Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Chủ trương của đảng cộng sản việt nam đối với đạo tin lành từ năm 1990 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN ĐĂNG BẢN

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TỪ NĂM 1990 TỚI NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN ĐĂNG BẢN

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH TỪ NĂM 1990 TỚI NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hƣớng dẫn khoa học: GS, TS. Đỗ Quang Hƣng

HÀ NỘI - 2012



2


MỤC LỤC
TRANG

Mục lục

1

Mở đầu

3

Nội dung

9

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO TIN LÀNH VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA

9

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH GIAI
ĐOẠN 1990 – 2004

1.1.

Khái quát về đạo Tin lành ở Việt Nam


9

1.1.1.

Khái lược về lịch sử

9

1.1.2.

Một số đặc điểm của đạo Tin lành ở Việt Nam

14

1.1.3.

Tình hình hiện trạng đạo Tin lành ở Việt Nam

16

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đạo Tin

22

1.2.

lành giai đoạn 1990 - 2004
1.2.1.

Chủ trương của Đảng giai đoạn 1990 – 1999


22

1.2.2.

Chủ trương của Đảng giai đoạn 2000 - 2004

34

Tiểu kết
Chƣơng 2

36
CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC

38

ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

2.1.

Chủ trương của Đảng đối với đạo Tin lành

38

2.2.

Chính sách của Nhà nước về đối với với đạo Tin lành

45


2.2.1.

Hoàn cảnh, nội dung Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg

45

2.2.2.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTG

48

2.3.

Dự báo tình hình

61

2.4.

Kiến nghị, phương hướng công tác

63

Tiểu kết

64

3



Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1.

Một số nhận xét

66
66

3.1.1. Về chủ trương, chính sách

66

3.1.2. Đánh giá

67

3.2.

Một số kinh nghiệm

72

Kết luận

76

Tài liệu tham khảo


80

Phụ lục

88

4


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là vấn đề phức tạp và nhạy cảm của ở Việt Nam cũng ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Việc giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo vừa là yêu cầu
cấp bách và lâu dài, trách nhiệm của của cả hệ thống chính trị, đứng đầu là sự
lãnh đạo của Đảng để đất nước ta có điều kiện phát triển toàn diện. Trong vài
thập kỷ gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhận thức đổi mới và rõ hơn về vấn đề
tôn giáo, bởi tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực
thể xã hội, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Nước ta hiện có hơn 20 triệu tín
đồ của các tôn giáo trong đó có khoảng một triệu tín đồ theo đạo Tin lành, đang
đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội.
Đạo Tin lành ra đời ở Châu Âu từ thế kỷ XVI, truyền vào Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, là tôn giáo du nhập vào nước ta khá muộn
nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh. Tuy số lượng tín đồ đến nay chiếm khoảng
1% dân số, không nhiều bằng một số tôn giáo khác như Phật giáo, Công giáo,
Cao đài nhưng đạo Tin lành ở nước ta có vị trí, ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề
an ninh chính trị, trật tự xã hội. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của Đảng và
Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, đời sống tôn giáo của người dân cũng có nhiều
biến đổi, chủ trương chính sách về tôn giáo cũng từng bước được đổi mới để phù

hợp hơn. Sau thời kỳ đổi mới, do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành ở nước ta phát
triển với tốc độ rất nhanh, không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà cả ở các tỉnh phía
Bắc, không chỉ trong người Kinh ở vùng đồng bằng mà cả trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vùng núi của các tỉnh miền Trung và miền núi
phía Bắc.

5


Từ khi có chủ trương đổi mới công tác tôn giáo qua Nghị quyết số 24
(1990) Về công tác tôn giáo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá VI), Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản có tính chuyên biệt đối
với đạo Tin lành nhằm giải quyết căn bản về một số vấn đề phức tạp đang đặt ra
trong thực tiễn. Tiêu biểu là sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên tháng
2/2001 và tháng 4/2004 có liên quan đến vấn đề dân tộc và đạo Tin lành, do đó đã
đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện về vấn
đề đối với đạo Tin lành, trong đó có chủ trương của Đảng.
Tôn giáo ở Việt Nam trong những năm gần đây trong đó có đạo Tin lành
đang là một vấn đề lớn, vừa mang tính thời sự vừa mang tính thời đại. Chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin lành luôn đòi hỏi phải
đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh cho tín đồ, đồng thời thực hiện tốt công
tác quản lý đối với tôn giáo này.
Đạo Tin lành là một tôn giáo chưa có nhiều công trình và chuyên gia
nghiên cứu sâu như các tôn giáo khác, lại có nhiều biến động, phức tạp trong quá
trình phát triển nên thực tế đặt vấn đề cần phải nghiên cứu một cách cơ bản cả về
mặt tôn giáo học và trên các phương diện khác. Trong đó là nghiên cứu trên khía
cạch lịch sử chủ trương của Đảng đối với tôn giáo này là rất cần thiết, bởi quan
nghiên cứu cho chúng ta rõ hơn tiến trình về sự nhận thức chủ trương của Đảng
cũng như chủ trương đó được áp dụng trên thực tế như thế nào. Giai đoạn từ 1990
đến 2010 là thời gian Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều văn bản chuyên biệt

nhất đối với đạo Tin lành mà đến nay rất cần nghiên cứu để hệ thống lại làm cơ
sở tham mưu cho Đảng và các cấp chính quyền đề ra chủ trương, chính sách phù
hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam là một công tác rất
mới và rất khó bởi vì ở Việt Nam ngành tôn giáo học còn khá non trẻ. Nghiên
6


cứu về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin
lành dưới góc độ lịch sử ở Việt Nam cho đến nay chưa có một khảo cứu cơ bản,
toàn diện nào. Mặt khác nghiên cứu về tôn giáo nói chung, đạo Tin lành nói riêng
là vấn đề nhạy cảm, bởi tôn giáo này luôn bị các thế lực phản động lợi dụng. Việc
nghiên cứu về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin lành
Việt Nam đòi hỏi cần nhiều thời gian, công sức do tính phức tạp, có nhiều luồng
ý kiến trái chiều, chưa có sự thống nhất cao.
Trong thời gian gần đây có thể kể tới một số công trình nghiên cứu liên
quan đến đạo Tin lành nhưng ở các góc độ khác như: “Về tình hình phát triển của
đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên” (2000) của GS
Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên); “Khảo sát thực trạng vấn đề đạo Tin lành ở khu
vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ - kiến nghị giải pháp” (2001) của Ban
Tôn giáo Chính phủ; Viện Nghiên cứu Tôn giáo có đề tài “Vấn đề Công giáo và
Tin lành trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc những năm gần đây”
(2003); Tổng Cục II Bộ Quốc phòng có đề tài “Âm mưu hoạt động của các thế
lực phản động trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng”
(2002); Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tin lành Mỹ, Tin lành ở Việt Nam – Dự báo
tình hình và giải pháp” của Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an (2002); Các
đề án “Khảo sát thực trạng các hệ phái Tin lành Báp tít, Truyền giáo Cơ đốc, Cơ
đốc Phục lâm - kiến nghị giải pháp” (2004); “Khảo sát thực trạng người Mông
theo đạo Tin lành di cư tự do tới Tây Nguyên - kiến nghị giải pháp”(2005); đề án

“Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề đạo Tin lành ở vùng Tây Bắc” của Ban
Chỉ đạo Tây bắc và Viện nghiên cứu Tôn giáo (2004)… Một số công trình của cá
nhân như: “Mấy vấn đề về thần học Tin lành ở Việt Nam” của GS, TS Đỗ Quang
Hưng; Luận án tiến sỹ “Vấn đề Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc Hmông,
Dao ở miền núi phía Bắc” của Nguyễn Khắc Đức; Kỷ yếu Hội thảo “Đạo Tin
lành ở Việt Nam từ 1911- 2011” (2011) do Viện nghiên cứu Tôn giáo và Viện
Can dự toàn cầu IGE tổ chức…

7


3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu
Làm rõ chủ trương của Đảng về công tác đối với đạo Tin lành ở Việt Nam
trong giai đoạn 1990 – 2010, phân tích những thành công và hạn chế chủ trương
của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước qua việc triển khai trên thực tế. Qua
đó rút ra nhận xét, kinh nghiệm và đề xuất những chủ trương, chính sách phù hợp
hơn đối với đạo Tin lành trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích, đánh giá nội dung chủ trương của Đảng đối với đạo Tin lành
qua các văn bản như Thông báo, Kết luận, Nghị quyết của Đảng.
- Phân tính đánh giá việc thực hiện, triển khai chủ trương của Đảng qua
chính sách từ phía chính quyền các cấp và một số cơ quan liên quan đối với đạo
Tin lành.
- Khái quát tình hình, đặc điểm đạo Tin lành ở Việt Nam, xu hướng biến
động của tôn giáo này trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu về quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với đạo Tin lành qua nội dung các văn kiện, văn bản của Đảng
trong giai đoạn 1990 - 2010. Để làm sáng tỏ chủ trưởng của Đảng là nghiên cứu

chính sách của Nhà nước và các cơ quan khác trong hệ thống chính trị về việc
thực hiện chủ trương của Đảng về công tác đối với đạo Tin lành qua văn bản luật,
dưới luật, văn bản lập quy… có liên quan đến đạo Tin lành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

8


- Nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo
Tin lành ở Việt Nam thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản nên được tiến hành bằng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách đối với đạo Tin lành ở Việt Nam
được đặt trong mối quan hệ tổng thể của nhiều ngành, lĩnh vực như: kinh tế, văn
hoá, xã hội, dân cư, lịch sử... do vậy luận văn ngoài sử dụng phương pháp luận
chuyên ngành lịch sử và logic còn sử dụng phương pháp chuyên ngành khác như
tổng hợp, phân tích, thống kê và liên ngành như chính trị học, tôn giáo học, xã
hội học, văn hóa học, sử học tôn giáo… trong việc nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ nội dung, cơ sở lý luận chủ trương của Đảng và
chính sách của Nhà nước đối với đạo Tin lành từ năm 1990 đến năm 2010.
- Đánh giá khách quan, khoa học về những chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về đạo Tin lành từ năm 1990 đến năm 2010.
- Đóng góp về mặt tư liệu, cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên
cứu, rút ra kinh nghiệm, làm cơ sở tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách, giải
pháp về công tác đối với đạo Tin lành cho một số cơ quan quản lý, nghiên cứu,
đào tạo trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài luận văn "Chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đạo Tin lành từ năm 1990 đến năm 2010" được
chia làm 3 chương, 8 tiết:

Chương 1: Khái quát về đạo Tin lành và chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với đạo Tin lành giai đoạn 1990 – 2004.

9


Chương 2: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin
lành giai đoạn 2005 – 2010.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

10


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO TIN LÀNH VÀ CHỦ TRƢƠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐẠO TIN
LÀNH GIAI ĐOẠN 1990 – 2004
1.1. Khái quát về đạo Tin lành ở Việt Nam
1.1.1. Khái lược về lịch sử
Đạo Tin lành ra đời trong phong trào cải cách tôn giáo và cách mạng tư
sản ở Châu Âu vào thế kỷ XVI, được tách ra từ đạo Công giáo. Các nhà nghiên
cứu thường nhận định rằng đạo Tin lành ra đời và phát triển có sự gắn kết, đi
cùng với giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, do vậy chỉ trong vòng 5 thế kỷ
hình thành, tôn giáo này đã phát triển với tốc độ nhanh hơn bất kỳ tôn giáo nào.
Hiện nay trên thế giới đạo Tin lành có khoảng 600 triệu tín đồ, đứng thứ 3 sau
số tín đồ của Hồi giáo (1,3 tỷ) và Công giáo (1,1 tỷ).
Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam khá sớm qua các mục sư tuyên úy,
thương nhân người Pháp, Hà Lan, Anh… theo các đoàn thuyền buôn tới Việt
Nam từ thế kỷ XVII. “Tuy nhiên những người này chỉ đến lo việc buôn bán chứ
chưa có hoạt động truyền giáo. Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, trong

đội quân viễn chính Pháp đã có những tuyên úy Tin lành, tiêu biểu là Jean
Baptiste Chaigneau, sau này ông trở thành một trong hai cố vấn lâu năm của
vua Gia Long” [76, tr. 30]. Hoạt động truyền giáo thực sự bắt đầu của Giáo hội
Tin lành Cải cách Pháp được thực hiện khi Hiệp ước Patenôtre (1884) được ký
kết sau khi nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. Năm 1894 nhà thờ Tin lành
đầu tiên ở Đông Dương được mục sư tuyên úy người Pháp lập ở Hải Phòng, sau
đó được xây dựng thêm ở Hà Nội, Đà Lạt, Sài Gòn. Tuy nhiên Giáo hội Tin
lành Pháp đặt chân sớm nhất ở Việt Nam nhưng hiệu quả truyền giáo không

11


cao, tín đồ chủ yếu là người ngoại quốc. Lịch sử đạo Tin lành Việt Nam gắn với
Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (The Christian and Missionary Alliance –
CMA) của Hoa Kỳ. Bằng nỗ lực truyền giáo, sau nhiều năm gửi các giáo sỹ đến
Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đến năm 1911 tổ chức CMA mới xây dựng được
cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng, mở đầu cho lịch sử của đạo Tin lành ở Việt Nam.
Giai đoạn 1915 đến 1918, đó là thời gian Hội thánh gặp khó khăn, nhà
thờ mới mở tại Hội An bị đóng cửa, hai nhà truyền giáo tại đây là ông F. A.
Soderberg và A. H. Birkel bị trục xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn này Hội
Truyền giáo đã ghi nhận được những con số thật có ý nghĩa. Năm 1916 đánh
dấu sự khởi đầu tăng trưởng của Hội thánh Đà Nẵng, thêm 18 người chịu lễ báp
tem trong năm này, nâng số tín đồ chính thức của Hội thánh lên 25 người, một
Trường Chúa nhật cũng được ổn định với tổng số học viên là 100. Đến cuối
năm 1918 Hội thánh Đà Nẵng đó có số tín đồ chính thức là 58 người. Tại Hội
thánh Hà Nội có thêm 4 người chịu lễ báp tem và cũng mở được một Hội thánh
nhánh. Tổng số học viên Trường Chúa nhật của 2 Hội thánh Đà Nẵng và Hà
Nội lên đến 400 người.
Giai đoạn 1918 đến 1921, sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất chấm
dứt, hoạt động truyền giáo của Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp tại Việt

Nam được dễ dàng hơn. Một điểm cần ghi nhận trong giai đoạn này là nhiệt tâm
của Hội Truyền giáo về sự phát triển của Hội thánh Tin lành Việt Nam. Nhằm
đốc thúc việc truyền bá Tin lành và cũng để thực hiện chính sách tự trị cho Hội
thánh địa phương, Đến tháng 9 - 1921, nhà truyền giáo D. I. Jeffrey mới mở một
trường Kinh thánh chính thức thức tại Đà Nẵng, theo khuôn mẫu của trường
Thần đạo Nyack thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp tại New York (Mỹ).
Giai đoạn 1922 đến 1927, vào năm 1922 hội nghị tại Đà Nẵng, Hội
Truyền giáo CMA đã đề ra chương trình tự trị tự lập cho Hội thánh Tin lành
Việt Nam với nhiều Hội thánh địa phương ở cả 3 miền Việt Nam đó được hình

12


thành và bắt đầu lớn mạnh. Về hành chính của Hội thánh địa phương, được bầu
cử các chức viên Chấp sự, Ban Trị sự tuỳ theo nhu cầu của Hội thánh như vẫn
còn áp dụng đến hiện nay. Chỉ Hội thánh tự lập mới có quyền mời chủ tọa cho
Hội thánh, chủ toạ các Hội thánh khác do Ban Trị sự Hội Truyền giáo tại Việt
Nam bổ nhiệm. Qui định này được áp dụng cho đến năm 1927 là năm Đại hội
đồng lần thứ nhất của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được triệu tập. Tính đến
cuối năm 1927 Hội thánh Tin lành Việt Nam có số tín đồ chính thức là 4236
người thuộc 74 Hội thánh chính và nhánh.
Giai đoạn 1927 đến 1941, sau 16 năm hình thành, Hội Truyền giáo Phúc
âm Liên hiệp tại Đông Dương đã thành lập ra tổ chức riêng cho người Việt Nam
lấy tên là Hội Tin lành Việt Nam Đông Pháp vào tháng 3 năm 1927 trên cơ sở
nghị quyết Đại hội đồng đầu tiên của Hội thánh được họp tại Đà Nẵng. Đại Hội
đồng này quy tụ đại biểu của tất cả các Hội thánh địa phương đã được thành lập
trên toàn cõi Đông Dương, trở thành Đại hội hành chính của Hội thánh và quyết
định thành lập tổ chức riêng.
Giai đoạn 1942 đến 1954, là giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến
động, các hoạt động của Tin lành bị hạn chế bởi chính sách của chính quyền đô

hộ Nhật, Pháp và hoàn cảnh xã hội. Ở Bắc hạt: 2 nhà thờ Hải Phòng và Nam
Định, thờm 4 Hội thánh được mở lại (1948). Trung hạt: Có 17 Hội thánh tiếp
tục bị đóng cửa. Nam hạt: Có 38 Hội thánh vẫn tiếp tục bị đóng cửa, nhiều nơi
các tín hữu nhóm trong nhà riêng. Số tín hữu chính thức thuộc Nam hạt lên đến
7759 người.
Thời kỳ (1951 - 1954) ở Bắc hạt có 12 Hội thánh chính và 7 Hội thánh
nhánh, 1110 người chịu báp tem, mục sư Trần Văn Đệ là chủ nhiệm từ 19521954. Trung hạt: Trong số 41 Hội thánh, chỉ còn 33 Hội thánh có sinh hoạt. Số
Hội thánh này nằm trong cả hai khu vực Pháp và Việt Minh. Theo báo cáo của
mục sư Lê Văn Long là chủ nhiệm, trong năm 1951 có 3275 người chịu báp

13


tem. Tại miền Nam chưa ổn định về chính trị, do vậy các Hội thánh vẫn cũng bị
ảnh hưởng về hoạt động, chỉ có riêng khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn thì có sự tăng
trưởng. Nói chung các Hội thánh ở miền Nam đó thành công hơn các địa hạt
khác, tổ chức được 13 Hội đồng bồi linh và truyền giảng Tin lành năm 1951 –
1953, ngoài ra cũng có hàng trăm ban chứng đạo trong các Hội thánh hàng tuần
đi rao truyền Tin lành.
Thời kỳ 1954-1975, sau Hiệp định Genever 1954, đất nước Việt Nam
tạm thời chia cắt làm 2 miền và Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng bị phân chia
ra 2 tổ chức là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin lành
Việt Nam (miền Nam) hoạt động độc lập cho đến hiện nay.
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) do phần lớn tín đồ và chức sắc
di cư vào miền Nam nên các hoạt động gần như cầm chừng. Ngược lại, Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được sự giúp đỡ của chính quyền miền
Nam và các tổ chức bên ngoài đã có sự phát triển mạnh mẽ. Đây là giai đoạn
“trọng tâm Tin lành Việt Nam” đã hoàn toàn chuyển về miền Nam và Sài Gòn
(năm 1970, Trụ sở Tổng Liên hội được đặt tại 155 Trần Hưng Đạo, Quận Nhất,
Sài Gòn; cũng năm đó thành lập Nhà in Tin lành Sài Gòn). Năm 1960, Trường

Kinh Thánh Đà Nẵng đã rời vào Nha Trang với tên gọi mới là Thánh kinh Thần
học viện. Trong một buổi thuyết trình về Truyền Đạo Sâu Rộng tại nhà thờ
đường Trần Cao Vân (Sài Gòn), Mục sư Phạm Xuân Tín đã ví von rằng khi ông
dự Hội đồng Truyền giáo thế giới tại Tây Berlin, nghe Mục sư Billy Graham
nói: “Người Mỹ nào cũng biết uống CocaCola, thì người Mỹ nào cũng phải
nghe Tin Lành”, ông cũng có suy nghĩ với Hội thánh Việt Nam rằng: “Người
Việt Nam nào cũng biết ăn nước mắm thì người Việt Nam nào cũng phải được
nghe Tin Lành”.
Thời kỳ sau 1975, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) hoạt động
hầu như không có sự tăng trưởng tín đồ, không mở phạm vi hoạt động, nhiều

14


chức sắc tuổi cao và qua đời nên bộ máy tổ chức có lúc lâm vào khủng hoảng vì
không có người kế cận. Các hoạt động về đào tạo, bổ nhiệm, in ấn, đối ngoại…
gặp nhiều khó khăn, lâm vào khủng khoảng. Sau 20 không được tổ chức, Đại
hội đồng lần thứ 32 năm 2004 đã mở ra cho Hội thánh một giai đoạn mới với
việc phục hưng hội thánh, đặc biệt là mở rộng bằng việc thu nhận số tín đồ
người dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc vào tổ chức. Đến nay Hội thánh có
hơn 100 ngàn người tin theo, trong đó chủ yếu là người Mông ở miền núi phía
Bắc, phạm vi hoạt động gồm hơn 20 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình trở ra. Sau
1975 các hoạt động của đạo Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) vì nhiều
lý do nên có phần chậm lại, những sinh hoạt chủ yếu diễn ra ở nhà thờ. Kể từ
sau Đại hội đồng lần thứ 43 và sau đó được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức
(năm 2001), các hoạt động của Hội thánh dần được phục hồi và phát triển. Đến
nay số lượng người tin theo khoảng hơn 600 ngàn người, hoạt động ở 34 tỉnh
thành phố phía Nam từ Quảng Trị trở vào.
Ngoài 2 tổ chức Tin lành có cùng nguồn gốc ở trên, cộng đồng Tin lành ở
nước ta còn có gần 100 các tổ chức, giáo phái, nhóm Tin lành khác. Trước hết là

các tổ chức Tin lành du nhập từ Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ
theo hai khuynh hướng Tin lành Phúc âm và Tin lành Toàn thống. Có thể kể
một số tổ chức như Giáo hội Cơ đốc Phục lâm, thiết lập được cơ sở từ năm
1929, hiện nay có khoảng 17 ngàn tín đồ, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chính
Minh, được Nhà nước công nhận tổ chức năm 2008. Hội Truyền giáo Cơ đốc
Việt Nam được thành lập năm 1956, hiện có 21 ngàn tín đồ, trụ sở ở Đà Nẵng,
được Nhà nước công nhận năm 2007. Hội thánh Báp tít được truyền vào từ năm
1959, hiện có khoảng 50 ngàn người tin theo thuộc gần 10 giáo phái, trong đó
có hai giáo phái đã được Nhà nước công nhận năm 2008. Hội thánh Tin lành
Trưởng lão Việt Nam được hình thành từ năm 1968, hiện có 2 tổ chức với
khoảng 15 ngàn tín đồ, trong đó một tổ chức đã được Nhà nước công nhận năm
2008. Hội thánh Mennonite Việt Nam được thành lập năm 1954, hiện có

15


khoảng 8 ngàn tín đồ, được công nhận về tổ chức năm 2009, có trụ sở đặt tại
Thành phố Hồ Chính Minh. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam thành lập năm
1963, có nguồn gốc từ Hội thánh Tin lành Việt Nam, được công nhận về tổ chức
năm 2010, trụ sở đặt tại TP Hồ Chính Minh. Hội thánh Ngũ tuần có khoảng 30
ngàn tín đồ, chia ra hàng chục nhóm có tên khác nhau. Ngoài ra có rất nhiều
giáo phái khác như Lutheran, Giám lý, Quaker, Mormon, Nhân chứng
Giêhôva… Bên cạnh đó còn có các tổ chức không hệ phái như Thánh Kinh hội,
Viện ngôn ngữ Mùa hè, Hội truyền giảng Phúc âm, Hoàn cầu Khải tượng (Tầm
nhìn thế giới)…
Hiện nay đạo Tin lành ở Việt Nam tuy có số lượng tín đồ khoảng một
triệu người theo, ít hơn so với nhiều tôn giáo khác (Phật giáo hơn 10 triệu, Cao
đài trên hai triệu, Phật giáo Hòa Hảo 1,5 triệu tín đồ) nhưng là tôn giáo có nhiều
phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý. Trong khoảng hai thập kỷ
gần đây đạo Tin lành trở thành vấn đề nóng, có tính thời sự và thời đại bởi các

yếu tố sau: Thứ nhất đạo Tin lành tập trung lớn ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên,
là nơi có địa bàn chiến lược, có sự phát triển đột biến, biểu hiện phức tạp. Thứ
hai là liên quan đến vấn đề lợi dụng của thế lực xấu, kích động tín đồ gây bạo
loạn tháng 2/2001, tháng 4/2004 ở Tây Nguyên, gắn với vấn đề dân tộc, chủ
nghĩa ly khai đòi tự trị lập ra “Nhà nước Đề ga” và “Vương quốc Mông”.
1.1.2. Một số đặc điểm của đạo Tin lành ở Việt Nam
Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam tương đối muộn so với nhiều quốc gia
trong khu vực. Cụ thể đạo Tin Lành truyền đến Thái Lan năm 1841, Triều Tiên
năm 1874, Ấn Độ năm 1793, Trung Hoa năm 1807, Nhật Bản 1870… Được
truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng phải đến năm 1911 cơ sở Tin
lành đầu tiên mới được hình thành ở Đà Nẵng, đánh dấu mốc bắt đầu cho lịch
sử đạo Tin lành ở Việt Nam.

16


Đạo Tin lành phát triển chủ yếu trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ
(1954-1975). Ở miền Nam, khai thác môi trường chiến tranh lại được Hội CMA
(Hoa Kỳ) và các tổ chức Tin lành quốc tế hỗ trợ, nâng đỡ về cả vật chất và tinh
thần, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) phát triển nhanh về số lượng tín
đồ, giáo sĩ, cũng như quy mô tổ chức giáo hội, phạm vi hoạt động. Đến năm
1975, ở miền Nam có khoảng 150 ngàn tín đồ, hơn 300 mục sư, truyền đạo, gần
500 chi hội, nhà thờ.
Tín đồ của đạo Tin lành chủ yếu là thị dân và dân tộc thiểu số. Những
người sinh sống ở thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các khu công nghiệp (gọi
chung là thị dân) và đồng bào dân tộc thiểu số, xét về đặc điểm lịch sử, văn hoá,
xã hội, về phong tục tập quán, lối sống... tưởng như chênh lệch, thậm chí có
điểm trái ngược nhau, nhưng lại là lực lượng tín đồ đông đảo của đạo Tin lành
bởi tôn giáo này có nhiều đặc điểm phù hợp họ. Đạo Tin lành ra đời trong thời
kỳ cách mạng tư sản, gắn với xã hội công nghiệp, hiện đại, dân chủ nên những

người thị dân có nhiều điểm thích hợp để đạo Tin lành truyền giáo. Người dân
tộc thiểu số là thành phần tộc người có đời sống tâm linh, văn hóa có những hạn
chế, đạo Tin lành truyền đến như một luồng gió mới mang đến sự tiến bộ mà họ
thấy rất phù hợp.
Nội dung truyền giáo, phát triển tín đồ là chủ đích của hoạt động tôn giáo.
Về Hội thánh Tin lành Việt Nam cũng như Hội Truyền giáo CMA, trước hết là
tự nó tổ chức truyền giáo. Trong Hiến chương của nhiều Hội thánh đều xác
định: “rao giảng Tin lành là nội dung và chủ đích của mọi hoạt động”. Mong
muốn qua công việc truyền giáo để mở rộng phạm vi, tín đồ là mong muốn
chung của các tôn giáo, trong đó đạo Tin lành là tôn giáo khai thác triệt để các
loại hình truyền giáo hiện đại của thế giới văn minh.
Đạo Tin lành ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Mối quan hệ
quốc tế của đạo Tin lành ở Việt Nam khá đa dạng do lịch sử ra đời của nó. Có

17


thể chia làm hai loại chủ yếu như mối quan hệ theo hệ phái (giáo phái) và mối
quan hệ đồng đạo, theo tinh thần "đại kết Kitô giáo". Các mối quan hệ nói trên
thường được thiết lập song song với các mối quan hệ khác, nhất là mối quan hệ
của các tổ chức "phi chính phủ".
Các thế lực xấu luôn tìm cách lợi dụng đạo Tin lành để thực hiện những
âm mưu chống phá cách mạng nước ta. Do thường xuyên phát triển trong môi
trường chính trị - xã hội phức tạp, đạo Tin lành thường tuyên bố đứng ngoài
chính trị, cố gắng tỏ ra không dính líu đến chính trị trực tiếp bằng tổ chức. Thực
tế cho thấy, đạo Tin lành ít quan hệ trực tiếp nhưng thông qua nhiều tổ chức tài
trợ và cá nhân để có quan hệ đến những tổ chức chính trị. Hầu hết các hoạt động
phi chính phủ (NGO) ở nước ta hiện nay có yếu tố tôn giáo, trong đó đạo Tin
lành chiếm một phần lớn trong số các tổ chức.
1.1.3. Tình hình hiện trạng đạo Tin lành ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên dưới một triệu tín đồ theo đạo Tin
lành thuộc gần 100 tổ chức, hệ phái khác nhau, phân bố trên phạm vi toàn quốc,
trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Nam bộ.
Do tính chất và đặc điểm chúng ta có thể phân chia ra khu vực có tính địa lý
hoặc khu vực theo tính chất đối tượng quản lý là tổ chức, nhóm đã được Nhà
nước công nhận và tổ chức, nhóm chưa được công nhận. Trong phạm vi đề tài
này, tác giả đi sâu tìm hiểu ở khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, các tổ chức, giáo
phái (hệ phái) Tin lành chưa được công nhận.
1.1.3.1. Đạo Tin lành ở khu vực Tây Nguyên
Xuất phát từ vị trí địa chính trị đặc biệt của Tây Nguyên, nên ngay từ đầu
những năm 30 của thế kỷ XX, Hội Truyền giáo CMA, Hội thánh Tin lành Việt
Nam đã triển khai công cuộc truyền giáo lên Tây nguyên và đặc biệt chú trọng
phát triển tín đồ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1931, Ha Sol (Hà

18


San), dân tộc Cơho là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở Tây Nguyên theo đạo
Tin lành. Kết quả, đến năm 1945, ở vùng Tây Nguyên có 11 dân tộc với khoảng
1.000 người tin theo đạo Tin lành. Đặc biệt từ năm 1954 đến năm 1975, khi Mỹ
thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, việc truyền đạo Tin lành lên
vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã diễn ra thực sự sôi động. Tính
đến năm 1975 ở các tỉnh Tây Nguyên có 61.500 tín đồ, 216 chi hội, 42 mục sư,
91 truyền đạo và 50 truyền đạo sinh, 216 nhà thờ; 03 cơ sở y tế (01 trại phong
và 2 bệnh viện).
Sau năm 1975, đạo Tin lành ở Tây Nguyên có nhiều biểu hiện phức tạp,
đặc biệt một số mục sư, truyền đạo đã quan hệ với tổ chức phản động mang tên
gọi: "Mặt trận thống nhất giải phóng các chủng tộc bị áp bức" (Fulro - Viết tắt
từ tiếng Pháp: Front unifie pour la liberation des races opprimées). Fulro ra đời
vào tháng 9 năm 1958 nhằm chống lại việc chính quyền Ngô Đình Diệm đưa

một bộ phận dân di cư miền Bắc lên định cư ở Tây Nguyên. Hầu hết các nhà
thờ, nhà nguyện của đạo Tin lành bị đóng cửa, chức sắc phải đi cải tạo, sinh
hoạt tôn giáo bị hạn chế song sự gia tăng về số người theo đạo có sự đột biến
mạnh mẽ, tăng khoảng 8 lần sau 30 năm.
Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến thời điểm năm 2010
ở các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước có gần 500 ngàn tín đồ, gần 200 chi hội,
hơn 400 chức sắc, gần 100 nhà thờ, gần 1000 nhà nhóm, hơn 1600 điểm nhóm
thuộc hơn 30 tổ chức, hệ phái Tin lành. Sau khi tổ chức Fulro tan rã năm 1992,
được sự giúp đỡ của Mỹ và bọn phản động quốc tế, số người Thượng lưu vong
ở Mỹ đã lập ra "Nhà nước Đêga” tự trị lưu vong ở Mỹ. Đặc biệt chúng đã mượn
hình thức sinh hoạt của đạo Tin lành để hoạt động và cho lập ra cái gọi là "Hội
thánh Tin lành Đêga" làm công cụ chính trị cho “Nhà nước Đêga”.
Tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004, thế lực phản động đã kích động
một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào theo đạo Tin lành

19


gây bạo loạn ở một số nơi thuộc tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk; sau đó chúng kích động
việc di tản sang Campuchia, Mỹ, gây ảnh hưởng rất xấu đến an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở khu vực Tây Nguyên.
Sau khi Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được công nhận tư cách
pháp nhân (công nhận về tổ chức giáo hội) vào tháng 3/2001, các hoạt động của
tổ chức này ở Tây Nguyên từng bước được bình thường hoá (tổ chức này chiếm
80% tín đồ ở khu vực). Đến nay tình hình của Tin lành ở khu vực đã đi vào ổn
định, các hoạt động cơ bản tuân thủ pháp luật, công tác quản lý nhà nước đạt
hiểu quả cao.
Ngoài Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), hiện nay khu vực Tây
Nguyên có tổng số trên 30 hệ phái, tổ chức Tin lành khác nhau, chiếm khoảng
20% số tín đồ. Tuy có số tín đồ không nhiều, nhưng thời gian qua, hoạt động

của những hệ phái này ở khu vực Tây Nguyên tiến diễn phức tạp, có lúc hội
thánh đã cố tình gây điểm nóng nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận trong và
ngoài nước, gây sức ép với chính quyền, đòi yêu sách… Ngoài ra ở Tây Nguyên
hiện nay có khoảng 35 ngàn người Mông theo đạo Tin lành trong tổng số hơn
40 ngàn người Mông di dịch cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào.
1.1.3.2. Đạo Tin lành ở khu vực miền núi phía Bắc
Khu vực miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lạng Sơn và vùng núi phía Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (gọi tắt là
Tây Bắc). Vùng miền núi phía Bắc có dân số khoảng 8 triệu người, hơn 70% là
đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 30 dân tộc khác nhau. Các dân tộc thiểu số trong
khu vực này có nền văn hóa với phong tục, tập quán rất phong phú và đa dạng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc có đời sống tín
ngưỡng đa dạng, phần đông theo tín ngưỡng đa thần và rất coi trọng việc thờ
cúng tổ tiên, thờ ma.
20


Từ năm 1930, Hội CMA, Hội thánh Tin lành Việt Nam và một số tổ
chức Tin lành khác đã tìm cách truyền đạo Tin lành lên các dân tộc thiểu số ở
miền núi phía Bắc nhưng kết quả rất hạn chế. Họ chỉ thiết lập được một vài
nhóm nhỏ rải rác trong người Thái ở Sơn La, người Mông ở Lào Cai, người
Mường ở Hòa Bình… nhưng đến giai đoạn 1954 - 1975 những nhóm này đều tự
tan rã và đến nay không còn dấu vết, chỉ còn một nhóm khoảng vài trăm người
Dao theo đạo Tin lành tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn. Đến năm 1962, nhóm
này chính thức trở thành một chi hội thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền
Bắc). Trong thời gian hơn 20 năm trở lại đây, một bộ phận đồng bào dân tộc
thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo đạo Tin lành ( giai đoạn đầu dưới các
tên gọi Vàng Chứ trong người Mông và Thìn Hùng trong người Dao) đã đặt ra
nhiều vấn đề về an ninh chính trị cần phải giải quyết cho cả hệ thống chính trị,

nhất là đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Quá trình truyền giáo vào khu
vực có thể chia thành ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1990:
Một bộ phận người Mông được nghe chương trình giảng đạo qua sóng
phát thanh bằng tiếng Mông của đài FEBC đặt ở Philippin, năm 1986 đạo Vàng
Chứ xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hà Giang, sau đó phát triển tại một số điểm
thuộc huyện Sông Mã tỉnh Sơn La rồi tiếp tục lan sang một số xã vùng cao
thuộc các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ… tỉnh
Lai Châu (cũ). Đến năm 1990, đạo Vàng Chứ đã xâm nhập vào 164 xã thuộc 8
tỉnh miền núi phía Bắc có người Mông sinh sống là Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Thái (nay là Bắc Kạn và Thái Nguyên), Sơn La, Lai Châu (nay
là Lai Châu và Điện Biên), Lào Cai và Yên Bái.
- Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Sau khi định hình được niềm tin, Đài FEBC hướng dẫn họ liên hệ với Hội
thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) ở Số 2 Ngõ Trạm, Hà Nội để được giúp
21


đỡ, hướng dẫn về tổ chức. Họ đã cử người xuống trụ sở Tổng hội Hội thánh Tin
lành Việt Nam (miền Bắc) nhờ giúp đỡ. Tại đây họ được các mục sư, truyền đạo
hướng dẫn, giảng dạy cách thức hành đạo… Họ nhận thấy đạo Tin lành ngoài
tính thiêng vừa phù hợp với sự mong mỏi và tâm lý, vừa đơn giản, tiết kiệm phù
hợp với cuộc sống của người Mông tương ứng với những gì họ nghe được trên
các chương trình phát thanh. Do đó số người Mông theo đạo Vàng Chứ trước
đây lại chuyển từ đạo Công giáo sang đạo Tin lành.
Từ năm 1993 số lượng người theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía
Bắc có sự gia tăng đột biến. Những người đứng đầu các điểm nhóm liên hệ chặt
chẽ với Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Họ được cấp tài liệu, kinh
sách, tài chính; được hướng dẫn, giảng giải về giáo lý, lễ nghi của đạo Tin lành
một cách bài bản. Hiện nay số lượng đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin

lành ở khu vực miền núi phía Bắc ước tính khoảng trên 140.000 người (chiếm
khoảng 15% tổng số người Mông) với trên 1000 điểm nhóm. Ngoài ra còn có
khoảng 40 ngàn người Mông di cư tự do vào Tây Nguyên và một số di cư sang
Lào, Trung Quốc.
Nguyên nhân của việc theo đạo
Đồng bào Mông sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa,
điều kiện canh tác, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn. Dân tộc Mông nói
riêng và các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung có tín
ngưỡng truyền thống đơn giản, tuy nhiên phong tục tập quán lại rườm rà, lạc
hậu có nơi còn mang tính mê tín dị đoan vừa tốn kém vừa cản trở sự phát triển.
Hệ thống chính trị ở khu vực miền núi phía Bắc nhìn chung còn mỏng, yếu và
kém hiệu lực, trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, chi bộ Đảng và đảng viên
chưa nắm chắc được quần chúng. Đạo Tin lành là một tôn giáo có phương thức
sinh hoạt đơn giản, gọn nhẹ thích hợp với những người có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn. Đạo Tin lành truyền vào khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc trước

22


hết thông qua chương trình phát thanh của các đài FEBC, Veritas, Nguồn
sống… Việc truyền đạo Tin lành trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở các
tỉnh miền núi phía Bắc cũng là một trong số những vấn đề mà các thế lực thù
địch âm mưu lợi dụng để phục vụ mục đích chính trị của họ.
1.1.3.3. Các tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành (phân chia theo tính chất)
Khác với nhiều tôn giáo có sự thống nhất trong một tổ chức, đạo Tin lành
ở Việt Nam “cũng như đạo Tin lành trên thế giới, về mặt tổ chức tôn giáo này
không bao giờ là một thực thể thống nhất. Thông thường một tôn giáo tồn tại
một trong hai hình thức là giáo hội và giáo phái (hệ phái). Cộng đồng Tin lành
tồn tại cả hai hình thức ấy ngoài ra còn có các nhóm không hệ phái” [71,tr381
Đặc trưng này chúng ta thấy rất rõ trong thực tế của đạo Tin lành ở Việt Nam.

Các tổ chức Tin lành đã được công nhận
Tính đến năm 2004, trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, ở nước
ta mới có hai tổ chức là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được Nhà nước công nhận, ngoài ra còn có
khoảng gần 100 tổ chức và nhóm Tin lành chưa được công nhận. Thực hiện
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2004), tính đến nay đã có 9 tổ chức (hệ phái)
Tin lành được Nhà nước công nhận. Đây là những tổ chức có hoạt động ổn
định, phạm vi rộng, số lượng tín đồ chiếm khoảng 90% tổng số tín đồ, chức sắc
và 100% cơ sở thờ tự kiên cố của đạo Tin lành trong cả nước.
Các tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành chưa được công nhận
Ngoài các 9 tổ chức được Nhà nước công nhận, ở nước ta hiện nay còn
khoảng 80 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành chưa được công nhận, hoạt động khá
rộng, thu hút một lực lượng quần chúng tin theo khoảng gần 200 ngàn người,
tập trung chủ yếu ở các thành phố, đô thị, khu công nghiệp lớn và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiêu biểu có thể kể đến như hệ
23


phái Ngũ tuần, hiện có gần 50 tổ chức, nhóm; hệ phái Báp-tít hiện có khoảng 10
tổ chức, nhóm; hệ phái Cơ đốc Phục lâm, hiện có 2 tổ chức; hệ phái Mennonite,
hiện có 2 tổ chức cùng tên; hệ phái Trưởng lão, hiện có 2 tổ chức cùng tên; hệ
phái Giám lý, cũng có 2 nhóm; hệ phái Nhân chứng Giêhôva, hiện có 1 tổ chức;
các tổ chức, nhóm có sự ảnh hưởng, pha trộn tín lý của nhiều hệ phái với 5
nhóm; các nhóm của người nước ngoài với 4 nhóm. Các tổ chức, nhóm Tin lành
chưa được Nhà nước công nhân có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, rõ nhất
là truyền đạo trái phép, tổ chức sinh hoạt ngoài cơ sở thờ tự, chức sắc tự phong,
tranh chấp tín đồ giữa các hệ phái… gây ra mất ổn định xã hội, khó khăn cho
công tác quản lý nhà nước, nhiều vấn đề cần đặt ra cần giải quyết.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đạo Tin lành
giai đoạn 1990 - 2004

1.2.1. Chủ trương của Đảng giai đoạn 1990 – 1999
Sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước được Đảng khởi xướng từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), nhưng
sự đổi mới về vấn đề tôn giáo của Đảng được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị
quyết 24/NQ-TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị Về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nội dung Nghị quyết đã tạo ra đột phá về
nhận thức so với giai đoạn trước đó, trở về gần với tư tưởng của Hồ Chí Minh về
tôn giáo là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xem tôn giáo như một thành tố
văn hóa, tồn tại tất yếu ở thời kỳ quá độ. Đảng đã đưa ra những quan điểm mới
“Tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc
xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lương – giáo , đoàn kết
toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần khắc phục nhận thức thiển cận đối với
tôn giáo và có thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo”

24


[35, tr. 2]. Nghị quyết cũng nêu ra “nội dung cốt lõi công tác tôn giáo là công tác
vận động quần chúng” [35, tr. 2]. Để thực hiện tốt công tác tôn giáo “là trách
nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo” [35, tr. 3].
Nghị quyết 24/NQ-TW cũng đề ra nhiệm vụ cho công tác tôn giáo hiện nay
“ra sức chăm lo cuộc sống vật chất, văn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt của đồng
bào có đạo, thực hiện tự do tín ngưỡng và không tự do tín ngưỡng trên cơ sở luật
pháp…hướng dẫn các chức sắc, giáo hội hoạt động theo luật pháp…kịp thời
chống lại các âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo
chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân” [35, tr. 3].
Về các chính sách, Nghị quyết có nêu ra những nguyên tắc và chính sách cụ
thể cho mỗi đối tượng như với tín đồ, chức sắc, giáo hội, cơ sở hoạt động xã hội,

từ thiện, quan hệ quốc tế. “Đồng bào có đạo được sinh hoạt tôn giáo bình thường,
có nơi thờ tự, kinh sách trong việc đạo, có chức sắc hướng dẫn việc đạo…các
giáo hội được đào tạo, phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển…Các giáo hội và
hệ phái tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chủ, mục
đích điều lệ phù hợp với luật pháp nhà nước, có tổ chức thích hợp và bộ máy
nhân đảm bảo tốt về hai mặt đạo và đời, được nhà nước xem xét tròng từng
trường hơp cụ thể để cho phép hoạt động”. [35, tr. 3- 4].
Nghị quyết ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu và tình tình đặt ra trong thực
tế, đánh dấu đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo trong hoàn cảnh
đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, mở cửa. Để triển khai nội dung Nghị quyết
24-NQ/TW, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 66-CT/TW ngày 26/11/1990 về
triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW, tiếp theo đó trong văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã phản ánh khá hoàn chỉnh. “Tín
ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện
bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục thái độ hẹp hòi,

25


×