Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đề cương ôn tập Câu hỏi ôn tập môn tư tưởng hồ chí minh có trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.08 KB, 68 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Câu hỏi và trả lời)

1


Câu 1: Phân tích nguồn gốc tư tưởng, lý luận đối vóỉ việc hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh
Trả lời:
Cho đến nay, đã có khoảng 70 định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội lần
thứ XI của Đảng đưa ra đinh nghĩa như sau: “Tư tưởng HCM là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả
của sự vện dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac Lê Nin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kể thừa và phát triển các giá trị truyền thống tổt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh
hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quỷ giá của Đảng và dân tộc
ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp CM của nhân dân ta giành thẳng lợi”.
Định nghĩa trên nêu rõ 3 nguồn gốc tư tưởng-lý luận của TT Hồ Chỉ Minh: chủ
nghĩa Mác — Lênin, giả trị truyền thống văn hóa dân tộc; tinh hoa văn hóa của nhân
loại.
1. Truyền thổng văn hóa dân tộc Việt Nam:
Việt Nam là dân tộc có nền văn hóa lâu đời, được hình thành và phát triển qua
hàng ngàn năm lịch sử, có bản sắc riêng, trở thành nguồn nuôi dưỡng tinh thần, nguồn
sống mãnh liệt giúp cho dân tộc chiến thắng âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù xâm
lược.
Thử nhất, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chi bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Yêu nước là một trong nhũng truyền thống cơ bản, sâu sắc, nổi bật của
con người Việt Nam, được the hiện qua nhiều thế hệ từ xưa tới nay, là chuẩn mực cao
nhất, đứng đầu bảng giá trị văn hóa - tinh thần Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đổ là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nồi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó


nhấn chìm tất cả lũ bán nước vả lũ cướp nước.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đỉ sớm tiếp thu truyền thống yêu nước của dân
tộc. Chính sức mạnh truyền thống ây đẵ thúc giục Nguyễn TẤt Thành ra đi tìm đường
cứu nước, cứu dân. Người đã viết: “Lúc đầu, chính lả chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa
phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
2


Thử hai, l à tình thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái . Truyên
thống này đưọc hình thảnh xuất phất tử hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với
thiên nhiên và với giặc ngoại xâm của dân tộc. Nguời Việt Nam sống gắn bó, yêu
thương, đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau.
Truyền thống này là cơ sở hình thành nên nhân cách, tư tưởng nhân văn, đạo
đức, đoàn kết Hồ Chí Minh.
Thứ ba, là truyền thống lạc quan yêu đời. Trong cuộc sống người Việt Nam luôn gặp
muôn vàn khó khăn, gian khổ, hiếm nguy nhưng vẫn động viên nhau “chớ thấy sóng cả
mà ngã tay chèo”. Tinh thần lạc quan đó là cơ sở hình thành niềm tin và sức mạnh của
bản thân minh, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, dù trước mắt còn đầy gian
truân khổ ải, phải chịu đựng, vượt qua. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền
thống lạc quan đó.
Thứ tư; truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đẩu.
Dân tộc Việt Nam hình thành và phát triển trong điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và xã hội
không ít những khó khăn, khắc nghiệt ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Để tồn
tạỉ và phát triền, người Việt Nam từ thế hệ này đến thể hệ khác đã phải lao động cần
mẫn phải chiến đấu anh dũng kiên cường và trí thông minh sáng tạo. Đó là truyền thống
tốt đẹp góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
2. Tinh hoa văn hóa nhân loai:
Cùng với tinh hoa văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu có chọn lọc, kế
thừa và phê phán tinh hoa văn hóa của nhân loại đó là văn hóa phương Đông, phương

Tây đế làm giàu trí tuệ, hình thành nhân cách, tư tưởng của mình.
- Văn hóa phương Đông: Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đã có ảnh hưởng
lớn tới Hồ Chí Minh.
về Nho giáo, ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã có vốn tri thức về Hán học khá
phong phú. Vì vậy, Người biết chất lọc lấy những gì tinh tuý nhất trong tư tưởng Nho
giáo: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế hành đạo, giúp đời, là ước vọng về một xã
hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính... Người cũng
thấy được mặt hạn chế của Nho giáo như yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động: tư tưởng
3


đảng cấp, coi thường phụ nữ... để loại bỏ và khắc phục.
Về Phật giáo, mặc dù còn những yếu tố duy tâm, huyền bí song Phật giáo
có nhiều mật tích cục ảnh huởng sâu sắc tới hình thành nhân cách, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bắc ái, cứu khổ cứu nạn, thương người
như thể thương thân, là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm
việc thiện, là tinh thần binh đẳng, dân chủ chất phác, chống phân biệt đẳng cấp,
là chủ trương sống không - xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, chống
kẻ thù của dân tộc... Tư tưởng Lão giáo với thuyết "vô vi'' đã ảnh hưởng tới hình
thành nhân cách HCM, đó là cuộc sống luôn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên,
cỏ cây, sông núi... đó là những nét đẹp ở HCM, một con người binh dị mà thanh
cao.
Đến khi trở thành người mácxít, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tím hiểu về chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vả tìm thẩy trong đó '"những điều thích hợp
với điều kiện nước ta".
- Văn hóa phương Tây
Ba mươi năm sổng, lao động và học tập ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đẫ
chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền vãn hóa dân chủ và cách mạng của phương
Tây. Ngay từ khi còn là học sinh Nguyễn Tất Thành đã làm quen với văn hóa
Pháp, nhũng tư tưởng tiến bộ của cách mạng Pháp về “Tự do, Bình đẳng, Bác

ái” đã ảnh hưởng mạnh đến Người và là một trong những yêu tổ tác động tới
hướng đi tìm đường cứu nước của Người.
Những năm tháng sổng ở Pháp, ở Mỹ, ở Anh, Hồ Chí Minh đã cỏ điều
kiện để tìm hiểu, nghiên cửu và trực tiếp trải nghiệm qua các hoạt động chỉnh
trị, văn hóa, xã hội ở dây. Người dần tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự
do, quyển mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ năm 1776, các
giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyển, dân quyền của Đại cách mạng Pháp.
Cùng với những hoạt động thực tiễn phong phú, sôi nổi của mình, Hồ Chí Minh
đã tiếp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành phong cách dân chủ của minh
trong cuộc song.
3. Chủ nghĩa Mác-Lênin:
4


Với hành trang giả trị văn hóa truyền thống tổt đẹp của dân tộc cùng với
giá trị văn hóa của nhân loại, Hồ Chi Minh đã có điều kiện đến và thu nhận một
cảch tự nhiên, bằng cả lý trí và tình cảm, học thuyết giải phóng con người triệt
để nhất của thời đại là chủ nghĩa Mac-Lenin. Chủ nghĩa Mác-Lenin mang lại thể
giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng cho Hồ Chi Minh, để trên
cơ sở đó Người đánh giá, phân tích các học thuyết đương thời và tổng kết thực
tiễn đúc rút lý luận và hình thành nên một hệ thống những quan điềm cơ bản của
cách mạng Việt Nam, hỉnh thành nên tư tuởng Hồ Chi Minh về giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Vì vậy, chủ nghĩa Mac-Lenin
chính là một nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu để hình thành và phát triển của
tư tuởng Hồ Chi Minh, chinh là sự vận dụng sáng tạo vả phát triển chủ nghĩa
Mac- Lenin trong thời đại mới.
Chủ nghĩa Mác-Lênin được HCM coi đó ‘là cẩm nang thần kỳ, là kim
chỉ nam mà còn là ánh sáng mặt trời soi đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối
cùng, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”, và Người khăng định: “Bây giờ
học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn

nhât, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Như vậy, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được nâng lên
tầm thế giới với việc thừa nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại và chủ nghĩa
Mác- Lênin đã hình thành và tạo ra bước phát triển mới phù hợp với tiến hóa
của nhân loại trong thời đại mới của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tường Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây
dựng đường lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong toàn bộ tiến trình của cách mạng nước
ta: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng
một nửa đất nước và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã
thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH. Đảng ta chỉ rõ: cùng với CN
Mác-Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh là nên tảng tư tương và kim chi nam cho
hành động của Đảng, đã đem lại thăng lợi cho công cuộc đổi mới ở nước ta, sẽ
5


tiếp tục dẫn dắt chủng ta trên con đường xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
*) Liên hệ bản thân: Đối với cá nhân em, là 1 sinh viên đại học thứ 2, là 1
đảng viên Đảng cs Việt Nam và đang là viên chức, việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước, gắn liền với phát triển kinh tế trí thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.
Việc học tập TT của Người giúp em nâng cao năng lực tu duy lý luận và phương
pháp công tác, biết vận dụng TT HCM vào giải quyết các vấn đề đất nước trong
cuộc sống; bổi dưỡng phẩm chầt đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Trên cơ
sở kiến thức đi học, em có thề vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản
thân, hoàn thành tốt chức trách, đóng góp thiết thực và hiệu quá cho sự nghiệp
CM HCM và Đảng ta đã lựa chọn.
Câu 2: Phân tích quá trình hình thành và phát trỉễn tư tưởng Hồ Chí

Minh trong giai đoạn từ 1921 đến 1930
Trả lời
Cho đến nay, đã có gần 70 định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội lần thứ
XI của Đảng đưa ra đinh nghĩa như sau: “Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giả trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quỷ giá của Đảng và dân tộc ta, mãi
mãi soi đường cho sự nghiệp CM của nhân dân ta giành thắng lợi”.
Tư tưởng Hồ Chỉ Minh không phải đã hình thành ngay một lúc mà toài qua một
quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện gắn với quá trình hoạt động cách
mạng phong phú cùa Người, gồm 5 giai đoạn sau:
-

Giai đoạn hình thành tư tường yêu nước và chí hướng cách mạng (từ năm

1890 - 1911).
-

Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911 - 1920).

-

Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam (1921
6


—1930).
-


Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách

mạng Việt Nam (1930-1941).
-

Giai đoạn phát triển và hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 -

1969).
Thời kỳ 1921 — 1930: là thời kỳ hình thành tư tưởng cơ bản về cách mạng
Việt Nam của Hồ Chí Minh. Thời kỳ này Hồ Chí Minh có những hoạt động
rất tích cực và đầy hiệu quả cả trên hình diện thực tiễn và lý luận.
-

1921-1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động vói cương vị Trưởng tiểu ban

Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp; tham dự Đại
hội I, II của đảng này, phê bình Đảng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa;
Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lên vào Việt Nam, mục đích của báo là đấu tranh “giải phóng con người”. Tư
tưởng về giải phóng con ngýời xuất hiện từ rất sớm vả sâu sắc ở Nguyễn Ải
Quốc.
- 1923-1924: Người sang Liên Xô tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, tận mắt
chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Liên Xô. Năm 1924, Người tham
dự Ðại hội V Quốc tế Cộng sản và các Ðại hội Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu
tế ðỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Thời gian ở Liên Xô tuy ngắn nhưng những thành tựu về
kinh tế- xã hội trên đất nước này đã để lại trong Người những ấn tượng sâu sắc
-

Cuổi năm 1924, Nguyền Ải Quổc tới Quảng Châu thực hiện một số


nhiệm vụ do Đoàn chủ tịch Quốc tế nông dân giao phó.
Khoảng giữa 1925, Người sảng lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên”, ra báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt
Nam. Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pari. Năm 1927, Bác xuất bản tác phẩm “Đường Cách Mệnh”.
-

Tháng 2/1930, Nguyễn Áỉ Quốc chủ trì hội nghị hợp nhẩt và thành

lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn
tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ vắn tát” và “Chương trình vắn tắt” của Đảng.
Những tác phẩm lý luận chủ yếu của Người thời kỳ này như Báo cáo
7


Trung kỳ, Nam kỳ và Bắc kỳ; Bản án chế ðộ thực dân Pháp; Ðýờng Cách mệnh',
Cýõng lĩnh đầu tiên của Đảng,'... cho thấy những luận điểm về cách mạng Việt
Nam được hình thành cơ bản. Có thể tóm tất nội dung chỉnh của những quan
điểm lớn, độc đảo, sáng tạo của HỒ Chỉ Minh về con đường cách mạng Việt
Nam như sau:
-

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con

đường cách mạng vô sản.
-

Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ

mật thiết với nhau. Phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng
quốc tế.

-

Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mạng”,

đánh đuổi để quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.
-

Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng; phải tập hợp

lực lượng dân tộc thành một sức mạnh to lớn chống đế quổc và tay sai. Cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải đoàn kết dân tộc, phải tập hợp, giác ngộ
và từng bước tổ chửc quần chúng đấu tranh từ thẩp đến cao, bằng hình thức và
khẩu hiệu thích hợp.
-

Cách mạng trước hết phải có đảng lãnh đạo, vận động và tổ chức

quần chúng đấu tranh. Đảng có vững cách mang mới thành công...
Những quan điểm, tư tưởng cách mọng trên đây của Hồ Chí Minh trong
những năm 20 của thế kỳ XX được giới thiệu trong các tác phẩm của Người,
cùng các tải liệu mác-xít khác, theo những đường dây bí mật được truyền về
trong nước, đến với các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo một xung lực mới, một
chất men kích thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của
thời đại. Nội dung cách mạng giải phóng dân tộc gẳn liền với CNXH được HCM
xác định trong “Đường Cách mệnh” và “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” đã
quy định sự vận động, phát triển của dân tộc Việt Nam từ 1930 đến nay vi mỉi về
sau nảy.
Chính vậy mà khẳng định đến 1930 tư tưởng Hồ Chỉ Minh về con đường
cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản.
8



Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng
đường lối đúng đắn, tổ chức lực lượng cách mạng và dẫn dắt nhân dân đi từ thắng lợi
này đến thẳng lợi khác trong toàn bộ tiến trình của cách mạng nước ta: thẳng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng một nửa đất nước và thẳng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã thống nhất đất nước, đưa cả nước đỉ
lên CNXH. Đảng ta chỉ rõ: cùng với CN Mác-Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh là nên tảng
tư tương va kim chi nam cho hành động của Đảng, đã đem lại thăng lợi cho công cuộc
đối mới ở nước ta, sẽ tiếp tục dẫn dẳt chúng ta trên con đường xây dựng nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
*) Liên hệ bản thân: Đối với cá nhân em, là 1 sinh viên đại học thứ 2, là 1 đảng
viên Đảng cs Việt Nam và đang là viên chức, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, gắn
liền với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đòi sống toàn cầu. Việc học tập TT của
Người giúp em nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác, biết vận
dụng TT Hồ Chỉ Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống; bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Trên cơ sở kiến thức đã học, em có thể
vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoản thành tốt chức trách, đóng
góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp CM Hồ Chỉ Minh mà Đảng ta đã lựa chọn.
Câu 3: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền dân tộc vi sự
vận dụng của Đẳng ta hiện nay
Trả lòi
1. Phân tích nội dang tv tưởng Hồ Chí Minh về qayền dần tộc:
Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt
Nam phù hợp với thực tiễn của ðất nýớc. Trong hệ thống ðó có nội dung cõ bản
về quyền dân tộc như sau:
Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Độc lập dán tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết bợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Sức

mạnh của nhân dân, cùa khối đại đoàn kết dân tộc, Quyền làm chủ của nhân dân, xây
9


dựng Nhà nước thật sự của dân, đo dân, vì dân.
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khi xầm phạm của tất cả các dân tộc
+ Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng.
TT này của HCM thể hiện rõ trong hành động vì trong rất nhiều bài nói,
bài viết của minh, song rõ nhất và tập trung nhất là ở “Tuyên ngôn độc lâp” khai
sinh ra nước VNDCCH năm 1945. Mở đầu bản Tuyên ngôn, HCM đã trích 1
đoạn của bản Tuyên ngôn năm 1776 của Mỹ nói vè quyền binh đẳng: “Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền ko ai
có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền đc sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người nhận định đây là lời bất hủ, suy rộng ra
câu ẩy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên TG đều binh đẳng, dân tộc nào củng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đồng thời Người còn trích
dẫn Bản Tuyẽn ngôn nhân quyền và dân quyền của CMTS Pháp năm 1791:
“Người ta sinh ra có quyền tự do và bỉnh đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn
được tụ do và binh đẳng”. Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải ko ai chối
cải được”.
Thiên tài HCM là người đã sử dụng Tuyên ngôn tư sản để đấu tranh cho
lợi ích của dần tộc minh, biến quyền tự do, binh đẳng, hạnh phúc cá nhân theo
kiểu tư sản thành quyền bình đẳng của cả dân tộc Việt Nam, của các dân tộc trên
thế giới, ko phân biệt màu da, chủng tộc. TT vĩ đại này của HCM mang tính
quốc tế, tính thời đại và tính nhân văn sâu sắc.
+ Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn.
Một dân tộc không những có quyền bỉnh đẳng với các dân tộc khác trên
thê giới mà còn phải được hửong nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. Chỉ khi
nào đuợc hưởng độc lập thật sự thi dân tộc đó mới thật sự bình đẳng.
Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn theo Hồ Chi Minh phải đảm bảo những

nguyên tắc sau:
+ Dân tộc đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kỉnh tế, an ninh
và toàn vẹn lãnh thổ.
10


+ Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam giải
quyết Mọi sự ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do đều được
nhân dân Việt Nam hoan nghênh ghi nhớ song nhân dân Việt Nam không chấp
nhận bất cứ sự can thiệp thô bạo nào.
+ Giá trị và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc phải thể hiện ở quyền tự
do hanh phúc của nhân dân. Theo Người, quyền độc lập, tự do là quyền thiêng
liêng, là trên hết Dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được
độc lập.
+ Độc lập dân tộc trong hòa bình chân chỉnh
+ Hồ Chỉ Minh luôn giơ cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ
quyển quốc gia.
+ Hồ Chí Minh là hiện thân của khát vọng hòa bỉnh, tư tưởng này của
Người dược thể hiện rất rõ mỗi khi nên độc lập dân tộc bị đe dọa.
-

Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đẩu tranh giành

độc lập.
Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân
hóa giai
cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra
giống như ở phương Tây. Từ sự phân tích đó, Người kiến nghị về Cương lĩnh
hành động của Quốc
tế cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế

cộng sản... Khi
chủ nghĩa dân tộc cùa họ thắng lợi...nhận định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ
biến thành chủ nghĩa Quốc tế. Như vậy, xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai
cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải
nắm lấy và phát huy và Người cho đó là“một chính sách cách mạng mang tính
hiện thực tuyệt vời”.
-

Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chù nghĩa quốc tế.
11


Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có
sự gắn bố thống nhất giữa dân tộc và giai cấo, dân tộc và quốc tế, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Nãm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng, Người xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là:
“Tư sản dân quyền cách mạng” (tức là cách mạng dân chủ tư sản) và “Thổ địa
cách mạng” (tức là cách mạng ruộng đất) để đi tới xã hội cộng sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp
giải phóng dân tộc trong thòi đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ
khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Xóa bỏ ách
áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân
dân lao động vẫn chưa giải phóng được. Chi có xóa bỏ tận gổc tình trạng áp bức
bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân mới đảm
bảo cho người lao động quyền làm chủ, độc lộp dân tộc với tự do và hạnh phúc
của con người. Theo Hồ Chỉ Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh

không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mà còn đấu tranh cho độc lập dân
tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức.
Nêu cao tinh thần dán tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên
nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đẩu tranh giải phóng dân tộc trên
thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung
Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đưa ra
khẩu hiệu: "giủp bạn là tự giúp mình và chủ trương phải bằng thẳng lợi của cách
mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
TTHCM vẻ vấn đề dân tộc là hệ thống quan điềm vừa mang tính KH
đúng dán, vừa có tính CM sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẩn đề
dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quổc tế. TT này ko chi cỏ giá trị trong lịch sử CMVN mà còn có ý nghĩa
lớn lao đối với CMTG trong thời đại ngày nay.
II. Vận dụng của Đảng ta hiện nay
1-

Phảt huy sức mạnh đại đoàn kểt toàn dân tộc
12


Để thực hiện thảng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hỏa,
hiện dại hóa, Đảng, Nhà nước phải xây dựng và phát huy cao độ sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trong thời gian qua, nhìn chung, khối đại đoản kết toàn dân tộc trên nền
tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được
mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, giữ
vững ổn dịnh chính trị xã hội của đất nước. Tuy nhiỗn, trong khi sự nghiệp đổi
mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thì việc tập hợp
nhân dân. Hiện nay các Đoàn thể, các tổ chức xẫ hội còn nhiều hạn chế, nhất là
ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở

một số vừng có đông đồng bào theo đạo, đồng bảo dân tộc thiếu số,v,v.
Trong những năm trước mắt, mặt trận tập trung đẩy mạnh hơn nữa các
cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhắt là cuộc vận động “toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và cuộc vận động “ngày
vi người nghèo", phấn đấu xoá xong nhà dột nát cho người nghèo, góp phần
cùng đảng và nhà nước thực hiện mục tiêu đưa đất nước ta ra khỏi tinh trạng
nước kém phát triển.
1-

Khơi dậy và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Trong thực tiễn, vỉệo chuyển sức mạnh đoÀn kết dần tộc trong thời kỳ giữ
nước sang thờỉ kỳ dựng nước không phải là việc dêc dàng. Lịch sử đang đòi hỏi
những nỗ lưc lớn của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh trong xu thế liện nay là hội nhập kinh tế quổc tế, một loạt
vấn đề đặt ra mà chúng ta phải chú ý:
Khơi dậy và phát huy cao độ sức manh nỗ lực, phải xuất phát từ lợi ích
dân tộc, từ phát huy nội lực dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh
thủ mọi khả năng có thể tranh thủ được để xây dựng, phát triển đất nước.
Trong điều kiện xây dụng nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ
nghĩa, để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc,
trong chính sách đại đoàn kết, phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi
người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo, quản lý, đến sản xuất kinh doanh,
13


học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Đồng
thời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường, đặc biệt tâm lý
chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống
đoàn kết, tinh nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu
hẹp khoảng cách, ranh giới giữa kinh và thượng, giữa nông thôn và thành thị,

cũng cổ khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc
ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập
quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà
giáo để gây rối.
Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các
tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của
nhân dân, phải biết lắng nghe những ỷ nguyện chính đáng của nhân dân, phải
kịp thời giải quyết những oan ức của nhân dân, làm cho lòng dân được yên. Phải
tiếp tục đổi mái chính sách giai cấp, chỉnh sảch xã hội, đặc biệt coi trọng việc
xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chỉnh sách dân tộc, chỉnh sách tôn giáo,
chính sách đổi với công nhân, với nông dân, với trí thức, chinh sách đối với
cộng đồng người việt nam ở nước ngoài, chỉnh sách đối với các thành phần kinh
tế, tập hợp đến múc rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong điều kiện thực hiện chỉnh sách mở cửa, hội nhập quốc tế, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trong xu thể khu vực hóa, toàn cầu
hỏa kinh tế ngày càng phát biển, đòi hỏi phải củng cổ sự đoàn kết với phong trào
cách mạng các nước, đồng thời phải nắm vững phương châm ngoại giao mềm
dẻo, có nguyên tắc nhằm thực hiện thắng lợi chinh sách đổi ngoại hiện nay của
Đảng và Nhà nước ta là: Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các
nước trong cộng đồng quốc tế, vi hòa binh, hợp tác và phát triển.
Trong tình hình thế giới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những chủ
trương đúng đắn, sáng tạo trong việc nẳm bẳt cơ hội, vượt qua thử thách, đẩy lùi
nguy cơ, để vừa nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế vừa giữ vững bển bản sắc
dân tộc, giữ vững định hýớng XHCN
14


Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta phải chủ trương phát huy mạnh mẽ sức
mạnh dân tộc • sức mệnh của chủ nghĩa yêu nước, súc mạnh của người làm chủ,

súc mạnh đại đoản két toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mả tranh thủ và
vận dụng sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoải.
Trong tất cả mọi người Việt Nam sổng ở trong nước hay ở nước ngoải
đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tim thúc của họ. Vi vậy,
khơi nguồn vả phát triền đến đỉnh cao sức mạnh dẩn tộc và tri tuệ của con người
Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách
sáng tạo, quy tụ lực lượng dán tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hơp
với mọi đổi tượng tâp thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và tri
thức làm nòng cốt do Đảng cộng sản lãnh đạo, phẩn đấu vì độc lập của tổ quốc,
tự do, hạnh phúc của của toàn dần là một bài học kỉnh nghiệm lịch sử có giá trị
bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chỉnh trị quan trọng trong sự nghiệp thực
thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
Cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so
với thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nước, thậm chí cũng đã
khác rất nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa
trên cơ sờ giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội.
Đoàn két trong Đảng là hạt nhân, là cõ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn
két toàn dân tộc. Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đổi thoại,
lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của
nhân dân; tin dân, tôn trọng nhũng người có ỷ kiến khác; làm tốt công tác dân
vận, có cơ chế, pháp luật để nhân dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng và thực
hiện quyền làm chủ của minh.
Câu 4: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc
Trả lòi:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phỏng dân tộc (CMGPDT) là
15



một hệ thống các luận điểm của Người về con đường cứu nước, về chiến lược,
sách lược và phương pháp cách mạng nhăm giải phóng dân tộc Việt nam khỏi sự
nô dịch cửa chủ nghĩa đế quốc. Đây là một tư tưởng lớn, cần sự chú trọng đặc
biệt, chiếm vị trí số 1 cá về số lượng tác phẩm lẫn hoạt động thục tiễn của Hồ
Chi Minh. Thực hiện tư tưởng này, Người không chi thay đổi được số phận mất
nước của dân tộc Việt nam mà còn làm thay đổi diện mạo của thế giới; tư tưởng
giải phóng dân tộc là điều kiện tiên quyết, là cái cần phải có trước để thực hiện
tư tưởng khác.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vẻ CMGPDT gồm những nội dung sau:
1.

CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách

mạng vô sản.
Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản (CMVS) bởi
những lý do
sau:
-

Người nhận ra hạn chế của các mô Hình giải phóng dân tộc trước

đó với ba khuynh hướng: Khôi phục lại chế độ quân chủ phong kiến độc lập như
phong trào cần Vương; cải biến chế độ quân chủ phong kiến thành chế độ quân
chủ lập hiến như Phan Bội Châu; thiết lập chế độ cộng hòa tư sản như Phan Chu
Trinh.
-

Đánh giá cao những tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản (CMTS)

nhưng Người cũng nhận ra những hạn chế của CMTS: đó là những cuộc cách

mạng không triệt để; không chỉ vậy, CMTS sẽ dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa
tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân - đổi tượng mà Hồ Chỉ Minh
đang tranh đấu.
-

Người nhận ra những mặt ưu việt của CMVS- Cách mạng tháng

Mười Nga: là cách thành công triệt để vì “dân chúng số nhiều được hưởng cải
hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật”; đó còn ỉà một cách mạng giải phóng dân tộc.
Sau khỉ cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Lênin đã thành lập Quốc tế in và
Quốc tế III là tổ chức Quốc tế duy nhất đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”.
Hồ Chỉ Minh tim thấy trong Luận cương Lênin “cái cần thiết cho chúng ta, con
16


đường giải phóng chủng ta”. “Muốn cửu nước và giải phóng dân tộc, không có
con đường nào khác cọn đường CMVS”.
Người đã nêu lên nội dung chủ yếu của con đường CMVS là: tiến hành
cách mạng giải phóng dân tộc và từng bước đi tới xã hội cộng sản; lực lượng
lãnh đạo là giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản; lực lượng
cách mạng là khối đoản kết toàn dân với nòng cốt là liên minh công-nông-trí
thức; cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới nên phải đoàn
kết quốc tá.
2.

CMGPDT muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân

lãnh đạo
Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về Đảng Cộng sản trong CMGPDT:
-


Trước hết, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của Đảng

cách mạng trong CMGPDT: cách mạng muốn thắng lợi thì quần chúng phải
được giác ngộ; cách mạng muốn thắng lợi thi quần chúng phải được tập hợp và
tổ chức thành đội ngũ chặt chẽ, còn nếu không được tập trung thi như “đũa mỗi
nơi một chiếc”; cách mạng muốn thắng lợi thi phong trào phải có đường lối,
phương hướng hành động đúng đán. Chi có
Đảng chân chỉnh, cách mạng dựa trên học thuyết khoa học mới lảm được
việc dó; cách mạng muốn thắng lợi thi phải két hợp sức mạnh bên trong và bên
ngoài
-

Hồ Chi Minh chi ra diều kiện đảm bảo cho đảng cách mạng hoản

thành sứ mệnh lãnh đạo:
+ Đảng phải được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học đúng đắn, phải
lấy chủ nghĩa Mác — Lênin làm cốt. Người ví: "Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chi nam",
+ Đảng phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của
Lênin.
+ Đội ngũ cán bộ Đảng phải được thường xuyên xây dựng, rèn luyện để
có đầy đủ phẩm chất, tư cách của người cách mạng.
-

Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt nam
17


là Đảng cộng sản - chỉnh đảng của giai cẩp công nhân Việt nam bởi khi đẫ lựa

chọn con đường giải phóng dãn tộc là con đường cách mạng vô sản thỉ đương
nhiên vai trò lãnh đạo phải thuộc về đảng cộng sản; đảng cộng sản là một Đảng
dựa trên chủ nghĩa chân chỉnh nhất - chủ nghĩa Lênin; đảng cộng sản đại diện
cho giai cấp tiên tiến nhất của dân tộc Việt nam là giai cấp công nhân..-. Từ đó,
Hồ Chí Minh khẩng định: “Chỉ cỏ giai cấp công nhân lãnh đạo thì kháng chiến,
kiến quốc mới thành cống”.
3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc:
Cách mạng giải phỏng dân tộc như Nguyễn Ải Quốc viết là việc chung
của dân chúng chứ không phải việc một hai người. Người khẳng định sức mạnh
vô địch của việc đoàn kết rộng rãi toàn dân “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ
đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Tư tưởng đoàn kết toàn
dân là một tư tirởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh.
Nhằm huy động lực lượng toàn dân Hồ Chí Minh sắp xếp lực lượng cách
mạng như sau: Giai cấp công nhân lãnh đạo; giai cấp nông dân lực lượng đống
đảo kết hợp với giai cấp công nhân; tiểu tư sản là lực lượng cách mạng; giai cáp
tiếu tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ tham gia cách mạng; chỉ có bộ phận dại
địa chủ và tư sản mại bản là đối tượng cách mạng nhưng thảnh phàn này chiếm
tý lệ rết nhỏ.
Do đó, chiến lược đại đoàn két toàn dân cỏ cơ sở khách quan để thực
hiện. Tuy nhiên, tính giai cấp ừong lực lượng vẫn được Người đảm bảo vỉ: vai
trò linh đậo thuộc vẻ Đảng, công - nông là lực lượng nòng cốt: "Công nông li
gốc của cách mạng”. Khi liên hiệp lực lượng, "không khi nào nhượng bộ một
chút lợi ích gỉ của công nông mới đi vào đường thỏa hiệp”.
Quan điểm lực lượng giải phóng dân tộc là toàn dân tộc trong đó công
nông là lực lượng nòng cốt của Hồ Chí Minh là quan điểm hết sức sáng tạo và
đúng đắn.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng
tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

18



Lê nin khẳng định về sự cần thiết phải liên kết giữa cách mạng ở chính
quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa nhưng vẫn cho rằng: cách
mạng ở thuộc địa phụ thuộc trực tiếp và thắng lợi ở chính quốc. Đại hội VI quốc
tế cộng sản viết: chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc
địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến.
Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở thuộc
địa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì có kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, do
đó phải liên kết với nhau như hai cánh của một con chim. Người nêu lên tầm
quan trọng của thuộc địa vì trở thành nguồn sống quan trọng nhất của chủ nghĩa
đế quốc. Giúp đỡ cách mạng thuộc địa không chỉ vì thuộc địa mà còn vì chính
quốc.
Người khẳng định cách mạng thuộc địa cần tiến hành một cách chủ động,
bằng sự nỗ lực tự giải phóng.
Đặc biệt, Người cho rằng: cách mạng thuộc địa không những không phụ
thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước và
góp phần thúc đẩy cách mạng ở chính quốc tiến lên.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải tiến hành bằng
con đường cách mạng bạo lực
Người khẳng định sử dụng cách mạng bạo lực là một điều tất yếu. Người
viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống lại kẻ thù của giai cấp và của dân
tộc cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy
chính quyền và bảo vệ chính quyền”.
Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân có tổ chức và
được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng (chứ không phải là ám sát cá nhân)
Bạo lực cách mạng có nhiều hình thức nhưng hình thức đấu tranh vũ
trang, đấu tranh chính trị là cơ bản nhất, trong đó đấu tranh chính trị là rất quan
trọng.
Người cũng khẳng định: dù bạo lực cách mạng có nhiều hình thức nhưng

phải tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng
thích hợp.
19


Đấu tranh vũ trang, đặc biệt khởi nghĩa vũ trang chỉ được sử dụng khi đã
có sự chín muồi về thời cơ cách mạng. Hết sức tránh khởi nghĩa non nhưng cũng
hết sức tránh việc trần chừu để thời cơ qua đi.
Có thể nói Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo những quan
điểm của chủ nghĩa MácLeenin vào thực tiễn Việt Nam đồng thời cũng là làm
giàu và phát triển cho lý luận của chủ nghĩa Mác Leenin về cách mạng GPDT ở
thuộc địa. Thực hiện tư tưởng GPDT của Người, dân tộc Việt Nam đã giành
được độc lập và chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới đã bị xóa bỏ. Điều đó
chứng minh tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ
Chí Minh về con đường CMGPDT ở Việt Nam.
Câu 5: Phân tích và chứng minh quan điểm Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Ý
nghĩa quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.
Trả lời
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường GPDT Việt Nam: Con đường độc
lập dân tộc (ĐLDT) gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH). ĐLDT và CNXH
cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giàn được ĐLDT, từng bước quá
độ dần lên CNXH. Trong điều kiện nước ta, ĐLDT phải gắn liền với CNXH,
sau khi giành được ĐLDT phải đi lên CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa trong
quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có CNXH mới đáp ứng được khát
vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo
ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, ĐLDT
phải là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo
vững chắc cho ĐLDT.

1.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam



Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã làm sáng tỏ bản chất của
CNXH từ những kiến giải kinh tế, xã hội, chính trị - triết học.

-

Quan điểm của Mác- Ănghen:
20


+ Dực trên lý luận hình thái kinh tế - xã hội, Mác và Ănghen khẳng định:
Hình thái kinh tế - xã hội TBCN tất yếu sẽ được thay thế bằng hình thái cao hơn,
hình thái kinh tế - xã hội CSCN mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội.
+ Mác và Ănghen đã từng bước xây dựng những luận điểm cơ bản về
CNXH, chỉ ra những phương hướng phát triển chủ yếu và đặc trưng bản chất
của nó mà đặc trưng cơ bản nhất là xóa bỏ chế độc tư hữu về TLSX, giải phóng
cho con người khỏi tình trạng bị bóc lột về kinh tế, bị áp bức về chính trị, bị nô
dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người có thể tận lực phát triển mọi khả
năng sẵn có của mình.
- Lenin đã phát triển, bổ sung chủ nghĩa Mác về CNXH bằng cả lý thuyết
lẫn thực tiễn trong điều kiện CNTB từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang CNTB
độc quyền, tức giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Đó là lý luận cách mạng không ngừng nói về sự chuyển biến tất yếu của
cách mạng vô sản sang cách mạng XHCN.

+ Đó là công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga sau thắng lợi của cách
mạng tháng Mười năm 1917. Như vậy CNXH đã từ lý luận trở thành hiện thực.
CNXH với tư cách 1 chế độ xã hội,sau khi đã hoàn thiện sẽ là bước phát triển
cao hơn và tốt đẹp hơn so với CNTB
*Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của CNXH:
Để khẳng định tính tất yếu của XHCN ở Việt Nam,HCM chứng minh
tính tất yếu của XHCN trên quy mô nhân loại,tính tất yeeusCNXH ở châu Á và
cuối cùng là tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam.
-Thứ nhất: Hồ Chí Minh khẳng định:Củ nghĩa xã hội là con đường phát
triển tất yếu của lịch sử nhân loại do sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội
loài người trên tất cả các phương diện KT,XH,VH,đạo đức,…Cụ thể:
+ Đó là sự tất yếu về kinh tế do sự phát triển không ngừng của lực lượng
sản xuất.
Người diễn giải 1 cách giản lược,hết sức dễ hiểu. Người viết: “Cách sản
xuất và sức sản xuatsaphats triển và biến đổi mãi,do đó mà tư tưởng của
người,chế độ xã hội,v.v...,cũng phát triển và biến đổi.Chúng ta đã biết từ xưa
21


đến nay,cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây,búa đá phát triển dần dần đến máy
móc,sức điện,sức nguyên tử. Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nghuyên
thủy đến chế độ nô lệ,đến chế độ phong kiến,đến chế độ tư bản chủ nghĩa và
ngày nay gần 1 nửa loài người đang tiến lên xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản
chủ nghĩa.Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được.”
Như vậy,vận dụng và quán triệt quan điểm duy vật về lịch sử của học
thuyết mácxít,Hồ Chí Minh quan niệm lịch sử xã hội loài người là một quá trình
tự nhiên của sự thay thế lần lượt các phương tiện sản xuất.
+ Đó là sự tất yếu về xã hội khi nhu cầu giải phóng con người khỏi áp
bức,bất công ngày càng lớn,khát vọng tự do ngày càng cao.
+ Đó là sự tất yếu về đạo đức XHCN sẽ thay thế đạo đức TBCN như lẽ tất

yếu của cái lương thiện, tốt đẹp phải thắng thế cái xấu xa, vô đạo là sự áp bức,
bóc lột và chủ nghĩa cá nhân vị kỉ.
+ Đó là sự tất yếu về văn hóa khi văn hóa XHCN là sự phát triển cao hơn
so với môi trường phản văn hóa là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Đây là cách tiếp cận hết sức sáng tạo, thể iện tính hệ thống và toàn diện
trong tư duy của HCM.Chỉ bằng cách tiếp cận này mới có thể lí giải sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội ở các nước có nền kinh tế tiền TBCN.
-

Thứ hai: Sự tất yếu của CNXH trên quy mô châu Á: “ CNXH nhập và châu Á dễ
dàng hơn vào châu Âu”. Lý do:
+ Về cội nguồn văn hóa – tư tưởng: Sự tồn tại lâu đời của tư tưởng về “xã
hội đại đồng”, “hòa mục” của Nho giáo với các mệnh đề “thiên hạ vi công” “dân
vi quý”, “các tận sở năng, các thủ sở nhu”,v.v…,; tư tưởng bình đẳng của phật
giáo… nên tư tưởng cộng sản mang tính bình đẳng, cộng đồng dễ được tiếp
nhận ở đây.
+ Về cội nguồn kinh tế - xã hội: Phương thức sản xuất châu Á đã từng
tồn tại hàng ngàn năm với chế độ “công điền, công thổ”, chế độ “tỉnh điền” và
công cuộc trị thủy của nền kinh tế nông nghiệp đã tạo nên tâm lý cộng đồng và
sự thừa nhận sở hữu chung – những đặc tính gần gũi với CNXH, CNCS hiện
đại.
22


+ Về cội nguồn chính trị: Sự tần bạo của chủ nghĩa thực dân đã thúc dậy
tinh thần dân tộc và khát vọng đổi đời của nhân dân châu Á. Người viết: “sự tàn
bạo của chủ nghĩa thực dân đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải
làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”…
-


Thứ Ba: Chủ nghĩa xã hội là kết quả tất yếu của quy luật vận động nộ tại của xã
hội Việt Nam. Lý do:
+ Một là: CNXH là bước phát triển tất yếu vì con đường cách mạng vô
sản đã là con đường duy nhất để GPDT.
+ Hai là: Do nhu cầu triệt để của cách mạng Việt Na khi cùng một lúc
phải giải quyết 3 vấn đề dân tộc, dân chủ và dân sinh.
+Ba là: Do sự tương đồng giữa tư tưởng thân dân, nhân nghĩa, đoàn kết
của văn hóa truyền thống Việt Nam với tư tưởng cộng đồng và mục tiêu giải
phóng con người của CNXH.
Tóm lại, nhu cầu GPDT, đặc điểm xã hội, truyền thống văn hóa đã quyết
định tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam.
Có thể nói, khi Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu của CNXH ở cả 3
cấp độ: Nhân loại, châu lục và đất nước thì sự tất yếu của CNXH ở Việt Nam
càng trở nên tất yếu. Đây là quan điểm xuyên suốt của HCM.
Từ năm 1930, Người đã khẳng định con đường của cách mạng Việt Nam
là “làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”. Sau này, Người nói: “Miền Bắc nước ta đang tiến dần lên CNXH. Đó là
yêu cầu cấp bách của hàng chục triệu người lao động”.

2.

Ý nghĩa quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011), Đảng ta một lần nữa khẳng định: Đi lên CNXH là khát
vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và
chủ tịch Hồ Chi Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Bài học đầu tiên sau gần 30 năm đổi mới, Đảng cộng sản VIệt Nam tiếp
tục khẳng định là “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH – ngọn cờ vinh
quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ
23



mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH
là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH hiện nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt dân
tộc Việt Nam đi lên trong sự nghiệp đổi mới. Đảng cộng sản Việt Nam khẳng
định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Kiên đinh mụ tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đòi hỏi phải nắm vững bối
cảnh mới của thế giới có nhiều yếu tố tác động tới quá trình thực hiện mục tiêu
này.
Kiên định đường lối độc lập dân tộc và CNXH có ý nghĩa hết sức quan
tọng. Trong đó, về độc lập dân tộc phải được chú ý toàn diện từ độc lập về lãnh
thổ; chủ quyền an ninh quốc gia, đến độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa, lối
sống và đạo đức xã hội. Về CNXH, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, xây
dựng một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn
minh và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.
Một số lưu ý về điều kiện mới của độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
hiện nay:
Một là, muốn xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng,
văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, trước hết phải phát huy mọi tiềm
năng, sức mạnh của nguồn nội lực; đồng thời phải biết tranh thủ các nguồn lực
bên ngoài, tận dụng thời cơ, điều kiện quốc tế thuận lợi, làm gia tăng sức mạnh
dân tộc. Tức là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Hai là, xác định rõ bước đi và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, trên nguyên tắc đặt lợi ích đất nước,
lợi ích dân tộc lên trên hết.
Ba là, độc lập dân tộc gắn bó chặt chẽ với CNXH, phải được thể hiện
trong suốt quá trình đổi mới, trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.

24


Bốn là, giữ vững định hướng XHCN trong tiến trình đổi mới. Đây là con
đường duy nhất đúng đắn cả trên bình diện lý luận và thực tiễn, phù hợp thời
đại. Đồng thời tiếp tục làm rõ mục tiêu, đặc trưng và động lực của CNXH trong
đổi mới.
Câu 6: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực
của chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
Trả lời
1.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của CNXH

a.

Mục tiêu chung:
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu của
bản thân Người là một. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân
dân. Hồ Chí Minh cho rằng: Mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Người gắn mục tiêu dân giàu với mục tiêu
nước mạnh. Người nói: “Mọi người giàu có, mọi nhà giàu có thì nước mới
cường, dân mới mạnh”.

b.

Mục tiêu cụ thể:
Hồ Chí Minh xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên CNXH

trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là:

-

Mục tiêu chính trị: Xây dựng chế độ do nhân dân là chủ và làm chủ. Xây dựng
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp, củng
cố hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan
lập, hành, tư pháp.

-

Mục tiêu kinh tế: Xây dựng một nền kinh tế với công – nông nghiệp hiện đại,
khoa học kỹ thuật tiên tiến. Loại bỏ dần cách bóc lột của CNTB, đời sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện. Nền kinh tế đó còn tồn tại nhiều hình thức
sở hữu chính là toàn dân, tập thể, riêng lẻ và tư bản tư nhân… Tương ứng với đó
là nhiều thành phần kinh tế.

-

Mục tiêu văn hóa: Phát triển văn hóa là mục tiêu quan trọng của xã hội chủ
nghĩa, phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Bởi

25


×