Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Võ Thị Thu Thủy

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI THIÊN NHIÊN
QUA KHÔNG GIAN Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS.KTS. HOÀNG ĐẠO KÍNH

PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP

1. TS. ĐỖ NGỌC ANH
2. PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN
PHẢN BIỆN

1. PGS.TS PHAN THỊ THU HIỀN
2. PGS.TS LÊ THANH SƠN
3. PGS.TS TRẦN HỒNG LIÊN

TP. Hồ Chí Minh – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Võ Thị Thu Thủy

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI THIÊN NHIÊN
QUA KHÔNG GIAN Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

TP. Hồ Chí Minh - 2013


1

MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 5
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 12
5. Kết quả và đóng góp mới của luận án ................................................................ 14
6. Cấu trúc và quy cách trình bày luận án .............................................................. 15
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA ỨNG XỬ
VỚI THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 16
1.1.1. Ứng xử và văn hóa ứng xử .................................................................. 16
1.1.2. Không gian ở....................................................................................... 19
1.1.3. Thiên nhiên trong không gian ở ........................................................... 23

1.1.4. Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở ............................... 27
1.2. Các lý thuyết tiếp cận đề tài nghiên cứu ...................................................... 29
1.2.1. Thuyết hành vi và văn hóa ứng xử ....................................................... 30
1.2.2. Địa - văn hóa ....................................................................................... 32
1.2.3. Sinh thái văn hóa ................................................................................. 33
1.2.4. Giao lưu tiếp biến văn hóa ................................................................. 36
1.3. Cách thức và trình tự nghiên cứu vấn đề .................................................... 41
1.3.1. Cách thực hiện và xác lập các tiêu chí điều tra khảo sát ....................... 41
1.3.2. Trình tự xem xét và mô tả yếu tố thiên nhiên trong không gian ở truyền
thống. ................................................................................................. 44
1.4. Những đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam ..................................... 45
1.4.1. Điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên Việt Nam ................. 46
1.4.2. Những thuận lợi và bất lợi về điều kiện tự nhiên ................................. 47
1.5. Yếu tố lịch sử - kinh tế - xã hội..................................................................... 49
1.5.1. Đặc điểm lịch sử tác động đến xã hội truyền thống Việt ...................... 49
1.5.2. Tác động của kinh tế và phương thức sản xuất đến không gian ở......... 51
1.5.3. Đặc điểm về hệ tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng, tập quán lối sống ảnh
hưởng đến tổ chức không gian ở. ........................................................ 52
1.5.4. Vai trò của làng xã trong xã hội Việt Nam truyền thống. ..................... 59
CHƯƠNG 2
VĂN HÓA ÚNG XỬ VỚI YẾU TỐ THIÊN NHIÊN TRONG KHÔNG GIAN
Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI BA MIỀN


2

2.1. Ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở của cư dân đồng bằng BắcBộ 65
2.1.1. Đặc điểm thiên nhiên - xã hội .............................................................. 65
2.1.2. Đặc điểm về cấu trúc và hình thái các làng điển hình Bắc Bộ .............. 66
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân đồng bằng Bắc Bộ ....... 67

2.1.4. Yếu tố phong thủy, tâm linh và tập tục gắn với thiên nhiên ................. 77
2.2. Ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở của cư dân vùng đồng bằng
duyên hải Trung Bộ ...................................................................................... 78
2.2.1.Đặc điểm thiên nhiên - xã hội ............................................................... 78
2.2.2. Đặc điểm về cấu trúc và hình thái các làng điển hình Trung Bộ ........... 82
2.2.3. Đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân đồng bằngTrung Bộ ..... 84
2.2.4. Yếu tố phong thủy, tâm linh và tập tục gắn với thiên nhiên. ................ 94
2.3. Ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở của cư dân đồng bằng NamBộ 96
2.3.1.Đặc điểm thiên nhiên - xã hội ............................................................... 97
2.3.2. Đặc điểm về cấu trúc và hình thái các làng điển hình Nam Bộ............. 99
2.3.3. Đặc điểm về tổ chức không gian ở của cư dân đồng bằng Nam Bộ .... 101
2.3.4. Yếu tố phong thủy, tâm linh và tập tục gắn với thiên nhiên ............... 108
2.4. Những nét tương đồng và khác biệt của không gian ở truyền thống ba
miền từ yếu tố thiên nhiên .......................................................................... 109
CHƯƠNG 3
NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI THIÊN NHIÊN
TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU KHÔNG GIAN Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
3.1. Khai thác và sử dụng thiên nhiên sẵn có ................................................... 114
3.1.1. Sử dụng hiệu quả tiềm năng của thiên nhiên ...................................... 114
3.1.2. Khai thác giá trị tinh thần và thẩm mỹ từ thiên nhiên......................... 123
3.2. Ứng phó và cải thiện những hạn chế của thiên nhiên ............................... 133
3.2.1. Ứng phó với điều kiện thiên nhiên - sinh thái bất lợi ......................... 133
3.2.2. Cải thiện môi sinh, cảnh quan trong không gian ở ............................. 142
3.3. Ứng xử với thiên nhiên qua hình thức tín ngưỡng và tâm linh ................ 143
3.3.1. Triết lý Âm - Dương, Ngũ hành ........................................................ 143
3.3.2. Phong thủy dân gian .......................................................................... 145
3.3.3 Tín ngưỡng dân gian trong tạo dựng không gian ở ............................. 148
3.4. Bản sắc và tính cách Việt được bộc lộ qua văn hóa ứng xử với thiên nhiên
trong không gian ở ...................................................................................... 153
KẾT LUẬN ....... ....................................................................................................164

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 169
PHỤ LỤC ..............................................................................................................183


3

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Con người là thành phần không tách lìa khỏi thiên nhiên, sống trong thiên
nhiên, dựa nhờ và bổ sung cho thiên nhiên, cộng sinh với thiên nhiên. Hành động
trong sự nhận thức bởi trí tuệ trở thành ứng xử. Sự ứng xử, cách ứng xử với thiên
nhiên, bởi sự tiến hóa của văn minh, trở thành văn hóa ứng xử với thiên nhiên. có
những cộng đồng ứng xử với thiên nhiên như trong phạm vi khuôn viên cư trú của
gia đình, trong phạm vi một xóm làng cùng vùng đất canh tác hoặc sản xuất bao
quanh, trong phạm vi một quốc gia và ở thời đại chúng ta, trong phạm vi toàn cầu.
Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt là hệ giá trị trong
tổng thể các hệ giá trị văn hóa của người Việt. Trong lĩnh vực văn hóa vật thể, việc
kiến thiết các không gian ở là nhằm mục đích tự bảo vệ, đồng thời thể hiện thái độ,
nhận thức và hành vi của con người trước thiên nhiên, tạo nên nếp văn hóa ứng xử
gắn với tập quán tín ngưỡng, thị hiếu của mỗi dân tộc và trở thành giá trị nhân văn
trong tiến trình xã hội tự hoàn thiện mình.
Chính sự dị biệt về văn hóa ứng xử với thiên nhiên (khí hậu, địa hình địa
mạo…) tại các địa phương khác nhau trên hành tinh trong cách tổ chức ăn ở và mưu
sinh đã làm nảy sinh ra các nền văn minh, văn hóa khác nhau. Làm bộc lộ những
đặc thù văn hóa ấy là công việc khoa học thường xuyên của các nhà nghiên cứu. Nó
góp phần giúp cho mỗi quốc gia và mỗi dân tộc có thể hiểu rõ chính mình, hiểu rõ
giá trị văn hóa mà dân tộc ấy từng dày công xây dắp qua suốt quá trình lịch sử.
Trong lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam, cha ông ta đã dựa vào thiên
nhiên để sinh tồn, tạo dựng được một quốc gia độc lập và một nền văn minh như
ngày nay. Tìm hiểu để kế thừa và phát triển những kinh nghiệm từ truyền thống ứng

xử với thiên nhiên là một hướng nghĩ, một đòi hỏi mà xã hội ngày nay đang đặt ra,
khi đất nước ta đang triển khai chương trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bên
cạnh đó, tốc độ phát triển nhanh chóng của đất nước đang đe dọa xói mòn và chối
bỏ một số giá trị văn hóa truyền thống. Công cuộc kiến thiết đô thị và nông thôn,
đang hướng đến việc thiết lập những môi trường sống hiện đại phù hợp với thực tế


4

Việt Nam nói chung, với không gian cư trú cho mỗi gia đình nói riêng, góp phần
thúc đẩy nền kiến trúc nước nhà phát triển theo các xu hướng của thời đại: kiến trúc
xanh, kiến trúc sinh thái, kiến trúc bền vững trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên
ngày càng cạn kiệt và khí hậu biến đổi khôn lường.
Môi trường thiên nhiên, điều kiện địa lý, khí hậu Việt Nam chi phối cuộc
sống, đặc biệt là không gian cư trú, khiến bao thế hệ phải dành nhiều tâm lực lựa
chọn phương thức sinh sống, hình thái kiến trúc cũng như tổ chức không gian phù
hợp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiên nhiên và môi trường sống đã và đang bị
bào mòn, các giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ, môi trường và điều kiện sống ngày
càng bị thu hẹp. Sự mất cân bằng trong quan hệ tương tác giữa con người với thiên
nhiên đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, làm thủng
tầng ô - zôn, thiên tai lũ lụt, biến đổi khí hậu và dịch bệnh…
Công cuộc tạo dựng nền văn hóa bền vững giàu bản sắc không chỉ thông qua
việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà từ tương tác với thiên nhiên
quan trọng hơn là kế thừa để thúc đẩy môi trường văn hóa - xã hội - lịch sử phát
triển đúng hướng. Nhiều bài học có thể được đúc rút từ kho tàng văn hóa dân gian
về kinh nghiệm thực tiễn ứng xử với thiên nhiên để phục vụ cho mục tiêu đó.
Nhu cầu về sự phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện đại trên cơ sở kế thừa
những tinh hoa truyền thống từ quá khứ đang đặt ra yêu cầu nghiên cứu một cách
toàn diện các yếu tố của văn hóa dân tộc, trong đó các thành phần văn hóa vật chất
(cư trú và ăn ở) có vai trò và vị trí nổi trội. Đặc biệt là trong kiến trúc nhà ở, con

người thể hiện văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên một cách đa dạng.
Học giả Philippe Papin trong sách Việt Nam, cuộc hành trình một dân tộc đã
nhận xét: “Việt Nam thiện xảo bậc thầy trong nghệ thuật dung hóa, hòa đồng và hội
nhập tất cả những gì đã áp đặt trên dân tộc này qua bao thời kỳ khác nhau. Tiếp cận
những vấn đề rất khác nhau này dưới góc độ văn hóa - lịch sử là cách thức duy nhất
giúp ta thấu hiểu những động lực tiềm tàng về sự độc đáo của dân tộc Việt”.


5

Văn hóa ứng xử hiện diện trên nhiều mặt, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
là hệ giá trị trong tổng thể các giá trị văn hóa - nhân văn của người Việt. Đi tìm các
đặc trưng trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở, qua đó làm nổi
bật những giá trị văn hóa hàm chứa bên trong cách ứng xử ấy. Việc nghiên cứu văn
hóa ứng xử với thiên nhiên có khả năng bổ sung một phần đáng kể những mặt hiện
còn thiếu trong lĩnh vực học thuật.
Tuy chưa có điều kiện đi sâu vào lĩnh vực này, song trong quá trình công tác
và giảng dạy, tác giả luận án đã quan tâm và mong muốn được thâm nhập trong
chừng mực có thể vào đề tài này. Bên cạnh đó sự quan sát, nhìn nhận và luận giải
những đặc điểm, đặc trưng trong việc ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở
của cha ông trên các phương diện khai thác, ứng phó, thích nghi ..., qua đó làm rõ
bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc, trang trí mỹ thuật v.v... Đó là lý do để NCS
mạnh dạn chọn đề tài “Văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người
Việt” làm luận án tiến sĩ ngành Văn hóa học, góp phần nhận diện đặc trưng văn hóa
ăn ở trong môi trường thiên nhiên giầu tiềm năng và đầy biến động của người xưa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, bài viết khảo cứu về ứng xử của
con người với môi trường tự nhiên và xã hội Việt Nam dưới góc nhìn từ các ngành
khoa học (địa lý, sử học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, kiến trúc, mỹ thuật
v.v…) của nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

Địa văn hóa là ngành khoa học dựa trên các lý thuyết vùng văn hóa để khảo
cứu về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái. Trên cơ sở các tài liệu về khoa học
địa lý, các tác giả đã nghiên cứu những đặc điểm về địa hình, địa mạo, khí hậu,
phong thổ của Việt Nam để nhận biết những tác động của chúng vào môi trường
sống - không gian cư trú của con người trên các miền đất nước.
Nghiên cứu về địa lý nhân văn, cuốn sách Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ
(1936) của Pierre Gourou chứa đựng lượng thông tin đa dạng, và những số liệu chi
tiết về phân vùng tự nhiên, những khảo cứu về địa lý, hình thể, nhân văn, kinh tế


6

cũng như phong tục tập quán của người nông dân Việt Nam để từ đó có cái nhìn
toàn cảnh về cuộc sống của họ trong thời cận đại.
Sách Thiên nhiên Việt Nam (1977) của học giả Lê Bá Thảo là tài liệu có giá
trị về địa lý, thiên nhiên. Tác giả đã cho thấy tính đa dạng, tính thống nhất của tự
nhiên Việt Nam đồng thời những mặt hạn chế từ tác động của con người “...trong
quá trình tác động vào thiên nhiên, họ đã xây dựng được rất nhiều nhưng
không tránh khỏi những lỗi lầm: ở nhiều nơi họ đã phá vỡ mất thế cân bằng của
thiên nhiên…” [106, tr. 315].
Các tác giả Phạm Văn Trình trong cuốn Nhà ở tại các vùng khí hậu Việt
Nam (1991) và Phạm Đức Nguyên trong Kiến trúc sinh khí hậu Việt Nam (2010)
đều cho thấy sự ảnh hưởng, chi phối của khí hậu đến việc xây dựng nhà cửa cũng
như đi tìm các giải pháp thích ứng trước tác động khắc nghiệt của khí hậu. Về vấn
đề này, “…từ góc nhìn văn hóa, dường như ta mới có được cơ hội đến gần bức
tranh toàn cảnh, đa nghĩa của khối di sản vật chất này. Tiếp cận với di tích kiến trúc
bằng tư duy văn hóa giúp ta có cái nhìn tổng quan đầy đủ hơn mọi yếu tố tác động,
chi phối đến quá trình tạo lập các công trình kiến trúc của chủ nhân sáng tạo ra
chúng…” [12, tr.7].
Về lĩnh vực Văn hóa

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Thị Yến Tuyết trong Nhà ở, trang phục, ăn
uống của các dân tộc vùng ĐBSCL (1993) từ góc nhìn dân tộc học đã mô tả một
cách tường tận về kiến trúc nhà ở dân gian của người Việt, Hoa và Khmer, như một
dạng thức có tính tổng hợp chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường sinh thái, hoạt
động kinh tế xã hội và phản ánh khá sâu về địa vị xã hội cũng như quan niệm thẩm
mỹ, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục… của chủ nhân các ngôi nhà Nam bộ. Tác giả
đã so sánh và đưa ra nét đặc trưng, các yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc
miền Bắc và miền Trung trong kiến trúc nhà ở có khả năng chống chọi, ứng phó với
thiên nhiên. Công trình nghiên cứu này có tính thực tiễn cao, là tài liệu tham khảo
quý giá về các lý thuyết tiếp cận văn hóa, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và
so sánh vùng miền rất cần thiết và bổ ích cho luận án.


7

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (1997) nhà nghiên cứu Trần
Ngọc Thêm đề cập nhiều vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam từ góc nhìn
văn hóa học. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt được thể hiện
qua việc đối phó với thời tiết, khí hậu, bằng các hình thức xây dựng nhà thể hiện
trong cấu trúc, chọn hướng nhà, chọn đất, chọn vật liệu..., nêu bật những đặc tính về
hình thức kiến trúc thể hiện tính động, tĩnh, sự hài hòa, tính linh hoạt và vận dụng
tối đa nguồn lợi của thiên nhiên. Tác giả đã chiêm nghiệm sâu sắc về cội nguồn văn
hóa nông nghiệp cùng với tâm thức người Việt, những ảnh hưởng từ triết lý âm
dương, những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống trong kiến trúc của dân tộc
Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Trần Quốc Vượng trong sách Theo dòng
lịch sử - Những vùng đất, con người, tâm thức người Việt (2006) đã nêu lên mối
tương quan, tương tác giữa con người và tự nhiên, quan hệ nhiều tầng với tự nhiên
qua các thành tố Trời (không khí, gió, mưa, thời tiết), Đất (thổ nhưỡng), Nước
(sông, ngòi, đầm hồ, biển…) và phong thủy. Đó là những cơ sở mang tính thực tiễn
cao, có thể giúp làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu về các yếu tố thiên nhiên tác

động vào không gian ở.
Nhà nghiên cứu Văn hóa Huế Nguyễn Hữu Thông trong cuốn Nhà vườn xứ
Huế (2008) đánh giá, khảo tả về cội nguồn hình thành, loại hình, kết cấu, đặc điểm,
tâm thức người Huế, sự biến đổi… của những khuôn viên nhà vườn truyền thống
Huế dưới góc nhìn văn hóa và lý giải những vấn đề về bố cục, kỹ thuật, triết lý, con
người, kinh tế, xã hội… đặc biệt là sự gắn kết của người dân xứ Huế với thiên nhiên
thông qua ngôi nhà vườn. Đồng thời nêu lên những trăn trở cũng như một số đề
xuất trong việc giữ gìn những dấu ấn của một di sản vật thể.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng trong sách Văn minh vật chất
của người Việt (2011) cũng đã chỉ ra rằng: “Xây dựng nhà cửa là nhu cầu tối thiểu
của một dân tộc đã có tổ chức xã hội. Quá trình đó không diễn ra một hai trăm năm
mà là hàng ngàn năm… qua những làng mạc tre nứa lá và đất đắp, những ngôi nhà
ngói sân gạch, những ngôi chùa kiến trúc gỗ… Bóc ra từng lớp kiến trúc, chúng ta


8

sẽ được những mặt cắt kiến trúc của các hình ảnh xã hội đã qua và các phong cách
kiến trúc phong kiến, tôn giáo, dân gian…” [129, tr. 451].
Phong tục, tín ngưỡng thấm sâu vào tâm thức và lối sống của người Việt qua
bao đời nay, nhất là trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa, cùng với phong thủy giữ vai
trò khá quan trọng, bởi nó chi phối, tác động vào quá trình tạo dựng không gian cư
trú truyền thống và ứng phó với môi trường tự nhiên của con người. Nguồn tư liệu
từ những nghiên cứu của các tác giả trước đây về phong tục, tập quán dân gian, đời
sống văn hóa, nền văn hiến từ hàng ngàn năm trong lĩnh vực ăn ở, sinh hoạt, lao
động và ứng xử với thế giới siêu nhiên, môi trường, xã hội, con người… tiêu biểu
như Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (1915), Phủ biên tạp lục (1977) của Lê
Quý Đôn, bộ sách Nếp cũ (2010) với các tập “Tín ngưỡng Việt Nam”, “Làng xóm
Việt Nam” của Toan Ánh. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và lý giải về nguyên do dẫn đến
hình thành phong tục, tín ngưỡng… lại chưa được nhấn mạnh.

Về lĩnh vực kiến trúc
Do những hoàn cảnh nhất định mà việc lưu truyền kinh nghiệm dân gian về
ứng xử với thiên nhiên gần như tự phát, truyền miệng nên khó có thể tập hợp và hệ
thống để có một cái nhìn tổng thể. Có một số tài liệu do các tác giả nước ngoài sưu
tầm về kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong xây dựng nhà cửa, phong
tục, tín ngưỡng… của người Việt khá đầy đủ, công phu như của Pierre Gourou
(1936), Leopold Cadière (1994), hay bộ tạp chí Những người bạn cố đô Huế
(B.A.V.H.) (2000) là những nguồn tham khảo có giá trị. Bộ sách 3 tập Kỹ thuật của
người An Nam (2009) của Henri Oger chứa đựng hàng trăm hình vẽ về kiểu nhà ở,
không gian cư trú của người Việt ba miền. Nhiều hình ảnh trong sách nay có thể
không còn thấy ở Việt Nam. Đây là những tài liệu rất bổ ích cho những nhà nghiên
cứu văn hóa nói chung và kiến trúc truyền thống nói riêng.
Nhà ở truyền thống là mảng đề tài đã có nhiều tác giả và công trình nghiên
cứu trong các ngành khoa học dân tộc học, văn hóa học, kiến trúc, lịch sử…


9

Nhà hoạt động văn hóa Nguyễn Cao Luyện trong cuốn Từ những mái nhà
tranh cổ truyền (1997) cho rằng: “Trong hiện thực Việt Nam, nếp nhà vốn dĩ là một
tổng quát những quan hệ giữa con người và thiên nhiên về mặt kiến trúc. Do đó, nó
không phải chỉ trơ trụi là một nếp nhà mà là cả một không gian kiến trúc đã thể hiện
cái khái niệm về ở của con người Việt Nam ngay giữa thiên nhiên Việt Nam”. [80,
Tr.19] Tác giả đã cho thấy thông qua nếp nhà dân gian (bao gồm cả khái niệm về tư
duy, tinh thần, cốt cách, thói quen… của con người) là mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên, là những kinh nghiệm, cách thức ông cha ta ứng xử và thích ứng
với thiên nhiên để dựng xây nơi trú ngụ cho mình.
Nghiên cứu về kiến trúc dân gian, lịch sử kiến trúc Việt Nam, có nhiều tác
giả và các công trình như: Tìm hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam (1986) của Ngô Huy
Quỳnh, Kiến trúc cổ Việt Nam (1990) của Vũ Tam Lang, Góp phần tìm hiểu bản

sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam (2000) của Nguyễn Đức Thiềm đã dựa theo
tiến trình lịch sử để nhận dạng, tìm hiểu sâu về các loại hình kiến trúc qua các giai
đoạn của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc dân gian vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Nhà Dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng qua hai tập Nhà ở cổ truyền các dân
tộc Việt Nam (1996) đã khắc họa được toàn cảnh những nét chính yếu về kiến trúc
dân gian Việt Nam. Dựa trên cơ sở mặt bằng sinh hoạt để phân ra các loại hình nhà
ở, tìm kiếm những yếu tố có tính tộc người trong ngôi nhà của các dân tộc, tìm hiểu
các đặc tính địa phương, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Nghiên cứu cũng cho
thấy những yếu tố chung hoặc khác biệt trong nhà ở các dân tộc trên cùng địa bàn
do chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý - khí hậu và nhất là điều kiện sản xuất,
phong tục tập quán và tâm lý tộc người. Những sơ đồ và khảo sát của ông giúp
chúng ta hiểu biết về nhà cửa các cư dân, qua đó cho thấy quá trình đấu tranh với
thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên để sinh tồn.
Tác giả Hàn Tất Ngạn trong Kiến trúc cảnh quan (1999) đã đưa ra những
khái niệm cơ bản về kiến trúc cảnh quan, mối quan hệ giữa không gian trống và
không gian có công trình xây dựng, lược khảo lịch sử hình thành và phát triển kiến


10

trúc cảnh quan cũng như các nguyên tắc qui hoạch và thiết kế cảnh quan. Một số
khái niệm, chú giải và sự đánh giá của tác giả về nguyên lý kiến trúc cổ Việt Nam
giúp luận án có được những cơ sở khoa học khi nghiên cứu.
Qua nhiều năm gắn bó với việc nghiên cứu di sản kiến trúc dân tộc, tác giả
Hoàng Đạo Kính trong tập tiểu luận Di sản văn hóa bảo tồn và trùng tu (2002) đã
cho thấy những vấn đề, những cảm nhận, sự trân trọng sâu sắc giá trị văn hóa cư trú
của người Việt qua mái nhà cổ truyền giản dị, mộc mạc của ông cha và xác định:
“Kiến trúc là một thiên nhiên thứ hai mà loài người kiến tạo ra, để chung sống và để
hòa nhập với thiên nhiên - tạo hóa, chứ không phải để quay mặt với nó” [69, tr.17].

Kiến trúc sinh thái cũng là mảng đề tài chiếm nhiều tâm huyết của ông qua nhận
định: “Cần coi kiến trúc, hiểu theo nghĩa rộng, là tài nguyên thứ hai sau thiên nhiên.
Kiến trúc phải hòa đồng với thiên nhiên, lấy sự thích ứng và ứng phó mềm làm
phương châm trong ứng xử với thiên nhiên; đặt các hoạt động kiến trúc vào nhiệm
vụ trọng đại là chữa trị và ở mức độ có thể; hồi phục thiên nhiên”. Những ý
tưởng này đã mở ra cho luận án một số vấn đề mới trong hướng nghiên cứu về văn
hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt.
Một công trình nghiên cứu khoa học (đề tài cấp Nhà nước) do trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội thực hiện Mô hình và giải pháp Quy hoạch - Kiến trúc các
vùng sinh thái đặc trưng ở Việt Nam (2003) đã đưa ra tầm nhìn toàn cảnh cho việc
tiếp cận văn hóa ứng xử với thiên nhiên từ mục tiêu đi tìm bản sắc các vùng miền.
Với 11 đề tài nhánh tiến hành tại 22 địa điểm ở khắp Bắc Trung Nam, trong đó có
Bắc Ninh, Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế và đồng bằng Nam Bộ, đề tài đã phân chia
cả nước thành 8 vùng sinh thái Quy hoạch - Kiến trúc và làm rõ những đồng nhất
hoặc khác biệt giữa các vùng này. Đây cũng là một tài liệu có thể giúp ích cho tác
giả luận án tham khảo [148].
Chương trình hợp tác giữa Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin và
Trường đại học nữ Showa - Nhật Bản Nghiên cứu điều tra nhà ở dân dụng truyền
thống (2004) đã khảo sát, vẽ ghi hiện trạng mặt bằng tổng thể khuôn viên nhà và


11

vườn cổ ở một số làng xã tại 3 miền Bắc Trung Nam. Đây là nguồn tài liệu có giá trị
khoa học giúp NCS tham khảo trong quá trình tiến hành điền dã phục vụ luận án.
Tác phẩm Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt vùng châu thổ sông Hồng
(2008) do nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền chủ biên đã bổ sung từ góc nhìn văn hóa
về kiến trúc truyền thống ở châu thổ sông Hồng, để nhận diện đầy đủ hơn về bản
sắc văn hóa dân tộc. Các tác giả đã phân tích các yếu tố chi phối quá trình tạo dựng
không gian cư trú truyền thống, mối quan hệ giữa tự nhiên với nơi ở, đánh giá hiệu

quả tổ chức làng xã và không gian cư trú của mỗi đơn vị cụ thể.
Trên đây là một số khái quát về các tài liệu và nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án. Song vì văn hóa ứng xử là lĩnh vực rộng, có tính liên ngành nên trong
thời gian tương đối ngắn không thể có được sự tổnh hợp đầy đủ mọi khía cạnh của
lĩnh vực này. Phần tổng quan vừa nêu cũng cho thấy hướng nghiên cứu về văn hóa
ứng xử của người Việt với thiên nhiên nói chung và kiến trúc trong không gian ở
nói riêng vẫn còn trống một số phần có tính chuyên biệt. Các tài liệu, bài viết, các
bộ sưu tập, vẽ ghi về văn hóa cư trú, về kiến trúc truyền thống, phong tục tập quán,
tín ngưỡng… về cách thức người Việt ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở đã
được nhiều tác giả trước đây thực hiện khá bài bản. Những thành quả đó là nguồn
tham khảo quan trọng về lượng thông tin, gợi mở những hướng tiếp cận mới cho
việc nghiên cứu và trình bày luận án của NCS.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu
Nghiên cứu để nhận diện những đặc trưng về văn hóa ứng xử của con người
với thiên nhiên qua khai thác, ứng phó và thích ứng với thiên nhiên, thể hiện trong
không gian ở của người Việt tại ba miền Bắc, Trung, Nam.
Xác định các giá trị nổi bật và đặc tính cơ bản về văn hóa ứng xử với thiên
nhiên của người Việt trong không gian cư trú, làm rõ một phần nào đó bản sắc văn
hóa dân tộc thông qua nếp ở và văn hóa ở.


12

Đối tượng nghiên cứu
Không gian ở truyền thống bao gồm ngôi nhà và các thành phần phụ trợ
trong khuôn viên thuộc quyền sở hữu của mỗi gia đình.
Những đặc điểm, giải pháp trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên (tự nhiên và
nhân tạo) của cư dân ba miền về các phương diện công năng sử dụng, tạo hình kiến
trúc, hiệu quả thẩm mỹ, yếu tố tinh thần, tâm linh…

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập và nghiên cứu văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong phạm
vi nhỏ nhất - khuôn viên cư trú gia đình người Việt (dân tộc Kinh) truyền thống,
trên địa bàn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng vùng duyên hải Trung bộ
và đồng bằng Nam Bộ. (Luận án không đề cập đến không gian ở và kiến trúc các
dân tộc thiểu số)
Về thời gian: chủ yếu xem xét nhà ở truyền thống hiện hữu từ nửa cuối cuối
thế kỷ XIX, được xây dựng khoảng 100 năm. Đây là giai đoạn còn lưu giữ được khá
nhiều kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc, cũng là giai đoạn phản ánh sâu sắc
cách thức ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở.
Luận án không đề cập nhiều đến làng xã là những không gian cư trú vĩ mô.
Các chuyên đề khoa học liên quan đến ứng phó với thiên nhiên (thiên tai lũ,
lụt), khí hậu (nóng, lạnh)… đã được nhiều học giả thuộc chuyên ngành vật lý kiến
trúc đề cập. Vì vậy ở đây chỉ trình bày vắn tắt về chuyên ngành này khi cần thiết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng một số phương pháp
Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Interdisciplinary)
Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn dưới góc nhìn văn hóa học một khoa học ráp gianh giữa khoa học xã hội và nhân văn. Phương pháp này được
tổng hợp cùng nhiều phương pháp cụ thể như:


13

Phương pháp phân tích và tổng hợp (analysis and synthesis)
Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống các tư liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực
dưới góc nhìn từ các ngành khoa học (địa lý, sử học, dân tộc học, xã hội học, văn
hóa học, kiến trúc, mỹ thuật v.v…) để tìm hiểu không gian ở và một số nhà ở dân
gian hiện còn lưu giữ được. Sau đó tổng hợp, phân tích để có cái nhìn đầy đủ và
toàn diện về đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra các luận điểm khách quan về bản
chất và quy luật, sự chi phối, các biểu hiện, thông qua ba nhóm: địa hình (đất,

nước), khí hậu (nắng, gió) và thảm thực vật (cây xanh), là những yếu tố thường
xuyên có tác động quyết định đến không gian ở. Từ tài liệu thu thập được, việc đánh
giá, phân tích các thông tin một cách hệ thống, theo những trình tự logic khoa học là
bước làm hết sức cơ bản và cần thiết. Sự tổng hợp từ một tầm nhìn khái quát những
phân tích đó giúp cho người nghiên cứu có thể trình bày nội dung vấn đề được
mạch lạc, rõ ràng.
Phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu (observation participative)
Thực tế cho thấy không thể tìm hiểu văn hóa chỉ dựa vào tài liệu của những
người đi trước. Tách khỏi bối cảnh thực tiễn sẽ khó có thể nhìn nhận đặc điểm văn
hóa của các dân tộc hay vùng miền. Vì vậy, bên cạnh nguồn tư liệu tham khảo, tác
giả luận án đã áp dụng phương pháp điều tra điền dã để khảo sát một số khu vực
còn nhiều dấu ấn về kiến trúc nhà ở truyền thống, quan sát các hình thức cư trú của
dân cư, lối kiến trúc, các biểu hiện thích ứng với thiên nhiên…, rồi dựa trên cơ sở
đó giải quyết các mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề.
NCS đã thực hiện khảo sát, lập bảng biểu, chụp ảnh, vẽ ghi, tập hợp và phân
loại không gian nhà ở tại một số địa phương như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội,
Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Đồng Nai, Cà Mau v.v…, tìm hiểu và đánh giá về tổ
chức không gian làng, thiên nhiên trong một số nhà ở truyền thống các vùng miền,
tiếp cận trao đổi với cư dân ở những nhà được khảo sát và phỏng vấn các chuyên
gia văn hóa và kiến trúc. Đồng thời, NCS cũng tham khảo các tài liệu từ dự án
Nghiên cứu điều tra, khảo sát nhà ở dân dụng truyền thống tại Cục Di sản Văn


14

hóa - Bộ VH-TT & DL, các tài liệu, bản vẽ công trình tại Phân viện Nghiên cứu
Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế (2004).
Phương pháp so sánh (comparison)
So sánh đối chiếu là một phương thức tiếp cận khoa học của luận án. Đối
tượng so sánh và đối chiếu chủ yếu là những đặc điểm ứng xử với thiên nhiên như:

tự nhiên (tính thích nghi với điều kiện địa lý, khí hậu), kinh tế (chức năng sinh lợi
của không gian ở), xã hội (lối sống và nhận thức), kỹ thuật (vật liệu và kỹ thuật xây
dựng), yếu tố thẩm mỹ (bố cục, tỉ lệ, màu sắc, hình thức, thành phần trang trí).
Dựa trên nhóm tiêu chí khảo sát về tổ chức thiên nhiên trong không gian ở mặt bằng tổng thể, thiên nhiên trong kiến trúc nội ngoại thất, tác động của địa lý khí hậu - lịch sử - xã hội để chọn ra những ngôi nhà đáp ứng các nội dung sau:
- Có qui mô và tổng thể hoàn chỉnh
- Bảo lưu được khuôn viên với các công trình phụ, tình trạng bảo tồn tốt
- Kiến trúc có yếu tố trang trí tạo hình và thẩm mỹ
Kết quả thu được từ các đợt khảo sát thực tế cho thấy những nét đặc trưng
của từng miền, rút ra những quy luật, giá trị và tri thức dân gian cũng như tác
động của tự nhiên, môi trường sinh thái đến việc quyết định cách lựa chọn và thích
ứng trong kiến trúc nhà ở truyền thống.
5. Kết quả và đóng góp mới của luận án
Về giá trị khoa học
Qua khảo sát, tổng hợp thông tin, hình ảnh (phỏng vấn, vẽ ghi, ảnh chụp)
liên quan, từ đó phác họa quá trình tiếp cận, khai thác và thích nghi với thiên nhiên
của người Việt.
Định dạng và nhận biết những đặc điểm tương đồng hoặc khác biệt trong
ứng xử với thiên nhiên ở mỗi miền, lý giải vai trò, giá trị và tác động dẫn đến cách
ứng xử với thiên nhiên (cảnh quan, môi trường, khí hậu, kiến trúc, tôn giáo…) trong
không gian cư trú, qua đó khẳng định giá trị nổi trội và sự tồn tại lâu bền của văn
hóa ứng xử của người Việt.


15

Về giá trị thực tiễn
Hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến không gian ở để cung cấp thêm tài
liệu tham khảo khi trùng tu các di tích, nhà cổ hoặc xây dựng các ngôi nhà thuần
Việt theo hướng hiện đại. Cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và cán
bộ giảng dạy các trường kiến trúc, văn hóa nghệ thuật…

Góp một phần nào đó vào cơ sở nguyên lý cho công tác bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa dân tộc, khắc phục những hạn chế trong việc chế ngự, cải tạo
thiên nhiên trên tinh thần sống thân thiện với môi trường.
Đóng góp một số ý kiến vào tiến trình tìm đến một nền văn hóa có bản sắc
Việt trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng trong quá trình xây
dựng các khu cư dân nông thôn hiện nay.
6. Cấu trúc và quy cách trình bày luận án
Luận án gồm 168 trang, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 (46 trang) Một số lý thuyết và hướng tiếp cận văn hóa ứng xử với
thiên nhiên của người Việt
Chương 2 (50 trang) Văn hóa ứng xử với yếu tố thiên nhiên trong không gian
ở truyền thống của người Việt tại ba miền.
Chương 3 (50 trang) Nhận diện đặc trưng văn hóa ứng xử với thiên nhiên từ
việc nghiên cứu không gian ở của người Việt.
Ngoài ra còn có phần dẫn luận, kết luận, kiến nghị, các phụ lục và danh mục
tài liệu tham khảo.
Bản vẽ, ảnh chụp của các tác giả khác đều được ghi rõ nguồn. Toàn bộ số
bản vẽ, ảnh chụp và biểu bảng còn lại là của tác giả luận án.


16

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA ỨNG XỬ
VỚI THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Nghiên cứu văn hóa ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt
được thực hiện trên cơ sở chuyên ngành văn hóa học và vận dụng các ngành bổ trợ
kiến trúc, địa lý - sinh thái và dân tộc học. Các lý thuyết chuyên ngành và liên
ngành, những khái niệm liên quan đến hành vi con người, văn hóa ứng xử với thiên
nhiên trong không gian ở được nêu ở chương này là nền tảng khoa học của luận án.

1.1. Khái niệm
1.1.1. Ứng xử và văn hóa ứng xử
Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh (1992) thì từ ứng: đáp lại; và xử có
nghĩa là quyết đoán. Từ điển Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) cho nghĩa xử
là đối đãi. Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1992) thì xử có nghĩa “Hành
động theo cách nào đó thể hiện thái độ đối với người khác trong một hoàn cảnh cụ
thể nhất định”.
Khái niệm ứng xử (etiquette), cách ứng xử liên quan đến các tương tác xã hội
trong phạm vi chuẩn mực văn hóa, đề cập đến các quy tắc ứng xử với các hình thức
truyền thống và tập quán [179] là cách cư xử, là hành vi (cho con người) và nghĩa
tập tính trong sinh vật học, đồng nghĩa có từ tiếng Anh comportement ( hay
conduite trong tiếng Pháp) được xem là hành vi, sự tiếp nhận, tác động từ bên
ngoài. Consciousness chỉ hành động mà biết rõ ảnh hưởng hay kết quả của việc
mình làm, là loại hành vi có ý thức, có chủ định, có độ phức tạp và cao cấp, bị chi
phối bởi lý trí.
Bách khoa toàn thư Xô Viết định nghĩa về từ ứng xử: Hệ thống các hệ tương
tác, các phản ứng được thực hiện bởi các vật thể sống để thích nghi với môi trường.
Ứng xử (hành vi, tập tính) của động vật và con người được nghiên cứu bởi các
ngành tập tính học, tâm lý học, xã hội học [6]. Ứng xử được xem là một hệ thống


17

quan hệ tương tác giữa sinh vật (kể cả con người) và môi trường. (tự nhiên và xã
hội). Ứng xử là có thái độ, hành vi thích hợp với xung quanh.
Trong ngành khoa học tâm lý, các nhà tâm lý học có cách nhìn nhận về bản
chất ứng xử của con người với nhiều chiều kích, phần lớn quan tâm đến ứng xử, đến
mối quan hệ và đối xử đối xử giữa những con người với nhau. Ngoài ra, đối tượng
ứng xử không chỉ giữa con người với nhau mà còn có quan hệ ứng xử giữa con
người với thế giới tự nhiên, với thiên nhiên…

Văn hóa
Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về văn hóa. Vào cuối thế kỷ
trước, các nhà nghiên cứu đã đúc rút được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Về
sau, con số này lên tới 400, 500 và nay đã là con số hàng ngàn. [109, tr.30]
Hiểu một cách cô đọng, văn hóa là toàn bộ các giá trị vể vật chất và tinh thần
mà con người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại của mình. Nó là cả một hệ
thống các giá trị xã hội, tư tưởng (văn học, nghệ thuật, tín ngưỡng…), tinh thần, vật
chất, khoa học kỹ thuật... được bảo tồn và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác.
E.B Tylor trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy đã đưa ra một khái niệm về
văn hóa là “Một toàn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân
lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau và những tập quán
khác nhau mà con người như một thành viên của xã hội có được”[103, tr.451]. Điều
đó cho thấy tư tưởng và tri thức là những thành tố quan trọng của văn hóa, chi phối
hệ thống hành vi, ứng xử của con người đối với nhau và đối với thế giới tự nhiên.
Hệ thống ứng xử này là những tín hiệu mang tính biểu trưng, những khuôn mẫu ứng
xử, phụ thuộc vào môi trường sống mà có những biểu hiện khác nhau ở từng xã hội,
từng thời kỳ, thông qua những cách thức thích ứng, ứng phó của con người để thích
nghi với môi trường sống, hình thành những giá trị bản sắc văn hóa khác nhau.
Julian Steward đã cho rằng: “Văn hóa như là phương tiện thích ứng với môi
trường” do vậy cần phải nghiên cứu những mối quan hệ giữa môi trường, con người
và văn hóa [54, tr.7]. Luận án bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường (bao


18

hàm không gian cư trú) nên có thể lựa chọn khái niệm văn hoá trên quan điểm của
ngành nhân học, qua đó làm nổi bật tri thức và tư tưởng là những thành tố quan
trọng hàng đầu của văn hoá.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi thì “Văn hóa… là toàn bộ cuộc sống cả vật chất, xã hội, tinh thần - của từng cộng đồng.” [29, tr.53]. Trong khái niệm đó,
văn hóa hiểu với nghĩa rộng là lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử… Do vậy nghiên

cứu cách ứng xử trong vấn đề nào thì cũng có nghĩa là nghiên cứu khía cạnh văn
hóa của vấn đề ấy. Tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa về văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình [109, tr.55]
Văn hóa cũng có thể được xem như một khái niệm để nhận dạng và đánh giá
phẩm chất đạo đức tự nhiên hay tự tạo của con người hay những sản phẩm thể hiện
được giá trị văn hóa do con người tạo ra (như mỹ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn
học…). Mặt khác, các nền văn hóa khác nhau đều có những giá trị và chuẩn mực
tạo nên bản sắc riêng. Theo tác giả Phan Ngọc thì “...văn hóa dưới hình thức dễ
nhận thấy nhất biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người,
khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người khác ” [85, tr.17].
Tiếp cận văn hóa với khái niệm khoa học - triết học, theo tác giả Hồ Bá
Thâm có bốn đặc trưng cơ bản :

- Tiếp cận hoạt động: Xem văn hóa là tòan bộ họat động của con người
trong các mối quan hệ (tự nhiên, xã hội, bản thân)

- Tiếp cận giá trị : Văn hóa là chân - thiện - mỹ
- Tiếp cận phát triển: Văn hóa sẽ là sáng tạo và phát triển, đặc biệt là phát
triển năng lực con người.

- Tiếp cận công nghệ: Văn hóa là phương thức tồn tại, sinh sống và phát
triển của con người.


19

Luận án cũng dùng thuật ngữ văn hóa để giới thiệu một số khái niệm mang
tính tiếp cận đến bản chất ứng xử của văn hóa qua tiếp cận hoạt động và tiếp cận

giá trị, từ đấy có một cái nhìn hệ thống về văn hóa ứng xử thể hiện qua sự thích ứng
đặc biệt của con người với môi trường tự nhiên cũng như là các hoạt động sáng tạo,
để rồi tìm kiếm hệ giá trị và những tri thức dân gian của người xưa trong việc ứng
xử với thiên nhiên.
Văn hóa ứng xử
Như đã trình bày trên về khái niệm ứng xử và văn hóa, văn hóa cũng có thể
được xem như một khái niệm để nhận dạng và đánh giá phẩm chất thể hiện được
giá trị về vật chất hay tinh thần do con người tạo ra. Những ứng xử có giá trị cho
cuộc sống con người, được lập đi lập lại, hình thành những giá trị truyền thống của
ứng xử và sẽ kết thành giá trị văn hóa - ứng xử có văn hóa. Có những ứng xử không
có giá trị hay không mang lại lợi ích cho cuộc sống con người sẽ bị đào thải. Luận
án tiếp cận đến bản chất ứng xử của văn hóa thông qua các biểu hiện ứng xử với
thiên nhiên trong không gian ở, từ đấy có một cái nhìn hệ thống, có sự đúc rút về
văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong không gian ở.
Văn hoá còn bao gồm những hệ thống hành vi, ứng xử của con người đối với
nhau và đối với tự nhiên (cách thức sản xuất, tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ
thuật…) biểu hiện qua những tín hiệu mang tính biểu trưng. Tuy nhiên, tuỳ theo hệ
tư tưởng về bản thể luận (ontology), vũ trụ luận (cosmology) của từng xã hội, từng
thời kỳ mà cách thức biểu tượng hoá và ý nghĩa của các khuôn mẫu ứng xử ấy có sự
khác nhau.
Văn hóa ứng xử gồm hai nội dung cơ bản: văn hóa ứng xử với tự nhiên, văn
hóa ứng xử với xã hội.
1.1.2. Không gian ở
Không gian ở là khái niệm dùng để chỉ một tổ hợp hàm chứa các không gian
chức năng sinh sống của con người. Đó là không gian kiến trúc (ngôi nhà), không
gian sinh hoạt, không gian kinh tế, không gian văn hóa, không gian tâm linh... Có


20


thể hiểu theo một nghĩa tương ứng khác: đó là không gian sống (living space)
của mỗi gia đình với ngôi nhà và khu vườn hoàn toàn độc lập với các không gian
sống của gia đình khác. Trong khái niệm này, không gian kiến trúc - ngôi nhà, nhà
ở (residence) - là thành phần quan trọng nhất, là một cấu trúc phục vụ nhu cầu ở,
nơi để ở, có người sống hoặc trú ngụ [Encyclopedia of Cultural Anthropology
(1,2,3,4) - 173]. Trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam, ông bà ta có dùng từ “thổ cư”
để chỉ phần đất ở của một gia đình; “Thổ cư của một gia đình thường gồm nhà
chính, nhà phụ, nhà bếp, chuồng trâu bò, vườn, ao” [132, tr.162].
Không gian ở nghiêng nhiều về thuộc tính của vật chất với nghĩa là một nơi
trú ngụ. “Thoạt tiên, nhà ở chỉ đơn thuần là một nơi trú thân đơn giản, nhằm bảo vệ
con người chống lại những bất lợi của điều kiện thiên nhiên hoang dã như nắng,
mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng… Dần dần nó đã cho từng con người và mỗi gia
đình những điều kiện thuận lợi để nghỉ ngơi, tái hồi phục sức lao động, sinh con đẻ
cái nhằm bảo vệ nòi giống, tiến đến có thể làm kinh tế để sinh tồn và phát triển”
[113, tr. 5]. Xây dựng một không gian ở hội tụ nhiều yếu tố, cho phép thu hẹp hay
mở rộng các hình thức, khả năng tương tác với xã hội. Việc bố trí đồ đạc, sắp đặt
trang trí trong nhà (nội thất), sân vườn (ngoại thất), cảnh quan… đều có tác động và
ảnh hưởng nhất định đến con người và quan hệ của họ với xã hội.
Không gian ở ban đầu chỉ là nơi để ăn ở, nghỉ ngơi (giá trị vật chất), các hoạt
động này kéo dài trong nhiều năm, trong suốt quá trình sống của mỗi một con
người. Do vậy nó còn thể hiện tình cảm gia đình, làng xóm, đạo đức, phong tục tập
quán, triết lý sống, thẩm mỹ, nghệ thuật, kiến thức khoa học, tôn giáo tín ngưỡng…
Nhà ở dân gian là không gian cư trú chính của người dân quê - tổ ấm gắn bó
nhiều mặt của các thành viên trong quan hệ gia đình, thân tộc để từ đó mở ra quan
hệ với xóm giềng, làng nước. Nơi sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành đầu tiên nhân
cách; nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hoá của thế hệ này cho thế hệ
khác; nơi tổ chức những hoạt động kinh tế và các hoạt động sinh sống của mọi
người trong gia đình. “Ngôi nhà là nơi tụ hợp những kiến thức dân gian về kỹ thuật



21

kiến trúc và mỹ thuật cổ truyền… phản ánh rõ rệt trình độ kinh tế, xã hội và văn hóa
của một địa phương vào một thời điểm nhất định.” [132 tr.152]
Ngôi nhà là hạt nhân hình thành nên cơ cấu làng xóm và các đơn vị dân cư.
Bên cạnh chức năng về vật chất, ngôi nhà còn thể hiện sở hữu riêng tư, độc lập
trước xã hội của một hay nhiều cá nhân có mối liên hệ ruột thịt về tình cảm, vật chất
và tinh thần. Các nhà nghiên cứu kiến trúc dân gian trước đây đã đưa ra khái niệm
về không gian ở như là nếp nhà. Như tác giả Nguyễn Khắc Tụng đã khái quát “Nhà
ở là một phức hợp sinh hoạt - văn hóa của các cư dân, hay cũng có thể nói là một
không gian văn hóa…” hay nhà như là một “tổ hợp sinh hoạt và văn hóa”. Nhà là
một không gian văn hóa” [134, tr.230]. Nói về nếp nhà, tác giả Nguyễn Cao Luyện
cho rằng: “…nếp nhà là kết quả của những cách thức mà con người đã quan hệ với
thiên nhiên ngay trên đất nước quê hương qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.” [80, tr.
24]. Xây dựng xong ngôi nhà, khi con người vào sinh sống mới hình thành nếp
sống, sinh hoạt, khi ấy tạo nên chất văn hóa trong mỗi nếp nhà. Những khái niệm về
nhà ở nêu trên cho thấy thuộc tính văn hóa của không gian ở và con người tạo ra
chúng. Ngôi nhà ở đây còn hàm chứa những ý nghĩa và giá trị tinh thần của các
thành viên sống trong đó.
Khuôn viên là phần đất xung quanh nhà có ranh giới xác định, có chủ sở hữu.
Trong khuôn viên nhà nông thôn, ngoài nhà chính còn có cổng, tường rào, sân, ao,
giếng, chuồng nuôi gia súc, cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây cảnh… và các công trình
phụ kết hợp làm kinh tế gia đình. Những thành phần đó cho thấy cách tổ chức cuộc
sống, trình độ văn hóa, thẩm mỹ… thể hiện qua giao tiếp với môi trường thiên
nhiên của chủ khuôn viên.
Truyền thống là hành vi lưu truyền (tiếng La tinh là tradition: chuyển sang
cho người khác, giao, trao). Ý niệm truyền thống của R. Aileau là “sự trung gian và
tích hợp các văn hóa, sự tái sáng tạo các giá trị của một cộng đồng”. Littré nhà ngôn
ngữ học và nhà triết học thực chứng người Pháp - tác giả của cuốn Từ điển ngôn
ngữ Pháp (Dictionnaire le Langue Francaise) nổi tiếng - cho rằng truyền thống là

“Tất thảy những gì người ta biết hoặc làm theo, tức là bằng một sự lưu truyền từ thế


22

hệ này sang thế hệ nọ nhờ ở lời nói hay làm mẫu”. Hàm ẩn trong khái niệm truyền
thống là nghĩa “trao - truyền” liên quan đến vật được trao và hành vi truyền giao
giữa các chủ thể. “Truyền” nghĩa là làm tồn tại cái gì đã từng tồn tại, còn “bảo lưu"
là “giữ gìn cái đã được truyền” [103, Tr. 392].
Mỗi nền văn hóa thường thích nghi với một môi trường tự nhiên nhất định,
theo truyền thống riêng, phù hợp với các điều kiện sinh tồn có tính khu biệt của nền
văn hóa ấy. Truyền thống không chỉ giới hạn ở sự bảo tồn và lan truyền những giá
trị đã được kết tinh ở một lĩnh vực nào đó có ích lợi và được cộng đồng công nhận.
Nó không chỉ là các sự kiện, các học thuyết, hệ ý thức, các phong tục hay thiết
chế… mà còn hàm chứa những giá trị tiếp nối được kế thừa, phát huy từ truyền
thống để trở thành giá trị mới theo thời gian. Do vậy, “Truyền thống không chỉ là
cái trung gian và cái tích hợp bức thiết đối với mọi nền văn hóa. Bằng cách bảo tồn
và truyền lại cái mình biết, một cộng đồng “tự tái sáng tạo” bản thân nó và “làm
thành mới” cái nó đã từng là theo như nó muốn.”[103, tr.397]
Tìm hiểu về nguồn gốc nhà ở - không gian ở truyền thống của người Việt là
công việc không đơn giản, vì những tài liệu về khảo cổ học trong lĩnh vực này khá
hạn hẹp. Vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên có thể là một trong những lý do
làm cho kiến trúc cổ còn lại đến ngày nay không nhiều, hay nói đúng hơn là không
còn tồn tại. “Nền kiến trúc của dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm. Kiến
trúc Việt chủ yếu là kiến trúc gỗ. Vật liệu gỗ, dù là tứ thiết cũng ít khả năng đề
kháng trước độ ẩm, lũ lụt, rêu mốc, mối mọt, dễ trở thành tro than trong hỏa hoạn
hoặc chiến tranh... Bởi thế mà di sản của người Việt không lấy gì làm phong phú.
Không còn những di tích có niên đại xa xưa”. [69, tr.33]
Nhà ở truyền thống là loại hình kiến trúc được con người tạo lập từ lâu đời,
là những mẫu nhà ở đã định hình, tồn tại theo chiều dài lịch sử, ổn định về tổ chức

không gian và kiểu cách, được phổ cập trong các tầng lớp cư dân, trở thành những
khuôn mẫu phổ biến (như nhà 3, 5 gian 2 chái Bắc Bộ).
Từ khái niệm này dẫn đến thuật ngữ không gian ở truyền thống để chỉ không
gian sinh hoạt, không gian kinh tế, không gian văn hóa, không gian tâm linh... gồm


23

các ngôi nhà chính phụ (không gian kiến trúc), sân vườn, ao chuồng, cổng ngõ,
tường rào bao quanh (không gian khuôn viên), tọa lạc trên mảnh đất thuộc sở hữu
của một gia đình. Đó là một sản phẩm của lịch sử, định hình bền vững, ít biến đổi
mang tính phổ cập và điển hình. Hai không gian (kiến trúc và khuôn viên) đan xen
hòa quyện, gắn kết hỗ trợ nhau một cách hữu cơ để phục vụ cho những nhu cầu sinh
sống.
1.1.3. Thiên nhiên trong không gian ở
Thiên nhiên hay còn gọi là tự nhiên (nature), theo từ điển Wikipedia là tất cả
vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất, “… là toàn bộ những gì tồn tại sẵn
có trong vũ trụ, thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do con
người tạo ra hoặc tác động hay can thiệp vào: quy luật của tự nhiên, điều kiện tự
nhiên, quy luật đào thải tự nhiên, khoa học tự nhiên…” [Tự điển Bách khoa toàn
thư -178]. Thiên nhiên là tập hợp các điều kiện tự nhiên sẵn có đang tồn tại ngoài
tác động của con người như: môi trường địa lý, khí hậu, các loài sinh thực vật, khí
quyển… cùng với các điều kiện vật chất cần cho sự tồn tại của con người, bao gồm
cả phần do chính con người tác động và tạo ra (thiên nhiên nhân tạo).
Thiên nhiên được cấu thành bởi nhiều thành tố khác nhau. Những thành tố
này chính là nguồn tài nguyên trên mặt đất như đất, nước, nắng, gió, mưa, thảm
thực vật, các hệ động vật...tại một địa điểm nhất định. Những thành phần này đều
tồn tại và phát triển theo quy luật riêng, đồng thời cũng không có một thành phần tự
nhiên nào có thể phát triển độc lập mà không chịu sự tác động lẫn nhau. Chúng luôn
trao đổi năng lượng và vật chất cho nhau, tạo nên một hệ thống vật chất hoàn chỉnh

mang tính thống nhất và tác động lên môi trường sống mỗi vùng. Khí hậu mỗi vùng
vì thế mà có các tính chất đặc trưng riêng. Thiên nhiên liên tục tác động trực tiếp
đến cuộc sống và môi trường cư trú, “…thiên nhiên không thể tự nó chi phối cốt
cách của nếp nhà. Chính là do con người đã nhận thức rõ thiên nhiên mà sáng tạo ra
cốt cách của nếp nhà trên đất nước mình” [80, tr. 24].
Các yếu tố thiên nhiên không ngừng tác động đến mọi mặt cuộc sống. Đó
là mối quan hệ phức tạp mang tính thống nhất, biện chứng, hợp quy luật. Trong quá


×