Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án sân bay Long Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.25 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu………………………………………………………………………. trang 2
Chương I: Thông tin chung………………………………………………….. trang 5
Chương II: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội……………… trang 9
Chương III: Đánh giá tác động môi trường …………………………………. trang 10
A. Xác định các đối tượng chịu tác động……………………………... trang 10
B. Nguồn gây tác động ……………………………………………….. trang 11
C. Đánh giá tác động …………………………………………………. trang 15
Chương IV: Cam kết thực hiện ……………………………………………… trang 18

1


MỞ ĐẦU
Nhận thấy Việt Nam cần phải có 1 sân bay có quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân
bay lớn khác trên quốc tế và khu vực TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi,
chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng
không và là 1 thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế. Việc này nhằm mục
đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế.
Ngoài ra tại đây sẽ là 1 khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch
vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay v.v... cho các hãng hàng
không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long
Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay Long
Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước.
Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế
tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội. Trong khi đó
sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80%
khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển
cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.


2


Đồ án sân bay Long Thành

Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
(ĐTM)
1

1. Căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật
– Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc Hội Nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
– Luật Tài nguyên Nước số 17/2012/QH13 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lức từ ngày 01/01/2013.
– Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính Phủ về việc “Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”, có hiệu
lực từ ngày 01/04/2015.
– Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 06/03/2015 của Chính Phủ về Xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3


– Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc “Quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước”.
– Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về Quy định về quy

hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2

2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
– TCVSLĐ 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 : Chất lượng môi trường
không khí trong khu vực sản xuất.
– QCVN 02 : 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
– QCVN 05 : 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
– QCVN 07 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại.
– QCVN 19 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
– QCVN 20 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
− QCVN 40 : 2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
− QCVN 26 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

4


CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG
I.

Tên dự án
Tên dự án: Dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Chủ đầu tư: Tổng công ty cảng hàng không miền Nam.

Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản(JAC).
Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn

của ICAO( Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế).
II. Vị trí dự án
Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại 6 xã Long
An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước, huyện Long
Thành tỉnh Đồng Nai. Sân bay cách TP. Hồ Chí Minh 40 km theo hướng Đông Bắc,
cách Biên Hoà 30 km theo hướng Đông Nam, cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long
Thành, cách Cửa ngõ vào Thành phố Công Nghiệp Nhơn Trạch 5 km và cách Sân bay

5


Tân Sơn Nhất 43 km.

III. Nội dung dự án
1. Quy mô dự án
Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh
đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (4000 m x 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2
tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công
suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/1 năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1
năm. Diện tích đất sân bay vào khoảng 25.000 ha và theo kế hoạch thì sân bay Long
Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế.
6


2. Chi phí đầu tư dự án
Nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 1 là 6,7447 tỷ USD ( bao gồm cả kinh phí xây
dựng và chi phí giải phóng mặt bằng). Trong đó nguồn vốn được lấy từ vồn nhà nước,

trái phiếu chính phủ, ODA,…
3. Các giai đoạn tiến hành dự án
Sân bay được thiết kế với tổng diện tích trên 5.000 ha được thực hiện trong 3 giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 2015 - 2020 với việc xây dựng 2 đường cất hạ
cánh 4000m x 60m có thể tiếp nhận 2 chuyến bay cất hoặc hạ cánh đồng thời
để có thể khai thác máy bay A380 hoặc tương đương, cùng với hệ thống
đường lăn đặt tiêu chuẩn và các vị trí đặt máy bay, 1 nhà ga hành khách có
công suất 25 triệu khách/năm và công suất nhà ga hàng hóa là 1,2 triệu tấn
hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng.
Giai đoạn 2: Từ năm 2020 - 2030 xây thêm 1 đường cất hạ cánh. Nâng cấp lên
2 nhà ga công suất 50 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệu
tấn/năm.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2030 sẽ xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh song song,
hệ thống đường lăn, sân đậu máy bay để đáp ứng nhu cầu. Công suất tối đa
của sân bay là 100 triệu khách/năm và nâng cấp công suất nhà ga hàng hóa lên
5 triệu tấn hàng hóa/năm.
4. Quy hoạch kết nối giao thông
Để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ Giao
thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch kết
nối giao thông với sân bay Long Thành bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ Thiêm Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu
7


Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng
Tàu, hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4, Tỉnh lỵ 25 C, đường Tôn Đức
Thắng được thi công mở rộng lên đến 8 làn xe.
5. Các lợi ích kinh tế xã hội
Sân bay Long Thành cách Tp.HCM 40km về phía Đông Bắc, cách TP
Vũng Tàu 49km về hướng Tây Bắc, cách TP. Biên Hòa 32km theo hướng Đông

Nam. Với vị trí chiến lược như vậy, cảng hàng không quốc tế Long Thành thật sự
có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như khu
vực lân cận.
Với năng lực vận chuyển khách rất lớn của sân bay Long Thành góp phần
làm giảm sức chịu tải của sân bay Tân Sơn Nhất cũng như sự quá tải trong việc đi
lại của người dân. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ
cho cả khu vực, nhất là khu vực Vũng Tàu.
Việc nằm trong khu vực trung tâm các vùng kinh tế lớn, sân bay Long
Thành có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nơi đây. Ngoài vận
chuyển hành khách thì việc vận chuyển hàng hóa của sân bay cũng rất to lớn.
Việc hình thành sân bay cũng sẽ kéo theo việc hình thành nhiều khu dân cư mới,
các dịch vụ quanh khu vực sân bay cũng sẽ phát triển theo giúp người dân có
nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó
việc sân bay đi vào hoạt động cũng giải quyết được một phần vấn đề việc làm.

8


CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

A. Môi trường tự nhiên
1. Vị trí địa lý
9


Sân bay Long Thành có tọa độ 10°58′52″B 106°49′10″Đ
Khu vực dự án thuộc huyện Long Thành ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai,
là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Gần các trung tâm kinh tế
lớn đồng thời thuận lợi cả về giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt
2. Đặc điểm địa hình

Địa hình: chủ yếu là địa hình đồi núi thấp lượn sóng.
Độ cao trung bình: biến đổi từ 27 – 67m, độ dốc dao động từ 3-15o.
Tiêu thoát nước dễ, nền móng tốt, rất thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo nên khí hậu khu
vực mang yếu tố đặc trưng như nắng nhiều, nhiệt độ cao đều trong năm, trung
bình cả năm 26oC, trung bình thấp nhất 25oC, trung bình cao nhất 28-29oC.
Lượng mưa khá cao, trung bình 1800-2000mm/năm, nhưng phân hóa sâu
sắc theo mùa
B. Đặc điểm kinh tế xã hội

Dân số: trên toàn khu vực có khoảng hơn 17.039 người với 5381 hộ (năm
2009), mật độ trung bình khoảng 340 người/km 2 tuy nhiên dân cư phân bố
không đều.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông trong khu vực có chất lượng kém, tỉ lệ
bê tông hóa thấp, đa số tuyến đường đi lại thường là đường nhỏ, hẹp.

10


CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

A. Xác định các đối tượng chịu tác động
1. Môi trường vật lý
Môi trường không khí: do khói, bụi, khí độc, sóng điện từ, nhiệt và phóng
xạ có thể làm ô nhiễm không khí.
Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị ảnh hưởng do lượng lớn nước thải
và rác thải, hóa chất, nhiên liệu
Môi trường đất: làm mất lớp phủ của đất, phá vỡ cấu trúc đất, bị bê tong
hóa hay ô nhiễm đất do rác thải, các hóa chất, nhiên liệu…

Các yếu tố âm thanh (ô nhiễm tiếng ồn), ánh sáng, lực… trong quá trình
hoạt động của sân bay Long Thành cũng là điều đáng quan tâm.
2. Môi trường sinh thái
Hệ thống sông suối, ao hồ, địa chất, … trong vùng dự án cũng bị ảnh
hưởng.
Hồ chứa nước Cầu Mới và dòng nước của suối Trầu, suối Cả đổ ra sông
Thị Vải sẽ bị mất khi xây dựng dự án do bị san lấp.
11


Ngoài ra, còn có những tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên gây
mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.
3. Môi trường kinh tế xã hội
Các hộ dân di dời ra khỏi vùng dự án, dân cư ở các khu đô thị, trung tâm
thương mại xung quanh sân bay.
Chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho các hộ phải di dời.
Các yếu tố về văn hóa bản địa, tập quán sinh sống, tôn giáo… của cư dân
cư trú xung quanh vùng dự án cũng bị ảnh hưởng nếu phải di dời họ đến nơi
khác sinh sống.
B. Nguồn gây tác động
I. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
1. Các nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng
Bảng 3.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai
đoạn xây dựng
Các hoạt động

Nguồn gây tác động

1. Phát quang mặt bằng


Xe phát quang thảm thực vật và xe
cào bóc tách bùn bề mặt

2. San lấp mặt bằng

Xe ủi san lấp mặt bằng, xe tải vận
chuyển vật liệu

3. Tập kết, dự trữ, bảo quản nhiên - Xe tải vận chuyển vật liệu xây
nguyên liệu phục vụ công trình

dựng phát sinh bụi, khí thải
-Xảy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm
từ các kho chứa, nguyên vật liệu

12


- Phát sinh tiếng ồn lớn
4. Xây dựng đường bay, khu quản lý - Tác động tiêu cực từ các máy móc
sân bay, hệ thống tường rào bao phục vụ thi công xây dựng
quanh…

- Quá trình thi công gây ô nhiễm
không khí, nước, đất
- Ô nhiễm từ bê tông và vật liệu xây
dựng, chất thải rắn từ xây dựng
-Dầu mỡ thải từ các xe, máy móc,
thiết bị phục vụ thi công


5. Lắp đặt các thiết bị phục vụ hoạt - Khí thải, bụi, tiếng ồn từ các
động sân bay

phương tiện vận chuyển thiết bị,
nguyên vật liệu, máy móc
- Quá trình lắp đặt có sinh nhiệt

6. Hoạt động sinh hoạt của công Sinh hoạt của công nhân, nhân viên
nhân

trên công trường gây phát sinh chất
thải rắn, nước thải sinh hoạt

2. Các nguồn gây tác động trong quá trình vận hành
Bảng 3.2 : Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai
đoạn hoạt động
Các hoạt động

Nguồn gây tác động

13


1. Phương tiện giao thông, phương Tiếng ồn và khói thải chứa thành
tiện cá nhân ra vào sân bay

phần ô nhiễm như SOx, NOx…

2. Cung cấp nhiên liệu cho máy bay


Rò ri nhiên liệu từ kho chứa, chất
thải nguy hại

3. Các hoạt động phục vụ hành Chất thải rắn, nước thải từ lượng
khách

hành khách lớn

4. Bốc dỡ hàng

Xe chở hàng phát sinh khói bụi,
vương vãi hàng hóa

II. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
1. Giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng
- Tranh chấp giữa người dân có quyền lợi liên quan đến dự án
- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án
- Gia tăng khả năng thất nghiệp đối với người dân không có khả năng
chuyển đổi hoặc tìm kiếm công việc mới
2. Giai đoạn thi công xây dựng
- Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công
- Tình trạng ngập úng
- Cản trở giao thông và đi lại của người dân
- Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương
- Tai nạn lao động
3. Giai đoạn khai thác và vận hành
14


- Tiếng ồn và độ rung từ hoạt động của các máy bay

- Tiếng ồn từ hoạt động của hành khách
III. Những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
1.

Giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
a. Sự cố tai nạn lao động. tai nạn giao thông:
Nhìn chung, các sự cố tai nạn lao động hay tai nạn giao thông có thể
xảy ra bất ngờ trong nhiều tình huống của giai đoạn thi công dự án như:
- Tai nạn giao thông do công nhân di chuyển để đến công trường, rời
công trường để thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao. Tai nạn này cũng
có thể xảy ra ngay trên công trường do các phương tiện đi lại, vận chuyển.
- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có
thể gây ra tai nạn lao động. Bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ
lao động, an toàn lao động.
- Công việc nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục kéo dài có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
- Các rủi ro về tai nạn lao động, tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân, ảnh hưởng
đến tiến độ thi công dự án.
Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho công nhân tham gia xây dựng phải

được quan tâm đặc biệt.
b. Sự cố cháy nổ
Có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và chứa nhiên liệu hoặc do sự
thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời gây ra các thiệt hại về người và
của trong quá trình thi công. Có thể do các nguyên nhân:
15


- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị

trong thi công gây cháy nổ thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất và môi
trường.
- Hệ thống cấp điện tạm thời gây chập, giật, chấy nổ…
- Việc sử dụng thiết bị gia nhiệt có thể gây ra cháy nổ, tai nạn nếu như
không có biện pháp phòng ngừa.
C. Đánh giá tác động
I.

Đánh giá tính hợp lý của dự án
1. Vị trí của dự án

- Khả năng đền bù và tái định cư cho các hộ dân trong dự án:
Theo quy hoạch dự án nằm ở 6 xã của huyện Long Thành với diện tích đất
phải thu hồi là 5.000 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 5.381 hộ với 17.039 nhân
khẩu. Tuy nhiên, số lượng thực tế lớn hơn rất nhiều nên tổng số tiền bỏ ra để
đền bù đất đai và tái định cư cho người dân là rất lớn.
Chi phí đầu tư cho dự án là 8 tỷ USD, mượn từ vốn ODA nước ngoài. Điều
này làm tăng thêm nguồn nợ cho đất nước, trong khi kinh tế nước ta còn chưa
phát triển mạnh mẽ.
2. Phân khu chức năng
Không chỉ đơn giản là xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy
bay, khu điều hành, khu hoạt động quản lý sân bay mà còn phải xây dựng
thêm khu phụ trợ, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa... Điều này làm tăng
lượng ô nhiễm, tiếng ồn, khí thải đến các hộ dân sinh sống xung quanh dự án
gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường cũng như con người.
3. Khoảng cách địa lý với khu dân cư xung quanh
16


Bắt buộc phải cách xa khu dân cư để đảm bảo an toàn cho người dân sống

xung quanh. Đồng thời, các công trình xây dựng xung quanh sân bay, có giới
hạn bán kính 30km phải đảm bảo yêu cầu về độ cao.
Ngoài ra khu vực dân cư xung quanh còn chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ
động cơ máy bay, nên cần phải có khoảng cách an toàn và những hộ gia đình
sống xung quanh phải có các biện pháp làm giảm tiếng ồn trong nhà để hạn
chế ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc xây dựng cách xa khu dân cư còn để hạn
chế các thảm họa từ máy bay đến người dân.
II.

Đánh giá tác động trong giai đoạn đền bù và giải tỏa mặt bằng.
Trong giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn giải tỏa mặt bằng ảnh hưởng
nhiều nhất đến nơi ở và việc làm của người dân, vì dự án được xây dựng trên
khu đất rộng, số lượng hộ dân bị giải tỏa lớn. Hơn nữa, giai đoạn này cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân sau này. Không những thế, nó
còn ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh, làm phát sinh tiếng ồn, bụi,
làm mất đi nguồn nước nơi đây.
Việc giải tỏa làm người dân mất đi nhiều ngồn vốn quan trọng, trong đó
đất đai là yếu tố quan trọng nhất vì người dân nơi đây chủ yếu sinh sống dựa
vào hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó, người dân cũng mất đi các mối quan
hệ xã hội, tài sản vật chất của gia đình, do đánh sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu
nhập chính của họ. Mặc dù sau khi thu hồi đất, nhiều hộ dân đươc tạo điều
kiện để chuyển đổi sang ngành nghề khác nhưng cũng có nguy cơ thất nghiệp
cao. Việc chưa tìm được công việc phù hợp sẽ làm cho cuộc sống của họ
không ổn định từ đó có thể dẫn tới các hệ lụy như tệ nạn xã hội…

- Đánh giá tác động trog xây dựng cơ sở hạ tầng
Những ảnh hưởng trong giai đoạn này tác động tới môi trường sống và con
người, nhất là hoạt động san lấp mặt bằng và thi công dự án làm phát sinh một
17



lượng khói bụi rất lớn cũng như tiếng ồn lớn từ các phương tiện, động cơ.
Không những thế giai đoạn này còn phá hủy đi cơ sở hạ tầng vốn có ở đây từ
việc san lấp mặt bằng, lượng phương tiện tham gia giao thông, vận chuyển vật
liệu tăng lên cũng làm hư hại hệ thống đường giao thông vốn có, gây cản trở
tới việc đi lại của người dân.

CHƯƠNG IV: CAM KẾT THỰC HIỆN
Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT quy định chi tiết về
quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. Thông tư quy định rõ: Các dự án quy
hoạch, đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay phải được lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường và được kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi
trường trong quá trình triển khai dự án theo quy định của pháp luật; Việc khai thác cảng
hàng không, sân bay phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về hàng
18


không dân dụng, các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên; Người khai thác cảng hàng không, sân bay; tổ chức, cá nhân
hoạt động, kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy
định về bảo vệ môi trường, thực hiện phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô
nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi mình quản lý, chịu trách nhiệm về
những hành vi gây tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật; Người
khai thác, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cảng hàng không, sân bay
chịu trách nhiệm chung về quản lý và bảo vệ môi trường tại cảng hàng không sân bay
và có các trách nhiệm cụ thể theo thông tư này; Chỉ các công ty thu gom, vận chuyển,
tái chế, xử lý chất thải đã được cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới
được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải tại cảng hàng không,
sân bay; Các chất thải rắn, lỏng, khí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải
được kiểm soát từ lúc xả thải, thu gom, vận chuyển và xử lý; không vứt, đổ chất thải

bừa bãi trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu dân cư lân cận. Các nhà hàng
phải có biện pháp khử, hút mùi, không để mùi đồ ăn lan sang các khu vực xung quanh;
Sử dụng hóa chất diệt côn trùng trên tàu bay phải theo danh mục hóa chất, chế phẩm
diệt côn trùng do Bộ Y tế quy định; Các máy soi chiếu hành lý, hàng hóa hoạt động
phải được kiểm tra về bức xạ và được cấp phép hoạt động của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị
thân thiện với môi trường; Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo công tác bảo
vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay...

19



×