Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện phụ sản hải phòng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 57 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế
thị trường. Khi trình độ phát triển kinh tế xã hội và dân trí của con người ngày càng
phát triển thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe càng được chú trọng
hơn. Cùng với tốc độ đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao gồm chất
thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện đang là những vấn đề nan giải trong
công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của nhân dân.
Nước ta có một mạng lưới y tế với các bệnh viện được phân bố rộng khắp toàn
quốc. Theo số liệu thống kê thì cho đến nay ngành y tế có khoảng 1.200 bệnh viện với
hơn 167.000 giường bệnh. Các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm,
phòng bệnh, nghiên cứu và đào tạo trong các bệnh viện này đều phát sinh chất thải.
Các chất thải y tế dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí có là các tác nhân gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường bệnh viện, xung quanh bệnh viện và đe dọa sức khỏe của
con người.
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là bệnh viện chuyên khoa hạng I, không những
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố Hải
Phòng mà còn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân các tỉnh miền duyên hải
Bắc bộ. Bệnh viện càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình
phát triển chung của đất nước. Với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, bệnh viện đã
đạt nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe cho
người dân. Tuy nhiên bên cạnh, hiện nay vấn đề nhức nhối của bệnh viện là tình trạng
chất thải rắn y tế thải ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất thải nguy hại trong khi
hệ thống quản lý còn nhiều thiếu sót.
Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn do chất thải y tế gây ra
đối với môi trường và con người, chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng
cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng, nâng cao năng lực
tổ chức, trách nhiệm và từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng như
nâng cao chất lượng môi trường cho bệnh viện.

Với mong muốn đó, em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường
tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu


quả quản lý”.
i


Nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về các loại chất thải phát sinh trong bệnh viện
Chương 2 : Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện phụ sản
Chương 3 : Đề xuất các giả pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại
bệnh viện Phụ Sản

ii


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH
TRONG BỆNH VIỆN
1.1 Chất thải rắn y tế
1.1.1 Một số khái niệm chất thải rắn y tế
Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế được hiểu như
sau:
1. Chất thải rắn y tế là vật thể rắn được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
2. Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khoẻ con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này
không được tiêu huỷ an toàn.
3. Quản lý Chất thải rắn y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
huỷ chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải

chất thải y tế, bao gồm: Giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản
phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực
hành và phân loại chất thải chính xác.
5. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ
sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
6. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng
gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh trong cơ sở y tế.
7. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ.
8. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi
lưu giữ hoặc tiêu huỷ.

1


9. Xử lý và tiêu huỷ chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi
trường.
1.1.2 Nguồn phát sinh, phân loại và thành phần chất thải rắn y tế
a. Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế chủ yếu là bệnh viện, các cơ sở y tế khác
nhau như: Trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ
sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, các trung tâm xét nghiệm và
nghiên cứu y sinh học, ngân hàng máu…. Hầu hết chất thải rắn y tế đều có tính
chất độc hại và chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu vực phẫu thuật, bào
chế dược. Nguồn phát sinh chất thải y tế được thể hiện ở bảng 1.1
Phòng bệnh nhân


Buồng tiêm

không lây nhiễm
Phòng bệnh nhân

Phòng mổ

truyền nhiễm
Phòng xét nghiệm
chụp và rửa phim

Khu bào chế dược phẩm

Khu vực hành chính

Phòng cấp cứu
Đường thải chung

Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải y tế]
Chất thải sinh hoạt

Chất thải lâm sàng

Bình áp suất

Chất thải phóng xạ

Chất thải hóa học
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: Máu,
dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan người và động vật, bơm kim


2


tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong
y tế.
Chất thải bệnh viện bao gồm 2 thành phần chính là phần không độc hại
được xử lý đơn giản như chất thải sinh hoạt và phần độc hại cần những biện
pháp xử lý thích hợp.
b. Phân loại chất thải rắn y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
- Chất thải lây nhiễm;
- Chất thải hóa học nguy hại;
- Chất thải phóng xạ;
- Bình áp suất, khí nén;
- Chất thải thông thường.
c.Thành phần của chất thải rắn y tế
* Thành phần vật lý
Đồ bông vải sợi gồm: Bông, gạc, băng, quần áo, khăn lau, vải trải...
Đồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh...
Đồ thuỷ tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm...
Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng...
Đồ kim loại: Kim tiêm, dao mổ, hộp đựng...
Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc...
Rác rưởi, lá cây, đất đá...
* Thành phần hóa học
Những chất vô cơ: Hóa chất, thuốc thử, bột bó, …..
Những chất hữu cơ: Đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa, thuốc,...
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phẩm: C, H, O, N, S, P,

Cl và một phần tro. Thành phần hoá học điển hình của các loại chất thải rắn y tế
ước tính khoảng 50% cacbon, 20% oxy, 6% hydro và nhiều nguyên tố khác.
*

Thành phần sinh học
3


Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm đặc
biệt là những vi trùng gây bệnh.
1.2 Chất thải lỏng y tế
* Thành phần lý hóa của nước thải
a.Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của nước thải được dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc , mùi , nhiệt
độ,lưu lượng
+ Màu: nước thải có màu nâu hơi sáng , tuy nhiên thường là có màu xám có vẩn
đục.Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm
khuẩn khi đó sẽ có màu tối đen
+ Mùi : có trong nước thải do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy hợp chất
hữu cơ hay do một số chất được them vào
+ Nhiệt độ : nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban
đầu,do có sự gia tăng nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máy
móc sản xuất
+ Lưu lượng : thể tích thực của nước thải cũng được coi như một một đặc tính
vật lý của nước thải . Vận tốc dòng chảy luôn thay đổi theo ngày
b. Tính chất hóa học
Các thông số thể hiện tính chất hóa học thường là : số lượng chất hữu cơ,vô cơ
và khí.Hay để đơn giản hóa , người ta xác định các thông số như : độ kiềm ,
BOD,COD,các chất khí hòa tan , các hợp chất N,P,các chất rắn ( hữu cơ, vô cơ
huyền phù và không tan ) và nước

+ Độ kiềm : thực chất độ kiềm là môi trường đệm giữ PH trung tính của nước
thải trong quá trình xử lý sinh hóa
+ Nhu cầu oxy sinh hóa(COD) : dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong
nước thải .COD thường khoảng từ 200-500 mg/l.Tuy nhiên có một số loại nước
thải tăng BODtăng lên rất nhiều lần
+ Các chất khí hòa tan : đây là những chất khí có thể hòa tan trong nước thải
Nước thải công nghiệp thườn có lượng oxy hóa tương đối thấp
4


+ Hợp chất chứa N : số lượng và loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi với mỗi loại
nước thải khác nhau
+ PH : đây là cách nhanh nhất để xác định tính axit của nước thải . Nồng độ PH
khoảng 1-14 . Để xử lý có hiệu quả nước thải thường có độ PH từ 6-9.5
+Phospho : đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa P thường trong
khoảng từ 6-20mg/l
+ Chất thải rắn : hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể xem là chất
thải rắn
+ Nước : Nước luôn được xem là thành phần chính của nước thải
1.3 Tổng quan về bệnh viện Phụ Sản – Hải Phòng
a. Giới thiệu chung về bệnh viện Phụ sản – Hải Phòng
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 105/QĐVX, ngày 31 tháng 01 năm 1978 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Tổng diện tích khu đất của bệnh viện là 8005 m 2. Bệnh viện được công nhận là
bệnh viện chuyên khoa hạng I chuyên ngành Sản phụ khoa, là tuyến cao nhất
của thành phố về chuyên khoa Phụ- Sản, Sơ sinh và KHHGĐ; có nhiệm vụ
khám chữa bệnh phụ khoa, tiếp nhận đỡ đẻ những trường hợp đẻ khó do các
quận, huyện gửi đến, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, thực hiện kỹ thuật dịch vụ
KHHGĐ. Bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo y tế quận, huyện thực hiện công tác
khám chữa bệnh Sản- Phụ khoa, tăng cường kỹ thuật khi cần thiết. Bệnh viện là
cơ sở thực hành của trường Đại học Y khoa Hải Phòng, trường Trung học Y tế

Hải Phòng, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, quản lý kinh tế y tế, công
tác đối ngoại hợp tác y tế quốc tế. Để mô bệnh viện ta có bảng 1.1
Bảng 1.1 Phân bố diện tích trong bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Hạng mục
Xây dựng
Khu khuôn viên và cây xanh
Đường đi bộ
Khu đất trống chưa xây dựng
Nguồn: Bệnh viện Phụ sản, 2013
5

Diện tích ( m2)

Tỉ lệ (%)

4. 433

55,37

1040
1257
1050

12,9
15,7
13,1


Từ năm 2004, bệnh viện thực hiện cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Quy
chế bệnh viện được ban hành tại quyết định số 1895/1997/BYT–QĐ, ngày

19/09/1997 của Bộ Y tế. Hình thức tổ chức và quản lý của bệnh viện như sau:



Là cơ sở Cấp cứu – Khám chữa bệnh chuyên ngành Sản- Phụ khoa.
Là cơ sở đào tạo thực hành cho trường Đại học Y Hải Phòng, Cao đẳng

Y tế Hải Phòng, đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.


Nghiên cứu khoa học.



Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên kiểm tra các hoạt động

khám chữa bệnh theo chuyên ngành của tuyến dưới, kể cả y tế ngoài công lập,
thực hiện sơ kết và tổng kết theo định kì.


Phòng bệnh.



Hợp tác Quốc tế.



Quản lý kinh tế Y tế.


Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe của nhân dân thành phố Hải Phòng mà còn đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh của nhân dân các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ trong một số
lĩnh vực chuyên sâu như: phẫu thuật nội soi phụ khoa, thụ tinh trong ống
nghiệm, điều trị ung thư…
Ngoài ra, bệnh viện còn có một số công nghệ, kỹ thuật cao phục vụ công
tác khám chữa bệnh như: Sàng lọc chẩn đoán sớm bệnh lý trước khi sinh, giải
phẫu bệnh lý tức thì, phát hiện sớm ung thư, chăm sóc sức khỏe phụ nữ mãn
kinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Bảng 1.2 Số liệu thống kê của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
Đặc điểm

Bệnh viện Phụ sản

Chủ quản
Phân tuyến
Số
Kế hoạch 2012
giường Thực tế 2013
Dự kiến 2015
bệnh

Sở Y tế
Tỉnh
450
680
750
6



Tổng số nhân viên
Số lượt khám bệnh
Công suất sử dụng giường bệnh
Số xét nghiệm
Số lần chụp Xquang
Số phẫu thuật
Số ca đẻ

584
235.919
126%
2.126.779
4.966
93.957
24.599
Nguồn: Sở Y tế Hải Phòng, 2013

b. Vị trí địa lí
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ở số 19 đường Trần Quang Khải, thuộc
phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Các hướng tiếp giáp của bệnh viện như sau:
- Hướng Bắc: giáp đường Lê Đại Hành;
- Hướng Đông: giáp Sở y tế và khu dân cư;
- Hướng Tây: giáp với đường Trần Quang Khải;
- Hướng Nam: giáp với đường Đinh Tiên Hoàng.
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng nằm trên dải trung tâm thành phố Hải Phòng,
Bệnh viện nằm cách nhà hát lớn Hải Phòng 0,5 km, ga tàu hỏa Hải Phòng 1 km,
sân bay Cát Bi 5 km, bến phà Bính 2 km, cách đường trục chính Hà Nội – Hải
Phòng 4 km.


7


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
c. Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Cơ cấu tổ chức của bệnh viện được biểu diễn ở hình 1.2

8


Hình 1.2 .Cơ câu tổ chức bệnh viện
9


d. Công tác quản lý môi trường
Bệnh viện Phụ sản là bệnh viện chuyên khoa hạng I với hiệu suất giường bệnh
lớn, chất lượng khám chữa bệnh tốt, số lượng ca phẫu thuật ngày càng nhiều… do đó
lượng chất thải phát sinh bao gồm chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt cũng
ngày càng tăng. Do bệnh viện nằm trong khu vực có mật độ dân số cao nên nguy cơ
gây nhiễm bệnh ra cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực bệnh viện là rất lớn.
Vì vậy trong vài năm gần đây công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đã
được các cấp lãnh đạo bệnh viện quan tâm và đã thực hiện một số biện pháp cụ thể
như:
• Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn, các phòng vật tư trang thiết bị, Quản trị và
khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị xử lý
nước thải, giám sát việc thực hiện phân loại, thu gom chất thải y tế ngay tại các khoa
phòng theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về quản lý và phân loại chất
thải y tế.
• Thường xuyên mở các lớp tập huấn lại việc phân loại chất thải y tế và chất

thải sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của bệnh viện.
• Bệnh viện kí hợp đồng với công ty Kỹ thuật làm sạch và thương mại Quốc tế
ICT gồm 31 nhân viên và 1 giám sát. Các nhân viên này thực hiện việc vệ sinh, dọn
dẹp các khoa, phòng và vận chuyển chất thải từ các khoa đến nơi tập kết lưu trữ rác.
• Bệnh viện ký hợp đồng với công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng
vào 18h hàng ngày đến thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại.
• Bệnh viện đã sử dụng đúng màu sắc cho các túi đựng chất thải theo quy chế
của Bộ Y tế, tận dụng các chai nhựa truyền dịch để đựng các mũi tiêm sau sử dụng.
Phương tiện vận chuyển chất thải trong bệnh viện là xe kéo có bánh. Thùng được sử
dụng để đựng chất thải rắn trong khuôn viên bệnh viện và dọc hành lang các khoa
phòng là các thùng nhựa và sắt có nắp đậy, giờ đổ rác cũng được quy định.
Hàng năm Bệnh viện kiện toàn lại Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn. Hội đồng
tổ chức họp, xây dựng kế hoạch hoạt động của hội đồng và phân công nhiệm vụ cho
các thành viên, các thành viên chịu trách nhiệm phụ trách công tác Kiểm soát nhiễm
khuẩn tại lĩnh vực mình được phân công và thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc

10


các cán bộ trong phạm vi mình được phụ trách thực hiện tốt công tác Kiểm soát
nhiễm khuẩn.
Hằng năm Bệnh viện kiện toàn lại Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn. Hội đồng tổ
chức họp, xây dựng kế hoạch hoạt động của hội đồng và phân công nhiệm vụ cho các
thành viên, các thành viên chịu trách nhiệm phụ trách công tác Kiểm soát nhiễm
khuẩn tại lĩnh vực mình được phân công và thường xuyên kiểm tra giám sát , đôn đố
Cơ cấu tổ chức bộ máy tham gia công tác quản lý chất thải
Bí thư Đảng ủy - Giám đốc bệnh viện: Đỗ Thị Thu Thủy
Phó bí thư Đảng ủy - Phó giám đốc hậu cần: Phạm Thiện Hoạch
Đảng ủy viên - Phó giám đốc chuyên môn: Nguyễn Văn Học
Đảng ủy viên - Phó giám đốc chuyên môn: Vũ Văn Chỉnh

Đảng ủy viên - Phó giám đốc chuyên môn: Vũ Văn Tâm
Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Lê Đức Quyên.
Giám đốc Bệnh viện: Chịu trách nhiệm chung, quyết định và giao trách nhiệm
cho các cá nhân, đơn vị trong bệnh viện tham gia vào quản lý chất thải y tế.
Giám đốc có nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải trong bệnh
viện, trong đó có chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TTBTNMT về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại; Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban
hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ
Y tế); Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (Ban hành kèm theo Thông tư số
18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Phó Giám đốc chuyên môn: Được Giám đốc phân công phụ trách công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, thường trực Hội đồng Kiểm soát nhiễm
khuẩn.
Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Chịu trách nhiệm công tác quản lý
chất thải y tế và công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện thường trực Hội đồng
Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Các khoa, phòng: Có nhiệm vụ cụ thể theo quy định tại Quy chế bệnh viện được
ban hành tại Quyết định số 1895/1997/ BYT-QĐ, ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng

11


Bộ Y tế phối hợp thực hiện công tác Quản lý chất thải y tế và công tác Kiểm soát
nhiễm khuẩn theo quy định.
Mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các phòng khoa trực thuộc: Hội đồng
Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý chất thải y tế từ
khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn và vận hành hệ
thống xử lý nước thải, quan trắc,… cụ thể như sau:
• Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm:
- Giám sát thực hiện quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Chịu trách nhiệm về chất thải y tế từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý đến tiêu hủy.
- Theo dõi môi trường xung quanh bệnh viện bao gồm theo dõi vi sinh vật bề
mặt và theo dõi chất lượng nước thải bệnh viện.
- Tiệt trùng, khử dụng cụ y tế.
• Phòng Hành chính Quản trị chịu trách nhiệm về nước thải y tế từ khâu xử lý,
vận hành hệ thống xử lý, quan trắc môi trường.
• Phòng vật tư, trang thiết bị y tế của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ
công tác vật tư thiết bị y tế trong bệnh viện.

BV phụ sản
HP

12


CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH
VIỆN PHỤ SẢN
2.1. Hiện trạng quản lý môi trường tại bệnh viện Phụ Sản – Hải Phòng
2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải
a.Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh gồm có chất thải y tế nguy hại và chất thải thông
thường. Nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc,
xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu đào tạo, sinh hoạt ở tất cả các khoa phòng,
khu căng tin, rác ngoại cảnh. Nguồn chất thải tại bệnh viện được biểu diễn ở
bảng 2.1
Bảng 2.1. Nguồn phát thải chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện Phụ sản
STT


Giường kế

Khoa

hoạch

Giường thực kê

Lượng phát thải

1
2
3
4
5
6

Sản 2
Sản 3
Sơ sinh
Sản 5
KHHGĐ
Phụ yêu cầu

52
96
55
87
33
32


79
119
55
124
39
33

( kg/ngày)
18,17 ± 0,32
27,37 ± 0,46
12,65 ± 0,21
28,52 ± 0,67
8,97 ± 0,18
7,59 ± 0,22

7

Phụ ngoại

45

92

21,16 ± 0,34

8
9
10


Phụ nội
50
47
10,81 ± 0,36
Gây mê hồi sức
20( hồi tỉnh)
4,60 ± 0,38
Đỡ đẻ
45( chờ đẻ)
10,35 ± 0,17
Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, 2013
Chất thải y tế nguy hại có thành phần chủ yếu là: Bơm kim tiêm, bông

băng, vật nhiễm máu, đồ thủy tinh, lọ đựng thuốc, các chất dịch bệnh nhân, sinh
bệnh phẩm, nhau thai, bệnh phẩm xét nghiệm, các dụng cụ có dây chất phóng
xạ, dây truyền hóa chất, dược phẩm quá hạn, các mô phủ tạng của cơ thể, …
Lượng chất thải y tế nguy hại thay đổi tùy theo số lượng bệnh nhân của
từng tháng, trung bình phát sinh khoảng 4.500 kg/tháng và được nhân viên Môi
trường đô thị thu gom, vận chuyển với mức giá 13.900 đồng/kg.

13


Chất thải thông thường phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly); hoạt động chuyên môn y tế (chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật
liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín và đây là những chất thải không
dính máu, dịch sinh học và chất hóa học nguy hại); khu vực hành chính (giấy,
báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các- tông, túi nilon, túi đựng phim); khu
vực nhà ăn; lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh và xỉ than
b.Chất thải lỏng

* Nước thải y tế
Nước thải y tế phát sinh từ các khoa phòng như: nhà giặt tẩy, khoa ngoại,
khoa nội, khu giải phẫu bệnh lý… có chứa rất nhiều chất hữu cơ, các chất dinh
dưỡng của Nitơ (N), Phốt pho (P), hợp chất khử khuẩn và các vi khuẩn gây bệnh
nguy hiểm như thương hàn, tả, lỵ, …
Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong
nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Các chất dinh dưỡng
của (N, P) gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng
tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục
của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống, đường ống và máng dẫn.
* Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của bệnh viện phát sinh chủ yếu là của bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân, khu vực nhà ăn, khu vực hành chính, văn phòng bệnh
viện; nước thải từ khu vực căng tin bệnh viện.
Nước thải sinh hoạt có thành phần chính là:
Nước thải không chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ thiết bị vệ
sinh như bồn tắm, chậu giặt, lavabo...Các loại nước thải này chứa chủ yếu chất
rắn lơ lửng, các chất tẩy giặt và thường được gọi là nước “xám”. Nồng độ chất
hữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường là khó phân huỷ sinh học.

14


Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các nhà vệ sinh còn được gọi là nước đen.
Loại nước thải này chứa nhiều vi sinh vật, chứa nhiều chất hữu cơ, các
nguyên tố dinh dưỡng nitơ và phôtpho.
Nước thải từ khu vực nhà bếp, nhà ăn chứa nhiều mỡ, dầu thực vật, các
nguyên tố dinh dưỡng N, P.
* Nước mưa chảy tràn
Bệnh viện được xây dựng trên khu đất có diện tích 7.384,17m 2. Với lượng

mưa trung bình của khu vực là 1600 mm/năm thì có thể ước tính tổng lượng
nước mưa chảy tràn tính trên diện tích Bệnh viện là:
Vnước mưa = 1600.10-3 x diện tích mặt bằng của Bệnh viện
= 1600.10-3 x 7384,17 = 11.814,67 (m3/năm)
c. Chất thải khí
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện, các nguồn chất thải khí và bụi
phát sinh từ các nguồn sau:
* Bụi, khí thải phát sinh từ khu vực bãi tập kết than và lò hơi đốt than
- Từ bãi tập kết than phát sinh hàm lượng bụi là tương đối lớn, khả năng
phát tán bụi từ các đống than có thể gây ô nhiễm môi trường. Ước tính trong
điều kiện trời nắng, gió nhẹ (v < 2m/s), nồng độ bụi trong khu vực này khoảng
0,2 ÷ 0,5 mg/m3.
- Quá trình dùng than đốt lò hơi sẽ tạo ra các sản phẩm cháy thoát ra theo
khói lò. Tải lượng và nồng độ các chất thải có trong khói lò phụ thuộc vào lượng
tiêu hao than và công nghệ đốt than. Sự khuếch tán các chất thải ra môi trường
còn phụ thuộc vào điều kiện khí tượng (độ ẩm, vận tốc gió...), chiều cao ống
khói v.v... Ngoài ra, khói lò có thể thoát theo cửa nạp liệu, các khe hở và nóc lò,
qua mái mang theo bụi và khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường không khí.
Khi thời tiết ẩm và không có gió, khói nồi hơi có thể gây tác động xấu tới môi
trường không khí ở khu vực chân ống khói (hoặc điểm phát thải). Trong trường
hợp thời tiết khô, vận tốc gió trung bình của khu vực là 2-3 m/s, phạm vi ảnh
hưởng có thể rộng và xa hơn theo các hướng gió chính của khu vực, thông
15


thường phạm vi này đạt tới bán kính 20-25 lần theo chiều cao ống khói (hoặc
điểm phát thải).
*

Bụi, khí thải do các phương tiện giao thông ra vào khu vực bệnh viện


Phương tiện giao thông chủ yếu lưu hành trong khu vực bệnh viện là các loại
xe ôtô vận chuyển hành khách đến và rời khỏi bệnh viện. Về lý thuyết, khí thải do
quá trình sử dụng nhiên liệu có khả năng gây ô nhiễm không khí nếu lượng chất
thải lớn, tập trung ở một khu vực hẹp. Khí thải của động cơ sinh ra gồm: bụi
CO, SO2, NOx, HC, bồ hóng,... Đặc điểm nổi bật của nguồn ô nhiễm giao thông
vận tải là nguồn ô nhiễm rất thấp, di động, nếu cường độ giao thông lớn thì nó
giống như nguồn đường (nguồn tuyến), chủ yếu gây ô nhiễm cho hai bên đường.
Theo thống kê mỗi ngày có khoảng 2000 lượt xe ra vào bệnh viện làm cho
mật độ xe khu vực tăng lên đáng kể, khi tăng lượng xe ra vào Bệnh viện có thể
gây kẹt xe cục bộ. Với năng lực của tuyến đường, mức độ gia tăng này sẽ không
có những tác động nghiêm trọng đến giao thông. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn cần
có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc bố trí và điều phối
giao thông khu vực, tránh những bất cập nảy sinh.
* Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh
- Khí Ozôn hình thành do việc biến đổi O 2 trong không khí thành O3 từ
các phòng chiếu chụp, phóng xạ tia X, hệ thống khí Y tế (ôxy, gây mê...).
- Mùi hôi từ các phòng bệnh, khu vệ sinh, từ khu vực chứa rác y tế,...
* Nguồn phát sinh khí thải từ hệ thống điều hòa nhiệt độ và máy phát
điện dự phòng
- Khí thải dòng nóng của máy điều hòa, máy phát điện thải vào môi
trường sẽ làm cho nhiệt độ môi trường không khí bên ngoài tăng cao, gây ô
nhiễm nhiệt độ cục bộ.
- Rò rỉ chất làm lạnh từ các máy điều hoà làm phát tán khí nhà kính vào
môi trường không khí (HFC…), góp phần gây hiệu ứng nhà kính.

16


- Do máy phát điện dự phòng dùng nhiên liệu đốt là dầu Diezen thành

phần khí thải còn có các chất ô nhiễm môi trường không khí như: CO, CO 2, SO2,
NOx, VOC...
- Bệnh viện có 01 máy phát điện dự phòng, công suất 180KVA, tiêu thụ
dầu 23 lít/h phục vụ Bệnh viện khi lưới điện thành phố có sự cố hoặc mất điện
vào giờ cao điểm.
Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng các máy phát điện, phát sinh một
hàm lượng dầu cặn có chứa PCBs - là chất thải nguy hại, lượng chất thải phát
sinh là không nhiều do máy phát điện chỉ hoạt động khi lưới điện gặp sự cố
(khoảng 12 kg/năm). Do vậy, Bệnh viện sẽ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại và ký kết hợp đồng chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom
và xử lý theo quy định hiện hành.
* Bụi, khí thải phát sinh từ các nguồn khác
- Khí thoát ra từ các kho chứa: Nitơ, Clo..., khí Clo từ khu vực khử trùng
(giặt tẩy quần áo)...
- Khí NH3, SO2, H2S từ khu chứa rác thải của bệnh viện.
2.1.2 Hiện trạng công tác thu gom , phân loại, vận chuyển , xử lý chất thải
trong bệnh viện Phụ Sản-Hải Phòng
a. Chất thải rắn
+ Công tác thu gom và phân loại chất thải rắn tại bệnh viện
Muốn đảm bảo cho quá trình thu gom tốt thì chất thải phải được phân loại
ngay tại nguồn phát sinh. Quá trình phân loại chất thải sinh hoạt và chất thải y tế
của bệnh viện được thực hiện ngay tại nguồn phát sinh.
Chất thải rắn y tế nguy hại được phân loại và thu gom bằng xe tiêm bởi các
cán bộ y bác sĩ. Trên mỗi xe tiêm được trang bị các thùng nhựa, túi đựng, hộp
giấy để phân biệt từng loại chất thải như:
- Hộp giấy: đựng các mảnh thủy tinh vỡ, kim tiêm, các ống thuốc.
- Thùng nhựa có quai màu đỏ: đựng các ống tiêm đã sử dụng.

17



- Thùng nhựa, túi vàng: đựng dịch mủ, bông băng, gạc thấm máu, dịch cơ
thể...
- Thùng màu xanh, túi xanh: đựng chất thải y tế không nguy hại như vỏ
thuốc, chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại, glucose,...
Sau đó, chất thải rắn được đưa về nơi tập kết của khoa. Hộ lý chịu trách
nhiệm phân loại, thu gom chất thải theo đúng màu sắc túi đựng vào thùng chứa
chất thải phù hợp và được nhân viên vệ sinh vận chuyển tới nơi lưu trữ nhiều lần
trong ngày.
Chất thải thông thường được nhân viên vệ sinh thu gom thường xuyên từ
các khoa phòng tập trung về bãi đất trống của bệnh viện chờ Công ty Môi
trường đô thị đến xử lý.
Chất thải sau khi phân loại sẽ được cho vào các túi nilon đúng màu sắc quy
định, không để lẫn chất thải y tế nguy hại vào với chất thải sinh hoạt:
- Túi nilon màu xanh: Đựng chất thải thông thường.
- Túi nilon màu vàng: Đựng chất thải lây nhiễm.
- Túi nilon màu đen: Đựng chất thải phóng xạ, hóa chất độc hại.
- Túi nilon màu trắng: Đựng chất thải được phép tái chế.
- Hộp đựng chất thải sắc nhọn: hộp hoặc thùng nhựa cứng, không bị xuyên
thủng, không bị rò rỉ và có thể thiêu đốt được. Dung tích thùng với các
kích thước khác nhau (2,5 lít; 6 lít; 12 lít và 20 lít) phù hợp với số lượng
các vật sắc nhọn phát sinh.
- Các bình oxy và bình áp kế sẽ được trả lại cho nhà sản xuất.
- Xỉ than phát sinh từ khu vực nồi hơi được thu gom và chứa tại khu chứa
chất thải sinh hoạt.
Sau khi các y bác sĩ phân loại, nhân viên vệ sinh ICT và hộ lý có trách
nhiệm thu gom. Trong trường hợp chất thải quá nhiều sẽ tiến hành thu gom trái
giờ quy định, quá trình thu gom thường được thực hiện 3 lần trong ngày:
Lần1: 6h30 – 7h00
Lần 2: 1h – 1h30

Lần 3: 4h – 4h30

18


+ Dụng cụ đựng và thu gom chất thải rắn tại bệnh viện
Tại các khoa phòng, chất thải rắn sau khi được phân loại vào các túi nylon
và thùng đựng chất thải được mã màu. Hộ lý, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ
chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác tới nơi lưu trữ tần suất 1 lần trong
ngày.
Tất cả các dụng cụ đựng chất thải do bệnh viện cung cấp được đặt ở nơi
gần với nguồn phát sinh chất thải như: Buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng
tiêm, buồng đỡ đẻ, buồng bệnh, buồng xét nghiệm, đặt dọc hành lang, phòng
nhân viên, sân bệnh viên; giỏ rác (đặt trong nhà vệ sinh); túi đựng chất thải (màu
xanh, màu vàng, màu đen, màu trắng); xe đựng chất thải vận chuyển từ các khoa
phòng tới nhà lưu giữ rác.
Mỗi nhà vệ sinh có 4 ÷ 6 giỏ rác, mỗi khoa chuyên môn có từ 15÷20 thùng
rác nhỏ và 1÷3 thùng rác to để tập trung rác. Các túi đựng chất thải được phát
cho các khoa phòng với số lượng nhất định.
+Vận chuyển chất thải rắn trong bệnh viện
Chất thải tại các khoa phòng được hộ lý thu gom và vận chuyển về nơi tập
kết là nhà vệ sinh mỗi khoa 02 lần trong ngày.
Lối vận chuyển chất thải y tế từ các khoa phòng trong bệnh viện sẽ theo lối
đi riêng, không đi qua khu vực chăm sóc bệnh nhân và các khu vực sạch khác,
chất thải trong suốt quá trình vận chuyển đến nhà lưu giữ được cột chặt trong túi
màu, không phát sinh mùi và được đưa về nhà lưu giữ chung.
Phương tiện vận chuyển chất thải trong bệnh viện là xe đẩy tay hoặc là
thùng có bánh xe. Mỗi khoa có 02 thùng nhựa màu xanh, có bánh để vận chuyển
chất thải sinh hoạt, 01 thùng nhựa màu da cam vận chuyển chất thải y tế nguy
hại và tuyệt đối không dùng vào mục đích khác.

Nhân viên công ty ICT sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển tới nhà tập kết chất
thải. Công việc này được thực hiện vào 10h30 – 11h buổi sáng; 4h30 – 5h00 vào
buổi chiều nhằm tránh ô nhiễm môi trường trong và xung quanh khu vực bệnh
viện.
19


Tuy nhiên, có những ngày khối lượng chất thải thải ra lớn do quá trình
khám chữa bệnh tăng của bệnh nhân và các phòng khám nên tần xuất vận
chuyển có thể là 03 lần/ ngày.
+ Lưu trữ chất thải rắn trong bệnh viện
Hiện nay, chất thải y tế nguy hại phát sinh trong bệnh viện sau các giai
đoạn phân loại, thu gom được vận chuyển đến nhà lưu giữ của bệnh viện.
• Nơi lưu trữ nằm ở phía cuối của bệnh viện được xây dựng ở vị trí khuất,
cuối hướng gió và cách ly với khu khám chữa bệnh khoảng 40m.
• Diện tích tổng nơi lưu trữ 56 m 2, trong đó 1 nhà mái đổ bê tông 12m 2
được cô lập riêng biệt bên trong có 7 thùng nhựa PE, màu da cam dung tích 240
lít chứa xác nhi và bệnh phẩm. Diện tích còn lại gồm 9 xe trở rác chứa chất thải
rắn y tế và khu đất trống chứa chất thải sinh hoạt.
• Kết cấu của khu vực bao gồm: Tường bao kín, chưa có mái che, nền
được tráng xi măng, thông khí tốt, có cửa và có khóa, dễ dàng tiêu thoát nước
khi tiến hành rửa vệ sinh. Không để súc vật, các loài gặm nhấm và những người
không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
• Chất thải rắn y tế khi vận chuyển đến được cho vào các xe thùng đựng
chất thải, không để dưới sàn.
• Có cửa riêng thuộc đường Lê Đại Hành để vận chuyển chất thải ra bên
ngoài với tần suất 1 lần/ ngày cố định lúc 18h hàng ngày.
Sinh bệnh phẩm và xác nhi được bảo quản lạnh, sau đó cho vào các thùng gỗ
đưa về nơi lưu trữ tập trung trong bệnh viện
+Vận chuyển bên ngoài bệnh viện

Bệnh viện kí hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải
Phòng Phục vụ mai táng đưa xác nhi đi thiêu đốt tại đài hóa thân Hoàn Vũ.
Chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện được chuyển giao cho Công ty
TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vận chuyển đưa đi thiêu tại lò đốt rác
của công ty theo hợp đồng số 29/13/HĐ-RYT ngày 31 tháng 12 năm 2012. Đây
là công ty đã ký kết vận chuyển chất thải mang đi xử lý từ khi bệnh viện thành
lập đến nay.
20


Chất thải sinh hoạt được giao cho Xí nghiệp Môi trường đô thị Hồng Bàng
– là một công ty con của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng
theo hợp đồng số 370– HB1/HĐ-CQ ngày 01 tháng 01 năm 2012 vận chuyển
đưa đi xử lý tại bãi rác Tràng Cát.
+ Xử lý ban đầu chất thải y tế trong bệnh viện
Để xử lý ban đầu chất thải y tế trong bệnh viện thường sử dụng phương
pháp khử khuẩn bằng hóa chất. Tuy nhiên chỉ có một số loại chất thải, các dụng
cụ lưu giữ có tác nhân lây nhiễm trong phòng xét nghiệm, đĩa nuôi cấy bằng
nhựa và các dụng cụ để cấy chuyển, phân lập sẽ được khử khuẩn tại chỗ bằng
hóa chất (chloraminB, javen 5%) trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc nhiệt ướt
autoclar. Các đầu mũi kim tiêm được đựng trong vỏ nhựa có chứa dung dịch
clorin để khử trùng.
Các loại chất thải y tế lâm sàng có nguy cơ lây nhiễm cao như găng tay,
lăng kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu, ống truyền
dịch dính máu và các vật sắc nhọn khác hầu như không được khử khuẩn trước
khi cho vào túi màu vàng để vận chuyển và mang đi tiêu hủy.
+Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn y tế
Tái chế chất thải là một trong những biện pháp góp phần nhằm giảm thiểu
lượng chất thải phát sinh ra môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu để sản
xuất, từ đó sẽ góp phần làm giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường. Các

chất thải được phép tái chế như nhựa, giấy bìa được bán cho các cá nhân, cơ sở
thu mua tái chế.
Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế như
chai nhựa đựng các dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer
lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận; chai, lọ thuỷ tinh đựng thuốc tiêm,
đựng các dung dịch; giấy, báo, bìa, thùng các- tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu
giấy; các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại... được sử dụng
với số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Đặc biệt là chất nhựa có giá trị cao khi
tái sinh, tái chế, là nguyên liệu để tái chế nhiều vật dụng có ích khác.
21


Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y
tế mới cho phép tái chế “các vật liệu thuộc chất thải y tế thông thường không
dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hoá học nguy hại, chất
phóng xạ, thuốc gây độc tế bào)”.
b.Chất thải lỏng
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
*Nước mưa tràn mặt
Toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của Bệnh viện được thu gom theo các
đường cống thoát nước tròn PVC đường kính D300, D250, D200, D110 và cống
hộp kích thước CH: 30x40 bao quanh bệnh viện theo đường dẫn riêng và dẫn
trực tiếp và hệ thống thoát nước chung của thành phố.
*Nước thải y tế và nước thải sinh hoạt
Toàn bộ lượng nước thải trong quá trình sinh hoạt, khám chữa bệnh của
bệnh viện được dẫn và các hố ga, qua các ống ngầm và được thu vào hệ thống
các bể tự hoại gồm (05 bể thể tích 20 m 3, 01 bể 40 m3) xử lý sơ bộ tại bể tự hoại
3 ngăn, sau đó tập trung vào bể thu gom nước thải tập trung của bệnh viên có
tổng thể tích 200 m3, tại đây nước được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập
trung của bệnh viện. Nước sau xử lý thải vào hệ thống thoát nước chung của khu

vực.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thể
hiện trên hình 2.1

22


c.Chất thải khí
* Các biện pháp giảm thiểu khí thải
- Khí ôzôn (O3) tại các phòng chức năng: lắp đặt máy điều hoà không khí
kết hợp với hệ thống quạt hút cách sàn nhà 20 cm để thoát khí ra ngoài.
- Hệ thống khí y tế (Ôxy, gây mê…): hệ thống được lắp đặt các thiết bị
hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, với các thiết bị cảnh báo và ngăn ngừa các sự
cố có khả năng xảy ra trong quá trình vận hành.
2.2 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại bệnh viện Phụ Sản – Hải
Phòng
2.2.1Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Phụ Sản
a.Đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện
Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải tại bệnh viện
bao gồm sự phối hợp của ban lãnh đạo,các phòng ban, khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn và tất cả các khoa tại bệnh viện. Trong đó, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát, nhắc nhở việc thực hiện Quy chế
quản lý chất thải và giữ vệ sinh môi trường bệnh viện.
Cách thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại thu gom phải đảm bảo ô
nhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người. Việc quản lý chất thải rắn về mặt hành chính tốt là đảm bảo
hai vấn đề sau:
• Kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn thể nhân viên thực hiện đúng các quy
trình kỹ thuật về quản lý chất thải rắn theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ
Y tế ban hành.

• Đảm bảo sự an toàn trong công tác quản lý chất thải, khắc phục sự cố và
tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và bệnh nhân cũng như người thăm
nuôi, hạn chế bệnh nghề nghiệp.

23


×