Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tổ chức thực hiện công tác ủy thác giao nhận lô hàng ổ bi công nghiệp nhập khẩu nguyên container tại công ty TNHH giao nhận và vận tải key line

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.3 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Đặng Công Xưởng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian vừa qua. Đồng thời em cũng gửi lời
cảm ơn đến Công ty TNHH Giao nhận và vận tải Keyline đã tạo điều kiện cho
em có cơ hội được thực tập tại công ty, được tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề
thực tế để em hoàn thành đồ án này.

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ đồ án tốt nghiệp này là do bản thân em trực tiếp
tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện. Và phải kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy giáo Đặng Công Xưởng và sự hỗ trợ của Công ty TNHH Giao nhận và vận
tải Keyline .

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giao Nhận

41


Bảng 2

và Vận Tải Key Line giai đoạn cuối 2012- 2014
Cơ cấu giá trị giao nhận hàng xuất nhập khẩu của công ty

41

TNHH Giao Nhận và Vận Tải Key Line giai đoạn cuối 20122014

4


LỜI MỞ ĐẦU
Nằm trong kế hoạch và chương trình đào tạo của trường Đại học Hàng
Hải Việt Nam, kỳ thực tập nghiệp vụ vừa qua được xem như một cơ hội lớn cho
em sau bốn năm học có thể tiếp cận với môi trường thực tế tại các cơ quan,
doanh nghiệp. Qua đó, so sánh được sự khác biệt giữa những kiến thức trên
giảng đường với công việc thực tế của một nhân viên giao nhận. Từ đó, em có
thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này
Hiện nay, sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt
Nam đã và đang có những bước tiến vượt bậc, khối lượng hàng hoá giao dịch
với các nước khác tăng lên đáng kể. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO thì
hoạt động xuất nhập khẩu càng được đẩy mạnh. Trước xu thế đó, vận tải quốc tế
đang khẳng định rõ vai trò là tiền đề trong sự ra đời và phát triển của thương mại
quốc tế. Trong đó, không thể không đề cập đến các công ty giao nhận, đóng vai
trò mắt xích liên kết những nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các công ty vận tải,
gánh vác một phần công việc giúp cho người kinh doanh xuất nhập khẩu có thể
yên tâm hoạt động.
Hiện tại ở Việt Nam có khoảng trên 2000 công ty giao nhận với tốc độ
phát triển rất nhanh, thị trường cạnh tranh quyết liệt. Giao nhận hàng hóa là một

lĩnh vực góp phần tích lũy ngoại tệ, là một mắt xích quan trọng cho việc lưu
thông hàng hóa diễn ra liên tục, nhanh chóng, đảm bảo việc kinh doanh của các
doanh nghiệp được thuận lợi, đồng thời góp phần tăng thêm mối quan hệ ngoại
giao với các nước khác trên thế giới. Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế
gắn liền với sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Việc nghiên cứu một cách có hệ
thống các vấn đề liên quan đến giao vận tải hàng hoá quốc tế đang là một yêu
cầu cấp thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận vận tải, xuất nhập
khẩu hàng hoá.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngành dịch vụ giao
nhận vận tải kết hợp với những kiến thức em đã tìm hiểu được tại Công ty
TNHH Giao Nhận và Vận Tải Key Line, em nhận thấy hoạt động giao nhận
5


hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển luôn đóng một vai trò quan trọng, đem lại
doanh thu và lợi nhuận cao.Vì vậy, đó là lý do mà em đã chọn đề tài báo cáo
thực tập: “Tổ chức thực hiện công tác ủy thác giao nhận lô hàng ổ bi công
nghiệp nhập khẩu nguyên container tại Công ty TNHH Giao Nhận và Vận
Tải Key Line”.
Dưới đây là đồ án tốt ngiệp do em tìm hiểu và thực hiện dưới sự hướng
dẫn và giúp đỡ của thầy Đặng Công Xưởng. Bài thiết kế của em gồm các nội
dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Giới thiệu về công ty TNHH Giao nhận và Vận tải KeyLine
Chương 3: Tiến hành công tác giao nhận hàng ổ bi công nhiệp nhập khẩu
nguyên container tại công ty TNHH vận tải và giao nhận Keyline.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài dù đã cố gắng nhiều nhưng do
hạn chế về kiền thức và thời gian, sự non nớt về kinh nghiệm nên những thiếu
sót trong bài đồ án này là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được những lời
nhận xét góp ý của quý thầy cô và quý công ty để bài đồ án tốt nghiệp của em

được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG I: Lý luận chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1

VẬN TẢI BIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI BIỂN TRONG XUẤT

NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
1.1.1 Khái niệm về ngành vận tải biển
Vận tải biển là dịch chuyển hàng hóa, hành khách trên các tuyến đường
biển có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển,
đó là việc sử dụng các khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển, nối
liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc
gia và được sử dụng tàu biển, các thiết bị xếp dỡ.
Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Từ lâu,
con người đã biết sử dụng biển là tuyến đường giao lưu, buôn bán giữa các vùng
miền, các quốc gia. Cho đến nay, vận tải biển trở thành ngành vận tải hiện đại
trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận tải biển có thể phục vụ, chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong
buôn bán, vận tải quốc tế.
Các tuyến đường vận tải biển đa số là các tuyến đường giao thông tự
nhiên. Khả năng chyên chở của vận tải biển rất lớn. Nhìn chung, năng lực
chuyên chở của công cụ vận chuyển đường biển (đội tàu) không bị hạn chế như
các phương thức vận tải khác.
1.1.2 Đặc điểm của vận tải biển trong thương mại quốc tế
1.1.2.1. Ưu điểm của vận tải biển

Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế vì
nó có những ưu điểm nổi bật sau:
- Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: phương tiện trong vận
tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng
một thời gian, trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ tại các cảng
giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng
thông qua của một cảng biển rất lớn.
- Vận tải biển thcíh hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng trong
thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời giá trị
thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt pho, dầu mỏ,…

7


- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: các tuyến
đường hàng hải hầu hết là các tuyến đường tự nhiên, không đòi hỏi nhiều vốn,
nguyen vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng
các kênh đào và hải cảng.
- Giá thành vận tải biển rất thấp: Giá thành vận tải biển thuộc loại thấp
nhất trong các phương tiện vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển
trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao.
Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên
giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ.
- Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải
đường sông một ít.
1.1.2.2. Những mặt còn hạn chế của ngành vận tải biển
- Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp, tốc dộ của các tàu biển chỉ
đạt khoảng 14-20 hải lý/giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu
hỏa. Về mạt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có tốc độ cao hơn nhiều,
nhưng đối với các tàu chở hàng, người ta phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm

làm giảm giá thành vận tải.
- Vận tải biển chịu tác động của điều kiện tự nhiên như: mưa, bão, song
thần,… vì quãng đường dài, phải qua nhiều vùng khí hậu khác nhau. Các yếu tố
thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc dù
khoa học kỹ thuật phát triển, có thể dự báo được thời tiết nhưng rủi ro vẫn có thể
xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi bất
thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là các cơn bão
nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn.
-

Trong quá trình vận chuyển, đôi khi rủi ro đâm va hoặc trục trặc kỹ

thuật do sai sót trong việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng có thể xảy ra.
Các tàu biển hoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu
xảy ra sự cố thì việc cứu hộ, cứu nạn kịp thời rất khó khăn. Mặt khác, thị trường
hàng hải thường rất lớn và nhất là hiện nay, số lượng tàu đưa vào khai thác

8


nhiều, trọng tải tàu ngày càng lướn và giá trị hàng háo ngày càng cao nên nếu
rủi ro xảy ra thì tổn thất là khôn lường.
- Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau,
do đó phải chịu ảnh hưởng bởi pháp luật của các quốc gia đó. Nhất là quốc gia
có chiến tranh, đình công, quan hệ ngoại giao không tốt với các quốc gia sở hữu
tàu hoặc hàng hóa chuyên chở trên tàu.
-

Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất hàng hóa do sai sót.


Tuyệt đại bộ phận về các loại hàng vận chuyển bằng đường biển và luật hàng hải
các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt Nam, đều cho phép người chuyên
chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, các nhà xuất nhập khẩu nhiều khi
không bù đắp được thiệt hại xảy ra.
Để kịp thời khác phục những rủi ro, tổn thất, một mặt, người ta ngày càng
hiện đại hóa, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiến đến một biện
pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng cách bù đắp kinh tế, đó là thông
qua bảo hiểm – hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
1.1.3 Vai trò của vận tải đường biển
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa
ngoại thương, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản
lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6.000 tỷ tấn và khối lượng luân
chuyển đạt khoảng 25.000 tỷ tấn/hải lý.
1.1.3.1

Vận tải biển là yếu tố không thể tách rời thương mại

quốc tế.
Thương mại quốc tế và vận tải nói chung, vận tải đường biển nói riêng có
mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vận tải được phát triển trên cơ sở sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Ngược lại vận tải phát triển sẽ làm giảm giá thành
chuyên chở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế,
tự do hóa thương mại, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực tiễn trong thương mại
cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò quan trọng và liên quan chăctj
chẽ đến hợp đồng vận tải, thậm chí bao gồm cả hợp đồng vận tải, vì hợp đồng
9


mua bán hàng hóa la cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người bán và người
mua, còn hợp đồng vận tải điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người chuyên chở và

người thuê chở, mà người thuê chở là người bán hoặc người mua, lại phụ thuộc
vào quy định hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.1.3.2 Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước phụ thuộc vào diều kiện:
Tiềm năng kinh tế của hai nước, sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất của
mỗi nước trong phân công lao động quốc tế, tình hình chính trị, điều kiện và khả
năng vận tải giữa hai nước đó.
Do tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong ngành vận
tải mà giá cước trung bình trong vận tải quốc tế có xu hướng giảm xuống. vận
tải đường biển có ưu điểm cước phí rẻ, vì vậy vận tải đường biển làm tăng khối
lượng hàng hóa luân chuyển trong buôn bán quốc tế, nói khác đi nó thúc đẩy
buôn bán quốc tế phát triển.
1.1.3.3 Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi hàng
hóa và cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế
Trước đây vận tải đường biển chưa phát triển, công cụ vận tải thô sơ, sức
chở còn hạn chế, chi phí vận tải cao nên hạn chế việc mở rộng mua bán nhiều
mặt hàng, đạc biệt là mặt hàng nguyên vật liệu. Việc buôn bán giữa các nước
thời kỳ đótập trung vào các mặt hàng thành phẩm. Sự ra đời của công cụ vận tải
chuyên dung có trọng tải lớn, đặc biệt là sự phát triển của vận tải đường biển,
mạng lưới các tuyến đường phát triển, đã cho phép hạ giá thành vận tải, đièu này
tạo điều kiện thuận lựoi cho việc mửo rộng chủng loại mạt hàngtrong buôn bán
quốc tế.
Trước đây, vận tải biển chưa phát triển, hàng hóa chỉ có thể bán cho các
nước lân cận, ví dụ như Việt Nam chỉ có thể trao đổi hàng hóa với Trung Quốc,
Lào, Campuchia, Thái Lan,… Ngày nay, vận tải đường biển đã phát triển, hàng
hoa có thể buôn bán ở bất cứ thị trường nào trên thế giới. Vì vậy, vận tải đường
biển góp phần thay đổi thị trường hàng hóa. Những nước xuất khẩu có khả năng
10



tiêu thụ sản phẩm của mình ở những nước xa xôi. Ngước lại, những nước nhập
khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hóa rộng rãi hơn. Sự mở
rộng thị trường và thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế được thể
hiện ở cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải dường biển quốc tế ngày càng
tăng lên. Năm 1980, cựly vận chuyển trung bình của vận tải đường biển quốc tế
là 3.601 hải lý, năm 1985 là 3.967 và năm 1990 là 4.285 hải lý (1hải
lý=1,85km).
1.1.3.4 Vận tải đường biển tác động đến cán cân thanh toán quốc tế
Vận tải đường biển có tác dụng ảnh hưởng tích cực hoặc làm xấu đi cán
cân thanh toán , chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tếđảm bảo nhu
cầu chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu ở mỗi nước. Chức năng kinh doanh thể
hiện trong việc thực hiện xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải đường biển. Xuất
khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất khẩu vô hình rất quan trọng. Thu
chi ngoại tệ về vận tải đường biển và các dịch vụ liên quan đến vận tải đường
biển là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Phát triển vận
tải, dặc biệt là phát triển đội tàu buôn có tác dụng tăng thêm nguồn thu ngoại tệ
bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải. Do đó, vận tải có ảnh hưởng tích
cực đến cán cân thanh toán quốc tế. Nếu vận tải đường biển của một nước không
đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa ngoại thương thì phải chi ra một
lượng ngoại tệ nhất định để nhập khẩu sản phẩm vận tải. Sự thiếu hụt trong cán
cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.
Trái lại, dư thừa cán cân thanh toán về vận tải có thể bù đắp một phần thiếu hụt
trong cán cân mậu dịch nới riêng và cán cân thanh toán quốc tế nói chung.

1.2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIAO NHẬN TRONG VẬN

CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN
1.2.1 Khái niệm về giao nhận


11


Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận
được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như
các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải
quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng
hoá”. Theo luật thương mại Việt nam thì “Giao nhận hàng hoá là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao
nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê
dịch vụ của người thứ ba khác.
Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động
giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi
và các thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người
mua.
1.2.2

Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa

Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua
đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Dịch vụ giao nhận hàng hóa bao
gồm bốn loại thông dụng trên thế giứoi hiện nay là:

1.2.2.1 Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các
dịch vụ sau đây:
-

Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích

hợp

12


-

Nhận hàng và cung cấp các chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận

hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận …
- Nghiên cứu các điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ
của chính phủ áp dụng vào việc giao hàng của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu
và bất kì nước quá cảnh nảo và chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
- Đóng gói hàng hóa (trừ phi việc này do người gửi hàng làm trước khi
giao hàng cho người giao nhận). Có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải,
bản chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước
quá cảnh và nước gửi hàng đến.
- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần
- Cân đo hàng hóa
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu
- Vận tải hàng hóa tới cảng, thực hiện việc khai bảo hải quan, các thủ
tục chứng từ liên quan và giao hàng cho ngừoi chuyên chở.
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối nếu có

- Thanh toán phí và các chi phí bao gồm cả tiền cước
- Nhận vận đơn đã ký của nguuwòi chuyên chở giao cho người gửi
hàng
-

Thu xếp việc chuyển tải trên dường nếu cần thiết
Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi đến người nhận hàng

thông qua các mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở
nước ngoài
- Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa nếu có
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về
tổn thất hàng hóa nếu có.

1.2.2.2

Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập

khẩu)
Theo những chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận sẽ:
-

Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi người

nhận hàng lo liẹu việc vận tải hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa
13



-

Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước.
Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và nhưungx phí

khác cho hải quan và những cơ quan khác.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần
- Giao nhậnhàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
- Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở
về tổn thất hàng hóa nếu có
- Giúp người nhận hàng lưu kho và phân phối hàng hóa nếu cần.
1.2.2.3

Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt

Người giao nhận thường thực hiện giao nhận hàng bách hóa bao gồm
nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm hay hàng sơ chế và nhưungx hàng hóa
giao lưu trong buôn bán quốc tế. Ngoài ra tùy theo yêu cầu của khách hàng,
người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ đặc biệt như:
-

Vận chuyển hàng công trình. Việc này chủ yếu là vận chuyển máy

móc, thiết bị… để xây dựng các công trình lớn như sân bay, nhà máy hóa chất,
nahf máy thủy điện , cơ sở lọc dầu… từ nơi sản xuất đến công trường xây dựng.
Việc di chuyển hàng hóa này cần phải có kế hoạch cẩn thận để dảm bảo giao
hàng đúng thời hạn và có thể cần phải sử dụng cần cẩu loại nặng, xe vận tải, tàu
chở hàng loại đặc biệt… Đây là một lĩnh vực chuyên môn hóa của người giao
nhận.
-


Dịch vụ về vận chuyển hàng hóa treo trên mắc: Những quần áo may

mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo trên giá trong những
container đặc biệt và ở nơi đến, được chuyển trực tiếp từ container và cửa hàng
để bày bán. Cách này loại bỏ được việc phải chế biên slại quần áo nếu đóng nhồi
trong container và đồng thời tránh được ẩm ướt, bui bặm…
- Triển lãm ở nước ngoài: Người giao nhận thường được người tổ chức
triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triên lãm ở nước ngoài.
1.2.2.4

Các loại dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ nêu trên, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng,
người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình

14


chuyên chở và những dịch vụ đặc biệt như gom hàng (tâọ hợp những lô hàng lẻ
lại), có liên quan đến công trình, công trình khóa trao tay…
Người nhận cũng có thể thông báo cho khách hàngcủa mình về nhu cầu
têu dung, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu,
những điều khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và nói
chung là tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng.
Người dân phải tuân thủ những chỉ dẫn đặc biệt của chủ hàng về phương thức
chuyên chở được sử dụng, về hình thức vận chuyển, về nơi cụ thể làm thủ tục
hải quan ở nước đến khi giao hàng triển lãm, về những chứng từ cần lập,…
1.3


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

ĐẾN CÔNG TÁC GIAO NHẬN
1.3.1

Căn cứ pháp lý

Căn cứ vào luật thương mại 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005, trong đó qui định quyền hạn và trách nhiệm
pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics.
Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ: Quy định
chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới
hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hải quan.
Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan : Nghị định
này quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29
tháng 6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 (gọi chung là Luật Hải quan)
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

15


Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/08/2009: Sửa đổi, bổ sung một
số điều Quyết định số 149/2005/QĐ-TT ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng

dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn thí điểm thủ tục
hải quan điện tử.
Thông tư số 172/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005:
Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do
pháp luật quy định..
Thông tư của bộ tài chính số 125/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm
2004 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc
tế.
Nghị định số 115/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/07/2007 : Về điều
kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển
Nghị định số 87/2009/NĐ-CP của Chính phủ về vận tải đa phương thức
Nghị định số 89/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ về vận tải đa phương thức
1.3.2 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
1.3.2.1 Khái niệm về người giao nhận
Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được
Quốc tế công nhận. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người
giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác

16


và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là
người vận tải”.

Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến
người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ
tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện
người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các
phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia
khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.
1.3.2.2

Ý nghĩa của hoạt động giao nhận

Để cho nền sản xuất xã hội phát triển một cách có hiệu quả, các nhà kinh
tế học từ xưa đã đưa ra ý tưởng là chuyên môn hóa lao động. Phải có mối quan
hệ hợp tác với nhau thông qua các hoạt động kinh tế mà quan trọng nhất là việc
di chuyển tư bản, lao động và trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, các quốc gia
với nhau. Nhờ đó các quốc gia có thể mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng
của mình, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân. Giao nhận là một khâu, một
mắc xích quan trọng trong quá trình tái sản xuất ngành vận tải nói riêng và hoạt
động xuất nhập khẩu nói chung, giúp cho việc lưu thông hàng hóa trên phạm vi
toàn thế giới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy việc nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Mạng lưới giao nhận ngày càng phủ khắp toàn cầu và hoạt động nhộn
nhịp. Các đại lý giao nhận cùng tạo một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay,
cảng biển, các đầu mối vận tải, các thành phố,… đảm nhận một khối lượng lớn
hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc ra đời các công ty giao nhận giúp cho các nhà
xuất nhập khẩu đơn giản được những vấn đề mà lẽ ra họ phải thực hiện. Công ty
giao nhận mang tính chuyên môn hơn, do đó thời gian thực hiện công việc sẽ
mau chóng hơn.
1.3.2.3

Vai trò, chức năng của người giao nhận trong thương mại


quốc tế

17


Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ
cho giao nhận vận tải như bến cảng, hệ thống đường giao thông.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự tác
động của tự do hóa thương mại quốc tế, các hoạt động giao nhận vận tải ngày
một tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy ngoại tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế,
nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước, giữa các nước với
nước ngoài làm cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng cân đối.
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa vừa là một nhà vận tải đa phương
thức, vừa là nhà tổ chức, nhà kiến trúc sư của vận tải. Họ phải lựa chọn phương
tiện, người vận tải thích hợp, tuyến đường thích hợp có hiệu quả kinh tế nhất và
đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của toàn chặng với
nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như tàu thủy, máy bay, ôtô… vận
chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ hàng.
Vì vậy chủ hàng chỉ cần gõ một cửa, ký một hợp đồng vận tải với người
giao nhận nhưng hàng hoá được vận chuyển kịp thời, an toàn với giá cước hợp
lý từ cửa kho xuất khẩu tới cửa kho nhà nhập khẩu, tiết kiệm được thời gian,
giảm chi phí vận chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị
trường quốc tế. Sự phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hoá ở một nước gắn
liền với sự phát triển vận tải ở nước đó.
Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế có một ý nghĩa hết
sức quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu
với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương
mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, hấp dẫn các bạn hàng có quan hệ kinh

doanh với các doanh nghiệp trong nước, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá
trong nước trên thị trường quốc tế tăng đáng kể và tạo điều kiện cho đất nước có
thêm được nguồn thu ngoại tệ, cải thiện một phần cán cân tài chính của đất
nước. Có thể nói việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế gắn
liền với sự phát triển kinh tế của nước đó.
18


Trước đây người giao nhận chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công
việc do các nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm các thủ tục
giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng…
Song cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật
trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay
người giao nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế.
Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung
cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Người
giao nhận đã làm những chức năng sau đây:
- Môi giới hải quan (Custom broker): Người giao nhận thay mặt người xuất
khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan
- Làm đại lý (Agent): Người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ
người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao
hàng, lập chứng từ thanh toán…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Người giao nhận khi là đại lý:
+ Nhận uỷ thác từ một chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hoá
XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa người với
người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với người mua.
+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉ
chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi
của người làm thuê cho mình hay cho chủ hàng.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (Transhipment and on-carriage):

Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận
sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận
tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận
- Lưu kho hàng hóa (Warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng
hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc
đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu
cần
19


- Người gom hàng (Cargo consolidator): Trong vận tải hàng hoá bằng
container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ thành
hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là
người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc
chỉ là đại lý
- Người chuyên chở (Carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người
giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký
hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm các chuyên chở hàng hoá từ
một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu
chuyên chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Dù là người
chuyên chở gì thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hoá. Trong trường hợp này,
người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình không
những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có
thể phát hành vận đơn.
- Người kinh doanh VTĐPT (Multimodal transport operator - MTO): Trong
trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận
tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT
(MTO). MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp
đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá.
Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận thường được coi là “ kiến

trúc sư của vận tải” vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải
một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.
1.3.2.4

Địa vị pháp lý của người giao nhận

Địa vị pháp lý của người giao nhận ở các nước khác nhau được quy định
không giống nhau.
- Tại các nước theo luật tập tục (Common law) địa vị pháp lý dựa trên khái
niệm về đại lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người uỷ thác để giao dịch
cho công việc của người uỷ thác.

20


Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc
truyền thống về đại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình,
phải trung thực với người uỷ thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người uỷ
thác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù
hợp với vai trò của một đại lý.
- Tại các nước có luật dân sự (Civil law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi và
nghĩa vụ của những người giao nhận giữa các nước có khác nhau. Thông thường
những người giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho
công việc của người uỷ thác, họ vừa là người uỷ thác vừa là đại lý. Đối với
người uỷ thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của
người uỷ thác và đối với người chuyên chở thì họ lại là người uỷ thác.
1.3.2.5

Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận


*) Điều kiện kinh doanh chuẩn
Điều kiện kinh doanh chuẩn là các điều kiện kinh doanh do FIATA soạn
thảo, trên cơ sở đó là chuẩn mực, là điều kiện tối thiểu cho các quốc gia, các tổ
chức giao nhận dựa vào đó để thực hiện các công việc giao nhận, đồng thời là cơ
sở để các quốc gia lập các điều kiện riêng cho phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh của mình.
Về cơ bản nó gồm những nội dung sau:
- Người giao nhận phải thực hiện sự uỷ thác với sự chăm lo cần thiết nhằm
bảo vệ lợi ích cho khách hàng.
- Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng cho việc thu xếp tất cả các điều kiện
có liên quan để tổ chức vận chuyển hàng hoá đến tay người nhận theo sự chỉ dẫn
của khách hàng.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm và không đảm bảo về việc hàng
hoá sẽ đến địa điểm đích vào một ngày nhất định mà người giao nhận chỉ thực
hiện công việc của mình một cách mẫn cán hợp lý trong việc lựa chọn, tổ chức
vận chuyển để hàng hóa tới địa điểm đích một cách nhanh nhất.

21


- Người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm về các tổn thất và thiệt hại xảy ra
đối với hàng hoá thuộc về lỗi lầm hay sai sót thuộc về chính bản thân mình hay
người làm công cho mình. Người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về
những tổn thất do bên thứ 3 gây lên nếu họ chứng tỏ được họ đã thực sự chăm
chỉ, cần mẫn trong việc lựa chọn và chỉ định bên thứ 3.
*) Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
- Chăm sóc chu đáo đối với hàng hoá mà người giao nhận được uỷ thác để
tổ chức vận chuyển, đồng thời người giao nhận phải thực hiện mọi sự chỉ dẫn có
liên quan đến hàng hoá.
- Nếu người giao nhận là một đại lý thì người giao nhận phải hành động

theo sự uỷ thác của bên giao đại lý.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những tổn thất bị gây nên bởi
lỗi lầm của bên thứ 3 như người vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được ký kết
bằng các hợp đồng phụ.
- Trường hợp người giao nhận là người uỷ thác thì ngoài các trách nhiệm
như là một đại lý nói trên thì người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về hành
vi sơ suất của bên thứ 3 gây lên mà người giao nhận đã sử dụng để thực hiện
hợp đồng.
- Trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì người giao nhận đóng vai trò
là một bên chính khi thu gom hàng lẻ để gửi ra nước ngoài hay là người tự tổ
chức vận chuyển trong trường hợp này thì người giao nhận đóng vai trò như một
đại lý hay người uỷ thác.
- Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định khá rõ ràng, chẳng
hạn như người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, tổn
thất gồm:
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng uỷ thác
+ Do lỗi của khách hàng hay người được khách hàng giao cho thực hiện
bốc xếp bảo quản hàng hoá
+ Do khuyết tật của hàng
22


+ Do trường hợp bất khả kháng
+ Trách nhiệm của người giao nhận trong mọi trường hợp không vượt quá
giá trị của hàng hoá tại địa điểm đích
+ Người giao nhận sẽ không được miễn trách nếu không chứng minh được
những tổn thất thiệt hại không phải do lỗi của mình gây lên.
1.3.2.6

Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp


kinh doanh xuất nhập khẩu
Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp
những lợi ích thiết thực như sau:
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Người giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong thuê phương
tiện, nhất là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với các hãng tàu nên họ biết
rõ hãng tàu nào là có uy tín, cước phí hợp lý, lịch tàu cụ thể,…
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng. Sử dụng dịch
vụ giao nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh nghiệp, nhất là khi
việc giao nhận là không thường xuyên. Mặt khác do chuyên môn trong lĩnh vực
này nên người giao nhận thường tiến hành các công đoạn một cách nhanh chóng
nhất, tránh hiện tượng chậm trễ trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao
nhận đảm trách việc này, giúp cho doanh nghiệp không phải có người đại diện
tại nước chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa bị tổn thất là ít nhất nếu
có trong quá trình chuyển tải hàng hóa.
- Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền) để
làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy
ra tổn thất hàng hóa.
- Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng
như áp mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh
nghiệp phải nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu.

23


- Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn rộng là do sự
tiện lợi của dịch vụ này mang lại. Qua đó cho ta thấy tầm quan trọng của giao
nhận trong xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên môn vừa giảm được chi

phí xuất nhập khẩu, làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh và giá cả
thấp hơn. Như vậy giao nhận cũng góp phần vào việc kích thích người tiêu dùng
và dẫn đến kết quả hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển.
1.3.3 Chứng từ liên quan đến công tác giao nhận hàng hóa XNK
bằng đường biển
1.3.3.1:

Chứng

từ

sử

dụng

đối

với

hàng

xuất

khẩu.

Khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, người giao nhận được ủy thác
của người gửi hàng lo liệu cho hàng hóa từ khi thông quan cho đến khi hàng
được

xếp


lên

tàu.

Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau :
-

Chứng

từ

hải

quan

- Chứng từ với cảng và tàu
a.

Chứng

từ

Chứng

hải

từ

khác

quan

- 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ
quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với
bản

sao

phải

nộp.

- 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
- 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giad trị
tương

đương

như

hợp

đồng

- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký
mã số doanh nghiệp (chỉ nộp 1 lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên
tại

mỗi


điểm

làm

thủ

tục

hải

quan)

- 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng không đồng nhất)
+ Tờ khai hải quan

24


Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ pbương tiện khai
báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc
nhập qua lãnh thổ quốc gia. Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Viết Nam quy
định việc khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc
nhập qua cửa khẩu quốc gia. Mọi hành vi vi phạm không khai báo hoặc khai báo
không trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo pháp luật hiện hành.
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa những
đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó, bên xuất khẩu có
nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi
là hàng hóa. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký

mã số doanh nghiệp
Trước đây doanh nghiệp XNK phải nộp giấy phép kinh doanh XNK
loại 7 chữ số do Bộ Thuương mại cấp. Hiện giờ tất cả các doanh nghiệp hội đủ
một số điều kiện (về pháp lý, về vốn...) là có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
+ Bản kê chi tiết hàng hóa (Cargo list)
Bản kê chi tiết hàng hóa là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong kiện
hàng.

Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa. Ngoài ra nó

có tác dụng bổ sung cho hóa đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi
khác nhau và phẩm cấp khác nhau.
b. Chứng từ với cảng và tàu
Được ủy thác của chủ hàng, người giao nhận liên hệ với cảng và tàu
để lo liệu cho hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai
đoạn này gồm:
- Chỉ thị xếp hàng (Shipping Note)
- Biên lai thuyền phó (Mate's Receipt)
- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)
- Bản lược khai hàng hóa ( Cargo Manifest)
25


×