Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề thi tuyển sinh Dược sĩ văn bằng 2 đại học Y Dược TP HCM kèm đáp án năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.11 KB, 10 trang )

Tải đề thi tại link />
BỘ Y TẾ

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI TUYỂN SINH DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn thi: SINH HỌC
Đối tượng: Hệ chính qui văn bằng 2
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: Chu kỳ tế bào là gì? Trình bày các giai đoạn của chu kỳ tế bào.
(2 điểm)
Câu 2: Trình bày cấu trúc của vách tế bào vi khuẩn và vách tế bào thực
vật.
(2 điểm)
Câu 3: Trình bày cơ chế kết thúc phiên mã ở vi khuẩn E. coli
(2 điểm)
Câu 4: Vì sao bước aminoacyl hóa trong quá trình dịch mã quyết định
tính chính xác của trình tự peptid được tổng hợp? trình bày cơ chế đảm
bảo tính chính xác của bước aminoacyl hóa
(2 điểm)
Câu 5: Trình bày đặc điểm, cách hoạt động và ưu điểm của vector cosmid
trong tạo dòng gen



Tải đề thi tại link />
(2 điểm)
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
Hệ chính quy văn bằng 2- năm 2012
Câu 1: Chu kỳ tế bào là gì? Trình bày các giai đoạn của chu kỳ tế
bào.
Định nghĩa :
-Chu kỳ tế bào là tất cả những biến đổi của TB xảy ra từ khi tế bào được
sinh ra tới khi kết thúc lần phân bào đầu tiên (0,25đ)
-Thời gian 1 chu kỳ tế bào khác nhau tùy loại TB.TB có tốc độ phân chia
nhanh, chu kỳ tế bào khoảng 10-20h. Một số tế bào phân chia rất nhanh.
TB Đậu cần 19h để chu kỳ tế bào hoàn thành ; TB hồng cầu phân chia với
tốc độ 2,5 triệu/giây. Các TB khác như TB thần kinh mất khả năng phân
chia khi TB trưởng thành (0,25đ)
-Chu kỳ tế bào gồm gian kỳ(interphase) & thời kỳ phân chia TB(mitosis&
cytokinesis)
a.Gian kỳ : Chiếm phần lớn thời gian của chu kỳ TB, TB không ngừng
tổng hợp nhiều phân tử và tạo nhiều bào quan mới(gđ tăng trưởng TB).
Tế bào chất chứa các ống vi thể tập trung ở vùng đậm màu của trung thể
(0,25đ)
Gian kỳ gồm 3 gđ :G1, S và G2
-G1: (G=Gap: khoảng gián đoạn) quyết định thời gian chu kỳ TB dài hay
ngắn( TB ung thư G1 rất ngắn hoặc không có). Số lượng NST & hàm
lượng ADN tương đối ổn định và đặc trưng cho loài. Có sự tổng hợp
protein& ARN nhờ đó tế bào gia tăng kích thước & khối lượng tạo hình
dạng đặc trưng. (0,25đ)


Tải đề thi tại link />
Cuối G1 có 1 điểm giới hạn:

+TB đi vào phân chia sẽ tổng hợp những yếu tố cần thiết để TB hoàn tất
nốt chu kỳ
+Nếu vì lý do nào đó (sự đói hay mô đạt đến kích thước cuối cùng của
nó), TB sẽ ngừng chu kỳ & duy trì ở trạng thái nghỉ được gọi là G0. Hầu
hết tế bào ở G0 có thể đi vào lại chu kỳ nếu điều kiện thay đổi (0,25đ)
-S=Synthesis: giai đoạn tái bản ADN, hàm lượng ADN tăng lên gấp 2(TB
với 4 bản copy cho mỗi kiểu NST) (0,25đ)
-G2: Giai đoạn TB chuẩn bị bước vào thời kỳ phân chia. ARN & protein
tiếp tục được tổng hợp, các protein này cần thiết cho quá trình phân chia
TB. (0,25đ)
b. Thời kỳ phân chia tế bào gồm 2 giai đoạn nối tiếp nhau là phân
nhân(mitosis) & phân chia tế bào chất( cytokinesis) (0,25đ)


Tải đề thi tại link />
Câu 2: Trình bày cấu trúc của vách tế bào vi khuẩn và vách tế bào
thực vật.
TẾ BÀO VI KHUẨN (0,75 đ)
-Cấu tạo: peptidoglycan=murein , mucopeptid, glycozaminopeptid, một
loại đại phân tử chỉ có ở TB prokaryote. Peptidoglycan: 2 loại đường +
peptid ngắn có 2 acid amin. Thiếu vách vi khuẩn sẽ không sống được.
(0,25đ)
-VK Gram dương: Vách rất dày gồm peptidoglycan (0,25đ)
-VK Gram âm: vách gồm peptidoglycan mỏng và bên ngoài
peptidoglycan còn có lớp lipoprotein và lipopolysaccharide tạo phức hợp
lipopolysaccharide (0,25đ)
TẾ BÀO THỰC VẬT (1,25 đ)
-Phiến giữa: là phiến chung, gắn 2 TB liền kề, hình thành để chia TB mẹ
thành 2 TB con. Thành phần pectin dưới dạng pectat calcium. Nếu pectin
bị tan, các TB gắn vào nhau yếu hơn. (0,25đ)

-Vách sơ cấp: dày 1-3µm: Do tế bào chất tạo ra.Thành phần gồm:
cellulose 9-25%, pectin 10-35%, hemicellulose 25-50% và protein # 15%
(extensins có chức năng tăng trưởng TB & lectins có chức năng nhận biết
các phân tử từ bên ngoài). Các lớp sợi cellulose xếp song song với nhau,
chéo nhau 60o-90o. Sự dày không đồng đều của cellulose tạo các lỗ trên
vách TB (0,5đ)
-Vách thứ cấp: dày 4 µm hoặc hơn. Do tế bào chất tạo ra, nằm giữa
vách sơ cấp & màng sinh chất, tạo thành lớp cứng hơn vì có nhiều chất
gỗ. Thành phần của vách thứ cấp của mô gỗ gồm có 41-45% cellulose,
30% hemicellulose & 22-28% lignin (0,25đ)


Tải đề thi tại link />
-Lỗ trên vách TB: Khi TB chết, do vách TB dày nên các lỗ trao đổi các
chất sẽ thành ống nhỏ trao đổi. Sợi liên bào: là các sợi nhỏ li ti xuyên qua
các lỗ & ống trao đổi nối liền tế bào chất của các TB cạnh nhau (0,25đ)


Tải đề thi tại link />
Câu 3: Trình bày cơ chế kết thúc phiên mã ở vi khuẩn E. coli
I. Khái quát:
Chuỗi ARN được nối dài cho đến khi gặp phải một trình tự chuyên biệt
trong chuỗi ADN. Chuỗi này dùng để kết thúc quá trình tổng hợp ARN.
E.coli có 2 cơ chế kết thúc: một cơ chế phụ thuộc vào protein phụ được
gọi là ρ (yếu tố Rho) và một cơ chế khác không phụ thuộc vào yếu tố này
(0,25đ)
II. Kết thúc độc lập với yếu tố Rho
-Sự kết thúc phiên mã kiểu này chỉ phụ thuộc vào trình tự kết thúc
(terminator) sẵn có trên ADN và được ARN polymerase phiên mã thành
ARN, do đó được gọi là kết thúc nội tại, gặp ở khoảng một nửa số gen ở

E. coli. (0,25đ)
-Điểm kết thúc kiểu này đặc trưng bởi sự hiện diện của một trình tự giàu
GC trên ADN, có các palindrom để tạo cấu trúc vòng hay kẹp tóc, theo sau
bởi 5 hoặc 6 adenin. ARN được phiên mã từ trình tự này có thể hình
thành một nút vòng hay một cấu trúc kẹp tóc do các liên kết hydro nội
phân tử giữa các base bổ sung. (0,25đ)
-Cấu trúc bậc 2 này tách ARN polymerase ra ngay khi nó phiên mã tới
trình tự giàu A phía sau. Cả cấu trúc bậc 2 lẫn liên kết yếu giữa polyU
trên ARN với polyA trên ADN tạo điều kiện cho sự phiên mã kết thúc và
ARN tách khỏi ADN. (0,25đ)
III. Kết thúc lệ thuộc yếu tố Rho
-Sự kết thúc này cũng cần có mặt của nút và vòng ngay trước đầu kéo
dài của ARN, nhưng không có trình tự oligo (U) (0,25đ)


Tải đề thi tại link />
-Yếu tố ρ là một protein gồm 6 tiểu đơn vị giống nhau có Mr 46 000 và có
ái lực cao với chuỗi ARN đơn. Yếu tố ρ gắn với ARN tại các vị trí rut (viết
tắt của rho utilization), có đặc điểm là giàu C và nghèo G, nhưng không
gắn vào các mARN đang được dịch mã bởi ribosom. (0,25đ)
- Yếu tố ρ có hoạt tính helicase và sử dụng năng lượng thủy giải ATP để
di chuyển trên ARN(0,25đ)
-Khi gắn vào ARN, yếu tố ρ thủy giải ATP và năng lượng tự do được giải
phóng giúp nó di chuyển dọc theo chuỗi ARN mới sinh, hướng tới bong
bóng phiên mã. Khi đuổi kịp ARN polymerase, yếu tố ρ tách phức lai
ARN-ADN và phóng thích mARN vào tế bào chất. (0,25đ)


Tải đề thi tại link />
Câu 4: Vì sao bước aminoacyl hóa trong quá trình dịch mã quyết

định tính chính xác của trình tự peptid được tổng hợp? trình bày
cơ chế đảm bảo tính chính xác của bước aminoacyl hóa
I. Bước aminoacyl hóa quyết định tính chính xác vì:
-Trong quá trình dịch mã, ribosom không có khả năng xác định tARN có
gắn đúng acid amin tương ứng hay không, nó chỉ đơn thuần đảm bảo sự
ăn khớp giữa codon trên mARN và anticodon trên tARN, nếu khớp thì
acid amin trên tARN dù đúng hay sai đều được nối vào chuỗi polypeptid.
(0,25đ)
-Do đó bước aminoacyl hóa phải chính xác. Bởi vì, nếu một tARN chấp
nhận một acid amin sai dẫn đến việc gắn acid amin không đúng vào
protein và sẽ không có “bước đọc sửa sai” theo sau bước aminoacyl hóa.
Bước đọc sửa sai chỉ được thực hiện ở giai đoạn aminoacyl hóa bởi
chính enzym aminoacyl-tARN synthetase. (0,25đ)
II. Cơ chế đảm bảo tính chính xác:
Tính chính xác của bước aminoacyl hóa tARN được đảm bảo qua 2 vòng:
-Nhận diện chính xác acid amin:
o

Aminoacyl –tARN synthetase nhận diện chính xác acid amin nhờ
vào sự khác biệt kích thước, hình dạng, điện tích hay nhóm chức

o

hóa học của nó(0,25đ)
Ngoài ra, một số aminoacyl-tARN synthetase có vị trí sửa lỗi trong
cấu trúc enzym để loại bỏ các acid amin không được hoạt hóa

o

đúng(0,25đ)

Tần suất sai số chung của việc nhận diện acid amin vào khoảng
0,01% (0,25đ)

-Nhận diện chính xác tARN cùng họ:


Tải đề thi tại link />o

Aminoacyl-tARN synthetase nhận diện được các tARN cùng họ nhờ
vào việc nhận diện nhánh gắn acid amin trên tARN, đặc biệt là

o

base quyết định nằm trong nhánh này.(0,25đ)
Bên cạnh đó việc nhận diện vòng anticodon cũng góp phần vào

o

việc lựa chọn tARN của enzym (0,25đ)
Bản thân anticodon trên vòng anticodon cũng góp phần vào việc
nhận diện nhưng không có tính quyết định vì có thể có nhiều
anticodon hoàn toàn khác nhau tương ứng cho một acid amin.
(0,25đ)


Tải đề thi tại link />
Câu 5: Trình bày đặc điểm, cách hoạt động và ưu điểm của vector
cosmid trong tạo dòng gen
I. Đặc điểm
-Cosmid là một dạng lai giữa phage và plasmid

-Mang yếu tố chọn lọc, điểm Ori của plasmid
-Vị trí tạo dòng
-Các trình tự của phage lambda mã hóa cho vị trí cos
II. Hoạt động
-Cắt vector bằng RE tại vị trí tạo dòng và trộn với đoạn gen muốn chèn
(có chiều dài từ 35-45kb)
-Vector và đoạn chèn sẽ được nối lại bằng ligase, tạo thành một sợi ADN
thẳng với đoạn chèn bị kẹp giữa 2 phần của vector và tận cùng với các vị
trí cos ở hai đầu.
-Đóng gói invitro nhờ nhận diện 2 vị trí cos : Sợi ADN này khi ủ với các
protein vỏ sẽ tạo thành phage và được gây nhiễm vào E coli
-Sau khi vào tế bào chủ, ADN tái tổ hợp sẽ tạo thành vòng nhờ vị trí cos
và hoạt động như một plasmid
III. Ưu điểm
-Tạo dòng các đoạn gen có kích thước lớn đến 50kb
-Có thể đóng gói invitro và đưa gen vào tế bào bằng cách gây nhiễm, do
đó đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm ADN.
-Trong tế bào hoạt động như plasmid : dễ thao tác, duy trì



×