Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công nhân viên công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì packexim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.52 KB, 6 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Bất cứ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con
người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói rằng nguồn nhân lực có một
vai trò then chốt trong sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Trong thời đại kinh tế
hội nhập, cạnh tranh và phát triển thì vai trò của nguồn nhân lực ngày càng trở nên
quan trọng hơn.
Nguồn nhân lực mang một ý nghĩa lớn lao trong tất cả các ngành trong một
quốc gia, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ta
một thị trường rộng mở hơn, thị trường trong nước cạnh tranh hơn. Điều này sẽ
mang đến những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội cho những doanh nghiệp
trong việc tìm kiến nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, một sự thật đáng lo ngại ở đa số các doanh nghiệp trên thế giới
nói chung và các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng là tình trạng “chảy máu chất
xám” đang diễn rất phổ biến, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, những người có trình
độ năng lực giỏi và trình độ tay nghề cao thường sẽ tìm đến những doanh nghiệp
có thể thỏa mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra, công tác quản trị nhân lực hiện nay
cũng là điều đáng lo ngại. Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện bở Career Builder
– một website việc làm hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng sự bất mãn tăng lên trong
giới làm công : cứ 1 người đang cảm thấy chán nản với công việc mà họ đang làm,
và số người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong 20 năm gần đây, có 6
trong 10 người được hỏi đều đang có ý định rời bỏ công việc hiện tại để tìm đến
một nơi khác trong vòng 2 năm tới.
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường và sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp cần phải có những hành động mang
tính chiến lược. Việc giữ chân người tài giỏi đang trở thành bài toán nan giải và
đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nâng


cao hiệu quả quản lý, đồng thời đưa ra những chính sách và phương pháp tác động


hợp lý để giữ chân họ, tạo nên sự gắn kết và sự cống hiến hết mình của họ, điều
này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực
cạnh tranh.
Một nguyên tắc cơ bản trong quản trị là : Hiệu quả làm việc : f = (năng lực
* động cơ). Do đó nhiệm vụ của nhà quản lý là khơi nguồn động cơ và xây dựng
một hệ thống động viên có hiệu quả.
Công ty TNHH Packexim là đơn vị kinh doanh mặt hàng giấy carton và
nhựa, đây là ngành hàng mang đặc thù có tính độc hại cao, gây bất lợi trong việc
tuyển dụng nhân viên. Do đó, việc đảm bảo được sự hài lòng trong công việc đối
với đội ngũ công nhân viên của mình là một điều hết sức quan trọng đối với công
ty. Cộng thêm vào đó, công ty TNHH bao bì Packexim là một doanh nghịêp mới
được thành lập và họat động từ năm 2007 đến nay nên sẽ rất cần những thông tin
về nhân sự, để có thể đưa ra những chính sách để quản lý tốt nguồn nhân lực của
mình.
Chính vì những lý do trên cho nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích những
nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công nhân viên
công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Packexim” cho nghiên cứu
của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận đã được học về sự hài lòng của người lao
động.
Phân tích và đánh giá nhu cầu của công nhân viên của công ty đã được thỏa
mãn ở mức độ nào.
Xem xét sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của đội ngũ công
nhân viên theo từng đặc điểm cá nhân.
Nhận diện và đo lường những yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công
việc của đội ngũ công nhân viên của công ty.
Đề ra các giải pháp cụ thể



1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của công nhân viên
công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Packexim.
Thực thể nghiên cứu: người lao động, bao gồm lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp của công ty.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Packexim
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
(1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng hỏi
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích số liệu thăm dò và
kiểm định mô hình nghiên cứu.
1.4.1.1. Nghiên cứu định tính
Tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của
công nhân viên công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Packexim.
Dữ liệu của nghiên cứu định tính được thu thập thông qua phương pháp
phỏng vấn và kết quả được sử dụng trong phương pháp định lượng.
1.4.1.2. Nghiên cứu định lượng
 Thiết kế bảng hỏi: dựa vào kết quả thu thập từ nghiên cứu định tính, tiến
hành thiết kế bảng câu hỏi để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
mức độ hài lòng trong công việc của công nhân viên công ty.
 Chọn mẫu: do quy mô của công ty khá nhỏ nên ta có thể tiến hành
nghiên cứu tổng thể với kích cỡ mẫu là n = 76 người, trong đó: số mẫu lao động
trực tiếp là 59 người và số mẫu lao động gián tiếp là 17 người.
 Điều tra thử 30 mẫu để thu thập thông tin sơ bộ về những nội dung cần
nghiên cứu; đồng thời, ta điều chỉnh lại bảng hỏi (nếu cần) và đánh giá tính khả thi



của kết quả thu được. Quá trình điều tra thử sẽ được tiến hành phỏng vấn trực tiếp
và chọn mẫu phân tầng có tỷ lệ.
 Thời gian điều tra thử được tiến hành từ 8h-11h và 14h-17h ngày 4/3 và
ngày 5/3/2011.
 Thời gian điều tra chính thức được tiến hành tại khung giờ như trên và
kéo dài từ ngày 6/3 – 12/3/2011.
 Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thông tin thứ cấp: internet, sách, báo, tạp chí, công ty cung cấp.
+ Thông tin sơ cấp: điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp.
 Phương pháp sử lý và phân tích số liệu:
+ Sử dụng các công cụ tính toán trên exel.
+ Sử dụng phần mềm SPSS để làm sạch và sử lý số liệu.
 Các công cụ trên SPSS có thể sử dụng:
-

Thống kê mô tả trên spss.

-

Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronback alpha và phân tích nhân tố

EFA.
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo likert và loại các biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 bằng hệ số cronbach alpha. Hệ số α của Cronbach
Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong
thang đo tương quan với nhau.
Giá trị alpha đánh giá về độ tin cậy của thang đo
≥0.8

Cao


0.7 – 0.8

Chấp nhận được

0.6 – 0.7

Chấp nhận được đối với nghiên cứu thăm dò, khái niệm
nghiên cứu là mới

Đồng thời những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi
là biến rác và bị loại khỏi thang đo.


Những biến nào thỏa mãn trong kiểm định thang đo Cronback Alpha sẽ
được dùng trong phân tích nhân tố khám phá.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố nhằm mục đích rút gọn tập hợp nhiều biến thành một biến
số tương đối ít hơn, giúp cho nghiên cứu có một bộ biến số có ý nghĩa hơn. Đồng
thời, kiểm tra độ tin cậy của các biến trong một thang đo.
Ta sử dụng trị số KMO phải có giá trị từ 0.5 – 1, hệ số tương quan đơn giữa
biến và các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố. Đồng thời, khác
biệt giữa các hệ số tải nhân tố của một biến ở các nhóm nhân tố khác nhau phải
lớn hơn hoặc bằng 0.3
Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ
bị loại khỏi mô hình
Tiêu chuẩn tổng phương sai trích (% Cumulative) phải lớn hơn 50%.
Sau khi loại các biến không phù hợp trong mô hình bằng các công cụ nêu
trên thì ta chạy lại kiểm định Cronback Alpha. Những biến thỏa mãn hai kiểm
định trên sẽ được giữ lại cho những phân tích tiếp theo.

- Phương pháp One sample t – test: để kiểm định các giá trị thang đo của
các nhân tố: môi trường làm việc, lương bổng phúc lợi, bố trí công việc, triển vọng
phát triển, sự hài lòng.
- Phân tích mức độ hài lòng của đội ngũ công nhân viên của công ty theo
các tiêu chí: giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, bộ phận công tác đối với các yếu
tố môi trường làm việc, lương bổng phúc lợi, bố trí công việc, triển vọng phát
triển, sự hài lòng bằng các công cụ như: Phương pháp Independent–Sample T
Test, Kiểm định One-Way ANOVA, Kruskal Wallis.
- Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội Linear regression để lượng hóa
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường làm việc, lương bổng phúc lợi, bố
trí công việc, triển vọng phát triển tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công
nhân viên của công ty


Phương trình hồi quy có dạng như sau : Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +
β4X4 + β5X5 + ei
Trong đó: Y: sự hài lòng trong công việc của công nhân viên công ty
Xi: yếu tố thứ i ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc
β0: hệ số tự do của mô hình, là mức độ hài lòng lý thuyết khi giá trị của các
biến độc lập bằng 0.
β1, β2, β3, β4, β5: các hệ số hồi quy từng phần tương ứng với các biến
Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2
điều chỉnh, Kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng kiểm định F.



×