Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Định hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái biển của khu vực thị xã sông cầu – tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH
THÁI BIỂN CỦA KHU VỰC THỊ XÃ SÔNG CẦU – TỈNH
PHÚ YÊN

LỚP

: DH07DL

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: Nguyễn Hữu Luân

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: Kỹ sư Võ Thị Bích Thùy

06/2011


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và nhất là thầy


(cô) phân khoa Môi Trường và Tài Nguyên, đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết
và bổ ích trong suốt thời gian tôi học tập tại trường để từ đó giúp tôi nâng cao nhận thức
và vận dụng vào thực tiễn sống, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Kỹ sư Võ Thị Bích Thùy, người cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo phòng Tài Nguyên & Môi Trường và phòng Văn Hóa Thông Tin thị
xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên cùng các anh chị cán bộ của phòng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong những
lúc tôi gặp khó khăn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp
đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn.


Tóm tắt khóa luận

Đề tài nghiên cứu “ Định hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái biển của khu
vực thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên” được tiến hành tại thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên,
thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng tài nguyên tại Sông Cầu.
- Đánh giá được hoạt động du lịch sinh thái biển tại Sông Cầu.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khảo sát.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển theo hướng bền vững như giải
pháp liên kết vùng, tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực, huy động nguồn vốn, phát triển dựa
vào cộng đồng.



SUMMARY


Mục lục:

Chương 1MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề: ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu: .................................................................................................................... 2
1.3. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu: ...................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ................................................................... 2
1.4.1. Về kinh tế: .......................................................................................................... 2
1.4.2. Về văn hóa – xã hội: ........................................................................................... 3
1.4.3. Về môi trường: ................................................................................................... 3
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 4
2.1. Các định nghĩa và khái niệm có liên quan: ............................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái: .......................................................... 4
2.1.1.1. Sơ lược về du lịch: ....................................................................................... 4
2.1.1.2. Du lịch sinh thái (Ecotourism): ................................................................... 6
2.1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của DLST: ......................................................... 7
2.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững:................................................................. 8
2.2. Giới thiệu về thị xã Sông Cầu: ................................................................................ 11
2.2.1. Điều kiện tự nhiên: ........................................................................................... 11
2.2.1.1.Vị trí địa lý: ................................................................................................ 11
2.2.1.2. Đặc điểm địa hình:..................................................................................... 12
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn: ...................................................................... 12
2.2.1.4. Một số tài nguyên trong khu vực:.............................................................. 15
2.2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội: ................................................................ 20
2.2.2.1. Đặc điểm kinh tế:....................................................................................... 20
2.2.2.1. Đặc điểm xã hội: ........................................................................................ 24

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 26
3.1. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................. 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 26


3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: ......................................................................... 26
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa: ....................................................................... 26
3.2.3. Phương pháp Tổng quan tài liệu: ..................................................................... 27
3.2.4. Phương pháp phỏng vấn( lập bảng câu hỏi): .................................................... 27
3.2.5. Phương pháp SWOT: ....................................................................................... 27
3.2.6. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: ............................................................... 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 30
4.1. Đánh giá hiện trạng du lịch của thị xã Sông Cầu: ................................................... 30
4.2. Đánh giá khả năng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên của thị xã Sông Cầu cho
phát triển du lịch: ............................................................................................................ 32
4.3. Hiện trạng môi trường: ............................................................................................ 37
4.3.1.

Hiện trạng môi trường không khí: .............................................................. 37

4.3.2. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ: ........................................................ 38
4.4. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch của thị xã
Sông Cầu: ....................................................................................................................... 40
4.4.1. Kết quả phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái biển của
vùng: ........................................................................................................................... 40
4.4.1.1 Điểm mạnh (S): .......................................................................................... 40
4.4.1.2. Điểm yếu (W): ........................................................................................... 41
4.4.1.3. Cơ hội (O):................................................................................................. 42
4.4.1.4. Thách thức (T): .......................................................................................... 42
4.4.2. Các giải pháp cơ sở phân tích SWOT: ............................................................. 45

4.4.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ (S/O): ........................... 45
4.4.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O): .............................. 45
4.4.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T): ................... 46
4.4.2.4. Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T): ...................... 46
4.4.3. Tích hợp các giải pháp: .................................................................................... 48
4.5. Đề xuất giải pháp định hướng phát triển bền vững: ................................................ 49
4.5.1. Giải pháp liên kết vùng: ................................................................................... 49
4.5.2. Giải pháp tiếp thị: ............................................................................................. 50
4.5.3. Giải pháp phát triển nguồn lực: ........................................................................ 51


4.5.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: .............................................................................. 52
4.5.5. Giải pháp về quản lý và xây dựng mô hình quản lý có sự tham gia của cộng
đồng: ........................................................................................................................... 53
4.5.6. Giải pháp về sản phẩm du lịch: ........................................................................ 53
Chương 5 KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 56
5.1. Kết luận: .................................................................................................................. 56
5.2 Khuyến nghị ............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 58
Phụ lục 1: Một số hình ảnh của thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú Yên ...................................... 59
Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO DU KHÁCH .................................................. 61
Phụ lục 3: BẢN ĐỒ ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÀ TUYẾN ĐIỂM DU
LỊCH SÔNG CẦU ĐẾN 2020 ........................................................................................... 64



Danh sách các từ viết tắt:

TX: Thị xã.
UBND: Uỷ ban nhân dân.

HĐND: Hội đồng nhân dân.
TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gros Nationnal Product).
DLST: Du lịch sinh thái.
Ha: Hecta.
CP: Chính phủ
CV: Mã lực (Cheval)
CN – TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
QĐ-BVHTTDL: Quyết định – Bộ văn hóa thể thao du lịch
S: Điểm mạnh (Strength).
W: Điểm yếu (Weakness).
O: Cơ hội (Opportunity).
T: Thách thức (Threat).
LS – VH: Lịch sử - Văn hóa.
QHPT: Quy hoạch phát triển.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)


Danh mục các bảng:


Danh mục các hình:


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Năm 2011, Phú Yên kỷ niệm 400 năm hình thành và phát triển. Với sự kiện trọng đại
đó, tháng 10/2008, Chính phủ cho phép Phú Yên chủ trì đăng cai tổ chức Năm Du lịch

quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011 nhằm tạo điều kiện cho Phú Yên
quảng bá du lịch với quy mô ngang tầm quốc gia; giới thiệu những nét đặc trưng, bản sắc
văn hóa truyền thống; khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư, thu hút
khách du lịch qua đó phát triển ngành du lịch của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói
chung. Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2011 gắn với sự kiện kỷ niệm 400 năm hình thành
và phát triển tỉnh Phú Yên là dịp để cán bộ và nhân dân thể hiện lòng yêu nước, yêu quê
hương, long tự hào về truyền thống lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc.
Với ý nghĩa đó, yêu cầu các nội dung hoạt động phải bám sát vào chủ đề: “Du lịch biển,
đảo”; lồng ghép vào các sự kiện, các lễ hội lớn của đất nước trong năm 2011, kết hợp
nhuần nhuyễn giữa các yếu tố: truyền thống và hiện đại, bản sắc dân tộc và giao lưu quốc
tế, nội dung và hình thức. Có thể nói đây là thời cơ lớn để chúng ta quảng bá về đất nước,
con người, văn hóa Phú Yên tạo điều kiện mạnh mẽ thúc đẩy ngành “ công nghiệp không
khói” Phú Yên phát triển.
Với tình hình trên, TX Sông Cầu cũng không thể tránh khỏi xu thế phát triển chung
của tỉnh. TX Sông Cầu có tiềm năng rất lớn về du lịch, nhất là du lịch biển đảo phục vụ
cho nghỉ dưỡng sinh thái. Tuy nhiên, những năm qua sự phát triển loại hình dịch vụ này
tại TX Sông Cầu vẫn chưa tương xứng. Theo UBND TX Sông Cầu, nguyên nhân là
1


nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch chủ yếu là của tư nhân, song phần lớn là các dự án
nhỏ lẻ, phân tán, không đủ sức hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Hình thức kinh
doanh du lịch chỉ dừng ở mức tận dụng cảnh quan thiên nhiên để mở nhà hàng ăn uống,
đáp ứng yêu cầu “ bình dân” của khách trong tỉnh và một ít khách vãng lai. Công tác quy
hoạch chi tiết, nhất là quy hoạch sử dụng đất, xây dựng kiến trúc, tôn tạo cảnh quan chưa
được quan tâm đúng mức. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông đến các
điểm du lịch chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đi lại khó khăn làm nản lòng du khách. Những
tồn tại, hạn chế này đã được địa phương nhận thấy nhưng không thể một sớm một chiều
khắc phục khi điều kiện kinh tế của TX Sông Cầu chưa thật sự phát triển vượt bậc.
Nắm bắt những điều đó nên việc vạch ra một đường lối cụ thể cho việc phát triển bền

vững du lịch sinh thái biển là cần thiết, vì vậy đề tài “ Định hướng phát triển bền vững du
lịch sinh thái biển của khu vực thị xã Sông Cầu – tỉnh Phú yên” được chọn làm luận văn
tốt nghiệp tại khoa Môi trường và tài nguyên – trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
1.2. Mục tiêu:
Mục tiêu của luận văn là xác định tình hình du lịch của thị xã Sông Cầu từ năm 2006
đến năm 2010 để có hướng đề xuất các định hướng phát triển bền vững du lịch biển phù
hợp với 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Cụ thể là đánh giá tình hình hoạt động tại
khu vực, xác định những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt
động đồng thời nêu ra những giải pháp phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới.
1.3. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu:
Luận chứng kinh tế và luận chứng khoa học là nền tảng của định hướng nghiên cứu.
Luận chứng kinh tế bao gồm tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi
trường… của khu vực thị xã Sông Cầu.
Luận chứng khoa học bao gồm những báo cáo, kế hoạch, phương hướng, định hướng,
nghị quyết của hoạt động phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung của địa
phương.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
1.4.1. Về kinh tế:
2


- Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành du lịch góp phần đóng góp vào thu
nhập của địa phương.
- Tăng mức sống của người dân địa phương.
- Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đúng với tiềm năng của địa phương.
1.4.2. Về văn hóa – xã hội:
- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch
- Khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử hợp lý để phục vụ phát triển du lịch một cách
hiệu quả.

- Định hướng phát triển phải gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương
và dựa vào cộng đồng địa phương.
1.4.3. Về môi trường:
- Định hướng phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và
các cảnh quan tự nhiên.
- Công tác bảo tồn, khai thác, quản lý, tôn tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải
được thực hiện chặt chẽ, hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn nghiên cứu: định hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái biển.
- Phạm vi nghiên cứu: tại khu vực Thị Xã Sông Cầu- Tỉnh Phú Yên.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các định nghĩa và khái niệm có liên quan:
2.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái:
2.1.1.1. Sơ lược về du lịch:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization - UNWTO), “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động
trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
- Du lịch – từ một hiện tượng xã hội.
+ Từ những năm xa xưa, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động
nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngay trong thời kỳ cổ đại, các nhà buôn, các quý tộc,

chủ nô đã sử dụng thời gian rỗi của mình để đi tham quan, giải trí ở những miền đất lạ đối
với họ.
+ Từ thế kỉ thứ 8 trước công nguyên, người Hy Lạp với những cuộc hành hương về
đỉnh Olympus đã bắt đầu hình thành những hoạt động du lịch đầu tiên của con người, đến
thế kỉ thứ 7 và thế kỉ thứ 8 là thời kỳ phát triển của du lịch tôn giáo; cho tới cuộc viễn du
của Marco Polo đến Nguyên Mông (Trung Quốc cổ) theo Con đường tơ lụa, cuộc thám
hiểm của Francesco Petrarka vào rặng núi Alps Provence, cuộc thám hiểm của Columbus

4


với việc phát hiện ra châu Mỹ trong các thế kỷ tiếp theo, con người đã dần làm phong phú
thêm các hình thức, phương thức, sản phẩm, hoạt động du lịch.
- Chuyển mình thành một ngành kinh tế.
+ Ngành kinh tế du lịch được hình thành đánh dấu bằng sự ra đời của các tuyến đường
sắt đầu tiên và của công ty du hành đầu tiên mang tên “Thomas Cook” và cho tới năm
1934 Hội các tổ chức du lịch chính thể (UIOOPT) được thành lập, ngành du lịch chính
thức được hình thành và ngày một phát triển cho tới ngày nay. Tuy mới ra đời song tốc độ
tăng trưởng của du lịch khá cao. Năm 1950 doanh thu của ngành du lịch (không kể vận
chuyển) mới chỉ đạt được 2,1 tỷ đô la Mỹ thì đến năm 2009 đã lên đến 852 tỷ đô la, tức là
tăng hơn 400 lần. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh với mong muốn vực
dậy nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình. Người Mỹ, người Tây Ban Nha và Pháp
gọi du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, “ngành xuất khẩu tại chỗ” vì những giá trị kinh tế
to lớn mà ngành này mang lại cho đất nước (Mỹ thu về 93,9 tỷ USD năm 2009 từ hoạt
động du lịch quốc tế, con số này của Tây Ban Nha là 53,2 tỷ USD và Pháp là 49,4 tỷ
USD).
+ Ở Việt Nam hiện nay, ngành du lịch đã tạo ra được khoảng 1,4 triệu việc làm, chiếm
2,9% lao động trong nền kinh tế quốc dân. Tuy du lịch mới chỉ bắt đầu được quan tâm,
song trong vòng hơn một thập kỷ qua (2000-2010), doanh thu đã tăng gấp 5,5 lần từ 17,4
ngàn tỷ đồng năm 2000 lên hơn 96 ngàn tỷ đồng năm 2010, đòng góp khoảng 4,5% GDP.

Nhiều văn kiện quan trọng của Đảng ta đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Ngày nay được xác định là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc.
+ Đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống
cho người dân. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Khi đi du lịch mọi người có điều kiện
tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn. Du lịch cũng góp phần quan trọng cho việc phục hồi
và phát triển truyền thống văn hoá dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong
chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục,
duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề... Cũng chính nhờ có du lịch cuộc sống
5


cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hoá có điều kiện hoà nhập với nhau, làm cho
đời sống văn hoá tinh thần trở nên phong phú hơn.
+ Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực giác sự
hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối
với khách. Nó tạo điều kiện cho họ thấy hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá
trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng một cách thực
tiễn nhất, du lịch góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề
toàn thế giới đang hết sức quan tâm.
+ Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích
thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những
khoảnh đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành
phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo
nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của khách.
+ Như vậy, không nên coi du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế, mà phải là một
ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc. Phải coi việc làm du lịch là thực hiện đồng thời
hai chức năng. Đó là chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Là một ngành kinh tế, du
lịch phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho đất nước thông qua nghĩa vụ thuế. Tuy
nhiên, ngoài nghĩa vụ này, người làm du lịch phải thấy rõ nghĩa vụ góp phần nâng cao

đoàn kết cộng đồng, dân trí, giữ gìn hoà bình, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc
gia v.v... là một trọng trách. Mặt khác về phía nhà nước cần có chính sách đầu tư, đãi ngộ
thoả đáng cho ngành du lịch (với tư cách là một ngành phi kinh tế) như đối với các ngành
y tế, giáo dục v.v...
2.1.1.2. Du lịch sinh thái (Ecotourism):
Là một khái niệm rộng được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối với một
số người, du lịch sinh thái là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là “ du lịch” và “ sinh
thái”.
- Theo hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế ( WTO): “ Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và Cải thiện phúc
lợi cho người dân địa phương”.
6


- Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey ( 1990):
“Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo
vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách
tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho
người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con
người”.
- Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST ở
Việt Nam: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
2.1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của DLST:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó
tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ rang giữa DLST
với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác.
+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về

những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa => thái độ cư xử của du khách tích
cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
+ Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát
triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp
bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
-Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST,
bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi
trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
7


+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng
địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và
sẽ có tác động trực tiếp đến DLST.
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan
trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.
-Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu chung hướng tới DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp
nhằm cải thiện môi trường sống cho cộng đồng địa phương.
2.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái
niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm
đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của
chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp
Quốc (LHQ), "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những

yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
mai sau".
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển
của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng
thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng
đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro
(Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi
trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda
21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị
khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương
trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng
hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và
Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên
8


tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về
phát triển bền vững.
Từ Đại hội Đảng lần thứ IX đã quyết định đưa ngành du lịch Việt Nam thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch góp
phần phát triển kinh tế xã hội. 10 nguyên tắc chủ đạo mà “Chương trình Nghị sự 21 về Du
lịch” cho toàn ngành nhằm đảo bảo phát triển du lịch bền vững gồm:
- Du lịch phải hỗ trợ nhân dân sống một cách lành mạnh, hữu ích và hài hoà với thiên
nhiên.
- Du lịch phải góp phần giữ gìn, bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái của Trái đất.
- Du lịch phải dựa trên sự bền vững về sản xuất và tiêu dùng.
- Phải loại bỏ hoặc hạn chế việc bảo hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Bảo vệ môi trường không thể tách rời với quá trình phát triển du lịch.
- Cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng sự nghiên cứu kỹ lưỡng về bản

sắc và văn hoá bản địa khi đưa ra các quyết định liên quan đến phát triển du lịch.
- Du lịch phải tranh thủ mọi khả năng để tạo việc làm cho phụ nữ và người dân bản
xứ.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với việc thừa nhận và ủng hộ bản sắc văn hoá cũng
như nhu cầu của người dân bản xứ.
- Phải tôn trọng các điều luật quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Các nước cần thông báo cho nhau về những thiên tai có thể gây ảnh hưởng xấu cho
du khách hoặc điểm du lịch.
Luật Du lịch ở Việt Nam thể hiện hướng bền vững trong tất cả 6 khoản của Điều 5: (1)
Phát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã
hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa – lịch
sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; (2) Bảo đảm
chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (3) Bảo đảm lợi ích quốc
gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch; (4) Bảo
đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch;
(5) Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất
9


nước, con người Việt Nam; và (6) Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc
tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

Xã hội

Kinh tế

Môi trường

Phát triển bền vững


Hình 2.1 Mối liên hệ giữa kinh tế, xã hội môi trường trong phát triển bền vững

10


2.2. Giới thiệu về thị xã Sông Cầu:
2.2.1. Điều kiện tự nhiên:
2.2.1.1.Vị trí địa lý:
Sông Cầu là thị xã ven biển miền trung nằm phía bắc của tỉnh Phú Yên. Với tổng diện
tích tự nhiên : 63655Ha (kể cả đầm, vịnh) trong đó diện tích tự nhiên: 48730 Ha nằm
trong tọa độ địa lý:Từ 13o 21 đến 13o 42 vĩ độ bắc.Từ 109o 06 đến 109o20 độ kinh đông.
Có vị trí địa lý :
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định.
+ Phía Nam giáp huyện Tuy An.
+Phía Đông là Biển Đông.
+ Phía Tây giáp huyện Đồng Xuân.
Toàn thị xã có 14 xã phường bao gồm: phường Xuân Thành, phường Xuân Yên,
phường Xuân Phú, phường Xuân Đài và các xã Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Lâm,
Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Hoà, Xuân Hải, Xuân Bình, Xuân Lộc.
Sông Cầu có Quốc lộ 1A đi qua, hầu hết các khu dân cư, các trọng điểm kinh tế - xã
hội, dịch vụ du lịch đều nằm trải dài theo hai bên tuyến Quốc lộ1A đây là thuận lợi rất lớn
trong việc giao lưu kinh tế, trao đổi văn hóa và phát tiển xã hội.
Bên cạnh đó còn có thêm Quốc lộ 1D (đường Qui Nhơn – Sông Cầu) đi qua 2 xã Xuân
Hòa và Xuân Hải mở ra khả năng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng Đông Bắc Sông
Cầu nói riêng và cả thị xã Sông Cầu nói chung.
Ngoài ra còn các tuyến đường nối với huyện Đồng Xuân gồm: Tuyến ĐT642 Triều
Sơn (Xuân Thọ 2) đi La Hai, tuyến Sông Cầu đi Đa Lộc, Xuân Lãnh. Các tuyến giao
thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế – xã hội với các địa phương trong
khu vực và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của thị xã
Sông Cầu.

Trung tâm chính trị, văn hóa của thị xã Sông Cầu cách thành phố Qui Nhơn 60 km và
cách thành phố Tuy Hòa 50 km.

11


2.2.1.2. Đặc điểm địa hình:
Sông Cầu có diện tích không lớn, nhưng có địa hình đa dạng, phức tạp , bao gồm
nhiều dải đồi, núi ở phíaTây và Tây Bắc (hơn 80% diện tích là đồi núi ) và nhiều nhánh
núi đâm ngang ra biển tạo nên: Các bán đảo (Tuy Phong, Từ Nham).
Các đầm vịnh ( Đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài ).
Các vùng đồi bát úp.
Các cánh đồng nhỏ hẹp, phân bố mạnh mún.
Với điều kiện địa hình như trên cho phép phát triển một nền kinh tế tổng hợp nông –
lâm – thủy sản tuy nhiên do có địa hình phức tạp cho nên phát triển sản xuất gặp rất
nhiều khó khăn nhất là sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp nhỏ, phân số
manh mún, gây nên sự tốn kém trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng
như xây dựng giao thông, thủy lợi và tổ chức sản xuất. Hằng năm vào mùa mưa do địa
hình dốc nên thường gây ra lũ làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất đai phá hoại hoa
màu, cây trái, đường xá và các công trình phục vụ đời sống và sản xuất.
Bờ biển Sông Cầu có nhiều nét đặc trưng cá biệt, có tổng chiều dài bờ biển trên 80km.
Với nhiều vũng, vịnh gắn liền với các đồi núi có nhiều vách đá đẹp , các dải cát tích tụ
đẹp -sạch như Nhất Tự Sơn, Gành Đỏ, Vũng La,Vũng Chào… hứa hẹn 1 tiềm năng du
lịch lớn.
2.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 26,7oC.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là ( tháng1): 20,8oC.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là (tháng 8): 33,7oC.
Nền nhiệt độ mang tính chất nhiệt đới rõ rệt hầu như nóng và nắng quanh năm , nhiệt

lượng ánh sáng dồi dào .
So các vùng phụ cận như Qui Nhơn, Tuy Hòa thì nhiệt độ ở đây mát mẻ, điều hòa
hơn, thích hợp cho sự phát triển nông lâm nghiệp , nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện tốt
cho du lịch nghỉ dưỡng.
12


Tuy nhiên trong một số thời gian nhất định (vào những ngày có gió Tây nam và thời
điểm buổi trưa tháng 5, 6) nhiệt độ lên cao làm hạn chế phần nào đến sự phát triển kinh tế
của vùng. Song vẫn khắc phục được là áp dụng những giải pháp thích hợp để sử dụng đất
hợp lý, tránh các thời điểm đó.
b. Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 -1700 mm.Không có sự thay đổi lớn giữa các
vùng.
Mùa mưa (có lượng mưa tháng ổn định trên 100mm) kéo dài trên 4 tháng, bắt đầu từ
tháng 9 và kết vào trung tuần tháng 12. Mưa lớn tập trung, chiếm 76% tổng lượng mưa cả
năm, do địa hình dốc, đồi núi thấ, đồng bằng nhỏ hẹp nên thường gây ra lũ lụt ảnh hưởng
đến đến sản xuất và giao thông đi lại.
Mùa khô: ít mưa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 8, mặc dù mùa khô kéo dài nhưng do
ảnh hưởng của giải hội tụ nhiệt đới tháng 5, 6 thường có mưa sau đó là tiểu hạn vào tháng
7, 8 tạo nên 5 tháng khô, 3 tháng hạn và 1 tháng kiệt. Đã làm cho sản xuất gặp nhiều khó
khăn tuy nhiên nhờ có mưa tiểu mãn cho nên có thể lợi dụng thời kỳ này để tổ chức sản
xuất , sử dụng đất cho phù hợp.
c. Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình năm 80%.
Thời kì có độ ẩm trung bình cao (về mùa mưa) >85%.
Thời kì có độ ẩm trung bình thấp ( về mùa khô) 75%.
Mặc dù có độ ẩm trung bình thấp, nhưng do ảnh hưởng của đại dương cho nên độ ẩm
vào mùa khô ở Sông Cầu vẫn cao hơn các vùng lân cận, khí hậu vẫn mát mẻ trong mùa
khô. Đây là đặc trưng của khí hậu thung lũng ven biển và đầm vịnh là điều kiện tốt để

phát triển sản xuất, đồng thời cũng là điều kiện tốt cho phát triển dịch vụ du lịch và nghỉ
dưỡng.
d. Chế độ gió, bão:
Tốc độ trung bình 3-4 m/s.
Tầng suất xuất hiện các cơn bão rất thấp 1% (chung cho cả tỉnh).
13


Gió Tây nam khô nóng có xuất hiện, nhưng số ngày có cường độ mạnh chỉ có 8 đến
10 ngày.
Hướng gió: từ tháng 11 đến tháng 5 chủ yếu gió Bắc và Đông bắc. Từ tháng 3 đến
tháng 5 chủ yếu gió Đông và Đông Bắc. Từ tháng 6 đến tháng 10 chủ yếu là gió Đông
Nam xen lẫn gió Tây nam. Hướng gió thịnh hành chủ yếu vẫn là Đông và Đông Nam, tạo
điều kiện mát mẻ cho khu vực.
e. Chế độ bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân cả năm 1326 mm, lượng bốc hơi lớn thuận lợi cho sản xuất
muối tạo độ ẩm không khí cao, mát mẻ. Song do lượng bốc hơi cao làm ảnh hưởng đến
sản xuất nông lâm nghiệp, phần nào ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi.
f. Sương mù:
Thường xuất hiện trên các dãy núi cao từ 300m trở lên, các vùng thấp trong năm cũng
có một số ngày xuất hiện nhưng không đáng kể, ít ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
g. Thủy văn:
Do có địa hình phức tạp, độ dốc cao nên Sông Cầu có nhiều suối, ít sông, nhiều ghềnh
và vực sâu, mạng lưới sông suối tương đối dày (mật độ 0,35 - 0,50 km/km2 ) và mang
những đặc trưng cơ bản sau:
- Đặc trưng hình thái của các lưu vực theo dạng “nhánh cây” hoăc dạng lông chim. Do
bắt nguồn từ vùng núi cao nên độ dốc lưu vực lớn từ 10-20% nên khả năng tập trung nước
nhanh, ngược lại vùng hạ lưu địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, khả năng thoát nước
chậm gây ra lũ lụt.
- Sông suối chủ yếu tập trụng ở phía Bắc thị xã, sông suối ngắn diện tích lưu vực hẹp,

độ dốc lớn do đó việc xây dựng các công tình thủy lợi thường rất phức tạp chi phí xây
dựng lớn, suất đầu tư cao.
- Mùa khô sông suối bị cạn kiệt và thường thiếu nước cho các nhu cầu sản xuất và đời
sống. Một số thôn thường thiếu nước sạch sinh hoạt.
- Mùa mưa ngắn, tập trung, dòng chảy lớn thường rơi vào giai đoạn tháng 9, 10, 11,
12. Nhưng do lượng mưa đầu mùa thường có cường độ nhỏ, hơn nữa còn phải cung cấp
cho quá trình thấm thấu trên lưu vực , vì vậy hệ số dòng chảy vào đầu mùa mưa không
14


×