Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Ca huế từ góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.03 MB, 256 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

TRẦN KIỀU LẠI THỦY

CA HUẾ
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

TRẦN KIỀU LẠI THỦY

CA HUẾ
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62317001
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN THẾ BẢO
Phản biện độc lập:
1.PGS.TS. Bùi Hoài Sơn
2.TS. Đinh Văn Hạnh
Phản biện:
1.PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Liêm


1.PGS.TS. Bùi Hoài Sơn
2.TS. Đinh Văn Hạnh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Ca Huế từ góc nhìn văn hóa học là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công
trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác.

Tác giả luận án

TRẦN KIỀU LẠI THỦY


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 3
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 3

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ 4


3.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 13

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ...................................................................... 14

5.

Kết quả đóng góp của luận án ......................................................................................... 16

6.

Kết cấu và qui cách trình bày luận án ............................................................................. 17

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................... 19
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................. 19
1.1.1.Một số thuật ngữ âm nhạc .............................................................................................. 19
1.1.2.Góc nhìn hệ thống .......................................................................................................... 25
1.1.3.Góc nhìn văn hóa so sánh kết hợp địa văn hóa và sử văn hóa ....................................... 27
1.2.CHỦ THỂ CỦA CA HUẾ .................................................................................................... 29
1.3.KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ HUẾ - KHÔNG GIAN VĂN HÓA HUẾ..................................... 34
1.4. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CA HUẾ ............................................... 42
1.4.1.Giai đoạn hình thành đến giữa thế kỷ XIX .................................................................... 42
1.4.2.Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 ................................................................ 45
1.4.3.Giai đoạn năm 1945 đến 1977 ....................................................................................... 47
1.4.4.Giai đoạn năm 1977 đến nay .......................................................................................... 49
CHƢƠNG 2: ................................................................................................................................... 54
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CA HUẾ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC ................................... 54

2.1.TÍNH TỔNG HỢP VÀ NGUYÊN HỢP TRONG CA HUẾ ................................................ 54
2.1.1.Tính tổng hợp ................................................................................................................. 54
2.1.2.Tính nguyên hợp ............................................................................................................ 79


2

2.2.TÍNH BÁC HỌC CUNG ĐÌNH ........................................................................................... 87
2.2.1.Tính quí tộc cung đình ................................................................................................... 87
2.2.2.Tính kinh điển ................................................................................................................ 97
CHƢƠNG 3: ................................................................................................................................. 115
GIÁ TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN CA HUẾ ............................................................................... 115
3.1.GIÁ TRỊ CA HUẾ .............................................................................................................. 115
3.1.1.Giá trị nghệ thuật.......................................................................................................... 115
3.1.2.Giá trị lịch sử - xã hội .................................................................................................. 125
3.1.3.Giá trị nhân sinh ........................................................................................................... 135
3.2.BẢO TỒN CA HUẾ ........................................................................................................... 151
3.2.1.Về sáng tác Ca Huế ...................................................................................................... 155
3.2.2.Về biểu diễn Ca Huế .................................................................................................... 158
3.2.3.Về truyền thụ Ca Huế................................................................................................... 162
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..174
PHỤ LỤC 1………………………………………………………………………………………195
PHỤ LỤC 2………………………………………………………………………………………218


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật cổ truyền là một trong những yếu tố để nhận biết văn hóa
của một dân tộc. Việt Nam có một kho tàng nghệ thuật cổ truyền khá đa
dạng, phong phú, bao gồm cả hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, đúc
đồng, làm gốm sứ… Tuy nhiên, trong cơn bão quốc tế hóa ngày nay, trong
khi nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại đƣợc tôn vinh thì nhiều giá trị văn hóa
nghệ thuật dân tộc cổ truyền đã dần bị mai một, quên lãng. Thấy rõ nguy cơ
này, các tổ chức văn hóa trong nƣớc và trên thế giới đều rất quan tâm đến
việc tìm về nguồn cội, phục hồi, bảo tồn và phát triển những loại hình nghệ
thuật cổ xƣa có giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa cao.
Có một thể loại âm nhạc cổ truyền gắn liền với tổng thể văn hóa Huế,
nơi một thời là kinh đô phồn thịnh của Việt Nam, đó là Ca Huế. Ca Huế là
một trong ba thể loại âm nhạc thính phòng truyền thống tiêu biểu của Việt
Nam. Nó có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc
dân gian. Trong Ca Huế, ngƣời ta thấy có sự giao lƣu văn hóa giữa các nền
văn hóa Việt, Chăm, Hoa qua quá trình tiếp xúc văn hóa dài lâu của ba nền
văn hóa này trên dải đất miền Trung Việt Nam. Cho đến ngày nay, Ca Huế đã
trở thành một trong các di sản văn hóa phi vật thể của Huế, gắn liền với cố đô
Huế, một di sản văn hóa nhân loại đƣợc Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn
hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận sớm nhất tại Việt Nam (năm
1993). Ca Huế cũng có mối liên hệ rất gần với hai di sản văn hóa phi vật thể
khác đã đƣợc UNESCO công nhận, đó là Nhã nhạc cung đình Huế (đƣợc
công nhận năm 2003) và ca nhạc Tài Tử Nam bộ (đƣợc công nhận năm
2013). Hiện nay, Ca Huế vẫn đang thƣờng xuyên đƣợc khai thác, phát huy
thành một “đặc sản” trong du lịch nhƣ một trong những “di sản sống” của


4

Huế và của Việt Nam. Với những giá trị nhƣ vậy, nhƣng ngày nay số lƣợng
ngƣời hiểu tƣơng đối tƣờng tận về Ca Huế và thật sự yêu thích nó không

nhiều. Không chỉ có công chúng ít hiểu biết về Ca Huế, mà ngay cả một phần
không nhỏ những ngƣời đang sống bằng nghề biểu diễn Ca Huế hiện nay
cũng chỉ có một kiến thức rất hạn chế về loại hình nghệ thuật này. Từ đó dẫn
đến sự sai lệch về phong cách trình diễn, nội dung trình diễn… phần nào làm
hạ thấp giá trị của Ca Huế và làm công chúng có những sự ngộ nhận về Ca
Huế. Chúng ta cần tiến hành nghiên cứu, phân tích, làm rõ các giá trị nghệ
thuật và giá trị văn hóa của Ca Huế mới có thể kêu gọi mọi ngƣời yêu mến
giữ gìn, phổ biến và phát triển loại hình nghệ thuật này một cách tốt nhất.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tƣ liệu chữ nghiên cứu về Ca Huế cho đến nay có các dạng: sách
nghiên cứu, giới thiệu, bài báo đăng trên các tạp chí, bài viết đăng trên mạng
internet. Trong giới hạn các tƣ liệu tham khảo của luận án, tƣ liệu có đề cập
đến vấn đề Ca Huế đa số là bàn về xuất xứ và đặc điểm âm nhạc của loại hình
nghệ thuật này. Dƣới đây liệt kê một vài tƣ liệu điển hình bàn về Ca Huế nhƣ
sau:
Các tư liệu đề cập đến sự hình thành và phát triển của thể loại Ca Huế:
Tƣ liệu có đề cập đến Ca Huế sớm nhất mà luận án sƣu tầm đƣợc là
sách Việt Nam văn hóa sử cương của tác giả Đào Duy Anh. Cuốn sách đƣợc
viết năm 1938, nội dung sách giới thiệu chung về văn hóa Việt Nam gồm:
lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam, kinh tế, xã hội, tôn giáo… Trong đó
âm nhạc chỉ là một mục nhỏ từ trang 326 tới trang 334. Trong phần liên quan
đến Ca Huế, sách này cho rằng điệu Nam trong Ca Huế có ảnh hƣởng âm
nhạc Chiêm Thành.


5

Năm 1954 có cuốn sách Bán buồn mua vui của tác giả Ƣng Bình Thúc
Giạ Thị1 đƣợc xuất bản tại Huế. Cuốn sách này chủ yếu là ghi chép, giới

thiệu các bài bản Ca Huế, Ca Trù và Tuồng, vì thế phần bàn luận về Ca Huế
chỉ vỏn vẹn hơn một trang giấy nhƣng rất có giá trị tham khảo. Trong sách,
tác giả Ƣng Bình giải thích từ “Ca Huế” và cho biết khu vực sử dụng Ca Huế
chủ yếu là Huế, Quảng Bình, Quảng Trị. Tác giả cũng trình bày suy đoán về
xuất xứ của thể loại Ca Huế là từ cung đình triều Nguyễn, thời các chúa
Nguyễn.
Năm 1960, trong sách Cố đô Huế - Lịch sử, Cổ tích, Thắng cảnh, tập
Hạ do tác giả Thái Văn Kiểm biên soạn (Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo
dục xuất bản) có mục “Tìm hiểu ca nhạc cổ điển miền Trung” là chuyên mục
bàn về âm nhạc (từ trang 181 đến 203). Chuyên mục này nêu các chi tiết lịch
sử về mối liên hệ giữa Chiêm Thành và nƣớc Việt từ thời nhà Lý, những sự
tƣơng đồng về âm điệu và nhạc cụ, để đi đến giả thiết rằng điệu Nam trong
Ca Huế có ảnh hƣởng âm nhạc Chiêm Thành. Bài viết cũng nêu những dữ
liệu lịch sử và ý kiến của các nhà nghiên cứu khác để cho thấy Ca Huế có ảnh
hƣởng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ.
Cùng kết luận về xuất xứ của Ca Huế là từ cung đình nhà Nguyễn có
tƣ liệu Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam của tác giả Phạm Duy (1972), trong
phần “Tổ chức ca nhạc phòng Huế, Quảng, nhạc Tài Tử miền Nam”. Tƣ liệu
còn nêu sự nối kết giữa Ca Huế với Đờn Quảng và nhạc Tài Tử miền Nam.
Năm 1978, tác giả Lê Văn Hảo có đăng bài “Một vốn quí trong kho
tàng âm nhạc Việt Nam cổ truyền” trên tạp chí Âm Nhạc số 3-4. Trong đó có
đoạn sau tác giả trình bày sự hình thành và tiến trình phát triển của thể loại
Ca Huế qua các thời kỳ cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX. Tác giả Lê Văn
Hảo cho rằng Ca Huế bắt nguồn từ dòng âm nhạc dân gian lâu đời của dân


6

tộc và nền âm nhạc bác học cung đình của Việt Nam. Tác giả chia quá trình
hình thành và phát triển Ca Huế thành 4 giai đoạn: giai đoạn hình thành

khoảng thế kỷ XVIII, giai đoạn phát triển khoảng thế kỷ XIX, thời kỳ ngƣng
đọng và suy thoái từ sau 1885 đến trƣớc Cách mạng tháng 8 – 1945, thời kỳ
tái sinh và phục hƣng từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến nay.
Năm 1989, có tác giả Văn Thanh viết sách Tìm hiểu ca Huế và dân ca
Bình Trị Thiên (Sở Văn hoá Thông tin Bình Trị Thiên, Huế xuất bản). Văn
Thanh là một tác giả mến mộ Ca Huế. Tác giả đã từng nghe nhiều buổi Ca
Huế trong gia đình bên ngoại. Chính bản thân tác giả cũng đã học đàn Huế.
Vì thế tác giả có kiến thức thực tế về Ca Huế khá phong phú. Nội dung chính
của sách chỉ bao gồm 130 trang. Nhƣng ngƣời đọc sẽ cảm nhận đƣợc một sự
đầu tƣ nghiên cứu khá nghiêm túc, cẩn thận của tác giả. Tuy không phải là
nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, nhƣng qua cuốn sách này, tác giả Văn Thanh
đã cho độc giả một cái nhìn tổng thể về loại hình nghệ thuật Ca Huế. Phần
“Thay lời tựa” của sách chỉ non 4 trang (từ trang 11 đến 14), nhƣng cũng cho
chúng ta vài thông tin sơ lƣợc về bối cảnh Ca Huế trong nửa đầu thế kỷ XX,
cách thông thƣờng hình thành một bài bản Ca Huế.
Ở chƣơng 1 “Tìm hiểu Ca Huế”, trong phần Nguồn gốc, tác giả nêu
các yếu tố góp phần hình thành nên nghệ thuật Ca Huế; Trong đó tác giả chú
trọng yếu tố ngữ điệu địa phƣơng. Bên cạnh đó, tác giả lƣu ý đến yếu tố giao
lƣu văn hoá giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Cũng chƣơng này, phần “Từ
âm nhạc cung đình... đến Ca Huế”, Văn Thanh cho thấy mối liên hệ giữa âm
nhạc cung đình Việt Nam và Ca Huế. Tác giả công nhận âm nhạc truyền
thống Việt Nam có sự ảnh hƣởng của âm nhạc Chiêm Thành và Trung Hoa.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tác giả đề cao sự sáng tạo của ngƣời Việt.


7

Năm 1993, tác giả Văn Lang, một nghệ sĩ Ca kịch Huế kiêm nhà
nghiên cứu, đã cho ra đời cuốn sách Ca Huế và Ca kịch Huế ( nhà xuất bản
Thuận Hóa, Huế). Trong sách, tác giả nêu giả thiết về sự ra đời của thể loại

ca nhạc Huế dựa trên suy đoán của tác giả Ƣng Bình Thúc Giạ trƣớc đó. Về
xuất xứ Ca Huế, tƣ liệu nêu nghi vấn về những nhận định cho rằng Ca Huế có
ảnh hƣởng của nhạc Chiêm Thành: “Thực tình trong thế hệ chúng ta chƣa có
ai hoặc rất ít ngƣời đƣợc nghe nhạc Chiêm Thành. Có thể nói những bài bản
gốc của nhạc Chiêm Thành hầu nhƣ đã mất dần. Đến nhƣ ông Trần Văn Khê
cũng tự nhận là không ghi đƣợc một bản nhạc gốc nào của Chiêm Thành.
Nhƣ vậy lấy gì để so sánh?” [54, tr.39].
Bài viết “Nhạc Huế” của tác giả Tô Vũ (1995) đăng trên tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật số 7 cho rằng nhạc Huế, trong đó bao gồm cả Ca Huế, có
nguồn cội từ nhạc Bắc. Ca Huế “thực chất là những tiết mục nhạc lễ đƣợc đặt
lời ca…” [100, tr.749].
Bài viết “Âm nhạc cổ truyền xứ Huế trong mối quan hệ bác học và dân
gian” của Dƣơng Bích Hà (1999) nêu tầm quan trọng của Ca Huế trong âm
nhạc cổ truyền Huế và Việt Nam nói chung. Ca Huế là sự kết hợp giữa âm
nhạc bác học và âm nhạc dân gian Huế.
Bài viết “Tính chất và đặc điểm của Ca Huế” của Tôn Thất Bình năm
2001, đăng trên tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 8 cũng có nhắc đến sự hình
thành thể loại Ca Huế. Tác giả nhận định Ca Huế nằm trong tổng thể âm nhạc
Huế: nhạc cung đình, nhạc dân gian, nhạc lễ, nhạc tôn giáo, nhạc thính
phòng.... phổ biến ở Huế và vùng chung quanh. Dựa theo nhận định của tác
giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hoá sử cương, Tôn Thất Bình cho rằng
Ca Huế có ảnh hƣởng Trung Hoa và Chiêm Thành.


8

Bài “Nguồn gốc ra đời và các giai đoạn biến chuyển Ca Huế” của tác
giả Tôn Thất Bình đăng trên trang web Đông Tác Giao Lưu (Duyệt Thị
Trang đăng ngày13/3/2010, trƣớc đó bài đã đƣợc đăng trên tạp chí Sông
Hương) trình bày sự hình thành và các giai đoạn phát triển Ca Huế. Bài viết

nêu ý kiến của các nhà nghiên cứu bàn về khởi điểm của nghệ thuật Ca Huế,
đi đến điểm thống nhất giữa các tài liệu là Ca Huế ra đời vào khoảng cuối thế
kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Bài chia các giai đoạn phát triển của Ca Huế nhƣ
sau: giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu (cuối thế kỷ XVII đến cuối
thế kỷ XVIII), giai đoạn phát triển và thịnh đạt (đầu thế kỷ XIX đến trƣớc
năm 1885), giai đoạn ngƣng đọng và suy thoái (từ 1885 đến trƣớc Cách mạng
tháng 8 -1945), giai đoạn tái sinh và phục hƣng (từ sau chiến thắng Điện Biên
Phủ 1954 đến nay). Chúng ta thấy cách chia giai đoạn của tác giả Tôn Thất
Bình gần giống cách chia của tác giả Lê Văn Hảo trong “Một vốn quí trong
kho tàng âm nhạc Việt Nam cổ truyền”.
Tổng hợp các nhận định về Ca Huế trong các tƣ liệu nêu trên, chúng ta
có:
.Nơi xuất phát thể loại Ca Huế là từ cung đình triều nhà Nguyễn, xứ
Huế.
.Thời gian xuất hiện Ca Huế vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, dƣới
thời các chúa Nguyễn.
.Các giai đoạn phát triển Ca Huế là: giai đoạn hình thành thế kỷ XVIII,
giai đoạn phát triển: thế kỷ XIX, thời kỳ ngƣng đọng và suy thoái: sau 1885
đến trƣớc cách mạng tháng 8 – 1945, thời kỳ tái sinh và phục hƣng: sau chiến
thắng Điện Biên Phủ 1954 đến nay.
.Ca Huế ảnh hƣởng âm nhạc Chiêm Thành, văn hóa Trung Hoa, văn
hóa Ấn Độ. Ca Huế nằm trong tổng thể âm nhạc Huế, là sự kết hợp giữa âm


9

nhạc bác học và âm nhạc dân gian Huế. Ca Huế có có sự tiếp nối truyền
thống âm nhạc miền Bắc và có sự nối kết với đờn Quảng và ca nhạc Tài Tử
Nam bộ.
Các tư liệu nêu đặc điểm âm nhạc của Ca Huế

Năm 1969, tác giả Trần Văn Khê có đăng bài “Vài cái hay, cái dở
trong âm nhạc Việt” trên tạp chí Bách Khoa số 302, bàn về các ƣu và khuyết
điểm của âm nhạc trong hai thể loại Ca Huế và đờn Tài Tử.
Tƣ liệu Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam của tác giả Phạm Duy
(1972), trong phần “Tổ chức ca nhạc phòng Huế, Quảng, nhạc Tài Tử miền
Nam” nêu sơ lƣợc đặc điểm lời Ca Huế, thang âm điệu thức, nhịp.
Bài viết “Một vốn quí trong kho tàng âm nhạc Việt Nam cổ truyền”
(1978) của tác giả Lê Văn Hảo có trình bày đặc điểm của thể loại Ca Huế về
điệu thức, hệ thống bài bản, nhịp…
Năm 1989, trong chƣơng III sách Tìm hiểu ca Huế và dân ca Bình Trị
Thiên (Sở Văn hoá Thông tin Bình Trị Thiên, Huế xuất bản), tác giả Văn
Thanh nêu đặc điểm của nghệ thuật ca và đàn Huế. Bên cạnh đó, ông nêu một
số chi tiết so sánh giữa nghệ thuật thƣởng thức Ca Trù và Ca Huế.
Năm 1993, trong sách Ca Huế và Ca kịch Huế ( nhà xuất bản Thuận
Hóa, Huế), tác giả Văn Lang giới thiệu các điệu thức Bắc, Nam trong Ca Huế
và tính chất của các điệu thức này. Tƣ liệu còn nêu xuất xứ và giới thiệu nội
dung, tính chất của một số bài bản Ca Huế kinh điển nhƣ Long ngâm, Tứ đại
cảnh, Tương tư khúc, 10 bài liên hoàn (10 bản Tàu hoặc 10 bản ngự). Một số
đặc điểm tính chất của nhạc thính phòng Huế cũng đƣợc đề cập.


10

Bài viết “Nhạc Huế” của tác giả Tô Vũ (1995) cho biết về cấu trúc và
phong cách diễn, Ca Huế là một loại nhạc hát chuyên nghiệp, nhƣng nội dung
âm nhạc lại ảnh hƣởng hò và lý dân gian.
Sách Âm nhạc cung đình triều Nguyễn của Trần Kiều Lại Thuỷ (năm
1997) có đoạn giới thiệu thể loại Ca Huế nhƣ một thể loại âm nhạc thính
phòng Việt Nam (từ trang 154 đến trang 164). Tƣ liệu nêu sơ lƣợc mối liên
hệ giữa Ca Huế với âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Huế, giới thiệu

sơ lƣợc hình thức diễn tấu, diễn xƣớng Ca Huế, trình bày tóm tắt hệ thống bài
bản trong nghệ thuật Ca Huế.
Bài viết “Tính chất và đặc điểm của Ca Huế” của tác giả Tôn Thất
Bình năm 2001, đăng trên tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 8 nêu hệ thống bài
bản Ca Huế xếp theo điệu thức. Bài viết nhận định Ca Huế có liên quan đến
nhạc cung đình nhƣng không phải nhạc cung đình, có liên quan đến nhạc dân
gian nhƣng không phải nhạc dân gian. Tác giả đƣa ra nhiều đặc điểm của Ca
Huế để khẳng định Ca Huế thuộc thể loại nhạc cổ điển (kinh điển hoặc có thể
hiểu là nhạc bác học).
Cùng bàn về mối liên quan giữa Ca Huế với âm nhạc cung đình có bài
viết “Mối tƣơng quan giữa thể loại âm nhạc cung đình Huế và ca nhạc thính
phòng Huế” của tác giả Vĩnh Phúc đăng trên trang web vietsciences.free.fr
ngày 28/5/2008. Bài viết này cũng nhƣ nhiều bài viết khác khẳng định không
xếp Ca Huế vào thể loại âm nhạc cung đình mà chỉ cho rằng Ca Huế có mối
liên quan mật thiết với âm nhạc cung đình triều Nguyễn.
Năm 2009 có một tƣ liệu chuyên ngành nghiên cứu về đặc điểm âm
nhạc trong Ca Huế là khoá luận tốt nghiệp đại học Lý luận âm nhạc của
Dƣơng Bích Hà với đề tài Ca Huế (Học viện Âm nhạc Huế). Chƣơng III của
khóa luận này trình bày tính chất âm nhạc của Ca Huế, đặc điểm của các chi


11

tiết nhƣ: giai điệu, cấu trúc hình thức, thang âm điệu thức… Cũng trong
chƣơng này, tác giả trình bày sơ lƣợc một số điểm so sánh giữa Ca Huế với
Ca Trù, ca nhạc Tài Tử Nam bộ, Ca kịch Huế và âm nhạc dân gian Huế.
Tóm lại, các tƣ liệu trên đây bàn về các vấn đề nhƣ sau:
.Các đặc điểm về âm nhạc trong Ca Huế nhƣ: thang âm, điệu thức,
nhịp, cấu trúc hình thức…
.Xuất xứ, nội dung, tính chất âm nhạc của một số bài bản, đặc điểm lời

ca
.Hình thức diễn tấu, diễn xƣớng Ca Huế
.So sánh sơ lƣợc về đặc điểm âm nhạc giữa Ca Huế với Ca Trù, ca
nhạc Tài Tử Nam bộ, Ca kịch Huế và âm nhạc dân gian Huế.
Các tư liệu ghi chép, thống kê, phân loại bài bản Ca Huế
Ba tƣ liệu: Lối ca Huế và lối nhạc Tài Tử của Trần Văn Khê (1961),
Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam của Phạm Duy (1972), Lược sử âm nhạc
Việt Nam của Nguyễn Thụy Loan (1993) đều nhắc đến một tập bản đờn chép
tay của tác giả Hoàng Xuân Hãn sƣu tầm đƣợc, gồm 25 bài bản nhạc thính
phòng Huế có từ năm 1863.
Cuốn sách Bán buồn mua vui của tác giả Ƣng Bình Thúc Giạ Thị ghi
chép lời của 30 bài Ca Huế do chính tác giả sáng tác.
Sách Tìm hiểu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên của Văn Thanh liệt kê
các bài bản kinh điển trong nghệ thuật Ca Huế, chia thành 3 nhánh là: cung
Bắc, cung Nam hơi Ai và cung Nam hơi Dựng. Tác giả cũng nêu các giả
thuyết về xuất xứ của một số bài Ca Huế kinh điển nhƣ: Nam ai, Nam bình,
Tứ đại cảnh, Quả phụ...


12

Trong chƣơng 2 “Tìm hiểu dân ca Bình Trị Thiên”, Văn Thanh giới
thiệu một số bài dân ca Bình Trị Thiên. Trong đó có các bài bản thuộc 2 thể
loại Hò và Lý. Đây là 2 thể loại dân ca mà giai đoạn sau này đƣợc đƣa vào hệ
thống các bài bản Ca Huế thính phòng.
Trong tƣ liệu Những điều cần biết về hoạt động biểu diễn Ca Huế trên
sông Hương (do Nguyễn Đình Sáng chủ biên, Sở Văn hóa Thông tin Thừa
Thiên – Huế xuất bản năm 2005) nêu tên các bài bản Ca Huế thuộc hai điệu
thức Bắc và Nam. Bên cạnh đó, tài liệu cũng ghi chép lời của hai bài Hò mái
nhì và 9 bài Ca Huế kinh điển.

Có một tƣ liệu photocopy của nghệ sĩ Ngọc Bình cung cấp có tựa là
“Giữ gìn văn hoá dân tộc – Ca Huế”, ghi chép lại lời các bài bản Ca Huế
đƣợc sáng tác vào khoảng đầu đến giữa thế kỷ XX. Tác giả của các tác phẩm
này là: các tác giả khuyết danh, Thanh Tùng, Á Nam Trần Tuấn Khải, Vu
Hƣơng, Nguyễn Gia Tuân, Kiều Khê, Bửu Lộc, Thiếu Phƣơng…
Ngoài những tƣ liệu ghi chép lời ca, có một số tƣ liệu có bản ghi lại
giai điệu một số bài bản Ca Huế bằng nốt nhạc. Cuối sách Tìm hiểu ca Huế
và dân ca Bình Trị Thiên của Văn Thanh có bản ghi âm nốt nhạc và lời của 3
bài: Cổ bản, Nam ai, Nam bình.
Khoá luận tốt nghiệp đại học Lý luận âm nhạc năm 2009 của Dƣơng
Bích Hà với đề tài Ca Huế (Học viện Âm nhạc Huế) có phần ghi chép bằng
nốt nhạc 15 bài Ca Huế, trong đó có 10 bài ca và 5 bản đàn.
Các tƣ liệu này đều thống nhất ở việc phân loại bài bản Ca Huế dựa
theo điệu thức. Có hai loại bài bản chính là bài bản điệu Bắc và bài bản điệu
Nam. Các tƣ liệu cũng cho thấy bài bản Ca Huế kinh điển hầu hết là phổ lời
vào giai điệu cổ.


13

Ngoài các vấn đề trên đây, chúng tôi còn thấy các tƣ liệu nói về tiểu sử
của một số nghệ sĩ và tác giả Ca Huế. Sách Tìm hiểu ca Huế và dân ca Bình
Trị Thiên của Văn Thanh có phần phụ lục (từ trang 109 đến 140) nêu tóm tắt
tiểu sử của một số nghệ nhân Ca Huế nổi tiếng. Trang web của tác giả Võ
Quê cũng nêu thân thế, sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ, tác giả Ca Huế tên tuổi
nhƣ: Nguyễn Hữu Ba, Thái Hùng, Thanh Tùng, Kỳ Châu, Trần Kích, Hồng
Lê, Thanh Tâm, Kim Vàng, Thu Vân, Thu Hằng…
Lƣợc qua các tƣ liệu nhƣ trên, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu về Ca
Huế thƣờng tập trung vào các vấn đề nhƣ: đặc điểm âm nhạc trong Ca Huế,
sƣu tầm bài bản, giới thiệu nghệ sĩ Ca Huế, tìm hiểu nguồn gốc Ca Huế, ảnh

hƣởng âm nhạc Chiêm Thành. Các vấn đề khác nhƣ các lớp văn hóa ảnh
hƣởng đến Ca Huế, các giá trị văn hóa của Ca Huế, tính tổng hợp, tính
nguyên hợp trong Ca Huế… ít đƣợc đề cập hoặc chƣa đƣợc đi sâu tìm hiểu
thấu đáo.

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Từ góc nhìn văn hóa học, chúng ta có thể đặt nghệ thuật Ca Huế trong
hệ thống tổng thể văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam nói chung để đánh giá
đƣợc đầy đủ, khách quan hơn về các giá trị của thể loại nghệ thuật truyền
thống này. Thông qua nghiên cứu Ca Huế, luận án chỉ ra các tính chất văn
hóa đặc trƣng, giá trị văn hóa đặc trƣng trong nghệ thuật Ca Huế, từ đó góp
phần tìm hiểu, giới thiệu, bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Ca Huế.
Luận án nghiên cứu Ca Huế nhƣ một hiện tƣợng văn hóa nằm trong
tổng thể văn hóa Huế. Đối tƣợng Ca Huế đƣợc nghiên cứu trong các mối liên
hệ của nó với môi trƣờng văn hóa xung quanh. Từ góc nhìn hệ thống, luận án
nghiên cứu các mối quan hệ giữa Ca Huế và văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.
Từ góc nhìn so sánh kết hợp địa văn hóa và sử văn hóa, luận án nghiên cứu


14

các lớp văn hóa trong nghệ thuật Ca Huế, chỉ ra các tính chất và các giá trị
văn hóa của Ca Huế.
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài trong không gian, thời
gian và chủ thể. Trong sinh hoạt nghệ thuật Ca Huế, chủ thể gồm ba thành tố:
ngƣời sáng tác, ngƣời biểu diễn và ngƣời thƣởng thức Ca Huế. Cho đến nay,
các thành tố này chủ yếu nằm trong cộng đồng ngƣời dân Huế và Bình Trị
Thiên nói chung. Về không gian, luận án giới hạn tìm hiểu hoạt động Ca Huế
thực tế ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (nơi tập trung hoạt động Ca Huế có
qui củ và chuyên nghiệp nhất ngoài Huế). Với những tƣ liệu sƣu tầm đƣợc,

luận án xem xét Ca Huế trên trục thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện nghệ
thuật Ca Huế (khoảng cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII) đến hiện nay.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Luận án đƣợc tiến hành theo hƣớng nghiên cứu liên ngành, kết hợp
phƣơng pháp nghiên cứu của các ngành Văn hóa học và Âm nhạc học.
Phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong luận án là phƣơng pháp
hệ thống. Phƣơng pháp này xem Ca Huế là một hiện tƣợng văn hóa, đặt Ca
Huế trong các mối liên hệ qua lại với môi trƣờng văn hóa Huế. Phƣơng pháp
hệ thống chú trọng nghiên cứu các mối quan hệ. Đối với đề tài âm nhạc, các
mối quan hệ bao gồm quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong âm nhạc, quan hệ
giữa ngƣời với âm nhạc, quan hệ giữa âm nhạc với tổng thể văn hóa và
ngƣợc lại. Quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong âm nhạc có thể là: quan hệ
giữa những ngƣời trong nhóm diễn (đồng nghiệp, tri âm, thầy - trò, chính phụ, đồng đẳng…), quan hệ giữa ngƣời sáng tác và ngƣời biểu diễn, quan hệ
giữa ngƣời tác nghiệp và ngƣời thƣởng thức âm nhạc (đồng bạn tri âm, khách
- chủ, chủ - tớ, thần tƣợng – ngƣời hâm mộ…). Nghiên cứu thông qua âm
nhạc để tìm hiểu văn hóa, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu các giá trị văn hóa


15

của âm nhạc nhƣ: giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, giá trị xã hội, giá trị nhân
sinh…
Bên cạnh phƣơng pháp hệ thống, luận án sử dụng phƣơng pháp so sánh
ảnh hƣởng để chứng minh tính tổng hợp của thể loại Ca Huế. Từ nền văn hóa
gốc là văn hóa Việt, các nghệ sĩ Ca Huế đã chọn lựa, tiếp thu các yếu tố âm
nhạc cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên, qua đó,
tiếp thu những yếu tố văn hóa Trung Hoa và văn hóa Chăm, tổng hợp các yếu
tố này để xây dựng nên một phong cách âm nhạc đặc trƣng của Huế. Bằng
kiểu chọn lựa theo phong cách Việt, văn hóa Việt, các yếu tố văn hóa Chăm

và Trung Hoa đã đƣợc ngƣời Việt lựa chọn và thay đổi cho phù hợp với âm
nhạc Việt Nam nói chung và Ca Huế nói riêng. Luận án nghiên cứu chỉ ra
những yếu tố ảnh hƣởng này và cách thức ảnh hƣởng của chúng vào thể loại
Ca Huế.
Trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu và so
sánh với thực tế, luận án sử dụng một số thao tác của phƣơng pháp điền dã.
Bản thân tác giả luận án có điểm thuận lợi là ngƣời gốc Huế và hiện đang
sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nên công việc điền dã đƣợc thực hiện
tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là hai nơi có hoạt động Ca Huế
chuyên nghiệp và tập trung nhất. Chúng tôi đã nhiều lần tham gia các buổi Ca
Huế trên đò sông Hƣơng, gặp gỡ các nghệ sĩ, nghệ nhân Ca Huế tại Huế và
Thành phố Hồ Chí Minh, viếng thăm và lấy ý kiến các giảng viên của Học
viện Âm nhạc Huế và trƣờng Văn hoá nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, tham
gia các lễ hội và các cuộc hội họp có biểu diễn Ca Huế. Qua các chuyến điền
dã ngắn ngày trên, chúng tôi đã thu thập đƣợc một số hình ảnh, băng đĩa, ý
kiến của những ngƣời trực tiếp tham gia hoạt động Ca Huế. Các chứng liệu
này giúp ích rất nhiều trong việc bổ sung tƣ liệu thực tế đối chiếu với các


16

kiến thức về lý thuyết, sách vở mà chúng tôi đã sƣu tầm, tìm hiểu về nghệ
thuật Ca Huế.
Luận án nghiên cứu, tìm hiểu hiện tƣợng Ca Huế dựa trên các tƣ liệu
tham khảo về: âm nhạc, âm nhạc Việt Nam, lịch sử âm nhạc Việt Nam, Ca
Huế, các thể loại âm nhạc liên quan đến Ca Huế nhƣ: Ca Trù, âm nhạc cung
đình, âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên, ca nhạc Tài Tử Nam bộ. Bên cạnh đó
luận án cũng sƣu tầm, tham khảo các từ điển tiếng Việt, các tƣ liệu về Âm
nhạc dân tộc học, Văn hóa học, Huế và văn hóa Huế, văn hóa Chăm… Các tƣ
liệu này ở các dạng sách báo, các bài viết trên mạng internet, băng đĩa, thực

tế sinh hoạt Ca Huế tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

5. Kết quả đóng góp của luận án
Về phương diện khoa học
Qua sự tham khảo các tƣ liệu nghiên cứu trƣớc về Ca Huế, chúng tôi
nhận thấy đa số tƣ liệu tập trung nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật âm nhạc
là chính. Để tiếp tục đi sâu nghiên cứu về đề tài Ca Huế, luận án chú trọng
nghiên cứu về khía cạnh văn hóa của nghệ thuật Ca Huế. Ca Huế đƣợc
nghiên cứu với tƣ cách một hiện tƣợng văn hóa, nằm trong tổng thể văn hóa
Huế và văn hóa Việt Nam. Bằng cách nhìn này, chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu
về các mối liên hệ giữa Ca Huế với môi trƣờng văn hóa xung quanh. Đồng
thời, cách nhìn nhƣ vậy sẽ cho thấy những nét đặc trƣng, phân biệt Ca Huế
với những loại hình nghệ thuật truyền thống khác.
Luận án đã sƣu tầm tƣ liệu từ nhiều nguồn, tổng hợp, cung cấp các
thông tin nhằm làm rõ các tính chất, đặc điểm, giá trị của Ca Huế, góp phần
làm rõ bản sắc văn hóa Huế. Trong phần trình bày tính chất của Ca Huế ở
chƣơng 2, luận án trình bày tính tổng hợp của Ca Huế, tính chất đƣợc tạo nên


17

từ sự tổng hợp các yếu tố của những dòng văn hóa tồn tại trên đất Huế; song
song đó, luận án trình bày tính nguyên hợp trong nghệ thuật Ca Huế, một
trong những tính chất đặc trƣng của văn hóa dân gian, cho thấy mối liên quan
giữa Ca Huế với văn hóa dân gian Huế. Với các kết quả nghiên cứu này, luận
án hy vọng bổ sung cho nguồn tƣ liệu nghiên cứu về Ca Huế theo hƣớng tiếp
cận từ góc nhìn văn hóa học.

Về phương diện thực tiễn
Từ góc độ nghiên cứu nhƣ trên, luận án mang ý nghĩa thực tiễn là đóng

góp những thông tin về tính chất văn hóa, giá trị văn hóa của nghệ thuật Ca
Huế, cho độc giả cái nhìn sâu hơn, thấu hiểu hơn về một nghệ thuật cổ
truyền, một di sản quí báu của dân tộc. Những tƣ liệu nghiên cứu này hy
vọng sẽ góp phần mở ra hƣớng đi đúng trong việc phục hồi, giới thiệu, bảo
tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Ca Huế. Bên cạnh đó, hy vọng luận án
có thể góp phần tạo cơ sở lý luận cho việc điều chỉnh các hoạt động biểu
diễn, phổ biến Ca Huế hiện nay tại Huế và các nơi khác trong dịch vụ du lịch,
trong các sinh hoạt văn nghệ ở các câu lạc bộ, thính phòng, trên các sân khấu,
trên các phƣơng tiện truyền thanh, truyền hình…

6. Kết cấu và qui cách trình bày luận án
Phần chính văn của luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, đƣợc chia
thành ba chƣơng.
Chương 1 (35 trang): Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong chƣơng này,
phần cơ sở lý luận trình bày các góc nhìn để từ đó luận án tiến hành nghiên
cứu và một số khái niệm thuật ngữ âm nhạc làm công cụ sử dụng trong luận
án. Phần cơ sở thực tiễn trình bày những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành
và phát triển Ca Huế nhƣ chủ thể Ca Huế, không gian địa lý và không gian


18

văn hóa Huế, quá trình hình thành và phát triển Ca Huế. Dựa vào những cơ
sở trên đây, luận án tiến hành nghiên cứu sâu vào nghệ thuật Ca Huế trong
các mối quan hệ với văn hóa ở hai chƣơng còn lại.
Chương 2 (60 trang): Đặc điểm nghệ thuật Ca Huế từ góc nhìn văn
hóa học. Trong chƣơng này, từ góc nhìn văn hóa học, luận án trình bày các
đặc điểm của Ca Huế nhƣ: tính tổng hợp và tính nguyên hợp trong Ca Huế,
tính bác học cung đình.
Chương 3 (50 trang): Giá trị và vấn đề bảo tồn Ca Huế. Các giá trị của

Ca Huế đƣợc trình bày trong chƣơng 3 gồm có: giá trị nhân sinh, giá trị nghệ
thuật, giá trị lịch sử - xã hội. Phần trình bày về bảo tồn Ca Huế đề cập đến 3
vấn đề cần bảo tồn trong nghệ thuật Ca Huế là: sáng tác, biểu diễn, truyền
thụ.
Phần tài liệu tham khảo của luận án gồm: 108 tài liệu sách, báo tiếng
Việt, 7 tài liệu sách, báo tiếng Anh và Pháp, 82 tài liệu trên mạng internet.
Phần phụ lục gồm phụ lục 1 ghi lại các bài bản Ca Huế: 13 bài bản có
ghi nốt, 19 bài ghi lời ca; Phụ lục 2 có 42 hình ảnh về Ca Huế và tiểu sử 5 tác
giả Ca Huế, 8 nghệ sĩ biểu diễn Ca Huế tiêu biểu.


19

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1.Một số thuật ngữ âm nhạc
Tuỳ theo việc chọn lựa tiêu chí mà âm nhạc có thể đƣợc phân chia
thành nhiều loại khác nhau. Trong mục này, mục đích phân loại âm nhạc là
để đi đến những khái niệm công cụ đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu
và trình bày các chƣơng sau của luận án. Qua nhiều sự lý giải, chứng minh để
đi đến nhận định Ca Huế là một “di sản sống” của văn hóa Huế, luận án sẽ
phải sử dụng khái niệm âm nhạc truyền thống trong mối tƣơng quan với khái
niệm âm nhạc đương đại dựa trên tiêu chí thời gian xuất hiện và tồn tại của
thể loại nhạc. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng khái niệm âm nhạc cung
đình trong mối tƣơng quan với khái niệm âm nhạc dân gian để trình bày các
tính chất đặc trƣng của Ca Huế và bóc tách cách lớp văn hóa trong thể loại
Ca Huế. Ngoài ra, luận án sử dụng khái niệm âm nhạc thính phòng để chỉ
hình thức và môi trƣờng diễn tấu, diễn xƣớng của thể loại Ca Huế.
Âm nhạc dân gian là các thể loại âm nhạc đƣợc ngƣời dân sáng tạo qua
các thời kỳ lịch sử. Nó gắn bó với sinh hoạt đời sống hàng ngày của ngƣời

dân, phản ánh cuộc sống, tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân một cách sống động,
chân thật. Âm nhạc dân gian đƣợc phổ biến rộng rãi trong dân chúng, thƣờng
không có tên tác giả và có thể đƣợc nhiều ngƣời sửa chữa lại nhiều lần, sáng
tạo thành nhiều dị bản. Tại Việt Nam, các thể loại âm nhạc dân gian chiếm đa
số là dân ca. Các bài bản và số lƣợng ngƣời tham gia sinh hoạt múa dân gian
và sử dụng nhạc cụ dân gian chiếm số lƣợng rất khiêm tốn so với dân ca. Các


20

thể loại dân ca phổ biến ở cả ba miền đất nƣớc có hò, lý, vè, ngâm thơ, hát ru,
hát giao duyên…
Âm nhạc cung đình đƣợc thiết lập ở từng quốc gia sau khi có chế độ
phong kiến. Triều đình, vua chúa các nƣớc cho xây dựng hệ thống âm nhạc
cung đình để phục vụ các nghi lễ và các dịp giải trí, yến tiệc trong cung. Mỗi
triều đại xây dựng nền âm nhạc cung đình riêng, mang dấu ấn lịch sử của
triều đại đó. Tính chất, cơ cấu âm nhạc cung đình từng triều đại cũng ảnh
hƣởng chế độ chính trị, tƣ tƣởng, tôn giáo trong cung đình đƣơng thời. Âm
nhạc cung đình thƣờng đƣợc xem là nền âm nhạc chuyên nghiệp, có tổ chức
với những ca công, nhạc công điêu luyện, với hệ thống bài bản chặt chẽ đƣợc
sắp xếp, sử dụng theo từng nghi lễ, từng dịp riêng trong cung.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, âm nhạc dân gian thƣờng là khởi
đầu, là nền tảng cho mọi thể loại âm nhạc khác. Các nghệ sĩ dân gian là
nguồn cho âm nhạc tôn giáo và âm nhạc cung đình. Trên nền tảng các yếu tố,
chất liệu dân gian nhƣ thang âm điệu thức, giai điệu, hệ thống nhạc cụ dân
gian… các nghệ sĩ cung đình trau chuốt lại về lời ca, trang phục, phong cách
trình diễn, nghi thức hóa, cung đình hóa âm nhạc thành các thể loại âm nhạc
cung đình. Cung đình một số nƣớc cũng thƣờng du nhập âm nhạc cung đình
của nƣớc khác để xây dựng âm nhạc cung đình cho nƣớc mình.
Cung đình Việt Nam trải qua nhiều triều đại liên tiếp nhau đã từng

tuyển nhiều nghệ sĩ dân gian vào phục vụ cung đình trong các dịp tổ chức các
nghi lễ, yến tiệc trong cung. Từ thời nhà Lê trở đi, cung đình chính thức lập
ra ty Giáo phƣờng phụ trách công việc tuyển ca công, nhạc công từ ngoài dân
gian vào cung. Mối liên hệ giữa cung đình và dân gian trong âm nhạc Việt
Nam không chỉ một chiều từ ngoài vào; mà ngƣợc lại có những lúc các nhạc
công, ca công cung đình cũng từ trong cung ra ngoài dân gian hoạt động, nhất


21

là trong những giai đoạn thoái trào của cung đình. Vì vậy âm nhạc dân gian
và âm nhạc cung đình có thể có sự ảnh hƣởng lẫn nhau hai chiều qua lại về
bài bản, tính chất âm nhạc, kỹ thuật diễn xƣớng, diễn tấu…
Khái niệm âm nhạc truyền thống có thể hiểu là nền âm nhạc gồm
những thể loại âm nhạc đã tồn tại qua một khoảng thời gian dài, qua nhiều
thế hệ, đƣợc nhân dân công nhận, gìn giữ, phát triển qua nhiều thời kỳ lịch
sử. Âm nhạc truyền thống của một nƣớc, một dân tộc, một địa phƣơng có thể
bao gồm cả âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp của nƣớc, dân tộc,
địa phƣơng đó.
Âm nhạc truyền thống Việt Nam bao gồm âm nhạc dân gian Việt Nam
ở khắp các miền đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo, của tất cả các tộc
dân sống trên dải đất Việt Nam và nền âm nhạc cung đình trải qua các triều
đại phong kiến Đinh, Lê, Lý Trần, hậu Lê, Nguyễn. Ở giới hạn hẹp hơn, nền
âm nhạc truyền thống của ngƣời Việt chỉ bao gồm âm nhạc dân gian và
chuyên nghiệp của dân tộc Việt trên khắp ba miền đất nƣớc và âm nhạc cung
đình Việt Nam.
Tƣơng ứng với khái niệm âm nhạc truyền thống là khái niệm âm nhạc
đương đại. Âm nhạc đƣơng đại đƣợc hiểu là các thể loại âm nhạc đang đƣợc
lƣu hành trong đời sống xã hội hiện tại ở mỗi quốc gia, dân tộc. Các thể loại
âm nhạc đƣơng đại có thể là những thể loại âm nhạc mới xuất hiện. Bên cạnh

đó, nó cũng có thể là các thể loại nhạc truyền thống đã đƣợc cải tiến và đang
đƣợc sử dụng. Nếu phân biệt với khái niệm âm nhạc truyền thống thì âm
nhạc đƣơng đại có thể hiểu theo cách là các thể loại âm nhạc chƣa tồn tại qua
quá trình phát triển lâu dài, chƣa qua sự thử thách, chắt lọc của thời gian. Tuy
nhiên, cũng có những quan niệm cho rằng âm nhạc đƣơng đại bao gồm tất cả
những thể loại âm nhạc mới xuất hiện và những thể loại âm nhạc truyền


22

thống đang còn tồn tại đến ngày nay. Âm nhạc đƣơng đại có thể đƣợc xây
dựng dựa trên các yếu tố âm nhạc truyền thống tại chỗ hoặc vay mƣợn các
yếu tố của âm nhạc truyền thống và âm nhạc đƣơng đại các nơi khác trên thế
giới. Thông thƣờng các thể loại âm nhạc đƣơng đại có sự kết hợp giữa truyền
thống âm nhạc tại chỗ và các truyền thống khác. Tỷ lệ sử dụng yếu tố tại chỗ
và yếu tố vay mƣợn tuỳ thuộc vào quan niệm thẩm mỹ âm nhạc của xã hội
đƣơng đại và chính bản thân các nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn.
Âm nhạc thính phòng nói chung là hình thức biểu diễn âm nhạc trong
một khán phòng nhỏ, âm lƣợng nhạc cụ và giọng ca vừa phải, số lƣợng ngƣời
diễn ít (khoảng 20 ngƣời trở xuống 8
cho một màn trình diễn). Khán giả của nhạc thính phòng thƣờng là loại
khán giả đƣợc chọn lọc, có những am hiểu nhất định để có thể thƣởng thức
loại nhạc này. Tại Việt Nam có hai loại âm nhạc thính phòng khác nhau là
âm nhạc thính phòng kiểu châu Âu cổ điển và âm nhạc thính phòng truyền
thống dân tộc.
Âm nhạc thính phòng cổ điển châu Âu đƣợc du nhập vào Việt Nam,
đƣợc giảng dạy và trình diễn trong các trƣờng âm nhạc chuyên nghiệp và một
số nơi khác từ khoảng nửa sau thế kỷ XX. Loại nhạc thính phòng này thƣờng
sử dụng các loại nhạc cụ nhƣ: violon, viola, violoncelle, contre basse, oboe,
flute, clarinette, fagote, piano. Âm nhạc thính phòng cổ điển châu Âu đƣợc

trình diễn trong những khán phòng bài trí kiểu châu Âu cổ điển hoặc hiện đại.
Hình thức biểu diễn thƣờng thấy là đơn ca với piano đệm, độc tấu với piano
đệm, nhóm nhạc cụ đàn dây hoặc đàn dây kết hợp kèn gỗ (tam tấu, tứ tấu,
ngũ tấu…).
Âm nhạc thính phòng truyền thống Việt Nam sử dụng các loại nhạc cụ
dân tộc đặc trƣng của từng vùng miền khác nhau. Hình thức diễn xƣớng, sự


×