Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 – Nguyên nhân, hậu quả và bài học kinh nghiệm với Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.79 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 2 tháng 7 năm 1997, cơ quan tiền tệ Thái Lan tuyên bố họ không có khả năng
giữ giá đồng bạt theo đồng đô la Mỹ nữa. Điều này có nghĩa là Thái Lan chủ trương phá
giá đồng bạt, kết thúc một thời kỳ dài trong suốt 13 năm gìn giữ và mở đầu cho một cuộc
khủng hoảng mới – khủng hoảng tài chính tiền tệ vàlàm ảnh hưởng đến các thị trường
chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á,
nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Indonesia, Hàn Quốc
và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng
Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Nhật
Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải
kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Thái Lan hay khủng hoảng tài
chính "Đông Á" nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng
hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga,
Brasil và Hoa Kỳ.
Vậy tại sao bỗng dưng Thái Lan lại tự phá giá đồng bản tệ của mình để cho nền kinh
tế lâm vào một tình trạng khó khăn nghiêm trọng? Đằng sau cuộc khủng hoảng đó là gì,
ảnh hưởng của nó như thế nào đến nền kinh tế khu vực và trên thế giới? Quan trọng hơn,
chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng để từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Quốc gia mình. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Nhóm
chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan
năm 1997 – Nguyên nhân, hậu quả và bài học kinh nghiệm với Việt Nam” làm đề tài tiểu
luận cho nhóm.
Bài tiểu luận của nhóm gồm 03 phần:
Phần 1: Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan năm 1997
Phần 2: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan
Phần 3: Những bài học kinh nghiệm với Việt nam
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, lại giới hạn trong một khuôn khổ nhất định nên bài
tiểu luận của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
1


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Ở THÁI LAN NĂM 1997
1.1. Hình ảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan và một số nước
châu Á năm 1997
Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân
hàng năm là 8%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh
báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ
được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả
mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ
quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ
không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức
mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1
dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995
xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ
USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị
phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar
Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ
dollar.
Tại các quốc gia láng giềng, ngày 11.7.1997, Philippin tuyên bố thả nổi đồng Peso.
Ngày 11.8.1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường hối đoái (thực chất là
thả nổi đồng Ringgit). Ngày 14.8.1997 Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah.
Năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won của Hàn Quốc là 844,2 Won/USD thì ngày
30/9/1997 là 914,8 won/USD. Ngày 14/12/1997 đồng Won được thả nổi. Ngày
23/12/1997 đạt kỷ lục 200 won/Usd.
Có thể nói, sự mất giá nhanh với quy mô chưa từng có của những đồng tiền Thái
Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy
nhất của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở các nước này.
2

Bảng 1: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997
Nước Đồng tiền 1996 1997
Thái Lan Baht/USD 25.61 47.25
Philipines Peso/USD 26.29 39.50
Malaysia Ringgit/USD 2.52 3.88
Indonesia Rupiah/USD 2.308 5.00
Hàn Quốc Won/USD 844.20 695.8
Biểu hiện bên ngoài thứ hai của tình trạng khủng hoảng tài chính này là sự thua lỗ
và phá sản với tốc độ và quy mô bất thường của hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia.
Bảng 2: Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng, tài chính
Nước Năm tài
chính
14.1.1996
đến
31.3.1997
Tổng số
ngân hàng
Năm tài chính từ 1.4.1997 đến 31.3.1998
Số ngân
hàng bị
đình chỉ
hoạt động
Số Ngân
hàng bị
quốc hữu
hóa/Chính
phủ giám
sát
Số ngân
hàng bị

sáp nhập
Số ngân
hàng bị
bán cho
Công ty
nước ngoài
Tổng số
ngân hàng
“có vấn
đề”
Thái Lan 108 56 4 64 (59%)
Malaysia 60 41 41 (68%)
Indonesia 228 16 56 11 83 (36%)
Hàn Quốc 56 16 18 (32%)
Biểu hiện bên ngoài thứ ba của cuộc khủng hoảng là sự thua lỗ và phá sản với quy
mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp (Bảng 3).
Bảng 3: Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp
Nước Thời gian Số doanh nghiệp phá sản
Thái Lan
Tháng 1.1998 đến
5.1998
3.961 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong đó có
582 doanh nghiệp phá sản
Malaysia
Năm 1996
Năm 1997
489 doanh nghiệp phá sản
6583 doanh nghiệp phá sản (gấp 13 lần năm 96)
Indonexia Năm 1998 Khoảng 80% doanh nghiệp ngưng hoạt động
Hàn Quốc

Năm 1997
Năm 1998
14.000 doanh nghiệp phá sản
53.000 doanh nghiệp phá sản (gấp 3,8 lần năm 97)
Sự phá sản của hàng loạt ngân hàng, doanh nghiệp sẽ dẫn đến hai hậu quả trực tiếp
là số người thất nghiệp tăng mạnh và tăng trưởng kinh tế quốc gia giảm sút (Bảng 4).
3
Bảng 4: Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng
Tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp (% trên
tổng số lao động)ệ thất ng
1996 1997 1998 1996 1997 1998
Thái Lan 6.7 -0.4 -8.3 8.8
Malaysia 8.2 7.0 2.0
Indonesia 7.8 4.6 -13.7
Philippines 5.8 5.2 -.05 9.5 10.4 3.3
Hàn Quốc 7.1 5.5 -5.8 2.3 2.5 8.0
Về mặt kinh tế, khủng hoảng trong giai đoạn này ở Thái Lan và một số nước như
Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc có đặc điểm giống nhau về xu hướng diễn biến của
năm tham số:
• Tỷ giá hối đoái tăng mạnh, ngoài tầm kiểm soát
• Phá sản hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính
• Phá sản hàng loạt các doanh nghiệp
• Thất nghiệp tăng mạnh
• Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh
1.2.Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
• Tác động tiêu cực:
Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức
nặng nề đối với không chỉ Thái Lan mà rất nhiều Quốc gia khác trong khu vực và thế
giới.

Hậu quả dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất trong toàn khu vực tại các trung tâm
khủng hoảng là sự mất ổn định của đồng tiền và thị trường tiền tệ trong mỗi nước, là sự
giảm sút các nguồn vốn nước ngoài vào các nước Châu Á (và ngược lại nó cũng gây ảnh
hưởng cho những nước đầu tư vào nó), là sự giảm sút cả đầu tư trong nước do lãi suất
cao và yếu tố lòng tin… Tất cả những yếu tố này đã làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Thái Lan và nhiều nước khác đi đôi với tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao;
cũng như làm tăng nợ nước ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải
thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tế để vượt qua khủng hoảng.
4
Cuộc khủng hoảng còn đánh dấu sự kết thúc một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh
kéo dài hàng thập kỷ của các nước phát triển trong khu vực (mà chủ yếu dựa vào nguồn
vốn nước ngoài) để chuyển sang một thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển ôn hòa, phù hợp
với hiện trạng kinh tế và dựa vào nội lực quốc gia nhiều hợp.
Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500tỷ USD,
trong đó Châu Á chiếm 300 tỷ USD và khiến cho 150 tỷ USD đầu tư tài chính rút khỏi
Đông Nam Á vì mất niềm tin. Hơn thế, điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài thận
trọng hơn khi dầu tư vào bất cứ nơi nào trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á.
1
Thêm nữa, sự phá giá đồng bản tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm
gánh nặng nợ nần lên vai các công ty – con nợ, làm tăng tình trạng mất khả năng thanh
toán, phá sản của chúng mà nhất là đối với các Công ty phục vụ thị trường trong nước
mà nhu cầu đang giảm sút nhanh chóng. Thái Lan là một trong những nước có tỷ lệ xuất
khẩu nguyên liệu cao (lên tới 42% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu), việc phá giá đồng
bản tệ sẽ làm gia tăng chi phí xuất khẩu, đẩy giá thành lên cao, giảm sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.Và một điều không thể tránh khỏi nữa là tình hình bong bóng
bất động sản vỡ tung, các ngân hang rơi vào tình trạng gánh chịu một đống nợ khó đòi
hoặc gìn giữ bất đắc dĩ một lượng tài sản thế chấp ngày càng mất giá và khó bán. Vì lo
sợ về tình trạng mất khả năng thanh toán của các con nợ, các chủ nợ và chủ đầu tư nước
ngoài càng thít chặt hầu bao, dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng giảm và lúc này IMF
trở thành các phao đỡ chủ yếu nhất để nền kinh tế các nước khủng hoảng khỏi bị chìm…

• Các tác động tích cực:
Người Châu Á hay nói “Trong cái rủi có cái may” bởi cuộc khủng hoảng trong
khu vực không hoàn toàn chỉ gây tác động xấu cho các nước, khu vực mà ở một chừng
mực nào đó, nó là một điểm dừng để mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng
trên những khía cạnh sau đây:
Một là, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm
thiểu được lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng
dự trữ quốc gia và về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ khuyến khích và tăng khả năng cạnh
tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cân đối tài chính của đất nước.
1
Viện nghiên cứu thương mại Bộ Thương mại – Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á Nguyên nhân và bài học - 1998
5
Hai là, cuộc khủng hoảng sẽ như một cú hích mạnh để xốc lại cơ cấu kinh tế cho
cân bằng, hợp lý và hiệu quả hơn, tạo ra sức ép buộc các chủ đầu tư – kinh doanh phải
thay đổi thích ứng với tình hình mới, thúc đẩy việc xuất hiện những sản phẩm chủ lực có
sức cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng và cải thiện
cơ cấu đầu tư, lành mạnh hóa hơn nền tài chính quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng này, các
quốc gia càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng
vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh
toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.
Ba là, cuộc khủng hoảng cũng đã ít nhiều góp phần và là dịp để chính phủ và nhân
dân mỗi nước thuộc khu vực cũng như các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế bổ khuyết
những thiếu sót cả về chính sách, thể chế lẫn về những yếu tố thuộc con người… từ đó
tạo ra những tích cực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở cấp quốc gia, khu
vực và quốc tế với tư cách là một chỉnh thể hữu cơ.
Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng
ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai,
Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu
Châu Á, ...
Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô

hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây
lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình
mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối
tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính
và chính sách tiền tệ
PHẦN II
NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TIỀN TỆ Ở THÁI LAN
2.1. Các tiền đề và cơ chế hình thành cuộc khủng hoảng
6

×