Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Bao cao thuc tap ki thuat nghanh Xay Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 71 trang )

Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc
Lê Viết Hải, là nguồn cảm hứng, khơi nguồn đam mê về xây dựng đang lớn dần trong tim
chúng em; là người đã trải qua bao nhiêu chông gai thử thách, vững bước xây dựng công ty
lớn mạnh như ngày hôm nay. Không những vậy, chúng em cảm ơn chú Lê Viết Hải đã quan
tâm, động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho sinh viên có một môi trường thực tập chuyên
nghiệp, giỏi về nghiệp vụ, vững về đạo người.
Đồng thời, chúng em cũng xin cảm ơn các bộ phận liên quan Công ty CP Xây dựng và
Kinh doanh địa ốc Hòa Bình đã phỏng vấn, xét duyệt hồ sơ và tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng em được thực tập tại công trường – dự án biệt thự Đại Quang Minh, với đơn vị thầu
chính là công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình.
Chúng em xin cảm ơn đến các anh chị trực tiếp hướng dần, các anh chị trong ban chỉ huy
công trường giúp đỡ, bảo ban, truyền đạt kinh nghiệm cho em trong tháng vừa qua: chị
Nhàn, anh khoa, anh Thắng, anh Đanh, anh Nguyên, anh Bình,…và rất nhiều người khác
nữa.
Chúng em cũng xin cảm ơn đến những người bạn đã đồng hành, giúp đỡ chúng em trong
thời gian thực tập vừa qua.
Và đặc biệt, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, những người thân yêu
đã gắn bó với chúng em trên suốt chặng đường đời, giúp đỡ yêu thương chúng em dù là
nhưng lúc khó khăn nhất.
Thực sự tháng thực tập vừa qua là khoảng thời gian khó quên và đấy ý nghĩa. Một lần
nữa chúng em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người!
Thứ 2, ngày 22 tháng 7 năm 2015
Nhóm thực tập kỹ thuật Đại Quang Minh


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

MỤC LỤC


A.
1.
2.
3.
B.
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

TÌM HIỂU VỀ KHU ĐÔ THỊ SALA ĐẠI QUANG MINH ............................................... 4
Vị trí .................................................................................................................................. 4
Công năng.......................................................................................................................... 6
Quy hoạch giao thông ....................................................................................................... 6
NỘI DUNG THỰC TẬP...................................................................................................... 8
Tìm hiểu an toàn lao động trong công trường: ................................................................. 8
1.1.
Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng: ...................................................... 9
1.2.
Yêu cầu khi thi công xây dựng: ............................................................................ 10
1.3.

Hình ảnh thực tế trên công trường: ...................................................................... 10
Thi công cốp pha giàn giáo............................................................................................. 13
2.1.
Cốp pha và đà giáo: .............................................................................................. 13
2.2.
Dàn giáo thông thường: ........................................................................................ 13
Quy trình thi công cốp pha: ............................................................................................ 16
3.1.
Lắp dựng cốp pha cột: .......................................................................................... 16
3.2.
Lắp dựng cốp pha dầm sàn: .................................................................................. 18
3.3.
Công tác tháo dỡ cốp pha: .................................................................................... 19
3.4.
Ưu nhược điểm của cốp pha gỗ: ........................................................................... 21
3.5.
Khó khăn trong thi công cốp pha ......................................................................... 21
3.6.
Biện pháp đề xuất: ................................................................................................ 23
YC kỹ thuật của công tác thép ........................................................................................ 25
4.1.
Chủng loại thép: ..................................................................................................... 25
4.2.
Vệ sinh, đánh gỉ thép : ........................................................................................... 25
4.3.
Gia công: ................................................................................................................ 27
4.4.
Lắp đặt cốt thép:..................................................................................................... 28
4.5.
Nối thép:................................................................................................................. 29

4.6.
Kê thép: .................................................................................................................. 30
Biện pháp thi công thép .................................................................................................. 31
5.1.
Công tác chuẩn bị ................................................................................................. 31
5.2.
An toàn lao động .................................................................................................. 32
5.3.
Trình tự thực hiện ................................................................................................. 32
5.4.
Nguyên tắc thực hiện ............................................................................................ 32
Công tác kiểm tra, nghiệm thu thép ................................................................................ 33
6.1.
Đối với thép dầm .................................................................................................. 33
6.2.
Đối với thép sàn .................................................................................................... 33
6.3.
Đối với thép cột .................................................................................................... 33
Các lỗi hay gặp và biện pháp khắc phục ........................................................................ 34
7.1.
Gia công thép sai .................................................................................................. 34
7.2.
Bố trí sai thép so với bản thiết kế ......................................................................... 34
7.3.
Sai bước cốt thép, thiếu thép ................................................................................ 35


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

7.4.

Thiếu kê thép, kê thép sai ..................................................................................... 36
C. CÔNG TÁC PHỤ TRỢ: CHỐNG THẤM .............................................................................. 37
1. Chống thấm mạch ngừng. ............................................................................................... 37
2. Chống thấm Ti ................................................................................................................. 38
3. Chống thấm vách ............................................................................................................. 40
D CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG.................................................................................................... 42
1. Vệ sinh ............................................................................................................................ 42
2. Lấy mẫu và kiểm tra độ sụt của bê tông ......................................................................... 43
3. Tiến hành đổ bê tông ...................................................................................................... 46
4. Đổ bê tông....................................................................................................................... 47
5. Công tác sửa chữa ........................................................................................................... 49
E. CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ....................................................................................................... 53
1. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng: ........................................ 53
2. Nội dung thiết kế: ........................................................................................................... 53
3. Phương thức bố trí .......................................................................................................... 53
4. Quản lý vật tư thiết bị ...................................................................................................... 57


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

A. TÌM HIỂU VỀ KHU ĐÔ THỊ SALA ĐẠI QUANG MINH
1. Vị trí
Dự án Đại Quang Minh tọa lạc tại số 10 Mai Chí Thọ, Phường An Lợi Đông, Quận 2, Hồ
Chí Minh:
Cách hầm Thủ Thiêm 550 m.
Cách trung tâm tài chính Thủ Thiêm 1km.
Phía Tây Bắc: Giáp các lô 5-4, 5-5 và một phần Đại lộ Mai Chí Thọ.
Phía Đông : Giáp công viên ven rạch Cá Trê 2.
Phía Tây: Giáp khu lâm viên sinh thái phía Nam.
Phía Đông Nam: Giáp khu lâm viên sinh thái phía Nam.


Chủ đầu tư : Công ty cổ phần đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh.
Quy mô : 37 ha
Tư vấn quy hoạch tổng thể, kiến trúc và quản lý dự án : Surbana , Ong & Ong
, Hồ Thiệu Trị. Khu đô thị Đại Quang Minh được thiết kế và xây dựng theo mô


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

hình biệt thự châu Âu . Một khu đô thị tuyệt đẹp , tràn ngập cuộc sống tiện nghi ,
hiện đại , chan hòa cùng thiên nhiên và cũng không kém phần tráng lệ. Với những
ưu thế vượt trội về cơ sở hạ tầng hiện đại và các dịch vụ tiện ích, hứa hẹn mang tới
cho cư dân một cuộc sống hoàn hảo và lãng mạn giữa lòng thiên nhiên.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

2. Công năng
Đại Quang Minh Thủ Thiêm gồm các phân khu chức năng : Trường học Quốc Tế ,
khu văn hóa-thể thao , khu thương mại và khu nhà phố, biệt thự cao cấp với diện tích từ
300-1000m2. Tổng thể khu Dự án Đại Quang Minh được quy hoạch cụ thể như sau:
Nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ (shop house): diện tích đất từ 176 – 200 m2/lô.
Mật độ xây dựng tối đa: 75%. Tầng cao xây dựng: 5 tầng. Hệ số sử dụng đất: 2,8.
Tổng số căn nhà: 116 căn.
Nhà biệt thự tiêu chuẩn (Standard villas): Diện tích đất từ 280–320 m2/lô biệt thự.
Mật độ xây dựng tối đa: 50%. Tầng cao xây dựng tối đa: 4 tầng. Hệ số sử dụng
đất: 1,2.
Biệt thự cao cấp (High-end villas): diện tích đất từ 350 – 420m2/lô biệt thự, Mật
độ xây dựng tối đa: 45 %, Tầng cao xây dựng tối đa: 3 – 4 tầng, Hệ số sử dụng
đất: 1,1, Tổng số căn: 128.

Nhà biệt thự cao cấp loại lớn (Luxury Villas): diện tích từ 500 – 600m2/ lô đất,
Mật độ xây dựng tối đa: 40 %, Tầng cao xây dựng tối đa: 3 tầng, Hệ số sử dụng
đất: 1,0. Tổng số căn: 47.
3. Quy hoạch giao thông
Đại lộ Mai Chí Thọ (Đại lộ Đông Tây cũ): đã được xây dựng hoàn thiện, là tuyến
đường quan trọng đối với Khu Đô thị mới Thủ Thiêm và khu quy hoạch.
Đường trục Bắc Nam: được đầu tư xây dựng mới, đoạn thuộc phạm vi dự án có
chiều dài khoảng 834m, lộ giới theo quy hoạch được duyệt 44,7m: lòng đường
28,5m, vỉa hè mỗi bên 8,1m.
Đường đô thị liên khu vực (đường N7) Có chiều dài khoảng 564m, kết nối hướng
Đông Tây, từ khu vực quy hoạch đến khu chức năng số 6 và khu Lâm viên sinh
thái phía Nam. Lộ giới 22,6m: lòng đường 12,6m (4 làn xe), vỉa hè mỗi bên rộng
5m.
Đường phân khu vực (đường D6): Có chiều dài khoảng 821m. Lộ giới 24,6m:
Lòng đường rộng 13m (4 làn xe); dải phân cách giữa rộng 1,6m; vỉa hè mỗi bên
rộng 5m.
Tuyến đường giáp Rạch Cá Trê nhỏ (đường D9): Có chiều dài khoảng 727m. Lộ
giới 20,6m đi dọc ranh phía Đông; Lòng đường 12,6m (4 làn xe); vỉa hè phía nhà
cao tầng 5m gồm; vỉa hè phía công viên 3m.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

B. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Tìm hiểu an toàn lao động trong công trường:
Công tác An toàn-Sức khỏe-Môi trường là một trong những điều mà công ty chú trọng
quan tâm bậc nhất trong quá trình thi công xây dựng, nhằm loại trừ hay giảm thiểu các rủi ro

gây thương tật hoặc tác hại đối với sức khỏe con người, gây thiệt hại tài sản hoặc tác động
nguy hại đến môi trường.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

1.1.
Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng:
Công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy
định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện
khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn
cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh
hưởng của thi công xây dựng.
Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt
bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật
cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật
liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải
được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên
được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.
Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại
cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc.
Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công
khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy
hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh
báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.
An toàn về điện:
 Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải
riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần
hay toàn bộ khu vực thi công.

 Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo
đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong
quá trình thi công xây dựng.
 Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật
an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện.
An toàn về cháy, nổ:
 Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập
ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và
phân công, phân cấp cụ thể.
 Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy
định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân
cấp và kèm theo quy chế hoạt động.
 Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ
xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và
thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó.
 Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
 Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham
gia của nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được
thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

1.2.

1.3.

Yêu cầu khi thi công xây dựng:
Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong
biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho

người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện
pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.
Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu
chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất
lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã
được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.
Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột
xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.
Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo
quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện
các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an
toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.
Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được
kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt
động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy
trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường
thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và
công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.
Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và
trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công.
Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức
khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo
quy định của pháp luật về lao động.
Hình ảnh thực tế trên công trường:

Hình 1. Lưới bảo vệ - màu xanh
dương tượng trưng cho an toàn,
hòa bình.
AN TOÀN CHO BẠN CHÍNH

LÀ AN TOÀN CHO MỌI
NGƯỜI


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Hình 2. Biển báo cho phép đi theo hướng mũi tên

Hình 3. Biển báo nguy hiểm: đây là khu vực đang tháo
cốp pha, cấm không ai được vào đề phòng tai nạn có thể
xảy ra.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Hình 4.
Biển báo
nhắc nhở
có hố sâu,
tất cả mọi
người
cảnh giác
để tránh
tai nạn
đáng tiếc
xảy ra

Hình 5.
Biển báo
nguy hiểm,

cảnh báo
khu vực dễ
té ngã, mọi
người chú
ý cảnh giác
khi đi qua
khu vực
này.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

2. Thi công cốp pha giàn giáo
2.1. Cốp pha và đà giáo:
Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ
tháo lắp, không được gây khó khăn cho công việc đặt cốt thép, đổ và đầm bêtông.
Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng, khi đổ và đầm
bêtông , đồng thời bảo vệ bêtông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết.
Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dạng
và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế.
Cốp pha và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các
loại cốp pha, đà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn của đơn vị chế tạo.
Lắp dựng cốp pha và đà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
o Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính.
o Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm và cột nên lắp dựng sao
cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm và không ảnh hưởng đến các phần cốp
pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ ( như cốp pha đáy dầm, sàn cột
chống).
o Lắp dựng cốp pha và đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác của nhà
nhiều tầng cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển

dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông.
o Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và
không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
o Khi lắp dựng cốp pha cần có các móc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp
để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.
Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác
định lượng và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và các tác
động trong quá trình thi công.
Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi
cọ rửa nước và các chất bẩn có thể thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê tông các lổ phải
được bịt kín lại.
2.2. Dàn giáo thông thường:
Dàn giáo công tác hay gọi gọn là giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây
dựng, dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi
các công việc làm trong không gian có độ cao lớn, có chiều cao vượt hơn tầm vóc
con người so với các mặt nền cơ sở thông thường, như là mặt đất, sàn các tầng
nhà.
Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an
toàn. Dàn giáo công tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng. Dàn giáo công tác hay
còn gọi tắt là giáo công tác có chức năng duy nhất là tạo ra một sàn mặt bằng công
tác nhân tạo cho người công nhân xây dựng đứng làm việc trên độ cao lớn an toàn.
Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc
các kết cấu bê tông dạng nằm).

Hệ giàn giáo chống đỡ sàn trệt


Cần nắm được các thao tác để lắp dựng ổn định cho hệ giàn giáo. Làm xong đến
đâu phải kiểm tra chắc chắn đến đó rồi mới tiếp tục lắp ghép phần kế tiếp. Việc
lắp dựng giàn giáo phải tuân theo các yêu cầu sau:
o Vận chuyển các bộ phận:
 Vận chuyển, trực lên, hạ xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm,
xô đẩy làm cho giàn giáo bị biến dạng, ảnh hưởng công trình.
 Vận chuyển hay lấp dựng giàn giáo trên khối lượng bê tông đã
đổ xong phải được các giám sát phụ trách công trường đồng ý.
 Trụ chống của giàn giáo phải tựa trên nền vững chắc, không
trượt. Diện tích mặt cắt ngang của trụ chống (hay tấm kê) phải đủ
rộng khi đổ bê tông, kết cấu chống đỡ không bị lún quá trị số cho
phép, các chân chữ U phải được kê bằng các thanh 5-5 hoặc 510.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Các chân chữ U của
giàn giáo được kê
bằng các thanh 5-5
và 5-10 để tăng
diện tích tiếp xúc
với mặt đất, giảm
lực tác động lên
chân chữ U, không
gây biến dạng và
hư hỏng ảnh hưởng
đến kết cấu.

Với những bộ phận chủ yếu của dàn giáo (như cột, dầm chính..), nên hạn chế dùng

các thanh nối. Các mối nối không được nằm trên cùng một mặt cắt ngang và nên
bố trí ở chỗ chịu lực nhỏ.
Phương pháp lắp ghép giàn giáo phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản và dễ tháo; bộ
phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận phải tháo sau.
Giàn giáo, nếu có đều kiện, nên ghép thành mảng vững chắc rồi mới dựng lên.
Khi giàn giáo đã dựng xong, cần phải kiểm tra và nghiệm thu, dựa theo:
o Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn
o Độ vững chắc của giàn giáo (chú ý các chỗ nối, chỗ tựa)
Kiểm tra độ chính xác ở những bộ phận của ván khuôn phải tiến hành bằng máy
trắc đạt hay bằng những dụng cụ khác như dây dọi, thước…Khi kiểm tra, phải có
những phương tiện cần thiết để có thể kết luận được về độ chính xác của ván
khuôn theo hình dáng, kích thước, vị trí.
Sai lệch cho phép về kích thước, vị trí của giàn giáo xây dựng xong không được
vượt quá những trị số cho phép.
Ngoài những phần nêu trên, trong quá trình đổ bê tông, phải có người thường trực
làm nhiệm vụ:


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

o Kiểm tra giàn giáo chống đỡ xem có bị biến dạng, rung lắc hay không?
o Kiểm tra các hệ thống thanh giằng, gông…đã đủ chưa, đúng thiết kế?
o Kiểm tra mối quan hệ với các công tác khác có ảnh hưởng tới chất lược ván
khuôn ( chất tải trên ván khuôn, va chạm vào ván khuôn)?
3. Quy trình thi công cốp pha:
3.1.
Lắp dựng cốp pha cột:
Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn.
Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột. Gia công
thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
Dùng gông ( bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50cm
Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê
tông.
Cách lắp ghép :
o Bộ phận trắc đạc định vị lưới trục trên sàn, và định vị đường chân cột.
Vạch đường bao chân cột lên sàn, nền bằng mực hoặc bút xóa.

Mực gởi

o Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối
móng để làm cữ.
o Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng
đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông ti và nêm chặt tránh hiện tượng
phù và phình hông khi đổ bê tông.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Tay chuồn/ Ti

Thanh xà gồ 5-5

Tấm ván dày 20mm

Ta cố định bằng các gông cột để chịu áp lực bêtông, ta bố trí các thanh chống
ngang, thanh la và cây chống xiên tì xuống sàn để chịu lực và không bị xê dịch.

Thanh chống xiên


Dùng dây dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Dây dọi

3.2.

Lắp dựng cốp pha dầm sàn:
Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau :
Lắp hệ chống, giàn giáo dầm sàn.
Xác định cao độ, tim dầm .
Đặt cây thép chống, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống bằng cách hàn cố
định nhờ thanh thép ngang, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm .
Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống , cố định 2 đầu bằng các giằng.
Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép
trên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông .
Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế .
Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu
ván khuôn theo nội dung sau:
Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995
Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.
Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.



Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.

Công tác lắp cốp pha dầm sàn
3.3.

Công tác tháo dỡ cốp pha:
Chỉ được tháo dỡ ván khuôn dầm sàn khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu
chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng khác trong giai đoạn thi công.
Thời gian chờ để tháo ván khuôn, đà giáo phụ thuộc vào tính chất chịu lực của ván
khuôn:
o Ván khuôn không chịu lực ( các bộ phận của ván khuôn không còn chịu lực khi
bê tông đã đóng rắn) như ván thành dầm, ván khuôn cột, ván thành tam
cấp…được phép tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ 25 daN/cm2, tức là từ sau
khi đổ bê tông từ 1-3 ngày.
o Ván khuôn chịu lực ( ván đáy dầm, sàn, cột chống ván đáy) chỉ được tháo ván
khuôn khi bê tông đạt cường độ tiêu chuẩn.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Khi tháo dỡ ván khuôn, đà giáo ở các sàn chú ý như sau:
o Ở sàn nằm kế dưới sàn sắp đổ bê tông ở trên, ta dỡ từng bộ phận giàn giáo cột
chống ván khuôn, nhưng giữ lại các cột chống an toàn cách nhau không quá
3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m
o Về nguyên tắc: ván khuôn không chịu lực tháo trước, ván khuôn chịu lực tháo
sau. Nhưng trên công trường thì phải tháo cùng lúc do vướng víu không thể
tháo trước tháo sau như trên.
Trình tự tháo ván khuôn dầm sàn như sau:

o Tháo ván sàn:
 Dỡ nêm ( kích, vít ) để hạ các cột chống của giàn giáo xuống.
 Tháo ván khuôn ra
 Tháo dỡ các hệ giàn giáo chống chống ván khuôn sàn
o Tháo ván khuôn dầm phụ:
 Tháo ván thành và các chi tiết định vị.
 Tháo ván đáy và hệ giàn giáo chống đỡ
o Tháo ván khuôn dầm chính:
 Tháo ván thành và các chi tiết định vị.
 Tháo ván đáy và hệ giàn giáo chống đỡ
Nguyên tắc chung của quy trình tháo lắp ván khuôn: Lắp trước-> tháo sau; lắp sau ->
tháo trước.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

3.4.

Ưu nhược điểm của cốp pha gỗ:
Ưu điểm:
o Có thể cắt và lắp ghép theo hình dáng và kích thước cấu kiện.
o Chi phí thấp.
Nhược điểm:
o Số lần sử dụng lại ít (3-7 lần).
o Dễ bị hư hỏng.
o Mất nhiều công để lắp ghép.
o Do những hạn chế về độ phẳng của bề mặt từng tấm và khi tổ hợp nhiều tấm
nhỏ, cộng thêm với việc kích thước hình dạng không đồng đều nên nhìn chung
mĩ quan khối đổ không được đảm bảo


3.5. Khó khăn trong thi công cốp pha
Kích thước cốp pha dầm, sàn, cột…ở một số chỗ không đảm bảo, sai số lớn hơn quy
định cho phép.
Cốp pha bị hở, gây cản trở trong quá trình nghiệm thu đổ bê tông.

Cốp pha bị
hở trong quá
trình thi
công, gây
tốn công
chỉnh sửa,
làm chậm
quá trình
nghiệm thu
đổ bê tông

Cốp pha bị cong vênh do trương nở trong điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường
,tác động của ngoại lực…, không tái sử dụng lại được.
Không tận dụng được nhiều cốp pha gỗ, do bị ngấm nước dẫn đến hư hỏng nhanh
chóng.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Cốp pha bị
ngấm nước,
va đập trong
quá trình lắp
dựng, tháo
dỡ nên

nhanh chóng
cong vênh,
hư hỏng

Chân chữ U của hệ giàn giáo chưa được kê đầy đủ ( kê bằng thanh gỗ hoặc các thanh
các xà gồ 5-5), sau khi đổ bê tông, chân không chịu đủ lực dẫn đến hư hại chân, cao
độ sàn dầm sai lệch, tốn chi phí sửa chữa, gây khó khăn cho các công tác thi công sau
này.

Các chân
chữ U
không được
kê đầy đủ,
gây hư
hỏng và
biến dạng,
ảnh hưởng
đến cao độ
sàn


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

Cốp pha tường không được cố định bằng các ti đầy đủ, không làm đúng yêu cầu kĩ
thuật, dẫn đến bê tông bị phình hông sau khi đổ,lệch trục… ảnh hưởng đến kiến trúc
công trình.

Quá trình
lắp ván
khuôn đầu

cột thiếu
chính xác,
dẫn đến hư
hại sau khi
đổ bê tông

Bê tông bị
bung, phình
do cốp pha
lắp dựng
không được
chắc chắn,
tốn chi phí
sửa chữa

3.6. Biện pháp đề xuất:
Sử dụng cốp pha sản xuất từ chất dẻo:
o Các bộ phận cơ bản của cốp pha chất dẻo là: tấm khuôn, chốt, khóa, bu lông.
Tấm cốp pha chất dẻo được ghép với nhau thành các mảng có kích thước lớn
hơn và hình dạng phong phú, khi kết hợp với các sườn bằng thép hay gỗ sẽ
cho khả năng chịu lực lớn.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

o Cốp pha chất dẻo có kích thước khác nhau từ 100mm, đến 2000mm, dày
50mm. Liên kết tốt với hầu hết các hệ xương đỡ phía sau. Chúng có bố trí các
vị trí để liên kết tấm cốp pha với khung bằng vít từ trên xuống rất chắc chắn,
nhanh mà không cần dùng nhiều phụ kiện rất thuận lợi để tạo mảng làm tường,
cột,đà…

Biện pháp tối ưu nhất mà chúng em đề xuất là sử dụng cốp pha sản xuất từ chất
dẻo, có thể khắc phục tất cả các khó khăn mà ta đang gặp phải: kích thước đa
dạng, lắp dựng và tháo dỡ nhanh, trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực lớn, luân chuyển
được nhiều lần, giá thành rẻ, cho chất lượng cấu kiện bê tông tốt. Sau khi tháo tạo
nhám trên bề mặt bê tông làm tăng khả năng chống dính giữa bê tông và các lớp trát.
Sử dụng cốp pha kim loại nhôm hoặc thép: để tăng hệ số luân chuyển, khả năng tái
sử dụng cốp pha, thi công lắp ghép nhanh, đẩy nhanh tiến độ. Việc sử dụng này làm
tăng khả năng chịu lực, cho chất lượng bê tông tốt, tuy nhiên chi phí cao và trọng
lượng nặng, nên cân nhắc khi sử dụng.
Ngoài ra ta có thể sử dụng cốp pha gỗ thép kết hợp: dễ dàng thay thế tấm mặt, số lần
sử dụng nhiều-giá thành hạ, thi công lắp ghép nhanh, cho chất lượng bê tông tốt. Tuy
nhiên tấm mặt làm bằng gỗ dán hoặc ván ép nên khi gặp nước có thể bị trương nở và
nhanh hỏng.
Nâng cao ý thức giám sát của kĩ sư, ý thức làm việc của công nhân trong quá trình lắp
dựng cốp pha, tránh vấn đề thiếu vật tư, thiếu chống đỡ, thiếu giằng cố định, hay quy
trình lắp đặt không đúng, thiếu chính xác , gây ảnh hưởng đến công trình.
Thuê các nhà thầu phụ có kinh nghiệm lâu năm trong lắp đặt cốp pha, đào tạo công
nhân cơ hữu về chuyên môn, nâng cao năng suất làm việc.


Báo cáo thực tập kỹ thuật 2015

4. YC kỹ thuật của công tác thép
4.1.
Chủng loại thép:
Các chỉ tiêu cơ lý (mác thép) phù hợp với quy định của thiết kế, chủng loại đúng với
hợp đồng. Đối với công trường này dùng thép CB400 với mác thép đối với các thanh
có cường độ chảy dẻo các thanh có Ø  10(mm) là 390 MPa.
Khi thép nhập về công trình, kỹ sư cùng với tư vấn giám sát và chủ đầu tư kiểm tra
chứng chỉ chất lượng của lô thép và lập biên bản nghiệm thu vật tư.

Căn cứ trên số lượng, chủng loại tiến hành cắt mẫu thép phù hợp với tiêu chuẩn
TCVN 197: 1985 để tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của thép. Sau khi cắt xong
mẫu thép thì các bên tiến hành lập biên bản lấy mẫu và lập niêm phong mẫu thép và
chuyển cho đơn vị thí nghiệm.
Đơn vị thí nghiệm là đơn vị tư vấn độc lập do đơn vị thi công đệ trình và được sự
chấp thuận của giám sát. Khi tiến hành thí nghiệm phải có sự theo dõi đầy đủ của các
bên.
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm để xác định lô thép nhập về công trình có được đa vào
sử dụng cho công trình hay không, và cũng là cơ sỡ để quyết toán hợp đồng cung cấp
vật tư thép.
4.2.
Vệ sinh, đánh gỉ thép :
Trong công trình có 1 số cấu kiến thép đã bị hoen gỉ do để lâu ngoài trời và 1 số bị bê
tông vấy bẩn lên ( hình dưới)


×