Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu triển khai xây dựng chương trình đào tạo thuyền trưởng và đại phó theo chương trình mẫu IMO (model course 7 01)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.75 KB, 61 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hải phòng, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Bùi Duy Tùng

năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tôi nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã được sự quan tâm
giúp đỡ của PGS, TS. Nguyễn Viết Thành, người trực tiếp hướng dẫn đề tài cho
tôi, ngoài ra, tôi còn được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, giảng viên Viện
Sau đại học, khoa Hàng hải, trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Đề tài của tôi hoàn thành được, đó là nhờ sự quan tâm tạo điều kiện giúp
đỡ rất lớn của gia đình và quý ban, với tình cảm đó tôi muốn gửi tới các thầy, gia
đình, bạn bè và quý ban lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Bùi Duy Tùng

2

năm 2014


MỤC LỤC
STT

1
2
3
4
5
1.1
1.2
1.3

NỘI DUNG

TRANG

Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI
Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề
tài
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Công tác đào tạo, huấn luyện Hàng hải ở các Quốc gia trong
khu vực, trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 2. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỐI VỚI
SỸ QUAN HÀNG HẢI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT

2.1
2.2
2.3

NAM HIỆN NAY
Những yêu cầu cần thiết đối với sỹ quan hàng hải không hạn
chế theo STCW95
Thực trạng công tác đào tạo kỹ sư Điều khiển tàu biển, Khoa
Hàng hải
Đánh giá về chương trình đào tạo
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
SĨ

QUAN


QUẢN

LÝ

NGÀNH

BOONG

THEO

CHƯƠNG TRÌNH MẪU CỦA IMO (MODEL COURSE
3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3

7.01)
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Mục đích và yêu cầu thực hiện chương trình
3


3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
1
2


Nội dung chương trình đào tạo
Đề cương chi tiết học phần 1
Đề cương chi tiết học phần 2
Đề cương chi tiết học phần 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

IMO

International Maritime Organization
International Convention on Standards of Training

STCW 78/95

Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as

IMO MODEL


amended 1995
Chương trình mẫu của IMO

COURSE
GT
SQQL
SQVH
TT - BGTVT
QĐ - BGTVT
ECDIS
VTS
ADB
SOLAS
COLREG 72

Gross Tonage
Sỹ quan quản lý
Sỹ quan vận hành
Thông tư Bộ Giao thông vận tải
Quyết định Bộ Giao thông vận tải
Hệ thống hiển thị thông tin hải đồ điện tử
Vessel Traffic Service
Cơ sở dữ liệu tự động
Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển
Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển 1972

5


DANH MỤC CÁC BẢNG


SỐ BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

TÊN BẢNG
Thời gian đào tạo Hàng hải Singapore theo các cấp
Hệ thống đào tạo Hàng hải Ấn Độ
Thống kê thời gian đào tạo hệ chính qui các bậc học
Hàng hải tại Việt Nam
Nội dung chi tiết và phân bổ thời gian học phần 1
Nội dung chi tiết và phân bổ thời gian học phần 2
Nội dung chi tiết và phân bổ thời gian học phần 3

6

TRANG


DANH MỤC CÁC HÌNH

SỐ HÌNH
Hình 1.1
Hình 1.2

TÊN HÌNH

Mô hình đào tạo Hàng hải Nhật Bản
Hệ thống các trường đào tạo, huấn luyện Hàng hải ở
Việt Nam

7

TRANG


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một Quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số
cao nhất về chiều dài bờ biển (trải dài 3260 km từ Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh
đến Hà tiên – tỉnh Kiên Giang), mở ra ba hướng Đông, Nam và Tây; có vùng
biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích trên một triệu km 2, lớn gấp 3 lần diện
tích đất liền; có hơn 30 cảng biển, 112 cửa sông, 47 vũng, vịnh và khoảng 3000
hòn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ.
Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển nước ta nằm án ngữ trên các
tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương với
Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản
với các nước trong khu vực. Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn
ra đại dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, Đảng và Nhà nước đã có những chính
sách ưu tiên đặc biệt để phát triển nền kinh tế hướng ra biển. Đặc biệt, điều đó
càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh lịch sử hiện nay với nhiều cơ hội nhưng
cũng không ít thách thức khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO).
Những bối cảnh cụ thể đó là:
- Khoa học và công nghệ đã và đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão,
những thành tựu của nó được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, trong đó có ngành

Hàng hải. Trên các tàu biển hiện nay khoa học và công nghệ đang được ứng
dụng rộng rãi với mức độ tự động hoá cao, hiện đại … đòi hỏi cần có đội ngũ sỹ
quan và thuyền viên có trình độ cao để khai thác và sử dụng nó.
- Xu thế hội nhập, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, đã và đang diễn ra trên
toàn thế giới. Xu thế phát triển của ngành Hàng hải đã có nhiều thay đổi, nhiều
yêu cầu mới của các công ước quốc tế được bổ sung, hoàn thiện …
- Nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng cao,
lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, lượng hàng hoá thông qua các cảng biển, sản
lượng vận tải, thị phần vận tải … hàng năm tăng theo. Từ đó, đòi hỏi năng lực
8


vận tải biển cần phải tăng lên tương ứng, và thực tế đã chứng minh đội tàu vận
tải của nước ta đã tăng lên nhanh chóng.
- Sự thiếu hụt thuyền viên và nhu cầu thuê thuyền của thế giới ngày càng
trở nên cấp thiết.
Từ những lý do nêu trên, đòi hỏi đội ngũ sỹ quan, thuyền viên Việt Nam
không những phải tăng nhanh về số lượng, mà còn phải giỏi, tinh thông nghiệp
vụ, giỏi ngoại ngữ và tin học … đạt tiêu chuẩn quốc tế; nhằm đáp ứng nhu cầu
của sự phát triển của ngành Hàng hải; làm chủ được khoa học và công nghệ;
quản lý, khai thác và điều khiển tốt đội tàu buôn quốc gia và cung cấp thuyền
viên cho đội tàu buôn thế giới.
Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước,
cũng như nhiệm vụ mà Bộ Giao thông Vận tải đã giao, để đào tạo – huấn luyện
nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng được nhu cầu phát triển của Đất nước nói
chung và của ngành Hàng hải nói riêng, trong những năm qua, công tác đào tạo
và huấn luyện Hàng hải của Việt Nam không ngừng phấn đấu, đổi mới để vươn
lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đã đạt được những thành tựu đáng kể
đóng góp nguồn nhân lực dồi dào, bổ sung một lực lượng sĩ quan thuyền viên rất
lớn cho ngành Hàng hải.

Tuy vậy, qua hội nhập và thực tiễn thấy rằng: Đội ngũ sỹ quan thuyền
viên có tăng về mặt số lượng đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng cũng bộc
lộ nhiều thiếu sót còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của
thực tiễn; Khả năng thực hành còn kém, thiếu kinh nghiệm; Sức khoẻ chưa tốt,
tinh thần gắn bó với nghề chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp; Yếu về ngoại
ngữ, khả năng sử dụng tin học còn chậm, gây nhiều thiệt hại cho nhiều chủ tàu
và công ty cho thuê tàu và cá nhân người lao động bị thiệt thòi; Thái độ đôi khi
thiếu nhiệt tình, chưa có tác phong công nghiệp, chưa ý thức được quan niệm “
đi làm thuê”, chưa quen với khái niệm làm thuê, hội nhập quốc tế. Các chủ tàu
thường phải đào tạo và huấn luyện lại.
Chương trình đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn, mang nặng tính lý
thuyết, thời gian đào tạo dài, phương pháp đào tạo theo kiểu cổ điển, lạc hậu; sự
9


mềm dẻo và linh hoạt trong quá trình đào tạo còn gặp một hạn chế, chi phí đào
tạo cao …
Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu triển khai xây dựng chương trình đào
tạo thuyền trưởng và đại phó theo chương trình mẫu IMO (Model course
7.01)” mang ý nghĩa thời sự và có tính cấp thiết cao.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích cơ bản của đề tài là thống kê, phân tích hiện trạng của thuyền
viên, đánh giá công tác đào tạo thuyền trưởng, đại phó hiện nay, tìm ra những
tồn tại trong chương trình, đề cương giảng dạy, từ đó đề xuất chương trình đào
tạo thuyền trưởng, đại phó theo chương trình mẫu của IMO (Model course
7.01).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các Sĩ quan vận hành Boong đang
công tác trên tàu, các nhà tuyển dụng và sử dụng lao động trong các công ty vận
tải biển trong và ngoài nước, các thầy giáo dày dạn kinh nghiệm và các cá nhân

am hiểu về đào tạo – huấn luyện lĩnh vực hàng hải.
Ngoài ra, tham khảo ý kiến đội ngũ kỹ sư Điều khiển tàu biển sau khi tốt
nghiệp làm việc trong và ngoài nước. Đội ngũ thuyền viên, sỹ quan làm việc tại
các công ty vận tải biển trong nước và xuất khẩu.
Đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện xu thế phát triển của ngành
hàng hải thế giới nói chung và nghành hàng hải Việt Nam nói riêng. Từ đó, dự
đoán có cơ sở khoa học và thực tiễn những nhu cầu về thuyền viên (đặc biệt là các
chức danh quản lý) trong tương lai cả về số lượng và chất lượng, đánh giá chương
trình đào tạo hiện nay, tìm ra những tồn tại để bổ sung hoàn thiện.

10


4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được hoàn thành dựa trên các phương pháp nghiên cứu chủ đạo
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu trên các văn kiện, nghị quyết,
giáo trình, tài liệu, luật, bộ luật, tiêu chuẩn đánh giá, quy trình quản lý chất
lượng (ISO) …
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, hội
thảo, phân tích biện chứng và suy luận logic, tổng kết kinh nghiệm …
- Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Thống kê, biểu bảng, hình vẽ …
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực
trạng công tác đào tạo – huấn luyện thuyền trưởng, đại phó hiện tại; đối chiếu,
so sánh với tiêu chuẩn về kiến thức, năng lực theo quy định của Công ước
STCW 78/95 sửa đổi 2010, kết hợp tham khảo các chương trình mẫu khác của
IMO, chương trình đào tạo của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới;
áp dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu để triển khai xây dựng mới chương trình

đào tạo – huấn luyện thuyền trưởng, đại phó một cách toàn diện nhằm thỏa mãn
mục tiêu đã đề ra, phù hợp với thực tiễn đòi hỏi, đáp ứng sự phát triển của ngành
Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Khẳng định vai trò nền tảng về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý trong hoạt
động đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực hàng hải đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Khẳng định vai trò không thể thiếu của kiến thức chuyên môn trong lĩnh
vực đào tạo, huấn luyện Hàng hải và đưa ra một chương trình đào tạo huấn
luyện phù hợp cho thuyền viên.
- Phát huy những ưu điểm của chương trình đào tạo đã có, lược bỏ những
nội dung không cần thiết trong chương trình đào tạo, đưa ra chương trình chuẩn
11


mang tính toàn diện bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp
và phương tiện hỗ trợ giảng dạy trong công tác đào tạo sỹ quan quản lý boong.
- Đề cao vai trò của công tác quản lý, cán bộ giảng dạy, đồng thời nhận
thức tầm quan trọng không thể thiếu của các phương tiện trang bị cho công tác
giảng dạy tiên tiến hiện đại.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đổi mới chương trình đào tạo nhằm thiết thực nâng cao chất lượng đào
tạo, huấn luyện thuyền viên đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thực
tế hiện nay, phục vụ công tác xuất khẩu thuyền viên.
- Thực hiện đường lối của Đảng: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ
thống quản lý giáo dục thực hiện: “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” tạo điều
kiện cho người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm …
- Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện Hàng hải,
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng xu thế phát triển của đất nước trong quá trình

hội nhập.

12


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài, luận văn
thạc sỹ của Phạm Viết Cường “Giải pháp nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh
tranh quốc tế của xuất khẩu thuyền viên Việt Nam tới 2010”, thực hiện 2003. Đề
tài đã nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan bao gồm:
- Đánh giá thị trường thế giới và Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng đào tạo thuyền viên – những vấn đề cần giải quyết
trong công tác xuất khẩu thuyền viên Việt Nam.
- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả và cạnh tranh quốc tế của xuất khẩu
thuyền viên Việt Nam tới năm 2010 và sau đó.
Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ do TS. Đặng Văn Uy
“Nâng cao năng lực đào tạo Hàng hải các cấp tại Việt Nam” 2007. Đề tài đề cập
các vấn đề cơ bản sau :
- Đánh giá hệ thống đào tạo huấn luyện thuyền viên ở Việt Nam hiện nay;
- Đánh giá thực trạng và xu thế phát triển của ngành hàng hải ở Việt Nam
và trên thế giới;
- Dự báo nhu cầu phát triển của đội tàu trên thế giới và nhu cầu cung cấp
thuyền viên của các nước;
- Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và năng lực thuyền viên
của các nước;
- Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng và năng lực thuyền viên
đến 2020 và một số định hướng đến 2020;
- Đánh giá, nhận xét, phân tích mạng lưới cơ sở, hệ thống đào tạo – huấn
luyện hàng hải : Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, huấn

luyện hàng hải; Đội ngũ cán bộ, đội ngũ giảng viên;
- Đưa ra định hướng nâng cao năng lực đào tạo hàng hải các cấp ở Việt
Nam: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; Tăng cường cơ sở vật chất;
Xây dựng chương trình đào tạo …
13


- Đề xuất và kiến nghị một số vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực đào
tạo – Huấn luyện hàng hải tại Việt Nam .
Tuy nhiên, các đề tài và báo cáo liên quan đến vấn đề chủ yếu đưa ra đánh
giá thực trạng việc đào tạo – Huấn luyện đội ngũ thuyền viên tại Việt Nam và
đưa ra các giải pháp chung đối với việc đào tạo đội ngũ thuyền viên tại Việt
Nam, chưa đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng kỹ sư ngành đi biển trong đó
kể cả kỹ sư Điều khiển tàu biển và chưa đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao
chất lượng đào tạo - huấn luyện Kỹ sư Điều khiển tàu biển, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, khắc phục việc thiếu hụt thuyền viên hiện nay .
Đề án đào tạo sỹ quan hàng hải theo tiêu chuẩn STCW của trường Đại
học hàng hải Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt. Đó là đề án
nghiên cứu về vấn đề đào tạo hàng hải; trong đó, đưa ra giải pháp hợp lý cho
công tác đào tạo các sỹ quan ngành hàng hải, là một tài liệu tham khảo tốt nhất
cho đề tài này.
1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Qua phân tích thực trạng những năm gần đây, thị trường hàng hải trở nên
sôi động. Giá cước vận tải biển trên toàn thế giới đang có xu hướng phục hồi và
gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng sỹ quan thuyền viên làm việc trên
các đội tàu. Lực lượng thuyền viên làm việc trên đội tàu thế giới chủ yếu từ các
nước đang phát triển ở châu Á như: Philipin, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônexia,
Myanma …
Căn cứ vào xu thế phát triển của ngành hàng hải Việt Nam trong tương
lai, rút ra được những nhu cầu về nguồn nhân lực, cả về số lượng cũng như chất

lượng, đòi hỏi phải có những biện pháp để kịp thời đáp ứng. Trong đó, việc cải
tiến chương trình, phát triển đào tạo và huấn luyện thuyền viên được coi là vấn
đề cấp thiết, đó cũng là vấn đề tiên quyết góp phần chủ đạo trong việc phát triển
ngành hàng hải.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đã nâng dần mức sống của
người dân. Đi biển không còn là nghề có thu nhập cao và có sức lôi cuốn như
14


trước đây, một lực lượng không nhỏ thuyền viên có kinh nghiệm, có chức danh
ở mức sỹ quan quản lý đã rời bỏ nghề và tìm những công việc phù hợp trên bờ.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam phục vụ cho đội
tàu trong nước và công tác xuất khẩu thuyền viên là việc hết sức quan trọng và
cấp thiết; trước hết, ngoài phát huy những mặt mạnh còn phải khắc phục những
mặt tồn tại như: trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành do đào tạo thiên về lý
thuyết, thời lượng thực hành ít, thiếu thực tế, ít được cập nhật thông tin, trình độ
ngoại ngữ yếu, và đặc biệt, là tính kỷ luật chưa cao, thiếu tác phong công
nghiệp. Phải đặc biệt chú ý việc đào tạo cho thuyền viên, không chỉ kiến thức
chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành mà còn chú ý giáo dục cho thuyền viên ý
thức làm việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp, lối sống chan hòa
và lòng yêu nghề, coi đi biển như là sự nghiệp lâu dài của mình.
Do tốc độ phát triển của đội tàu trong nước và dịch vụ xuất khẩu thuyền
viên nên nhu cầu về thuyền viên vẫn luôn gia tăng, tình trạng thiếu thuyền viên
có trình độ, đặc biệt là thiếu sỹ quan mức quản lý còn đang là vấn đề bức xúc.
Từ nhận thức đó, đề tài đã nghiên cứu đề xuất chương trình đào tạo cho Sĩ
quan quản lý ngành Boong (Thuyền trưởng và Đại phó) đáp ứng nhu cầu hiện
nay.
1.3. Công tác đào tạo, huấn luyện Hàng hải ở các Quốc gia trong khu vực,
trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Trung Quốc

Hiện đang có đội ngũ thuyền viên trên 400 ngàn người. Một số bài học
kinh nghiệm trong việc đào tạo – huấn luyện hàng hải của Trung Quốc là:
- Thay đổi tư duy đào tạo, thay đổi nội dung khóa học;
- Tối ưu hóa hệ thống đào tạo, áp dụng hình thức đào tạo khác nhau cho
các cấp khác nhau;
- Cải tiến phương pháp giảng dạy, trang thiết bị, tăng thời lượng thực
hành; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; Áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng …
15


1.3.2. Nhật Bản
Chương trình đào tạo của Nhật Bản thực sự đạt tiêu chuẩn theo Công ước
STCW 78/95 sửa đổi 2010 của IMO và tiêu chuẩn quốc gia. Nhật Bản có hệ
thống đào tạo hàng hải tiên tiến trên thế giới. Tư tưởng đào tạo – huấn luyện
hàng hải mang tính toàn cầu, an toàn, tiết kiệm, ứng dụng tối đa công nghệ phần
mềm, đào tạo chất lượng và sáng tạo, mục tiêu cuối cùng là làm cho sinh viên
sau khi tốt nghiệp phải biết tự giải quyết được công việc.
Hình 1.1. Mô hình đào tạo của ngành Hàng hải Nhật Bản
Bộ giao thông Nhật Bản

Trường Đại học Hàng hải
TOKYO
- Thời gian đào tạo: 4
năm.
- Tốt nghiệp Đại học thực
tập Sỹ quan 1 năm

Trường Đại học Hàng
hải KOBE

- Thời gian đào tạo: 4
năm.
- Tốt nghiệp Đại học
thực tập Sỹ quan 1 năm

Trường Cao đẳng Hàng
hải – 4 trường
- Thời gian đào tạo: 5
năm.
- Tốt nghiệp Cao đẳng
thực tập Sỹ quan 1 năm
- Sẽ được bố trí chức
danh Sỹ quan theo quyết
định chủ tàu.

1.3.3. Singapore
Chương trình đào tạo và huấn luyện nghề hàng hải của Singapore là chất
lượng và hiệu quả, song do đặc thù và qui mô nhỏ nên số lượng thuyền viên tốt
nghiệp rất ít so với yêu cầu, phần lớn họ đào tạo cho một số quốc gia trong khu
vực như: Philipppine, Myanma, Indonesia …
Bảng 1.1. Thời gian đào tạo hàng hải Singapore theo các cấp
Hệ đào tạo
Cao đẳng hàng hải
Trung cấp hàng hải
Sơ cấp hàng hải
1.3.4. Ấn Độ

Thời gian đào tạo
3,5 năm
24 tháng

12 tháng

16


Hệ thống đào tạo tương đối tốt và toàn diện, được thể hiện theo bảng
thống kê các hình thức và thời gian đào tạo.
Bảng 1.2. Hệ thống đào tạo hàng hải tại Ấn Độ
Số trường
đào tạo
hàng hải

Hệ thống đào
tạo Sỹ quan

Hệ thống
đào tạo thủy Các hình thức

Thời gian đào

thủ, thợ

tạo (Tháng)

máy

đào tạo khác

Tiêu chuẩn
đào tạo


Học tại nước
Cao đẳng / 4 GP thủy thủ ngoài:
năm

toàn năng / Mỹ, Thụy Điển đào

Trung cấp /30 12 tháng
132

tháng

chuẩn
tạo

Hệ Đại học và STCW 78/95

Thủy thủ / 6 Cao đẳng.

Chuyển cấp / 6 tháng
tháng

Anh, Tiêu

Tiêu

chuẩn

Đào tạo nâng đào tạo Anh


Thợ máy / 6 cấp các khóa quốc
tháng

nâng

cao

4,8,12,14 tháng
1.3.5. Hệ thống các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải ở Việt Nam|5|
Hiện nay, đội ngũ kỹ sư và sỹ quan thuyền viên (dân sự, quân sự) của
nước ta được đào tạo, huấn luyện thông qua các trường đào tạo đó là: Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam; Trường ĐH Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh; Trường Cao đẳng Hàng hải 1, Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải
Phòng và một số trường khác; Các công ty và tập đoàn hàng hải trong nước thực
hiện, thêm vào đó là một số sinh viên các trường hàng hải ở nước ngoài về. Kể
từ khi Bộ Luật về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm
nhận chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam ban hành, công tác đào tạo,
huấn luyện hàng hải nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, công tác điều hành,
quản lý chặt chẽ hơn, đồng bộ và thống nhất trên toàn quốc. Các cơ sở đào tạo
hàng hải có nhiều bước nhảy vọt về số lượng, quy mô đào tạo ngày càng mở
rộng, cơ sở vật chất được bổ sung, đội ngũ giáo viên được nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ … đáp ứng được một phần nhân lực cho sự phát triển
17


của ngành hàng hải và kinh tế đất nước, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Đặc điểm của hệ thống đào tạo – huấn luyện Hàng hải tại Việt Nam hiện
nay. Tất cả các cơ sở đào tạo – huấn luyện Hàng hải từ Cao đẳng lên Đại học
đều chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đặc điểm nổi bật về chất

lượng chuyên môn như sau:
- Tổ chức thi tuyển đầu vào của sinh viên theo quy chế của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành;
- Thí sinh đầu vào đều đã tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Thời gian đào tạo tương đối dài: Đại học 4,5 năm, Cao đẳng 3 năm. Tuy
nhiên, sau khi ra trường học viên chưa đảm nhận được chức danh sỹ quan.
- Nội dung chương trình đào tạo gồm các môn: Cơ sở, chuyên môn, tiếng
Anh, thực tập tại xưởng, trên tàu, các trung tâm mô phỏng, khu huấn luyện cơ
bản, phòng thực hành … Tuy nhiên, chưa có sự gắn kết một cách chặt chẽ về
chuyên môn, nghiệp vụ các cấp học …

18


Hình 1.2. Hệ thống các trường đào tạo, huấn luyện hàng hải ở Việt Nam [2]
Chính phủ

Bộ Giao
thông vận tải

Cục
Hàng
hải
Việt
Nam

Trường
Đại học
Hàng
hải Việt

Nam

Bộ Thủy
sản

Trường
Đại học
GTVT
TP
HCM

Bộ Quốc
phòng

Trường Đại học
Thủy sản
Các
trường
trung
học,Trường
CNTS thủy sản
TW

địa
phương

Quân chủng
Hải quân

Học viện Hải

quân
Các
trường
T.H.K.T.N.V
Hải quân
Trường Cao đẳng Hàng
hải 1
Trường Trung học hàng
hải II
Một số trường cao đẳng
khác

19

Hợp tác
quốc tế

Hệ
thống
nhà
nước

Liên
kết
đào
tạo
trong

ngoài
nước



Bảng 1.3. Thống kê thời gian đào tạo hệ chính quy các bậc học hàng hải
tại Việt Nam
Tổng số lý thuyết
Thời
TT

Hệ đào

gian đào

Tổng

tạo

tạo

số tiết

tập, thực hành
Số tiết

(Tháng)
1
2
3
4

Đại học

Cao đẳng
Trung học
CNKT

54
26
24
15

Tổng sô tiết bài

Tỷ lệ

Số tiết Tỷ lệ

(%)
3225
2845
1880
1140

2433
2220
1300
752

75,44
78,03
69,15
65,96


(%)
657
625
580
388

24,56
21,97
30,85
34,04

Từ phân tích, đánh giá và so sánh về công tác đào tạo – huấn luyện của
một số nước và Việt Nam ta thấy, công tác đào tạo – huấn luyện hàng hải của
một số nước trong khu vực và thế giới có những ưu điểm sau:
- Công tác đào tạo – huấn luyện ở các quốc gia này hầu hết tuân thủ theo
đúng quy định của STCW 78/95. Tuy rằng: cách thức, biện pháp, mục tiêu mà
các quốc gia áp dụng có thể khác nhau cho phù hợp với luật pháp của quốc gia
mình.
- Nội dung chương trình đào tạo – huấn luyện có sự đa dạng, mềm dẻo,
linh hoạt, thống nhất và chuẩn mực trong quản lý.
- Thực hiện công tác đào tạo nhằm phục vụ tốt cho sự chuyển đổi nghề
nghiệp; tạo cơ hội cho người học, mang lại lợi ích và hiệu quả cho cá nhân
người học, xã hội …
- Thời gian đào tạo phù hợp cho từng cấp học; các kỹ sư sau khi tốt
nghiệp có thể đảm nhận ngay các chức danh sỹ quan.

20



CHƯƠNG 2. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SỸ QUAN
HÀNG HẢI VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những yêu cầu cần thiết đối với sỹ quan hàng hải không hạn chế theo
STCW 95
2.1.1. Những yêu cầu chung của STCW 95 bắt buộc người đi biển phải tuân
thủ |15|
Nội dung của STCW 95 sửa đổi 2010 gồm 2 phần chủ yếu, trong đó:
Phần A: Là những khoản bắt buộc về các tiêu chuẩn đào tạo, huấn luyện,
cấp bằng trực ca đối với thuyền viên mà tất cả các nước thành viên của công ước
tuân thủ.
Khi đề cập đến các tiêu chuẩn bắt buộc, nhằm làm rõ các mối liên hệ giữa
các chứng chỉ lựa chọn ( chứng chỉ đa năng và chứng chỉ thông thường ), công
ước đã phân biệt khả năng chuyên môn theo tiêu chuẩn thành các nhóm dưới
dạng 7 chức năng :
1. Hàng hải
2. Xếp dỡ hàng hóa và bảo quản
3. Quản lý vận hành con tàu và chăm sóc con người trên tàu
5. Điện, điện tử và kỹ thuật điều khiển
6. Bảo dưỡng và sửa chữa
7. Thông tin liên lạc.
Tương ứng 3 cấp trách nhiệm là :
1. Mức quản lý
2. Mức vận hành
3. Mức trợ giúp
Các tiêu chuẩn năng lực đối với thuyền trưởng, đại phó, các sĩ quan trực
ca boong, thủy thủ trực ca, máy trưởng, máy 2 và các sĩ quan máy, thợ máy
tham gia trực đều được nêu rõ ở bảng : A- II/1, A-II/2, A-II/3, A-II/4, A- III/1,
A-III/2, A- III/3, A-III/4.
21



Các bảng này được chia thành 4 cột:
Cột 1: Những yêu cầu về năng lực.
Cột 2: Yêu cầu về kiến thức, sự hiểu biết, những kiến thức cần thiết tối
thiểu, mức độ thành thạo công việc.
Cột 3: Các phương pháp nhằm thể hiện khả năng chuyên môn
Các trường hợp: Khẩn cấp, an toàn nghề nghiệp, nhiệm vụ cấp cứu, chăm
sóc y tế, phòng chống cháy nâng cao, cứu nạn … cũng được lập thành bảng
tương tự .
Phần B: Là những khuyến nghị mang tính hướng dẫn
Những khuyến nghị mang tính hướng dẫn được đề cập là:
1. Nghĩa vụ các quốc gia tham gia công ước.
2. Thực hiện nghĩa vụ theo qui định tại mục IV, qui định 1/7
3. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
4. Trách nhiệm của các công ty.
5. Đánh giá việc thực hiện yêu cầu của công ước
Nội dung của các hướng dẫn này nhằm giúp các quốc gia thành viên và
đòi hỏi thực hiện, áp dụng, tôn trọng các biện pháp đó, làm cho hiệu lực của
công ước được thực hiện một cách nhất quán với hiệu quả “Đầy đủ và toàn
diện”.
Những yêu cầu chung bắt buộc người đi biển tuân thủ thực hiện:
Quy tắc VI/1: Các yêu cầu tối thiểu, bắt buộc để làm quen, huấn luyện
an toàn cơ bản và hướng dẫn cho mọi thuyền viên.
Thuyền viên phải được làm quen và huấn luyện an toàn cơ bản hoặc được
chỉ dẫn theo mục A-VI/1 của công ước STCW 95 và phải đáp ứng được năng
lực theo qui định.
Quy tắc VI/2: Các yêu cầu tối thiểu, bắt buộc để cấp bằng về khả năng
làm việc trong bè cứu nạn.
Quy tắc VI/3: Các yêu cầu tối thiểu, bắt buộc để được cấp chứng chỉ

chữa cháy nâng cao.
22


Quy tắc VI/4: Các yêu cầu tối thiểu, bắt buộc liên quan đến cấp cứu y tế,
chăm sóc y tế.
Quy tắc I/9: Các tiêu chuẩn y tế cấp – đăng ký văn bằng.
2.1.2. Những yêu cầu tối thiểu bắt buộc để cấp bằng đối với thuyền trưởng,
đại phó tàu từ 500 GT trở lên [6]
Căn cứ theo qui định tại điều 4, điều 22, điều 23 Thông tư số 11/2012/TT
- BGTVT kí ngày 12 tháng 04 năm 2012
2.1.2.1. Tiêu chuẩn chuyên môn của Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT
trở lên
Thuyền trưởng, Đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn
chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật
STCW về các chức năng sau:
- Hàng hải theo mức quản lý;
- Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;
- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản
lý;
- Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
2.1.2.2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn Thuyền
trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường
hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng
nghề có thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo
nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
- Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc Tiếng Anh tương đương chứng
chỉ C trở lên;


23


- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ
Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 3000
GT trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
- Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu
từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
- Đối với thuyền trưởng:
+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối
thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500
GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ
3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng;
+ Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 3000 GT trở lên.
2.1.2.3 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền
trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao
đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều
khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào
tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn
thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
- Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương
chứng chỉ B trở lên;
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ
Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 500 GT
đến dưới 3000 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:


24


- Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ
500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
- Đối với thuyền trưởng:
+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới
3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50
GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức
danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng;
+ Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Ngoài ra, thực hiện Công văn số 150/VPCP-KTN ngày 01/01/2012 của
Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng đề án triển khai thực hiện các quy định
của Công ước quốc tế STCW 78 sửa đổi 2010;
Thực hiện thông báo số 877/TB-BGTVT ngày 19/11/2013
của Bộ Giao thông vận tải, kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại
cuộc họp với Trường Đại học Hàng hải Việt Nam về triển khai Nghị quyết
số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế nhằm tạo nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế biển và xây dựng trường Đại học Hàng hải
Việt Nam thành trường trọng điểm quốc gia, trong đó có cho phép trường
Đại học Hàng hải Việt Nam mở đào tạo thí điểm đào tạo sỹ quan hàng hải
không có bằng đại học, cao đẳng.
Đặc biệt cần nhấn mạnh đó là phải thực hiện Công ước Quốc tế về tiêu
chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca thuyền viên trên tàu biển năm 1978
sửa đổi 2010, để nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện thuyền viên và đáp

ứng yêu cầu của Công ước.

25


×