Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận cao học phương pháp liên ngành trong nghiên cứu hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.02 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Người đã đi xa
nhưng toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người
vẫn mãi tỏa sáng, trường tồn cùng dân tộc, đặc biệt tư tưởng Hồ Chí Minh
cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam choi mọi
hành động của Đảng ta. Do đó, việc nghiên cứu Hồ Chí Minh là một nhiệm
vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta.
Trong mấy chục năm qua, công tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã
không ngừng mở rộng và phát triển, cả về nội dung nghiên cứu và quy mô
nghiên cứu, đạt được những thành tựu khá toàn diện và phong phú. Bộ môn tư
tưởng Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh học đã ra đời, đang góp phần đào tạo đội
ngũ những nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc nghiên cứu Hồ
Chí Minh vẫn còn một số hạn chế, nhất là trong công tác tư liệu và phương
pháp nghiên cứu. Vì vậy, để đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu Hồ Chí
Minh cần đổi mới về phương pháp nghiên cứu, trong đó việc vận dụng
phương pháp liên ngành đang ngày càng đóng vai trò quan trọng.

1


NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm phương pháp
Phương pháp là gì? Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về phương
pháp.
Là người đứng ở đỉnh cao nhất của triết học cổ điển Đức, Hêghen đã
xây dựng nên cả một hệ thống và phương pháp hết sức đồ sộ. Hêghen đã đánh
giá rất cao vấn đề phương pháp, đặc biệt là phương pháp tuyệt đối của ông.
"Phương pháp là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, vô cùng tận, không một vật
nào có thể cưỡng lại nổi, đó là xu thế của lý tính đi đến chỗ nhận thức bản
thân mình đang ở trong mọi sự vật. Hơn nữa, theo ông thì toàn bộ triết học


thâu tóm vào trong phương pháp.
"Phương pháp là toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống
các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng,
khách thể đã được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận
thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người nhằm tác động vào đối
tượng, khách thể để thực hiện mục đích đã định"1.
"Phương pháp được hiểu là cách thức đề cập tới hiện thực, cách thức
nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Phương pháp là hệ thống
các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn
xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể để nhận thức"2.
Như vậy, phương pháp là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan,
nó không phải là phạm trù thuần túy chủ quan do lý trí đặt ra mà xuất phát từ
những quy luật vận động của khách thể đã được con người nhận thức. Phương
pháp chính là cách thức giúp cho con người định và điều chỉnh hoạt động để
đi tới mục đích nhất định.
Đặng Xuân Kì: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2007.
1
2

2


Phương pháp thường được chia làm 3 loại chủ yếu:
Phương pháp riêng chỉ áp dụng cho một ngành khoa học nhất định hoặc
một lĩnh vực hoạt động nhất định của con người.
Phương pháp chung áp dụng cho một số ngành khoa học, hoặc một số
lĩnh vực hoạt động nhất định của con người.
Phương pháp phổ biến áp dụng cho các ngành khoa học, các lĩnh vực

hoạt động của con người. Phương pháp phổ biến nhất, áp dụng không những
cho tất cả các ngành khoa học mà còn cho mọi lĩnh vực hoạt động của con
người là phương pháp duy vật biện chứng. Đó là một hệ thống các nguyên tắc
điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, các yêu cầu mà
chủ thể hoạt động bắt buộc phải tuân theo khi hành động để có thể đạt tới mục
đích một cách tốt nhất.
1.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học đã tạo ra yêu cầu
khách quan là các ngành phải xích lại gần nhau, liên hợp nhau, thâm nhập vào
nhau. Khoa học hiện đại hình thành 3 khối chuyên môn lớn: khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Có hai xu hướng nghiên cứu liên ngành cơ bản: liên ngành vì một
ngành (đã có) và liên ngành vì hợp ngành (để hình thành một ngành mới). Ở
nước ta nhất là trong khoa học xã hội, đang bắt đầu ở hướng thứ nhất. Do đó,
để tìm hiểu về phương pháp liên ngành, chủ yếu trong phạm vi liên ngành
nhằm vận dụng thiết thực vào nghiên cứu Hồ Chí Minh.
Vậy thực chất của phương pháp liên ngành (vì một ngành) là gì? Nó có
những đặc trưng và những yêu cầu nào? Ở nước ta, đây là những vấn đề còn
mới mẻ, đang trên đường thực nghiệm, nên mới có điều kiện nêu ra một số
nét ban đầu để từ đó tìm cách vận dụng vào chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Phương pháp liên ngành vì một ngành do đối tượng nghiên cứu quyết
định.Ví dụ, việc sử dụng phương pháp liên ngành trong sử học xuất phát từ
chỗ đối tượng của sử học là những sự kiện do con người tạo ra, đã xảy ra
3


trong quá khứ, có khi ở những thời đại rất xa xưa, trong mối quan hệ với tự
nhiên, xã hội và giữa con người với nhau. Vì vậy, để chiếm lĩnh được nó, một
đối tượng phức tạp nhiều bộ phận, nhiều hệ thống, goài tri thức và phương
pháp của bản thân sử học, nhà nghiên cứu cần phải vận dụng những tri thức

và phương pháp ngoài sử học như triết học, đường lối, quan điểm của Đảng,
các khoa học bổ trợ khác như địa lý, lịch sử, xã hội học,tâm lý học, dân số...
Phương pháp liên ngành là phương pháp đưa ra cách thức, mô hình,
lược đồ của ngành mình vận dụng vào nghiên cứu ngành khác và ngược lại.
Nó là sự kết hợp giữa các ngành độc lập, nhằm phát huy cái mạnh, hạn chế
cái nhược điểm của mỗi phương pháp.
Liên ngành không đơn thuần chỉ là cộng ngành, mà có sự đơn thuần chỉ
là sự cộng ngành, mà có sự điều chỉnh đậm nhạt trong sử dụng các phương
pháp tùy theo mỗi đề tài nghiên cứu.
Tóm lại, việc tìm hiểu các khái niệm phương pháp, phương pháp
nghiên cứu liên ngành là rất cần thiết, có cái nhìn định hướng trong nghiên
cứu Hồ Chí Minh.
2. Vận dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu Hồ Chí Minh
2.1. Cơ sở của phương pháp liên ngành trong nghiên cứu Hồ Chí Minh
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh cần thiết phải có sử dụng phương pháp
liên ngành. Điều này do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu quyết định.
Nghiên cứu Hồ Chí Minh trong đó có cả nghiên cứu cả tiểu sử và sự
nghiệp tư tưởng, phương pháp vg phong cách, đạo đức và lối sống..của
Ngươì. Hồ Chí Minh xuất hiện trên vũ đài lịch sử dân tộc và thời đại trong thế
kỷ này với nhiều tư cách: Người là nhà yêu nước vĩ đại, anh hùng giải phóng
dân tộc trên thế giới, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công
nhân thế giới, vị sứ giả của hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, nhà ngoại
giao, nhà thương thuyết mềm mỏng, luôn luôn chủ trương giải quyết mọi
xung đột bằng đối thoại hòa bình.
Hồ Chí Minh để lại sự nghiệp trước tác có thể nói là đồ sộ và phong
4


phú về nhiều mặt. Người là nhà tư tưởng, nhà lý luận xuất sắc về chủ nghĩa
thực dân và cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời có những chống hiến

đặc sắc vào sự phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều
lĩnh vực cụ thể. Ngươì được tôn vinh là nhà văn hóa lớn, vừa kết tinh truyền
thống văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc mình vừa là sự thể hiện cho khát
vọng của dân tộ khác về nhân đạo và hòa bình.
Hồ Chí Minh còn được coi là nhà thơ lớn của dân tộc, nhà văn có
những tìm tòi, đổi mới về thể loại và bút pháp, nhà báo cách mạng với hàng
nghìn bài được công bố trên diễnđàn trong nước và thế giới, ở cả phương
Đông lẫn phương Tây.
Trên bình diện nhà tư tưởng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng của
mình như một hệ thống, bao quát nhiều lĩnh vực: tư tưởng nhân văn, tư tưởng
kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, tư tưởng đạo
đức...trong mỗi lĩnh vực có thể tìm thấy một hệ thống nhỏ hơn.
Trước một đối tượng nghiên cứu đa dạng và phong phú nhiều mặt như
vậy, không một tập thể, cá nhân nào có đủ năng lực bao quáờ để có thể riêng
mình đưa ra một tổng thể về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh ở trình độ lý
luận cao đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn nữa, sâu sắc hơn nữa. Có
những vấn đề cảm giác rằng ai cũng có thể bàn đến được, nhưng cũng có
những lĩnh vực chuyên sâu của lĩnh vực đó, đòi hỏi trình độ lý luận, chuyên
môn sâu ở lĩnh vực đó.
Do đó, chỉ có sự đầu tư của toàn xã hội, có sự kết hợp nghiên cứu liên
ngành, tập hợp những chuyên gia giỏi, có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực cùng
làm việc với nhau, sự nghiệp nghiên cứu về Hồ Chí Minh mới có thể nâng
cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả khoa học của mình.
2.2. Khả năng và điều kiện nghiên cứu liên ngành
Công tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã manh nha từ đầu những nớm
50 với các bài viết của đồng g guwchí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và một
số người khác, trong đó bài "Hồ Chủ tịch, người sáng lập, lãnh đạo Đảng ta"
5



của đồng chí Trường Chinh, đăng trên báo Nhân Dân, số 1, ra ngày 11-31951, có thể coi là bài dẫn luận, định hướng cả về nội dung và phương pháp
cho việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh phát triển về sau. Từ sau khi Hồ Chí
Minh qua đời, công tác nghiên cứu, giới thiệu về Người ngày càng rộng mở ở
cả trong nước và nước ngoài. Như vậy, việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh được
bắt đầu từ khá sớm. Đến nay, nước ta đã có môn Hồ Chí Minh học với tư cách
là một môn khoa học độc lập.
Hiện nay, cái yếu nhất của chuyên ngành Hồ Chí Minh học là sự đầu tư
của xã hội vào công tác đào tạo, bồi dưỡng để hình thành một đội ngũ chuyên
gia khoa học, đủ về số lượng, cao về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát
triển của bộ môn.
Điều kiện cho việc nghiên cứu liên ngành có nhiều song đòi hỏi cơ bản
ở tổ chức trung tâm và người chủ trì liên ngành phải có những khả năng nhất
định. Một là, phải có khả năng tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học nhiều
ngành tham gia cùng hợp tác nghiên cứu.hunw Hai là, người chủ trì, tuy chỉ là
chuyên gia của một ngành, nhưng phải có những hiểu biết cần thiết về các
ngành liên quan, để từ kết quả nghiên cứu của từng ngành mà tổng hợp thành
kết quả chung, thành trí tuệ chung của bộ môn.
Mặt khác, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, tạo điều kiện rất lớn
cho việc sưu tầm, kiểm tra, củng cố tư liệu về đối tượng nghiên cứu. Những
kết quả nghiên cứu của khảo cổ học, sử học,...sẽ giúp cho việc nghiên cứu Hồ
Chí Minh một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
Như vậy, trong việc tổ chức nghiên cứu liên ngành có những khó khăn
nhưng có những khả năng, điều kiện để phương pháp này thành công.
2.3. Phương thức vận dụng phương pháp liên ngành trong nghiên
cứu Hồ Chí Minh
2.3.1. Hợp tác chuyên gia nhiều ngành cùng nghiên cứu một đề tài
cụ thể
Đây là phương thức phổ biến, được hầu hết các đề tài vận dụng và đã
6



đạt được những kết quả nhất định.
Thí dụ, để nghiên cứu đề tài "tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc", trước hết cần tìm hiểu những nhân tố nào góp phần hình
thành nên tư tưởng đó. Đó là hoàn cảnh lịch sử thế giới cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX, bối cảnh lịch sử trong nước đã tác động đến tư tưởng, tình cảm của
Hồ Chí Minh. Chứng kiến cảnh nhân dân ta bị thực dân Pháp áp bức bóc lột,
Hồ Chí Minh vô cùng thương cảm và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Đi
theo con đường nào? Người quyết định sang phương Tây. Nguyễn Ái Quốc có
chịu ảnh gì từ phong trào cách mạng phương Tây? Đó là thực tiễn, kinh
nghiệm cách mạng nước Anh, Pháp, Mĩ, các nước thuộc địa. Đặc biệt, Người
tiếp thu học thuyết cách mạng giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Để trả lời sáng tỏ những câu hỏi đó, cần sự nghiên cứu, tìm hiểu, giải đáp
những căn cứ cụ thể, có sức thuyết phục của nhiều ngành, chứ không thể
khẳng định một cách chung chung.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
nhằm thấy được sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênnin vào điều kiện
nước ta của Người. Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghiã xã hội. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chúng ta kiên định con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
lựa chọn, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện
thắng lợi mụử tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh".
Tóm lại, cách mạng giải phóng dân tộc là một nội dung quan trọng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Do đó, cần
có một đội ngũ chuyên gia của nhiều ngành cần nghiên cứu, làm rõ vấn đề.
2.3.2. Hợp tác chuyên gia để cùng nghiên cứu một tác phẩm cụ thể
Trong các tác phẩm Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, "Bản án chế độ
thực dân Pháp" là một tác phẩm lớn, đánh đấu một mốc lớn trong sự nghiệp

7


trước tác của Người. Cuốn sách được viết bằng tiếng Pháp,12 chương và phần
phụ "Gửi thanh niên Việt Nam", do hiệu sách Lao động xuất bản ở Pari,
khoảng năm 1925.
Đứng về phương pháp nghiên cứu, biên soạn mà xét, tác giả đã vận
dụng phương pháp đa ngành. Trước hết, là phương pháp điều tra xã hội học.
Để chuẩn bị luận cứ vững chắc cho bản án, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu
thập, chắt lọc thông tin từ một khối tư liệu khổng lồ, chủ yếu là những tài liệu,
sách báo do chính người Pháp viết ra, đặc biệt là các số liệu cụ thể, văn bản
chính thức mà chủ nghĩa thực dân Pháp không thể chối cãi được.
Phương pháp hệ thống được tác giả thể hiện trong cách xem xét xã hội
thực dân - thuộc địa như một cơ cấu - tổng thể, từ các quan hệ kinh tế, chính
trị, xã hội và văn hóa - tư tưởng. Chủ nghĩa thực dân không được xem xét như
là một hiện tượng đơn nhất, chỉ diễn ra ở Việt Nam, ở Đông Dương, mà còn là
vấn đề thời đại. Tác giả đã bóc trần tội ác của chúng ở khắp các thuộc địa
khác trên thế giới như Angiêri, Tuynidi, Marốc, Đahômây, Xu đăng,...và cho
thấy người dân lao động mất nước cũng cùng chung số phận, vì vậy tự nhiên
là họ cùng đứng trong một chiến tuyến chống chủ nghĩa thực dân.
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng rất thành công các phương pháp lịch sử,
trong việc mô tả các hiện tượng; phương pháp điển hình hóa của văn học
trong việc khắc họa chân dung của những tên cai trị khét tiếng.
Xét về nội dung, Bản án chế độ thực dân Pháp là bản cáo trạng đanh
thép về tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với các thuộc địa về các mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,...Tác phẩm cũng đã đề cập đến cuộc đấu tranh
của các dân tộc thuộc địa và mối quan hệ của nó đối với cách mạng vô sản ở
chính quốc. Tóm lại, tác phẩm này là sự tổng hòa các tri thức chính trị, triết
học, xã hội, lịch sử, văn học cùng với kinh nghiệm thực tiễn phong phú mà
Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được trong 15 năm đấu tranh của Người.

Tác phẩm "Bản ánớchế độ thực dân Pháp" có nội dung phong phú và
toàn diện. Vì vậy, muốn lĩnh hội và kiến giải được đầy đủ, sâu sắc về nó cần
8


có tổ chức hợp tác nghiên cứu liên ngành.
Tóm lại phương pháp nghiên cứu liên ngành vẫn còn là một phương
pháp mới nhưng nó đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu
Hồ Chí Minh.

9


KẾT LUẬN
Hiện nay, ở nước ta, phương pháp liên ngành có hai xu hướng liên gành
cơ bản: liên ngành vì một ngành (đã có) và liên ngành vì hợp ngành (để hình
thành một ngành mơí).Ở nước ta, nhất là trong khoa học xã hội, đang bắt đầu
ở hướng thứ nhất.
Trong nghiên cứu Hồ Chí Minh, phương pháp liên ngành chủ yếu là
phạm vi liên ngành vì một ngành đang đóng một vai trò quan trọng. Để vận
dụng phương pháp liên ngành một cách hiệu quả, cần có sự đầu tư lớn vào
đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa
học kỹ thuật.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gs.Ts. Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

2. Gs. Đặng Xuân Kỳ, Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010.
3. G s.Song Thành, Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

11


MỤC LỤC

12



×