Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.53 KB, 24 trang )

STT Tên Phân công công
việc
Phân
loại
Ghi chú
1. Phạm Thanh Hương
2. Đoàn Thị Phương
Anh
3. Vũ thị Vân Anh
4. Đàm Thị Bích
5. Phạm Thị Chi
6. Phạm Văn Chinh
7. Nguyễn Đức Chiến
8. Phùng Gia Chiến
9. Nguyễn Cao Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch đã ra đời từ rất lâu. Trong đó loại hình du lịch đền chùa cũng đã tồn
tại trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ rất xa xưa. Tuy nhiên, trước
đây, người ta chỉ quan niệm, đi đền chùa là để cầu may, cầu lộc... là để thoả mãn
đời sống tâm linh của mình. Trong thời gian gần đây, đền chùa mới được coi là
một điểm du lịch, việc đi đền đi chùa không còn là thuần tuý chỉ là khấn vái, cầu
may mà còn đồng nghĩa với việc đi du lịch. Do vậy, tuy du lịch đền chùa không
còn là mới nhưng hiện nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du
lịch, mới được quan tâm phát triển và trùng tu tôn tạo. Đặc biệt, cùng với việc
mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, vấn đề cải tạo đền chùa ra sao, quy hoạch
như thế nào cho hợp lý... cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Vì vậy, với bài thảo luận mang chủ đề: “Định hướng phát triển loại hình du
lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng”, nhóm em muốn đưa một cái nhìn mới về loại
hình du lịch đền chùa đồng thời cũng xin góp một số ý kiến để phát triển loại
hình này hơn nữa.
Do việc tìm hiểu còn hạn chế, bài viết còn nhiều sơ suất, rất mong được cô góp ý


để đề tài thảo luận thêm hoàn chỉnh.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm chung.
Du lịch là một hoạt động của nhóm người hay cá nhânnào đó phụ thuộc vào
chuyến đi. Dưới góc độ một nhà kinh tế học thì khái niệm du lịch phân ra thành
hai loại:
- Tư cách là người đi du lịch thì du lịch và việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ
hàng hoá của một cá nhân khi việc tiêu dùng có liên quan tới việc đi lại và lưu trú
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, tìm hiểu nền văn hóa
và các nhu cầu khác.
- Với tư cách là nhà tổ chức doanh nghiệp thì du lịch là việc sản xuất ra các hàng
hoá dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm đảm cảo việc đi lại, lưu
trú, ăn uống, giả trí cho khách du lịch với mục đích thoả mãn đầy đủ nhất nhu
cầu vật chất tinh thần đó.
1.1.1 Khái niệm loại hình du lịch.
Loại hình du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du
lịch. Tất cả khách du lịch đều không giống nhau do vậy cũng tồn tại nhiều loại
hình du lịch khac nhau.
1.1.2Khái niệm loại hình du lịch đền chùa.
Thoả mãn nhu cầu tín ngưõng cũng như nhu cầu tham quan của khách du
lịch, nó thể hiện qua các cuộc thăm viếng tới các đền chùa, đây là loại hình du
lịch khá lâu đời nhưng lại là loại hình du lịch khá mới tại Hà Nội mở rộng.
1.2 Phân loại các loại hình du lịch
1.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du
lịch của con người. Theo tiến sĩ Harssel có mười loại hình du lịch phổ biến theo
cách phân chia này :
a) Du lịch thiên nhiên: Hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí
ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật
hoang dã.

b) Du lịch văn hóa : thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là
truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm
đến. Họ sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham
dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của
địa phương.
c) Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với
những người khác là quan trọng nhất.
d) Du lịch hoạt động: Thu hút du khách bằng một hoạt động được xác định
trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kì nghỉ của họ.
Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi
đi du lịch nước ngoài, một số lại muốn thám hiểm khám phá cấu tạo địa chất
của một khu vực nhất định.
e) Du lịch giải trí: Nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn để phục hồi thể lực và
tinh thần cho con người. Loại hình này thu hút những người mà lý do chủ
yếu của họ đối với một chuyến đi nghỉ là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.
f) Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất,
sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như: quần vợt, đánh gôn, bóng
chuyền bãi biển, lướt sóng …..
g) Du lịch chuyên đề: Liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng
một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ,
thu hút những người kinh doanh, sinh viên thực tập, nghiên cứu.
h) Du lịch tôn giáo: Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người
theo các đạo phái khác nhau. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn
phổ biến đến ngày nay.
i) Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện
thể chất của mình. Nơi điển hình là các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi
cao hoặc ven biển,các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng.
j) Du lịch dân tộc học: Đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quê cha
đất tổ tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm
kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.

Có tác giả phân loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm hai nhóm
chính:
- Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá.
- Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín
ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, kinh doanh….
1.2.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
Có các loại hình du lịch sau:
a) Du lịch quốc tế liên quan đến các chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ
biên giới quốc gia của khách du lịch. Loại hình du lịch này tạo ra dòng chảy
ngoại tệ giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia.
Được phân chia làm hai loại nhỏ:
- Du lịch quốc tế đến là chuyến viếng thăm của những người từ quốc gia
khác
- Du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước
khác.
b) Du lịch trong nước là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia
của họ
c) Du lịch nội địa bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến
d) Du lịch quốc gia bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.
1.2.3 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến của du lịch
Có các loại hình du lịch sau:
a) Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và
những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ hoàn toàn chấp
nhận các điều kiện địa phương và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch
vụ du lịch. Loại hình này ảnh hưởng không đáng kể tới văn hóa xã hội kinh tế
và môi trường của điểm đến.
b) Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc
đáo để giải trí, tìm kiếm sự mới lạ. Số lượng khách của nhóm này tương đối
ít, có nhu cầu về những sản phẩm chất lượng cao và không đàn hồi theo giá.

c) Du lịch khác thường: bao gồm những du khách không giàu có như tầng lớp
thượng lưu, họ thích đến những nơi xa xôi hoang dã, quan tâm đến những nền
văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm trong một tour tiêu
chuẩn.
d) Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo nhóm
nhỏ hoặc cá nhân đến những nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Đây là
sự mở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng sau này.
e) Du lịch đại chúng: Một lượng lớn khách du lịch tạo thành dòng chảy liên tục
tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu âu hoặc Hawaii vào các mùa du
lịch. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch
ở các quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách các điểm đến du lịch.
f) Du lịch thuê bao: Đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trường phát
triển đến các tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp nên có dung lượng lớn.
nó hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động thương mại trong kinh doanh du
lịch.
1.3 Sự biến đổi các loại hình du lịch.
Ý nghĩa của các động cơ và loại hình du lịch có sự khác nhau và biến đổi
theo thời gian. Với từng thời kỳ khác nhau thì loại hình du lịch có sự thay đổi
khác nhau. Loại hình du lịch thay đổi theo các thời kỳ sau.
Trước thế kỷ XVIII, rất ít khách du lịch vì mục đích giải trí, đa số họ đi vì
mục đích thương mại, hành hương hoặc các mục đích tín ngưỡng học tập và chữa
bệnh.Ở La Mã cổ đại và trung đại, du lịch giải trí hạn chế trong các chuyến tham
quan trong ngày với khoảng cách ngắn để tham dự các hoạt động như hội chợ, kễ
hội thể thao hoặc giải trí tiêu khiển. vì vậy nhu cầu giải trí và tiêu khiển thường ở
mức độ ít và sơ khai.
Trong thế kỷ XVIII, các chuyến đi du lịch hảo hạng ở Châu Âu trở nên
thịnh hành và mốt. Khách tham gia vào vhuyến đi này thuộc tầng lớp thượng lơu
va trẻ tuổinhằm mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên phần chủ yếu trong du
lịch này vẫn là mục đích thương mại.Chủ yếu những chuyến đi này thường được
nhà nước hoặc các nàh buôn lớn đài thọ nhằm giảm bớt sự rủi ro mạo hiểm trong

buôn bán thương mại. Du lịch chữa bệnh hoặc vì các lý do sức khoẻ đến giai
đoạn này thì phổ biến trong giới quý tôc, hoàng gia.
Đến thế kỷ XIX, việc phân phối thu nhập cho nhu cầu du lịch với tư cách
“nhu cầu cuối cùng” và việc mua sắm các sản phẩm để phục vụ nhu cầu cá nhân
của con người được diễn ra một cách thận trọng. Sự phát triển kinh tế từ sau
cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho du lịch đại chúng phát triển cả về
cung và cầu. Sự phát triển của công nghiệp làm cho nhiều đại gia đình bị chia
nhỏ tới song ở các khu vục trung tâm làm cho hu cầu thăm quê hương tăng lên.
Loại hình du lịch này vẫn phát triển và trở thành bộ phận quan trọng với du lịch
quốc tế tại nhiều quốc gia.
Đầu thế kỷ XX, du lịch nghỉ ngơi và giải trí đại chúng trở thành bộ phận
lớn nhất của du lịch toàn cầu. Tầu hoả và máy bay là những phương tiện vận
chuỷen chủ yếu, đồng thời sơ hữu cá nhân các phương tện đường bộ như ôtô, xe
máy làm tăng khả năng du lịch theo nhóm nhỏ. Một số phương tiện vạn chuyển
cổ điển trước đây trở thành sự hấp dẫn với du khách.
Nửa cuối thế kỷ XX có một số thay đổi quan trọng và đáng chú ý.
+ Do sự phát triển về số lượng và đa dạng hoá các công ty theo vị trí, sự bùng nổ
về hiệp hội giữa các nước và quốc tế đã làm tăngkhả nhanh nhu cầu về hội
họp,loại hình du lịch hội họp trở nên phát triển nhanh nhất trong 30 năm trở lại
đây.
+ Khả năng thương mại của các nhà cung ứng du lịch ngày càng tăng lên đã tạo
ra loại hình du lịch có định hướng cung
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) trên phạm vi toàn cầu có
40-45% là du lịch nghỉ dưỡng, 40% du lịch công việc, 8% du lịch thăm than
nhân bạn bè kết hợp với kỳ nghỉ hay đi công việc, 5-10% là loại hình du lịch
khác.
Sang thế kỷ XXI, sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự hội nhập quốc
tế đã thúc đảy và phát triển nhiều loại hình du lịch mới như: du lịch thể thao,mua
sắm và một số loại hình du lịch khác.Bên cạnh đó, các loại hình du lịch đặc biệt
mới xuất hiện với số người tham gia ít như du lịch mặt trăng, vũ trụ, du lịch đại

dương...dần dần trở nên phổ biến.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ
RỘNG
2.1. Thực trạng chung
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải
rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét
tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người
có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân
độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày
hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với
hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về
truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với
làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống
cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng
nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò
vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như:
thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam
Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội
của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất.
Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa
khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã
hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu...
Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là
một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người
đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân

càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên
đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với
các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ
tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh
hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ
niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến
sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương
Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng
nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm
Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh)
tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6
tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh
giặcMinh...
Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam
Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của
làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh
vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên
Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của
mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của
người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày
hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra,
người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy,
người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có
hội mừng năm Mới...
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng
cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước.
Tuy nhiên, du lịch đền chùa hiện nay gặp phải rất nhiều vấn đề tiêu cực. Đó là do
cơ sở vật chất, quy hoạch lễ hội, hay cả vì ý thức của những người tham gia lễ
hội...

Vì hầu hết những ngôi chùa đều đã được xây dựng từ rất lâu nên đã dần bị xuống
cấp và cần được tu bổ, nhưng trong quá trình tu bổ các nhà quản lý đã không chú

×