Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

gfhshgnnsjhsfhs da ching recover MOI NHAT ko ten

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.78 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DI LINH

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DI LINH
TRƯỜNG
TRUNG
HỌCCƠ
CƠSỞ
SỞĐINH
ĐINHLẠC
LẠC
TRƯỜNG
TRUNG
HỌC

Mã số SKKN:

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HỮU ÍCH: (PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
CÁOANH LỚP 9 ) ĐỀ NGHỊ
TRONG CÁC TIẾT HỌC BÁO
TIẾNG
KẾT THƯỞNG
QUẢ THỰC HIỆN
GIẢI
PHÁP
ÍCH:SĨ
(PHÁT
TẶNG
DANH
HIỆU


“ HỮU
CHIẾN
THI HUY
ĐUATÍNH
CẤPTÍCH

CỰC,CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT HỌC

SỞ ”

TIẾNG ANH LỚP 9 ) ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG DANH HIỆU “ CHIẾN SĨ
THIĐUA CẤP CƠ SỞ ”

Họ và tên tác giả:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Năm học: 2015 – 2016
Họ và tên tác giả: Trần Thị Thủy
Chức vụ:

Giáo viê
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
1


Mã số SKKN:

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA

HỌC SINH TRONG CÁC TIẾT HỌC TIẾNG ANH LỚP 9

Phần I:
1. HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ:
2. CHỨC VỤ:
3. ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:
4. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa trong thời đại hòa nhập và mở cửa Tiếng anh được
sử dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống và nó đã trở thành ngôn ngư
quốc tế. Vì thế, dạy và học ngoại ngư đang đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Trước đây, việc giảng dạy ngoại ngư chỉ chú tâm vào dạy ngư pháp,
cấu trúc câu và bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy học truyền thống trong đó giáo viên là
người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp. Môi trường học tập chủ yếu là môi
trường lấy người dạy làm trung tâm. Hơn nưa, ở hướng dẫn số 18/HD-GDĐT của phòng
GD và ĐT Di Linh ngày 3 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
2


dục trung học cơ sở 2015-2016 đã nêu một trong nhưng nhiệm vụ cụ thể đó là: “ Thực
hiện đổi mới công tác dạy học, giáo viên tạo điều kiện hướng dẫn rèn luyện học sinh kĩ
năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực học
tập, suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí phù hợp với các đối tượng, vận dụng sáng
tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vưng bản chất vấn
đề”.
Đứng trước thực trạng đó, là người làm công tác giáo dục cũng như nhiều giáo viên
khác, ngoài việc giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo khoa. Sau một
thời gian trăn trở, tích cực tham khảo tài liệu, học hỏi tự trau dồi kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ và nỗ lực tìm kiếm nhưng thủ thuật dạy học nhằm khơi gợi sự đam mê, hứng
thú lôi cuốn được học sinh tích cực tham gia học tập để lĩnh hội kiến thức trong các giờ
học Tiếng Anh. Nay tôi mạnh dạn nêu lên nhưng kinh nghiệm đó qua giải pháp “ Phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các tiết học Tiếng Anh lớp
9”
5. Giới hạn:
Giới hạn giáo viên dạy Tiếng anh trường THCS
Học sinh lớp 9
6. Thời gian nghiên cứu:
Bản thân tôi đã nghiên cứu giải pháp này từ năm học 2013-2014 đến nay
Phần II: Nội dung
1. Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan của nội
dung cần giải quyết vần đề trong GPHI
1.1. Thực trạng:
Đảng và nhà nước, các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa
phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn hỗ trợ giáo viên trong quá trình
công tác và luôn khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp. Thường xuyên tổ chức
các buổi tập huấn chuyên môn để giúp giáo viên đổi mới phương pháp, vận dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy.Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu
chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn: các loại sách tham khảo, bộ tranh Tiếng
Anh 9, máy cassette …
3


Bản thân giáo viên có trình độ chuẩn, nhiệt tình tâm huyết và tận tụy yêu nghề, có ý
thức ham học hỏi, tích cực dự giờ thăm lớp, tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên
môn của ngành và trường tổ chức. Tôi luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ
chuyên môn và các đồng nghiệp. Đa số các em học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy
cô.
Tuy vậy, nhiều học sinh cảm thấy Tiếng Anh là một môn học khó, vì các em chưa
tìm ra phương pháp học tập bộ môn thích hợp, chưa thật sự đam mê và có hứng thú trong
các tiết Tiếng Anh.Về phía phụ huynh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng
dẫn các em tự học ở nhà bởi môn ngoại ngư không phải phụ huynh nào cũng biết.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhất là vùng đồng
bào dân tộc, đời sống của đại bộ phận nhân dân làm nông, nhiều gia đình khó khăn. Một
số học sinh còn phải tham gia cùng gia đình làm kinh tế hoặc cha mẹ lo đi làm kinh tế ở
xa nên không có thời gian quan tâm tới việc học bài, làm bài ở nhà của con em mình.
Hơn nưa , do chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh nên người dân và học
sinh chưa quan tâm nhiều đến bộ môn này. Tiếng Anh chưa phải là mục tiêu, chưa phải là
động lực để đầu tư thoả đáng . Một số học sinh còn xao lãng và ít quan tâm đến môn học
Tiếng Anh.
Do nhà trường nằm trên địa bàn một xã vùng ven của trung tâm Kinh tế- Văn hoáXã hội của Huyện Di linh. Nhất là ở môi trường ít khi tiếp xúc với khách nước ngoài các
em ít có điều kiện để giao tiếp bằng Tiếng Anh nên các em ngại giao tiếp, trao đổi với
nhau bằng Tiếng Anh ngoài giờ học.
Cơ sở vật chất nhà trường tuy đáp ứng ban đầu, song cơ sở trang thiết bị dạy học và
các thiết bị nghe nhìn còn thiếu. Chưa có phòng học bộ môn, kinh phí cho các hoạt động
ngoại khóa Tiếng Anh còn hạn hẹp.
1.2. Nguyên nhân:
Mặc dù qua nhiều năm thay sách và đổi mới phương pháp dạy học, tuy chất lượng
giáo dục đã được nâng lên đáng kể song trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy cũng còn
nhiều hạn chế.Nhưng hạn chế đó biểu hiện như :
Một là, mặc dù các em đã là học sinh lớp 9, khi kiểm tra vở ghi trên lớp của các em,
tôi thấy cách ghi chép của các em chưa khoa học, rõ ràng. Chẳng hạn như: vở bài tập ở
4


nhà thì học sinh chỉ làm một cách qua loa, hoặc không biết làm. Đặc biệt là vở soạn bài
trước khi đến lớp, đa số học sinh chỉ đối phó bằng cách chép ở sách học tốt ra chứ chưa
thật sự biết cách soạn bài, chưa nhận thấy sự chuẩn bị bài là cần thiết cho việc học bài
mới.
Hai là, nếu tôi kiểm tra bài tập liên quan đến từ vựng thì hầu hết các em không nhớ
nghĩa của từ hoặc có nhớ cũng không chính xác. Nguyên nhân là do học sinh còn lúng
túng trong phương pháp học từ vựng, chưa tìm ra cách để học từ hưu hiệu.

Ba là, khi tôi yêu cầu học sinh làm bài tập ngư pháp, các em không vận dụng được
các điểm ngư pháp đã học để làm bài tập. Chất lượng các bài kiểm tra còn thấp. Nhiều
học sinh đưa ra đáp án còn sai sót không đáng.
Bốn là, học sinh không có kĩ năng làm các dạng bài tập. Trong bài tập yêu cầu điền từ
vào chỗ trống: Bài tập đó có sáu chỗ trống, học sinh điền đúng năm chỗ, chỗ còn lại
không điền.Bài tập sắp xếp có mười từ, học sinh chỉ dùng bảy từ hay trong bài tập đọc
hiểu ,yêu cầu trả lời câu hỏi đối với nhưng câu Yes – No Question, thay vì trả lời yes
hoặc no, thì các em lấy nguyên câu trong đoạn văn ra hoặc là để trống, không trả lời.
Điều này chứng tỏ giáo viên không hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài. Khi tôi đặt câu
hỏi hoặc yêu cầu học sinh trình bày một câu nào đó bằng Tiếng Anh trước lớp thì các em
không đáp ứng được nhu cầu giáo viên đặt ra và thái độ của các em nhút nhát, rụt rè vì
các em không quen với việc trình bày ý kiến trước tập thể, các em thiếu từ để diễn đạt ý
của mình, còn diễn đạt lủng củng, dẫn đến sự hiểu lầm do học sinh còn dùng sai cấu trúc
ngư pháp. Tất cả nhưng biểu hiện trên chứng tỏ rằng các em chưa có phương pháp học
tập bộ môn phù hợp.Với các tiết ôn tập hay Language Focus, giáo viên còn thiên về sửa
bài tập, chưa hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài nên khi gặp các dạng bài tập mới, bài
tập tương tự trong các bài kiểm tra, học sinh bỡ ngỡ, không làm được hoặc có làm được
cũng không chính xác và mắc phải nhưng sai sót không đáng có.
Năm là, khi đi dự giờ đồng nghiệp, tôi cũng nhận thấy rằng, một số giáo viên trình
bày bảng chưa khoa học rõ ràng dẫn đến học sinh gặp khó khăn trong khi ghi chép, tiếp
thu bài. Trong tiết học, học sinh còn rất thụ động, không khí lớp học còn khá nặng nề vì
việc chuẩn bị bài cho bài mới của học sinh chưa hiệu quả. Phần vào bài giáo viên còn làm
sơ sài, qua loa, chưa lựa chọn thủ thuật vào bài phù hợp dẫn đến tình trạng vào bài không
5


ăn khớp với nội dung bài học hoặc không phát huy được tác dụng của bước vào bài. Khi
giải thích từ mới, giáo viên còn rơi vào tình trạng liệt kê, chưa khai thác và sử dụng
phong phú các thủ thuật dạy từ vào tiết dạy một cách hiệu quả. Việc giới thiệu một điểm
ngư pháp mới, còn chưa gợi mở để dẫn dắt học sinh tự phát hiện ra quy luật ngư pháp mà

con áp đặt. Sau khi giới thiệu cấu trúc của ngư pháp giáo viên còn chưa đưa ra một Task
nhỏ để yêu cầu học sinh vận dụng ngư pháp mà các em vừa làm quen khiến cho học sinh
không khắc sâu, ghi nhớ được khái niệm ngư pháp mới.
Sáu là, mặc dù một số yêu cầu của các bài tập trong sách giáo khoa đôi khi còn quá
cao so với học sinh, nhưng giáo viên còn chưa linh hoạt trong cách thiết kế thêm các hoạt
động để làm dễ hóa các yêu cầu trong sách.
Bảy là, khi giao bài tập về nhà, giáo viên còn ra yêu cầu chung chung, đôi khi còn ra
nhưng yêu cầu học sinh đã làm trên lớp, không giải thích các yêu cầu của bài tập trong
sách, kết quả là học sinh không hiểu về nhà phải làm gì.
Tám là, giáo viên còn ít sử dụng các trò chơi ngôn ngư, các bài hát vào trong tiết dạy,
dẫn đến tiết học không sinh động, buồn tẻ.
Chín là, ở phần Production: Đây là phần để các em có cơ hội sử dụng tiếng Anh trong
nhưng tình huống giao tiếp thật. Tuy vậy, giáo viên chưa tạo cơ hội cho học sinh vận
dụng kiến thức và phát huy sự sáng tạo của các em, nhiều giáo viên còn chưa thực hiện
hiệu quả hoặc cá biệt, có giáo viên còn bỏ qua bước này.
Mười là, khi tổ chức các hoạt động cặp nhóm, giáo viên còn chưa bao quát được hoạt
động của học sinh, chưa giới hạn thời gian, chưa phân nhóm hợp lí...
Khi học sinh mắc lỗi giáo viên còn tỏ ra cáu gắt, khó chịu, điều này dẫn đến chưa tạo
ra được môi trường giáo dục thân thiện và học sinh có tâm lí sợ mắc lỗi, từ đó các em
không dám mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
Ở một số tiết học, giáo viên còn ôm đồm làm việc quá nhiều nên thời gian dành cho
học sinh hoạt động là quá ít.
Do vậy mục đích của giải pháp này là giúp giáo viên biết thêm về một số "thủ thuật"
để đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học
theo “ Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ
6


thuật vận dụng kiến thức vào nhưng tình huống khác nhau trong học tập và trong thực

tiễn. Làm cho học sinh tìm tòi, khám phá phát hiện, tự hình thành tri thức, có năng lực
phẩm chất con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Phát huy tính tự
tin, tích cực chủ động sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học
sinh.
2.1. Tính mới của giải pháp:
Giải pháp 1 : Giới thiệu chương trình học, môn học và hướng dẫn phương
pháp học tập bộ môn:
Mặc dù các em là học sinh lớp 9, tuy vậy trong các tiết dạy Tiếng Anh lớp 9 tôi luôn
dành một phần thời gian của các tiết học để:
a. Giới thiệu cho các em nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 9:
Mục đích của bước này giúp các em khái quát được kiến thức mình sẽ học từ đó các
em có kế hoạch học tập bộ môn phù hợp, dự tính sẽ dành thời lượng cho môn học này
khoảng bao nhiêu là phù hợp và biết được cái đích mà mình phải vươn tới. Tôi thường
thực hiện việc này ở các tiết đầu tiên của chương trình lớp 9.
b. Giới thiệu các dạng bài tập, cấu trúc của một bài kiểm tra, hướng dẫn học
sinh kĩ năng làm một số bài tập:
Trong các tiết ôn tập, language focus hay tiết sửa bài tôi thường hướng dẫn học sinh
kĩ năng làm một số bài tập:
Tác dụng của bước này giúp học sinh biết được các dạng bài tập, cấu trúc của bài
kiểm tra, bài thi học kì để các em không bỡ ngỡ khi gặp phải, giới thiệu cho học sinh một
số thủ thuật để làm một số dạng bài tập.
VD: Đối với dạng bài tập đọc hiểu, trả lời câu hỏi, nếu là dạng câu hỏi yes/ no thì các
em chỉ cần trả lời ngắn yes/ no chứ không nên chép nguyên cả ý liên quan trong đoạn văn
xuống phần trả lời hay đối với bài tập điền từ nếu có sáu chỗ trống thì các em phải điền
hết cả sáu chỗ chứ không được điền thiếu…
c. Giới thiệu cách học từ vựng, cách luyện tập cấu trúc:
Giới thiệu cho các em biết một số thủ thuật học từ vựng cũng như khuyến khích học
sinh thử nghiệm các thủ thuật này và tìm ra thủ thuật học từ hay nhất đối với bản thân ví
dụ như: đặt câu với từ mới, chép từ mới nhiều lần, dịch sang tiếng Việt, học từ theo chủ
7



đề chủ điểm hay cách luyện tập để ghi nhớ ngư pháp, mẫu câu như: làm bài tập ngư pháp,
đọc sách tham khảo, đặt câu với cấu trúc mới….
d. Hướng dẫn học sinh tính tự học:
Cách tìm tài liệu tham khảo, cách tra cứu từ điển, cách tìm nghĩa từ mới, cách ghi bài
trên lớp...
e. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà và chuẩn bị bài mới:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh soạn bài trước khi đến lớp như tìm nghĩa từ
mới, tìm các từ liên quan đến bài học, phát hiện ra điểm ngư pháp mới, tìm hiểu nhưng
yêu cầu của bài mới.
Giáo viên không chỉ đơn thuần ra bài tập về nhà như:
+ Làm bài tập a, b,c,…
+ Chuẩn bị phần d,e, f,...
Mà phải dành thời gian hướng dẫn học sinh phải luôn mang theo sách bài tập để học
sinh biết về nhà phải làm bài tập gì, trang nào và làm như thế nào, đặc biệt là học sinh
yếu vì đa số yêu cầu của các bài tập trong sách bài tập là tiếng Anh nên có thể các em
không hiểu.
Ví dụ: Sau khi dạy bài viết Unit 1 “ A visit from a penpal” giáo viên có thể yêu cầu
học sinh viết một lá thư về chuyến đi của học sinh bằng cách gợi ý cho các em có thể
thay đổi địa điểm đến, người em gặp ở bến xe, nơi các em thăm, món ăn các em ăn...Để
phát huy được sự sáng tạo của học sinh khá giỏi cũng như giúp các học sinh yếu kém viết
theo “ mẫu” một cách dễ dàng.
Ở phần chuẩn bị cho bài mới: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị nhưng gì.
+ Tìm từ mới nào
+ Tìm hiểu trước mẫu câu gì?
+ Cách dùng của điểm ngư pháp đó ra sao?
Ví dụ: Khi dạy Unit 1 “A visit from a penpal”. Khi chuẩn bị cho bài dạy phần read,
tôi sẽ hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới như sau: Ngoài các từ mới các em muốn tìm
hiểu thêm thì các em nên tìm nghĩa các từ:

+ Climate (n)
+ Unit of currency (n)
8


+ Religion (n)s
+ Compulsory (a)
+ Official (n)
+ National language
Tìm hiểu các thông tin về đất nước Malaysia như thủ đô, đơn vị tiền tệ, diện tích, dân
số,…
Giải pháp 2. Làm, sưu tầm và sử dụng tối đa các phương tiện dạy học, tích
cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Có thể nói một trong nhưng yếu tố quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh
chính là các giáo cụ trực quan vì nó hỗ trợ rất lớn trong việc giảng dạy như :hỗ trợ tạo
nên tình huống ngư cảnh để giới thiệu dư liệu mới, chủ để nội dung bài học, làm rõ nghĩa,
các khái niệm mới, hỗ trợ thiết lập tình huống, ngư cảnh giúp việc thực hành được nhuần
nhuyễn, giúp học sinh sử dụng ngôn ngư rộng hơn, tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập
thực hành, phản ánh, cung cấp nội dung văn hóa, gây hứng thú thu hút học sinh. Do đó
giáo viên cần phải tận dụng tối đa các phương tiện dạy học như: Tranh, loa, đài, băng đĩa
và máy chiếu. Giáo viên cũng cần phải đầu tư dùng vật thật để dạy.Nhờ nhưng vật thật
này học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn, thú vị hơn, đồng thời các em đỡ bị gò bó trong
khuôn khổ sách giáo khoa. Qua đó, các em có thể hiểu được luôn nội dung của bài đọc
muốn nói tới cái gì.
Giáo viên có thể vẽ một số hình đơn giản, đôi khi nhưng nét phác họa ngộ nghĩnh làm
trò cười cho học sinh, thích thú mà lại giúp học sinh khắc sâu được kiến thức như sau:
Ví dụ:

A boy


girl

a child

a baby

Tóm lại, giáo viên phải luôn luôn biết tận dụng nhưng thứ xung quanh mình có thật
ngoài cuộc sống để hỗ trợ tranh ảnh trong sách giáo khoa. Nhưng cái học sinh nhìn thấy
thì các em sẽ nhớ lâu hơn, tiếp thu bài nhanh hơn.
Ngoài ra giáo viên cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử làm cho
giờ học sinh động đem lại sự mới lạ, hứng thú cho học sinh từ đó phát huy được tối đa
9


hoạt động tư duy tích cực cho học sinh trong học tập. Tiết kiệm được thời gian truyền tải
được nhiều vấn đề,giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, dễ nhớ, nhớ lâu. Giảm tải được
khâu tưởng tượng kiến thức, dành nhiều thơi gian cho việc quan sát, phân tích tổng hợp,
thấy được nhiều hình ảnh thực tiễn, rèn cho học sinh nhiều kĩ năng hơn
Giải pháp 3. Lựa chọn kĩ thuật dạy học khéo léo, phù hợp và thiết kế các hoạt
động trong một tiết dạy phù hợp:
a. Lựa chọn kĩ thuật dạy học khéo léo,phù hợp:
Kĩ thuật dạy học là một trong nhưng phần không thể thiếu trong dạy và học ngoại ngư.
Giáo viên cần phải sử dụng một cách khéo léo và đúng với kiểu bài lên lớp. Có rất nhiều kĩ
thuật dạy học mà giáo viên có thể áp dụng trong quá trính giảng dạy. Sau đây tôi xin liệt kê
một vài kĩ thuật dạy đọc mà tôi đã áp dụng:
Ví dụ:Trước khi đọc tôi có thể dùng các kĩ thuật như:
+ True/False statement prediction.
+ Odering the sentences.
+ Ordering the pictures.
+ Answer the questions.

+ Network
Trong khi đọc tôi dùng các kĩ thuật như:
+ Check/ tick the correct answers.
+ True/ False
+ Complete the sentences.
+ Fill in the chart.
+ Make a list of.
+ Matching.
+ Answer the questions on the text.
+ etc…
Sau khi đọc tôi dùng các thủ thuật sau:
+ Summarize the text.
+ Arrange the events in order.
+ Give the title of the reading text.
10


+ Give comments, opinions on the characters in the text;
+ Rewrite the stories from jumbled sentences/ words/visual cues;
+ Role- play basing on the text;
+ Develop another story basing on the text;
+ Tell a similar event on...
+ Personalized tasks (write/ talk about your own school...) ....
b.Thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy phù hợp:
Việc thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy phù hợp giúp cho các tiết học sinh động
và làm dễ hóa các yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa ngay ở phần vào bài. Nếu
giáo viên không biết thiết kế các hoạt động phù hợp sẽ không gây được hứng thú cho học
sinh hoặc vào bài không logic với nội dung chính của bài.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Unit 3: A trip to a countryside ( phần nghe)
Trước khi yêu cầu học sinh nghe và nối các địa điểm trên lộ trình xe buýt với các chư

cái, giáo viên có thể thiết kế thêm hoạt động yêu cầu học sinh nghe và đánh số thứ tự với
các địa điểm xuất hiện trong bài nghe để làm dễ hóa trước khi yêu cầu học sinh làm bài
tập trong sách giáo khoa.
Ví dụ 2 : English 9- Unit 3/ 24.(Tiết Speaking)
Tôi áp dụng trò chơi lucky number :
Tôi kẻ lên bảng 8 ô vuông và điền vào mỗi ô từ số 1 -> 8
Tôi chia lớp thành 4-> 6 nhóm tùy theo số lượng học sinh của từng lớp.
Trong đó có các số may mắn . VD: 2,6
Nếu học sinh chọn đúng số may mắn thì sẽ được hai điểm mà không cần phải trả lời
câu hỏi.
Mỗi số còn lại ứng với một câu hỏi hay một yêu cầu, nếu trả lời đúng hay làm đúng
yêu cầu, học sinh sẽ được hai điểm. Nếu một nhóm trả lời sai, các nhóm khác có quyền
tiếp tục trả lời câu hỏi đó. Khi các số đã chọn hết, nhóm nào có điểm nhiều hơn sẽ thắng.

1.

1

2

3

4

5

6

7


8

Where is your home village?
11


2.

Lucky number

3.

How far is it from the city?

4.

How can you get there?

5.

How long does it take to get there?

6.

Lucky number

7.

What do people do for a living in your village?


8.

Does your village have a river?

Sau khi lật mở các ô và trả lời 6 câu hỏi ta cho học sinh luyện tập theo cặp
Ví dụ 3 : English 9 – Unit 2 / p.14.(Tiết Listening)
Ta có thể cho học sinh chơi trò chơi “ Matching”
Cho học sinh nối các từ/ cụm từ chỉ về trang phục với tranh.
Tôi chuẩn bị sẵn các từ trên bảng phụ và dán các tranh lên bảng.
Chia học sinh làm 4 nhóm.
Nhóm nào nối được nhiều từ và tranh nhất sẽ thắng.
Tôi quy định thời gian cụ thể cho học sinh.
A
1. A colorful T- shirt

B
a.

Picture a.

2. A plaid skirt

b.

Picture b.

3. A plain suit

c.


Picture c.

4. A short- sleeved blouse

d.

Picture d.

5. A sleeveless

e.

Picture e.

6. S triped shirt

f.

Picture f.

7. Baggy pants

g.

Picture g.

8. Faded jeans

h.


Picture h.

9. Blue shorts
Ví dụ 4 : Unit 5 / P. 48 (Phần Speaking)

i.

Picture i.

Ta có thể cho học sinh chơi trò chơi “ Find someone who”
Với câu hỏi : You like ............., don’t you?
You don’t like ..............., do you?
Television programs
Films

Like
Nam

Dislike
Lan
12


News
Music
Cartoons
Sports
English lessons
Documentary
Songs I love

Wildlife world
Học sinh sẽ đi hỏi các bạn trong lớp trong vòng 5 -7 phút và điền vào bảng.
Sau khi học sinh phỏng vấn xong ta có thể yêu cầu học sinh tường thuật lại trước
lớp,
VD: Nam said he liked films.
Lan said she didn’t like films.
Đối với các kĩ năng nói, nghe, viết hay dạy kiến thức ngôn ngư giáo viên cũng cần
phải lựa chọn kĩ thuật cho phù hợp với từng kĩ năng và từng bước. Ngoài ra, giáo viên
cũng cần phải kết hợp các kĩ năng trong cùng một tiết dạy. Ví dụ như sau bài đọc giáo
viên cho học sinh luyện nói theo chủ đề vừa học, sau bài nghe giáo viên cũng cho học
sinh luyện nói hoặc đọc một đoạn văn có cùng một chủ đề.
Giải pháp 4. Sử dụng hiệu quả trò chơi ngôn ngữ, các bài hát trong các tiết
dạy:
Trò chơi ngôn ngư đang là một trong nhưng biện pháp tích cực để tăng sự hứng thú
cho học sinh, khiến học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng tham gia giờ học. Trò chơi ngôn
ngư giúp học sinh biết cộng tác nhóm và cạnh tranh với nhưng nhóm khác. Sự cạnh tranh
chính là sự khích lệ, thúc đẩy các em hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và hơn nưa khi
tham gia vào trò chơi học sinh như được xóa đi khoảng cách giưa thầy và trò, giưa nhưng
học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, giúp các em tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Đó cũng là biểu hiện của một môi trường thân thiện, lành mạnh trong giờ học.
Ngoài nhưng trò chơi ngôn ngư được giới thiệu trong sách‘ five minutes activies “ tôi
xin giới thiệu thêm một số nhưng trò chơi mà tôi áp dụng từ các “game shows” trên
truyền hình mà học sinh hưởng ứng rất tích cực.
Ví Dụ 1: Trò chơi “đối mặt”: Trò này có thể áp dụng cho Unit 1 AVISIT FROM
PEN PAL (phần Language focus). Mục đích của trò này là ôn lại các động từ bất quy
tắc mà các em đã học. Tôi chọn 8 học sinh lên chơi trò chơi và đứng thành vòng tròn. Các
13


em sẽ được bốc thăm thứ tự và bắt đầu chơi. Các em sẽ phải lần lượt đưa ra cặp động từ

thường và động từ bất quy tắc của nó mà không được phép lặp lại. Ai không có câu trả
lời hay trả lời lặp lại sẽ bị loại khỏi trò chơi. Em còn lại cuối cùng sẽ dành chiến thắng

Hold-held
Make-made
Run-ran

Go-went

Do-did
Come-came
Have-had
Speakspoke
Trò chơi “Ai là triệu phú”. Trò chơi này có thể áp dụng như sau: giáo viên đặt câu hỏi
và đưa ra 4 phương án trả lời để học sinh lựa chọn. Giáo viên có thể chia lớp thành hai
đội nhỏ và thi giưa hai đội. Mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ
là đội chiến thắng.
Trò chơi “Chiếc nón kì diệu”. Trò chơi này là để đoán từ, có thể là từ chủ đề của bài.
Ví dụ 2 : Unit 2 (Phần Read):
Tôi cho 8 ô chư để ghép thành từ: “clothing”.

Giáo viên chia lớp thành 3 đội và đoán các chư cái, đội nào đoán sai sẽ mất lượt, đội
nào đoán đúng một chư cái được 10 điểm, đội nào đoán được cả từ sẽ được 20 điểm và
đội nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng.
Ví dụ 3 : English 9 – Unit 3/ p. 24( Phần Speak)
Ta có thể cho học sinh chơi trò chơi “ noughts and crosses”
14


-


GV kẻ chín ô vuông trên bảng, mỗi ô có chứa một từ.
Where
How long
Why

How far
How
What

How old
What
Who

- Chia học sinh thành hai đội: một đội là “noughts”(O) và một đội là “crosses” (X)
- Hai đội lần lượt chọn từ trong các ô và đặt câu với từ đó.
Có rất nhiều bài hát tiếng anh mà giáo viên có thể sưu tầm để đưa vào bài học như các
bài:Hello, Happy new year , Merry christmas , a farmer in the dell……
Ví dụ 4: Unit 8: Celebrations:
Giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát « Happy New Year », từ đó dẫn dắt học
sinh vào chủ đề bài học.
Giải pháp 5. Tổ chức hiệu quả hoạt động cặp nhóm trong các tiết dạy .
Hoạt động cặp nhóm giúp học sinh trao đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau để cùng tiếp
thu kiến thức và kĩ năng mới. Đây chính là lúc tạo thói quen tư duy, tạo môi trường giao
tiếp cho học sinh. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ hợp tác với nhau để tạo nên một
môi trường học tập thoải mái, tự do, trao đổi nhưng vấn đề chưa hiểu, giải quyết vấn đề
một cách nhanh chóng hơn, tạo cho học sinh ý thức tự giác, sự đoàn kết, gắn bó với nhau
trong học tập
*Một số lưu ý khi chia nhóm tại lớp.
Giáo viên cần phải nắm rõ năng lực và tính cách của học sinh để phân nhóm và chỗ

ngồi cho học sinh thật hợp lý. Bởi vì trong giờ học ngoại ngư các em luôn phải giao tiếp
và cộng tác với nhau, do đó chỗ ngồi và chia nhóm rất quan trọng trong giờ học. Tôi đã
tiến hành bố trí các em có học lực khá giỏi đến yếu kém trong cùng một nhóm, giưa các
nhóm có trình độ tương đương nhau (không quá chênh lệch) để tránh tình trạng nhóm này
lấn lướt nhóm kia dẫn đến một lớp học không đồng đều trong phát biểu xây dựng bài.
Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng có học lực tốt nhất. Nhóm trưởng này có nhiệm vụ:
+ Quản lý nhóm mình trong quá trình học tập môn Tiếng Anh.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ, giải thích nhưng bài tập khó mà một số bạn trong nhóm không
làm được.
Việc học tập theo nhóm ngay tại lớp là rất bổ ích, các em học yếu hoặc chán học
Tiếng Anh có cơ hội gia nhập, hòa mình vào phong trào của nhóm với mong muốn đóng
15


góp ý kiến của mình cho nhóm để thi đua với các nhóm khác. Trong giờ dạy tôi luôn
quan tâm tới các em học yếu hơn để các em có cơ hội được diễn giải ý kiến của mình, tạo
điều kiện cho các em trả lời nhưng câu hỏi dễ, sau đó mới sang khó dần để các em có
thêm tự tin và không cảm thấy bị xấu hổ với các bạn trong nhóm và cả lớp.
* Một số lưu ý khi chia nhóm học tại nhà.
Thông thường học ngoại ngư chỉ với hai tiết trên lớp mỗi tuần theo tôi là không đủ.
Về nhà các em sẽ quên nhưng gì mình đã học nếu như các em không trao đổi thường
xuyên với nhau. Bởi vậy tôi yêu cầu học sinh học theo nhóm ở nhà hai lần mỗi tuần và
giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Tôi cho các nhóm bốc thăm các chủ đề gần gũi với bài học
trên lớp để ở nhà các em thảo luận và đóng góp ý kiến cho chủ đề đó. Yêu cầu học sinh
trình bày trước lớp vào ngày hôm sau.
Theo tôi cách học nhóm này thật sự có hiệu quả phát huy tối đa khả năng giao tiếp
bằng tiếng Anh của học sinh.
* Ví dụ 1: UNIT 4: LEARNING A FOREIGN LANGUAGE: Read (Trang 36,
sgk 9)
“Hoạt động nhóm theo dạng: Brainstorming”

Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, cả hai nhóm có cùng chung một câu hỏi.Giáo viên
giới hạn thời gian nhất định và yêu cầu nhóm nào trả lời đúng và nhiều ý, mỗi ý cho
mười điểm.Nhóm nào nhiều điểm hơn thì nhóm đó thắng.
Do grammar

How to improve
your English?

Read English newspapers

How to improve
your English?

Possible answers:
+ Speak English to friends in class
+ Read English stories
+ Watch English TV
+ Use a dictionary for reading.
+ Do the homework.
16


+ Learn to sing English songs.
+ Listen to the English radio programs...
Giải pháp 6. Tạo cơ hội giúp học sinh tái tạo và sử dụng ngôn ngữ:
Luôn khuyến khích hs tạo ra sản phẩm bằng cách thiết kế phần “Production” của các
tiết dạy một cách hợp lí.Chẳng hạn như sau khi dạy nhưng mẫu hội thọai, giáo viên nên
cho học sinh diễn kịch, diễn xuất lại bằng tài năng và sự cảm hứng sáng tạo của học sinh,
điều này có thể giúp học sinh hiểu và mau thuộc bài hơn.
VD: Sau khi dạy UNIT 1: AVISIT FROM A PEN PAL

Sau khi HS trả lời xong các câu hỏi đọc hiểu, GV có thể cho HS làm một số các hoạt
động sau:
Dựa vào một số gợi ý về nhưng hoạt động của Lan và Maryam trong thời gian ở Hà
Nội của Maryam, HS đóng vai Lan kể lại câu truyện một tuần với người bạn nước ngoài
ở Hà Nội, hoặc đóng vai Maryam kể lại chuyến đi Hà Nội thăm Lan.
Giải pháp 7: Đổi mới các thủ thuật giới thiệu dữ liệu mới
Luôn dùng phương pháp gợi mở, câu hỏi gợi mở khi giới thiệu ngư liệu mới
a.Khi dạy từ vựng giáo viên cần lưu ý các điểm sau:
+ Nên cung cấp và yêu cầu học sinh vận dụng từ trong ngư cảnh.
+ Hướng dẫn học sinh cách đoán nghĩa của từ.
+ Tránh dịch sang tiếng mẹ đẻ.
+ Chỉ chọn nhưng từ chủ động để dạy.
Một số thủ thuật dạy từ như:
+ Dùng định nghĩa, dùng hình vẽ vật thật, sơ đồ, cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đoán nghĩa của từ trong ngư cảnh, đoán nghĩa bởi các tiền tố,
hậu tố của từ, dùng từ điển.
b.Khi giới thiệu cấu trúc ngư pháp giáo viên lưu ý các điểm sau:
+ Nên cung cấp cấu trúc và yêu cầu học sinh vận dụng dùng cấu trúc trong ngư
cảnh, trong các tình huống thật.
+ Giải thích ngư pháp bằng cách dẫn dắt gợi mở để học sinh tự tìm tòi phát hiện ra
quy luật ngư pháp.
Các giải pháp khác để thu hút học sinh thích học tiết Tiếng Anh :
17


* Giáo viên phải làm tốt vai trò của người thầy với quan điểm lấy người học trò làm
trung tâm:
Một là: Giáo viên là người hướng dẫn học tập :
+ Ra yêu cầu chỉ dẫn rõ ràng cho các hoạt động và bài tập
+ Luôn có phản hồi kịp thời: làm cho học sinh hiểu rõ, biết được mức độ tiến bộ của

mình.
+ Giải thích, tóm tắt hướng dẫn ôn luyện thường xuyên.
Hai là :Giáo viên là người tổ chức học tập:
+ Tổ chức môi trường học tập sao cho học sinh có thể hợp tác cùng nhau, chia sẻ
thông tin, quan điểm, cùng thảo luận, suy nghĩ, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
+ Tán thành, khuyến khích hay giúp đỡ để làm rõ hay giải quyết khúc mắc
+ Tạo điều kiện để học sinh luyện tập giao tiếp với nhau.
+ Tham gia với tư cách là người cùng giao tiếp khi cần thiết
* Người giáo viên lúc nào cũng phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nên
cần có tính nghiêm khắc của một người cha – lòng vị tha thương yêu của một người mẹ,
sự ân cần của người anh người chị và luôn có tính hòa đồng thông cảm của một người
bạn. Chính vì thế, giáo viên cần không ngừng tìm hiểu tâm sinh lý, nguyện vọng, hòan
cảnh sống của từng học sinh thậm chí ngay cả thói quen khuyết tật của học sinh, cụ thể:
+ Em K’ Brưm lớp 9A7. Em rất ngại tiếp xúc với bạn bè, ngại dứng lên phát biểu,
ngại lên bảng vì cái tay khuyết tật của mình, tôi phải khuyết khích động viên, trò chuyện
với em rất nhiều, để em không còn mặc cảm, và bây giờ em không còn cảm giác ngại
ngùng ấy nưa, em thường giơ tay phát biểu bài. Dù em học không giỏi nhưng em cũng
mạnh dạn hơn trước lớp, em thường đứng lên hỏi khi cảm thấy chưa hiểu bài. Em
Nguyễn Ngọc Huy lớp 9a5. Em này ít khi giơ tay phát biểu bài vì sợ phát biểu sai cô sẽ
cho điểm kém.Sau khi hiểu được tâm lý, tôi khuyến khích em phát biểu, em phát biểu
đúng tôi khen và sai thì tôi sửa. Từ đó em không còn ngại phát biểu nưa.
* Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên có thể lồng ghép một số vấn đề xoay
quanh tình đoàn kết thống nhất, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau hoặc sự hiếu thảo,
lòng yêu nước, truyền thống yêu dân tộc…Điều này có thể làm học sinh bớt căng thẳng,
vừa giáo dục nhân cách cho học sinh. Ngoài sự nghiêm khắc giáo viên phải ôn tồn, không
18


quát học sinh, làm các em kinh sợ, không sỉ nhục làm mất mặt học sinh trước lớp, trước
bạn bè. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, nhân cách của các em; Đặc biệt, các em

sẽ không thích học tiết Tiếng Anh nưa. Ngoài ra giáo viên cần chú trọng khuyến khích
các em tham gia vào các hoạt động như: Hội thi hùng biện tiếng Anh , cuộc thi tiếng Anh trên
Internet (IOE); tạo môi trường, cơ hội giao lưu và khuyến khích học sinh sử dụng ngoại ngư
nhằm tăng cường rèn luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngư thông qua hình thức sinh hoạt
câu lạc bộ, tổ chức ngày hội nói tiếng Anh...
2.2. Tính hiệu quả:
Sau thời gian áp dụng nhưng giải pháp trên, chất lượng giảng dạy của bản thân và
của tổ chuyên môn đã được nâng lên tạo nên nhưng chuyển biến tích cực trong quá trình
dạy và học bộ môn Anh văn của giáo viên và học sinh trong nhà trường.Chất lượng bộ
môn cuối mỗi năm học không ngừng được nâng lên: Năm học 2014 – 2015 chất lượng bộ
môn của các lớp tôi giảng dạy đạt 93 %, năm học 2015 - 2016 đạt 94.5 % vượt chỉ tiêu
xây dựng của nhà trường đầu năm học .
2.3 Phạm vi áp dụng:
Với các biện pháp của đề tài này chúng ta có thể áp dụng trong tất cả các tiết dạy
Tiếng Anh kể cả các tiết giới thiệu dư liệu, dạy kĩ năng và ôn tập củng cố.
3. Kết quả thực hiện:
Qua quá trình áp dụng nhưng biện pháp mới vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học
sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập:
-Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
-Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
-Các em học sinh yếu kém cũng tự tin hơn
So sánh kết quả 2 lần khảo sát chất lượng:
* Lần 1: KSCL vào đầu năm học 2015-1016 (thời điểm cuối tháng 9 năm 2015):
Tổng số

Giỏi

Khá

TB


3
12
43
3.8%
15.4%
55.2%
* Lần 2: CL bài kiểm tra học kì II năm học 2015 -2016:
78 em

Tổng số
78 em

Giỏi
7

Khá
26

TB
38

Yếu

Kém

11
14.1%

9

11.5%

Yếu
8

Kém
0
19


9%

33.3%

47.4%

10.3%

0%

Kết quả trên cho thấy rõ ràng tác động của nhưng biện pháp mới được áp dụng vào
giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là rất tích cực, có
khả quan. Bước đầu mang lại nhưng kết quả đáng phấn khởi; chất lượng được cải thiện rõ
rệt. Nhưng điều quan trọng hơn mà tôi cho là thành công đó là các em đã nhận thức một
cách sâu sắc về tầm quan trọng của môn học. Có lẽ vì vậy mà tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng
cao đồng thời hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém.
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
4.1. Bài học kinh nghiệm:
* Về phía giáo viên:
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ

động, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức,
kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực
học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động nhằm giúp học sinh
trải nghiệm sáng tạo.
Giáo viên phải tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học.
Giảng dạy đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.Phải chuẩn bị bài giảng chu đáo, linh hoạt
trong thiết kế các hoạt động và luôn bám sát chuẩn kiến thức, phù hợp với thực tiễn.
Làm tốt vai trò của người thầy là người hướng dẫn học tập và người tổ chức học tập.
Luôn động viên khuyến khích học sinh, khơi gợi sự sáng tạo.
Phải khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Phải có tình thương, kỷ cương và trách nhiệm đối với học sinh.
Bản thân cần không ngừng phấn đấu, luôn tìm tòi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn
để sẵn sàng tham gia đề án dạy học tiếng Anh “Dạy và học ngoại ngư trong hệ thống giáo
dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh theo Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày
29/9/2014 của Bộ GDĐT.
*Về phía học sinh;
20


Phải tìm hiểu nội dung bài mới trước khi đến lớp.
Thường xuyên luyện nói, nghe máy và thực hành đặt câu với các mẫu câu, từ vựng…
Chủ động theo dõi bài giảng để tiếp thu kiến thức.
Hoàn thành tất cả các bài tập trên lớp và ở nhà.
Rèn luyện, phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo trong học tập,trau dồi
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đổi
mới các hình thức học tập,trải nghiệm, sáng tạo.
4.2. Đề xuất ,kiến nghị
4.2.1. Mặc dù sáng kiến đã đem lại kết quả rất tích cực như đã nêu ở trên song

cũng không thể tránh khỏi nhưng hạn chế và thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của
hội đồng xét duyệt, bạn bè, đồng nghiệp để giải pháp được đầy đủ và hiệu quả hơn.
4.2.2. Kính mong lãnh đạo ngành giáo dục quan tâm hơn nưa, đầy tư cung cấp
thêm các thiết bị nghe, nhìn, máy chiếu cho phòng học ngoại ngư. Thực tế nếu học sinh
được học thêm Tiếng Anh qua băng hình thì sẽ cải thiện được khả năng phát âm rất
nhiều, và học sinh sẽ dễ thuộc bài hơn.
4.2.3. Nhà trường và cấp trên cũng cần hỗ trợ thêm kinh phí để tổ chức các buổi
ngoại khóa ngoại ngư cho học sinh để các em có cơ hội trao đổi kiến thức và có môi
trường giao tiếp thật sự. Chú trọng hỗ trợ,khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các học
sinh tham gia các hoạt động như: Hội thi hùng biện tiếng Anh, cuộc thi tiếng Anh trên
Internet (IOE); tạo môi trường, cơ hội giao lưu và khuyến khích học sinh sử dụng ngoại ngư
nhằm tăng cường rèn luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngư thông qua hình thức sinh hoạt
câu lạc bộ, tổ chức ngày hội nói tiếng Anh....
5. KẾT LUẬN:
Từ nhưng kinh nghiệm của riêng bản thân tôi được đúc kết qua từng tiết dạy, tôi càng
nhận ra rằng phát huy được tính tích cực thì mới phát huy được khả năng giao tiếp của
học sinh và mới cải thiện được kết quả học tập của các em. Bởi vậy, tôi luôn tìm mọi
phương pháp để học sinh cảm thấy yêu thích môn học này, để các em có cơ hội được hòa
mình vào với tập thể lớp và để các em thể hiện mình theo phong cách của riêng các em.
21


Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi luôn áp dụng phương pháp học mà chơi- chơi mà
học. Theo tôi thấy, cái mà các em học được qua trò chơi hoặc thực hành sẽ nhanh và hiệu
quả hơn so với việc các em chỉ ngồi nghe giảng một cách thụ động. Do đó, người giáo
viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, biết cách vận dụng tất cả nhưng đồ vật hay nhưng ví dụ
có ngoài cuộc sống thật để giúp học sinh vận dụng một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, giờ dạy có thật sự thành công hay không nó còn phụ thuộc vào sự khéo léo
của giáo viên và sự hăng say của học sinh. Tôi luôn mong rằng mỗi giờ học trên lớp thực
sự là một giờ học bổ ích đối với các em. Vì vậy tôi luôn cố gắng để có được một giờ học

thân thiện, tích cực, mang được nhưng nét sắc thái riêng theo đúng đúng đặc thù môn
học.
Với kết quả như trên, trong nhưng năm học tiếp theo tôi sẽ tiếp tục vận dụng vào
giảng dạy và đồng thời tiếp tục tham khảo thêm ý kiến, kinh nghiệm của bạn bè, đồng
nghiệp, tích cực tìm tòi, sáng tạo hơn nưa để giải pháp này ngày càng hoàn thiện hơn,
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị

, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở
đánh giá nhận xét (kí tên , đóng dấu của đơn vị)

22


23



×