Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.18 KB, 25 trang )

Quan hệ giữa văn hoá và du lịch
Nhiều năm qua ở nước ta, có một bài học, một kinh nghiệm hết sức thuyết phục
là văn hoá trong du lịch ở nước ta vừa như là mục tiêu mang tính định hướng,
vừa như là một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội dung, là bản chất
đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của
các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trong mắt
bạn bè quốc tế.
Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con người, nó được hình thành
nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du lịch, tài nguyên du lịch và môi
giới du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là khách thể du
lịch, ngành du lịch là môi giới cung cấp sự phục vụ cho người du lịch. Xét theo
phạm trù văn hoá xã hội, du lịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con
người. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hướng tới, là nguyên nhân nội sinh
của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục đích gì (thăm thân, tìm hiểu,
nghiên cứu, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng…) hoặc theo phương thức nào (đường bộ,
đường sắt, đường biển, đường hàng không…) thì mục đích cuối cùng là nhằm
thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật
chất và tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ. Nói cách khác du lịch là hành vi ứng xử của con người với môi trường
tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ lợi ích cho họ và là hoạt động có lợi cho việc
thúc đẩy phát triển trí tuệ của loài người.
Đó là nhận định mang tính tổng quát còn biểu hiện cụ thể của mối quan hệ mật
thiết giữa văn hoá và du lịch được thể hiện qua các khía cạnh:
- Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình
thành lên hoạt động du lịch). Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình
thành lên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng
thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật
thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có
thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử văn hoá,
những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món ăn dân
tộc… Văn hoá phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao


tiếp… Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào
tài nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi
rừng, hang động…) cụ thể là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang
tính đặc thù dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán,
cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát
triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều
kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa
phương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến


trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống…
cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật,
các bảo tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du
lịch khai thác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây
dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người.
Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du
lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và
hiệu quả của hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương.

Di tích Ngọ Môn - Huế
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử,
đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của
mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói
riêng (hay vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế) đã được khẳng định. Nói
cách khác, hành vi kinh doanh muốn có được thành công phải được thực hiện
một cách văn hoá. Có thể gọi chung là nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh
doanh.
Xét ở một khía cạnh khác, mối quan hệ mật thiết này được thể hiện: nếu muốn
phát triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường

tự nhiên và môi trường nhân văn - hai yếu tố này không tách rời). Môi trường tự
nhiên như không có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá…môi
trường nhân văn đó là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân viên làm việc ở nơi du
lịch phải có văn hoá, tố chất văn hoá, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh…
Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách…là những
động lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch.
Ngược lại đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng
trong mối quan hệ này. Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn
các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trong
nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.
Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia được
tăng cường và mở rộng.
Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân
tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trước những biến cố của
lịch sử. Đấy có thể là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một
làn điệu dân ca, một món ăn dân tộc... thể hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ
thuật của các thời đại đã qua. Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó được


khôi phục, khai thác và tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu được thẩm nhận những giá
trị của những di sản đó.

Du lịch tìm hiểu các giá trị văn hoá dân tộc
Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các
địa phương tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có văn hoá. Nhờ đó
các tài sản văn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới
các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đương đại. Chính
vì văn hoá và du lịch có mối quan hệ tương tác/lẫn vào nhau như vậy nên văn
hoá và du lịch không thể tách rời nhau và càng không thể đối lập nhau.

Như vậy có thể xác nhận một luận điểm: du lịch là một hoạt động văn hoá mang
tính tổng hợp, hay nội hàm của du lịch là văn hoá và tính văn hoá đó được thể
hiện hoặc rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên suốt các mặt hoạt động du lịch. Các hoạt
động chủ yếu của du lịch bao gồm: ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải trí
(nhu cầu nội tại của con người...) thì trong tất cả các hoạt động đó ngoài việc để
làm thoả mãn nhu cầu đời sống thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều
mang những đặc trưng văn hoá, khát vọng về văn hoá - thể hiện sự ngưỡng mộ,
theo đuổi đối với nền văn hoá của nơi khác. Du khách có thể bỏ những căn
phòng với tiện nghi cao cấp để được sống trong các căn nhà sàn, nhà lá đơn sơ,
có thể bỏ phương tiện giao thông hiện đại để đi thuyền độc mộc, đi xe xích lô
lọc xọc trên những đường phố cổ, có thể bỏ những món ăn quen khẩu vị để
thưởng thức những món “khó chơi”, sẵn sàng tiêu tốn một khoản tiền lớn để
mua đặc sản của nước khác...
“Những vật mà du khách có thể nhìn thấy, ăn, sờ, cầm nắm được tuy là loại vật
chất cụ thể nhưng trong đó đều bao chứa loại văn hoá tinh thần nào đó mà du
khách đi xem, đi mua, đi ăn, điều chủ yếu nhất mà họ chọn không phải là bản
thân vật chất mà ở chỗ thoả mãn nhu cầu tâm lý tìm cái mới, cái lạ, cái đẹp” (1).
Vì thế du lịch mặc dù là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động
kinh tế, nhưng về tổng thể du lịch là một hoạt động văn hoá - một sinh hoạt văn
hoá xã hội của loài người.
2. Văn hoá du lịch
“Văn hoá du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hoá và du lịch mà
là sự kết hợp giữa du lịch và văn hoá, là kết quả tinh thần và vật chất do tác
động tương hỗ lẫn nhau giữa 3 loại: nhu cầu văn hoá và tình cảm tinh thần của
chủ thể du lịch (du khách), nội dung và giá trị văn hoá của khách thể du lịch (là
tài nguyên du lịch có thể thoả mãn sự hưởng thụ tinh thần và vật chất của người
du lịch), ý thức và tố chất văn hoá của người môi giới phục vụ du lịch (hướng
dẫn viên, thuyết minh viên, người thiết kế sản phẩm, nhân viên phục vụ…) sản



sinh ra” (2). Bất cứ một trong 3 yếu tố này đều không thể đơn độc tạo thành văn
hoá du lịch. Nếu tách khỏi khách thể du lịch, thì du khách sẽ mất đối tượng tham
quan thưởng thức, không thực hiện được khát vọng văn hoá. Không có môi giới
du lịch thì chủ thể và khách thể du lịch không thể gặp nhau, không thể thực hiện
được du lịch, mà không có du lịch thì đương nhiên sẽ không thể nảy sinh ra văn
hoá du lịch. Nếu không có du khách và khách thể du lịch thì ngành du lịch lập ra
chỉ có danh, thì không sản sinh ra văn hoá du lịch mới, ngay cả thành phần văn
hoá du lịch vốn có cũng không thể thể hiện ra được.
Như vậy, văn hoá du lịch tức là nội dung văn hoá do du lịch thể hiện ra - là văn
hoá do du khách và người làm công tác du lịch tích luỹ và sáng tạo ra trong hoạt
động du lịch. Văn hoá du lịch được sinh ra và phát triển lên cùng với hoạt động
du lịch.
Tính văn hoá của chủ thể du lịch thể hiện ở quá trình thưởng thức du lịch. Trên
hết nó được bộc lộ qua ý thức đối với nhu cầu du lịch bởi điều đó thể hiện rõ
trình độ văn hoá nhất định và nhu cầu xã hội về nhiều mặt của mọi người.
Những quan niệm về giá trị, hình thức tư duy, tính thẩm mỹ, tích cách, tình
cảm… sẽ được bộc lộ trong hoạt động du lịch và nó phản ánh tâm lý dân tộc.
Ngoài ra nó còn được thể hiện qua hành vi du lịch biết hướng tới cái đẹp, trân
trọng và nâng niu cái đẹp. Đáng tiếc, nhiều bãi biển, nhiều danh lam thắng cảnh
đang ngày càng bẩn vì rác thải vứt vô tội vạ, chưa kể những dòng lưu bút viết vẽ
đủ kiểu, đủ loại trên các vách đá, thân cây, thậm chí còn khắc trên bia cổ…
Khách thể du lịch là cơ sở vật chất của văn hoá du lịch, các cơ sở này vừa cung
cấp đối tượng để du khách tham quan, thưởng thức du ngoạn, đồng thời cũng chỉ
có dưới sự quan tâm của du lịch mới có thể hoạt động được.
Tính văn hoá của khách thể du lịch được thể hiện qua các giá trị mà tài nguyên
du lịch có thể cung cấp cho du khách, những giá trị về thẩm mỹ vệ sinh, môi trường về khả năng nâng cao thể chất và tri thức cho du khách, chưa nói đến bản
thân khái niệm các giá trị rất rộng. Ví như một tài nguyên du lịch là một di tích
lịch sử văn hoá, giá trị thẩm mỹ ở đây là phải trân trọng tính xác thực, việc trùng
tu, tôn tạo làm biến dạng di tích, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ ban đầu của nó, vi
phạm tính nguyên gốc - tính xác thực lịch sử của di tích, đó có thể coi là một

hành vi không văn hoá. Điều đó không những không có tác dụng thu hút du
khách mà ở một chừng mực nhất định còn làm phương hại đến hình ảnh của
điểm du lịch, hình ảnh chung về nền văn hoá của cả quốc gia.
Tính văn hoá trong khách thể du lịch cũng được coi là một tiêu chuẩn để xác
định chất lượng sản phẩm du lịch.
Ngành du lịch vừa gồm các dịch vụ du lịch, quản lý điểm du lịch, trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng, cũng bao gồm việc xây dựng các khu, điểm du lịch, thiết kế
chương trình, bố trí các cơ sở dịch vụ... Nhiệm vụ cơ bản nhất là bắc cầu giữa
chủ thể và khách thể du lịch để kiếm tìm cái đẹp và cung cấp cái đẹp. Tính văn


hoá được thể hiện trong bộ phận môi giới này là ngành du lịch khi thiết kế tuyến
du lịch, xây dựng các khu điểm du lịch, các cơ sở du lịch, dịch vụ… phải tạo
được tính văn hóa. Phải có tác dụng nâng cao được phong vị cuộc sống của du
khách, khiến cho du khách cảm giác an lành, thư thái, làm giàu thêm tri thức về
thiên nhiên, con người và văn hoá, cảm thấy được cái đẹp của thế giới tự nhiên,
triết lý nhân văn và nền văn hoá bản địa.
Cần đảm bảo sự hợp lý, tối ưu trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng du
lịch, nhưng ngoài thông lệ quốc tế, còn phải có phần đặc thù của nó. Theo các
tuyến, điểm du lịch đã được quy hoạch chi tiết, phải từng bước xây dựng hệ
thống đường xá, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú: khách sạn, nhà hàng,
nơi mua sắm; phương tiện thông tin liên lạc...theo tiêu chuẩn quốc tế, càng hiện
đại, càng thuận lợi càng dễ thu hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh phần thông lệ
quốc tế, trong du lịch còn có những phần cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang
đậm bản sắc văn hoá dân tộc hấp dẫn du khách. Ví như tại các danh thắng, các
khu cảnh quan phải giữ được con đường gập ghềng uốn khúc qua các sườn núi,
ven sông, lên các hang động, chùa chiền mới là du lịch. Không thể hoặc nhất
quyết không được bê tông hoá/gạch hoá/ đá hoá hoàn toàn những con đường
quanh co, uốn lượn, đó là “phần hồn” của điểm du lịch. Đánh mất phần hồn ấy,
giá trị của của du lịch sẽ bị giảm sút và chất lượng du lịch cũng sẽ bị suy giảm.

Hay trong điểm du lịch là các ngôi làng, đô thị cổ, khi quy hoạch, xây dựng phải
đảm bảo không làm tổn hại đến không gian, bảo tồn những con đường cổ, nhà
cổ, cây cầu cổ, chợ, nơi sinh hoạt của cộng đồng cư dân thì điểm này mới khẳng
định được những giá trị đặc sắc, riêng có của nó một cách đầy đủ. Kể cả trong
trang thiết bị khách sạn, nhà hàng cũng vậy, ngoài phần quốc tế, phải tăng tỷ lệ
cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng mang phong cách riêng như tạo dáng kiến trúc,
trang trí nội thất, hoa văn trang trí, các vật dụng... làm từ các đồ thủ công truyền
thống như thêu ren, lụa, gốm, đá, cói...

Tính dân tộc trong trang trí kiến trúc
Tính văn hoá còn được biểu hiện bởi thái độ ứng xử, hiểu biết rộng, thói quen
chính xác khoa học của người môi giới du lịch nhất là người thiết kế sản phẩm
và đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch - người trực tiếp đi cùng với khách du lịch/
chủ thể du lịch trong suốt chuyến du lịch, là người có nhiệm vụ tìm kiếm cái đẹp
và cung cấp cái đẹp cho du khách.
Ngoài ra, phát triển được du lịch phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả
môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn). Môi trường xã hội
nhân văn gồm trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí, mức sống, ý thức tôn
trọng pháp luật, kể cả toàn bộ hệ thống thiết chế, luật pháp, cơ chế chính sách.
Môi trường xã hội nhân văn thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý rõ ràng,


phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích du
lịch phát triển.
Du lịch là một hoạt động có sẵn tính văn hoá nhưng suy cho cùng nó vẫn là một
hoạt động kinh doanh cho nên các sản phẩm của nó cũng phải đảm bảo tính văn
hoá
Để có một hệ thống sản phẩm - hàng hoá du lịch mang tính văn hoá thì nó phải
được thể hiện trong toàn bộ chi tiết từ tuyến du lịch, điểm du lịch, phương tiện
du lịch và các dịch vụ… nói chung phải xây dựng được sản phẩm đáp ứng được

hai yêu cầu: Tính đặc sắc và tính biểu trưng của nền văn hoá dân tộc.
Không phải bất cứ sản phẩm du lịch nào được khai thác từ văn hoá dân tộc cũng
đều mang sẵn tính độc đáo, mặc dù văn hoá bản thân nó đã mang tính đặc thù
cho mỗi quốc gia. Khai thác những yếu tố mang tính bản sắc, đặc trưng của văn
hoá dân tộc để hình thành các sản phẩm du lịch chính là tạo nên những sản phẩm
văn hoá đặc sắc, riêng biệt.
Du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số đang được thế giới quan tâm bởi ở đó du
khách sẽ được quan sát, tìm hiểu những tập tục, những lối sống cũng như những
giá trị văn hoá đặc sắc, riêng có, hiếm lạ. Nhiều nước trên thế giới có các dân tộc
ít người sinh sống. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có những lợi thế so sánh trong
phát triển du lịch đến với các vùng dân tộc ít người. Lợi thế đó được thể hiện
trong sự bảo lưu những nét sơ khai của văn hoá các dân tộc, trong lối sống, tập
tục, trong thói quen canh tác hay trong kiến trúc, trang phục, trong sinh hoạt văn
hoá nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt những nét văn hoá đó lại
được hoà quện với không gian sinh thái tự nhiên tuyệt đẹp, trong lành có sức
cuốn hút du khách. Ngoài ra, nét hấp dẫn của các nền văn hoá các dân tộc
ít người Việt Nam chính là đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hoá dân
tộc. Như vậy, đầu tư để phát triển loại hình du lịch tới các vùng dân tộc thiểu số
chính là tạo nên một loại hình du lịch văn hoá độc đáo, đặc sắc của Việt Nam.

Du lịch đến các vùng dân tộc thiểu số
Quốc gia nào cũng có hệ thống các đô thị nhưng khi khách đến thủ đô Hà Nội
chắc chắn sẽ thấy thích thú, thậm chí bất ngờ, khi đến đây, đến với đô thị, lại
gặp những “làng” cổ truyền dân dã. Đặc biệt nữa, là những nghề vừa hiếm lạ lại
vừa lâu đời cổ kính với “công nghệ” và “quy trình công nghệ” cùng những sản
phẩm đặc biệt của nó - chính là sức mạnh và sức hút quý báu cho du lịch/du
khách. Thêm nữa, phần lớn những làng nghề đặc sắc như thế này, ở dạng tổng
thể, tổng hoà của nó, đều là những “làng văn hiến thi thư” với những phong
cảnh - phong tục (mà hàng đầu là lễ hội) phong phú và hấp dẫn. Du lịch chắc



chắn tìm được điểm lý tưởng ở đây: một sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc đầy
sức hấp dẫn.
Cũng như vậy, du lịch sinh thái đang được cả thế giới quan tâm và hướng tới. ở
nhiều quốc gia nguồn tài nguyên tạo dựng loại sản phẩm này rất phong phú
nhưng riêng chỉ ở Việt Nam mới thể hiện hệ sinh thái nông nghiệp nông thôn
vùng nhiệt đới gió mùa vô cùng đa dạng, độc đáo với những đồng ruộng, mảnh
vườn, ao cá, cây trồng, vật nuôi… đi liền với nó là những phương thức sử dụng,
bảo vệ đất đai, nguồn nước, động thực vật, cách thức nuôi trồng… cảnh sinh
hoạt của những người dân, các phương tiện sản xuất thô sơ và đó là một nguồn
nguyên liệu đặc sắc để du lịch Việt Nam tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo.
Bản sắc văn hoá của một quốc gia, một địa phương là nền tảng cho việc tạo ra
những sản phẩm biểu trưng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Rõ ràng không
thể tạo nên những sản phẩm du lịch biểu trưng của Việt Nam bằng việc sao
chép, vay mượn từ hình mẫu các sản phẩm du lịch của Băngcốc, Bắc Kinh hay
Malayxia mà phải từ những giá trị văn hoá đặc trưng của Việt Nam. Bởi lẽ văn
hoá là nền tảng của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu của sự phát triển dân
tộc.Việc tạo những sản phẩm du lịch có tính biểu trưng cho nền văn hoá quốc
gia có một vai trò quan trọng trong việc xác định hình ảnh của quốc gia đó và
của ngành du lịch.
Văn hoá du lịch là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị văn hoá của toàn bộ
hoạt động du lịch. Tất cả những hoạt động của từng bộ phận, những sản phẩm
du lịch trong quá trình tạo dựng đều hướng vào mục đích hình thành nên những
nét đặc trưng riêng mang bản sắc văn hoá dân tộc, sẽ giúp hình thành nên một
văn hoá du lịch đặc trưng riêng cho đất nước.
Như vậy, toàn bộ mối quan hệ tổng hoà giữa khách du lịch, khách thể du lịch,
môi giới du lịch, sản phẩm du lịch và các thiết chế đã tạo ra một bộ phận văn
hoá du lịch. Ngày nay, văn hoá du lịch đã trở thành một thành tố mới trong
phạm trù văn hoá của mỗi quốc gia.


Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Trong nhận thức mới của nhân loại, văn
hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì
con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi
trường tự nhiên và xã hội; một hệ thống tổng
hoà các giá vật chất và tinh thần, vật thể và phi
vật thể, tĩnh và động; là hoạt động sáng tạo cả
tinh thần lẫn vật chất, chứ không bó hẹp trong
hoạt động tinh thần sáng tạo như cách hiểu
trước đây.


Văn hoá thấm sâu và lan toả rộng ra
khắp nơi, tác động trực tiếp lên tất cả các hoạt
động của con người, trở thành động lực và mục
tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát
triển kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.
Nếu thiên nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi
sống con người, thì văn hoá là cái nôi thứ hai,
trong đó toàn bộ đời sống tinh thần của con
người được tạo ra, nuôi dưỡng và phát triển.
Bao nhiêu khát vọng được hình thành và thoả
mãn, trong đó có khát vọng được đi tìm cái
mới, cái khác trong đời sống thường nhật của
mình. Nói cách khác văn hóa là nền tảng của
du lịch. Mỗi dân tộc có những sự khác nhau
trong ăn mặc, nói năng, sinh sống, đi lại, lễ
nghi, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng...
Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền

khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn
hoá cũng đã khác nhau. Chính sự khác nhau đó
là sự hấp dẫn du lịch, tạo ra các loại hình du
lịch. Sự trường tồn của văn hóa, tính tiên tiến
và bản sắc văn hóa cùng với sự tồn tại và phát
triển của nhân loại sẽ quyết định sự phát triển
của du lịch.
Một nơi muốn trở thành một điểm du lịch
thì thuận lợi nhất là phải có tài nguyên du lịch
hấp dẫn, được sử dụng để phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch. Đối với phần lớn
du khách, chính sự hấp dẫn của điểm du lịch
mới là động cơ thúc đẩy họ đi du lịch chứ
không phải là tiện nghi của khách sạn hay khu
du lịch. Chỉ những điểm du lịch hấp dẫn, an
toàn và thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
về vệ sinh, an ninh và chất lượng, mới thu hút
được khách du lịch, mới có thể thành công cả
trong hiện tại và tương lai, hay nói một cách
khác là mới phát triển bền vững được.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta
rất đa dạng, phong phú; vị trí địa lý thuận lợi
cho việc đi lại của khách cả đường bộ, đường
không và đường thuỷ là những thế mạnh của
Việt nam. Song, tài nguyên du lịch nhân văn
mang đậm nét bản sắc dân tộc của công động
54 dân tộc trên đất Việt, công cuộc đổi mới đất
nước thu được nhiều thành tựu, kinh tế phát



triển, chính trị ổn định, đường lối đối ngoại đa
dạng hoá, đa phương hoá, muốn làm bạn với tất
cả các nước, càng nhân lên sức hấp dẫn du lịch.
Trên 4 vạn di tích, trong đó có 4 di sản văn hoá
Thế giới, khoảng 3.000 di tích cấp quốc gia đã
được xếp hạng (79,3% số di tích xếp hạng quốc
gia là phân bố ở Bắc Bộ, 14,4% ở Nam Bộ và
6,3% ở Trung Bộ), khoảng 3.000 làng nghề
truyền thống, trên 1.000 lễ hội đang hoạt động,
hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, ca múa
nhạc dân tộc truyền thống (rối nước, chèo,
tuồng cổ, phong tục tập quán...) và nhiều thiết
chế văn hóa khác là những nguồn tài nguyên du
lịch đặc sắc của đất nước.
Du lịch có mối quan hệ mật thiết đối với
văn hoá. Văn hoá tạo ra sức hấp dẫn du lịch.
Bản thân tài nguyên du lịch nhân văn là sự thể
hiện của văn hoá xã hội. Cảnh quan thiên nhiên
cũng là sự hấp dẫn du lịch quan trọng khác, tuy
do tự nhiên tạo ra ban đầu, nhưng muốn khai
thác được phải có sự đầu tư tôn tạo của bàn tay
con người. Do đó, cảnh quan thiên nhiên không
tách rời khỏi cảnh quan nhân văn, mà phải
thống nhất trong hệ thống văn hoá hoàn chỉnh
mới có sức hấp dẫn du lịch lâu dài và bền vững.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và kết cấu hạ
tầng phục vụ du lịch là do con người tạo ra nên
nó mang tính văn hoá. Cộng đồng dân cư nơi
khách đến, nhân viên làm du lịch đều cần phải
có trình độ văn hoá nhất định nào đó mới có thể

phục vụ được khách du lịch, mới có thể sáng
tạo được môi trường du lịch tốt.
Được “xây” trên nền văn hóa, phát triển
phải dựa trên nền tảng văn hóa, nhưng du lịch
không thụ động mà có những tác động trở lại
văn hóa, phát triển vì mục tiêu văn hóa, góp
phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị
văn hóa. Trong sự phát triển của lịch sử nhân
loại, văn hoá xã hội của các vùng, miền, các
dân tộc, các khu vực có sự giao lưu, thâm nhập,
giao thoa với nhau. Bên cạnh sự giao lưu ngày
càng tăng giữa các nền văn hoá trên thế giới
nhờ vào sự phát triển của giao thông, thông tin
liên lạc, ngoại giao và thương mại, thì hoạt
động du lịch thúc đẩy hoạt động giao lưu văn


hoá một cách trực tiếp và nhanh nhất. Bởi lẽ,
một mặt nhu cầu du lịch là sự mong muốn được
thoả mãn sự tìm hiểu các nền văn hoá khác,
thôi thúc con người đi du lịch để giao lưu; mặt
khác du lịch là hoạt động thực tiễn của con
người, theo nghĩa rộng, nó thuộc về phạm trù
văn hoá, là một hoạt động văn hoá mang tính
cao cấp, xuất hiện và xếp sau các hoạt động
văn hóa đáp ứng nhu cầu sống thường nhật của
con người.
Như vậy, du lịch là một hoạt động văn
hoá mang tính tổng hợp và xã hội hoá cao. Mọi
hoạt động của nó đều theo đuổi hoặc chứa đựng

một loại hình, một hình thức văn hoá nào đó.
Dù ý thức hoặc vô thức từ phía người làm du
lịch, văn hoá đều phải xuyên suốt các mặt hoạt
động của du lịch. Các nhu cầu du lịch chủ yếu
bao gồm đi lại, ăn uống, lưu trú, mua sắm,
tham quan, vui chơi giải trí đều chứa đựng đặc
trưng văn hoá. Trong ăn uống, lưu trú, đi lại,
mua sắm không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
bình thường mà còn là sự khám phá, thưởng
thức, trải nghiệm; tham quan và vui chơi giải trí
là nhu cầu đặc trưng của chuyến đi du lịch càng
thể hiện rõ nét hơn tính văn hoá. Tất cả các
dịch vụ và hàng hoá du lịch đáp ứng được các
nhu cầu này có giá trị đối với khách du lịch ở
chỗ nó thoả mãn được các nhu cầu tìm đến cái
mới, cái khác biệt của nơi họ đến du lịch so với
nơi ở thường ngày của mình, giúp cho du khách
tìm được cái đáp ứng khát vọng hướng tới cái
chân, cái thiện, cái mỹ, ba trụ cột vĩnh hằng của
sự phát triển văn hoá nhân loại.
Ai cũng biết rằng, du lịch tuy phải dựa vào kinh
tế để có cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt
động du lịch và bản thân du lịch cũng là một
ngành kinh tế tổng hợp, nhưng nhìn tổng thể và
xét cho đến cùng thì du lịch là một hoạt động
văn hoá. Tính văn hoá của du lịch, hay nói gọn
là văn hoá du lịch, không phải là phép cộng
đơn thuần giữa văn hoá với du lịch mà là hình
thái văn hoá trong lĩnh vực du lịch, có nội dung
xác định. Văn hoá du lịch là một hình thức văn

hoá xã hội đặc thù, do hoạt động du lịch sinh ra
hoặc liên quan mật thiết với nó. Văn hoá du


lịch sẽ phát triển cùng với sự phát triển của du
lịch.
Hoạt động du lịch sẽ góp phần giới thiệu,
giá trị nền văn hoá độc đáo của Việt Nam mấy
nghìn năm văn hiến thông qua xúc tiến du lịch,
tổ chức tạo sản phẩm phục vụ khách và tổ chức
các chương trình du lịch. Bằng các ấn phẩm
quảng cáo xúc tiến, vẻ đẹp về đất nước, con
người Việt Nam sẽ được giới thiệu trong và
ngoài nước. Trong quá trình hoạt động, ngành
Du lịch phải làm cho sản phẩm, dịch vụ của
mình chứa đựng ngày càng tăng hàm lượng văn
hoá ngay từ xây dựng các công trình du lịch, tổ
chức các dịch vụ khách sạn, hướng dẫn, giới
thiệu tham quan, vui chơi giải trí và cả trong
thái độ phục vụ khách... Như vậy không phải
chỉ có ngành Du lịch giới thiệu nền văn hoá
Việt Nam với khách, mà các ngành, địa phương
và nhân dân nơi khách đến đều phải có trách
nhiệm và truyền tải được giá trị độc đáo của
bản sắc văn hóa nước ta đến với du khách quốc
tế và đặc trung riêng có của văn hóa mỗi vùng,
miền, dân tộc đến với khách du lịch nội địa.
Trong chuyến đi của mình, khách du lịch
thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và
thường tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông

qua giao tiếp đó, văn hoá của cả khách du lịch
và của cộng đồng dân cư nơi khách đến được
trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho
con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về
lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập
quán, đạo đức, chế độ xã hội... làm giàu thêm
khả năng thẩm mỹ, tôi luyện tình cảm, thoải
mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn
hoá nghệ thuật của đất nước, một vùng, một địa
phương. Du lịch còn là phương tiện giáo dục
lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền
thống dân tộc. Thông qua chuyến đi du lịch mà
con người được làm quen với cảnh đẹp, với
lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó càng thêm yêu
đất nước mình; cộng đồng dân cư địa phương
cũng thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản
địa, nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể địa phương
mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản


văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi
trường tự nhiên và xã hội. Du lịch quốc tế có
vai trò quan trọng trong giáo dục tinh thần quốc
tế, làm cho mọi người thấy cần thiết phải phát
triển và củng cố các mối quan hệ quốc tế, làm
cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, góp phần
bình thường hoá quan hệ, giữ gìn, củng cố hoà
bình và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân
tộc, tăng cường sự hợp tác, hội nhập trên mọi

lĩnh vực vì lợi ích phát triển chung.

Văn hóa và du lịch có mối quan hệ khá khăng khít, luôn tác động qua lại lẫn
nhau trong quá trình phát triển. Mới đây rộ lên những hành vi vô văn hóa làm
ảnh hưởng xấu tới du lịch như nạn "chặt chém" du khách, tăng giá thuê
phòng, giá dịch vụ một cách phi lý, giá một cốc nước giải khát bình thường lên
tới hàng trăm nghìn đồng, đi xích-lô một quãng đường ngắn cũng lên đến tiền
triệu, đi ta-xi thì bị đưa vòng vèo, gian lận số đo đi đường, lấy giá tùy tiện.
Trong khi đó, việc đi lại thiếu an toàn, đã xảy ra cướp giật giữa chỗ đông
người, rồi tai nạn, đeo bám du khách, chèo kéo mua hàng lưu niệm không có
giá trị mà lại lấy giá đắt. Văn hóa giao thông cũng rất kém khi người, xe tham
gia giao thông thường vi phạm luật đi đường, chen lấn, tranh giành nhau đi,
gây ra ùn tắc và tai nạn giao thông... Tất cả những hiện tượng đó để lại ấn
tượng khó chịu, nặng nề cho du khách. Không ít du khách nước ngoài đến nước
ta một lần và không bao giờ quay trở lại. Rõ ràng, du lịch đang rất cần đến một
môi trường văn hóa lành mạnh để phát triển bền vững. Ở đó con người lịch sự
văn minh, thân thiện; ở đó du khách có thể thoải mái cảm nhận được vẻ đẹp đất
nước và con người Việt Nam chúng ta.
Nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh đã tạo thế mạnh cho du lịch Việt
Nam, trong đó có tới 14 di sản vật thể và phi vật thể được UNESCOcông nhận
là di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên trong cuộc hội thảo quốc tế "Mười năm
thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - Bài học kinh nghiệm và
định hướng tương lai" mới được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam, nhiều nhà nghiên
cứu đã lên tiếng cảnh báo, nếu tổ chức và quản lý không tốt, du lịch sẽ phá hủy
di sản. Bà I-ri-na Bô-cô-va, Tổng Giám đốc UNESCO cho biết: "UNESCO kêu
gọi cộng đồng LHQ cần làm gì để tiếp cận và bảo tồn văn hóa gắn với phát
triển bền vững. Bởi trong quá trình phát triển nếu không có văn hóa sẽ không
có di sản văn hóa". Ðiều này thể hiện khá rõ nét trong việc tổ chức và quản lý
lễ hội truyền thống ở nước ta. Lễ hội truyền thống thường gắn với di tích lịch
sử, văn hóa và thắng cảnh. Một số lễ hội đã bị thương mại hóa. Cư dân địa

phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương
mại. Lễ hội trở nên xô bồ, nhếch nhác, che lấp mất giá trị quý giá vốn có của
nó. Không ít nơi, di tích bị xâm hại, bị làm mới, mất đi giá trị nguyên gốc.
Người ta chỉ biết đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến chuyện lâu dài, khi


di sản bị làm méo mó, mất giá trị, liệu còn ai biết đến để tham quan du lịch
nữa.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, giải quyết tốt mối quan hệ văn hóa và du
lịch có tầm quan trọng, cấp thiết đến nhường nào. Dường như thời gian qua, sự
phối hợp hành động giữa ngành văn hóa và ngành du lịch còn lỏng lẻo, thiếu
chặt chẽ. Những người trông giữ di sản không am tường về du lịch, còn những
người làm du lịch thì tìm mọi cách để thu hút khách mà không cần quan tâm
đến việc có làm tổn hại đến di sản hay không. Trong quá trình phát triển, mỗi
di sản không thể "đóng cửa" chỉ trông chờ vào kinh phí của Nhà nước để bảo
tồn, mà còn cần được quảng bá rộng rãi không những ở trong nước mà còn
vươn ra thế giới để giới thiệu rộng rãi với mọi người về đất nước và con người
Việt Nam, từ đó có thêm nguồn kinh phí phục vụ tôn tạo, sửa chữa. Ngành du
lịch cũng cần dựa vào di sản mới có nội dung đa dạng, hấp dẫn du khách. Vậy
tại sao hai ngành không liên kết chặt chẽ với nhau để thống nhất hành động vì
lợi ích chung? Việc kết hợp hài hòa giữa hai ngành sẽ giúp những người làm
văn hóa có đầu óc và kỹ năng làm du lịch, sáng tạo nhiều hình thức sống động
phô diễn tất cả giá trị, vẻ đẹp của di sản, đồng thời những người làm du lịch
càng hiểu sâu sắc giá trị của di sản để tìm cách thu hút du khách mà không gây
ra nguy cơ phá hỏng di sản.
Nhân tố mang tính quyết định đến sự thành công trong việc giải quyết mối
quan hệ văn hóa và du lịch là sự quan tâm của lãnh đạo và ý thức của người
dân nơi có di sản. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương bằng những chương
trình, kế hoạch cụ thể sẽ huy động được sự tham gia của tất cả các ban, ngành,
đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động

của di sản. Thiếu sự quan tâm ấy, chắc chắn hoạt động văn hóa và du lịch sẽ
chuệch choạc, mất phương hướng và dễ rơi vào tình trạng "trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược". Người dân cũng giữ vai trò chính trong việc xây dựng môi
trường văn hóa cho du lịch. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục tinh thần tự
hào, ý thức bảo vệ di sản cần quan tâm đến sự hưởng lợi của họ. Vấn đề là sự
hưởng lợi ấy cần được tổ chức, quản lý một cách quy củ, minh bạch, tránh tình
trạng manh mún, mạnh ai nấy làm. Hoạt động văn hóa du lịch vừa bảo tồn và
phát huy di sản vừa góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, trên cơ sở đó du
lịch mới phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước.

VĂN HÓA DU LỊCH VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Văn Bốn
Khoa Du lịch
Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang


Đã in trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 335 Tháng 5 - 2012, tr. 35 - 37.
Trong nhiều thập niên qua, ngành du lịch được coi là một trong những lĩnh
vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới, trở thành động lực chủ yếu đối
với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia. Mỗi quốc gia đều tập trung
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác các nguồn
tài nguyên, đặc biệt là lợi thế về văn hóa dân tộc.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang tăng cường xu thế và hội nhập
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch… trong đó, du lịch đóng vai
trò quan trọng cả trên phương diện kinh tế lẫn văn hóa. Điều này được khẳng
định trong Pháp lệnh Du lịch: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách quốc tế, góp phần nâng

cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
Như vậy, Pháp lệnh Du lịch đã đưa ra nội dung cơ bản, bản chất của du lịch
Việt Nam là du lịch văn hóa. Du lịch Việt Nam muốn phát triển tất yếu phải khai
thác, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
1.Các giá trị văn hóa vật chất
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và tinh thần, do
vậy, tương ứng với nó là hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần. Từ đó, quan
niệm văn hóa được phân chia thành hai dạng là văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần.
Văn hóa vật chất còn được gọi là văn hóa vật thể, bao gồm toàn bộ những
sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra như: đồ ăn, đồ
mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại,
các di tích lịch sử - văn hóa…Các giá trị văn hóa vật chất là nguồn tài nguyên
nhân văn quan trọng trong quá trình quy hoạch để phát triển du lịch cho từng
vùng miền, địa phương và quốc gia. Các giá trị văn hóa vật chất chủ yếu được
khai thác thông qua hệ thống các di tích lịch sử, di tích lịch sử - văn hóa để tạo
nên các tuyến và các điểm tham quan của du khách.
Các giá trị văn hóa còn được ứng dụng, khai thác trong quá trình tạo ra hệ
thống cơ sở vật chất, trang trí cơ sở hạ tầng của ngành du lịch như: khách sạn nhà hàng, văn phòng du lịch, những trung tâm dịch vụ giải trí du lịch,… Khi
thiết kế khách sạn, nhà hàng hay văn phòng du lịch… họ đều sử dụng các vật
liệu, hay kiểu dáng, phong cách kiến trúc để tạo nên sự khác biệt để gây ấn
tượng cho du khách.
Các giá trị văn hóa ẩm thực được chủ yếu khai thác thông qua hoạt động
kinh doanh đồ ăn, đồ uống; dựa trên đặc điểm ẩm thực của các vùng, miền để
xây dựng những chương trình du lịch tạo nên sự hấp dẫn cho du khách. Thông
qua cách ăn, nghệ thuật chế biến, du khách sẽ có cơ hội hiểu thêm về văn hóa
độc đáo của các vùng miền trên đất nước Việt Nam. Ví như, khi tặng cho du
khách Mỹ một chiếc điếu cày bằng tre, họ được nghe giải thích về tập quán hút



thuốc lào trong văn hóa người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ qua câu ca dao
sau: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào. Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.
2.Các giá trị văn hóa tinh thần
Văn hóa tinh thần còn được gọi là văn hóa vô hình, văn hóa phi vật thể bao
gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo
ra như: tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội,
đạo đức, văn chương, âm nhạc… Các giá trị văn hóa phi vật thể được khai thác
vào hoạt động kinh doanh du lịch:
Các giá trị lịch sử văn hóa trong kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam và
lễ hội du lịch như lễ hội gắn với cuộc sống của cư dân sản xuất nông nghiệp lúa
nước, canh tác nương rẫy, môi trường sông nước; lễ hội gắn với các danh nhân
văn hóa, danh nhân lịch sử, và các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc… Lễ hội
truyền thống và hiện đại chính là cơ hội để thu hút du khách, quảng bá văn hóa
du lịch của từng địa phương, vùng miền và quốc gia, ví như lễ hội văn hóa du
lịch quốc tế cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội du lịch Huế (Hue Festival), lễ hội
văn hóa du lịch dân ca quan họ Bắc Ninh…
Thông qua việc tìm hiều các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo và phong
tục tập quán, nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, điêu khắc tại các điểm tham quan
là những ngôi miếu, đền, đình, chùa, tháp… sẽ làm cho du khách thêm hiểu rõ
hơn về văn hóa Việt Nam.
Nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống là các điệu ví, hò, lý, ca trù, dân
ca… cũng được phát huy để phục vụ cho khách du lịch như ca bài chòi trên sông
Thu Bồn, ca Huế trên sông Hương, dân ca quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật hát ca
trù, nghệ thuật múa rối nước, các điệu lý của người VIệt ở Nam Bộ, âm nhạc và
những điệu múa của người Chăm…
Các làng nghề truyền thống Việt Nam cũng là nhuẽng điểm tham quan thu
hút du khách trong và ngoài nước hiện nay như làng tranh dân gian Đông Hồ
(Bắc Ninh), gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương), gốm Bầu
Trúc (Ninh Thuận)…bên cạnh đó du khách sẽ hiểu thêm về những đặc trưng văn
hóa làng xã cổ truyền ở từng vùng miền khác nhau.

3.Văn hóa du lịch từ góc nhìn thời gian
Văn hóa du lịch từ góc nhìn theo diễn trình lịch sử nghiên cứu, theo lịch đại
từ truyền thống đến hiện đại. Nói cách khác, văn hóa du lịch từ góc nhìn lịch sử
là khai thác các giá trị của lịch sử từng giai đoạn, từng thời kỳ. Ví như khi du
khách tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các hiện vật được trưng bày trong Bảo
tàng lịch sử Việt Nam, du khách sẽ hiểu biết về quá trình hình thành và phát
triển văn hóa Việt Nam qua các thời tiền sử, sơ sử, thời kỳ Bắc thuộc và chống
Bắc thuộc, thời kỳ tự chủ…và các nền văn hóa tiêu biểu như văn hóa Núi Đọ,
văn hóa Sơn Vi, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc sơn, văn hóa Đông Sơn, văn
hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai, văn hóa Chăm, văn hóa Óc Eo, văn hóa triều
Lý, văn hóa triều Trần,…


4.Văn hóa du lịch từ góc nhìn không gian
Từ góc nhìn địa - văn hóa nghiên cứu văn hóa du lịch theo chiều ngang,
không gian văn hóa vùng miền, từ điều kiện tự nhiên đến cảnh quan trong hệ
tương tác với con người.
Việt Nam có sáu vùng văn hóa, mỗi vùng có những điểm khác biệt để tạo ra
những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng.
Vùng văn hóa Tây Bắc, là phần lãnh thổ rộng lớn thuộc địa phận các tỉnh:
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và một phần của Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình,
miền núi Thanh - Nghệ. Với núi non trùng điệp và hệ thống và hệ thống sông
Đà, sông Mã, sông Chu. Đây là nơi sinh sống của các tộc người Mông, Dao, Hà
Nhì, Thái, Mường, Lự, Lào, Lô Lô, Kháng, Xinh mun… với phương thức canh
tác nương rãy là chủ yếu.
Vùng văn hóa Việt Bắc, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng
Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc
Giang. Các tộc người sinh sống là tộc người Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa…
Trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời, có trình độ phát triển cao về kinh
tế, văn hóa - xã hội so với các tộc người khác.

Hai vùng văn hóa trên chủ yếu khai thác các giá trị văn hóa tộc người, làng
bản để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Các giá trị văn hóa đó được thể
hiện trong lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, phương cách ứng xử, nghệ
thuật tạo dựng nhà sàn, văn hóa ẩm thực…
Vùng văn hóa Bắc Bộ, là khu vực nằm trên lưu vực sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Mã, sông Chu bao gồm các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định và
một phần của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh với nghề canh tác nông
nghiệp lúa nước là chủ yếu. Chủ thể văn hóa chính của vùng này chủ yếu là
người Việt và các tộc người khác như Tày, Thái, Nùng, Dao... Bắc Bộ được coi
là cội nguồn của văn hóa Việt với những trung tâm văn minh lớn như Đông Sơn,
Đại Việt và còn được xem là nơi hội tụ, lan tỏa văn hóa và giao lưu của nhiều
nền văn hóa khác như văn hóa Hán, văn hóa Ấn Độ và muộn hơn là văn hóa
Pháp, văn hóa phương Tây. Đây là khu vực với hệ thống các di tích lịch sử - văn
hóa, danh thắng, lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực… vừa phong
phú vừa đa dạng được kết tinh trong những sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn
văn hóa.
Vùng văn hóa Trung Bộ là khu vực bao gồm các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ
và duyên hải Nam Trung Bộ, như Thanh Hóa, Nghệ An… đến Ninh Thuận,
Bình Thuận. Khí hậu khắc nghiệt, địa hình đa dạng với các loại địa hình núi,
rừng, đồng bằng, biển và hải đảo thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch
gắn với các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ
thuật, văn hóa ẩm thực, văn hóa du lịch biển… Chủ thể văn hóa chính là người
Việt, Bru - Vân Kiều, Thái… và người Chăm. Đây còn là nơi tập trung những


trung tâm văn hóa cổ như: văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Quỳnh
Văn, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm, văn hóa Huế…
Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon
Tum, Đắk Lắck, Đắk Nông, Lâm Đồng là địa bàn sinh sống của trên hai mươi

tộc người nói các dạng ngôn ngữ thuộc hệ Môn - Khơme và Nam Đảo trong đó
các tộc người nhiều hơn cả là Ba na, Xơ đăng, M’nông, Mạ, Kơ ho, Ê đê, Gia
rai. Đó là các tộc người bản địa của vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các tộc
người này còn có mối quan hệ về nguồn gốc, lịch sử với người Chăm, vương
quốc Chămpa và văn hóa Chăm, văn hóa Lào. Từ sau 1975 đến nay, vùng
Trường Sơn - Tây Nguyên không chỉ có mối quan hệ mật thiết với người Việt
mà còn có sự giao thoa, tiếp biến văn hóa Việt. Vùng này cũng chủ yếu khai
thác các giá trị văn hóa gắn với các tộc người vào sự phát triển văn hóa du lịch
làng bản, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
Vùng văn hóa Nam Bộ là vùng đất mở cõi cuối cùng của người Việt về
phương Nam bao gồm các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ như tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố
Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Khu
vực này nằm trên lưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long, khi hậu phân chia
thành hai mùa đó là mùa mưa và mùa khô. Chủ thể văn hóa chính bao gồm
người Việt, Chăm, Khơme, Hoa, Mạ… Văn hóa ở vùng này mang tính tổng hợp
cao như văn hóa Hoa, văn hóa Khơme, văn hóa Việt… và muộn hơn là sự giao
lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây. Văn hóa du lịch vùng này mang tính
tổng hợp, vừa đa dạng nhưng lại có những nét khác biệt so với vùng văn hóa
khác, nó gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội truyền thống và hiện đại và du lich
sinh thái miệt vườn.
5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam
Từ việc phân tích mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và hoạt động kinh
doanh du lịch ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến việc
đào tạo tri thức văn hóa cho người học chuyên ngành du lịch. Người học cần
được cung cấp những kiến thức cơ bản về những đặc trưng văn hóa của dân tộc
Việt Nam, văn hóa trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo quan điểm
vừa mang tính hệ thống vừa mang tính tổng hợp. Đối với một đất nước đang
phát triển như Việt Nam, để đáp ứng được yêu cầu nói trên đòi hỏi phải nỗ lực

trên mọi phương diện, tận dụng lợi thế của văn hóa trong phát triển du lịch. Bên
cạnh đó, cũng cần đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng du
lịch, nâng cao đào tạo về kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cho
học sinh, sinh viên thuộc các chuyên ngành du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển
du lịch Việt Nam một cách bền vững./.
Tài liệu tham khảo
1.

Hữu Ngọc, Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội,
2009.


2.

Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch., Nxb Đại
học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 2004

3.

Dương Văn Sáu, Di tích lịch sử văn hóa và Danh thắng Việt Nam,, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

4.

Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ, Hồ Chí
Minh 1997.

5.

Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb

Trẻ, Tp. HCM, 2004.

6.

Nguyễn Minh Tuệ và “nnk”, Địa lý du lịch, Nxb thành phố Hồ Chí Minh,
1997.

7.

Trần Quốc Vượng (cb), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2001.

8.

Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóa Dân
tộc, Hà Nôi, 199

1. Mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và du lịch
1.1 Văn hóa là cơ sở, động lực để phát triển du lịch
Trước hết, việc gộp 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch chung lại cho
thấy rằng, Nhà nước ta đã nhìn thấy mối quan hệ vốn không thể tách rời của
chúng. Trong đó, văn hóa (cả yếu tố địa văn hóa) đóng vai trò quan trọng nhất,
tạo động lực để phát triển các lĩnh vực khác.
Thực tiễn đã chứng minh, khi đời sống vật chất của con người được đảm bảo
thì nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng. Du lịch, kể từ khi nó hình thành đã có sự
gắn kết chặt chẽ với văn hóa, bởi văn hóa giữa các vùng miền, giữa các khu vực
là không giống nhau và luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn khơi gợi sự tò
mò, kích thích cho du khách. Họ đi du lịch là để thỏa mãn nhu cầu khám phá
những giá trị văn hóa mới, khác lạ với cái họ đang có, là cách mà mỗi người mở
rộng không gian văn hóa cho bản thân mình. Cái mới, khác lạ đó chính là bản

sắc văn hóa của mỗi tộc người: ẩm thực, lễ hội, thời trang, kiến trúc…; là quan
cảnh thiên nhiên thơ mộng cùng những điều kiện tự nhiên hấp dẫn: rừng núi,
sông hồ, nắng mưa; là những di tích, thắng cảnh gắn liền với lịch sử của từng
dân tộc…. Qua những chuyến du lịch, trình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa
của con người được nâng cao. Đi du lịch còn là cơ hội để du khách được sở hữu
những sản phẩm mang thương hiệu riêng có của từng vùng miền, tộc người. Đó
có thể là sản phẩm thủ công hay món ăn truyền thống… Như vậy, một địa
phương muốn phát triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải có những sản
phẩm văn hóa khác lạ, độc đáo và hấp dẫn. Văn hóa càng có sự khác biệt, có bản
sắc riêng bao nhiêu thì càng có khả năng thu hút khách du lịch bấy nhiêu.


Từ cơ sở lý luận trên, xét thấy Bình Phước là địa phương có nhiều điều kiện
thuận lợi để thu hút du khách, phát triển du lịch. Cụ thể:
Lợi thế về văn hóa, danh thắng lịch sử: Bình Phước là tỉnh có mật độ tập
trung các tộc người thiểu số định cư rất lớn (41 tộc người). Chính những tộc
người này, trong quá trình tồn tại và phát triển đã tạo ra những giá trị văn hóa rất
riêng biệt. Về kiến trúc, khảo cổ: đó là những căn nhà sàn, nhà dài của các tộc
người mà từ lâu đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây nguyên; là nơi duy
nhất ở Việt Nam có hệ thống thành đất cổ hình tròn chứa đựng nhiều giá trị khảo
cổ. Về ẩm thực: đó là những món cơm lam, canh thục vừa mang hơi thở của
thiên nhiên đại ngàn, vừa gần gũi với cuộc sống nông thôn dân dã; là món rượu
cần của người S’tiêng không đâu có được. Về văn hóa, văn nghệ dân gian: đó là
âm thanh vang dội của tiếng cồng chiêng – một nhạc cụ truyền thống của các tộc
người trên vùng đât Tây nguyên; là những câu chuyện kể trường kỳ của sử thi;
là những mẫu chuyện kể dân gian mang đậm chất núi rừng; là những lễ hội cổ
truyền, truyền thống mang đậm chất tín ngưỡng dân gian; đó còn là những tấm
vải thổ cẩm nhiều màu sắc được dệt từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ;…
Đặc biệt, tỉnh Bình Phước còn sở hữu hệ thống các di tích lịch sử thuộc đoạn
cuối đường Trường Sơn gắn liền với những thành công của hai cuộc kháng

chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta. Những giá trị văn hóa này là nền tảng,
là cơ sở vô cùng quan trọng để du lịch Bình Phước cất cánh trong tương lai.
Lợi thế về điều kiện tự nhiên: bên cạnh những giá trị văn hóa, tỉnh Bình
Phước còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch, nhất là loại hình
du lịch sinh thái. Tiêu biểu có Hồ suối Lam: thuộc huyện Đồng Phú, thác số 4,
hồ Sóc Xiêm ở huyện Hớn Quản, Tràng Cỏ Bàu Lạch thuộc huyện Bù Đăng, Bà
Rá - Thác Mơ ở Thị xã Phước Long, Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên thuộc
huyện Bù Đăng và Đồng Phú, vườn Quốc gia Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia
Mập… Điều khác biệt là những thắng cảnh tự nhiên của tỉnh Bình Phước còn
khá hoang sơ, chưa có sự can thiệp thô bạo của bàn tay con người. Theo xu
hướng phát triển du lịch hiện đại, vẻ hoang sơ của thiên nhiên là một lợi thế rất
lớn, là cái đáng quý nhất trong phát triển du lịch. Nói cách khác, khi xây dựng
các cơ sở du lịch, nhất thiết phải giữ được vẻ hoang sơ và vùng sinh thái vốn có
của tự nhiên.
1.2 Tác động của du lịch đối với các giá trị văn hóa
Có thể khẳng định, mỗi quốc gia, mỗi địa phương nếu không sở hữu những
giá trị văn hóa đặc sắc, khác biệt, mới lạ thì ngành kinh doanh du lịch không thể
phát triển một cách bền vững. Nhưng tác động của du lịch đến văn hóa cũng
mang cả những ý nghĩa tích cực và tiêu cực của nó.
a. Tác động tích cực
Tác động tích cực đầu tiên cần phải nhìn nhận là du lịch đã tăng cường khả
năng mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch thì du khách
trong và ngoài nước không thể biết Bình Phước có hệ thống thất đất cổ hình tròn
với nhiều giá trị khảo cổ bí ẩn, càng không thể biết những minh chứng sống
động về một thời chiến đấu chống giặc ngoại xâm kiên cường của con người
Bình Phước thông qua hệ thống di tích đoạn cuối đường Trường Sơn. Và nếu
không có du lịch thì những phong tục, tập quán, những giá trị văn hóa tộc người


đặc sắc của 41 dân tộc anh em cũng mãi là một ẩn số đối với du khách. Xét trên

bình diện kinh tế, nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá
trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học chứ không thể mỗi năm đóng góp hàng chục
tỷ đồng vào ngân sách của tỉnh.
Tiếp đến là chính hoạt động du lịch đã giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những
giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên
của người dân bản địa. Minh chứng rõ ràng cho nhận định trên là hàng năm,
chính quyền các cấp luôn dành một khoản kinh phí cho việc trùng tu, tôn tạo
chùa chiền, các công trình kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật,… tùy theo sức hấp dẫn
du khách của điểm đến.
Không những thế, trong chuyến đi của mình, khách du lịch thường sử dụng
các dịch vụ, hàng hoá và thường tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông qua
giao tiếp đó, văn hoá của cả khách du lịch và của cộng đồng dân cư nơi khách
đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang,
tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hoá, phong tục tập quán,
đạo đức,... và như vậy, du lịch đã làm giàu thêm khả năng thẩm mỹ, tôi luyện
tình cảm, thoải mái tinh thần khi được tham quan kho tàng văn hoá nghệ thuật
của đất nước, một vùng, một địa phương.
Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao
truyền thống dân tộc. Thông qua chuyến du lịch, con người được làm quen với
cảnh đẹp, với lịch sử, văn hoá dân tộc, qua đó càng thêm yêu đất nước mình;
cộng đồng dân cư địa phương cũng thấy được sự hấp dẫn của văn hoá bản địa,
nhận thức ngày một sâu sắc việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể địa
phương mình, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và
phát triển môi trường tự nhiên và xã hội.
b. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực thì hoạt động du lịch cũng mang đến
những ảnh hưởng không tốt đối với các giá trị văn hóa bản địa. Chính du lịch đã
tạo điều kiện cho vến đề thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần
túy, phá vỡ không gian văn hóa vốn có của chúng. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy
những hình ảnh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng

bán đồ lưu niệm…với các hoạt động kinh doanh manh mún, xô bồ xung quanh
khu vực đền, chùa – nơi vốn là chốn thiêng, không gian tĩnh mịch của tâm linh.
Có lẽ vì thế, đã có nhiều lễ hội văn hóa, nhiều khu du lịch được tổ chức, vận
hành theo các tiêu chí văn hóa "ảo", mục đích kinh doanh – lợi nhuận lấn át đi
rất nhiều mục đích văn hóa. Lễ hội Chùa Hương, Yên Tử, Phủ Tây Hồ, Phủ
Giày, hội Đền Trần (Nam Định)… là những ví dụ điển hình.
Tiếp nữa, chính lối sống, văn hóa của khách du lịch lại có khả năng ảnh
hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá
trị văn hóa cổ truyền trong tâm thức họ. Ngày nay lên Sapa, du khách có thể
thấy những chàng trai, cô gái dân tộc H”Mông, Thái ăn mặc lai căng, nói tiếng
“bồi” sõi hơn tiếng mẹ đẻ,…có thể thấy những phiên chợ tình hồn nhiên, mộc
mạc bị biến thành những trò mua vui, tiêu khiển,…
Tóm lại, không thể không khẳng định lại sự gắn kết chặt chẽ của du lịch với
văn hóa. Du lịch hình thành và phát triển bền vững dựa trên những giá trị văn


hóa, và ngược lại, chính du lịch lại tạo cơ hội để văn hóa có thể phát huy giá trị
nhiều hơn. Tuy nhiên, sự gắn kết này cần phải được xét đến ở góc độ khi du lịch
thâm nhập vào đời sống xã hội, nó đã tạo nên những hành vi văn hóa trong du
lịch. Đó là thái độ ứng xử của dân địa phương đối với du khách. Trong du lịch
hiện đại không thể phân định rõ ràng các nhóm cư xử trong giao tiếp du lịch,
song sự hòa trộn các yếu tố, sự đóng vai của những người làm du lịch đã làm
nên hành vi văn hóa du lịch đa dạng, đặc sắc giữa các khu vực, vùng, lãnh thổ và
tạo nên sức hút riêng đối với du khách.
Giữa văn hóa và du lịch luôn có mối liên hệ mật thiết, bởi lẽ các di sản văn hóa,
giá trị văn hóa chính là nguồn lực cho phát triển du lịch. Văn hóa cung cấp tri
thức, các phép ứng xử văn minh lịch sự cho hoạt động du lịch.
Nói cách khác, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển du lịch. Đồng
thời, hoạt động du lịch cũng có tác động trở lại, thúc đẩy giao lưu văn hóa phát
triển; Trong mối quan hệ với văn hóa, du lịch là yếu tố quan trọng, đẩy mạnh

giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia, dân tộc
trên thế giới...
Để tăng cường mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, theo tôi cần giải quyết tốt
các vấn đề chủ yếu dưới đây:
1. Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố cốt lõi, quan trọng,
là văn hóa. Muốn du lịch phát triển bền vững, yếu tố văn hóa là một trong những
điều kiện không thể thiếu được. Bởi vì trong các tua du lịch, các điểm du lịch
v.v... các giá trị văn hóa luôn được thấm sâu vào môi trường sống, sinh hoạt,
quan hệ cộng đồng, cá nhân của du khách. Toàn bộ mối quan hệ giữa khách chủ - sản phẩm du lịch và các thiết chế tạo nên bộ mặt văn hóa, phản ánh chất
văn hóa tiên tiến của nền du lịch.
2. Hình thành một số khu du lịch trọng điểm gắn với các di sản văn hóa
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII xác định: “Tiếp tục thực hiện đồng
bộ các giải pháp để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. Đề nghị mở rộng ranh
giới Di sản Vịnh Hạ Long sang khu vực Vịnh Bái Tử Long và làm tốt công tác
bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hoàn thiện các khu du lịch trọng điểm...; phát
triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch mới chất
lượng cao, theo tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường liên kết các địa phương để mở
rộng không gian du lịch...”.
Trên tinh thần đó, ngành Văn hóa - Thông tin, ngành Du lịch và các ngành hữu
quan cần phối hợp triển khai quy hoạch tổng thể gồm những nội dung cơ bản:
hoàn thiện cơ chế quản lý khu du lịch trọng điểm; phát triển quy mô lớn sản
phẩm du lịch ưu thế và đa dạng các sản phẩm du lịch mang bản sắc truyền thống


văn hóa địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu của du khách; hoàn thiện quy chế khai thác, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các tài
nguyên du lịch; mở rộng giao lưu văn hóa - du lịch với các địa phương trong
nước và các nước trên thế giới dưới nhiều hình thức thích hợp; đẩy mạnh công
tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác du lịch...

3. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với việc khai thác các giá trị văn hóa
đặc trưng phục vụ cho việc phát triển du lịch. Về điều này, cần giải quyết tốt
các nội dung cơ bản sau đây:
- Sắp xếp các đơn vị kinh doanh du lịch theo hướng chuyên môn hóa nhằm tạo
ra sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng, hiệu quả cao.
- Phối hợp với các ngành hữu quan đổi mới và hoàn thiện chính sách xuất nhập
cảnh, hải quan, đi lại, lưu trú cho khách du lịch, thực hiện các cam kết với tổ
chức WTO và khu vực về quá trình tự do hóa phát triển du lịch.
- Đổi mới và hoàn thiện những cơ chế, chính sách, tạo sân chơi bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế.
- Đổi mới và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch ở
những khu văn hóa đặc biệt như Tuần Châu, Yên Tử, Khu lăng mộ nhà Trần,
Vân Đồn... đảm bảo cho các chủ đầu tư có cơ hội phát triển ổn định và có mức
sinh lợi như các chủ đầu tư ở các ngành kinh tế khác.
- Đổi mới cơ chế chính sách thanh toán quốc tế cho khách du lịch, đảm bảo tiện
lợi, an toàn.
Hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng nên quản lý nhà nước về du lịch bao
gồm nhiều lĩnh vực. Do đó cần có những quy định cụ thể và cách thức quản lý
để vừa khuyến khích đầu tư nhiều hơn, vừa đảm bảo được trật tự kỷ cương trong
hoạt động du lịch. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịc, cần tập
trung giải quyết một số vấn đề vướng mắc hiện nay như: việc thực hiện nguyên
tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý trên địa bàn, làm rõ trách nhiệm quản
lý ngành và địa phương; quyền hạn và trách nhiệm của các cấp về các lĩnh vực
quản lý quy hoạch, cấp giấy phép kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh du
lịch, kiểm tra và xử lý các vấn đề xã hội, quản lý khách...
Phát triển du lịch cần có sự phối hợp của nhiều ngành, trong đó ngành văn hóa
có vị trí rất quan trọng. Ngành du lịch phát triển tạo điều kiện cho du khách tiếp
cận với các giá trị văn hóa ở mỗi vùng miền. Nhưng nếu du lịch chỉ khai thác mà
không chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hóa thì các giá trị văn
hóa dễ dàng xuống cấp hoặc biến dạng.... Do đó ngành du lịch phải quan tâm

đầu tư về nhân lực, tài lực, vật lực cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn
hóa, góp phần cùng ngành văn hóa bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt các di sản văn


hóa phục vụ cho hoạt động du lịch nói riêng, cho sự phát triển kinh tế - xã hội
nói chung.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch sẽ tạo động lực cho cả hai
ngành cùng phát triển bền vững, thúc đẩy các ngành kinh tế khác chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ du lịch, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP, góp phần thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa Quảng Ninh trước năm 2020.
Làm mới mối quan hệ giữa di sản và du lịch
Mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch được người ta coi là mối quan
hệ biện chứng, tương hỗ nhau, để di sản có điều kiện phát huy những giá trị
của nó, quảng bá rộng rãi hình ảnh tới đông đảo nhân dân, còn du lịch có
thêm những sản phẩm thu hút khách, gia tăng giá trị lợi ích. Mấu chốt của
vấn đề vẫn là bảo tồn và phát triển, đem lại hiệu quả cho hai bên và cũng là
lỗ hổng lớn nếu một trong hai yếu tố trên không tương xứng nhau. Vậy nên,
thay vì tận dụng khai thác những điểm đến di sản theo lối mòn như trước
kia, những người làm du lịch đang làm mới mối quan hệ giữa di sản và văn
hóa bằng cách đầu tư xây dựng điểm đến mới, mang tính đặc trưng nhằm
đánh thức xúc cảm của du khách.
Tìm điểm nhấn mới tại điểm đến cũ
Đã từ lâu, người ta nhận ra rằng, tài nguyên du lịch di sản văn hóa kể cả vật thể
và phi vật thể chưa được khai thác đúng mức khiến nhiều di sản chưa được phát
huy giá trị và sản phẩm du lịch kém phong phú. Ngay cả những điểm đến nổi
tiếng như Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế, Quảng Nam… vẫn còn “bỏ
sót” nhiều tài nguyên di sản văn hóa quý giá, chưa tổ chức quảng bá, giới thiệu
rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước. Bất cập nảy sinh, các tua du lịch di
sản văn hóa thường khai thác những điểm đến cũ, lặp đi lặp lại, kém sức hấp dẫn

với du khách. Sau những cảnh báo của du khách cũng như ngành du lịch, không
cách nào khác, các cơ quan quản lý du lịch cũng như các doanh nghiệp lữ hành
tổ chức xây dựng sản phẩm mới, làm phong phú điểm đến di sản.
Tiên phong trong vấn đề này là Công ty Du lịch Vietravel. Nhận thấy, di sản là
tiềm năng lớn của ngành du lịch, song từ lâu các hãng lữ hành mới chỉ đưa
khách đến để tham quan, tìm hiểu di sản một cách đơn thuần, tựa như bày sẵn
mâm cỗ cho khách xơi, sau đó du khách dễ chán với các món cỗ sau khi đã
thưởng thức no nê, không muốn quay trở lại lần sau. Công ty Du lịch Vietravel
đã thay đổi mâm cỗ đó bằng các món khác nhau, làm giàu thêm bằng các gia vị
để tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Mới đây, đơn vị này xây dựng chương
trình tua “Về miền di sản Cố đô” bằng những sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn tạo ra
thiện cảm cho du khách từ chính điểm đến vốn đã rất nổi tiếng. Bắt đầu từ Vườn
quốc gia Bạch Mã, du khách được viếng thăm Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã,


được trụ trì đón tiếp, giới thiệu về Thiền viện và Phật Pháp. Sau đó, du khách
được thăm làng Sình với dòng tranh dân gian nổi tiếng, làng hoa giấy Thanh
Tiên, làng cổ Phước Tích, suối khoáng nóng Thanh Tân, xem biểu diễn võ thuật
của võ phái Vạn An… Tại Đại Nội, du khách được xem lễ đổi gác, nghệ thuật
cung đình Huế, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế… Ông Trần Đoàn Thế Duy Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cho biết: “Đơn vị luôn tiên phong
xây dựng sản phẩm mới nhằm quảng bá đến đông đảo du khách nét hấp dẫn và
đặc trưng riêng của các giá trị văn hóa, lịch sử, danh thắng nổi tiếng các vùng
miền. Đặc biệt, chuẩn bị cho Festival Huế 2014, công ty đang tích cực quảng bá
cho điểm đến này”.
Ngay tại Hà Nội, du khách đến đây không chỉ biết tới Khu di tích Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phố cổ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, làng gốm Bát Tràng…, mà
bây giờ còn biết tới cả làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, chùa Trấn
Quốc… Thậm chí tại các điểm đến, người ta đưa vào các loại hình du lịch phục
vụ du khách để khách có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về các giá trị của di sản. Ví như
tại phố cổ Hà Nội, ngoài ngồi xích lô hay xe điện ngắm phố cổ, du khách còn

được đến ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, đền Bạch Mã, đền Quán Đế, đình Hồng
Lạc, cùng thưởng thức ca trù vào các tối trong tuần, xem cải lương với lời tựa
tiếng Anh, ăn chả cá Lã Vọng, bún thang. Và như vậy, giá trị của di sản là
không giới hạn nếu những người làm du lịch biết cách khai thác và phát huy một
cách hiệu quả.
Tạo những trải nghiệm cho du khách
Trong chuyến thăm làng gốm cổ Bát Tràng, anh Francois Cluzet - quốc tịch
Pháp rất thích thú khi vừa được thăm chợ gốm, các cửa hàng trưng bày, nơi sản
xuất gốm và đặc biệt được tự tay nặn vuốt gốm thử. Với anh, được chứng kiến
và tham gia công đoạn làm gốm bằng thủ công mới tạo cho anh cảm giác thú vị.
Francois Cluzet chia sẻ: “Nhìn những sản phẩm gốm đã hoàn hiện, cứ ngỡ làm
rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy khó khăn thế nào. Từ độ căn
chỉnh kích cỡ, vuốt gốm cho tròn trịa đến cả tìm ra các mẫu mã sản phẩm để
làm. Tôi thấy những người thợ gốm ở đây thật là tài giỏi”.
Hay du khách đến thăm làng hoa giấy Thanh Tiên (Huế) sẽ được đạp xe trên con
đường làng, xuyên qua cánh đồng để thăm các gia đình làm hoa. Trải nghiệm
này mang lại cảm giác sảng khoái, mới lạ cho khách, vì thay bằng xe đưa đón,
người ta tự vận động một cách nhẹ nhàng trong một không gian thanh bình, mát
mẻ. Điều đó tạo nên sự khác biệt trong hành trình khám phá di sản của du
khách.
Trong thời gian qua, nhiều công ty du lịch đã thử nghiệm và triển khai nhiều sản
phẩm du lịch độc đáo bằng việc tạo điều kiện cho khách tham gia vào những
quy trình sản xuất thủ công hay tham gia khám phá các di sản bằng cuộc thi tìm
hiểu, lưu trú tại nhà dân (homestay), du lịch xanh (đạp xe đạp), giao lưu với


nghệ sĩ khi tham gia thưởng thức nghệ thuật truyền thống. Điều đó không chỉ tạo
sự thú vị cho du khách mà làm cho khách gần gũi hơn với di sản, với thiên nhiên
và cuộc sống tại điểm tham quan. Nhưng đồng thời thông qua đó, du khách càng
có trách nhiệm hơn trong gìn giữ di sản, gìn giữ cảnh quan khi đến tìm hiểu,

tham quan. Loại hình du lịch này đang được nhiều công ty du lịch áp dụng, nhận
được sự hưởng ứng của nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Các cơ
quan quản lý du lịch cũng đang khuyến khích loại hình du lịch này phát triển.
Ông Mai Tiến Dũng - Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội
khẳng định: “Chúng ta cần nghiên cứu, đầu tư, xây dựng các loại hình, sản
phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp để đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng lựa chọn
cho khách tại các điểm đến di sản văn hóa. Chẳng hạn phát triển hình thức lưu
trú tại nhà dân, kết hợp tham quan điểm đến văn hóa với du khảo đồng quê, gắn
với các tua du lịch nông nghiệp, du lịch tín ngưỡng, du lịch nâng cao sức
khỏe…”.
Giá trị của di sản đối với du lịch là không thể phủ nhận, song nếu chỉ trông vào
những thứ sẵn có của di sản thì cả di sản lẫn du lịch sẽ không phát triển. Sự hấp
dẫn chính là sự đầu tư trở lại cho di sản và cách khai thác, kết nối những giá trị
khác với di sản./.


×