Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận cao học quá trình thực hành trong ảnh báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 27 trang )

Đề bài:
Câu 1: Một nhà lý luận và phê bình nhiếp ảnh đã cho rằng: “Một bức ảnh tốt có
giá trị hơn ngàn vạn lời nói”.Từ góc độ thực hành và lý luận ảnh báo chí ,bạn hãy phân
tích và tìm ví dụ minh hoạ cho quan điểm trên.
Câu 2:Những bài học mà bạn rút ra được từ quá trình thực hành trong ảnh báo
chí .

Một bức ảnh hình thành nhờ quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh
sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Người chụp dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại
hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc
phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng
các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp
hình.Đã là một bức ảnh dù do bất cứ đối tượng nào chụp,chuyên nghiệp hay nghiệp dư
,dù bức ảnh mờ hay rõ ,xấu hay đẹp thì nó vẫn mang lại thông tin cho người xem không ít
thì nhiều .Chính vì thế một bức ảnh tốt đương nhiên lại càng đem đến nhiều điều nhiều ý
nghĩa cho người xem và cả những gì người chụp muốn gửi gắm .Từ đó ta có thể suy
ngẫm lời nói của một nhà lý luận và phê bình nhiếp ảnh đã cho rằng: “Một bức ảnh tốt có
giá trị hơn ngàn vạn lời nói”quả thật đúng đắn .
Đầu tiên chúng ta hãy thử nghĩ xem giá trị mà một bức ảnh mang lại là gì ?Hay
thế nào là một bức ảnh được đánh giá tốt và nó đem lại điều gì cho chúng ta?.Ảnh là
những gì hết sức đời thường, nó phản ánh cuộc sống,là khoảnh khắc trong cuộc sống, là
những gì đang diễn ra mà người chụp có thể chụp những sự kiện lớn, hoặc sự kiện nhỏ
hay cũng có có thể là cuộc sống yên bình.Đôi khi người chụp phát hiện, phải tìm tòi được
những khoảnh khắc tiêu biểu,đòi hỏi phải quan sát, chắt lọc và thể hiện quan điểm của
mình qua bức ảnh. Mục đích của người cầm máy là khác nhau, vì vậy hình ảnh cũng
mang những phong cách ý nghĩa khác nhau nói về một vấn đề gì đó của cuộc sống.Bức
ảnh là thành quả của sự săn tìm khoảnh khắc điển hình, đặc trưng tính cách, tâm tư tình
cảm phản ánh bản ngã của con người hoặc khai thác nét văn hóa, bản sắc, phong tục tập
1



quán của cộng đồng xã hội.Có những bức ảnh còn mang tính chất nhân văn, phản ánh nền
văn hóa, bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Và bức ảnh đó phải có ý nghĩa quảng bá, giao lưu
trong cộng đồng và quốc tế, đồng thời gợi cho người xem cảm xúc thân thiện, đồng cảm
xích lại gần nhau với tấm lòng chia sẻ cao thượng. Người chụp “lặn lội” vào đời sống,
cuộc sống diễn ra xung quanh ta rất phong phú, nhiều cung bậc, đề tài khai thác trong ảnh
muôn hình vạn trạng, trăm màu trăm vẻ. Ảnh còn phản ánh nét đặc trưng văn hóa trong
sinh hoạt, ứng xử xã hội với những tập quán đặc thù của con người trong cuộc sống hàng
ngày tron đó chứa đựng tính văn hóa hoặc triết lý nhân sinh, mang tính giáo dục cao, ý
nghĩa nhân văn và mang tính tư liệu. Nó là những trang nhật ký của người cầm máy ghi
lại những khoảnh khắc tiêu biểu,ảnh mang tính khách quan cao ,mang tính chân thực
,chứa đựng sự thật, cái hồn của nhân vật, cái bản chất của sự việc.Bên cạnh đó mỗi bức
ảnh là một câu chuyện mà cốt lõi chứa đựng bên trong nội dung bức ảnh khi là ảnh sự
kiện, ảnh miêu tả.Từ đó ta thấy được giá trị của một bức ảnh và tầm quan trọng mà nó
đem lại.

Điểm tựa cuộc sống của tác giả Đinh Mạnh Tài.( ông lão sửa xe đạp trên hè
phố).

2


Trò chơi con trẻ của Vũ Khánh Trường. Lời tựa: "Những trò chơi con trẻ đều
khiến ta nhớ lại thời ấu thơ...".

Ba ngư phủ Bến Tre. Ảnh: Nhật Thanh.

3


Đường vắng của tác giả Cattyal.

Ảnh chụp bằng Sony A350, ống kính Samyang 8mm
Fisheye.
Hơn 150 năm qua du nhập vào Việt Nam, với sự lan tỏa rộng khắp của nhiếp
ảnh trên nhiều lĩnh vực, cùng với bề dày lịch sử của một đất nước, ảnh tư liệu và ảnh
nghệ thuật của các tác giả Việt Nam và nước ngoài đã trở thành di sản của quốc gia và
của nhân loại.Ảnh được người Việt tiếp thu và phát triển một cách nhanh chóng, đồng
thời nhiều thành tựu đã được ứng dụng trong đời sống văn hóa của Việt Nam. Một số bộ
môn khoa học, nghệ thuật đã ra đời, trong đó có nhiếp ảnh. Từ chỗ thỏa mãn sự hiếu kỳ,
khám phá mới lạ của công chúng, nhiếp ảnh đã chứng tỏ tính hữu ích, sức mạnh và tính
nghệ thuật của mình, đã có những đóng góp quan trọng trong việc ghi hình, lưu giữ
những tư liệu ảnh quý về quá trình hình thành, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc, có
những bức ảnh đã trở thành nhân chứng lịch sử vô cùng giá trị.

4


Một trong những sự kiện chấn động thế giới: Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự
thiêu để phản đối chính sách đàn áp đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong
cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn
Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất
lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp. 35 năm sau biến cố
này, người ta đã tìm thấy những chứng cớ cho rằng vụ tự thiêu này đã được CIA và TT
Thích Trí Quang dàn dựng để gây áp lực lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Hình ảnh 5 đứa trẻ Việt Nam vẻ mặt khiếp đảm chạy trốn một cuộc bỏ bom
napalm. Đáng thương nhất là cô bé giữa khuôn hình - Kim Phúc - trần truồng, gào khóc
với cánh tay gầy gò. Bức ảnh chạm đến trái tim của những người yêu hòa bình trên khắp
thế giới. Tấm ảnh này đã góp phần thay đổi nhận thức của nhiều người về cuộc chiến
tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, khiến phong trào phản chiến thêm mạnh mẽ.


5


Read more: Những bức ảnh báo chí gây chấn động thế giới .
Người mẹ và bọn trẻ vượt sông, thoát khỏi lửa đạn (Tháng 9 năm 1965- Bình
Định). Tác giả ảnh: Kyoichi Savada
Read more: Những bức ảnh báo chí gây chấn động thế giới.
Ngày

16

tháng 3

năm 1968 một nhóm

quân

nhân Mỹ (đại đội

Charlie

thuộc lữ đoàn bộ

binh

11) dưới sự chỉ huy

của

người thiếu úy 24


tuổi

William Calley nhận

nhiệm

vụ chiếm đóng làng

Sơn

Mỹ và tìm du kích

Việt

Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503
thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già.
6


Động đất và sóng thần tại Nhật gây thiệt hại ước tính lên tới ít nhất 100 tỷ USD.

7


Động đất xảy ra thường xuyên tại Nhật Bản

8



Nhật Bản là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất (Ảnh: Getty)

Đường xá nứt toác

9


10


Một bức ảnh được cho là tốt sự đánh giá đã phụ thuộc nhiều vào cảm tình, nhận
thức về chủ đề của người xem hơn là dựa trên các tiêu chí của kỹ thuật nhiếp ảnh. Một
bức ảnh chụp thành công (tương đối) đòi hỏi tác giả phải thật sáng suốt để nhìn ra, để
khám phá. Muốn thế, người chụp cần phải đi sâu vào cuộc sống, không chỉ đứng ngoài
nhìn vào để chụp mà cần thái độ bên trong nhìn ra, phải biết cách tiếp cận với người
trong ảnh, biết tìm hiểu và cảm nhận đối tượng, đề tài. Hơn nữa, cái khó của chụp ảnh
còn nằm ở phần tạo hình, bởi cuộc sống thật không bao giờ sinh ra từ sự dàn dựng. Do
vậy, trong kỹ thuật ánh sáng và dày dạn về các phương thức bố cục, về sự chọn lọc không
11


gian. Cái giá trị của ảnh là khoảnh khắc, chụp ảnh như người săn bắn động vật. Nó khác
hơn và khó hơn bắn bia cố định nên tay máy của mình phải chớp rất kịp thời, lấy khẩu độ
và tốc độ hợp lý của máy ảnh cho phép… Những bức ảnh ấy đã phản ánh một khía cạnh
hiện thực của cuộc sống và để có chúng cần phải có niềm đam mê. Một bức ảnh tốt là
bức ảnh nắm bắt được hiện thực có thể vui hay buồn, vô tư hay trăn trở, phê phán (xây
dựng) hay khích lệ thì vấn đề cao nhất của chụp ảnh đời thường là khai thác và tôn vinh
giá trị nhân văn của đời sống, là thái độ trách nhiệm của người thực hiện bức ảnh. căn cứ
vào để thấy được bước tiến của xã hội. Ảnh phải mang ý nghĩa giáo dục, làm cho cuộc
sống tốt đẹp hơn. Ở đó cái biết quyết định cái thấy, nhưng ảnh phải bảo đảm về nghệ

thuật, đẹp về tình ý. Cái khó là làm sao người chụp có mặt đúng lúc. Muốn như vậy
người nghệ sĩ phải có một ký ức thật, phản xạ nhanh và tay nghề cao,người chụp phải
trong sáng, tĩnh tâm.Ảnh cần có sự rung cảm đồng điệu với đối tượng muốn thể hiện,để
nắm bắt được cái đẹp, sự chân thật của ảnh trong cuộc sống không phải là một việc dễ
dàng, nhất là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của thời điểm bấm máy nếu ta không biết
trân trọng nó. Do vậy chụp không có nghĩa là thấy gì chụp nấy. Thực tế rất ít tác phẩm
chụp đời thường (thật sự) thành công. Hơn nữa, để có những bức ảnh chụp đời thường
với ánh sáng, tạo hình hoàn chỉnh là rất khó. Chụp ảnh đời thường cho đẹp ,nghệ thuật là
công việc mò kim đáy bể. Chụp ảnh đời thường là phải phản ánh được hết nét đặc trưng
văn hóa trong sinh hoạt, ứng xử xã hội với những tập quán đặc thù của con người trong
cuộc sống hàng ngày trong đó chứa đựng tính văn hóa hoặc triết lý nhân sinh.Vì thế
người cầm máy phải có khả năng cảm nhận cuộc sống bằng sự hiểu biết về văn hóa của
đối tượng mà người chụp định khai thác, phải trải nghiệm cuộc sống bằng tấm lòng nhiệt
thành biết rung động trước những điều dung dị bằng sự tinh tế và nhạy cảm với một bản
năng nghề nghiệp sắc bén. Một bức ảnh đời thường thành công khi nó được tư duy, chắt
lọc và sáng tạo của người cầm máy làm nên kiệt tác văn hóa ảnh.Để một bức ảnh đẹp
người chụp phải dành nhiều thời gian cho việc thâm nhập thực tế, đi nhiều gạn lọc và
bằng con mắt nhạy cảm của nghề nghiệp chớp lại những giây phút điển hình nhất. Chụp
ảnh đời thường nói là dễ thì không đúng, dễ là có thể chụp theo lối tự nhiên chủ nghĩa,
ảnh đời thường để lại dấu ấn cho đời là rất khó. Người chụp phải có sự đầu tư, biết chọn
12


lọc, phải bắt được cái hồn của nhân vật, cái bản chất của sự việc và bằng kinh nghiệm và
kỹ thuật (ánh sáng, bố cục, góc độ) biến cái lộn xộn ,đầy rẫy của đời thường thành một
tác phẩm. Một bức ảnh có giá trị là một tác phẩm có nội dung tốt và thể hiện được nội
tâm nhân vật. Mỗi bức ảnh mang một câu chuyện riêng, ảnh phải thể hiện được thân phận
và cuộc đời của nhân vật. Để làm tốt điều đó người chụp phải chọn được cơ hội và phải
tôn trọng khoảnh khắc trong cuộc sống. Ngoài ra người chụp phải có tính phát hiện, phải
thể hiện được cái tôi của mình qua bức ảnh. Để có một bức ảnh đẹp người chụp phải thể

hiện rõ mục đích chụp, bố cục hài hòa, ánh sáng tốt và đặc biệt nội dung phải thể hiện
được nội tâm nhân vật,vốn sống và năng lực triết học là tiêu chí không thể thiếu.
Hai tiêu chí căn bản để chấm điểm một bức ảnh tốt là nội dung và kỹ thuật thể
hiện nó. Trong thời nay, người ta đã quá quen với những bức ảnh đẹp cả về nội dung và
cách thể hiện, nhưng để phân định rõ ràng hai giá trị này là việc ít người làm hoặc không
làm được. Việc đánh giá nội dung bức ảnh phụ thuộc nhiều vào cảm tình, nhận thức về
chủ đề của người xem, vì vậy khó mà nói đến một đáp số chung.Tuy nhiên đánh giá kỹ
thuật nhiếp ảnh lại được xác định bởi trình độ xử lý 4 yếu tố chính: bố cục, màu sắc,
trạng thái và hiệu ứng quang học. Đó chính là nguyên liệu để nhiếp ảnh gia hình thành
trong đầu mình hình ảnh phác thảo của nội dung cần thể hiện, có thể phân biệt từng yếu
tố với các định nghĩa tương đối, nhưng trên thực tế chúng liên hệ chặt chẽ với nhau để
truyền tải thông điệp nội dung đến người xem ảnh. Nội dung của bức ảnh chính là hiện
tượng, sự vật được thể hiện trong khuôn hình, là lý do người ta chụp ảnh, phân loại cụ
thể: tĩnh vật, chân dung, phong cảnh, thể thao…và ảnh có thể truyền tải hiện thực hoặc
phản ánh những ý nghĩa trừu tượng như niềm vui, hạnh phúc, giận dữ…Để ảnh đẹp cần
luôn tỉnh táo, nhạy cảm, họ cân nhắc vấn đề một cách tổng quan và kỹ thuật hơn, để
nhiều khi, chụp được bức ảnh đẹp với đối tượng hay khung cảnh rất bình dị,co thể lược
bỏ một số thủ pháp thể hiện (màu sắc, bố cục, hiệu ứng quang học cao cấp) để tập trung
hoàn toàn vào nội dung và trạng thái sẽ tạo hiệu quả cho bức ảnh. Bố cục là cách xếp đặt
những yếu tố chính của nội dung trên khuôn mặt hoặc chính là cách người ta sử dụng
khuôn hình (ngang, đứng, nghiêng, panorama…). Phối hợp với trạng thái, cách xếp đặt
đối tượng cũng tạo nên ấn tượng tĩnh hay động, cân bằng hay thiên lệch, hợp nhất hay
13


phân tán. Sử dụng tiêu cự đứng và chọn khoảng cách tối ưu giữa máy và đối tượng sẽ tạo
ra bức ảnh bố cục chặt chẽ, không lội nhiều khoảng trống vô nghĩa. Nhiều khi, người ta
chỉ dùng ngón tay cái và trỏ của hai bàn tay, tạo thành một khuôn hình để “ướm” lên bối
cảnh hoặc chủ đề - đó là cách phác thảo bố cục.Theo các nguyên tắc truyền thông thị
giác, cách sắp xếp các đối tượng sẽ định hướng ánh mắt người xem ảnh, tạo ảo giá tốt

hoặc xấu đối với nội dung. Ví dụ hướng nhìn, động tác chỉ tay hoặc một nét dẫn trong bối
cảnh sẽ đưa ánh mắt người xem ảnh vào điểm cần chú ý. Một nhánh hoa lờ mờ trên đầu
(phía sau) người mẫu sẽ làm người xem tưởng tượng ra “sừng” trên đầu nhân vật đó. Nền
ảnh có đường cắt ngang mặt chân dung hay đối tượng sẽ làm thị giá phân tán hoặc khó
chịu. Sự nghiêng đổ vô ý của đường chân trời, đường ngang và đứng chuẩn trong bức
ảnh sẽ tạo cảm giác mất thăng bằng.
Một bức ảnh đẹp là một bức ảnh biết nói ,giống như giá trị bức ảnh đó cũng sẽ
tăng lên gấp vạn lời nói .Ảnh chỉ đơn thuần mang tính tư liệu, thì chắc chắn nó chỉ mang
tính... tư liệu mà ko có gì hơn.Tuy nhiên ở góc độ khác một bức ảnh nói chung thường có
giá trị đặc trưng nhất là giá trị của khoảnh khắc. Khoảnh khắc quý giá là đặc điểm khác
biệt lớn nhất giữa nhiếp ảnh và hội họa. Khoảnh khắc càng có vai trò cốt yếu trong những
bức ảnh đời thường. Khoảnh khắc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các thể
loại ảnh khác, như chân dung, hay phong cảnh... Một bức chân dung chớp đúng khoảnh
khắc sẽ lột tả được nhiều điều về đối tượng. Một bức ảnh phong cảnh hẳn cũng cần thời
điểm để có một chùm nắng rực vàng, hoặc phút giây mặt trời chìm xuống một nửa trong
chiều hoàng hôn lãng mạn... Nhưng khoảnh khắc cũng chưa phải là tất cả của những bức
ảnh, kể cả thể loại ảnh đời thường - đường phố. Đứng từ góc độ của một người xem ảnh,
ấn tượng đầu tiên khi ngắm bức ảnh theo tôi là một giá trị đáng kể. Ngoài ra, một bức ảnh
đời thường có giá trị phải kể thêm tới lượng thông tin và tính nghệ thuật của bức ảnh.
Góc máy và các yếu tố sáng tạo cũng có thể là những giá trị gia tăng cho bức ảnh... Về
giá trị của khoảnh khắc thì quá hiển nhiên rồi. Giá trị nghệ thuật thì hơi khó bàn. Tôi chỉ
xin xem xét hai yếu tố là lượng thông tin và ấn tượng ban đầu của một tấm ảnh đời
thường - đường phố.

14


Những bức ảnh có thể mang lại ấn tượng mạnh cho người xem ngay từ cái nhìn
đầu tiên có thể được coi là thành công ở một mức độ nhất định... Nhưng sẽ không ổn lắm
nếu chúng ta cố gắng tìm cách gây ấn tượng một cách dễ dãi. Thí dụ như việc tập trung

khai thác các chủ đề về sự nghèo hèn trong xã hội hay những sự kiện đau đớn tang
thương của con người. Một người ăn mày ăn mặc rách rưới bẩn thỉu, dĩ nhiên là đáng
thương dưới góc nhìn chung của xã hội. Một đứa trẻ đói ăn, thiếu mặc, cũng bẩn thỉu,
rách rưới, thò lò mũi xanh, cũng đáng thương lắm chứ ạh. Tôi không phản đối việc tái
hiện những góc cạnh khác nhau của xã hội bao gồm cả khía cạnh đói nghèo đau khổ.
Nhưng lạm dụng những đề tài này, để tạo ấn tượng cho người xem thì hoàn toàn không
ổn một chút nào. Cá nhân tôi cho rằng ấn tượng ban đầu của bức ảnh hoàn toàn có thể
được tạo nên bởi một góc máy độc đáo, một cách nhìn sáng tạo, hoặc một kiểu bố cục lạ
mắt, mà không nhất thiết cứ phải là ăn mày đường phố . Sau cái ấn tượng đầu tiên khi ta
xem ảnh, phải xét tới lượng thông tin mang lại trong bức ảnh đó. Một bức ảnh sẽ thú vị
hơn nhiều nếu nó mang đầy ắp thông tin tới cho chúng ta. Ở nước ngoài có thành ngữ
"Một bức ảnh bằng cả ngàn lời nói". Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Có nhiều bức
ảnh có thể mang lại những ấn tượng ban đầu khá tốt, có thể bằng bố cục, có thể bằng góc
chiếu sáng và ánh sáng trong bức ảnh... Nhưng ngoài ra, có thể chúng ta không nhận
được thông tin gì nhiều hơn những ấn tượng ban đầu đó. Những bức ảnh như vậy, theo
tôi mang nặng chất thơ, chất lãng mạn, hơn là một bức ảnh đời thường "thực sự". Qua
những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật của Việt nam lâu nay, tôi nghe nhiều người bình
luận rằng nhiếp ảnh Việt nam nhiều chất thơ mà thiếu đi phần hiện thực xã hội. Ảnh đời
thường tôi quan sát lâu nay cũng vậy. Phân loại ra, có lẽ ta có thể xếp ảnh đời thường
đương đại vào mấy dạng: (1) Ảnh chụp nhanh (snapshot) - mang nhiều tính chất tầm
thường, có chăng chỉ có chút giá trị tư liệu, mà phần lớn cũng là không đáng kể. (2) Ảnh
thơ (romantic streetlife photography) - Là những bức ảnh đời thường đẹp về bố cục, ánh
sáng, mà thiếu hụt phần nội dung, thiếu thông tin, không mang tính phản ánh hiện thực xã
hội. (3) Ảnh tư liệu xã hội (social documentary) - Là những bức ảnh phản ánh cuộc sống
muôn màu, ghi lại những nhịp sống hàng ngày, mang lại cho chúng ta nhiều thông tin về
các khía cạnh khác nhau của xã hội. Những bức ảnh xuất sắc trong thể loại social
15


documentary này xét theo một khía cạnh nào đó, có thể được gọi là những tấm ảnh "biết

nói" Bản thân tôi là người thích thơ. Nên tôi cũng thích các thể loại "ảnh thơ". Nhưng
chắc chắn là tuyệt vời nhất nếu ta có thể có cả hai tính chất trong cùng một bức ảnh,
nghĩa là bức ảnh vừa mang một lượng thông tin lớn, lại vừa nhiều chất thơ...Nhưng dẫu
cho bức ảnh có hơn ngàn lời nói, đa phần chúng chỉ lưu giữ lại một khoảnh khắc của cả
một câu chuyện, một tiến trình. Nên để bức ảnh đời thường mang đầy đủ thông tin, tiêu
đề (title) và chú giải (caption) của bức ảnh cũng là một phần rất quan trọng. Việc bài xích
chuyện đặt tên và chú thích cho bức ảnh mà cứ đòi hỏi chỉ một bức ảnh thôi để nói lên
nguyên một câu chuyện thực ra là những suy nghĩ và quan điểm ấu trĩ và thật là ngây thơ.
Suy cho cùng, ảnh cũng là một trong các phương tiện để thể hiện nhân sinh
quan, thế giới quan của người chụp ảnh. Sẽ có những nhiếp ảnh gia "yêu thơ", có những
nhiếp ảnh gia yêu thích trường phái hiện thực. Cũng có những nhiếp ảnh gia đơn thuần
chỉ thích... chụp ảnh! Sản phẩm của họ đa phần sẽ là những bức ảnh chụp nhanh
(snapshot). Cũng có thể họ may mắn có được những bức ảnh "xuất thần" trong hàng ngàn
bức ảnh chụp nhanh chụp vội của họ. Nhưng tôi nói chung không thích và cũng không đủ
thời gian để xem những bức ảnh đời thường chụp vội. Chính từ màu sắc đã là định nghĩa
về nó. Tuy nhiên, trong nhiếp ảnh, khái niệm này còn bao hàm đánh giá về sắc độ, hài
hoà hay tương phản, tính hiện thực hay trừu tượng. Việc chọn cách thể hiện màu phù hợp
với nội dung, sắc thái của chủ đề đòi hỏi tư duy sâu sắc và kỹ thuật cao cấp. Màu sắc
trong bức ảnh không chỉ hiển thị trên những vật thể, mà còn hiện hữu trong khoảng trống
của nó. Ví dụ, lúc hoàng hôn, mọi vật đều ánh sắc da cam bởi không gian bị nhuộm bởi
màu này. Trong những bức ảnh nghệ thuật, bản thân màu sắc cũng có thể là điều mà nghệ
sĩ muốn thể hiện, không nhất thiết phải trong nội dung cụ thể nào. Màu sắc và ánh sáng
liên quan mật thiết với nhau, nếu một tay máy không chỉ quan tâm đến cường độ ánh
sáng chiếu trên đối tượng, mà còn biết đánh giá đúng chất lượng, hướng chiếu và sắc màu
của nó, anh ta sẽ chụp được những bức ảnh thú vị. Trong khi đó, dân chơi ảnh nghệ thuật
thích dùng chất liệu đen trắng (lược bỏ màu sắc) để tăng tính trừu tượng cho tác phẩm
của họ, đó cũng là một cách dùng màu.Trạng thái của bức ảnh thể hiện qua gương mặt
buồn vui, cử chỉ hay ánh mắt, gió đưa cành liễu, một cú vụt bóng, ô tô chuyển động…
16



Bức ảnh được chụp bắt trong khoảnh khắc, mà trạng thái của sự vật biến đổi liên tục,
nghĩa là vô vàn tình huống có thể xảy ra trong bức ảnh. Trạng thái cũng có thể tạo ra
bằng cáh dàn dựng nụ cười, động tác, di chuyển hay tạo ra gió để hỗ trợ nội dung. Cũng
do trạng thái luôn thay đổi, việc bắt được một khuôn hình giá trị rất phụ thuộc vào sự
nhạy bén và… may mắn của tay máy. Trong tình huống khác, ví dụ ảnh thể thao hay đua
xe, trạng thái của bức ảnh là yếu tố chính quyết định thành công của nó. Điều này cũng lý
giải phần nào sự hiện đại trong trang bị của dân chụp ảnh thể thao, họ phải chụp được
những bức ảnh tốt, ở khoảng cách lớn và quan trọng hơn là bắt được trạng thái hành
động, đua tranh trong tốc độ cao. Bố cục và trạng thái hỗ trợ nhau khi tay máy muốn thể
hiện chủ để động hay tĩnh, cân bằng hay nghiêng lệch, hướng chuyển động vào trong hay
đi ra ngoài bức ảnh.Hiệu ứng quang học được tạo ra bởi các kỹ thuật sử dụng máy ảnh,
ống kính, tốc độ chập, khẩu độ, diều chỉnh cường độ và hướng chiếu sáng, kỹ năng chi
phối chiều sâu ảnh trường… Một nội dung bình thường được xử lý quang học tốt có thể
trở thành bức ảnh đẹp. Ngược lại, chủ đề hấp dẫn nhưng thể hiện kém thì chỉ có thể xem
bức ảnh chứ khó mà khen nó được. Như đã đề cập ở phần màu sắc, kỹ thuật quang học
còn bao hàm việc đánh giá hướng chiếu, sắc độ, dung lượng ánh sáng cần thiết cho bức
ảnh. Một tay máy chuyên nghiệp còn phải có thiết bị chiếu sáng mạnh và sử dụng chúng
một cách hiệu quả để xử lý các bối cảnh thiếu sáng.Tóm lại, để có thể chụp được những
bức ảnh đẹp, trước tiên người cầm máy cần nắm được những yếu tố tạo nên vẻ đẹp của
nó. Giống như như phải biết thưởng thức mới có thể nấu ăn ngon. Vậy, hãy tiếp cận với
nghệ thuật nhiếp ảnh từ những nhận thức sâu sắc hơn về nội dung và kỹ thuật thể hiện, để
từ đó cảm hứng sáng tạo được truyền tải đến chiếc máy ảnh và những khuôn hình. Sau
cùng, khả năng phát hiện nội dung và tìm tòi kỹ thuật thể hiện phải xuất phát từ động lực
sáng tạo, từ sự nhạy cảm và nhận thức sâu sắc về cuộc sống của người cầm máy.
Những bức ảnh thay nghìn lời nói về chiến tranh Việt nam:

17



Nạn nhân chất độc màu da cam.

18


19


20


Thiên tài cũng là người
"Einstein thè lưỡi", Arthur Sasse, 1951

Điền kinh vẫn là "mỏ vàng" của Việt Nam - Ảnh: VSI

21


Đối với báo chí ảnh báo chí đã xuất hiện từ rất lâu và có chỗ đứng bền chắc,
được xem là một bộ phận không thể thiếu của một tờ báo. Ảnh báo chí chất lượng được
đánh giá rất cao trên thế giới. Có thể nói ngay từ khi ra đời thể loại nhiếp ảnh gần như
song song gắn bó với báo chí, đặc biệt là nhiều người lại chú ý đến các phóng viên báo
chí bằng hình chiếc máy ảnh đeo trước ngực chứ chưa chắc đã là chiếc bút và trang
giấy.Đôi khi sức mạnh báo chí không phải nằm trong con chữ mà là nằm trong hình ảnh
và màu sắc. Nó có thể mang đến sức công phá mạnh mẽ vô cùng tới cảm nhận của người
đọc. Người Trung Hoa cũng có một câu ngạn ngữ cổ rất hay về vai trò của ảnh báo chí
trên ấn phẩm báo chí đó là: “ Một hình ảnh bằng ngàn lời nói” và đến giờ điều đó vẫn còn
mang giá trị to lớn. Một bức ảnh nếu được ghi nhận và trình bày đúng theo ngôn ngữ ảnh
báo chí, kèm các yếu tố mỹ thuật, mỹ cảm đủ mạnh vẫn có thể đứng độc lập như một nội

dung báo chí hoàn chỉnh.Cũng có thể nói ảnh báo chí có giá trị bằng ngàn lời nói vì về cơ
bản, ảnh báo chí có ngôn ngữ riêng của nó, có cách ghi nhận, thể hiện thông tin trực quan
và tác động trực tiếp vào thị giác của người đọc, người xem. Một bức ảnh báo chí nếu
được ghi nhận và trình bày đúng theo ngôn ngữ ảnh báo chí (chứa đựng những thông tin
5W+1H: Ai, Ở đâu, Cái gì - Việc gì, Xảy ra khi nào, Tại sao và Như thế nào) kèm các yếu
tố mỹ thuật, mỹ cảm đủ mạnh vẫn có thể đứng độc lập như một nội dung báo chí hoàn
chỉnh, có thể giúp người xem có được cảm giác của một chứng nhân với lượng thông tin
lớn và ít nhiều có ảnh hưởng, đánh động đến tâm lý chung của cộng đồng, thậm chí vượt
khỏi tầm ngôn ngữ của các dân tộc.Kế tiếp trung thực luôn là tiêu chí đầu tiên và bắt
buộc trong ảnh báo chí. Không được dàn dựng (ngoại trừ ảnh chân dung nhân vật) và
không can thiệp chỉnh sửa. Thứ hai là bức ảnh báo chí phải có đủ thông tin 5W + 1H
(Who, When, What, Where, Why và How). Sự bắt buộc này bao gồm những thông tin có
trong bức ảnh kết hợp thông tin trong chú thích ảnh đi kèm. Thứ ba là sự tường minh về
thể hiện yếu tố chính - phụ của các thành tố có trong bức ảnh. Thứ tư, ảnh báo chí không
phải là ảnh sáng tác, nhưng cần biết sử dụng các yếu tố về mỹ học nhiếp ảnh như ánh
sáng, bố cục, màu sắc, đường nét, phối cảnh... Yếu tố khoảnh khắc và tính thông tin được
đánh giá cao nhất trong một bức ảnh báo chí, nhưng nếu được kết hợp thêm các yếu tố về
mỹ học nhiếp ảnh nói trên sẽ tạo ra một bức ảnh thú vị hơn. Ảnh báo chí đã xuất hiện khi
22


kỹ thuật chụp và làm ảnh phát triển. Giờ đây, bên cạnh dòng tin viết, bài viết, đã có ảnh
đăng để làm chứng, để bổ sung thêm những gì nhà báo cần gây lòng tin cho độc giả mà
nếu không có ảnh thì không thể hoặc thiếu tính thuyết phục. ảnh báo chí còn sức mạnh
khác, trong nhiều trường hợp, sự có mặt của ảnh có giá trị gấp trăm lần những lời miêu tả
dài dòng bằng văn viết. Đó là cảnh về những đám cháy, các vụ lở đất, đắm tàu, lũ lụt, tai
nạn giao thông.v.v.. Sự có mặt tại chỗ của phóng viên ảnh và việc ghi nhanh các sự kiện
ấy nếu đó lại là sự kiện mới xảy ra, không bao giờ lặp lại thì giá trị của các tấm ảnh ấy
càng lớn. Ảnh báo chí là một trong những kênh truyền thông chính của báo chí, có giá trị
như kênh viết, kênh nói, kênh truyền hình.Nhờ khả năng làm chứng thực và có tính

thuyết phục cao, các tờ báo, tạp chí lớn trên thế giới đã đầu tư nhiều cho nghề chụp ảnh
báo. Các nhà báo nhiếp ảnh thực thụ không chỉ cần bản lĩnh chính trị, trình độ nhận thức,
nhạy cảm trước các sự kiện, phân tích các sự kiện như các nhà báo viết, còn phải bộc lộ
năng lực ấy qua chụp ảnh.Việc trang bị các máy chụp ảnh số (không cần sử dụng phim
nhựa) cho các phóng viên ảnh của các hãng phim ảnh, các tờ báo lớn ngày nay chính là
để ngay tại hiện trường, nhà báo có điều kiện phát chuyển ảnh nhanh về toà soạn. Rất
đáng tiếc là ở Việt Nam, trên nhiều tờ báo và tạp chí hiện nay, ảnh báo chí lại không có vị
trí cao như cần phải có.Một quan niệm rất cần phải phê phán là sự nhầm lẫn giữa ảnh báo
chí (như một loại hình báo chí) với ảnh đăng báo. Trên báo có thể dùng ảnh của nhiều thể
loại khác nhau như ảnh quảng cáo, ảnh nghệ thuật (gồm ảnh phong cảnh, tĩnh vật, ảnh kỹ
xảo.v.v..) nhằm minh hoạ cho một bài báo viết nào đó, một bài thơ, truyện ngắn, một
trang quảng cáo nào đó… nhưng còn nguồn thông tin mới, sự kiện mới có được từ ảnh
báo chí thì lại thường không được chú ý.
Ảnh báo chí có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin, nêu và phát hiện các sự
kiện, hiện tượng mới cho người đọc thì ảnh nghệ thuật (một thể loại khác của nhiếp ảnh
nói chung) lại có chức năng khác là thông qua cái nhìn và cảm xúc của người chụp, người
thưởng thức ảnh nghệ thuật có thêm cảm xúc thẩm mỹ mới về cuộc sống, củng cố lòng
tin của họ với cuộc đời và con người. Vấn đề mà người sáng tác ảnh nghệ thuật nêu ra có
khi trừu tượng, có thể không cập nhật như ảnh báo chí, có khi là những đề tài đã cũ như
tình yêu, cảnh đẹp đất nước, mối quan hệ giữa con người các thế hệ, v.v.. Điều quan trọng
23


với người chụp ảnh nghệ thuật là xúc cảm phải thực và chân thành, ý tưởng phải đẹp
nhằm đạt Chân, Thiện, Mỹ. ở thể loại này của nhiếp ảnh, mỗi tác giả thường có sở trường
riêng, cách thể hiện riêng, phương thức lao động riêng, có loại đề tài riêng với những thói
quen riêng, .v.v..Không nên so sánh
độ thấp, cao và tầm quan trọng giữa
hai loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật
bởi chức năng của ảnh và trách nhiệm

của người chụp hai loại ảnh này
không giống nhau. Trong chụp ảnh
báo chí, người chụp tư duy logic, làm
nhiệm vụ tuyên truyền thông tin là
chính, phải làm việc và tìm cách làm
việc tốt trong bất cứ điều kiện nào thì
trong sáng tác ảnh nghệ thuật, cảm
hứng sáng tạo các nhân quyết định
việc tạo ra một ảnh đẹp, nhà nhiếp
ảnh phải biết tư duy bằng hình tượng,
sử dụng phương pháp điển hình hoá
để phản ánh hiện thực. Hiện đang còn
có sự nhầm lẫn giữa yếu tố hình thức,
tính nghệ thuật của ảnh báo chí với khái niệm ảnh nghệ thuật. Yếu tố nghệ thuật trong
ảnh báo chí càng cao thì giá trị tuyên truyền thông tin của ảnh báo chí càng lớn. Ngược
lại, có những ảnh tuy thuộc dòng ảnh nghệ thuật nhưng do hình thức biểu đạt và vấn đề
đề cập kém cỏi, mãi mãi đó chỉ là một bức ảnh tầm thường. Để khỏi nhầm lẫn và hiểu
đúng về hai loại ảnh: ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật, nên quy định rằng: ảnh báo chí nào
có giá trị cao về nội dung và có cách thể hiện xuất sắc thì gọi là “Tác phẩm ảnh báo chí”.
ảnh nghệ thuật nào vừa hay lại vừa đúng, có giá trị thẩm mỹ cao thì gọi đó là “Tác phẩm
ảnh nghệ thuật”.

24


1966, Việt Nam --- 1966-Việt Nam- Hình ảnh cho thấy một ý tá quân y Hải quân
điều trị trẻ em Việt Nam. Ông đanh tra dược phẩm và kiểm tra da đầu của bé trong sự
quan sát của bà mẹ . --- Ảnh bởi Bettmann © / Corbis.

Nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì

đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp
Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế
giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Sau trận lũ kỷ lục này, người ta lại biết thêm một công dụng mới của bình ga. Ảnh:
Gia Hân (chụp tại khu vực Nam Đồng).

25


×