Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Cách mạng hoa nhài tunisia năm 2011 nguyên nhân, diễn biến và những bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*--------------

MAI THỊ PHƢƠNG LAN

CÁCH MẠNG HOA NHÀI TUNISIA
NĂM 2011: NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN
VÀ NHỮNG BÀI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*--------------

MAI THỊ PHƢƠNG LAN

CÁCH MẠNG HOA NHÀI TUNISIA
NĂM 2011: NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN
VÀ NHỮNG BÀI HỌC
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG



Hà Nội-2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................4
4. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................7
6. Nguồn tài liệu sử dụng .............................................................................................8
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn ................................................8
8. Bố cục luận văn ........................................................................................................9
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XÃ
HỘI VÀ TÌNH HÌNH TUNISIA TRƢỚC KHI XẢY RA CÁCH MẠNG HOA
NHÀI 2011 ..................................................................................................................10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XÃ HỘI VÀ
CÁCH MẠNG HOA NHÀI .......................................................................................10
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................10
1.1.2. Nguyên nhân, bản chất và vai trò của cách mạng xã hội..............................12
1.1.3. Phương thức xảy ra cách mạng xã hội và vai trò của Internet......................14
1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TẠI TUNISIA TRƯỚC KHI XẢY RA
CÁCH MẠNG HOA NHÀI .......................................................................................17
1.2.1. Vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ............................................17
1.2.2. Con người Tunisia ........................................................................................19
1.2.3. Thể chế chính trị Tunisia ..............................................................................23

1.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội Tunisia trước khi xảy ra cách mạng
Hoa Nhài 2011 ........................................................................................................25
Chƣơng 2 DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG
HOA NHÀI 2011 ..........................................................................................................33
2.1. DIỄN BIẾN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG HOA NHÀI Ở TUNISIA ................33
2.1.1. Giai đoa ̣n đầ u của cuô ̣c cách ma ̣ng (1-3/2011) ............................................33
2.1.2. Những sự kiện chính trị nổi bật ở Tunisia sau Cách mạng Hoa Nhài ..........36
2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI CÁCH MẠNG HOA NHÀI 2011 .......................39
i


2.2.1. Nguyên nhân bên trong .................................................................................40
2.2.2. Nguyên nhân bên ngoài ................................................................................44
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG HOA NHÀI ....................................45
2.3.1. Tác động đối với Tunisia ..............................................................................45
2.3.2. Tác động đối với khu vực Bắc Phi- Trung đông ..........................................49
2.3.3. Tác động đối với thế giới ..............................................................................53
2.3.4. Tác động đối với Việt Nam ...........................................................................58
Chƣơng 3 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA TUNISIA SAU CÁCH MẠNG
HOA NHÀI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ..........................................62
3.1. TRIỂN VỌNG CỦA TUNISIA SAU CÁCH MẠNG HOA NHÀI ...................62
3.1.1. Chính sách sẽ có nhiều thay đổi ...................................................................62
3.1.2. Hệ thống chính trị mới của Tunisia sẽ dần ổn định và phát triển .................64
3.1.3. Tunisia vẫn là địa bàn phải chịu tác động của chủ nghĩa khủng bố .............66
3.2. TRIỂN VỌNG KHU VỰC TRUNG ĐÔNG- BẮC PHI ĐẾN NĂM 2020 .......67
3.2.1. Bắc Phi và Trung Đông sẽ nắm giữ một vị trí quan trọng trên bản đồ chính
trị và kinh tế thế giới. ..............................................................................................67
3.2.2. Biến động chính trị, xã hội Mùa xuân Arab diễn ra ở nhiều quốc gia Trung
Đông và Bắc Phi đã tạo ra diện mạo mới của toàn khu vực. ..................................68
3.2.3. Các nước lớn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi đang có xu hướng tăng

cường ảnh hưởng. ...................................................................................................69
3.2.4. Chủ nghĩa khủng bố lan rộng toàn Bắc Phi- Trung Đông ............................70
3.3. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ...............................................................73
3.3.1. Bài học về tạo việc làm, đặc biệt là tạo việc làm cho thanh niên .................73
3.3.2. Bài học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................................75
3.3.3. Bài học về quản lý tốt các vấn đề tôn giáo, sắc tộc để giữ vững ổn định
chính trị. ..................................................................................................................76
3.3.4. Bài học về quản lý mạng Internet .................................................................78
KẾT LUẬN ..................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................83
PHỤ LỤC ....................................................................................................................88

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

FJP

The Freedom and Justice Party

Đảng Tự do và Công lý

FLN


The Front of National Liberation
Party

Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc

GCC

The Gulf Cooperation Council

Hội đồng hợp tác vùng Vịnh

IAEA

International Atomic Energy
Agency

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MENA

Middle East – North Africa


Các nước Trung Đông- Bắc Phi

NDP

The National Democratic Party

Đảng Dân tộc Dân chủ

RCD

Đảng Dân chủ Lập hiến

Constitutional Democratic Rally

SCAF

The Supreme Council of the Armed
Forces

Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ
trang Ai Cập

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

UGTT

Tổng liên đoàn Lao động Tunisia


The Tunisian General Labour
Union

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.3

Nội dung
Phân cấp giáo dục ở Tunisia

Trang
22

Bảng 2.2

Tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia theo giới tính và trình độ đào
tạo năm 2007

42

Bảng 2.3


Số lượng người dùng Facebook tại một số nước Châu Phi
và Trung Đông năm 2010

43

Bảng 2.4

Số lượng người dùng Internet tại một số nước Châu Phi và
Trung Đông

43

Bảng 2.6

Các chỉ số kinh tế vĩ mô của một số nước Bắc Phi – Trung
Đông sau Mùa xuân Arab

53

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Hình 1.1

Nội dung
Phát triển thuê bao Internet băng rộng di động

Hình 1.2
Hình 1.4


Bản đồ Quốc gia Tunisia
Lượng kiều hối chính thức tại Tunisia từ 1976-2012

17
27

Hình 1.5

So sánh một vài chỉ số về quản trị của Tunisia năm 2000
và 2010

28

Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8

So sánh doanh thu từ một khách du lịch nước ngoài của
một số quốc gia trong năm 2009
GDP bình quân đầu người và tỷ lệ hài lòng về phúc lợi xã
hội
Tỷ lệ thất nghiệp tại Tunisia

Trang
16

29
30
31


Hình 2.1

Bất mãn vì không tìm được việc làm, một thanh niên
Tunisia đã tự thiêu

33

Hình 2.5

Tác động kinh tế của Mùa Xuân Arab đối với các nước
Bắc Phi và Trung Đông

52

Hình 2.7
Hình 3.1

Giá dầu mỏ thế giới liên quan đến những sự kiện ở Bắc
Phi – Trung Đông
Khu vực hoạt động của Al Qaeda ở Islamic Maghreb

2

57
71


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tunisia là quốc gia nằm ở cực Bắc lục địa châu Phi và là quốc gia nhỏ nhất
trong số các quốc gia nằm dọc theo dãy núi Atlas. Một phần miền nam nước này là sa
mạc thuộc Sahara, phần còn lại là đất đai màu mỡ và 1.300 km bờ biển. Từ lâu,
Tunisia vẫn được coi là một đất nước ổn định về chính trị, kinh tế phát triển và có một
nền giáo dục đào tạo tiên tiến. Tuy nhiên, dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Ben Ali,
Tunisia bị đánh giá là một quốc gia có chế độ cai trị độc tài và mang tính gia đình trị.
Sự bất cập của thể chế chính trị độc tài Tunisia trong suốt thời gian Ben Ali lãnh đạo
khiến người dân vô cùng phẫn nộ, điể n hin
̀ h là vu ̣ mô ̣t tha nh niên Tunisia tự thiêu khi
cảnh sát cấm không cho anh bán rau quả để kiếm sống, là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến cuộc nổi dậy làm sụp đổ chế độ Ben Ali tháng 1 năm 2011.
Ngày 15 tháng 1 năm 2011, Tòa án Hiến pháp Tunisia đã bãi chức Tổng thống
của Ben Ali. Mohamed Ghannouchi tuyên bố nắm quyền tổng thống. Chế độ độc tài
của Ben Ali sụp đổ. Giới truyền thông gọi những cuộc biểu tình lật đổ Ben Ali là
“Cuộc cách mạng hoa Nhài”. Đó là nhà lãnh đạo độc tài đầu tiên của thế giới Arab bị
lật đổ, mở đầu cho một “Mùa xuân Arab” của thế giới này với sự sụp đổ tiếp theo của
các nhà độc tài khác.
Cách mạng Hoa Nhài Tunisia kể từ thời điểm bắt đầu cho đến nay đã trải qua
hơn 4 năm. Tunisia đã dần hồi phục lại đất nước, xây dựng được hiến pháp mới, từng
bước ổn định chính trị… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hệ luỵ từ cuộc cách mạng này
khiến Tunisia chưa thể ổn định vững vàng để phát triển kinh tế- xã hội.
Luận văn chọn nghiên cứu cuộc cách mạng hoa Nhài ở Tunisia do nó là điển
hình cho những biến động trong hệ thống chính trị tại Bắc Phi – Trung Đông. Từ nhìn
nhận như vậy, việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này đã thực sự mang tính cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu, phát hiện mới sẽ giúp Việt Nam có thông
tin rõ ràng hơn về một đấ t nước Tunisia với những diễn biến cách ma ̣ng sau mấ y chu ̣c
năm ổ n đinh
̣ , từ đó tim
̀ hiể u nguyên nhân dẫn đế n cuô ̣c cách ma ̣ng này


, những tác

đô ̣ng đố i với khu vực Bắ c Phi – Trung Đông, thế giới, Viê ̣t Nam, từ đó rút ra mô ̣t số
bài học về an ninh, xã hội, quản lý thanh niên, xây dựng và bảo vê ̣ chính quyề n .
3


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Với lý do chọn đề tài như trên, đối tượng nghiên cứu
chính của đề tài là cách mạng Hoa Nhài tại Tunisia năm 2011. Tuy nhiên để phục vụ
mục đích nghiên cứu đó, đề tài còn nghiên cứu so sánh Tunisia với các đối tượng khác
liên quan: các nước ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi, một số quốc gia có liên quan và
tác động đến biến động kinh tế - chính trị - xã hội tại Tunisia như Mỹ, EU.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian nghiên cứu: Do tiêu chí đã đặt ra, đề tài này tập trung nghiên cứu
trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2015. Ngoài ra,
để làm rõ hơn tác động của cuộc cách mạng, tác giả phân tích thêm các kết quả của
trước thời điể m nổ ra cu ộc cách mạng để tim
̀ hiể u các nguyên nhân sâu xa dẫn đế n
cuô ̣c cách ma ̣ng Hoa Nhài .
Về vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lịch sử, thể
chế chính trị, kinh tế- xã hội của Tunisia, nô ̣i dung, bản chất và tác động của cuộc cách
mạng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội củaTunisia sau năm 2011.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Luâ ̣n văn nhằ m mu ̣c đích phân tích diễn biế n , nguyên
nhân của cuô ̣c cách mạng Tunisia năm 2011, từ đó đánh giá các tác đô ̣ng của cuô ̣c
cách mạng này đối với Tunisia, khu vực và thế giới , mô ̣t số bài ho ̣c rút ra cho Viê ̣t
Nam về vấn đề tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý tôn giáo, sắc tộc và
quản lý mạng Internet..
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trước hết luận văn thực hiện việc hệ thống hóa

những vấ n đề lý luâ ̣n về cách ma ̣ng , cách mạng xã hội , tổng hợp thông tin chung về
tình hình chính trị, xã hội trước, trong và sau khi diễn ra cuộc cách mạng tại
Tunisia. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá các sự kiện có ảnh hưởng đến nguyên
nhân, diễn biến của cuộc cách mạng, đánh giá kết quả của cuộc cách mạng và phân
tích tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đồng thời đưa ra những triển vọng mà
cuộc cách mạng mang lại cho Tunisia nói riêng, khu vực và thế giới nói chung.
Cuối cùng rút ra bài học kinh nghiệm cho Viê ̣t Nam .

4


4. Lịch sử nghiên cứu
Tại Việt Nam, trước cách mạng Hoa Nhài, đề tài về Tunisia chưa được quan
tâm, nghiên cứu nhiều. Kể từ khi cuộc cách mạng lật đổ chính quyền tại Tunisia bùng
phát vào năm 2011, các học giả cũng như các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đã dành
sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện này, chủ yếu là các bài viết dưới dạng tin tức thời sự,
bài phân tích ngắn trên các tạp chí chuyên ngành. Tập trung nhiều nhất là các bài phân
tích của viện nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi, bản tin đặc biệt của TTXVN.
Trong đó có một số bài viết tiêu biểu như sau:
+ “Tunisia- Những trang lịch sử”, tác giả Cao Văn Liên, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông số 09 (97) tháng 9/2013.
Bài viết khái quát về đất nước, con người Tunisia và những giai đoạn lịch sử của
Tunisia từ thời cận đại đến nay.
+ “Làn sóng nổi dậy tại Bắc Phi – Trung Đông: Nguyên nhân, tác động, ảnh
hưởng và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, tác giả Đỗ Đức Định, Viện Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 3(67),
2011. Bài viết khái quát những diễn biến của cuộc nổi dậy tại Bắc Phi – Trung Đông,
những nguyên nhân của nó, trong đó có những nguyên nhân thuộc về thể chế, sự phân
biệt giai cấp, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
+ “Những biến động chính trị xã hội gần đây ở Trung Đông và ảnh hưởng của

nó tới kinh tế toàn cầu”, tác giả Trần Văn Tùng, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi – Trung Đông, số 3(67), 2011. Bài viết tập trung
vào các nguyên nhân như thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, công nghệ thông tin, một
vài tác động dự báo đối với Việt Nam.
+ “Biểu tình, bạo loạn tại một số quốc gia Trung Đông”, tác giả Trần Văn
Tùng, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi –
Trung Đông, số 4(68), 2011. Bài viết tập trung vào ba nguyên nhân gây ra biến động
tại Bắc Phi – Trung Đông là chế độ độc tài, mất dân chủ, thất nghiệp, tham nhũng và
những diễn biến mất ổn định chính trị tại Syria, Yemen.
+ “Vết dầu loang của Cách mạng hoa nhài và sự điều chỉnh trong chính sách
đối ngoại của Mỹ”, tác giả Vũ Lê Thái Hoàng. Tạp chí Cộng sản, tháng 2/2011. Bài

5


viết phân tích sự ảnh hưởng của một số quốc gia sau khi xảy ra cách mạng Hoa Nhài,
điển hình là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ và Ai Cập.
+ “Từ những biến động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi”, tác giả Nguyễn
Thúy Hoàn, Tạp chí Hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng, Ban tổ chức Trung
ương, tháng 6/2011. Bài viết phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn đến biến động tại
Bắc Phi – Trung Đông là thể chế nhà nước khá đặc biệt, đời sống nhân dân khó khăn,
mâu thuẫn tôn giáo sắc tộc.
Trên thế giới, tài liệu nghiên cứu chi tiết nhất và đầy đủ nhất về Cách mạng Hoa
Nhài tại Tunisia tập trung chủ yếu trong các nghiên cứu sau:
+ “Islamism, Revolution, and Civil Society” (Chủ nghĩa Hồi giáo, cách mạng và
xã hội dân sự), tác giả Sheri Berman, Học giả của Trung tâm nghiên cứu Châu Âu tại
Trường đại học New York, đăng trên tạp chí Perspectives on Politics, Vol 1, No 2,
June 2003. Tác phẩm nghiên cứu những ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo đối với đời
sống chính trị và xã hội của các nước Arab, những nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách
mạng tại Tunisia và một số nước Trung Đông trong thế kỷ XX.

+ “Doing Business in Tunisia” (Kinh doanh ở Tunisia), của MGI International
Tax and Business Guide, 2001. Cuốn sách giới thiệu địa lý, lịch sử, dân số, xã hội, đời
sống kinh tế, chất lượng cuộc sống ở Tunisia ; „Tunisia : Country Profiles’ (Tunisia :
Sơ lược tiểu sử đất nước), của U.S. Department of State Background Note, giới thiệu
về đất nước, con người, lịch sử phát triển, hệ thống chính trị, thực trạng phát triển kinh
tế, quan hệ đối ngoại của Tunisia.
+ “Exploring the Causes of Revolutions in Tunisia and Egypt” của tác giả Maria
Syed (Maria Syed là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Islamabad
(IPRI), Pakistan ). Tác giả đưa ra các lý thuyết của các nhà lý luận cách mạng để hiểu
rõ nguyên nhân của các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập vào năm 2011. Nghiên
cứu này phân tích các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đã dẫn đến các cuộc cách
mạng. Nó đã chỉ ra rằng nguyên nhân không chỉ có một mà bao gồm rất nhiều các yếu
tố khác nhau đã được nung nấu quá lâu dưới sự cai trị của chế độ độc tài.
+ “Tunisia in revolt” của Tổ chức Ân xá Quốc tế (tiếng Anh: Amnesty
International, viết tắt AI - là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo vệ
tất cả quyền con người) (2011). Đây là báo cáo cung cấp một cái nhìn toàn diện các vi
6


phạm nhân quyền đã xảy ra trong những tuần lễ trước sự sụp đổ của chế độ Zine El
Abidine Ben Ali. Mục đích của báo cáo là để làm nổi bật các hành vi vi phạm quyền
con người của lực lượng an ninh khi kiểm soát các cuộc biểu tình và bắt giữ người
biểu tình và những người khác trong cuộc bạo loạn dẫn đến sự ra đi của Zine El
Abidine Ben Ali, và trong những ngày tiếp sau đó, thông qua các trường hợp điển hình
ở các thành phố trên khắp Tunisia.
Nhìn chung, các bài viết nêu trên là nguồn tham khảo quý báu, góp phần cung
cấp và phân tích nhiều thông tin về tình hình Tunisia trên nhiều lĩnh vực khác nhau
trong khoảng thời gian trước và sau khi xảy ra cách mạng Hoa Nhài. Tuy nhiên, ở
Việt Nam cho đến nay, các công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc cách mạng Hoa
Nhài, đặc biệt là giai đoạn từ sau cách mạng Hoa Nhài cho đến nay và những triển

vọng của nó vẫn còn rất hạn chế. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung
vào một khía cạnh cụ thể của cuộc cách mạng hoặc nghiên cứu chung về khu vực
Trung Đông và Châu Phi. Vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Cách mạng Hoa Nhài
Tunisia năm 2011: Nguyên nhân, diễn biến và những bài học” làm đối tượng nghiên
cứu cho luận văn của mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài
này là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế và nghiên cứu lịch sử. Trong đó,
phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế được sử dụng chủ yếu trong luận văn. Đó là
việc sử dụng các cấp độ phân tích quan hệ quốc tế (cấp độ cá nhân, cấp độ quốc gia và
cấp độ hệ thống) để tìm hiểu nguyên nhân của cách mạng Hoa Nhài tại Tunisia. Hiện
nay, cách thức nghiên cứu theo các cấp độ phân tích đã được ứng dụng khá rộng rãi
trên thế giới. Bên cạnh đó đề tài kết hợp với phương pháp lịch sử để tìm hiểu đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội của Tunisia trước khi xảy ra cuộc cách mạng để phân tích
nguyên nhân khiến dẫn đến cuộc các mạng bùng nổ.
Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến khác như
phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa được vận dụng khi phân tích các
diễn biến xã hội cụ thể tác động đến nhận thức, hành vi các chủ thể và tổng hợp, hệ
thống hóa thành bối cảnh chung từng giai đoạn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
phát triển của biến động. Phương pháp phân tích chính sách được sử dụng để tìm hiểu
7


các chính sách quản lý của các nhà cầm quyền ở Tunisia, đặc biệt là dưới thời tổng
thống Ben Ali, từ đó phân tích những mặt được và chưa được của chính sách quản lý
này. Cuối cùng là phương pháp dự báo, thông qua việc phân tích, nhận định, đánh giá
để đưa ra các dự báo về ảnh hưởng và triển vọng của cuộc cách mạng.
6. Nguồn tài liệu sử dụng
Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) chủ yếu bao gồm: Các thông báo chính thức
từ Chính phủ Tunisia về diễn biến, tình hình của cuộc cách mạng; Các tài liệu chọn lọc

của TTX Việt Nam năm 2011, 2012.
Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm chủ yếu là: Các công trình khoa học đã được
công bố, bao gồm các bài viết đăng ở các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo,
các công trình nghiên cứu khác nhau bằng các thứ tiếng. Các luận văn, luận án, các
công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết dành cho các cuộc Hội thảo liên quan đến
đề tài.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các loại tư liệu khác, chủ yếu là các thông tin từ
các báo chí chính thống, các website có liên quan đến nội dung đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa khoa học của luận văn:
Về lý luận: qua những đóng góp về vấn đề lý luận, khái niệm cách mạng, cách
mạng xã hội, luận văn mong muốn đưa ra những chứng cứ để nhận định, so sánh về
bản chất cách mạng xã hội hiện nay có những điểm khác so với cách mạng trước đây.
Về thực tiễn: Đây là một đề tài nghiên cứu mang nhiều ý nghĩa thiết thực và có
tính thời sự cao. Có thể nói Tunisia nói riêng và khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói
chung đã và đang trải qua những biến cố lớn về kinh tế, chính trị, xã hội với ảnh
hưởng sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, quan hệ
quốc tế, an ninh, v.v… Các vấn đề phát triển phát sinh sau cuộc cách mạng hoa Nhài
rất cần được xem xét, nghiên cứu và nhận diện rõ ràng do đây đều là các vấn đề mang
tính cấp thiết, tính thời sự cao và có khả năng gây ra những ảnh hưởng ở cấp độ khu
vực cũng như ảnh hưởng toàn cầu. Đứng trước tình hình như vậy, nghiên cứu về cuộc
cách mạng ở Tunisia năm 2011 và xem xét các tác động của biến động tới khu vực, thế
giới và Việt Nam là rất cần thiết. Đây chắc chắn sẽ là các vấn đề sẽ thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cũng như đông đảo công
8


chúng mong muốn được cập nhật những thông tin mới nhất về khu vực này và từ đó có
phân tích, so sánh, đối chiếu để rút ra các bài học kinh nghiệm thiết thực nhất trong
quản lý, điều hành đất nước, vai trò của ổn định chính trị, an ninh cho phát triển kinh

tế xã hội.
- Những đóng góp của luận văn:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn mong muốn có những
đóng góp sau đây:
Trước hết, luận văn muốn giới thiệu tới người đọc một bức tranh toàn cảnh về
đất nước, con người, hệ thống chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo của Tunisia trước,
trong và sau khi nổ ra cuộc cách mạng hoa Nhài. Những thay đổi về đời sống chính trị,
xã hội sau khi xảy ra cuộc cách mạng.
Qua những diến biến của cuộc cách mạng, luận văn sẽ đánh giá thái độ và phản
ứng quốc tế đối với biến động tại Tunisia nói riêng và các nước Arab nói chung. Từ đó
đánh giá nguyên nhân, tác động của cuộc cách mạng Hoa Nhài đối với chính đất nước
Tunisia nói riêng và đối với khu vực Trung Đông – Bắc Phi cũng như toàn thế giới nói
chung. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm, một số gợi ý cho Việt Nam trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
8. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về cách mạng, cách mạng xã hội và tình hình
Tunisia trước khi xảy ra cách mạng Hoa Nhài 2011
Chương 2: Cuộc cách mạng Hoa Nhài Tunisia 2011: diễn biến, nguyên nhân và
tác động.
Chương 3: Triển vọng phát triển của Tunisia sau cuộc cách mạng Hoa Nhài và
bài học rút ra cho Việt Nam.

9


Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XÃ
HỘI VÀ TÌNH HÌNH TUNISIA TRƢỚC KHI XẢY RA CÁCH
MẠNG HOA NHÀI 2011


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG, CÁCH MẠNG XÃ HỘI VÀ
CÁCH MẠNG HOA NHÀI
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1.

Cách mạng

Cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu
sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể
dẫn đến một thay đổi trong các thể chế chính trị-xã hội, hoặc một thay đổi lớn trong
một nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng có thể xảy ra trong các lĩnh vực như xã
hội, chính trị, văn hoá, kinh tế, công nghiệp...
Cách mạng thường được thực hiện dưới sự cưỡng ép của nhà nước hay quần
chúng đông đảo, tạo ra một sự thay đổi về chất trong các mặt chính trị, kinh tế, hay
văn hóa, xã hội. Đối lập với cách mạng thường được gọi là phản cách mạng, tức quay
lại với cái cũ, trung thành với cái cũ hoặc cái đang tồn tại, hay một sự thay đổi tiệm
tiến có kế thừa cái cũ [58].
Thông thường các học thuyết bảo vệ cho cách mạng là chủ nghĩa cách mạng,
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa
dân tộc, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa công đoàn (nhưng không phải tất cả
những trường phái này đều nhất thiết là cách mạng). Đôi khi chủ nghĩa phát xít cũng
được xem là cách mạng hoặc có khi xem là phản cách mạng (hay cách mạng cánh
hữu).
1.1.1.2.

Cách mạng xã hội

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biển đổi có tính chất bước ngoặt và
căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái

kinh tế xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế xã hội cao hơn. Theo nghĩa hẹp, cách
mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính
trị tiến bộ hơn [1].

10


Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, giành chính quyền vẫn là vấn đề cơ bản của
mọi cuộc cách mạng xã hội. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách
mạng mới xác lập được nền chuyên chính của mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực
của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.1.3.

Cách mạng Mùa xuân Arab

Trong the Oxford English Dictionary, định nghĩa về “Cách mạng Mùa xuân
Arab” là: a series of anti-government uprisings in various countries in North Africa
and the Middle East, beginning in Tunisia in December 2010 [45] (là hàng loạt các
cuộc nổi dậy chống lại chính phủ ở một số nước ở Bắc Phi và Trung Đông, khởi đầu từ
Tunisia tháng 12/2010).
Trong nội dung cuộc trao đổi của ông Henry Laurens (Giáo sư thuộc trường
“College de France”, chuyên gia nghiên cứu lịch sử đương đại của thế giới Arab) với
tạp chí “Jeune Afrique” cho rằng: “Mùa Xuân Arab” thuộc về quá trình chuyển đổi
dân chủ trong ba mươi năm trong không gian Arab. Khu vực Arab, vốn đã được thống
nhất trong một chừng mực nào đó về chính trị trong các cuộc cách mạng giai đoạn
1950 - 1960 và chủ nghĩa Nasser (Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ai Cập: 19561970, người lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng ách đô hộ của thực dân Anh), một lần
nữa bị chia rẽ trong giai đoạn của các nhà độc tài. Nhưng không gian chính trị đã được
khôi phục nhờ sự ra đời của các tổ chức chính trị vào giữa những năm 1990, tiếp theo
là các trang mạng xã hội [13].
Như vậy, Mỹ và các nước phương Tây dùng thuật ngữ Mùa xuân Arab để chỉ

làn sóng biểu tình xảy ra trong thế giới Arab, khởi đầu từ Tunisia, Ai Cập, sau đó tạo
thành “hiệu ứng Domino” đối với nhiều nước trong khu vực Bắc Phi- Trung Đông.
1.1.1.4.

Cách mạng Hoa Nhài

Sở dĩ cuộc nổi dậy ở Tunisia được gọi là "Cách mạng Hoa Nhài" là vì Hoa Nhài
được chọn là Quốc hoa của Tunisia, thường được kết thành vòng hoa trang trí các buổi
lễ dân tộc, tôn giáo, trong các nhà thờ Hồi giáo.
Cách mạng Hoa Nhài gồm những cuộc biểu tình diễn ra ở Tunisia, trong đó
người dân xuống đường biểu tình để phản đối chính quyền Tunisia. Các cuộc biểu tình
và bạo loạn được báo cáo đã bắt đầu trong vấn đề thất nghiệp, giá cả thực phẩm tăng,
chính quyền tham nhũng, tự do ngôn luận và mức sống của người dân thấp. Các cuộc
11


biểu tình lên tới đỉnh điểm bằng sự lật đổ tổng thống Zine El Abidine Ben Ali, người
đã từ bỏ chức tổng thống và bỏ chạy khỏi Tunisia ngày 14 tháng 1 năm 2011 sau 23
năm cầm quyền.
Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 12 năm 2010 khi Mohamed Bouazizi đã
tự thiêu sau khi cảnh sát tịch thu hàng sản xuất của mình. Các cuộc biểu tình tạo lên
một làn sóng mạnh mẽ nhất của tình trạng bất ổn xã hội và chính trị ở Tunisia trong ba
thập kỷ qua và đã có một số người bị thương và tử vong. Sau khi Ben Ali bỏ chạy, một
cuộc bầu cử mới được kêu gọi thực hiện trong vòng 60 ngày. Các cuộc biểu tình cũng
được gọi là Cách mạng Jasmine (Cách mạng Hoa nhài) trên các phương tiện truyền
thông phương Tây trong việc giữ với các thuật ngữ địa chính trị của cuộc "Cách mạng
sắc màu".
1.1.2. Nguyên nhân, bản chất và vai trò của cách mạng xã hội
1.1.2.1.


Nguyên nhân của cách mạng xã hội

Nguyên nhân sâu xa của các mạng xã hội là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan
hệ sản xất cũ trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của các lực lượng sản xuất. “Từ
chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở
thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc
cách mạng xã hội” [3].
Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng, đại biểu cho
lực lượng sản xuất mới với giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng
công cụ nhà nước có trong tay để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời. Để thay thế
quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn và làm cho nó trở thành quan
hệ sản xuất thống trị nhằm giải phóng mình, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu
tranh chống lại giai cấp thống trị, phải giành lấy chính quyền nhà nước. Do vậy, cách
mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp và là bước nhảy vọt tất yếu trong sự
phát triển của xã hội có giai cấp; vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc
cách mạng xã hội.

12


1.1.2.2.

Bản chất của cách mạng xã hội

Bản chất của mọi cuộc cách mạng xã hội là giành chính quyền. Chỉ khi nào
giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chuyên chính của
mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Cần phải phân biệt cách mạng xã hội với một số hình thức khác như:

Tiến hóa xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội. Nhưng khác với cách
mạng xã hội, nó là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những
biến đổi cục bộ trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Song tiến hóa xã hội và
cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau: cách mạng xã hội chỉ trở thành tất
yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hóa xã hội. Ngược lại, cách
mạng xã hội mở đường cho tiến hóa như là những quá trình kế tiếp nhau không ngừng
trong sự phát triển của xã hội.
Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã
hội, nhưng khác về nguyên tắc với cách mạng xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên
những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại; những
cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới cách mạng xã
hội. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp, phần
lớn những cải cách xã hội là kết quả của phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ, và
trong những hoàn cảnh nhất định, chúng trở thành những bộ phận hợp thành của cách
mạng xã hội.
Đảo chính là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước bởi một cá nhân hoặc một
nhóm người nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất. Đảo chính không động
đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách mạng của quần chúng, cho nên
đảo chính khác hoàn toàn với cách mạng xã hội.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về cách mạng xã hội cần phải tìm hiểu kỹ về
bản chất của cuộc cách mạng.
1.1.2.3.

Vai trò của cách mạng xã hội

Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách
mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến
bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; mới thay thế được hình thái kinh tế - xã hội
cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển biến
13



vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hóa - tư tưởng. Trong các thời
kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một
cách cao độ, như C.Mác đã nói: cách mạng xã hội là đầu tàu của lịch sử.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của cách mạng xã hội
qua bốn cuộc cách mạng xã hội đưa nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội nối
tiếp nhau là: Cuộc cách mạng xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã
hội nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ; cuộc cách mạng chuyển
chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến; cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến,
xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa; cuộc cách mạng vô sản lật đổ chủ nghĩa tư bản, xác
lập chế độ xã hội chủ nghĩa và tiến lên cộng sản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất. Nếu tất cả
các cuộc cách mạng xã hội trước chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư
nhân, thay thế hình thức người bóc lột người, thì cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã
hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là sự chuyển biến sâu
sắc nhất trong lịch sử nhân loại.
1.1.3. Phƣơng thức xảy ra cách mạng xã hội và vai trò của Internet
1.1.3.1.

Phương thức xảy ra cách mạng xã hội

Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới nhiều phương thức khác nhau, nhưng dù
dưới phương thức nào, cách mạng cũng không thể đạt tới thành công nếu không sử
dụng bạo lực cách mạng.
Bạo lực cách mạng là hành động cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo
của giai cấp cách mạng vượt qua khỏi giới hạn pháp luật của giai cấp thống trị đương
thời nhằm lật đổ nhà nước lỗi thời, xác lập nhà nước của giai cấp cách mạng [1].
Bạo lực cách mạng là tất yếu, bởi vì giai cấp thống trị lỗi thời không bao giờ tự
nguyện từ bỏ địa vị thống trị của mình. Trước phong trào cách mạng của quần chúng,

lợi ích bị uy hiếp, nó sẵn sàng sử dụng quyền lực của nhà nước với bộ máy bạo lực để
đàn áp phong trào cách mạng. Vì vậy, để lật đổ giai cấp thống trị và giành chính
quyền, giai cấp cách mạng không có cách nào khác là phải dùng đến bạo lực cách
mạng. C. Mác cho rằng bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội
mới, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập
tan những hình thức chính thức cứng đờ và chết.
14


Phân tích đặc điểm nhà nước tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lenin
đi tới kết luận về tính tất yếu phổ biến của cách mạng bạo lực: “Nhà nước tư sản bị
thay thế bởi nhà nước vô sản (chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường “tiêu
vong” được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực
thôi” [15].
Trong lịch sử nhân loại, chưa có giai cấp cách mạng nào giành được chính
quyền nhà nước bằng con đường phi bạo lực, ngay cả khi cách mạng được thực hiện
dưới hình thức tương đối hoà bình. Khi giai cấp thống trị lỗi thời không còn đủ khả
năng sử dụng sức mạnh để giữ gìn nhà nước của nó. Giai cấp cách mạng muốn giành
chính quyền, ngay trong trường hợp đó, vẫn phải dùng bạo lực làm hậu thuẫn, làm
điều kiện để sẵn sàng đập tan sự phản kháng của giai cấp thống trị, nếu nó dùng bạo
lực để chống lại.
Trong khi khẳng định cách mạng bạo lực, những người macxit không phủ nhận
khả năng đưa cách mạng xã hội tiến lên bằng phương pháp hoà bình, kể cả việc sử
dụng “con đường nghị trường” song nó chỉ có thể được bảo đảm khi có sức mạnh của
phong trào quần chúng- bạo lực cách mạng khi làm hậu thuẫn.
Xu thế từ đối đầu chuyển sang đối thoại hiện nay không bác bỏ quan điểm
macxit về cách mạng bạo lực. Xu thế đó được tạo ra bởi chính sự lớn mạnh của các
phong trào cách mạng và hoà bình, bởi tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản
cách mạng.
1.1.3.2.


Vai trò của Internet

Trong thời đại hiện nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất đạt trình độ cao nên các cuộc cách
mạng nổ ra có thêm nhiều yếu tố mới. Điển hình là vai trò của Internet.
Internet là mạng thông tin toàn cầu, được hình thành trên cơ sở kết nối các máy
tính, các websile, trang thông tin điện tử tên khắp hành tinh, sự ra đời và phát triển của
internet- xa lộ thông tin siêu tốc, kết nối toàn cầu được coi là sự bùng nổ, truyền thông
lần thứ ba, mở ra kỉ nguyên mới cho truyền thông và phát triển của loài người, sự ra
đời của Internet là một bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nó liên kết tất cả thế
giới lại thông qua chiếc máy vi tính, một trong những thành tựu lớn nhất của Internet
là tiền đề tạo điều kiện cho sự ra đời của loại hình báo chí mới.
15


Internet ngày càng có vai trò quan trọng đối với con người trên xã hội và trên
khắp thế giới. Chúng ta có thể thấy internet là xa lộ thông tin siêu tốc cho phép kết nối
và truyền tải một dung lượng thông tin khổng lồ, có thể nói là vô hạn định với tốc độ
siêu nhanh, nhờ vậy con người trên khắp hành tinh có thể dể dàng kết nối với nhau,
chia sẻ trao đổi với nhau, hình thành dư luận xã hội và tham gia giải quyết những vấn
đề toàn cầu, những vấn đề khu vực hay toàn quốc gia một cách nhanh chóng.
Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi thông
tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp hành tinh diễn
ra nhanh chóng và cực kỳ tiện ích, góp phần vào sự phát triển của quyền tự do ngôn
luận trên toàn thế giới.Với sự hiện diện của công nghệ thông tin và truyền thông,
thông tin do cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận gửi đến xã hội dường như được
nhân lên gấp năm, gấp mười và với tốc độ mà tin tức từ bên kia trái đất có thể tới bên
này trái đất chỉ sau ít phút. Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, có thể bày tỏ
ý kiến của mình trên các diễn đàn, bình luận ngay cả những vấn đề liên quan đến pháp

luật và việc quản lý nhà nước.

Hình 1.1. Phát triển thuê bao Internet băng rộng di động
Nguồn: ICT Indicators database 2014
Cuộc cách mạng ở Ai Cập và Tunisia diễn ra một phần nhờ vai trò của các
mạng xã hội như Twitter, Facebook và cả WikiLeaks. Facebook và Twitter đã kết nối
mọi người lại với nhau, thực hiện thành công các cuộc xuống đường lớn trên cả nước.

16


1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TẠI TUNISIA TRƢỚC KHI XẢY RA
CÁCH MẠNG HOA NHÀI
1.2.1. Vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1.1.

Vị trí địa lý

Tunisia là nước nằm ở cực bắc lục địa châu Phi với diện tích 163,610 km², là
quốc gia nhỏ nhất trong số các quốc gia nằm dọc theo dãy núi Atlas. Tunisia nằm giữa
Đại Tây Dương và Châu thổ sông Nile. Phía Tây giáp Algérie, phía Đông Nam giáp
Libya. Đường bờ biển gấp khúc phía nam khiến Tunisia có hai mặt giáp với Địa Trung
Hải với 1,300 km bờ biển. Miền nam nước này gồm một phần của sa mạc Sahara, và
hầu hết phần còn lại gồm đất đai đặc biệt màu mỡ.

Hình 1.2: Bản đồ Quốc gia Tunisia
(Nguồn: />17


Dù có kích thước khá nhỏ nhưng Tunisia có sự đa dạng địa lý và khí hậu khá

lớn. Khu vực Dorsal là một dải mở rộng của Dãy núi Atlas, chạy ngang Tunisia theo
hướng đông bắc từ biên giới Algeria ở phía tây tới bán đảo Cape Bon. Phía bắc Dorsal
là Tell, khu vực có địa hình đồi núi và đồng bằng thấp, dù góc phía tây bắc của Tunisia
có nơi đạt tới độ cao 1.050m.
Sahil là một đồng bằng dọc theo bờ biển Địa Trung Hải phía đông Tunisia nổi
tiếng với sự độc canh cây oliu. Bên trong nội địa từ Sahil, giữa Dorsal và một rặng đồi
phía nam Gafsa, là các thảo nguyên. Đa phần vùng phía nam là đất đai bán khô cằn và
sa mạc.
Đất đai phía Bắc chủ yếu là núi non trải dài về phía Nam tạo ra một đồng bằng
trung tâm nóng và khô. Miền Nam là sa mạc bán khô cằn, và nhập vào Sahara. Một
loạt các hồ muối, được gọi là chotts hay shatts, nằm ở đường phía Đông Tây ở mũi
phía bắc Sahara, trải dài từ Vịnh Gabes vào trong Algérie. Điểm thấp nhất là Shatt al
Gharsah có độ cao 17m, và điểm cao nhất là Jebel ech Chambi cao 1544m [57].
1.2.1.2.

Khí hậu

Tunisia bao gồm hai vành đai khí hậu, một vành đai chịu ảnh hưởng của Địa
Trung Hải ở phía Bắc và một vành đai chịu ảnh hưởng của sa mạc Sahara ở phía Nam.
Mùa hè ở miền Bắc từ tháng Năm đến tháng Chín, thời tiết nóng và khô; mùa đông,
kéo dài từ tháng Mười đến tháng Tư, thời tiết mát mẻ và được đặc trưng bởi những
cơn mưa thường xuyên. Nhiệt độ tại Tunis vào tháng Giêng mức tối thiểu trung bình
từ 6°C (43°F) và tối đa là 14°C (57°F), trong tháng Tám mức tối thiểu trung bình
21°C (70°F) và tối đa là 33°C (91°F). Lượng mưa ở khu vực phía Bắc đạt mức cao
150 cm (59 in) hàng năm, trong khi lượng mưa ở mức trung bình cực Nam ít hơn 20
cm một năm [39].
1.2.1.3.

Tài nguyên thiên nhiên


Tunisia là nước sản xuất đá phốt phát với trữ lượng lớn và các sản phẩm phân
bón, hoá chất làm từ phốt phát. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất khoáng sản
của thế giới. Trong năm 2010, Tunisia đóng góp 4,3% nguồn cung cấp đá phốt phát
của thế giới, xếp thứ hai ở Châu Phi sau Morocco, và đứng vị trí thứ 5 trên thế giới sau
Trung Quốc, Mỹ, Morocco và Nga. Ngoài ra, Tunisia còn có các nguồn tài nguyên

18


khác như nhôm florua, đất sét, dầu thô, thạch cao, quặng sắt, vôi, khí tự nhiên, sản
phẩm dầu mỏ tinh chế và muối. Cụ thể một số nguồn tài nguyên như sau:
Quặng sắt: Từ năm 1962, Công ty El-Fouladh đã sản xuất quặng sắt từ Mỏ
Jerissa và Tamera-Douaria. Đây là công ty sản xuất phôi thép duy nhất của Tunisia với
91% thuộc sở hữu của Chính phủ có khả năng sản xuất 200.000 tấn mỗi năm. Theo
báo cáo của El-Fouladh, sản lượng thép sản xuất trong nửa đầu năm 2010 tăng 25% so
với cùng kỳ năm 2009.
Chì và kẽm: Liên doanh khai thác mỏ giữa Úc và Tunisia đã được thành lập để
phát triển các sản phẩm từ chì và kẽm từ bốn khu vực và mỏ cũ. Các mỏ tiềm năng cho
dự án này được ước tính từ 2,5 triệu tấn đến 3 triệu tấn thành phần chì từ 2,4% đến
2,8% và kẽm 2,6% đến 3,0% (Celamin Holdings NL, 2011b).
Khí tự nhiên và dầu mỏ: Tunisia đã chứng minh dự trữ hydrocacbon vào cuối
năm 2010 đã được ước tính là 430 triệu thùng dầu thô và 65 tỷ mét khối khí tự nhiên.
Năm mươi bảy công ty trong và ngoài nước đã tiến hành các hoạt động thăm dò và sản
xuất và hiện đang nắm giữ 54 giấy phép thăm dò dầu thô và khí đốt tự nhiên ở Tunisia
. So với 1 phát hiện về dầu thô vào năm 2009, riêng trong năm 2010 đã có bốn phát
hiện về khí đốt tự nhiên được báo cáo tại Tunisia.
Đá phốt phát: Tunisis có khả năng sản xuất 8 triệu tấn đá phốt phát, cung cấp
7,3 triệu tấn và xuất khẩu 700.000 tấn đá phốt phát từ các mỏ tại Jallabia, Kef Eddour,
Kef Eschfaier, M'dhilla, và Metlaoui. Đa số lượng phốt phát (90%) được sử dụng trong
nước để sản xuất axit photphoric và phân bón [27].

1.2.2. Con ngƣời Tunisia
1.2.2.1.

Dân số, tuổi thọ

Tunisia hiện đại là con cháu của những người Berber bản địa và người từ nhiều
nền văn minh đã xâm chiếm, di cư đến. Lịch sử đã ghi lại đất nước Tunisia bắt đầu với
sự xuất hiện của Phoenicia, người sáng lập ra vùng Carthage và các khu định cư Bắc
Phi khác trong thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Carthage trở thành một cường quốc
biển lớn, đụng độ với Roma để kiểm soát Địa Trung Hải cho đến khi nó đã bị đánh bại
và bị bắt bởi những người La Mã năm 146 trước Công nguyên. Người La Mã cai trị và
định cư ở Bắc Phi cho đến thế kỷ thứ 5 khi Đế quốc La Mã sụp đổ và Tunisia đã bị
xâm chiếm bởi các bộ tộc Châu Âu, bao gồm cả các Vandals. Cuộc chinh phục Hồi
19


giáo vào thế kỷ thứ VII của Tunisia với các đợt di dân từ khắp nơi trên thế giới Ả Rập
và Ottoman, trong đó có số lượng đáng kể của người Moor và người Do Thái của Tây
Ban Nha vào cuối thế kỷ 15. Tunisia đã trở thành một trung tâm văn hóa Ả Rập và đã
được đồng hóa vào đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỷ 16. Đó là một sự bảo hộ
của Pháp từ năm 1881 cho đến khi độc lập vào năm 1956, và vẫn giữ mối quan hệ
chính trị, kinh tế và văn hóa với Pháp [40].
Trong cuộc điều tra dân số năm 1994, dân số Tunisia là 8.785.711 người. Năm
2000, người ta ước tính dân số tại Tunisia là 9,6 triệu người với tỷ lệ tăng tự nhiên là
1,6%. Đến năm 2011, dân số của Tunisia đã đạt 10,6 triệu người [44]. Dân số đô thị
chiếm 64% và có xu hướng cao hơn. Khoảng 19% dân số sống ở Thủ đô Tunis. Tỷ lệ
biết chữ ở người lớn là 69% (58% cho phụ nữ, 80% nam giới), và tuổi thọ là 70 tuổi
(69 đối với nam, 71 đối với nữ). Bình quân đầu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là
$2,283 (US) vào năm 1998.
Hầu như tất cả dân số Tunisia là người Hồi giáo nói tiếng Arab. Ngôn ngữ

Berber được sử dụng tại một vài ngôi làng ở miền Nam Tunisia, và có một phần nhỏ
còn lại của lịch sử dân Do Thái, bây giờ tập trung ở Tunis và trên đảo của Jerba ngoài
khơi phía Nam Tunisia. Trước khi di cư của người Do Thái Israel và Pháp, hầu hết
các thị trấn đã có một cộng đồng nhỏ người Do Thái, và Tunis có 10-15% người Do
Thái. Số lượng người không phải của các dân tộc thiểu số chiếm 1% [55].
1.2.2.2.

Sắc tộc

Cư dân đầu tiên có mặt trên đất Tunisia là người Phoenicia, sử dụng ngữ hệ
Semis. Tên gọi này do người Hi Lạp cổ đại đặt cho. Thiên niên kỷ thứ III TCN, người
Phoenicia từ vùng Tây và Nam Palestine di cư lên phía bắc, dọc theo bờ Địa Trung
Hải lập nên nhiều trung tâm cư trú mới. Sau này, những trung tâm này biến thành
những thành phố lớn như Ugarit, Biblos, Seidon và Tear [4].
Đa số (98%) người Tunisia hiện đại là người Arab hay người Berber đã Arab
hoá và là những người nói tiếng Tunisia Arab. Tuy nhiên, cũng có một cộng đồng nhỏ
(nhiều nhất là 1%) người Berber sống tại vùng núi Jabal Dahar ở phía đông nam và
trên hòn đảo Jerba, mặc dù có thể có nhiều người hơn nữa có tổ tiên là người Berber.
Người Berber chủ yếu nói các ngôn ngữ Berber, thường được gọi là Shelha.

20


Tại Tunisia có cộng đồng châu Âu chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1%) gồm chủ yếu người
Pháp và người Italia. Cộng đồng nhỏ người Châu Âu đến Tunisia do vào năm 1881,
Tunisia trở thành đất bảo hộ của Pháp theo hiệp định Bordeaux. Năm 1883 theo hiệp
định Marxa, Pháp xác lập được quyền thống trị trên toàn cõi Tunisia. Tunisia trở thành
thuộc địa của Pháp. Pháp thực hiện chính sách khuyến khích người Pháp sang định cư
ở Tunisia. Số lượng người Pháp ở Tunisia khoảng 34.000 người vào năm 1906. Đến
nay hầu như những người này đã rời đi kể từ khi Tunisia giành độc lập. Ngoải ra còn

có một cộng đồng Do Thái đã sống từ lâu ở nước này, lịch sử người Do Thái tại
Tunisia có từ khoảng 2.000 năm trước. Năm 1948 số người Do Thái ước tính là
105.000 người, nhưng tới năm 2003 chỉ còn khoảng 1.500 người ở lại.
1.2.2.3.

Tôn giáo

Tôn giáo tại Tunisia chủ yếu là Hồi giáo, chiếm 98% dân số, khoảng 1% theo
Thiên chúa giáo và số còn lại (1%) theo Do Thái giáo hay các tôn giáo khác. Một
trong những cộng đồng Do Thái cổ nhất thế giới sống tại Jerba, nơi sự đa dạng tôn
giáo phát triển. Hòn đảo phía nam Tunisia là nơi cư trú của 39 cộng đồng tôn giáo
khác nhau.
Hiến pháp quy định Hồi giáo là tôn giáo chính thức của nhà nước và đòi hỏi
tổng thống phải là một tín đồ Hồi giáo. Tunisia có mức tự do tôn giáo khá cao, một
quyền được quy định và bảo vệ trong hiến pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của
mỗi người. Nước này có một nền văn hoá khuyến khích chấp nhận các tôn giáo khác;
tự do tôn giáo được thực hiện rộng rãi.
Tunisia có một cộng đồng Thiên chúa giáo khá lớn khoảng 25.000 người; chủ
yếu là Cơ đốc (20.000 người) và ở một mức độ thấp hơn là Tin Lành. Đạo Do Thái là
tôn giáo lớn thứ ba trong nước với 1.500 người. Một phần ba dân số Do Thái sống tại
thủ đô và các vùng lân cận. Số còn lại sống trên hòn đảo Djerba, nơi cộng đồng Do
Thái có mặt từ khoảng 2.500 năm trước.
Djerba, một hòn đảo trong Vịnh Gabès, là quê hương của Hội đạo Do Thái El
Ghriba, một trong những hội đạo Do Thái cổ nhất thế giới. Nhiều người Do Thái coi
đó là một địa điểm hành hương với các nghi lễ được tiến hành mỗi năm một lần [57].

21



×