Nhương).
Chất thải rắn được chôn lấp là các chất thải không nguy hại có khả năng phân hủy
tự nhiên theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình
- Rác thải chợ, đường phố
- Giấy bìa, cành cây, lá cây
- Rác thải nhà hàng, khách sạn, nhà hàng ăn uống
- Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm. . .
Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề MT nếu không được
quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh: hệ thống thu khí sinh
học, nước thải từ bãi rác. . .
SVTH: Võ Anh Tuấn


10


Nhưng một thực trạng hiện nay, hầu hết các bãi rác chưa đạt tiêu chuẩn môi trường
đối với việc lựa chọn địa điểm xây cũng như quá trình vận hành bãi chôn lấp theo đúng
quy trình kỹ thuật, đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt các
bãi rác ở Hà Nội như: Mễ Trì, Vạn Phúc, Thủ Lệ, Văn Điển. . .Một số bãi rác được quy
hoạch nằm trong thành phố ( Bãi rác Cát Bà- TP Hải Phòng, bãi rác TP Vinh – tỉnh Nghệ
An), (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự 2004).
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp.
+ Quy mô bãi rác.
+ Ví trí bãi chôn lấp.
+ Địa chất công trình, thủy văn.
+Các chỉ tiêu kinh tế.
Bảng 5. Quy mô bãi chôn lấp
Quy mô bãi chôn
lấp

Dân số
(1000 người)

Lượng chất thải
(Tấn/ năm)

Diện tích
(ha)

Thời gian tái
sử dụng (năm)


Loại nhỏ

5-10

2.000

5

<100

Loại vừa

100-150

6.5000

10-30

10-30

Loại lớn

350-1000

20.000

30-50

30-50


>1000

>20.000

>50

>50

Loại rất lớn

Nguồn: Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thùy Dương.
Qua trên ta nhận thấy rằng, nếu lượng phế thải càng lớn thì quy mô bãi chôn lấp
càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên mức tái sử dụng đất của bãi chôn
lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của tường loại chất thải.
- Xử lý chất thải răn bằng phương pháp sinh học
* Ủ sinh học (compots) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi
trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụng
phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá
trình lên men yếm khí mùn hoặc chất mùn. Sản phẩm thu được là hợp chất mùn không
mùi, không chứa VSV gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ
đòi hỏi năng lượng để tăng nhiệt độ đống ủ. Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng
trăm lần và hơn nửa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc
hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ
được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá
trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là
CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin, xenlulo, sợi. . ,
* Phương pháp xử lý khí sinh học (biogas)

Sản xuất khí sinh học là phương pháp đã được sử dụng từ lâu ở các nước phát triển thuộc
khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vài chục năm gần đây với mục đích giới hạn ở
vùng quê làm chất đốt và thắp sáng. Gần đây công nghệ này càng ngày càng được hoàn
thiện và chuyển hướng sang sử dụng các loại nguyên liệu là rác thải nông – công –

SVTH: Võ Anh Tuấn

11


nghiệp và rác thải sinh hoạt để sản xuất khí sinh học, đa dạng hóa nguồn năng lượng và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004).
- Cơ sở khoa học:
Cơ sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của các VSV mà các hợp chất
khó tan như: Xenluloza, lignin,hemixeluloza và các hợp chất cao phân tử khác được
chuyển thành chất dễ tan. Quá trình này xảy ra trong điều kiện kỵ khí nhờ một quần thể
VSV được gọi chung là VSV lên men metan. Quần thểt này chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí
hội sinh. Chúng biến đổi chất hữu cơ thành CH 4, CO2 và một vài khí khác(Lê Văn Khoa,
2004).
-

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt

Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức thấp
nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến còn có
ý nghĩa trong bảo vệ môi trường. Nhưng đây cũng là phương pháp xử lý tốn kém nhất
và so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác có thể cao
hơn 10 lần (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng rãi ở những nước như: Đức, Thụy Sỹ, Hà
Lan . . .là những nước có diện tích đất cho khu vực thải rác bị hạn chế.

Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển và phải có một nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một hoạt động phúc lợi
cho toàn dân .
- Cơ sở khoa học:
Cơ sở của phương pháp này là quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao, với sự có mặt của oxy
trong không khí trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn
không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không
khí. Chất thải rắn còn lại được chôn lấp.
Hiện nay ở các nước châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải do hàng loại vấn
đề kinh tế và môi trường. Phương pháp này hiện tại đang được dùng cho việc xử lý rác
thải bệnh viên.
Tồn tại của phương pháp này là tốn nhiên liệu đốt và gây ô nhiễm môi trường
không khí, nếu như quy trình công nghệ không đảm bảo kỹ thuật.
1.5.2. Một số phương pháp xử lý chủ yếu ở Việt Nam
Tuy nhiên đối với chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam, phương thức xử lý chủ yếu
hiện nay vẫn là đổ thải ở các bãi đổ lộ thiên không được chèn lót kỹ hoặc chôn lấp
(nhưng không hợp vệ sinh) hoặc chôn lấp hợp vệ sinh tuy nhiên số lượng các bãi chôn
lấp hợp vệ sinh so với các bãi chôn lấp và bãi đổ tự nhiên trong cả nước còn thấp (<
25%) mà chủ yếu thuộc về vùng đô thị. Điều đáng nói ở đây là chưa có đô thị nào có
phương tiện đầy đủ và thích hợp để xử lý chất thải nguy hại từ công nghiệp và y tế.
Ngoài ra, gần đây ở nước ta đã thử nghiệm công nghệ SERAPHIN để xử lý chất
thải rắn sinh hoạt. Ưu điểm của công nghệ này là hiệu quả xử lý đạt trên 90%, giảm thiểu tối
đa việc chôn lấp rác. Do đó, tiết kiệm được đất đai và xoá bỏ được các bãi rác chôn lấp để
thu hồi sử dụng cho các mục đích khác. Quá trình nghiên cứu và thực tế áp dụng đã cho thấy

SVTH: Võ Anh Tuấn

12



đây là giải pháp được xem là hiệu quả nhất hiện nay, không xuất hiện nước rỉ rác và mùi hôi
thối vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày, chứ không chôn lấp rác tươi. Sau khi
tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những
loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về một bộ phận khác để tạo
sản phẩm như nhựa Seraphin, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu... Khi áp dụng công
nghệ này vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi nilông, nhựa...) sẽ tiết kiệm được một lượng rửa
lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên. Hiện nay nước ta
đã có các nhà máy sử dụng công nghệ này: Nhà máy xử lý rác Thùy Phương (TP. Huế) hoạt
động từ tháng 06/2004 với công suất 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ
An, bắt đầu vận hành từ tháng 06/2004 với công suất đạt 100 tấn/ngày, tách lọc rác khô
thành mùn hữu cơ và nguyên liệu thô để sản xuất vật liệu xây dựng. Dây chuyền số 2 xử lý
rác tươi đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2004, với công suất xử lý 150 tấn/ngày.... (nguồn
Việt báo)
1.6. Hoạt động tái sử dụng, tái chế CTR sinh hoạt
Việc tái chế tái sử dụng chất thải ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến nhưng vẫn hoàn
toàn mang tính tự phát và do các thành phần tư nhân thực hiện. Quá trình này được thực
hiện bởi người thu gom, đồng nát và buôn phế liệu nhằm thu hồi từ các thành phần có thể
tái sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Hoạt động này đã tạo ra nhiều làng nghề,
việc làm cho người lao động, tiết kiệm tài nguyên, giảm khối lượng rác chôn lấp, thu hồi
vật liệu có giá trị và những lợi ích nhất định cho xã hội. Điều đáng nói là công tác tái chế,
tái sử dụng lại các chất thải ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, việc thu gom nhỏ
lẻ, tự phát đã gây ra những bất cập trong công tác quản lý CTR.
Tỷ lệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta tương đối cao. Rác thải sau khi được
thu gom, phân loại tách các hợp phần hữu cơ sẽ được tái sử dụng lại làm phân bón nhờ
quá trình lên men VSV. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chế biến phân
compost từ chất thải hữu cơ vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu là
công tác phân loại chưa tốt dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng kém, chất
lượng phân hữu cơ chưa cao, tiếp thị sản phẩm chưa tốt.
Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng chất thải rắn nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
huyện Đô Lương.
Đối tượng đất nghiên cứu là đất tại vị trí được lựa chọn để xây dựng bãi chôn lấp.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An.
+ Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý, khí tượng, tài nguyên thiên nhiên. . .
+ Đặc điểm kinh tế xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số, lao động, cơ sở hạ
tầng.
- Điều tra hiện trạng rác thải sinh hoạt ở huyện Đô Lương - Nghệ An.
SVTH: Võ Anh Tuấn

13


+ Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt.
+ Công tác quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt.
+ Đánh giá công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt.
+ Đề xuất biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phiếu điều tra nông hộ
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua các ban ngành có liên quan (Phòng Tài
nguyên và Môi trường, HTXDV&MT Đô Lương, UBND thị trấn, UBND xã Văn Sơn,
UBND xã Mỹ Sơn).
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các nhà khoa học, thầy cô...
- Xử lý số liệu thống kê bằng Excel.
- Thiết kế xây dựng BCL CTR hợp vệ sinh
- Khảo sát khu vực dự kiến xây dựng BCL.

Chương III. Kết quả nghiên cứu
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đô Lương

3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Đô Lương là đô thị loại 5 và là một trong 33 đơn vị hành chính cấp huyện
của tỉnh Nghệ An, mặc dù có quy mô nhỏ nhưng có vị trí vô cùng quan trọng.
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện lị của huyện Đô Lương,cách thành phố
Vinh khoảng 60 km về phía Tây Bắc. Có vị trí khoảng 18 054’7” vĩ độ Bắc, 108018’20”
kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp xã Đông Sơn
- Phía Nam giáp xã Yên Sơn
- Phía Tây giáp xã Lưu Sơn
- Phía Đông giáp xã Đà Sơn
Tổng chiều dài ranh giới hành chính khoảng 15km
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình thị trấn Đô Lương tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thị trấn không có
đồi núi, hệ thống sông ngòi bao bọc, có dòng sông Lam chảy qua địa bàn thị trấn kéo dài
khoảng 5km, theo hướng Đông Tây
3.1.1.3. Đặc diểm khí hậu
Đô Lương có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm, khí hậu được chia làm hai
mùa, đó là mùa mưa và mựa khô, ngoài ra cũng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió
Lào).
- Nhiệt độ: trung bình hàng năm từ 23 - 24 oC, nhiệt độ cao nhất trong năm là 40 -

SVTH: Võ Anh Tuấn

14


41oC (tháng 7) và thấp nhất trong năm là 12oC (tháng 1).
- Nắng: số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.700 giờ, bình quân

trong tháng khoảng 1.668 giờ. Tháng cú nhiều nắng nhất là tháng 5, 6 và 7. Tháng ít nắng
nhất là tháng 2.
- Lượng mưa: bình quân hàng năm khoảng 1.879 mm, tập trung vào tháng 3; từ
tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa bình quân trên 1.000mm chiếm khoảng 60% lượng mưa
cả năm. Mưa khô thì lượng mưa thấp (tháng 11 đến tháng 6 năm sau).
- Gió: Chịu ảnh hưởng lớn của hai hướng gió chính là gió Tây Nam sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân (thời kỳ ra hoa và thu hoạch), gieo cấy vụ Hè
Thu và vụ Mùa. Gió Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp gây giỏ rột làm ảnh hưởng đến gieo
trồng vụ Đông Xuân (UBND huyện Đô Lương-Phòng TN và MT 2006).
3.1.1.4. Thuỷ văn nguồn nước.
Đô Lương có dòng sông Lam chảy qua địa phận dài 5 km là nguồn cung cấp nước
chính cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra lũ lụt cục bộ và
sạt lở ở một số nơi.
Do điều kiện tự nhiên, khí hậu phức tạp như vậy nên ngoài những thuận lợi sẵn có
vẫn có những hạn chế thách thức của thiên nhiên, vẫn thường xuyên xảy ra lũ lụt , tình
hình sạt lở đất vẫn xảy ra thường xuyên trong mùa mưa, đặc biệt trong những năm gần
đây diện tích đất nông nghiệp mất đi do sạt lở là tương đối lớn.
3.1.1.5. Môi trường cảnh quan
- Thị trấn Đô Lương hàng năm thường xuyên bị lụt bão. Độ che phủ của thảm
thực vật thấp làm cho môi trường đất nông nghiệp bị thoái hoá nghiêm trọng .
- Gió Tây Nam khô hạn kéo dài làm cho đất dai thêm bạc màu, cây trồng vật nuôi
kém phát triển đồng thời ảnh hưởng đén sức khoẻ con người
- Sự ô nhiếm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật đem lại. Đó là sản phẩm của
nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Do bà con nông dân lạm dụng thuốc quá
nhiều và sau khi sử dụng chai lọ đựng thuốc không có chỗ để theo quy định mà thường
để lại tại đồng ruộng gây ra sự ô nhiễm môi trường. Đây là hiện tượng của sự phát triển
nông nghiệp không bền vững, đang đòi hỏi phải có cách giải quyết..
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng bộ mà trực tiếp là Đảng bộ thị trấn và sự hỗ

trợ của các ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong những năm qua nền kinh tế
huyện Đô Lương đó có những khởi sắc, có những bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm tăng lên nhanh giai đoạn 2000 - 2005 đạt 9,08% đến năm 2010 đạt
14,9% năm. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 6
Bảng 6. Tăng trưởng các ngành kinh tế của huyện Đô Lương (Đơn vị: %)
Chỉ tiêu các ngành

Năm
Năm Năm
2000-2005 2006 2007

Năm
2009

Năm
2010

Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản

5,70

6,00

8,26

9,7

10,2

CN- TTCN- XDCB


14,05

15,2 16,52 17,70

18,4

20.7

SVTH: Võ Anh Tuấn

6,65

Năm
2008

15


0
Thương mại - Dịch vụ

7,50

8,20

8,43

12


13,2

13,8

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đô Lương
Cơ cấu kinh tế của thị trấn đã có những bước chuyển dịch đúng hướng, thể hiện
rất rõ qua bảng 7
Tỷ trọng ngành Nông- Lâm- Thuỷ sản giảm xuống và sự tăng tỷ trọng các ngành
CN- TTCN- XDCB, Thương mại - Dịch vụ phần nào đó thể hiện được kế hoạch phát
triển kinh tế của thị trấn mà trong những năm qua phù hợp với xu hướng phát triển kinh
tế chung của cả nước, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, thương mại dịch vụ. Đặc biệt tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ đang
ngày đi vào thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Bảng 7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Đơn vị tính %)
Chỉ tiêu các ngành

Giai đoạn
2000-2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009


Năm
2010

Tổng GDP
Nông - Lâm nghiệp Thuỷ sản
CN – TTCN – XDCB

100

100

100

100

100

100

41,80

40,70

30,70

29,70

27,00


23.1

17,00

18,70

37,10

38,00

41,20

51,40

41,20

40,60

32,20

32,30

31,70

25,50

9,08

9,80


10,50

12,70

13,70

14,90

Thương mại - Dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình
quân

Nguồn: UBND Thị Trấn Đô Lương
Cơ cấu kinh tế của thị trấn sẽ có những bước chuyển biến tích cực, có những bước
đi thích hợp và sẽ làm thay đổi tốc độ phátt triển trong những năm tới khi thực hiện quy
hoạch các ngành của tỉnh ,của huyện trên địa bàn thị trấn Đô Lương.
3.1.2.2. Dân số lao động tại huyện Đô Lương
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2009, dân số của huyện Đô Lương là
197.787 người. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Mật độ dân số
cao nhất tại thị trấn Đô Lương 3.948 người/km 2, thấp nhất tại xã Hồng Sơn 242
người/km2.
Tình hình di dân: Theo số liệu thống kê năm 2009 thì số người chuyển đến trên
địa bàn toàn huyện là 1.729 người và số người đi là 2.025 người
Bảng 8: Một số chỉ tiêu tổng hợp về dân số
Chỉ tiêu
Dân số
Thu
nhập
quân/người


SVTH: Võ Anh Tuấn

bình

Đơn vị
tính

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Người

194.132

195.328

196.471


197.095

197.787

Triệu
đồng/nă
m

5,00

5,73

6,50

7,90

8,56

16


Tỷ lệ tăng dân số TN

%

0,74

0,76

0,80


0,70

0,72

Nguồn: Báo cáo thuyết minh điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Đô Lương đến
năm 2010 và Phòng thống kê huyện Đô Lương .
Toàn huyện có 100.387 người trong độ tuổi lao động chiếm 51% tổng dân số. Lao
động đang làm việc tại các ngành kinh tế là 91.982 người. Trong đó lao động trong ngành
Nông- Lâm- Thuỷ sản là 77.835 người chiếm 84,6% tổng lao động trong các ngành kinh
tế. Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng là 4.763 người chiếm 5,2% tổng lao
động trong các ngành kinh tế. Lao động trong ngành dịch vụ, các hoạt động xã hội khác
là 9.384 người chiếm 10,2% tổng lao động trong các ngành kinh tế.
Lao động trong khu vực Nhà nước là 5.520 người. Trong đó trong lĩnh vực NôngLâm-Thuỷ sản là 181 người, công nghiệp và xây dựng là 493 người, và dịch vụ là 4.846
người.
Số lượt người được sắp xếp việc làm là 5.611 người/lượt. Trong đó ổn định là
5.611 người.
3.1.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng.
a. Hệ thống giao thông.
Đô Lương là giao điểm của các trục đường giao thông chính như quốc lộ 7 dài
19km, quốc lộ 46 dài 9 km và quốc lộ 15 dài 23 km, là trung tâm giao lưu kinh tế và thị
trường hàng hoá giữa các huyện miền núi, trung du với các huyện đồng bằng, giữa nước
ta và nước bạn Lào.
Hệ thống giao thông trong toàn huyện trong đó có 31 xã và 1 thị trấn đều được rải
nhựa và nâng cấp bê tông đã góp phần quan trọng rất lớn vào vấn đề lưu thông và phát
triển kinh tế xã hội của cả huyện cũng như của tỉnh Nghệ An nói chung.
b. Hệ thống điện.
Mạng lưới điện là một vấn đề hết sức quan trọng được các cấp, các ngành quan
tâm và đâu tư nâng cấp trong những năm vừa qua. Cho đến năm 2009 vừa qua 100% các
khối của thị trấn đã được điện khí hoá thảo mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh

hoạt đời sống của người dân trong thị trấn.
c. Hệ thống cấp thoát nước.
Tính tới ngày 01/01/2009 nhân dân trong Thị Trấn đã được cấp nước máy. Nước sử
dụng trong sản xuất hết sức được chú trọng vì vậy mà được xây dựng và nâng cấp thường
xuyên, diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp hầu như được bê tông mương máng phục
vụ việc tưới tiêu cho cây trồng phát triển.
Hiện nay huyện Đô Lương đang đầu tư xây dựng khu đô thị Nam Thị Trấn Đô
Lương với quy mô rất lớn có tổng giá trị lên đến hàng trăm tỉ đồng.
d. Giáo dục- Y tế.
- Y tế.
Hiện nay vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng rất được quan tâm.Trạm y tế của
thị trấn được nâng cấp tu sửa để phục vụ sức khoẻ cho bà con trong toàn thị trấn. Đội ngũ
y bác sỹ được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh cho người dân.
SVTH: Võ Anh Tuấn

17


- Giáo dục và đào tạo.
Bậc tiểu học và mầm non được coi là tương lai sau này của xã hội nên được chăm
sóc và đầu tư thích đáng. Chất lượng dạy và học ngày được nâng cao số học sinh đỗ đạt
vào các trường cao đẳng, đại học trong cả nước ngay một nhiều hơn. Tính đến năm 2009
việc xoá mù chữ trong toàn thị trấn hầu như được hoàn thành, các trường lớp ở mỗi cấp
đều được nâng cấp, thiết bị dạy và học ngày được hoàn thiện dần đáp ứng chương trình
day và học trong giai đoạn mới.
Bảng 9. Giáo dục và đào tạo năm 2010
Tiểu học

Trung

học

Cấp III

575

479

216

17.201

19.925

14.843

Giáo viên

626

716

364

Phòng học

560

424


133

Chỉ tiêu
Số lớp
Số học sinh

Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đô Lương
e. Bưu chính viễn thông.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn
thông, Đô Lương cũng đã có một bưu điện trung tâm của cả huyện đóng tại thị trấn và 32
bưu điện cơ sở của 32 xã trong toàn huyện. Và cho đến nay tất cả 33 xã, thị đều đã có dây
điện thoại cố định kéo về tới tận các xóm trong xã.
3.2. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đô Lương
3.2.1. Thực trạng rác thái sinh hoạt tại huyện Đô Lương
3.2.1.1. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là các loại chất thải liên quan đến hoạt động của con người nguồn tạo
thành chủ yếu từ:
- Khu dân cư (các cụm dân cư thuộc 32 xã, một thị trấn).
- Trường học, cơ quan công sở.
-

Khu vực dịch vụ, thương mại (chợ, nhà hàng ăn uống. . .).

3.2.1.2. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt huyện Đô Lương có thể phân loại như sau:
- Chất thải hữu cơ bao gồm: Thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây, rơm rạ… những chất
này dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra mùi hôi thối khó chịu, đặc biệt trong
điều kiện thời tiết nóng ẩm. Trong rác thải sinh hoạt thì chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao
nhất.
- Chất thải vô cơ bao gồm: Các loại giấy, bìa catton, nhựa, kim loại, giẻ lau, vật liệu

xây dựng ( đá, cát, thủy tinh, đồ sứ. . .).

SVTH: Võ Anh Tuấn

18


- Chất thải nguy hại: Trong rác thải sinh hoạt vẫn chứa một phần rác thải nguy hại
( bông, băng, gac, kim tiêm. . .) hóa chất (kim loại nặng, thủy ngân, chì. . .do các cơ sở
sản xuất thải ra).
3.2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt có thành phần khá phức tạp. Để đánh giá chính xác thành phần
RTSH tại địa bàn huyện Đô Lương chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả ở
bảng 10
Bảng 10: Thành phần các loại rác thải trên địa bàn huyện Đô Lương
Loại rác

Khối lượng mi (%)
9
63
5
23
100

Nilon, nhựa
Thực vật
Giấy, giẻ sách
Các loại khác
Tổng


Độ ẩm pi (%)
2
80
6
8

Nguồn: Hợp tác xã dịch vụ và Môi trường Đô Lương.
Theo báo cáo của HTXDV – MT Đô Lương thì thành phần các loại rác thải ở
huyện Đô Lương được đặc trưng bởi các loại thực vật (khoảng 63%). Riêng đối với thị
trấn theo ước tính trung bình hàng ngày lượng rác được thải ra trên toàn địa bàn khoảng 4
- 5 tấn rác thải sinh hoạt và 3 - 4 tấn phế liệu xây dựng.
3.2.1.4. Khối lượng rác thải sinh hoạt
Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh hằng ngày phụ thuộc vào quy mô dân số, mức sống
của người dân, tình hình phát triển kinh tế xã hội, và diện tích thu gom rác.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành chọn 3 điểm đại diện cho toàn huyện
là:
- Thị trấn là trung tâm kinh tế, xã hội của toàn huyện, các ngành công nghiệp nhẹ, dịch
vụ thương mại phát triển.
- Văn Sơn là xã bán nông nghiệp một số hộ phát triển dựa vào nông nghiệp, một số hộ
kinh doanh buôn bán do đó đời sống người dân khá cao.
- Mỹ sơn là xã thuần nông đời sống người dân tương đối thấp.
Bảng 11: Số lượng rác thải sinh hoạt tại ba điểm điều tra
(Trung bình 30 hộ/điểm)
Chỉ tiêu

Dân số
Số hộ

Phường, xã
Thị trấn

Mỹ Sơn
Văn Sơn

(người)
8930
5749
4516

1.825
1.246
1.143

Lượng rác trung
bình/người/ngày
0,47
0,37
0,43

Lượng rác/ngày
(Tấn/ngày)
4,2
2,1
1,9

Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ

SVTH: Võ Anh Tuấn

19



Hình 1: Lượng rác thải sinh hoạt tại 3 địa điểm nghiên cứu
Từ bảng 11 và hình 1 cho thấy lượng rác thải bình quân tại thị trấn là cao nhất
0,47 kg/người/ngày, nếu tính cho cả thị trấn thì mỗi ngày thị trấn thải ra 4,2 tấn rác. Văn
Sơn là xã ven thị trấn đời sống người dân tương đối cao và lượng rác thải đầu người là
0,43 kg/người/ngày. Mỹ Sơn là xã khó khăn nên lượng rác thải thấp 0,37kg/người/ngày.
Nếu tính cho cả 3 điểm nghiên cứu thì mỗi ngày có tới 8,2 tấn rác thải đưa vào môi
trường.
Bảng 12. Số lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện
Chỉ tiêu
Dân số
Phường, xã

Huyện Đô Lương

Số hộ

(người)
197.787

46.517

Lượng
rác/ngày

Lượng rác trung
bình/người/ngày
(Tấn/ngày)
(kg/ngày)
0,42


83

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đô Lương
Qua bảng 12 cho thấy trên thực tế mỗi người dân ở đây có mức thải trung bình là
0,42kg/người/ngày. Như vậy mỗi ngày toàn huyện thải vào môi trường khoảng 83 tấn
rác. Đây là một lượng rác khổng lồ do vậy cần có biện pháp thu gom và xử lý phù hợp.
3.2.2. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đô
Lương
3.2.2.1. Tình hình thu gom
Thực hiện quyết định số 137/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND tỉnh Nghệ An

SVTH: Võ Anh Tuấn

20


về việc ban hành quy định thu phí vệ sinh tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các thị
trấn thị tứ trên địa bàn tỉnh Nghệ An và quyết định 31/2004/ QĐ-UB ngày 11/10/2004
của UBND huyện Đô Lương về việc ban hành một số quy định cụ thể về việc tập trung
thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Đô Lương. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị
xã, thị trấn tiến hành quy hoạch bãi chôn lấp rác thải tạm thời, thành lập hợp tác xã vệ
sinh môi trường hoặc đội thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, xây dựng và ban hành, tổ
chức thực hiện đề án tập trung, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của đơn vị mình. Đến
thời điểm hiện tại đã có một số xã quy hoạch được bãi chôn lấp tạm thời, thành lập được
tổ thu gom rác, xây dựng và ban hành, tổ chức thực hiện đề án tập trung, thu gom, xử lý
rác thải sinh hoạt của đơn vị mình như: Đông Sơn, Tràng Sơn, Giang Sơn Tây, Thượng
Sơn. . . Tuy nhiên phương tiện tập trung thu gom, vận chuyển rác tại các đơn vị này còn
lạc hậu, thô sơ. Một số xã đã quy hoạch được bãi chôn lấp rác thải tạm thời song quá
trình tổ chức thực hiện chưa tốt, các tổ thu gom rác hoạt động không ổn định, chưa đáp

ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Trong 3 địa điểm nghiên cứu: Thị trấn 100% các hộ thực hiện thu gom, tại xã Mỹ
Sơn không thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt mà do từng hộ gia đình tự thu gom và
tiến hành tiêu hủy tại vườn nhà hoặc thải ra lề đường, sông, hồ. . . Như vậy chúng ta thấy
rằng đây không phải là biện pháp tốt để giữ vệ sinh môi trường. Biện pháp thu gom và xử
lý kiểu này gây nên nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước. Theo phiếu điều tra nông
hộ tại 3 điểm tiến hành khảo sát được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 13. Khối lượng, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các điểm điều tra
TTr, xã

Thị trấn

Mỹ Sơn

Văn Sơn

0,47

0,37

0,43

Phân loại rác thải

0

0

0


Tỷ lệ thu gom (%)

100

0

81

Chỉ tiêu
Lượng RTSH/người/ngày (kg)

Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ
Qua bảng 13 cho thấy
+ 100% các hộ chưa thực hiện quá trình phân loại rác thải tại nguồn. Điều này
được giải thích do họ chưa phân biệt được đâu là rác thải hữu cơ, đâu là rác thải khác,
mất thời gian. Đặc biệt, người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phân
loại tại nguồn. Do vậy trong tương lai cần có những chính sách, biện pháp, để hỗ trợ,
giúp đỡ người dân trong việc phân loại tại nguồn.
+ Tỷ lệ thu gom rác thải ở thị trấn là 100%. Bởi vì thị trấn kinh tế phát triển, là
vùng trọng điểm của toàn huyện, nhận thức của người dân tương đối cao, công tác tổ
chức quản lý trong việc thu gom tốt.
+ Tỷ lệ thu gom rác thải ở Văn Sơn là 81%. Vì đây là xã ven thị trấn, là xã bán
nông nghiệp, kinh tế khá so với toàn huyện nhưng công tác thu gom mới được triển khai
và thực hiện ở một số xóm trong xã.

SVTH: Võ Anh Tuấn

21



+ Mỹ Sơn là xã thuần nông, xa trung tâm huyện, đời sống người dân thấp, công
tác thu gom chưa được triển khai và thực hiện.
Như vây theo số liệu cung cấp của Phòng TN&MT trên địa bàn toàn huyện tỷ lệ
thu gom mới chỉ đạt 63%.
3.2.2.2. Hình thức thu gom
Tùy thuộc vào địa hình, phân bố dân cư, tốc độ phát triển kinh tế của từng địa
phương nên công tác thu gom rác thải sinh hoạt có 2 hình thức:
- Thu gom theo khối: Đối với những xã, thị trấn đã triển khai thành công công tác
thu gom rác thải thì mỗi UBND xã có từ 12-15 người/đội vệ sinh môi trường làm công
tác thu gom rác từ các hộ gia đình trong xóm bằng hệ thống các xe đẩy, xe bò. Sau đó rác
được tập kết đến các bãi rác tạm thời của xã để xử lý. Tùy điều kiện của từng khu vực mà
tần suất thu gom rác là khác nhau, thông thường là 2-3 lần/tuần (các xã), 1lần/ ngày( đối
với thị trấn) vào lúc 4-5h chiều.
- Thu gom lề đường: Lượng rác thu gom từ hệ thống này tương đối lớn, nguồn do
người dân chưa có ý thức BVMT, còn vứt rác ra nơi công cộng. Rác đường tại khu vực thị
trấn do HTXDV - MT thu gom và xử lý, do đoàn thanh niên xã tổ chức thu gom và xử lý.
3.2.2.3. Vận chuyển
Hiện nay công tác thu gom rác thải chỉ mới được tiến hành ở khu vực thị trấn, một
số xã bán nông nghiệp nên trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thô sơ, lạc hậu.
Bảng 14. Trang thiết bị thu gom vận chuyển rác tại 3 điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu

Số công nhân

Trang phục

Thu gom

Lao động


17

Mỹ Sơn
Văn Sơn

TTr, xã
TTr

Số xe đẩy tay

Số xe

2 bộ/ người

10

2 (ô tô)

0

0

0

0

11

1 bộ/ người


11

3 (xe bò)

Nguồn: HTXDV – MTĐô Lương.
Hiện nay công tác thu gom chất thải rắn nói chung và RTSH nói riêng đã được
UBND huyện phổ biến và áp dụng rộng rãi trên toàn địa bàn. Tuy nhiên một số xã trong
đó phải kể đến Mỹ Sơn công tác thu gom chưa được thực hiện nên thiết bị thu gom và
vận chuyển chưa có.
3.2.3. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của huyện Đô Lương được thu
gom, vận chuyển xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc đốt ở các bãi rác tạm thời của các
xã, thị. Đối với những đơn vị chưa tổ chức thu gom thì có các biện pháp xử lý khác nhau.
Kết quả xử lý rác của các hộ gia đình, tổ chức được thể hiện ở bảng 15.
Bảng 15. Xử lý rác của gia đình (tổ chức) khi không được thu gom

SVTH: Võ Anh Tuấn

22


Chỉ tiêu
Chôn lấp tại vườn
Đốt
Vứt ra đường
Khác
Tổng

Số hộ
9

35
27
19
90

Tỷ lệ (%)
10
38,9
30
21,1
100

Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ
Qua bảng 15 ta thấy đa số ý kiến được hỏi đều xử lý bằng phương pháp đốt
(38,9%),vứt ra đường (30%). Đây là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Do đó trong tương lai đề nghị các cấp chính quyền có biện pháp phù hợp để
xử lý RTSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Hình 2: Rác không được thu gom
3.2.4. Dự kiến khối lượng rác thải của huyện Đô Lương đến năm 2030
Dân số của huyện Đô Lương năm 2009 là 197.787 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình
hàng năm là 1,5% ( bao gồm tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học). Cũng theo dự
báo này ta có tỷ lệ tăng dân số trung bình từng giai đoạn như sau:
-

Giai đoạn 1 (2010 - 2016): 1,5%
Giai đoạn 2 (2017 - 2023): 1,3%
Giai đoạn 3 (2024 - 2030): 1%

Dân số các năm được tính theo công thức:

N2 = N1 + N1 * q/100
Trong đó: q là tỷ lệ tăng dân số
Bảng 16. Kết quả tính dân số qua các năm được liệt kê như sau
Năm
2009
SVTH: Võ Anh Tuấn

Tỷ lệ gia tăng dân số (%)
1.5

Dân số
197787
23


2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023


2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030

Giai đoạn 1
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
Tổng cộng
Giai đoạn 2
1.3
1.3
1.3
1.3
1.3
1.3
1.3
Tổng cộng
Giai đoạn 3
1
1

1
1
1
1
1
Tổng cộng

200754
203765
206822
209924
213073
216269
219513
1470119
222367
225257
228186
231152
234157
237201
240285
1618605
242688
245114
247566
250041
252542
255067
257618

1750635

Như vậy: Dân số bắt đầu dự là 200754 người (năm 2010) và kết thúc dự án (năm
2030) là 1750635 người.
Theo báo cáo tổng hợp “ điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa
bàn huyện Đô Lương” thì lượng rác trung bình của mỗi người là 0,42 kg/người/ngày.
Ta chọn hệ số phát sinh chất thải như sau:
- Giai đoạn 1 (2010 - 2016): 0,42 kg/người/ngày
- Giai đoạn 2 (2017 - 2023): 0,5 kg/người/ngày
- Giai đoạn 3 (2024 - 2030): 0,6 kg/người/ngày
Lượng CRT phát sinh trong một năm được tính toán dựa theo công thức:
Msh = (365/1000).N.g (tấn/năm)
Trong đó:
- N là số dân trong năm (người)
- g là hệ số phát sinh rác (kg/người/ngày)
Lượng CTRSH được thu gom đem xử lý:
SVTH: Võ Anh Tuấn

24


Mtg = Msh. K Trong đó:
k là hệ số thu gom (0 < k < 1)
Theo báo cáo tống hợp “Điều tra, thong kê nguồn phát sinh CTR trên địa bàn
huyện Đô Lương” thì lượng CTR được thu gom trên địa bàn huyện đạt 63%.
Ước tính hệ số thu gom rác thải qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (2010 - 2016): k = 63%
- Giai đoạn 2 (2017 - 2023): k = 70%
- Giai đoạn 3 (2024 - 2030): k = 80%
-


Bảng 17. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau
Năm
2009

Hệ số phát sinh rác
(kg/người/ngày)
0.42

2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
0.42
Tổng cộng

2017
2018
2019
2020

2021
2022
2023

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Tổng cộng

2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030

0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
Tổng cộng


Hệ số thu
Lượng CTR phát
gom(%)
sinh (tấn/năm)
63
30312
Giai đoạn 1
63
30776
63
31237
63
31706
63
32181
63
32664
63
33154
63
33651
225369
Giai đoạn 2
70
40582
70
41109
70
41644
70

42185
70
42734
70
43289
70
43852
295395
Giai đoạn 3
80
53149
80
53680
80
54217
80
54759
80
55307
80
55860
80
56418
383389

Lượng CTR thu
gom (tấn/năm)
19102
19389
19679

19975
20274
20578
20887
21200
141983
28407
28777
29151
29530
29914
30302
30696
206777
42519
42944
43374
43807
44245
44688
45135
306711

Như vậy tổng lượng rác thu gom vào thời điểm bắt đầu dự án năm 2010 là 19389
(tấn/năm) vào thời điểm kết thúc dự án là 45135 (tấn/năm) vào năm 2030.
Từ bảng 17 có thể dự đoán được tổng lượng rác được thu gom và đem đi chôn lấp
của Huyện Đô Lương trong giai đoạn 2010 – 2030 là 904154 tấn/năm.

SVTH: Võ Anh Tuấn


25


×