Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Tuyển chọn 40 đề thi thử thpt quốc gia môn lịch sử năm 2016 của các tỉnh trên cả nước có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 221 trang )

TUYỂN CHỌN
40 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN LỊCH SỬ
NĂM 2016
CỦA CÁC TỈNH TRÊN CẢ NƯỚC
(có đáp án và thang điểm)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/5/2016


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ II
NĂM HỌC 2015 – 2016

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Đề thi có 01 trang , gồm 04 câu.
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (3,0 điểm) Khái quát con đường cách mạng dân chủ vô sản ở Việt Nam từ sau
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến tháng 2 năm 1930.
Câu 2 (2,0 điểm) So sánh kì bầu cử Quốc hội năm 1946 và kì bầu cử Quốc hội năm
1976 ở Việt Nam.
Câu 3 (2,0 điểm) Vì sao Đảng chủ trương Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954
phải theo phương châm đánh chắc, nhưng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975
phải theo phương châm đánh nhanh ?
Câu 4 (3,0 điểm) Trình bày khái quát những sự kiện phản ánh quan hệ giữa Mĩ và
Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.


……………………….Hết……………………….
Ghi chú:
Thí sinh không được sử dụng tài liệu ;
Giám thị không được giải thích gì thêm.


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ KÌ THI THỬ THPT LẦN 3 (2016)
Nội dung

Câu
Câu 1
(3,0 điểm)

ĐiêĐiểmĐiê Điểm

Khái quát con đường cách mạng dân chủ vô sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất đến tháng 2 năm 1930.
Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc (NAQ) đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân 0,25
tộc và thuộc địa, tìm ra con đường cứu nước vô sản. Tháng 12 - 1920, Người dự Đại hội
Tua của Đảng Xã hội Pháp và thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ năm 1920 đến 1924, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt
Nam. Ngày 11 - 11- 1924, Người rời Liên Xô về Quảng Châu – Trung Quốc trực tiếp 0,25
tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tháng 6 - 1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, Người cải tổ Tâm tâm xã thành Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên (HVNCMTN), chuẩn bị trực tiếp để lập đảng cộng sản 0,25
Nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân từ năm 1919 – 1925
ngày càng phát triển. Tháng 8 – 1925, cuộc bãi công Ba Sơn – Sài Gòn thể hiện bước 0,25
phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam.
Từ cuối năm 1924 đến năm 1927, Người mở các lớp huấn luyện hội viên cho
HVNCMTN. Những người tốt nghiệp về nước hoạt động, một số ưu tú được Người giới 0,25

thiệu đi học tiếp ở Liên Xô, Trung Quốc.
Sách Đường kách mệnh (1927) cùng báo Thanh niên đã trang bị cho cán bộ và nhân 0,25
dân ta những hiểu biết quan trọng về cách mạng vô sản. Phong trào “vô sản hóa” (1928)
rèn luyện hội viên của HVNCMTN.
Hoạt động của HVNCMTN năm 1928 – 1929 làm phong trào công nhân ngày càng
tự giác, phong trào yêu nước ngày càng đi theo con đường vô sản, Tân Việt cách mạng 0,25
đảng ngày càng phân hóa... Tình hình đó đòi hỏi phải lập đảng cộng sản.
Tháng 3 - 1929, ra đời Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số nhà 5 D phố Hàm Long – Hà 0,25
Nội. Tháng 5 - 1925, HVNCMTN có cuộc đấu tranh nội bộ về lập hay chưa lập đảng
cộng sản.
Sau đó, xuất hiện Đông Dương Cộng sản đảng (6 - 1929), An Nam Cộng sản đảng 0,25
(8 - 1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9 - 1929), đánh dấu thắng lợi của
khuynh hướng vô sản trong phong trào yêu nước.
NAQ đã hợp nhất Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng thành
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng – Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 0,25
tháng 2 năm 1930. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập ĐCSVN (24 -2- 1930).
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2 - 1930) đúng đắn, sáng tạo

0,25

Đảng ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn đã chấm dứt sự khủng hoảng về
đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là bước ngoặt phát triển của cách
0,25
mạng Việt Nam và là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi về sau của CMVN.
Câu 2
(2,0 điểm)

So sánh kì bầu cử Quốc hội năm 1946 và kì bầu cử Quốc hội năm 1976 ở Việt
Nam.
Giống nhau:

Đều được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của cách mạng (Cách mạng


tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa Xuân 1975) nhằm củng cố và phát triển thành quả 0,25
cách mạng đã đạt được.
Đều được tiến hành trên phạm vi cả nước, bằng phương pháp phổ thông đầu phiếu, 0,25
nhằm thực hiện quyền dân chủ của nhân dân.
Nhân dân phấn khởi, tin tưởng và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cách
mạng nên nô nức, hăng hái tham gia bầu cử. Có hơn 90% tổng số cử tri đi bầu cử. Vì thế, 0,25
cả hai cuộc bầu cử đều thành công.
Là những cuộc vận động chính trị sâu rộng, khởi dậy và phát huy tinh thần yêu 0,25
nước, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi công dân, đập tan những âm mưu
chống phá của kẻ thù, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng tòn tại.
Khác khau:
Về mục tiêu, bầu cử Quốc hội năm 1946 nhằm xây dựng nền móng chế độ mới dân 0,5
chủ nhân dân, lập ra chính phủ chính thức thay cho Chính phủ Cách mạng lâm thời; bầu
cử Quốc hội năm 1976 nhằm củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập ra chính phủ thống
nhất thay cho chính phủ riêng ở hai miền Nam - Bắc.
Về hoàn cảnh: Kì bầu cử Quốc hội năm 1946 diễn ra khi Nam Bộ phải kháng chiến 0,25
chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Kì bầu cử Quốc hội năm 1976 về cơ bản nước ta
hòa bình nhưng có xung đột biên giới Tây Nam với Cămpuchia.
Về tỉ lệ cử tri đi bầu cử: Năm 1946 là hơn 90%, năm 1976 là 98,8%. Số đại biểu
Quốc hội được bầu năm 1946 là 333, năm 1976 là 492 do tỉ lệ thuận với tăng dân số.
Câu 3
(2,0 điểm)

0,25

Vì sao Đảng chủ trương Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo
phương châm đánh chắc, nhưng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải

theo phương châm đánh nhanh ?
a) Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc.
Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc vì khi
0,25
đó không có thời cơ. Cả ta và địch lúc đó đều có lực lượng quân sự mạnh nhất.
Được Mĩ giúp, Pháp thực hiện Kế hoạch Nava (1953 - 1954) xây dựng được 84 tiểu
đoàn quân cơ động chiến lược và 34 vạn quân ngụy. Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ
44 tiểu đoàn cơ động, sau đó xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm quân sự
mạnh nhất Đông Dương và chọn nơi đây để quyết chiến chiến lược với ta. Pháp muốn 0,25
tìm kiếm thắng lợi quân sự quyết định để đàm phán kí hiệp định kết thúc chiến tranh.
Đến năm 1953 đã có thế và lực đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc thắng,
phá vỡ kế hoạch Nava, tạo thuận lợi kí hiệp định kết thúc chiến tranh, ta phải đánh chắc,
0,25
tiến chắc bằng những cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, phân tán, giam chân địch.
b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh.
Bước vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, ta có thời cơ thuận lợi, khi đó
kẻ thù đang suy yếu nhất, lực lượng cách mạng đang phát triển mạnh mẽ nhất.
0,25
Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1 - 1973), Mĩ rút quân viễn chinh và đồng minh
khỏi Việt Nam, lực lượng Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp. Lực lượng miền Bắc vẫn được
0,25
ở lại miền Nam,... So sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta.
Từ sau Hiệp định Pari, ta có thế và lực tiến công giành thắng lợi ở đường 14 và tỉnh
Phước Long (6 - 1- 1975). Chiến thắng này và tình hình chiến sự sau đó cho thấy sự suy
yếu của lực lượng Sài Gòn, sự lớn mạnh của quân ta và khả năng Mĩ can thiệp trở lại


nước ta bằng quân sự rất hạn chế vì năm 1976 nước Mĩ sẽ bầu cử tổng thống.

0,25


Vì vậy, Bộ Chính trị hợp cuối năm 1974 – đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch
giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976) nhưng cũng khẳng định, nếu thời cơ
chiến lược đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải hoàn thành giải phóng miền Nam
0,25
trong năm 1975. Phương châm đánh nhanh để tranh thủ thời cơ và giảm thiệt hại.
Khi Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24 tháng 3 năm 1975) đang diễn ra, Bộ Chính trị
thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi nên quyết định hoàn thành giải
phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 (trước tháng 5 - 1975). Kế hoạch giải phóng
0,25
được rút từ 2 năm xuống 1 năm rồi xuống 2 tháng (từ 4 – 3 đến 2 – 5 – 1975).
Câu 4
(3,0 điểm)

Trình bày khái quát những sự kiện phản ánh quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giúp Tưởng Giới Thạch gây nội chiến Quốc – 0,25
Cộng lần 2 ở Trung Quốc (1946 - 1949).
Kết quả, Quốc dân đảng bại trận phải chạy ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản lập
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó, Mĩ và CHND Trung Hoa (Trung Quốc) 0,25
mâu thuẫn đối đầu.
Trong Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954), Mĩ giúp Pháp xâm lược, Trung Quốc 0,25
giúp Việt Nam kháng chiến...
Mĩ và Trung Quốc tham gia Hội nghị Giơnevơ (1954), đưa tới chia cắt lãnh thổ Việt
0,25
Nam thành hai miền Nam – Bắc...
0,25
Mĩ và Trung Quốc trực tiếp đối đầu trong Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)...
Hai nước tham gia kí Hiệp định Bàn Môn Điếm chia cắt hai miền Nam – Bắc Triều 0,25
Tiên đến ngày nay...

Đế uy hiếp cộng sản ở Đông Bắc Á, nhất là Trung Quốc, Mĩ kí với Nhật Hiệp ước 0,25
an ninh Mĩ – Nhật (1951)...
Mĩ đóng quân trên đất Nhật và hậu thuẫn cho Đài Loan...đe dọa Trung Quốc

0,25
Trong Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), Mĩ xâm lược Việt Nam, Trung Quốc
0,25
giúp Việt Nam chống Mĩ...
Tháng 2 – 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đường cho
quan hệ giữa hai nước chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại....
0,25
Trung Quốc và Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979. Kể từ đó đến nay, hai 0,25
nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau.
Khi Trật tự hai cực Ianta đổ (1991), Trung Quốc vươn lên thành một cực cạnh tranh
0,25
với Mĩ trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành.
...................Hết.................


SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2016
MÔN: LỊCH SỬ: Khối C

NGUYỄN QUANG DIÊU

Thời gian: 180 phút
Ngày thi:…. /03/2016


A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920. Nguyễn Ái
Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào?
Câu II (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
Câu III (3,0 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
B. Phần riêng (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IV. a hoặc IV. b)
Câu IV. a. (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét về sự biến đổi chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh
thế giới thứ hai.
Câu IV. b. (3,0 điểm)
Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
…Hết…
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :………………………………. ;Số báo danh:…………………


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

--------------------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I KHỐI C MÔN LỊCH SỬ - 2016

A. Phần chung cho tất cả các thí sinh (7,0 điểm)
Câu I: Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920.

Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con
đường nào?
-

Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới Phương Tây, đến
nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều Châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận
thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động
cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

2,0

0,5

-

Cuối 1917, Nguyễn Áí Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người 0,25
Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919).

-

Tháng 6 - 1919, Người gởi đến Hội nghị Véc xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam, 0,25
đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của nhân
dân Việt Nam.

-

Giữa năm 1920, Người đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa của V.I Lênin, khẳng định con đường giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
0,25


-

Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp (Đại hội Tua), 0,25
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập
Đảng cộng sản Pháp.

-

Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con 0,5
đường cách mạng vô sản.

Câu II: Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra
tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban 3,0
chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần
thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5 - 1941).


a - Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên.

-

Xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức ; còn phú 0,5
nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

-

Nhận xét:

+ Hội nghị đã thấy rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp trong xã
hội Việt Nam thuộc địa, xác định đúng vai trò,vị trí của từng giai cấp, tầng lớp.


0,25

+ Phát huy sức mạnh dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng
dân tộc.

0,25

b - Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Đông Dương 0,5
với bản luận cương chính trị tháng 10 - 1930 xác định động lực của cách mạng là công
nhân và nông dân.
-

Nhận xét:

+ Đã xác định được động lực cách mạng, nhưng không đánh giá đúng khả cách mạng của 0,25
tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản
dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống
nhất chống đế quốc và tay sai.

+ Đây là điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên và cũng là hạn chế của cương lĩnh
tháng 10 - 1930.

0,25

c - sHội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
-

Chủ tương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, đổi tên Hội phản đế thành
lập Hội cứu quốc, nhằm tập rộng rãi mọi tầng lớp, giai cấp và cá nhân yêu nước.


0,25


-

Nhận xét:

+ Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc thực hiện nhiệm
vụ số một là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tư do.
+ Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930 và khẳng định chủ trương
đúng đắn trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, góp phần trực tiếp đưa cách mạng
tháng Tám đến thành công.
Câu III: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm
1945?

0,25

0,5

3,0

a. Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất giải phóng dân tộc.
+ Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên khởi nghĩa
giành chính quyền.

0,25
0,25


+ Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ chí Minh đứng đầu.

0,25

+ Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.

0,25

+ Toàn Đảng, toàn dân đồng lòng. Các cấp bộ Đảng, Việt Minh đã linh hoạt, sáng tạo, 0,25
chớp đúng thời cơ.
b. Nguyên nhân khách quan
-Quân Đồng minh đánh bại phát xít, tạo cơ hội khách quan để nhân dân ta tiến hành
Tổng khởi nghĩa thành công.

0,25

c. Ý nghĩa lịch sử:
-

Đối với dân tộc:

+ Tạo ra bước ngoặt trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn
80 năm, và Nhật gần 5 năm, lập nên nước VNDCCH.

0,5


+ Mở ra kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền,
làm chủ đất nước.
-


0,5

Đối với thế giới:

+ Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

0,25

+ Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh tự giải phóng.

0,25

B. Phần riêng (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (IV.a hoặc IV.b)
- Câu IV. a. Nêu và nhận xét về sự biến đổi chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc
Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

3,0

a - Sự biến đổi chính trị và kinh tế.
-

Chính trị: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ
Nhật Bản). Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực có nhiều biến
chuyển:
0,25

+ Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (10 – 1949). Hồng Kông và Ma Cao vẫn là những thuộc địa của Anh và Bồ
Đào Nha, cho đến cuối những năm 90 của thế kỉ XX mới trở về chủ quyền của Trung

Quốc.
+ Triều Tiên bị chia cắt thành hai nước Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên. Trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX, hai nước luôn ở trong tình trạng
đối đầu; từ những năm 70, chuyển dần sang đối thoại; năm 2000, hai nước ký hiệp định
hòa hợp, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, nhưng đến nay tình hình hai nước
lại chuyển sang đối đầu, căng thẳn.
-

Kinh tế: Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng
kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

+ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông được đánh giá là ba trong bốn “con rồng” kinh tế
châu Á. Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới
+ Trong những năm 80, 90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25


Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
b. Nhận xét: Diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc về chính trị lẫn kinh tế.
-


Về chính trị:
+ Chịu sự chi phối sâu sắc của trật tự hai cực Ianta.
+ Quá trình phi thực dân diễn ra mạnh mẽ.

-

Về kinh tế:ss
+ Là khu vực có nhiều chuyển biến to lớn.

-

+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.

0.5

Câu IV. b. Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của
Liên hợp quốc.

3,0

a. Hoàn cảnh ra đời: Từ ngày 24/4 đến ngày 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế gồm 50
nước họp tại Xan Phranxixco (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ
chức Liên hợp quốc.
0,5
-Mục đích: Duy trì hòa bình và ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa
các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc
bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
0,5
b. Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.


0,25

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

0,25

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

0,25

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

0,25

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp)

0,25

c. Vai trò:
- Trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình

0,25


và an ninh thế giới.
- Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực

0,25


- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn 0,25
hóa, giáo dục, y tế,…


SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
Môn: Lịch sử - Lớp 12
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 7 tháng 11 năm 2015

=====================

Câu 1: (3,0 điểm)
Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) lại tổ chức Hội nghị quốc tế
Ianta (2-1945)? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị này.
Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX và phân tích
tác động của nó đối với các nước đang phát triển.
Câu 3: (3,0 điểm)
Xác định mốc thời gian tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phân
tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Người.
Câu 4: (2,0 điểm)
Hãy đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách
mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1929.

------------------- HẾT------------------(Đề thi gồm 01 trang)

Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................

Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 2:........................................................................................


SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015
Môn: Lịch sử - Lớp 12

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

Yêu cầu chung:
- Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Ở từng nội dung, tuỳ theo mức độ trình bày và
diễn đạt cho điểm từ 0 đến tối đa.
- Giám khảo chấm theo hướng mở: Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác
nhau nhưng làm nổi rõ nội dung yêu cầu, giám khảo vẫn cho điểm đến tối đa.
Câu hỏi
Câu 1

Đáp án
Vì sao các nước Đồng minh (Liên Xô, Mỹ, Anh) lại tổ chức Hội nghị
quốc tế Ianta (2-1945)? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng
của Hội nghị này.
a. Vì sao…
- Đầu năm 1945, chiến tranh TG II… kết, nhiều vấn đề quan trọng đặt ra
với các nước Đồng minh là: Nhanh chóng đánh bại CN phát xít; tổ chức
lại thế giới sau CT; phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Từ ngày 4-11/2/1945, HN quốc tế diễn ra tại Ianta (Liên Xô)… Anh, Mĩ,

Liên Xô để giải quyết các vấn đề trên.
b. Những quyết định…
- Các nước thống nhất việc tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật…
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoàn bình và an ninh TG
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân phát xít và
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền đông nước Đức; đông
Béc lin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng
miền tây nước Đức, tây Béc lin và các nước Tây Âu. Vùng đông Âu thuộc
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng
của Mĩ. Áo và Phần Lan là những nước trung lập.
+ Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham
chiến chống Nhật Bản; giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền
lợi của nước Nga bị mất trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904; trả
lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần
đảo Curin.
+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; Ở bán đảo Triều Tiên…; Trung
Quốc…; Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây
Á)…thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây
c. Nhận xét
- Hội nghị thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên
Xô. Đồng thời là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng
giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế
giới về sau
- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau
đó của 3 cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã trở thanh khuôn khổ của trật tự
thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947, thường
được gọi là trật tự 2 cực Ianta. Theo đó, thế giới được chia thành hai phe

Điểm

3.00

0.5

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25

0.25

0.25

0.25


Câu 2

Câu 3

do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- Từ sự phân chia này đã dẫn tới tình trạng đối đầu Đông – Tây và cuộc
chiến tranh lạnh trong nhiều thập kỉ tiếp theo
Nêu những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX và
phân tích tác động của nó đối với các nước đang phát triển.
a. Những biểu hiện

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, thể hiện nền
kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn
nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là
những công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong và ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế
và khu vực như: IMF, WB,WTO, EU, NAFTA, ASEAN, APEC, ASEM…
b. Tác động…
- Tác động tích cực: Thúc đẩy mạnh và nhanh sự phát triển và xã hội hóa
của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến
cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức
cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế…
- Tác động tiêu cực: Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố ngăn
cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước; làm cho mọi mặt hoạt
động và đời sống của con người kém an toàn, hoặc tạo nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia…
Xác định mốc thời gian tìm ra con đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc. Phân tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con
đường cứu nước mới của Người.
a. Mốc thời gian…
- Sau nhiều năm bôn ba, trải nghiệm, tìm kiếm, tháng 7/1920, Nguyễn Ái
Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin. Luận cương giúp Người tìm thấy con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc ta – “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác – con đường cách mạng vô sản”…
- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ
phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp…

b. Phân tích những yếu tố…
- Yếu tố thời đại đầy biến động đã giúp Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lí
luân và khảo sát thực tiễn để tìm kiếm, xác định một con đường cứu nước
đúng đắn…
+ Cuối K XIX, đầu TK XX, CNTB chuyển sang CNĐQ, nhiều mâu thuẫn
xảy ra: Mâu thuẫn giữa các nước ĐQ với với các nước ĐQ dẫn tới
CTTG1, mâu thuẫn giữa ĐQ với các dân tộc thuộc địa, dẫn tới sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc; mâu thuẫn giữa TS và VS dẫn tới
sự phát triển của PTCN và CM xã hội. Trong quá trình tìm đường cứu
nước, bằng những khảo sát thực tế từ chính các nước tư bản (Anh, Mĩ,
Pháp trông những năm 1911-1917), Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được
bản chất của CNTB và từ đó không chọn con đường CMTS…
+ CM tháng Mười Nga thành công (1917) là cuộc cách mạng vô sản, đồng

0.25
2.00

0.25

0.25
0.25

0.25

0.5

0.5

0.5


0.25

0.25

0.25

0.25


Câu 4

thời là CM giải phóng dân tộc đã mở ra con đường giải phóng dân tộc cho
các dân tộc bị áp bức, vì thế NAQ tin tưởng và đi theo con đường CM
tháng Mười…
+ Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) được thành lập, các Đảng
Cộng sản ra đời: ĐCS Pháp (1920), ĐCS Trung Quốc (1921)…
- Xuất phát từ yêu cầu giải phóng dân tộc:
+ Các phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân ta chống TD Pháp
theo nhiều con đường khác nhau nhưng bị thất bại… Sự thất bại của phong
trào yêu nước cuối TK XIX theo hệ tư tưởng phong kiến và sự thất bại của
phong trào yêu nước đầu TK XX theo khuynh hướng DCTS không thể
thắng lợi…
+ Cách mạng Việt Nam đang có sự khủng hoảng về đường lối cứu nước…,
đặt ra yêu cầu bức thiết là cần tìm ra con đường cứu nước mới…
- Yếu tố chủ quan:
+ Do trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén của NAQ... Người khâm phục
tinh thần yêu nước của ông cha, của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
Hoàng Hoa Thám nhưng không tán thành con đường cứu nước của các bậc
tiền bối…
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, NAQ đã kết hợp nghiên cứu lí luận

và khảo sát thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, rút ra nhiều kết luận:
CMTS là cách mạng chưa đến nơi… Người tìm thấy con đường cứu nước
mới trong Luận cương của Lênin, từ đó đã quyết định lựa chọn con đường
cứu nước cho dân tộc ta theo khuynh hướng vô sản…
Hãy đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với
cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1929.
- Hội VNCMTN đã truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt
Nam, từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước
đầu thế kỉ XX…
- Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời Đảng Cộng sản
Việt Nam; có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức Tân Việt, nhất là về đường
lối giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản…
- Hoạt động của Hội VNCM TN làm cho GCCN ngày càng giác ngộ,
phong trào công nhân ngày càng phát triển, chuyển sang đấu tranh tự giác;
khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc
Việt Nam…
- Hội VNCMTN là tổ chức tiền thân, một bước chuẩn bị về mặt tổ chức
cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

2.00

0.5

0.5

0.5

0.5

-------------------- Hết --------------------

(Đáp án gồm 03 trang)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - KHỐI 12
NĂM HỌC 2015- 2016
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề


Câu 1 (3 điểm)
Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, phương
pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Câu 2 (2.5 điểm)
Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật
Bản?
Câu 3 (3 điểm)

Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Vì sao phải
thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
Câu 4 (1.5 điểm)
Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam từ năm 1919
đến năm 1930.
-------------- Hết -------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….……….….……………. Số báo danh:……………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN
LẠC

Câu

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KSCL LẦN 2 KHỐI 12 NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Nội dung trình bày

Điểm


Câu 1
(3 điểm)

Hãy phân tích: điều kiện lịch sử, thành phần lãnh đạo, lực lượng
tham gia, phương pháp và hình thức đấu tranh của phong trào giải

phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Điều kiện lịch sử



- Sau CTTG II, các nước châu Á là nơi tập trung mọi mâu thuẫn
của thời đại ..... Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp hết sức 0.25đ
căng thẳng.
- Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh. Giai cấp 0.25đ
vô sản phát triển về số lượng, trưởng thành về chất lượng, với sự
xuất hiện của hàng loạt các Đảng Cộng sản... Giai cấp tư sản dân
tộc không ngừng lớn mạnh...
- CTTG II kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít quân
phiệt, các nước đế quốc có nhiều thuộc địa ở Đông Nam Á cũng 0.25đ
suy yếu bởi chiến tranh, sự lớn mạnh của hệ thống XHCN cùng
với phong trào cộng sản quốc tế có tác động cổ vũ mạnh mẽ cho
sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA.
- ĐNA trở thành nơi sôi động nhất trong chiến tranh lạnh, nơi đối 0.25đ
đầu quyết liệt nhất giữa hai lực lượng quốc tế......
Như vậy, ĐNA có những điều kiện khách quan và chủ quan
thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
b. Thành phần lãnh đạo:

0.75đ

-Một số nước do giai cấp vô sản lãnh đạo, đại biểu của nó là
Đảng Cộng sản đã đi đến thắng lợi như VN, Lào...
- Nhiều nước do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Mã Lai... tất cả đều giành độc lập với mức độ khác
nhau...
c. Lực lượng tham gia:

- Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân dân gồm: 0.5đ
nông dân, trí thức, công nhân, tiểu tư sản, phong kiến tư sản hóa,
tư sản dân tộc...
- Là những nước thuộc địa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công
nghiệp còn non trẻ nên nông dân là lực lượng đông đảo, còn công
nhân chỉ đóng vai trò quan trọng.
0.75đ
d. Phương pháp và hình thức đấu tranh:
- Diễn ra dưới nhiều hình thức, tùy vào điều kiện lịch sử từng
nước và tác động chủ quan, khách quan. Tuy nhiên có hai
phương pháp và hình thức đấu tranh chủ yếu là bạo lực và


không bạo lực.
- Hình thức bạo lực cách mạng được sử dụng dưới hai hình
thức: bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang và kết hợp cả hai
hình thức đó, như Việt Nam, Cam-pu-chia...
- Hình thức đấu tranh hòa bình, ít đổ máu, sau độc lập còn phải
đấu tranh bảo vệ độc lập, chống lại các nước thực dân trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị, ngoại giao...
Câu 2

Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh

(2.5 điểm) thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Lý giải nguyên
nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản?
1. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản :
- Thất bại trong CTTG II, Nhật Bản bị mất hết thuộc địa, đất 0.25đ
nước lại bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân
quản. Kinh tế Nhật bị chiến tranh tàn phá nặng nề: 34%

máy móc, 25% công trình, 80% tàu biển... bị hư hại, sản
xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với mức trước
chiến tranh.
-

Từ 1945-1950, kinh tế Nhật phát triển chậm chạp và phụ 0.25đ
thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng sau nhờ chiến tranh
Triều Tiên (5-1950), công nghiệp Nhật phát triển mạnh mé
hẳn lên nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mĩ.
0.25đ

-

Từ những năm 60 trở đi, khi Mĩ tiến hành chiến tranh xâm
lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật lại có thêm cơ hội để đạt
được bước phát triển “thần kì” đuổi kịp rồi vượt các nước
Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ.
0.5đ

-

Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba
trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thé giới, dự trữ vàng
và ngoại tệ của Nhật đã vượt xa Mĩ. Hàng hóa của Nhật từ

-

đó có sức cạnh tranh lớn và có mặt khắp thị trường thế 0.25đ
giới.
Như vậy, từ một nước chiến bại, nhưng sau vài ba thập

niên, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế,
nhiều người gọi đó là “thần kì Nhật Bản”.

2. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
- Nhật Bản lợi dụng những nguồn lợi từ bên ngoài để phát
triển như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở
-

Triều Tiên, Việt Nam...
Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân


Mỗi

0.25đ


-

tố quyết định hàng đầu.
Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

-

Các công ti có tầm nhìn xa trông rộng . quản lí tốt, có tiềm

-

lực và sức cạnh tranh cao.
Biết lợi dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật để

tăng năng suất, hạ giá thành, năng cao chất lượng sản
phẩm.

-

Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế nhà nước gọn nhẹ
nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.

-

Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã tạo điều kiện
cho kinh tế Nhật phát triển.

-

Truyền thống tự lực tự cường vươn lên xây dựng đất nước
giàu mạnh trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn của
nhân dân Nhật Bản.

Câu 3

Trình bày sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.

(3 điểm)

Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại? Vai trò của
Nguyễn Ái Quốc với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.



1. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929
- Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng
+ Từ cuối 1928-đầu 1929, sự phát triển của phong trào công nhân
và phong trào đấu tranh của nhân dân đòi hỏi phải thành lập một
chính đảng của giai cấp vô sản. Cuối tháng 3-1929, chi bộ cộng
sản đầu tiên được thành lập tại Hà Nội. Chi bộ mở cuộc vận động
để thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách 0.5đ
mạng thanh niên.
+ Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN... Tháng 6-1929,
Đông Dương cộng sản đảng được thành lập thông qua Tuyên
ngôn, tiếp tục mở rộng tổ chức.
-

Sự ra đời của ANCSĐ

0.25đ

Đông Dương cộng sản đảng ra đời đã thúc đẩy sự ra đời của hai
tổ chức còn lại. Tháng 8-1929, các cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ
và kì bộ Nam Kỳ của Hội VNCMTN cùng quyết định lập
ANCSĐ. Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Tháng 111929, ANCSĐ họp đại hội để thông qua đường lối chính trị và
bầu BCHTW đảng.
0.25đ
- Sự ra đời của DDCSLĐ
Tháng 9-1929, những người giác ngộ trong Tân Việt CMĐ tuyên
bố Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức thành lập.
Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng đã có ba tổ chức cộng sản lần
lượt ra đời ở nước ta.
0.5đ
2. Vì sao phải thống nhất các tổ chức cộng sản này lại

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc đó phản ánh xu thế phát 0.25đ
triển khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, đã 0.5đ
đáp ứng được nguyện vọng của giai cấp công nhân, của các tầng
lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc. Các tổ chức cộng sản
trên đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở đảng và quần chúng
trong nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu
tranh của quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh theo con
đường cách mạng vô sản.
- Nhưng các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng với nhau, công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách 0.5đ
mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra
cho cách mạng nước ta lúc này là phải có một đảng thống nhất
trong cả nước để lãnh đạo phong trào.
- Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện vai trò lịch sử thống nhất các tổ


chức cộng sản tại Hương Cảng- Trung Quốc.

3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị...
- Với tư cách là phái viên của QTCS có quyền quyết định các vấn
đề về cách mạng Đôgn Dương, người có uy tín lớn đối với các
nhà hoạt động cách mạng và nhân dân Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản.
- Người đã có công thống nhất các tổ chức cộng sản thành một
Đảng cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiện của Đảng bao gồm...
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4


Trình bày những hoạt động chính của giai cấp tư sản dân tộc Việt

(1.5 điểm) Nam từ năm 1919 đến năm 1930
-

Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa
Kiều, mở cuộc vận động “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại 0.25đ
hóa”. Năm 1923, ...chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất
cảng lúa gạo ở Nam Kì. Năm 1923, thành lập Đảng Lập
hiến....

-

Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 0.5đ
25-12-1927, Nguyễn Thái Học,....thành lập Việt Nam Quốc
dân đảng....

-

Tháng 2-1929, tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà

-

Nội....
Tháng 2-1930, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái .... sự thất bại của

0.25đ

khởi nghĩa Yên Bái kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt 0.5đ
Nam Quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư

sản trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
-----HẾT-------


Câu 1 (3.0 điểm)
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
Môn: LỊCH SỬ 12
Năm học 2015-2016
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá tác động của nó
đối với tình hình thế giới.
Câu 2 (3.0 điểm)
Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng lập ASEAN sau
khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3 (2.0 điểm)
Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Vai trò, tác
dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
Câu 4 (2.0 điểm)
Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành
tinh. Là một học sinh, em cần làm gì để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức đó
?
----------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.............................................. Số báo danh: .......................



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ
THPT QUỐC GIA LẦN 1
Môn: LỊCH SỬ 12
Câu

Nội dung cần đạt

Câu 1 Trình bày nội dung của Hội nghị Ianta (T2/1945). Qua đó đánh giá

Điểm
3.0

tác động của nó đối với tình hình thế giới.
* Nội dung
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới 2 bước vào giai đoạn kết thúc,
nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi các nước đồng minh cần giải quyết.

0.5

-Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 , một hội nghị quốc tế đã được triệu tập

0.5

tại Ianta (Liên xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên
xô, Mĩ, Anh.
Nội dung:
- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa

1.5


quân phiệt Nhật -> kết thúc chiến tranh
- Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế
giới
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia
phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á
-Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật
tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

0.25

+ Biểu hiện (năm 1949 hai nước Đức ra đời; Châu Âu hình thành 2 chế

0.25

độ KT, CT đối lập nhau; khu vực khác cũng phân chia thành hai hệ
thống xã hội )
Câu 2 Từ nội dung chiến lược phát triển kinh tế chung của năm nước sáng
lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000, em hãy rút ra bài

3.0

học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Gåm Thái Lan, Malaixia, Xingapo,
Philippin và Inđônêxia). Chiến lược phát triển kinh tế chung của 5 nước

0.5

sáng lập ASEAN gồm: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh

tế hướng ngoại.
Nội
dung

Chiến lược KT hướng nội

Chiến lược KT hướng ngoại

Thời

Từ những năm 50, 60 của Từ những năm 60, 70 thế kỉ

gian

thế kỉ XX

Mục

nhanh chóng xoá bỏ nghèo Tiến hành công nghiệp hoá

XX trở đi

0.25


tiêu

nàn, lạc hậu, xây dựng nền lấy xuất khẩu làm chủ đạo
kinh tế tự chủ.
0.5


Nội

- Tiến hành công nghiệp hoá - Mở cửa nền kinh tế, thu hút

dung

thay thế nhập khẩu
vốn và công nghệ tiên tiến của
- Lấy thị trường trong nước nước ngoài, xuất khẩu hàng

0.5

làm chỗ dựa để phát triển hoá.
sản xuất
Thành Đạt được một số thành tựu Tốc độ tăng trưởng của 5
tựu
bước đầu về kinh tế - xã hội, nước này khá cao; trong
sản xuất đã đáp ứng được những năm 70 của thế kỉ XX,
nhu cầu cơ bản của nhân dân tốc độ tăng trưởng của

0.5

trong nước, phát triển một số Inđônêxia là 7% - 7,5%,
ngành chế biến, chế tạo.
Malaixia là 7,8%, Xingapo là
12% (1966-1973) …
Hạn

Thiếu vốn, nguyên liệu và Khủng hoảng, cạnh tranh.


chế

công nghệ, chi phí cao dẫn
đến thua lỗ, tệ tham nhũng,

0.25

quan liêu phát triển…
Bài học kinh nghiệm với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
- Xây dựng kinh tế tự chủ; Mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Xây
dựng nền kinh tế mạnh, tăng cường quốc phòng, chống tệ quan liêu,

0.5

tham nhũng.
Câu 3 Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai

2.0

? Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
* Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà bác học lỗi lạc trên thế

0.5

giới sang Mĩ, vì ở đây có điều kiện hòa bình và phương tiện đầy đủ để
nghiên cứu.
- Chính phủ Mĩ lại có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc.

Chỉnh phủ đầu tư lớn cho giáo dục và khoa học kĩ thuật.

0.5

* Vai trò, tác dụng của khoa học- kĩ thuật đối với nền kinh tế Mĩ.
- Thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh

0.5

thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi.
- KHKT không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mà còn ảnh hưởng
lớn trên toàn thế giới.

0.5

Câu 4 Trình bày hiểu biết của em về một tổ chức liên kết chính trị- kinh tế

2.0


×