Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hệ thống thông tin quản lý quy trình thi bằng mã code

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỆ THỐNG THÔNG TIN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG QUẢN LÝ
ĐIỂM THI THPT

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:
Nhóm 2
Đoàn Minh Khuê - 1512005
Phạm Văn Tú - 1512010

Hồ Chí Minh, 04/2016


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Hệ thống quản lý điểm thi hết môn cuối mỗi một học kỳ là một quy trình rất quan
trọng trong công tác tổ chức và quản lý kết quả học tập của học sinh phổ thông. Để
có được sự đánh giá khách quan và chính xác nhất đòi hỏi phải có quy trình tổ chức
nghiêm ngặt trong khâu quản lý điểm thi của học sinh. Tuy nhiên quy trình hiện tại
còn tồn đọng nhiều khuyết điểm như tốn nhiều thời gian, nhiều chi phí cũng như nhân
lực để thực hiện. Hơn nữa, kết quả thi không được đảm bảo do trải qua nhiều khâu
làm tăng khả năng sai sót. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là tìm một giải pháp cải tiến để


giảm thiểu thời gian thực hiện, tiết kiệm chi phí và tăng cường tính an toàn, minh
bạch trong kết quả thi cử.
Trong phạm vi nghiên cứu giới hạn của đề tài, nhóm mới hiện thực ở mức thiết
kế. Do vẫn phải theo đúng qui định của nhà Trường đề ra nên giữ nguyên quy trình
ban đầu, chỉ tự động hóa nhờ máy móc trong các khâu scan đầu phách vào hệ thống,
lưu và tự động ráp điểm cho mỗi bài thi. Với ý tưởng này, nhóm tin rằng nếu áp dụng
vào thực tế thì tính khả thi rất cao, góp phần không nhỏ trong công tác xây dựng hệ
thống tổ chức, quản lý điểm thi vốn rất rườm rà, phức tạp đồng thời tiết kiệm thời
gian, chi phí, tăng hiệu quả cho bộ máy giáo dục hiện nay.

1


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỒ ÁN......................................................................................................0
NỘI DUNG ĐỒ ÁN....................................................................................................3
1. Phân tích hiện trạng ..........................................................................................3
2. Quy trình thực tế ...............................................................................................3
3. Cải tiến quy trình...............................................................................................6
4. Quá trình tự động hóa .....................................................................................10
4.1.

Xác định đối tượng Actor tham gia quy trình ..........................................11

4.2.


Mô hình use case nghiệp vụ .....................................................................11

4.3.

Mô hình use case hệ thống .......................................................................12

4.4.

Mô hình hóa quy trình ban đầu ................................................................13

4.5.

Mô hình hóa quy trình có các công đoạn sẽ tự động hóa .........................14

4.6.

Mô hình Activity mức phân tích ..............................................................15

4.7.

Mô hình Activity sau khi đã cải tiến ........................................................16

4.8.

Mô hình sequence mức phân tích .............................................................17

4.9.

Mô hình sequence mức thiết kế................................................................17


4.10.

Xác định các lớp đối tượng ...................................................................19

4.11.

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu .............................................................20

4.12.

Tạo mã phách tự động ..........................................................................21

4.13.

Nhập điểm tự động ...............................................................................21

KẾT LUẬN ...............................................................................................................22

2


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

NỘI DUNG ĐỒ ÁN
1. Phân tích hiện trạng
Trường THPT Hùng Vương, quận 5, HCM là một ngôi trường phổ thông trung
học công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với 3 khối lớp 10,11 và 12 với tổng
cộng 75 lớp và tổng số học sinh là hơn 3312 học sinh (năm 2015-2016). Một năm học

nhà Trường có 4 đợt thi và kiểm tra tập trung với 8 môn học. Do vậy, số lượng bài
thi phải chấm và xử lý: 105.984 bài. Do số lượng bài thi nhiều như vậy nên quy trình
tổ chức để quản lý điểm thi học kỳ là phải hết sức chặt chẽ nên nó đòi hỏi chi phí rất
lớn về thời gian, tiền bạc và nhân lực.
 Quy trình hiện tại tồn tại một số nhược điểm như sau:
 Giáo vụ tạo và nhập mã phách do đó khó quản lý.
 Nhập điểm phải qua 2 lần: 1 lần nhập vào file và 1 lần import vào hệ
thống.
 Xử lý điểm trên nhiều file rời rạc
 Tốn thời gian và chi phí lớn.
 Không an toàn điểm (do qua nhiều khâu nhập)
 Rất khó kiểm soát sai sót ở các khâu nhập điểm vào file, ráp phách,
kiểm dò, …

2. Quy trình thực tế
Quy trình thực tế hiện tại trình tự theo các bước sau đây:
1.

Giáo vụ nhận bài thi từ giám thị

2.

Tạo và nhập mã phách.

3.

Đánh mã phách vào bài thi của học sinh.

4.


Giáo vụ phân bài thi cho giáo viên chấm.

5.

Giáo viên chấm bài thi. Nhập kết quả vào File chấm thi.

3


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

6.

Giáo viên giao bài thi và File chấm thi cho giáo vụ.

7.

Giáo vụ ráp phách và kiểm dò lại kết quả lần nữa.

8.

Giáo vụ nhập kết quả thi vào hệ thống.

9.

Giáo vụ thông báo điểm thi cho học sinh.

10. Học sinh xem điểm và phản hồi.

11. Nếu học sinh khiếu nại thì giáo vụ ghi nhận và tiến hành phúc khảo.
12. Giáo vụ cập nhật điểm phúc tra vào hệ thống.
13. Giáo vụ cập nhật điểm phúc tra vào hệ thống.
14. Kết thúc quy trình
Quy trình trên có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:

Hình 1.

Sơ đồ quy trình quản lý điểm thi hiện tại

4


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Hình 2.

Mẫu giấy thi hiện tại

Trên giấy thi gồm hai phần: phần phách và phần bài làm của thí sinh. Dựa vào số
phách được gán cho từng thí sinh, giáo viên chấm thi sẽ nhập được điểm cho thí sinh
tương ứng với số phách.

File nhập điểm thi

Hình 3.

5



ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

3. Cải tiến quy trình
Để có một cái nhìn tổng quát và có định hướng cải tiến hợp lý nhóm xin đưa ra
qui trình tổng quan của mô hình ban đầu như sau:

Hình 4.

Tổng quan quy trình hiện tại

Dựa vào nhược điểm hiện tại của quy trình, ta có một số nhận xét sau:
 Giáo vụ phải tự tạo và đánh số phách dẫn đến tốn thời gian và khó quản
lý số phách.
 Giáo viên chấm bài phải tự nhập điểm vào “File nhập điểm thi” nên rất
khó kiểm soát.
 Giáo vụ sau khi nhận bài thi và File tiến hành kiểm dò từng bài một
cách cẩn thận và chặt chẽ nhất.
 Huy động lượng lớn các giáo vụ nhập điểm thi các môn vào hệ thống
vừa tốn thời gian cũng như kinh phí.

6


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương


 Điểm thi do giáo vụ nhập vào hệ thống thì sẽ có 2 người chịu trách
nhiệm. Đó là trường hợp phát hiện ra được sai sót, còn lại thì không thể
nào biết được nếu như có phát sinh tiêu cực.
 Tất cả các khâu đều hầu như thực hiện một cách thủ công.
Để cải tiến quy trình, ta có hai hướng để giải quyết:
 Một là tìm một quy trình hoàn toàn mới thay thế quy trình cũ để khắc
phục các nhược điểm của quy trình hiện tại.
 Hai là vẫn giữ nguyên quy trình nhưng có áp dụng các công nghệ hiện
đại nhằm thay thế một số khâu nào đó trong quy trình.
Phương pháp thứ hai có tính khả thi cao: việc tìm một quy trình mới để thay thế
cho một quy trình đã được áp dụng trước đó được xem ra khó xảy ra vì qui trình cũ
luôn phải tuân theo qui định, giám sát của nhà trường, có một số khâu không được
phép bỏ (như việc tạo và cắt phách), hơn thế rủi ro rất lớn khi sử dụng mô hình mới,
mà môi trường giáo dục không phải là nơi thử nhiệm các mô hình không đảm bảo,
không có sự chắc chắn này. Do đó nhóm quyết định chọn phương pháp thứ hai.
Qua các nhược điểm của mô hình hiện tại, nhận thấy rằng hai công việc tốn kém
nhất trong quy trình, đó là việc đánh số phách và nhập điểm. Và nhờ công nghệ xử
lý ảnh và mã hóa hiện tại, ta có thể hoàn toàn tự động được hai công việc này. Khi đó
giáo vụ không còn phải đánh số phách và không còn tốn thời gian để nhập điểm, mà
điểm thi sẽ được scan trực tiếp từ bài thi vào hệ thống, giáo viên không cần phải nhập
điểm vào File nhập điểm, tránh tình trạng sai sót, không minh bạch có thể xảy ra và
điều quan trọng nhất là tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức bỏ ra bấy lâu.
Lúc này có thể hình dung ra quy trình cải tiến sẽ như sau:

7


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


Hình 5.

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Quy trình mới sau khi cải tiến

Để áp dụng qui trình mới, cần thực hiện một số thay đổi cần thiết trên giấy thi để
cho máy scan hoạt động được, cũng giống như cách nhận dạng thông tin của máy
chấm điểm tự động mà hình thức thi trắc nghiệm đã áp dụng. Trên bài thi: số phách
được in trực tiếp trên giấy bằng cách sử dụng mã BBCode; Các ô điểm thi, số bài
làm, số báo danh sẽ chuyển thành dạng ô tròn và tô đen lên các ô đó tùy theo giá trị
mà ta mong muốn (việc này thuận thiện cho máy scan nhận biết thông tin).

Hình 6.

Mẫu giấy thi cải tiến

8


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Quy trình cải tiến theo mô hình tuần tự như sau:

Hình 7.

Quy trình mới tự động hóa số phách và scan điểm vào hệ thống


Tính khả thi cho việc thực hiện theo quy trình sau khi cải tiến:
 Chi phí đánh và quản lý số phách:
 Loại bỏ phí đánh phách: 2.000.000/đợt x 4 đợt/năm =
8.000.000/năm.
 Giữa nguyên chi phí cắt và ráp phách: 2.000.000/đợt x 4 đợt/năm
= 8.000.000/năm.
 Giảm chi phí công việc nhập điểm:
 Quy trình cũ tiền thuê người nhập điểm: 10.000.000/đợt x 4
đợt/năm = 40.000.000/năm
 Sau cải tiến tiền scan bài thi: 6.000.000/đợt x 4 đợt/năm =
24.000.000/năm
 Chi phí trang thiết bị ban đầu: 9.000.000 đ (mua máy Scanner)
 Giữ nguyên chi phí chấm phúc tra: 4.000.000/đợt x 4 đợt/năm =
16.000.000/năm.

9


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Tổng chi phí cho năm đầu tiên: 57 triệu.
Các năm sau: 48 triệu/năm
Các hiệu quả khác trong mô hình mới:
 Tiết kiệm thời gian
 Nhập phách.
 Nhập điểm
 Kiểm dò bài thi.
 Giảm nhân lực

 Đánh phách.
 Kiểm dò.
 Nhập điểm.
 Tránh sai sót
 Nhập điểm.
 Không cần sếp bài theo thứ tự.
 Bảo mật
 Chỉ một giáo viên chịu trách nhiệm.

4. Quá trình tự động hóa
Quá trình tự động hóa là công việc của người lập trình viên, biến đổi các công
việc thủ công ngoài thực tế thành công việc có thể thực hiện được trên máy. Quá trình
này đòi hỏi các nhà phát triển phải hiểu rõ quy trình thực tế, từ đó để thiết kế và cài
đặt xuống thiết bị phần cứng cũng như phần mềm để nó tự động xử lý công việc thủ
công thay cho con người.
Trong đồ án này nhóm sẽ trình bày từng bước hiện thực quá trình tự động hóa
cho việc nhập số phách tự động và nhập điểm tự động. Tuy nhiên do giới hạn về quy
mô cũng như thời gian không cho phép nhóm chỉ mới hiện thực được ở mức thiết kế
ban đầu. Chi tiết thiết kế có thể xem trong file đính kèm.
Quá trình thiết kế được trình bày theo các bước như bên dưới:

10


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.1. Xác định đối tượng Actor tham gia quy trình
Đầu tiên chúng ta xác định các thực thể tham gia vào quy trình. Trong quy trình

quản lý điểm thi ta có các đối tượng sau:

Hình 8.

Use case diagram

4.2. Mô hình use case nghiệp vụ

Hình 9.

Bussiness Use case diagram

11


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.3. Mô hình use case hệ thống

Hình 10.

Use case Diagram

12


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.4. Mô hình hóa quy trình ban đầu

Hình 11.

BPMN Diagram

Lúc này ta phân các “Activity” theo từng thực thể cụ thể bằng cách gom nhóm
các ứng xử của từng thực thể chung cùng một dòng trong khung hình chữ nhật.

13


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.5. Mô hình hóa quy trình có các công đoạn sẽ tự động hóa
Cũng như mô hình trên, nhưng ở từng thực thể ta chia ứng xử theo hai loại: làm
thủ công và làm tự động như hình dưới

Hình 12.

BPMN cải tiến

Ta cũng thấy ở thực thể “Giáo vụ” đã tách những công việc làm tự động thành
dòng riêng để diễn tả các hành động được tự động hóa như: Scan số phách và nhập
điểm.


14


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.6. Mô hình Activity mức phân tích

Hình 13.

Mô hình Analysis Activity ban đầu

15


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.7. Mô hình Activity sau khi đã cải tiến

Hình 14.

Mô hình Analysis Activity cải tiến

16


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

4.8. Mô hình sequence mức phân tích

Hình 15.

Sơ đồ sequence phân tích

4.9. Mô hình sequence mức thiết kế
Tại bước này ta xác định trình tự diễn biến các hành động diễn ra trong quy trình.
Nhờ đó ta xác định được các thực thể liên quan trong qui trình và tuần tự diễn biến
của nó.

17


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Hình 16.

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Design sequence Diagram

18


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG


4.10.

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Xác định các lớp đối tượng

Từ những thực thể đã xác định ở bước trên, ta xác định các thuộc tính cần có đối
với từng thực thể liên quan đến quy trình.

Hình 17.

Class model

Các đối tượng liên quan được hiện thực hóa thành các lớp như: HocSinh, BaiThi,
MonThi, Lop, PhongThi, KhoaHoc.

19


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

4.11.

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu

Từ mô hình lớp có thể ánh xã trực tiếp qua mô hình cơ sở dữ liệu.

Hình 18.


Mô Hình Database

20


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

4.12.

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

Tạo mã phách tự động

Mã phách tự động là mã BBCode được tin trực tiếp trên giấy thi. Mã này chứa
thông tin về môn thi. Dựa vào mã này chương trình sẽ xác định được điểm số của
từng thí sinh.
Khi scan đầu phách vào hệ thống thì hệ thống sẽ lưu lại toàn bộ bài thi cũng như
thông tin của học sinh. Sau khi chấm bài xong thì giáo vụ scan bài thi với điểm thi và
mã BBcode vào hệ thống, tại đây hệ thống sẽ so với đầu phách có cùng mã BBCode
tương ứng và tính điểm cho từng học sinh.

4.13.

Nhập điểm tự động

Hệ thống cần trang bị một thiết bị đặc biệt để quét thông tin từ bài thi gồm: điểm
thi, số báo danh, số tờ (các ô tròn được tô đậm). Từ thông tin nhập vào hệ thống sẽ
so khớp với đầu phách đã scan vào trước đó dựa vào mã BBCode trùng nhau. Lúc
này thì hệ thống sẽ hoàn toàn tự động cộng và tính điểm cho từng học sinh.


21


ĐỒ ÁN HTTT HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

GVHD: TS. Phạm Nguyễn Cương

KẾT LUẬN
Tuy đồ án mới chỉ dừng lại ở mức mức thiết kế và chưa được triển khai trên một
hệ thống thực tế nào. Song với những thiết kế trình bày ở trên mang tính thực tiễn rất
cao và hạ tầng áp dụng hệ thống ở mức chấp nhận được, nên nếu được đầu tư và quan
tâm đúng mức thì đảm bảo hệ thống sẽ rất thành công.
Hiện tại theo tìm hiểu của nhóm thì quy trình tổ chức chấm thi và quản lý điểm
thi tại các trường phổ thông vẫn còn thủ công, chưa có nhiều cải tiến. Và theo đề án
chính phủ thì các cơ sở giáo dục phải tiến hành áp dụng công nghệ thông tin trong
việc dạy và học, cũng như ứng dụng trong mọi công tác khác một cách nhành chóng
đến năm 2020. Chính vì vậy mà các trường phổ thông đang từng bước cải tiến theo
hướng hiện đại hóa bằng việc đề ra rất nhiều chiến lược, sách lược, tìm kiếm các giải
pháp hiệu quả. Trong nhóm có một thành viên đang làm công tác giảng dạy tại trường
THPT Hùng Vương, nhận định nhà trường anh cũng đang có kế hoạch cải tiến qui
trình quản lý điểm thi hiện tại, nhóm hi vọng với ý tưởng từ đồ án này thì anh có thể
dùng làm tiền đề cho phát triển hệ thống sau này cho trường.

22



×