Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuyết minh về áo dài Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.29 KB, 3 trang )

THUYẾT MINH VỀ ÁO DÀI VIỆT NAM
Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay
đến Áo dài. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá
trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là
trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng
nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo
thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
cách nay khoảng vài nghìn năm.
Theo tư liệu của ông Âu Tuyền (Huế), chiếc áo dài xưa "có độ dài vừa phải, không lê
thê phết gót mà cũng không ngắn đến quá đầu gối. Eo áo rộng nhưng cũng tạo dáng
thắt đáy lưng ong. Vai tròn, ngực tròn dù bên trong chỉ mặc áo yếm. áo dài xưa
thường có màu trắng hoặc màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, tím nhạt, tuyền đen,
vàng mơ mặc với quần đen hoặc trắng, ống quần không quá rộng...". Chất liệu chủ
yếu bằng lụa là.
Áo có độ dài cổ xuống đến chân ,Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ
thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín
đáo. Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang
hông. Thân áo gồm hai phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt
cá chân. Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi
bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ. Tay áo dài ko có cầu vai, may liền,
kéo dài từ cổ áo đến cổ tay. Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng,
thướt tha, uyển chuyển. Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng
lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái
hơn. Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi
mặc vào ôm sát người,nhẹ nhàng thanh thoát hơn.
Trong vòng 100 năm qua, chiếc áo dài Việt Nam cũng trải nhiều biến đổi, thăng trầm.
Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân của phụ
nữ Việt Nam đầu thế kỷ đến năm 1935 hoạ sĩ Lê Phổ là người đầu tiên cách tân chiếc
áo dài Việt Nam. Ông vẫn giữ phong cách của áo dài cổ điển nhưng tiện dụng và tân
thời hơn với áo dài được may ôm hơn, cổ thấp hơn, chiều dài áo ngắn hơn một đoạn.


Sau áo dài Lê Phổ còn có áo dài Le Mỷr của ông Nguyễn Cát Tường cách tân nhưng
không thành công với áo dài tay bồng... Trong thập niên 60, trước sự du nhập của chất
liệu nilon, bà Trần Lệ Xuân có lúc lăng xê loại áo dài nilon mỏng tang, cổ khoét sâu


táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn
tại gượng gạo trong một thời gian ngắn.

Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục
truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn
giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục
truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên
và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ
sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững
chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi
mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt
xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc
cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ
dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát
nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một
chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người
phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người
mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.
Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố
Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài
được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái
người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh
hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn
kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”.
Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã

được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc
ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp
lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại
cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu
về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm
một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này
Trong những sự kiện quốc tế diễn ra tại Việt Nam, Áo dài đã được chọn làm bộ trang
phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà
Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân
tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại
TP.Hồ Chí Minh, hay trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009…


Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà
nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có
thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát
nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo
dài khi sửa thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...
Còn về hội hoa,không thể không kể đến bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa
sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại
Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên
một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn).
Có thể nói,áo dài dù cho có màu sắc đậm chói hay dịu mát, ngay bằng hàng vải thô sơ
hay tơ gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn hay dài thượt, thân áo nhỏ hẹp hay rộng rải, cổ
áo có cao kín hay để hở, bộ áo dài Việt Nam vẫn là sự kết hợp của chân thiện mỹ,
không những nói lên nhân sinh quan Việt Nam, mà còn gói kín tinh thần Việt Nam:

dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm
nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập.
Áo dài chính là niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài
đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật
thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.Vậy nên,
thế hệ trẻ ngày nay có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ nét đẹp áo dài-một trong những
giá trị quý báu của văn hóa dân tộc.



×