Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận đô thị hy lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 22 trang )

I. Địa lý và dân cư
1.Địa Lý
Hy lạp cổ đại là một quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải nằm ở bán đảo Balkan và biển
Aegean với nền văn minh của đảo Crete chiếm địa vị chủ đạo. Lúc đầu các bộ tộc tự gọi mình
theo tên riêng, đến khoảng thế kỷ thứ VIII – VII TCN, người Hy Lạp mới gọi mình là Hellenes
và gọi đất nước mình là Hellas tức Hy Lạp.
Lãnh thổ Hy lạp cổ đại rộng lớn hơn Hy Lạp ngày nay rất nhiều, bao gồm:







Miền Nam bán đảo Balkan.
Các đảo trên biển Aegean.
Miền ven biển phía Tây Tiểu Á.
Cả Trung Âu.
Nam Âu.
Ai Cập.

Trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Balkan.
Đất đai Hy Lạp không phì nhiêu lắm nên không thuận lợi cho trồng cây lương thực, địa hình
còn bị chia cắt thành những vùng sinh thái nhỏ xen lẫn đồi núi đồng bằng và bờ biển. Bù lại Hy
lạp có nhiều khoáng sản quý như: Vàng, bạc, đồng, sắt…Qua bàn tay của người thợ thủ công đã
trở thành hàng hóa có giá trị.
Bờ biển Hy Lạp có nhiều cảng vịnh thuận lợi cho tàu bè đi lại và trú ẩn, vì vậy ngay từ thời
cổ đại nghề buôn bán bằng đường thủy ở đây rất phát triển.
Nằm giữa vùng tiếp giáp 3 châu lục, Hy Lạp đã có điều kiện thuận lợi để phát triển công
thương nghiệp, đồng thời tiếp thu và kế thừa những thành tựu văn hóa rực rỡ của phương Đông.


1


Bản đồ Hy Lạp cổ đại
Nguồn: www.slideshare.net
/>cb=1294950269

2.Cư dân
Từ thiên niên kỷ III.TCN, ở đây đã có con người sinh sống. Cuối thiên niên kỷ III.TCN, các
cuộc thiên di từ Ban Căng xuống đã tạo nên những biến chuyển mới về kinh tế, chính trị, xã
hội…
Ở Hy Lạp gồm những tộc người chính sau:
Người Acheen và người Eolien định cư ở Trung bộ Hy Lạp và Tiểu Á.
2


Người Eonien định cư ở các đảo ven biển Tiểu Á.
Người Dorien định cư ở bán đảo Peloponnesus, đảo Crete và một số đảo nhỏ khác ở phía
nam biển Aegean.

II. Hy Lạp cổ đại từ khi thành lập nhà nước đến khi bị nhập vào đế
quốc La Mã






Gồm 4 thời kỳ:
Thời kỳ văn hóa Crete – Myxen.

Thời kỳ Homer.
Thời kỳ thành bang.
Thời kỳ Macedonia và thời kỳ Hy Lạp hóa.

1. Thời kỳ văn hóa crete – Mycenae (khoảng thiên niên kỷ III – II. TCN)
- Những thành tựu của các ngành khoa học, nhất là khảo cổ học đã góp phần làm sáng tỏ nền
văn minh Crete – Mycenae rực rỡ.
- Crete là một hòn đảo lớn, nằm ở phía nam biển Aegean. Trung tâm văn minh Crete nằm
trên đảo này với những thành thị nổi tiếng như Cnossos, Phaitos, Malia…
- Văn minh Mycenae nằm ở đồng bằng bán đảo Peloponnesus.
Nền văn minh Crete tồn tại trong 1800 năm từ đầu thế kỷ thứ III – XII.TCN, trong đó thời kỳ
phát triển rực rỡ nhất vào khoảng thế kỷ XVII – XIV.TCN. Đã phát hiện ra di tích thành Troia
(Troy).
Văn minh Mycenae tồn tại khoảng năm 2000 đến thế kỷ XII.TCN, phát triển rực rỡ nhất vào
thế kỷ XV – XII.
Tại Crete – Mycenae, người ta đã tìm thấy những cung điện, thành quách và nhiều hiện vật
khác trong đó có cả chữ viết.
Cơ sở của hai nền văn hóa này đều là đồ đồng thau.
Chế độ xã hội thời văn minh Crete – Mycenae là chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu phương Đông
cổ đại với trình độ phát triển kinh tế cao.
3


Nền văn hóa này đã kết thúc vào cuối thế kỷ XII.TCN.

Thành bang Mycenae
Nguồn: historyfiles.co.uk
/>
2. Thời kỳ Homer (thế kỷ XI – IX. TCN)
Còn gọi là “thời đại anh hùng”, vì lịch sử Hy Lạp cổ đại thời kỳ này được phản ánh trong 2

bản hùng ca Iliad và Odyssey của Homer.
Đây là một thuật ngữ sử học chỉ giai đoạn quá độ từ nền văn minh Mycenae sang văn minh
Hy Lạp.
Hai ngành kinh tế quan trọng nhất là nông nghiệp và chăn nuôi, trong đó chăn nuôi giữ vai
trò chủ đạo. Thủ công nghiệp đang trong quá trình chuyên môn hóa. Công cụ đồ sắt đã được sử
dụng nhưng phổ biến nhất vẫn là đồ đồng.

4


Xã hội Homer là giai đoạn của chế độ công xã nguyên thủy. Tổ chức xã hội gồm có: Thủ lĩnh
quân sự, Đại hội nhân dân, Hội đồng trưởng lão. Chế độ xã hội này được gọi là chế độ dân chủ
quân sự. Trong thời kỳ Homer đã xuất hiện nô lệ, nhưng số lượng chưa nhiều.

3. Thời kỳ thành bang (thế kỷ VIII – IX. TCN)
Do sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhiều
thành thị đã ra đời ở Hy Lạp và Tiểu Á. Kinh tế phát triển dẫn đến phân chia dân cư Hy Lạp
thành 3 loại: quý tộc, nô lệ và bình dân. Trên cơ sở đó, đến thế kỷ VIII TCN, ở Hy Lạp một lần
nữa xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ lấy một thành thị làm trung tâm gọi là những thành bang.
Trong số các thành bang ở Hy Lạp quan trọng nhất là thành bang Sparta và Athens.
Sau khi chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư kết thúc (490 – 479 TCN), các thành bang Hy Lạp bước
vào thời kỳ phát triển mới trong đó chế độ chính trị ở Athens là mẫu mực hoàn hảo nhất của nền
dân chủ. Dưới sự cai trị của Pericles (461 – 429 TCN), Athens bước vào thời kỳ phát triển cực
thịnh và đã có những cống hiến lớn lao cho nền văn minh chung của loài người.

Athens Hy Lạp

5



Nguồn: plakadiadromes.webnode.gr
/>
4. Thời kỳ Macedonia và thời kỳ Hy Lạp hóa (337 – 30. TCN)
Sự lớn mạnh của Aten khiến các thành bang Hy Lạp khác, đặc biệt là Sparta lo ngại. Những
mâu thuẫn về thể chế chính trị cũng như về kinh tế giữa Athens và Sparta đã dẫn đến sự ra đời
của 2 liên minh đối lập: đồng minh Delos do Athens đứng đầu, đồng minh Peloponnesus do
Sparta lãnh đạo. Cuộc chiến tranh giữa 2 liên minh này mà lịch sử gọi là cuộc chiến tranh
Peloponnesus đã làm cho Hy Lạp kiệt quệ và suy yếu trầm trọng.
Trong khi đó nước Macedonia nằm sát phía bắc Hy Lạp đã phát triển nhanh chóng về thế lực
và trở nên hùng mạnh vào thời vua Philip II. Philip II đã đem quân tấn công và chinh phục Hy
Lạp năm 337 TCN.
Giành được quyền thống trị Hy Lạp, Macedonia, lúc này do Alexandros (con trai vua Philip
II) cầm quyền thống lĩnh lực lượng liên quân Hy Lạp tiến đánh và chiếm Ba Tư. Sau đó, ông
chinh phục toàn bộ Tây Á, Ai Cập, Trung Á tới Bắc Ấn Độ lập nên một đế quốc rộng lớn.
Sau khi Alexandros qua đời, đế chế của ông bị tan rã thành nhiều tiểu quốc. Do sự truyền bá
rộng rãi của văn hóa Hy Lạp ở các nước này mà chúng còn được gọi là các quốc gia Hy Lạp hóa.
Thời đại Hy Lạp hóa kéo dài từ năm 334 – 30 TCN khi La Mã chinh phục Ai Cập.

II. Những nét đặc trưng của đô thị Hy lạp cổ đại
1.Các thành phần của đô thị Hy Lạp cổ đại
Agora: là nơi lộ thiên để hội họp ở các thành bang Hy Lạp thời cổ xưa. Sau này được dùng
làm quảng trường, chợ, các cửa hàng, nơi sinh hoạt văn hoá công cộng. Agora được xem như là
trung tâm chính trị, hành chính và thương mại của các thành phố Hy Lạp cổ đại. Diện tích các
agora khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng
từ cuối thế kỷ IV TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột
thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các agora tuân theo nguyên tắc đối

6



xứng nghiêm ngặt với từng công trinh kiến trúc, không đối xứng với tổng thể. Agora sau này có
ảnh hưởng lớn đến sự hình thành các forum thời kỳ La Mã và quảng trường.

Agora
Nguồn: dhxd.edu.vn
/>Acropole: Là trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo của đô thị Hy Lạp cổ đại là nơi có các hoạt
động nghi lễ của người dân. Acropole được xây dựng ở nơi cao nhất và tốt nhất của một thành
quốc, thường gắn liền với thiên nhiên và có tầm nhìn đẹp, phục vụ như là nơi ẩn náu cuối cùng
của mọi người khi bị kẻ địch tấn công.

2. Hình thái học đô thị Hy lạp cổ đại
Kiểu bố cục tự do: Thường xuất hiện ở các đô thị thời kỳ đầu với hạt nhân tổ hợp chính là
Acropole và Agora. Tập trung xung quanh 2 trung tâm này là các thành phần khác của đô thị
được tổ chức phù hợp với địa hình.

7


Kiểu ô cờ (Gridion): đô thị được tổ chức theo lý thuyết về xây dưng đô thị của
Hyppodammos. Hyppodammos (V tr.CN) là kiến trúc sư sinh trưởng và lớn lên ở 16 thành Milet,
ông chủ trương: chức năng sử dụng của nhà và không gian công cộng cần được chú ý trong quy
hoạch đường phố.
Nguồn: Giáo trình lịch sử đô thị ( TS QHĐT(M.U.P): Nguyễn Hồng Ngọc)

III. Những tinh hoa và thành tựu nổi bật về nghệ thuật của đô thị Hy Lạp cổ
đại.
Trong các loại hình nghệ thuật ở Hy lạp cổ đại, âm nhạc, hội họa rất ờ nhạt, nhưng điêu khắc
và kiến trúc đã đạt được những thành tựu rực rỡ.

1. Điêu khắc

Những công trình điêu khắc từ thế kỷ VIII – VII TCN còn cứng nhắc và chiểu ảnh hưởng
của nghê thuật phương Đông. Nhưng dần dần nó đã vượt qua được chủ nghĩa công thức,
vươn tới chủ nghĩa hiện thực. Tới thế kỷ V TCN, điêu khắc Hy Lạp đã phát triển một cách
nhanh chóng và đạt tới sự hoàn mĩ, Những công trình sáng tạo gắn liền với tên tuổi của các
nghệ sĩ tài ba như Polykleitos, Miron, Phidias…
Họ đã thể hiện tác phẩm sinh động với tính tư tưởng sâu sắc. Với những tác phẩm nổi
tiếng như tượng thần Zeus, tượng thần Aprodit (thần vệ nữ ), tượng nữ thần Athena, tượng
người lực sĩ ném đĩa và lực sĩ vác giáo được đánh giá là những mẫu mực của nghệ thuật điêu
khắc.

8


Lực sĩ ném đĩa

Nữ thần Athena

Nguồn: pinterest.com

Nguồn: pinterest.com

/>
/>
2. Kiến trúc
2.1 Tổng quan về kiến trúc
Nhắc đến Hy Lạp là phải nhắc đến nền nghệ thuật sáng chói, có ảnh hưởng sâu sắc đến các
nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ thời cổ đại cho đến ngày nay.
Trong đời sống của người Hy Lạp cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quang trọng, họ thờ rất nhiều
vị thần. Vì vậy thể loại kiến trúc đền thờ ở đây rất phát triển. Gần như các công trình có giá trị
nghệ thuật, đẹp nhất Hy lạp đều thuộc về tôn giáo.

Tiếp thu thành tựu nghệ thuật của Ai Cập và Lưỡng Hà, khắc phục tính chất tượng trưng, ước
lệ,vươn lên chủ nghĩa hiện thực. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.Vẻ đẹp
lộng lẫy,thần thánh và nguy nga của các công trình đó không chỉ ở thời cổ đại mà ngay đến bây
giờ vẫn được công nhận và ngưỡng mộ.

9


Kiến trúc Hy Lạp thường có đặc điểm là các công trình được xây trên nền móng hình chữ
nhật với những dãy cột đá tròn ở 4 mặt. Qua nhiều thế kỷ, người Hy Lạp phát triển 3 kiểu cột mà
hiện nay người ta vẫn dùng trong trường phái “cổ điển”… Kiểu Doric, Kiểu Ionic, Kiểu Corinth.


Kiểu Doric (thế kỷ VII. TCN)

Là loại cột đơn giản và đơn giản nhất trong hệ thống các kiểu cột cổ điển.
Được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy, không có phần đế cột và không có
phần đầu cột, trên cùng là phiến đá vuông giản dị không có trang trí.
Vẻ đẹp của thức cột này được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng.


Kiểu Ionic (thế kỷ V. TCN)

Mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ, giàu trang trí hơn cột Doric.
Có 24 gờ sống đứng còn Doric có 20 gờ, tỉ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1: 9.
Có đế cột ở phía dưới đầu cột có hình đệm nhỏ. Phía trên cột có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn
vào trong.
Các dầm ngang của cột được phân vị theo chiều ngang thành ba dải.



Kiểu Corinth (thế kỷ IV. TCN)

Là loại cột giàu tính trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ.
Do liến trúc sư Callimachus sáng tạo ra.
Ưu điểm hơn hai cột trên: đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian.
Các đền thờ Hy Lạp được thiết kế theo dạng mở với nhiều hành lang, nhiều ánh sáng.
Các công trình kiến trúc Hy Lạp chủ yếu được xây dựng bằng đá với kích thước đồ sộ và
mang giá trị nghệ thuật cao.

10


Các thức cột Hy lạp cổ đại
Nguồn: nguonviet.org
ay/wp-content/images/2012/05/Cot-Hy-Lap-7.jpg

2.2 Những thành tựu kiến trúc tiêu biểu


Đền Parthenon:

Được coi là kiến trúc tiêu biểu với những mẫu hình tiêu biểu với những hình mẫu tinh xảo
nhất của kiến trúc cổ điển và kiệt tác nghệ thuật điêu khắc.
Được xây giữa thế kỷ 5(TCN).
Dài 69,5m. Rộng 30,5m.

11


Phong cách kiến trúc Doris.

Hành lang cột xung quanh và hành lang cột bên ngoài quây lấy nội điện. Trong nội điện có
khám thần, bên trong là pho tượng nữ thần lớn chế tác bằng vàng và ngà voi. Hành lang cột xung
quanh có 46 cây cột lớn, 8 cây phía trước, 17 cột mé bên, mỗi cây có rãnh lõm do rất nhiều đá
tròn lớp xếp thành, hiện ra hình chùy hướng lên phía trên.
Phong cách kiến trúc chủ đạo được tạo nên từ kết cấu gỗ đơn giản, đường nét và hình thức
giản đơn nhưng không hề kém tinh tế.
Đền Parthenon xây trên nền đất đền Athena xa xưa, nơi từng thờ pho tượng nữ thần Athena được đúc bằng vàng và ngà voi bởi đôi tay tuyệt vời của nhà điêu khắc vĩ đại Phidias.

Đền Parthenon
Nguồn: en.wikipedia.org
/da/The_Parthenon_in_Athens.jpg


Đền Apollo:

Là một đền thờ Hy Lạp cổ đại ở Bassae.
Xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ V (TCN).
12


Tọa lạc trên miền núi ở Peloponnese, nằm trên một ngọn núi có chiều cao so với mặt nước
biển lên đến 1131m, được bao quanh bởi rất nhiều khe suối hẹp.
Là một trong những điện thờ cổ đại có quy mô rộng lớn và được bảo tồn khá tốt.
Có sự kết hợp của các kiến trúc Doric, Ionic và Corinth.
Được xây dựng bởi đá tổ ong xám, hứng những luồng gió thổi quanh năm, ngôi đền mang
một vẻ u buồn và lạnh lẽo.
Tượng và trụ đá được làm từ đá hoa cương.
Bên ngoài điện được thiết kế với kiến trúc Doric, bên trong điện thờ là sự kết hợp của kiến
trúc Ionic và Corinth. Với 10 chiếc cột theo kiến trúc Ionic ở những vùng trũng và 1 chiếc cột
kiểu Corinth ở cuối dãy phía Nam.


Đền Parthenon
Nguồn: pickillia.com
/>•

Đền Athena Nike:

Được hoàn thành năm 430 TCN.
13


Chất liệu chính là đá cẩm thạch.
Nằm ở ngay đầu mũi đá phía Tây Nam khu quần thể Acropolis.
Từng là nơi linh thiêng thờ phụng các vị thần gắn liền với các cuộc chiến.
Cao 11feet ( khoảng 3,5m). Chiều cao của ngôi đền tỉ lệ với chiều cao của cột là 7:1 thay vì
9:1 như các ngôi đền Ionic khác.
Được trang trí tỉ mỉ bởi các tác phẩm điêu khắc ở cả bên ngoài và bên trong.
Từng bị phá hủy bởi người Ba tư vào năm 480 TCN và được xây lại vào năm 435 TCN. Năm
1998 ngôi đền bắt đầu chu trình cải tạo mới.

Athena Nike
Nguồn: aviewoncities.com
/>•

Đền Atemis:

14


Là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, (đền thờ Diana).

Được xây từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersuphron và con là Metagenes.
Dài 377 feet(115m), rộng 180feet(55m) bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus nay thuộc
Thổ Nhĩ Kì, bờ biển Aegean.
Không những là một trong số những ngôi đền Hy Lạp đồ sộ nhất, mà còn là một trong những
công trình được xây dựng toàn bằng đá cẩm thạch lâu đời nhất.
Được xây dựng ở địa điểm gồm các ngôi đền xây dựng đầu tiên vào khoảng năm 550 TCN
với sự giúp đỡ tài chính của Croesus, một vị vua nổi tiếng giàu có thuộc vương quốc Lydia lân
cận. Năm 430 TCN đền đã hoàn thành sau 120 năm.
Năm 356 TCN, đền bị một kẻ mắc chứng cuồng phóng hỏa thiêu huỷ.
Trong vòng vài thập niên sau, người ta dựng tại địa điểm cũ ngôi đền mới, theo hình dáng
của ngôi đền ban đầu. (Ba cửa sổ lớn được trổ thẳng xuyên qua mái, cửa sổ ở giữa tạo ra một
khoang hở giúp những người viếng đền có thể nhìn thấy vị nữ thần Artemis trên bàn thờ.Chính
bàn thờ cũng là một công trình có dãy cột thật tráng lệ ở bên phía, đặt ở phía trước ngôi đền).
Khi đền được trùng tu vào thế kỷ 4 TCN, thì nền móng của một số kiến trúc thượng tầng của
ngôi đền nguyên thuỷ được tận dụng, nhưng ngày nay chỉ cao khỏi mặt đất khoảng 2m, tấm
móng được một hàng cầu thang bao quanh. Ba mươi sáu cột nằm ở phía trước lối ra vào đều
trang trí bằng các tác phẩm chạm nổi, một đặc điểm khác thường đối với các ngôi đền Hy Lạp,
chính bản thân các cột đều chạm trổ từ 40 đến 48 đường rãnh máng khoét sâu ở thân cột. Quanh
ngôi đền phía trên các cây cột, có một trụ ngạch, trong khi các máng xối đều chạm hình đầu sư
tử. Với khoảng cách giữa các cột không có trụ đỡ thường vượt quá 6,5 m, bao gồm các tảng đá
dài đến 8,75 m.

15


Đền Atemis
Nguồn: dothi.net
/>•

Thành cổ Acropolis:


Acropolis có nghĩa là một thành phòng thủ.
Tại Hy Lạp thời xưa, mỗi nơi đều có một acropolis kiên cố. Nếu địch quân tấn công, dân
chúng sẽ tựu hợp trong acropolis để lánh nạn và được bảo vệ.thành cổ Acropolis tại thành phố
Athens nổi danh nhất thế giới.
Các tòa nhà của Acropolis được xây dựng với biểu tượng và phong cách kiến trúc Doric.
Ngọn đồi Acropolis, tọa lạc ở ngoại ô thành phố Athens, là một trong những địa danh quan
trọng và nổi tiếng của thành phố. Đây là quần thể đền đại vĩ đại nhất, đẹp nhất được một dân tộc
và một nền văn minh phát triển nhất mấy ngàn năm trước xây cất.

16


Thành cổ Acropolis
Nguồn:
/>
IV. Quy Hoạch đô thị
1. Quy Hoạch
Các nhân vật nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là Hyppodamus (khoảng 500 năm trước công
nguyên) và Aristotle(422 – 384 trước công nguyên) đã có nhiều đóng góp có giá trị đặc biệt cho
việc hình thành và phát triển lý luận qui hoạch và xây dựng đô thị.
Hyppodanus đã đưa ra lý thuyết đầu tiên về quy hoach đô thị như sau:
+ Quy mô dân số: không qus 10 000 người trong 1 đô thị.
+ Thành phần dân số đô thị gồm có nông dân, binh lính, thợ thủ công và các thành phần khác
+Hình thái không gian: mặt bằng bàn cờ được tạo nên từ các đường phố giao nhau gốm có
các đường chính cách nhau 50-300 m. Các đường phụ cách nhau 30-35 m. Mặt cắt đường chính
5-10m. Mặt cắt đường phụ 3-5m.
17



+ Phân khu chức năng đô thị: có 3 khu vực đó là khu vực tôn giáo, sinh hoạt công cộng và cư
trú.
+ Các đường phụ giới hạn các khu đất tạo nên cơ sở của mặt bằng đô thị. Với 1 ô đất thì chỉ
đủ xây 1-2 nhà, còn các công trình công cộng tất nhiên phải cần nhiêu ô đất hơn.
+ Tường thành được tổ chức dựa vào địa hình.
Plato cho rằng địa điểm xây dựng đô thị cần trên cơ sở hướng gió, nguồn nước và khai thác
tài nguyên; mỗi thành phố phải có vùng ảnh hưởng của mình, cách biển ít nhất 14 km; phải có
cảng để phát triển thương nghiệp và hàng hải. Qui mô của một thành phố nhà nước lý tưởng là
5.040 người. Đất nông nghiệp được chia thành 12 khu vực, trung tâm thành phố có các đen thờ,
nhà ở và nhà làm việc của các quan chức cao cấp; xung quanh là các lô nhà của dân chúng.
Thành phố cổ Hy Lạp không có thành, các hoạt động thương nghiệp được bố trí bên ngoài thành
phố.
Aristotle đưa ra 4 điều kiện cơ bản cho công tác qui hoạch đô thị là sức khoẻ, an ninh quốc
phòng, ổn định chính trị (hành chính và kinh tế) và thẩm mỹ. Dân số và các khu chức năng đô thị
được phân chia theo 3 thành phần lao động: Trí thức, bình dân và thợ thủ công. Aristotle xuất
phát từ lý do an ninh, bố trí quảng trường chính dưới trung tâm giứa các công trình công cộng và
khu nhà ở của các quan chức cao cấp. Quảng trường buôn bán được chuyển ra phía ngoài thành
phố cùng với khu nhà của các nhân viên nhà nước cấp thấp, các nhà buôn, thợ thủ công và nông
dân.

2. Các đô thị tiêu biểu


Athens:

18


Mặt bằng Athens cổ đại
Nguồn: en.wikipedia.org

/>Đô thị được chia thành khu vực tư nhân và khu vực công cộng. Phần tư nhân là không gian
riêng biệt của từng người, từng gia đình. Khu vực công cộng là lĩnh vực chung của tất cả, ít nhất
là tất cả những người tự do. Phần công cộng này không chỉ là không gian công năng, mà là
không gian bắt buộc theo những nguyên tắc, để đảm bảo vai trò tự do, dân chủ của các thị dân.
Những không gian công cộng của Athens vô cùng đa dạng và được đầu tư rất lớn. Chúng vừa là
các trung tâm hoạt động đô thị, cũng đồng thời là những điểm mốc về không gian.
Có thể thấy việc phân bố các không gian công cộng được coi là cốt lõi của một đô thị, quyết
định tới cấu trúc, công năng của đô thị đó. Các khu ở thực ra là phần phụ, thích ứng với cấu trúc
cơ bản trên và không được đề cập đến trong bản đồ, vì coi là không quan trọng. Về thể loại, các
công trình công cộng của Athens có thể được coi như kiểu mẫu thông dụng cơ bản cho mọi đô
thị sau này của phương Tây.

19


Khu vực công cộng của Athens lại được chia làm hai phần chính. Phần đền đài, tức là trung
tâm tâm linh được bố trí trên đỉnh Akropolis, tượng trưng cho thế giới của các thần. Phần dân sự
được bố trí ở dưới thấp, rải rác trong thành.


Millet:

Thành phố Millet
Nguồn: En.wikipedia.org
/>Thành phố bàn cờ tại Millet của Hyppodamus là điểm đặc trưng của qui hoạch đô thị Hy Lạp cổ
đại. Thành phố được chia thành các lô phố với kích thước 47,2mx25,4m, theo hệ thống đường ô
cờ với hai hướng chính nam bắc và đông tày. Tuyến đường đông tây rộng 7,5 m đi qua trung tâm
có thể đi xe, tuyến đường bắc nam rộng 3 – 4 m có độ dốc lớn chủ yếu dành cho đi bộ. Trong
thành phố có các trung tâm, nơi tập trung các đền thờ và nhà ở của các quan toà cao cấp, và các
quảng trường chính, nơi tập trung các hoạt động thương nghiệp và hành chính của thành phố.

Suốt trong mấy thể kỷ trước công nguyên do chính trị cổ Hy Lạp tiến bộ nên đô thị Hy Lạp cổ
đại được phát triển mạnh mẽ, đã hình thành quan điểm thành phố nhà nước lý tưởng có qui mô
không vượt quá 10.000 dân được chia thành 3 phần và 3 cấp theo hệ thống luật lệ.


Tyrins:
20


Thành phố Tyrins
Nguồn: greeceathensaegeaninfo.com
/>
V. đánh giá chung về đô thị Hy Lạp cổ đại
Đô thị Hy Lạp cổ đại là minh chứng cho một nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại.
Thể hiện sự thông minh, trí tuệ tuyệt vời cùng những bước tiến lớn về trình độ nhận thức kĩ
thuật và khả năng của con người nơi đây.
Thể hiện được sự tài hoa của người dân Hy Lạp cổ đại và để lại cho văn hóa nhân loại những
di sản vô giá.
Mặc dù các công trình kiến trúc không còn được nguyên vẹn nhưng nó vẫn luôn là các công
trình kiến trúc vĩ đại được cả thế giới quan tâm và tìm hiểu.

Các tài liệu tham khảo
-

Vi.Wikipedia.org – En.wikipedia.org
Giáo trình:
+ Lịch sử đô thị - TS QHĐT(M.U.T): NGUYỄN HỒNG NGỌC
21



+ Lược khảo lịch sử đô thị - ths-kts. NGUYỄN DƯƠNG TỬ
+ Lịch sử thế giới cổ đại – LƯƠNG NINH
-

Một số tài liệu khác trên internet.

22



×