Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG SXSH Ở XƯỞNG SẢN XUẤT CHAI PET – CÔNG TY CP VPP CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.54 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào ngày 3/12/1907, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Mỹ, Tổng
thống Roosevelt đã nhắn gởi một thông điệp đến các công dân Mỹ: “Lãng phí
và phá hoại các nguồn tài nguyên của chúng ta thay vì tăng sự hữu ích của
chúng sẽ phá hủy thịnh vượng mà chúng ta có trách nhiệm truyền đạt cho con
cháu, mở rộng và phát triển…”. Có thể sẽ không ai nhớ đến thông điệp này và
ý nghĩa của nó nếu như 77 năm sau, vào ngày 3/12/1984 xảy ra một sự cố môi
trường nghiêm trọng: một đám mây khí methyl isocyanate chết người ròi rỉ từ
nhà máy Bhopal (Ấn Độ) của Công ty Union Carbide (Mỹ) làm hơn 3.000
người chết và hơn 25.000 người bị thương. Hiện nay vấn đề Môi trường ngày
càng trở nên bức thiết, là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các quốc
gia và các tổ chức quốc tế do những tác động xấu của nó làm suy giảm nặng
nề đến chất lượng Môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống con người.
Một trong những tác nhân tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường là
chất thải từ hoạt động sản xuất Công nghiệp. Chất thải đó có thể là khí thải,
nước thải, rác thải, chất thải độc hại, các sản phẩm bị lỗi, thất thoát trong quá
trình sản xuất, sử dụng năng lượng và nước vượt định mức, sử dụng nguyên
liệu thô không hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của Môi trường đối
với môi trường sống, pháp luật đã buộc các Doanh nghiệp phải thực hiện
phương pháp giảm thiểu mức độ tác động tới Môi trường. Hiện nay, hầu hết
các doanh nghiệp thực hiện các phương pháp xử lý cuối đường ống để giảm
lượng chất thải thải bỏ ra ngoài Môi trường. Tuy nhiên, đây là phương pháp
bị động và tốn nhiều chi phí mà không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vì
vậy phương pháp sản xuất sạch hơn ra đời đã giải quyết tốt vấn đề này. Nó
được coi là một yếu tố chủ chốt, cốt lõi trong quá trình phát triển bền vững
nhờ có tính chủ động phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm


năng lượng, tài nguyên, giảm chất thải ô nhiễm, thậm chí loại bỏ các dòng
thải và nâng cao hiệu suất tiêu thụ nguyên liệu.


Riêng đối với mặt hàng chai nhựa PET, ngoài công ty Cổ phần văn
phòng phẩm Cửu Long, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty cũng sản
xuất mặt hàng này. Vậy làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh của công ty?
Bên cạnh các chiến lược quảng cáo, marketing cho sản phẩm thì vấn đề
giá cả và hình ảnh thương hiệu của công ty cũng hết sức quan trọng trong việc
nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày
càng phát triển thì những mặt hàng mang nhãn xanh, thương hiệu xanh cũng
dần được ưa chuộng. Áp dụng các biện pháp SXSH trong sản xuất sẽ giúp
cho công ty tiết kiệm chi phí do tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, tăng lợi
nhuận, đồng thời cũng quảng bá cho hình ảnh của công ty thông qua việc thực
hiện phương pháp sản xuất thân thiện với Môi trường
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “NHỮNG THUẬN
LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG SXSH Ở XƯỞNG SẢN
XUẤT CHAI PET – CÔNG TY CP VPP CỬU LONG” với mong muốn
phân tích được rõ lợi ích của việc SXSH trong doanh nghiệp, và doanh nghiệp
muốn áp dụng các biện pháp SXSH thì gặp phải những thuận lợi và khó khăn
như thế nào.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sản xuất chai PET, xem xét
quy trình sản xuất và các vấn đề Môi trường liên quan.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá các vấn đề Môi trường có liên quan đến SXSH, xác định những
thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các phương pháp SXSH và đưa ra một số
giải pháp kiến nghị giúp cho việc áp dụng SXSH vào thực tiễn sản xuất của
xưởng.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra khái niệm về SXSH, các khái niệm tương tự với SXSH để thấy
được tính ưu việt của SXSH so với các phương pháp khác, đặc biệt là so với

phương pháp xử lý cuối đường ống.
- Tìm hiểu các công đoạn trong quy trình sản xuất chai PET, phát hiện
các vấn đề về Môi trường và SXSH dọc theo quá trình sản xuất đó.
- Xem xét các biện pháp quản lý môi trường đã thực hiện ở xưởng, ưu
nhược điểm của các phương pháp đó
- Đưa ra một số kiến nghị giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể áp dụng
đối với xưởng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp như thu thập và xử lý dữ liệu, xử lý thông tin, phân
tích SWOT, phân tích chi phí lợi ích (CBA), tổng hợp số liệu …
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung : Sử dụng kiến thức về SWOT phân tích những thuận
lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khi áp dụng các phương pháp sản xuất
sạch hơn ở xưởng sản xuất chai PET.
- Phạm vi không gian: Khu vực sản xuất – xưởng chai PET , công ty cổ
phần Văn phòng phẩm Cửu Long
- Phạm vi thời gian : Xét trong năm 2009
7. Bố cục khóa luận
Khóa luận có ….. trang bao gồm cả danh mục bảng biểu tài liệu tham
khảo và phụ lục, trong đó có …. Bảng, …. Sơ đồ, … hình ảnh. Ngoài lời mở
đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, khóa luận được chia làm
ba chương:
Chương I : Những kiến thức tổng quan về Sản xuất sạch hơn
Chương II: Tổng quan về công ty CP VPP Cửu Long và xưởng sản xuất
chai PET


Chương III: Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng SXSH ở xưởng
sản xuất chai PET và một số giải pháp kiến nghị.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng

đào tạo, Khoa Kinh tế quản lý Tài nguyên môi trường và Đô thị và các phòng
ban khác của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi được học tập và rèn luyện suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn TS Lê Hà Thanh đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong thời
gian vừa qua để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra, tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn tới Thư viện quốc gia, ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân
viên xưởng sản xuất chai PET công ty CP VPP Cửu Long đã cung cấp tài liệu
giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này


CHƯƠNG I
NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
I. Sản xuất sạch hơn và các giải pháp của sản xuất sạch hơn
1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương tự với
sản xuất sạch hơn.
1.1 Khái niệm sản xuất sạch hơn
Khái niệm về sản xuất sạch hơn lần đầu tiên được UNEP – Chương
trình môi trường Liên hợp quốc – giới thiệu vào năm 1989 (Cleaner Product).
Đây được coi như câu trả lời cho câu hỏi “ Làm thế nào để ngành Công
nghiệp có thể hoạt động theo hướng Phát triển bền vững?”. UNEP đã định
nghĩa :“ Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa
tổng hợp về Môi trường vào các quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ
nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và Môi
trường”.
- Đối với quy trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo
quản nguyên liệu, năng lượng, loại trừ và thay thế dần các nguyên liệu độc
hại; giảm khối lượng và đặc tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại
nguồn.
- Đối với sản phẩm : Sản xuất sạch hơn chú trọng việc giảm bớt các
tác động có hại trong suốt chu trình của sản phẩm ngay từ công đoạn khai

thác nguyên liệu cho tới công đoạn giao nộp sản phẩm.
- Đối với dịch vụ : Phương pháp phòng ngừa ô nhiễm Môi trường bao
gồm từ khâu thiết kế, cải tiến việc quản lý nhà xưởng đến khâu lựa chọn các
loại đầu vào ( dưới dạng sản phẩm).
Từ khái niệm sản xuất sạch hơn của UNEP ta có thể rút ra những điểm
chủ yếu của sản xuất sạch hơn như sau:


- Tính phòng ngừa : Khác với công nghệ cuối đường ống là xử lý ô
nhiễm do chất thải sau khi nó phát sinh, chiến lược sản xuất sạch hơn luôn là
phòng ngừa hoặc giảm thiểu tối đa chất thải hay khí thải sinh ran gay tại
nguồn.
- Tính tổng hợp: Sản xuất sạch hơn đòi hỏi phải tiếp cận theo hệ
thống một cách bao quát toàn bộ quá trình sản xuất, thừa nhận mối quan hệ
qua lại giữa sử dụng nguyên liệu, năng lượng với chất thải, khí thải và các ý
nghĩa về mặt tài chính của mối quan hệ đó.
- Hiệu quả tổng thể : Cốt lõi của các dự án sản xuất sạch hơn là quan
điểm cho rằng : làm tăng hiệu suất các quá trình sẽ dẫn đến sự vận hành của
cả hệ thống được cải thiện vả về mặt Kinh tế và Môi trường
- Tính liên tục : Sản xuất sạch hơn là một quá trình diễn ra liên tục và
luôn luôn tìm những cơ hội mới cho giảm thiểu chi phí sản xuất.
- Làm giảm nguy cơ cho Con người và Môi trường : Cải thiện tình
trạng Môi trường cũng đồng nghĩa với điều kiện làm việc của công nhân được
cải thiện cũng như giảm tác động tiêu cực tới cộng đồng địa phương.
1.2

Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn.

Trước đây chúng ta cũng đã biết đến một số khái niệm tương tự sản
xuất sạch hơn như : Khái niệm giảm thiểu chất thải, khái niệm phòng ngừa ô

nhiễm, khái niệm năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm đó đều giống sản
suất sạch hơn: Đều có chung ý tưởng giúp cho Doanh nghiệp sản xuất có hiệu
quả hơn và phát sinh ít ô nhiễm hơn. Chúng đều là những khái niệm mang
tính phòng ngừa và giảm thiểu chất thải trước khi chất thải sinh ra.
Tuy nhiên, chiến lược SXSH khác ở chỗ đây là một hệ thống các
phương pháp, thủ tục đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm, phát sinh
chất thải và phát triển các phương án có thể được áp dụng trên thực tiễn. Hệ
thống này được thiết kế một cách có bài bản, nhằm giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể. Hơn nữa, nội dung chiến lược SXSH còn bao gồm hệ thống


quản lý SXSH được xác định rõ ràng cho phép liên tục cải thiện tình hình
kinh tế và môi trường của đơn vị.
Không nên nhìn nhận SXSH với tư cách là chiến lược chỉ trong lĩnh
vực môi trường, vì nó còn bao gồm trong đó cả những nội dung kinh tế quan
trọng. Trong bối cảnh của chiến lược này, chất thải được coi là một loại "sản
phẩm" có giá trị kinh tế âm. Mọi hoạt động làm giảm mức tiêu thụ nguyên vật
liệu, năng lượng, ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt việc phát sinh chất thải, đều
có tác dụng nâng cao năng suất, đem lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp.
Cách tiếp cận theo kiểu phòng ngừa còn có nghĩa rằng các vấn đề về
môi trường phải được giải quyết trước khi chúng có thể phát sinh. Tức là ngay
từ khâu lựa chọn việc thực hiện các quy trình, các loại nguyên vật liệu, mẫu
thiết kế, phương tiện vận tải, dịch vụ, vv... Các tiếp cận này giúp giải quyết có
hiệu quả vấn đề tiết kiệm tài nguyên vì rằng ô nhiễm không những chỉ làm
xuống cấp môi trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy rõ tính kém hiệu quả của
quy trình sản xuất hoặc quản lý. Trên thực tế SXSH có nghĩa là:
-

Tránh hoặc giảm bớt lượng chất thải được sản sinh ra;


-

Sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liêu;

-

Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường;

-

Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và

tăng lợi ích.
2. Các giải pháp về sản xuất sạch hơn
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ dơn thuần là thay đổi thiết
bị, mà còn là các thay dổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp.
Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể dược chia thành các nhóm sau:
• Nhóm giảm chất thải tại nguồn;
• Nhóm tuần hoàn;
• Nhóm cải tiến sản phẩm


Giảm chất thải tại
nguồn
Quản lý nội vi
Kiểm soát quá
trình tốt hơn
Thay đổi nguyên
liệu


Tuần hoàn
Tận thu, tái sử
dụng tại chỗ
Tạo ra sản phẩm
phụ
Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị

Thay đổi sản phẩm

Công nghệ sản
xuất mới

Thay đổi bao bì

2.1 Giảm chất thải tại nguồn (waste reduction at source).
Về cơ bản, giảm chất thải tại nguồn là nhóm các giải pháp tìm hiểu tận
gốc của ô nhiễm bằng cách giảm chất thải tại nguồn được thực hiện bởi các
giải pháp sau :
- Quản lý nội vi là giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn, nó
không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định
được các giải pháp. Khác phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị
khi không sử dụng để tránh tổn thất … là một vài ví dụ của quản lý nội vi.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn : Phương pháp này đảm bảo tối ưu hóa
về mặt tiêu thụ nguyên liệu sản xuất và phát sinh chất thải . Cũng như quản lý
nội vi, kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng
như đào tạo nhân viên vì ở phương pháp này, các thông số của quá trình sản
xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH … cần được giám sát và duy trì càng
gần với điều kiện tối ưu càng tốt.



- Thay đổi nguyên liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử
dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với Môi trường hơn, hoặc là việc
mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn.
- Cải tiến thiết bị : Là việc thay đổi những thiết bị có tổn thất nguyên
liệu nhiều hơn sang sử dụng những thiết bị có tổn thất nguyên liệu ít hơn.
Việc cải tiến thiết bị có thể chỉ là điều chỉnh đến tối ưu tốc độ máy, tối ưu
kích thước kho chứa, là việc thiết kế cải tiến các bộ phận cần thiết trong thiết
bị
- Công nghệ sản xuất mới: Lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả
hơn như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu
tư cao hơn các giải pháp sản xuất khác nhưng tiềm năng tiết kiệm và cải thiện
chất lượng có thể cao hơn.
2.2 Giải pháp tuần hoàn.
Một ví dụ của giải pháp này là có thể giữ lại nước làm mát của hệ thống
này, để nguội rồi lại tuần hoàn dùng lại, hoặc là tận thu tạo ra các sản phẩm
phụ các chất thải để làm ra một sản phẩm mới hoặc bán ra cho cơ sở sản xuất
khác. Như lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn,
cho cá hay làm các chất độn thực phẩm.
2.3 Thay đổi sản phẩm.
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một trong
những ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn. Thay đổi sản phẩm là việc xem
xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Cải thiện thiết kế sản
phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hóa chất độc
hại sử dụng.


II. Lợi ích và nguyên tắc của sản xuất sạch hơn
1. Lợi ích của sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong 36 chương trình ưu tiên của
chiến lược quốc gia về bảo vệ Môi trường của Việt nam. Vì sao mà sản xuất
sạch hơn lại có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ Môi trường đến vậy?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng xem xét lợi ích của sản xuất
sạch hơn là gì.
1.1

So sánh sản xuất sạch hơn và phương pháp cuối đường ống

Để thấy được ưu điểm của sản xuất sạch hơn, ta hãy làm phép so sánh
nhỏ giữa sản xuất sạch hơn và phương pháp cuối đường ống – phương pháp
đang được sử dụng chủ yếu hiện nay ở Việt nam để giảm chất thải ra ngoài
Môi trường.
Thứ nhất, các công nghệ kiểm soát cuối đường ống bao gồm việc sử
dụng hàng loạt các kỹ thuật và sản phẩm (các hóa chất) để xử lý chất thải, các
nguồn phát thải khí và chất lỏng. Các công nghệ này nhìn chung không giảm
lượng chất thải phát sinh. Chúng chỉ có thể giúp làm giảm độ độc hại và thực
tế chỉ trung chuyển ô nhiễm từ một dạng này sang một dạng khác mà thôi ( Ví
dụ: Chất ô nhiễm không khí được chuyển qua thành nước thải trong khi nước
thải phát ra lại có thể chuyển ô nhiễm sang các chất thải rắn). Sự khác biệt
chủ yếu giữa các biện pháp kiểm soát o nhiễm và sản xuất sạch hơn là ở việc
xác định thời điểm tiến hành các biện pháp này. Phương pháp cuối đường ống
được tiến hành sau khi các chất thải ô nhiễm đã được phát sinh, mang tính
chất bị động, trong khi đó sản xuất sạch hơn là biện pháp chủ động, “ biết
trước và phòng ngừa”.
Thứ hai, các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô
nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó,
xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản
xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô



nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa
ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý
môi trường như ISO14000.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là biện pháp cuối đường ông không
còn cần thiết nữa. Bằng cách áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn để đấu
tranh với vấn đề ô nhiễm và chất thải, mức độ phụ thuộc vào các giải pháp
cuối đường ống có thể được giảm bớt và trong một số trường hợp có thể dẫn
đến loại bỏ hoàn toàn.
Từ việc so sánh ta có thể thấy được ưu điểm của sản xuất sạch hơn so
với phương pháp cuối đường ống : Giúp làm giảm mức độ ô nhiễm và rủi roc
ho Môi trường; sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn nguyên vật liệu và tối ưu
hóa các quy trình sản suất làm giảm bớt chất thải và ô nhiễm phát sinh, từ đó
sẽ làm chi phí sản xuất giảm xuống.
1.2 Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với Doanh nghiệp
Việc sử dụng rộng rãi các biện pháp sản xuất sạch hơn mang lại nhiều
lợi ích cho doanh nghiệp, như :
1.2.1 Cải thiện tình trạng Môi trường :
Sản xuất sạch hơn có thể tạo ra những cải thiện môi trường mà các văn
bản pháp quy không bao trùm hết, như làm tăng tính hiệu quả của việc sử
dụng nước hoặc năng lượng, giảm thiểu chất thải, giảm lượng nguyên vật liệu
độc hại được đưa vào sử dụng, giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên, duy
trì chất lượng đất trồng, giảm mức ô nhiễm do hiệu ứng nhà kính. Sản xuất
sạch hơn còn giúp cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ tốt hơn chất lượng
nước và không khí.
1.2.2 Giảm chi phí tổng thể
Sản xuất sạch hơn giúp làm giảm mức phát sinh chất thải, mức tiêu thụ
nguyên vật liệu, năng lượng và nước. Vì thế các chi phí cũng giảm đi đáng kể.
Các hoạt động bảo vệ môi trường không còn là những chi phí bổ sung như



trước nữa. Nếu tính toán một cách tổng thể, thì sản xuất sạch hơn giúp làm
giảm các chi phí này, nhờ việc giảm bớt chi phí đầu vào như chi phí cho
nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí để xử lý chất thải.
Việc tránh làm phát sinh chất thải giúp tiết kiệm tiền bạc vì nó đã loại
trừ được những chi phí xử lý hoặc đổ bỏ chất thải, cũng như những chi phí để
mua nguyên vật liệu hoặc dịch vụ bị biến thành phế thải trong quá trình sản
xuất.
1.2.3 Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc
huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng
hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ
môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình
ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ
tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
1.2.4 Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện
Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường
đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế.
Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn
sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm
có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn
môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn
sinh thái.
Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ
thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.


1.2.5 Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn
Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp

của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả
xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
1.2.6 Môi trường làm việc tốt hơn
Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và
an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo
các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn
có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát
chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được
khả năng cạnh tranh.
1.2.7 Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang
trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Ðể đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu
việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất
sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân
thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất
sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm
cả độc tố theo qui luật vòng tròn.


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP VPP CỬU LONG VÀ XƯỞNG SẢN
XUẤT CHAI PET
I.Giới thiệu chung
Qua nhiều thăng trầm đổi thay, có lúc tưởng như không thể tồn tại được
khi mà sản phẩm làm ra – những lọ mực Cửu Long không tiêu thụ được,
nhưng những người dã gắn bó với thương hiệu Cửu Long của công ty không
chịu khuất phục đã mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa ngành nghề,
năng động và sáng tạo. Công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long đã và
đang khẳng định sự tồn tại và chuyển hướng đúng đắn của mình
1. Giới thiệu về Công ty

Công ty CP VPP Cửu Long tiền thân là phân xưởng chuyên sản xuất giấy
than, mực viết, mực dấu của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Ngày
01/07/1991 Nhà máy Văn phòng phẩm Cửu Long được thành lập, chuyên sản
xuất các mặt hàng văn phòng phẩm: Giấy than, mực viết, mực dấu; Ngày
28/07/1999 Nhà máy được đổi tên thành công ty văn phòng phẩm Cửu Long;
Ngày 11/01/2003 Công ty văn phòng phẩm Cửu Long chuyển đổi thành Công
ty cổ phần Văn phòng phẩm Cửu Long.
Bộ máy của công ty gồm 6 phòng ban :
- Phòng Tổ chức hành chính
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng kinh doanh dịch vụ
- Phòng thị trường
- Ban quan lý chất lượng
- Ban bảo vệ - quân sự
Và 3 đơn vị sản xuất :
- Xí nghiệp bao bì nhựa


- Xưởng sản xuất chai PET
- Tổ văn phòng phẩm và 1 xưởng sửa chữa : Xưởng cơ điện
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy công ty
Hội đồng quản
trị
Giám đốc công
ty

Ban QLCL
Trưởng phòng tổ
chức hành chính
Trưởng phòng

Kinh doanh dịch
vụ
Trưởng phòng thị
trường
Trưởng phòng
Tài chính kế toán
Trưởng ban Bảo
vệ-quân sự

Phó giám đốc kỹ
thuật sản xuất

Giám đốc xí
nghiệp Bao bì
nhựa
Giám đốc xưởng
chai PET
Giám đốc xưởng
cơ điện
Tổ trưởng tổ Văn
phòng phẩm

Hoạt động chủ yếu của công ty :
- Sản xuất kinh doanh vỏ bao các loại cho các ngành : xi măng, lương
thực thực phẩm, bao bì cho các ngành phân bón, thức ăn gia súc.


- Sản xuất kinh doanh các loại vỏ chai nhựa
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm văn phòng phẩm và đồ dùng học tập
2. Giới thiệu về xưởng sản xuất chai PET

Chai nhựa PET là một trong những mặt hàng chủ chốt của công ty, có
đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Với
tổng diện tích của xưởng là gần 2000m2 và tổng đầu tư cơ sở vật chất là 18 tỉ
VNĐ, hàng năm xưởng sản xuất chai PET đóng góp xấp xỉ 40% tổng lợi
nhuận toàn công ty
Xưởng sản xuất phôi chai nhựa các loại theo khuôn mẫu và yêu cầu của
khác hàng. Các mặt hàng chủ yếu là :
- Chai dược phẩm dung tích 30ml
- Chai đựng bia dung tích 1000ml
- Chai nước tinh lọc 330 ml
- Bình đựng nước 18,9 l


Hình ảnh 1: Chai đựng bia


Hình ảnh 2: Chai dược phẩm

Hình ảnh 3: Chai đựng nước tinh lọc

Hình ảnh 4: Bình đựng nước


II. Hoạt động sản xuất của xưởng và những tác động tới Môi trường
1. Hoạt động sản xuất
Thiết bị dây chuyền của xưởng bao gồm 5 máy sản xuất phôi PET có
xuất xứ tử Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc với năng suất 2 tấn phôi/ ngày;
và 5 máy thổi chai xuất xứ từ Trung Quốc, năng suất 60000 chai/ ngày.
Quy trình sản xuất chai PET được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất chai PET


Nguyên liệu

Tạo phôi

Thổi chai

Thành phẩm

Nguyên vật liệu trước khi được đưa vào sản xuất phải được tiến hành
kiểm tra kĩ càng, nếu không đạt yêu cầu bắt buộc phải trả loại kho. Sau đó,
thợ trực máy phôi cho tiến hành lắp khuôn phôi lên máy, thợ công nghệ thực
hiện trối trộn nhựa và sấy nhựa, rồi vận hành máy sản xuất phôi.
Khi việc tạo phôi đã xong, phải kiểm soát các sản phẩm phôi, phôi nào
đạt sẽ được đưa vào giai đoạn thổi chai; phôi nào không đủ tiêu chuẩn sẽ cho
xay phế. Phế đã xay đóng vào bao và chuyển vào kho, bán làm phế liệu
Giai đoạn thổi chai: Thợ công nghệ cho lắp khuôn chai và lên nhiệt sấy
phôi, sau đó tiến hành sản xuất chai PET.
2. Tác động Môi trường
Quá trình sản xuất của xưởng chủ yếu tác động tới Môi trường không khí,
Môi trường nước, cụ thể như sau:
II.1. Môi trường không khí:
- Các loại khí thải như bụi,SO2, NO2, CO, CO2 … phát sinh từ nồi hơi,
máy phát điện và hoạt động của các phương tiện vận tải chuyên dùng. Tuy
nhiên chỉ sử dụng 1 nồi hơi phục vụ cho công đoạn sấy sản phẩm có công suất


nhỏ (500 kg/h), khi sử dụng nhiên liệu than, các khí thải có nồng độ thấp ít
gây hại tới Môi trường.
- Khí thải từ máy phát điện: Sử dụng dầu DO để vận hành máy phát điện,

định mức tiêu hao nhiên liệu là 150 lít/giờ
Bảng : Tải lượng các chất gây ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm

Bụi

(kg/1000 lít)
2.75

(kg/giờ)
0.41

SO2

18

2.7

NOx

9.6

1.44

CO


0.5

0.075

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường Công ty cổ phần Văn phòng
phẩm Cửu Long
Bảng: Nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/m3)

TCVN

Bụi

126

400(1)

SO2

626

300(2)

NOx

440

600(2)


CO

23

300(2)

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường Công ty cổ phần Văn phòng
phẩm Cửu Long
Ghi chú: (1) TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
(2) TCVN 6991:2001 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn theo thải
lượng của các chất vô cơ trong khu công nghiệp.


Từ bảng trên cho thấy nồng độ khí SO 2 phát sinh từ quá trình đốt nhiên
liệu cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, máy phát chỉ hoạt động trong
trường hợp mất điên nên nguồn ô nhiễm này không thường xuyên.
- Tác động do tiếng ồn: Tiếng ồn từ hoạt động của dây chuyền sản xuất
trong nhà máy và tiếng ồn bên ngoài nhà xưởng ( đường nội bộ, kho chứa
nguyên liệu, kho chứa sản phẩm…) chủ yếu là từ các phương tiện vận
chuyển. Tiếng ồn ảnh hưởng lớn nhất đến công nhân tại những nơi họ trực
tiếp tham gia sản xuất. Độ ồn làm giảm năng suất lao động, gây ra trạng thái
mệt mỏi, khó chịu, làm giảm khả năng tập trung và dễ xảy ra tai nạn lao động.
Ngoài ra, khi tiếp xúc với tiếng ồn ở cường độ cao trong thời gian dài dễ dẫn
đến các bệnh nghề nghiệp
- Tác động do nhiệt: Nhiệt phát sinh từ các vị trí có gia nhiệt như nồi hơi,
quá trình sấy, dây chuyền sản xuất Nhựa.
2.2. Môi trường nước
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất: So với nước thải thì nước

mưa chảy tràn tương đối sạch, nhưng nếu không được tiêu thoát tốt sẽ gây
tình trạnh ứ đọng cục bộ, tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt và nước
ngầm. Ngoài ra nếu các chất thải trong quá trình sản xuất (nước thải, chất thải
rắn đã bị thối rữa, phân hủy…) không được thu gom xử lý tốt sẽ bị cuốn theo
nước mưa làm lan truyền chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
- Tác động do nước thải sản xuất: Lượng nước thải trong quá trình sản
xuất khoảng 4m3/ ngày đêm ( do nước sử dụng trong quá trình làm mát máy
móc thiết bị và khuôn mẫu (1m3/ngày đêm), rửa dụng cụ (1m3/ngày đêm),
cung cấp cho nồi hơi (1m3/ngày đêm). Đặc điểm của nước thải này là có nhiều
các chất lơ lửng.
2.3. Tác động do chất thải rắn.
- Chất thải rắn sinh hoạt: trung bình 0,3kg/người/ngày


- Chất thải rắn sản xuất: Xỉ than, nguyên vật liệu hỏng, khối lượng
khoảng 0,9 tấn/năm
- Chất thải nguy hại: giẻ lau, găng tay dính dầu, thùng chứa sơn …
khoảng 35kg/năm.
III. Các biện pháp quản lý Môi trường đã thực hiện tại xưởng
1.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

1.1 Đối với ô nhiễm bụi :
Khí thải sinh ra từ dây chuyền sản xuất được xử lý theo sơ đồ sau
Sơ đồ : Hệ thống xử lý dung môi hữu cơ
4

3
Vị trí phát sinh


Thuyết minh: Khí thải là các hơi dung môi hữu cơ từ quá trình sản xuất
được hút vào tháp phản ứng số (2) qua bơm hút số (1). Tại tháp phản ứng này,
dòng khí chuyển động ngược chiều với dòng dung dịch hấp thụ (nước) dưới
dạng phun mù. Nước sau khi hấp thụ được thu hồi vào bể tuần hoàn số 3, cặn
lắng đọng được thu gom và xử lý định kì theo các quy định hiện hành về chất
thải nguy hại. Khí thải tiếp tục được hút sang buồng hấp thụ thứ cấp số (4)


bằng than hoạt tính. Tại đây khí thải được tinh lọc một lần nữa và được hệ
thống máy hút gió thu khí sạch ra ngoài Môi trường.
1.2. Đối với ô nhiễm tiếng ồn.
- Xưởng đã sử dụng đệm chống ồn lắp đặt tại chân của quạt và thiết bị.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với thiết bị có công suất
lớn.
- Trang bị bảo hộ cho người lao động như bong nút tai, đảm bảo giờ làm
việc theo quy định khi tiếp xúc với tiếng ồn
1.3. Đối với ô nhiễm nhiệt
Sử dụng hệ thống quạt hút gió công nghiệp có công suất lớn tại nhà
xưởng sản xuất. Không khí trước khi thải ra môi trường bên ngoài được làm
sạch bằng màng lọc để thu bụi
2.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Môi trường nước
Các loại nước thải : Nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất … không có

chứa nhiều chất ô nhiễm có thể tác động đến Môi trường, nên sau khi phục vụ
quá trình sản xuất đã được thải bỏ trực tiếp ra môi trường thông qua hệ thống
cống và ống nước của công ty.
3.


Quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
- Chất thải rắn sinh hoạt và một số chất thải sản xuất không nguy hại như

xỉ than, sản phẩm hỏng được thu gom lại và cùng mang đi xử lý.
- Chất thải rắn nguy hại ( giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ …) được thu
gom và xử lý riêng.


CHƯƠNG III
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG ÁP DỤNG SXSH Ở XƯỞNG
SẢN XUẤT CHAI PET VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
Như ở chương II đã nêu ta thấy các biện pháp làm giảm tác động tới Môi
trường đã thực hiện ở xưởng sản xuất chai PET chủ yếu là phương pháp xử lý
cuối đường ống, mang tính chất bị động. Những biện phap này chỉ có lợi ích
về mặt Môi trường, không có lợi ích về mặt kinh tế. Bởi vì chúng tiêu hao rất
nhiều chi phí của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thu được lợi rất ít từ những
hoạt động xử lý này. Do đó rất khó khuyến khích được các doanh nghiệp tích
cực tham gia bảo vệ Môi trường. Các biện pháp giảm tác động xấu tới Môi
trường mà doanh nghiệp đã thực hiện chỉ với mục đích tuân theo quy định của
phá luật, tránh các khoản phí môi trường mà thôi.
I. Những vấn đề liên quan đến Môi trường và SXSH
Xem xét quy trình sản xuất chai nhựa PET ta thấy có một vài điểm đáng
chú ý vì nó vừa tác động tới Môi trường, vừa gây lãng phí trong sản xuất. Cụ
thể như sau:
- Thứ nhất : Ở giai đoạn 1, khi kiểm tra nguyên liệu (hạt nhựa PET),
những lô hàng không đạt yêu cầu thì bị trả lại kho và bán phế liệu. Trong quá
trình sản xuất ra chai nhựa PET, dòng nguyên liệu cũng luôn được kiểm tra
kỹ càng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công đoạn nào không đạt tiêu
chuẩn thì bị loại bỏ ngay, đưa vào kho và bán phế liệu. Điều này gây nên sự

lãng phí rất lớn, vì hiện nay trên thị trường thế giới giá xăng dầu liên tục tăng
cao khiến cho các ngành Công nghiệp điều bị ảnh hưởng, trong đó có ngành
công nghiệp nhựa. Theo tính toán của Hiệp hội nhựa Việt nam, tại thời điểm
cuối năm 2009. giá nguyên liệu nhựa đã tăng lên 30%, trong khi đó giá bán
của các Doanh nghiệp chỉ tăng khoảng 15% vì doanh nghiệp chỉ có thể tăng
giá từng bước để cạnh tranh với các mặt hàng nhựa của Trung Quốc. Hơn


nữa, chính phủ lại có quyết định tăng thuế nhập khẩu nhựa lên 5% thay vì 0%
như trước đây. Như vậy, sự hao phí nguyên liệu cộng với tác động của thị
trường đã khiến cho lợi nhuận của công ty giảm xuống đáng kể.
- Thứ hai, toàn bộ nước thải của quá trình sản xuất ( nước làm mát máy
móc, nước rửa thiết bị dụng cụ, nước cung cấp cho nồi hơi …) chỉ được sử
dụng một lần rồi thải bỏ ra ngoài Môi trường. Những hoạt động đó làm lãng
phí tài nguyên nước và tốn chi phí mua nước phục vụ sản xuất. Mặt khác,
nước sau khi làm mát sẽ mang một lượng nhiệt khá cao, nếu thải trực tiếp ra
ngoài Môi trường sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới Hệ sinh thái, và doanh nghiệp
có thể phải trả một khoản phí Môi trường về việc không chấp hành các quy
định Môi trường. Với định mức sử dụng 4m 3/ngày đêm, nếu có thể tuần hoàn
tái sử dụng 75% thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khoản chi phí khá
lớn.
Ví dụ, theo giá nước trên địa bàn Hà Nội, giá mỗi m3 nước phục vụ sản
xuất là 7000 VNĐ/ m3 thì trong một năm riêng xưởng sản xuất chai PET của
công ty cổ phần văn phòng phẩm Cửu Long có thể tiết kiệm được một khoản
là : 3*7000*270=5670000 VNĐ, và một khoản phí nước thải do giảm lượng
nước thải ra ngoài Môi trường.
Những điều nêu trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp sản xuất sạch
hơn trong xưởng là điều cần thiết. Có thể liệt kê ra một số biện pháp sản xuất
sạch hơn mà xưởng có thể áp dụng vào sản xuất:
- Cần kiểm tra kĩ nguyên liệu đầu vào trước khi mua. Phân loại mức độ

phù hợp của nguyên liệu với yêu cầu của sản phẩm để tránh việc loại bỏ
không cần thiết
- Có thể thay thế nguyên liệu đầu vào như sử dụng nguyên liệt hạt nhựa
trong nước sản xuất để giảm chi phí vận chuyển và tiết kiệm được một khoản
lớn thuế nhập khẩu.
- Có thể dùng tuần hoàn nguyên liệu


- Tuần hoàn lại nước trong quá trình sản xuất.
- Thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại
- Kiểm soát chặt chẽ các khâu gây lãng phí, đặt kế hoạch giải quyết theo
từng giai đoạn
II. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng SXSH ở xưởng sản xuất
chai PET
1.

Thuận lợi

1.1 Sản xuất sạch hơn là khuynh hướng lớn toàn cầu.
Trước sự gia tăng dân số mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật phát triển, năng
suất sản xuất công nghiệp tăng nhanh dẫn đến nguồn tài nguyên như nước,
không khí, năng lượng… đang dần cạn kiệt. Dự kiến tổng năng lượng tiêu thụ
trên toàn thế giới sẽ tăng 44% vào năm 2030. Vì vậy yêu cầu sản xuất sạch
hơn (SXSH) trong các ngành công nghiệp đang là vấn đề toàn cầu.
Trong vòng những năm 80 trở lại đây, “sản xuất sạch hơn” được áp dụng
rộng rãi ở các nước trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trường
tại nguồn trong các quá trình sản xuất. Trên thế giới, hầu hết các nước cũng
có chương trình SXSH và hỗ trợ tại chỗ cho doanh nghiệp công nghiệp. Tại
châu Á, hầu hết các nước có các chương trình trình diễn trong các ngành
Công nghiệp khác nhau. Các chương trình này được hỗ trợ bởi Chính phủ,

ngành Công nghiệp và có sự hỗ trợ từ tổ chức nước ngoài cho các chương
trình khác nhau.
* Tại Trung Quốc, thúc đẩy SXSH đã được đưa thành luật vào tháng
6/2002. Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc gồm 6 chương, 42 điều với nội
dung khuyến khích thúc đẩy SXSH, tăng cường hiệu quả sử dụng các tài
nguyên quí hiếm, giảm và tránh thải các chất ô nhiễm bảo vệ và cải thiện môi
trường, đảm bảo sức khỏe con người và thúc đẩy phát triển bền vững trong xã
hội



kinh

tế.

Luật Thúc đẩy SXSH của Trung Quốc qui định, Ủy ban nhà nước và các


×