Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giày dép cao su màu đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
---------------------------

LÊ THỊ THOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY DÉP CAO SU MÀU
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đồng Nai - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

LÊ THỊ THOA

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIÀY DÉP CAO SU MÀU ĐẾN NĂM 2020

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP

Đồng Nai - Năm 2014


LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của quý Thầy Cô, sự động viên của bạn bè lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 3
và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo, nhân viên và các chuyên gia, đối tác của công ty Cổ
phần Giày dép Cao Su Màu.
Xin trân trọng cảm ơn Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, người đã hướng
dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo công ty, các cô chú anh chị đang làm việc
tại công ty Cổ phần Giày dép Cao Su Màu và quý khách hàng của công ty đã tạo
điều kiện cho tôi tiếp cận số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho luận văn.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Quản trị
kinh doanh khóa 3 đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để hoàn thành
luận văn.
Sau cùng, xin cám ơn các anh chị trong lớp Cao học Quản trị kinh doanh đã
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung của luận văn này được hình thành và
phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp.
Tất cả số liệu và kết quả có được trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Các tài liệu trích dẫn đã được tác giả liệt kê đầy đủ trong phần tài liệu tham
khảo.

Tác giả luận văn


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Công ty Cổ phần giầy dép Cao Su Màu (công ty Cao Su Màu) là công ty
chuyên về sản xuất giày dép xuất khẩu; vì thế công ty cũng đang đứng trước rất
nhiều cơ hội phát triển như tận dụng được nguồn nguyên liệu địa phương, chính
sách ưu đãi của Nhà nước và các lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia
nhập WTO và sắp tới là TPP.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới, giá trị sản suất kinh doanh bị giảm sút, đồng thời công ty vẫn chưa khai
thác triệt để các thị trường tiềm năng trong khu vực. Cũng như gặp sự cạnh tranh rất
gay gắt từ các công ty trong ngành.
Qua thời gian tìm hiểu tại công ty Cao Su Màu. Có thể nhận thấy rằng Ban
lãnh đạo của công ty đã có những hướng đi rất đúng đắn, đưa công ty vượt qua
được những khó khăn và phát triển như ngày hôm nay. Nhưng để có thể phát huy
tốt hơn nữa công ty cần thực hiện các giải pháp: mở rộng thị trường xuất khẩu:
ngoài việc giữ vững thị trường truyền thống công ty còn mở rộng sang các thị
trường mới để giúp công ty ổn định đầu ra cho sản phẩm, nâng cao năng lực tài
chính: quản trị tốt hơn các khoản phải thu và tiết giảm các chi phí không cần thiết,
thâm nhập thị trường nội địa: xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp với
tình hình thực tế hiện nay đặc biệt là thị trường nông thôn, phát triển sản phẩm: giữ
vững chất lượng sản phẩm và đưa ra thêm các sản phẩm mới giúp đa dạng hơn tạo
sự hài lòng cho khách hàng; để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường và hoàn thành
mục tiêu của mình. Ngoài ra việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ sẽ góp phần giúp
cho doanh nghiệp (DN) phát triển ngày càng bền vững.



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Tóm tắt luận văn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ, biểu đồ
Danh mục hình
Mở đầu ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
Chương 1: Tổng quan về ngành giày dép và cơ sở lý thuyết ...................................... 4
1.1 Tình hình chung về ngành ..................................................................................... 4
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật – công nghệ ..................................................................... 4
1.1.2 Vai trò sản xuất kinh doanh Giày dép cao su màu đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội ........................................................................................ 4
1.1.2.1 Vai trò của ngành đối với nền kinh tế xã hội ......................................... 4
1.1.2.2 Vai trò của công ty Cao Su Màu ............................................................ 7
1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển SX – KD của DN ............................................... 7
1.2.1 Các yếu tố bên trong DN ............................................................................... 7
1.2.1.1 Các nguồn lực ......................................................................................... 8
1.2.1.2 Sứ mệnh và mục tiêu với môi trường ..................................................... 9
1.2.1.3 Hoạt động của các bộ phận chức năng trong tổ chức ........................... 10

1.2.2 Các yếu tố bên ngoài DN ............................................................................. 11
1.2.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................. 11
1.2.2.2 Môi trường vi mô ................................................................................. 12
1.3 Các công cụ xây dựng giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cho DN .......... 16


1.3.1 Ma trận đánh giá các yêu tố bên ngoài EFE ................................................ 16
1.3.2 Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chính ............................................ 17
1.3.3 Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong IFE.................................................. 18
1.3.4 Ma trận SWOT............................................................................................. 18
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 20
Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
giày dép Cao Su Màu ................................................................................................ 21
2.1 Giới thiệu công ty Cao Su Màu ........................................................................... 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................................ 21
2.1.2 Sơ đồ tổ chức ............................................................................................... 23
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2010 – 2013 ..................... 24
2.2 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su Màu .................. 25
2.2.1 Phân tích yếu tố bên trong công ty .............................................................. 26
2.2.1.1 Nguồn nhân lực .................................................................................... 26
2.2.1.2 Năng lực tài chính ................................................................................ 30
2.2.1.3 Hoạt động của bộ phận sản xuất ........................................................... 31
2.2.1.4 Hoạt động của bộ phận Marketing, quảng bá thương hiệu .................. 34
2.2.1.5 Hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm ......................................... 36
2.2.1.6 Hoạt động quản trị chất lượng .............................................................. 37
2.2.1.7 Nguồn cung ứng vật tư – nguyên liệu .................................................. 37
2.2.1.8 Hệ thống thông tin ................................................................................ 38
2.2.1.9 Văn hóa công ty .................................................................................... 38
2.2.1.10 Năng lực lõi ....................................................................................... 39
2.2.1.11 Ma trận các yếu tố bên trong IFE ....................................................... 39

2.2.2 Tác động của môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cao Su Màu ...................................................................................... 40
2.2.2.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................. 40
2.2.2.2 Môi trường vi mô ................................................................................. 44
2.2.2.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE ....................................................... 52
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 53
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần giày dép Cao Su Màu tới năm 2020 ......................................... 54


3.1 Mục tiêu của công ty giai đoạn tới năm 2020 ..................................................... 54
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty tới năm 2020 ........................................ 54
3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của công ty................................................................... 55
3.2 Một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty Cao Su Màu .................................................................................................. 55
3.2.1 Hình thành các giải pháp từ ma trận SWOT................................................ 55
3.2.2 Lựa chọn giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh ..................................... 58
3.2.2.1 Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu .............................................. 58
3.2.2.2 Giải pháp phát triển sản phẩm .............................................................. 60
3.2.2.3 Giải pháp xâm nhập thị trường nội địa ................................................. 61
3.2.3.4 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính ................................................. 62
3.2.2.5 Nhóm giải pháp hỗ trợ ......................................................................... 64
3.3 Kiến nghị ............................................................................................................ 65
3.3.1 Đối với Nhà nước ........................................................................................ 65
3.3.2 Đối với Hiệp hội ngành ............................................................................... 66
3.3.3 Đối với công ty ............................................................................................ 67
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 68
Kết luận ..................................................................................................................... 69
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

DMG

Ngành công nghiệp dệt, may, giày dép

DN

Doanh nghiệp

EFE

External Factor Evaluation Matrix- Ma trận các yếu tố bên ngoài

EU

European Union - Liên minh châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FSC


Forest Stewardship Council
Hệ thống chứng nhận FSC - Hội đồng quản lý rừng

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

IFE

Internal Factor Evaluation Matrix - Ma trận các yếu tố bên trong

KHCN

Khoa học công nghệ

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

R&D

Nghiên cứu và phát triển

ROA

Return on Assets - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return on Equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


SWOT

Ma trận kết hợp điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
(Cơ hội) và Threats (Thách thức)

SX- KD

Sản xuất kinh doanh

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Xuất khẩu hàng giày dép sang một số thị trường chính ............................. 5
Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài .................................. 17
Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ..................................... 17
Bảng 1.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ..................................................... 18
Bảng 1.5: Ma trận SWOT ......................................................................................... 20
Bảng 2.1: Bảng thể hiện kết quả kinh doanh công ty Cao Su Màu
từ năm 2010 - 2013 ................................................................................................... 24
Bảng 2.2: Doanh thu các sản phẩm của công ty năm 2011 đến tháng 8/2014.......... 25
Bảng 2.3: Bảng phân tích tỷ trọng trình độ nguồn nhân lực tại
Công ty Cao Su Màu từ năm 2011 – tháng 8/2014 ................................................... 27
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi của Công ty Cao Su Màu
từ năm 2011 – tháng 8/2014 ..................................................................................... 28
Bảng 2.5: Bảng thể hiện chỉ số tài chính công ty năm 2011 – 2013 ......................... 31
Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE .............................................. 40
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2010 - 2013 ............................................... 41
Bảng 2.8: Bảng thể hiện năng lực sản xuất của khối doanh nghiệp trong và
ngoài nước năm 2013 ................................................................................................ 44
Bảng 2.9: Ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ..................................... 47
Bảng 2.10: Cán cân thương mại ngành giày dép – túi xách năm 2013 .................... 48
Bảng 2.11: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE ........................................... 52
Bảng 3.1: Ma trận SWOT ......................................................................................... 56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Doanh thu kinh doanh của công ty ....................................................... 26
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Giày dép Cao Su Màu ......... 23
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất mũ giày ..................................................................... 32
Sơ đồ 2.3: Quá trình hoàn tất giày ............................................................................ 33



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô ............................................................ 13
Hình 1.2: Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh ...................... 14
Hình 2.1: Xưởng sản xuất ......................................................................................... 22


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu
cũng tăng trưởng ngày càng cao, điều đó kéo theo những đòi hỏi khắt khe mà các
công ty phải đáp ứng. Theo đánh giá, nhu cầu về giầy dép là một nhu cầu cơ bản vì
vậy cơ hội phát triển trong tương lai của ngành giầy dép là rất lớn.
Mặc dù Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực nhưng trình độ phát
triển công nghiệp của Việt Nam còn rất thấp. Trong điều kiện đất nước ta đang phấn
đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thì
ngành giày dép được coi là một ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân. Ngành giày dép Việt Nam, do quá phụ thuộc vào việc tiếp cận các yếu tố đầu
vào sản xuất và chủ yếu là thực hiện gia công cho các đối tác nước ngoài, nên mặc
dù giá trị sản lượng của ngành cao, nhưng giá trị gia tăng còn rất hạn chế. Một trong
những nguyên nhân chính có thể kể đến là do công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày
dép ở Việt Nam chưa được chú trọng phát triển. Ngoài ra việc sắp gia nhập TPP
(Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương) đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành
giày da Việt Nam phải nỗ lực không ngừng trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn để đạt
được các ưu đãi dành cho các nước thành viên trong khối TPP.
Với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt các doanh nghiệp

trước một cuộc cạnh tranh gay gắt, việc kinh doanh bị một sức ép lớn từ nhiều phía
trên thị trường. Muốn tồn tại và phát triển, bản thân các doanh nghệp, các nhà quản
lý phải tìm ra những giải pháp tích cực để có thể phát triển kinh doanh, tăng doanh
thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và chỗ đứng trên thị trường.
Công ty Cổ phần giầy dép Cao Su Màu (công ty Cao Su Màu) là công ty
chuyên về sản xuất giày dép xuất khẩu; vì thế công ty cũng đang đứng trước rất
nhiều cơ hội như chính sách ưu đãi của Nhà nước và các lợi thế của các doanh
nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO và sắp tới là TPP.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới, giá trị sản suất kinh doanh bị giảm sút, đồng thời công ty vẫn chưa khai
thác triệt để các thị trường tiềm năng trong khu vực. Cũng như gặp sự cạnh tranh rất


2

gay gắt từ các công ty trong ngành. Từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Một số giải

pháp góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần Giày dép Cao su màu đến năm 2020”.
Tôi hy vọng đề tài có tính khả thi giúp công ty có thể thâm nhập vào những thị
trường rộng lớn tiềm năng trong khu vực tạo được vị thế riêng trong lĩnh vực giày
dép. Từ đó công ty ngày càng phát triển vững mạnh góp phần trong công cuộc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao
Su Màu trong thời gian qua.
- Phân tích đánh giá những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
để nhận biết cơ hội và những thách thức đối với công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty Cao Su Màu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty Cao Su Màu.
- Đối tượng khảo sát: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và đối tác với
công ty; ngoài ra tác giả cũng tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia họ là những
người hoạt động có thâm niên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giày dép và có
những am hiểu về công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian nghiên cứu: hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Cao Su
Màu.
 Thời gian nghiên cứu: đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2010 – 2013. Đề
xuất giải pháp tập trung cho giai đoạn 2014 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng các phương pháp phân tích, điều
tra, thu thập dữ liệu từ các số liệu của công ty.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tác giả tiến hành thu thập các số liệu về
kinh tế vĩ mô và ngành từ Tổng cục Thống kê, các số liệu liên quan đến công ty Cao


3

Su Màu và một số trang web có liên quan.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: tác giả tiến hành thực hiện cuộc điều tra
và phỏng vấn chuyên gia nhầm đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong
ngành, những chuyên gia đó là các khách hàng lớn hay các đối tác của công ty, các
trưởng phòng ban của Cao Su Màu.
- Phương pháp điều tra: phỏng vấn, gửi phiếu khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi qua đó
tiến hành phỏng vấn độc lập ý kiến chuyên gia. Quy trình phỏng vấn chuyên gia bao
gồm: bước 1: dựa vào cơ sở lý luận tác giả xây dựng nên bảng câu hỏi; bước 2:

tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo công ty về các câu hỏi; bước 3: hỏi ý kiến 05
chuyên gia trong lĩnh vực góp ý cho nội dung bảng câu hỏi và phỏng vấn thử, bước
4: sau khi chỉnh sửa các góp ý tác giả tiến hành phỏng vấn điều tra theo hình thức
30 chuyên gia đánh giá dựa trên nội dung bảng câu hỏi; bước 5 tác giả tiến hành
tổng kết điểm số và thành lập ma trận.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về ngành giày dép và cơ sở lý thuyết.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao Su
Màu.
 Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Cao Su Màu đến năm 2020.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIÀY DÉP
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tình hình chung về ngành
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật - công nghệ
Trong ngành công nghiệp sản xuất Giày dép tùy thuộc vào loại sản phẩm và
yêu cầu của khách hàng mà nhà sản xuất sẽ quyết định chọn những loại vật liệu
khác nhau. Việc lựa chọn nguyên vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yêu cầu
của khách hàng về chất lượng, đặc tính sử dụng, từng chi tiết của giày, dép...
Mỗi loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm đều có quy trình công nghệ riêng, nhưng
quy trình sản xuất là giống nhau, quy trình công nghệ sản xuất giầy dép được bố trí
theo kiểu song song. Các nguyên liệu khác nhau sẽ được xử lý đồng thời và liên tục
tại các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một hoặc một số khâu trong quy
trình công nghệ và cuối cùng kết hợp lại cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Công nghệ
sản xuất giầy đơn giản, đầu tư thiết bị không quá đắt tiền, nơi làm việc không đòi

hỏi các điều kiện khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động, ưu thế
rất thích hợp với những nước nghèo và nguồn lao động dồi dào. Đặc tính công nghệ
của sản xuất giầy là có thể chia nhỏ các bước công việc trong quy trình lắp ráp các
chi tiết của sản phẩm. Đây là cơ sở để đào tạo, bố trí từng người lao động cụ thể và
việc thao tác được chuyên môn hóa. Công đoạn sản xuất giày dép có thể chia ra
thành 3 (công đoạn cắt, mũ giày, gò đế) hoặc 5 (thêm công đoạn thiết kế và ráp các
bộ phận cắt) công đoạn tùy vào đặc điểm phân công và bố trí phân xưởng ở mỗi
công ty. ()
1.1.2 Vai trò sản xuất kinh doanh Giày dép cao su màu đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Vai trò của ngành đối với nền kinh tế xã hội
Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng 10 quốc gia xuất khẩu hằng đầu trong
thị trường giày da quốc tế hiện nay, đặc biệt là EU. Việt Nam đứng thứ hai sau
Trung Quốc. Ngành da giày Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu
mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP của quốc gia. ()
Cả nước hiện có trên 1.100 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất da và các sản
phẩm có liên quan, với trên 720 nghìn lao động trong đó có 75% là lao động nữ, 68


5

nghìn tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, 37 nghìn tỷ đồng tài sản cố định, trên 86
nghìn tỷ doanh thu thuần… của các doanh nghiệp giày dép. Đó là chưa kể hàng
nghìn cơ sở sản xuất giày dép cá thể, làng nghề với hàng chục nghìn lao động để
phục vụ nhu cầu trong nước hoặc tham gia gia công xuất khẩu. Đây là nguồn lực
dồi dào giúp ngành giày dép có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu lớn với
yêu cầu chất lượng cao. ( />Bên cạnh đó sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành này để khai
thác nguồn nhân lực dồi dào, trẻ khỏe và giá nhân công rẻ. Xuất khẩu của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm tới 76,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu giày dép sản xuất tại Việt Nam. ( />Từ một ngành công nghiệp – kỹ thuật khiêm tốn, non trẻ, đến nay giày da Việt

Nam đã lớn mạnh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng giả trị sản xuất công
nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da
giày chẳng hạn như gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát
triển văn minh vật chất và tinh thần tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị
trường quốc tế. ()
Bảng 1.1: Xuất khẩu hàng sang một số thị trường chính
từ năm 2011 đến tháng 8/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011

Thị
trường

Năm 2012

Năm 2013

Kim
ngạch

Tốc độ
tăng
(%)

EU

55310.8


15,7

56180

1,6

62349.2

10,98

49396

23,9

Mỹ

40449.6

35,5

47551.6

17,6

55777.2

17,3

45156


24,5

Nhật

5278800

44,7

6953600

31,9

8246800

18,6 7504800

35,6

Trung
Quốc

5363600

63,0

6381200

19,1

7526000


18,0 7080800

37,4

Braxin

3858400

43,8

5278800

37,3

6275200

19,0 4049200

-5,5

Kim
ngạch

Tốc độ
tăng
(%)

Kim
ngạch


Tốc độ
tăng
(%)

8 tháng/2014
Kim
ngạch

Tốc độ
tăng
(%)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, và )


6

Chú thích: Tốc độ tăng trưởng được so giữa năm này với năm trước đó, tốc độ
tăng tháng 8/2014 so với 8/2013.
Xuất khẩu của ngành da giày nước ta năm nào cũng đạt mức tăng trưởng cao.
Dù chưa thể sánh với ngành dệt may, nhưng ngành da giày Việt Nam cũng đạt mức
khá. Năm 2011, xuất khẩu da giày tăng 27,4% so với 2010, nhưng năm 2012 chỉ
tăng 10,4% so với năm 2011, năm 2013 tăng tới 15,8% so với 2012, đạt trên
178080 tỷ đồng, chiếm 6,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả
nước. Riêng trong tháng 12 năm 2013, kim ngạch xuất giày dép đạt trên 19625.9 tỷ
đồng, tăng 14,6% so với tháng 11/2013. ()
Năm 2011, xuất khẩu da giày tăng 27,4% so với 2010, nhưng năm 2012 chỉ
tăng 10,4% so với năm 2011. Năm 2013 tăng tới 15,8% so với 2012, đạt trên 8,4 tỷ
USD, chiếm 6,36% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Riêng trong

tháng 12/2013, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 925,75 triệu USD, tăng
14,6% so với tháng 11/2013. ()
EU luôn là khu vực thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại giày dép của Việt
Nam với kim ngạch đạt 62349.2 triệu đồng, tăng 10,98% so với năm 2012, trong đó
một số nước Châu Âu như: thị trường Anh, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thị
trường Bỉ, tăng 27,6%. Tiếp đến là thị trường Đức; và Hà Lan với mức tăng tương
ứng 14,3% và 3,6% so với năm 2012. ()
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai và luôn có tốc độ tăng trưởng cao,
năm 2013 kim ngạch đạt trên 55756 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái
và chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
()
Việt Nam xuất khẩu giày dép sang khoảng 50 thị trường trên thế giới, đa số
các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch so với năm 2012; trong đó kim ngạch
tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: xuất sang Arhentina (tăng 55,6%, đạt
41,88 triệu USD); Nga (tăng 45,3%, đạt 99,7 triệu USD); Thái Lan (tăng 45,4%, đạt
25,87 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 41,7%, đạt 31,79 triệu USD); Malaysia (tăng
41,9%, đạt 36,38 triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu giày dép sang thị trường
Indonesia lại sụt giảm rất mạnh tới 86,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 2,35 triệu USD.
()


7

1.1.2.2 Vai trò của công ty Cao Su Màu
Theo Ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương Đồng Nai cho biết, năm
2013 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước đạt trên 10 tỷ USD. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Đồng Nai, nhóm
hàng công nghiệp – công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt trên 9 tỷ USD,
tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng giày dép đạt kim ngạch gần 1,9 tỷ
USD, tăng gần 20%, hàng dệt may đạt trên 1,5 tỷ USD tăng trên 17%. Hai nhóm

hàng trên là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đồng Nai, chiếm trên 31%
tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Do đó, tăng trưởng của hai nhóm hàng
xuất khẩu giày dép và dệt may có tác động đến tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh.
()
Lao động ngành công nghiệp dệt, may và giày dép tỉnh Đồng Nai năm 2010 có
209.507 người, chiếm 40,3% lao động công nghiệp. Trong tổng lao động ngành
DMG: ngành giày dép sử dụng nhiều lao động nhất, chiếm 62,7%; ngành may
chiếm 23,6%; ngành dệt chiếm 13,8%. Tốc độ tăng lao động bình quân của ngành
DMG giai đoạn 2001-2010 là 12,8%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân ngành công
nghiệp là 13,3%/năm; trong đó ngành dệt tăng bình quân 10,9%, ngành may tăng
bình quân 13,2% và ngành giày dép tăng bình quân 13,1%. (QĐ 496/QĐ-UBND
ngày 20/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến
2025, trang 45)
Mặc dù giá trị gia tăng của giày dép Cao Su Màu không lớn nhưng đã mang
lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông, giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập cho người lao động, trong đó tổng số lao động của công ty thì nữ
chiếm tới 73%. Song song với các hoạt động thu hút khá lớn nguồn nhân lực thì DN
còn tạo ra an sinh xã hội... đóng góp cho ngân sách của tỉnh.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay các
công ty giày dép nói chung và công ty Cao Su Màu nói riêng ngày càng được quan
tâm để phát triển vị thế cao trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu.
1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển SX – KD của DN
1.2.1 Các yếu tố bên trong DN


8

Phân tích các yếu tố môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không
thể thiếu của quản trị chiến lược. Phân tích tốt môi trường bên trong sẽ nhận diện

được đúng những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức để có thể thiết lập được chiến
lược hoàn hảo. Phân tích môi trường bên trong là cách đánh giá toàn diện về tiềm
năng thế mạnh cũng như những điểm yếu của môi trường bên trong doanh nghiệp
(Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011, trang 73 – 100).
1.2.1.1 Các nguồn lực
 Về nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố đầu tiên quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nó
bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
- Nhà quản trị cấp cao: đây là nguồn nhân lực quan trọng, có vai trò lãnh đạo
trong doanh nghiệp, nhà quản trị cấp cao giữ vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết
định, hành vi, kể cả phong cách và thái độ trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại
của họ đều ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
- Người thừa hành: phân tích người thừa hành nhằm mục đích đánh giá tay
nghề, trình độ chuyên môn để có cơ sở chuẩn bị các chiến lược về nhân sự chuyên
môn trong các bộ phận và triển khai các chương trình hành động thích hợp với khả
năng của người thừa hành.
 Về nguồn lực vật chất
Các nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng, máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh…. Mỗi doanh
nghiệp sẽ có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất này, trong đó có cả các điểm
mạnh và các điểm yếu so với những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực vật chất giúp các nhà quản trị
hiểu được nguồn lực vật chất tiền tàng và những hạn chế. Phân tích nguồn lực vật
chất bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Phân loại nguồn lực vật chất hiện có của doanh nghiệp
- Xác định quy mô cơ cấu chất lượng, các đặc trưng của từng nguồn lực vật
chất.
- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nguồn lực trong các
chương trình hoạt động của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp từng kỳ.



9

- Đánh giá và xác định các điểm mạnh, điểm yếu về từng nguồn lực vật chất
so với những đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành.
 Về các nguồn lực vô hình
Nguồn lực vô hình là kết quả lao động chung của các thành viên trong tổ chức
hoặc của một cá nhân cụ thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. Những nguồn lực
vô hình chủ yếu là:
- Tư tưởng chỉ đạo trong triết lý kinh doanh.
- Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường.
- Cơ cấu tổ chức hữu hiệu.
- Uy tín trong lãnh đạo của các nhà quản trị các cấp, của doanh nghiệp, người
chào hàng và thị phần nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
- Sự tín nhiệm và trung thành của những khách hàng.
- Ý tưởng sáng tạo của các nhân viên.
Tùy theo tiềm lực sẵn có, quy mô và giá trị những nguồn lực này của mỗi
doanh nghiệp có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian.
1.2.1.2 Sứ mạng và mục tiêu với môi trường
 Sứ mạng của tổ chức, các đơn vị kinh doanh và các bộ phận chuyên
môn
Nhà quản trị cần đưa ra một số câu hỏi và tự trả lời.
- Tổ chức hay doanh nghiệp có xác định rõ sứ mạng của mình?
- Sứ mạng hiện tại và tương lai của tổ chức và các bộ phận chuyên môn?
- Cơ sở xác định sứ mạng là gì? Các thành viên trong tổ chức có khả năng
hoàn thành sứ mạng hay không?
- Nhiệm vụ có thích nghi với những thay đổi của môi trường không? Có cần
giảm bớt nhiệm vụ hiện tại hay bổ sung nhiệm vụ mới không?
- Nhiệm vụ có mối quan hệ gì với việc hình thành mục tiêu và chiến lược
không?

 Mục tiêu
- Nhận diện các mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp.
- Xem xét các cơ sở xác định mục tiêu và mối quan hệ giữa mục tiêu với


10

nhiệm vụ và các loại chiến lược hiện tại.
- Phân tích mối quan hệ về mục tiêu giữa các cấp trong doanh nghiệp.
- Đánh giá hệ thống mục tiêu hiện tại.
- Dự kiến những điều chỉnh hay các mục tiêu cần đạt được trong tương lai.
1.2.1.3 Hoạt động của các bộ phận chức năng trong tổ chức
Phân tích đúng hoạt động của các bộ phận chức năng giúp nhà quản trị giám
sát những diễn biến của nội bộ trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên
ngoài, nhằm có sơ sở điều chỉnh, bổ sung những sai lệch kịp thời. Đồng thời nhận
diện những điểm mạnh và điểm yếu trong từng lĩnh vực so với đối thủ cạnh tranh
nhằm đưa ra các chính sách hoạt động thích nghi với môi trường kinh doanh.
 Hoạt động của bộ phận Marketing
- Nghiên cứu môi trường Marketing để nhận diện các cơ hội thị trường, phân
khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.
- Thiết kế tổ chức thực hiện và kiểm tra các chiến lược sản phẩm, giá cả,
mạng lưới phân bổ và xúc tiến bán hàng.
 Hoạt động của bộ phận nhân sự
Quản trị nhân sự liên quan đến việc tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng, đãi ngộ,
đánh giá và khuyến khích động viên. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài
tổ chức xác định quy mô cơ cấu nhân sự hiện tại có phù hợp với nhu cầu công việc
hay không.
 Hoạt động của bộ phận tài chính – kế toán
Bộ phận tài chính – kế toán liên quan đến những hoạt động huy động và sử
dụng các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp hay tổ chức trong từng thời kỳ, thực

hiện hạch toán kinh tế trong tất cả các khâu công việc trong quá trình hoạt động.
 Hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ứng
dụng những công nghệ mới kịp thời để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường như: phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.
 Hoạt động sản xuất và tác nghiệp


11

Hoạt động sản xuất và tác nghiệp bao gồm cả những hoạt động biến đổi các
yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra ở từng công đoạn trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Hoạt động quản trị chất lượng
Khái niệm “chất lượng” trong các doanh nghiệp bao gồm: chất lượng sản
phẩm, chất lượng công việc và chất lượng môi trường.
 Hoạt động của các bộ phận mua hàng
Phân tích các hoạt động của bộ phận mua hàng sẽ giúp cho các nhà quản trị
nhận diện rõ tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp với từng nhà cung cấp, tiềm
năng khai thác các nguồn vốn cung cấp các yếu tố đầu vào có lợi thế so sánh: đồng
thời so sánh hoạt động này với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường để chủ
động phát triển các chiến lược cạnh tranh thích hợp.
 Hoạt động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống thông tin trong sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng là cầu
nối gắn kết giữa các bộ phận nhằm hỗ trợ nhà quản lý điều khiển, kiểm soát quá
trình kinh doanh. Cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức, thu thập,
phân tích, đánh giá những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác.
1.2.2 Các yếu tố bên ngoài DN
Môi trường liên quan tới những thể chế hay lực lượng từ bên ngoài doanh

nghiệp mà nhà quản trị khó kiểm soát nhưng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2.1 Môi trường vĩ mô
Các yếu tố của môi trường vĩ mô có thể tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi sự ảnh hưởng của
môi trường vĩ mô. (Nguyễn Thị Liên Diệp, 2012, trang 80 – 104)
 Yếu tố kinh tế thường tập trung xem xét các yếu tố sau:
- Tăng trưởng kinh tế (GDP, GDP đầu người): là thước đo chủ yếu để đánh
giá sự thành công kinh tế của một quốc gia.
- Chính sách kinh tế quốc gia: thể hiện quan điểm định hướng, phát triển nền
kinh tế của Nhà nước. Thông qua các chủ trương, chính sách, chính phủ điều hành
và quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp.


12

- Chu kỳ kinh doanh: là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cải của nền
kinh tế trong những giai đoạn nhất định. Các số liệu thống kê kinh tế trong những
thời điểm quá khứ cho phép có thể thiết lập chu kỳ vận động của nền kinh tế.
- Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh doanh: nền kinh tế thế giới đang ở trong
gia đoạn quốc tế hóa hết sức mạnh mẽ. Ngày nay, một sản phẩm được sản xuất tại
một quốc gia có thể được tiêu thụ trên khắp thế giới và hàng hóa sẽ được sản xuất
tại bất cứ nơi nào mà có giá thành thấp nhất, bất chấp biên giới của các quốc gia.
 Yếu tố chính phủ, chính trị
Các yếu tố chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các qui định về thuê mướn, cho
vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường.
Đồng thời hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ, tạo
cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hoặc cơ hội tồn tại.
 Yếu tố văn hóa, xã hội, dân số

Những phong tục tập quán, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Các khu vực khác
nhau có nền văn hóa - xã hội khác nhau sẽ có khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác
nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa - xã
hội ở khu vực để có những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực.
 Yếu tố thiên nhiên
Những doanh nghiệp kinh doanh từ lâu đã nhận ra những tác động của hoàn
cảnh thiên nhiên và quyết định kinh doanh của họ, bao gồm các yếu tố về vị trí địa
lý, khí hậu, nguồn tài nguyên, thiên nhiên…
Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong việc phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào lại không phụ thuộc vào cơ sở
công nghệ ngày càng hiện đại. Sẽ còn rất nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra
những cơ hội và nguy cơ cho tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp.
1.2.2.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh


13

đối với doanh nghiệp, có thể tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp, ảnh
hưởng trực tiếp lên doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong
ngành sản xuất kinh doanh đó.
Phân tích môi trường vi mô có 5 yếu tố cơ bản là: khách hàng (người mua),
nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Mối quan hệ giữa các yếu tố được phản ánh trên hình sau:
Các đối thủ mới
tiềm ẩn


Người cung cấp

Khả năng mặc
cả của người
cung cấp các
nguồn lực

Nguy cơ có các đối thủ
cạnh tranh mới
Các đối thủ cạnh
tranh trong
ngành

Khả năng ép giá
của người mua

Sự tranh đua
giữa các doanh
nghiệp hiện có
mặt trong ngành

Người mua

Nguy cơ từ các sản phẩm và
dịch vụ thay thế
Sản phẩm
thay thế

(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011, trang 48)
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát môi trường vi mô

 Đối thủ cạnh tranh:
Là những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cùng loại với công ty. Đối thủ
cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty và vươn lên nếu có lợi thế cạnh tranh cao
hơn. Tính chất sự cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm tùy theo quy mô thị trường,
tốc độ tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủ cạnh tranh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá những điểm mạnh và điểm
yếu của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập
tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành,
triển khai và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Trong chiến lược kinh doanh của công ty phải phân tích các đối thủ cạnh tranh
với các nội dung như trong hình sau.


×