Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Dịch tể học nhóm bệnh truyền nhiễm qua da và niêm mạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.08 KB, 12 trang )

Dịch tể học nhóm bệnh
truyền nhiễm qua da và
niêm mạc
1.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kết thúc bài học, học viên có khả năng
1. Trình bày được tác nhân gây bệnh da và niêm mạc
2. Trình bày quá trình dịch của bệnh truyền nhiễm qua da và niêm mạc
3. Trình bày các biện pháp phòng chống đối với bệnh da và niêm mạc
2.NỘI DUNG
1.Tác nhân gây bệnh
-Vi khuẩn
Than (bacillus anthracis)
Uốn ván (clostridium tetani)
Lậu cầu (neisseria gonrrhoeae)
-Xoắn khuẩn
Leptospira
Treponema pallidum (giang mai)
-Virut
Mắt hột
Dại
HIV (Human immunodeficiency virus)
+Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một retro virus. Vius này được xác nhận có 2
loại: loại 1 (HIV-1) và loại 2 (HIV-2). Các virut HIV tương đối khác nhau về huyết thanh học và
phân bố địa lí nhưng có đặc điểm dịch tể học tương tự nhau
-Một sô loại nấm da, nấm tóc


+Sức đề kháng:
+Các mầm bệnh ở nhóm này có sức đề kháng ở ngoại cảnh rất khác nhau:
-Không tồn tại được ở ngoại cảnh:lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai
-Rất yếu: Virut dại. Virut dại chết nhanh chóng ở nhiệt độ cao, ở 60 độ chúng chết hầu như tức


khắc.Các thuốc sát khuẩn như dung dịch phenol và cồn ở nồng độ qui định giết virut trong vài
giờ.Virut dại bị khử hoạt tính bởi xà phòng
-Tồn tại được lâu ở ngoại cảnh:các loại nấm.Có loại thậm chí còn tồn tại được nhiều năm nhờ
có nha bào như nha bào than, uốn ván
+Bệnh sinh:
+Rất khác nhau về cơ chế sinh bệnh và cả phương thức truyền nhiễm nhưng đều có chung
đường xâm nhập và đào thải khỏi cơ thể là qua da và niêm mạc
2.QUÁ TRÌNH DỊCH
2.1Nguồn truyền nhiễm
2.1.1 Nguồn truyền nhiễm duy nhất là người
*Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh mắt hột và các bệnh nấm da nấm tóc
chỉ có nguồn truyền nhiễm duy nhất là người. Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn
truyền nhiễm duy nhất của nhiễm HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật
2.1.2. Nguồn truyền nhiễm chủ yếu là động vật
Bệnh than, bệnh dại, bệnh do Leptospira có nguồn truyền nhiễm chủ yếu là động vật nên được xếp
vào các bệnh từ động vật lây sang người
*Bệnh than:Nguồn truyền nhiễm là động vật, thường là động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu,
ngựa,…., chúng bị mắc bệnh khi ăn phải cỏ có lẫn nha bào than ở những bãi trước đây đã chôn
động vật bị bệnh than mà không được xử lí đầy đủ. Động vật bị bệnh than tường có nhiễm khuẩn
máu nặng nên rất dễ lây truyền sang người
+Lây truyền từ người sang người rất hiếm
*Bệnh do Leptospira
+Nguồn truyền nhiễm của chủ yếu là chuột, chuột bị nhiễm xoắn khuẩn mảnh không bị bệnh
nhưng chúng thường xuyên đào thải mầm bệnh theo nước tiểu ra ngoài
+Người mắc bệnh Leptospira cũng bài tiết mầm bệnh theo nước tiểu, do đó về mặt lí thuyết
người có thể là nguồn truyền nhiễm. Song vai trò là nguồn truyền nhiễm của người không đáng kể
vì nước tiểu của người quá toan, Leptospira không thể sống lâu được
+Bệnh dại



+Nhiều loài thú ăn thịt hoang dã và súc vật nuôi trong nhà là nguồn chứa virut dại bao gồm:
cáo, chó sói, chó rừng, chồn, gấu trúc Nam Mĩ có dơi hút máu, dơi ăn hoa quả và côn trùng bị
nhiễm vi rút dại
+Ở các nước đang phát triển thì nguồn chứa virut dại chủ yếu duy trì ở đàn chó
+Những động vật khác như: thỏ, sóc, sóc chuột ở Bắc Mĩ, chuột và chuột nhắt rất hiếm bị nhiễm
virut dại và cũng hiếm bị chúng cắn, nếu bị chúng cắn thì cần tiêm phòng dại
+Ở Việt Nam nguồn chứa virut dại chủ yếu là chó nhà. Chó bị nhiễm virut dại vì vết cắn của chó
bị dại, sau một thời kì ủ bệnh dài hay ngắn tùy theo vị trí, số lượng, tính chất của vết cắn mói phát
bệnh dưới hai thể, thể hung dữ và thể liệt nhưng đều thải virut theo nước dải chó từ những ngày
cuối của thời kì ủ bệnh và kéo dài suốt thời kì phát bệnh cho tới khi nó chết
+Mèo cũng có phương thức bị nhiễm và đào thải vi rut giống như chó, mèo cũng là nguồn
truyền nhiễm bệnh dại
Thời kì lây truyền ở chó và mèo thông thường từ 3-5 ngày trước khi bắt đầu có dầu hiệu lâm
sàng và trong suốt thời kì súc vật bệnh
+Trong tổng số người bị súc vật dại cắn, có 88% bị chó nhà cắn, 8% bị mèo cắn, 4% bị súc vật
khác cắn
+Trong nước bọt của người bị bệnh dại có virut dại nhưng chưa thấy mô tả trường hợp nào
người bệnh làm lây bệnh cho người khác
2.2. Đường truyền nhiễm
2.2.1 Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục chỉ có phương thức lây duy nhất là tiếp xúc trực tiếp
(trừ bệnh giang mai bẩm sinh)
*Bệnh giang mai: lây truyền do
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở các tồn thương giang mai ở da niêm mạc
-Tiếp xúc trực tiếp với dịch và các chất tiết của cơ thể (nước bọt, tinh dịch, máu, dịch âm đạo)
của người bệnh qua tiếp xúc tình dục
-Bệnh có thể lây qua truyền máu nếu người cho máu ở trong thời giang mai tiên phát
-Lây truyền giáng tiếp qua các đồ dùng bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai (khăn mặt, chậu, cốc,
dao cạo, dụng cụ y tế…) có thể xảy ra song trên thực tế rất hiếm gặp ( vì xoắn khuẩn rất yếu)
-Nhân viên y tế có thể bị lây qua thăm khám các tổn thương có xoắn khuẩn giang mai

-Bệnh giang mai ở thai nhi gọi là giang mai bẩm sinh: phụ nữ bị giang mai khi có thai, xoắn
khuẩn qua rau thai vào thai nhi hoặc cũng có trường hợp thai nhi bị lây lúc ra đời khi qua đường
sinh dục của mẹ( nhiễm trong lúc đẻ)
-Bệnh lậu: lây truyền do tiếp xúc với dịch tiết từ niêm mạc của người nhiễm khuẩn, thường là
do hoạt động tình dục


2.2.2. Bệnh dại
+Chó, mèo và động vật bị bệnh dại truyền bệnh cho người bằng nước bọt qua vết cắn, vết cào.
Súc vật còn có thể truyền bệnh dại bằng cách liếm da người bị xây xước hoặc bị dây nước bọt của
động vật bị bệnh dại vào da tổn thương
+Sự lây truyền qua không khí đã được chứng minh ở trong những hang động, ở đó có hàng
triệu con dơi đang đậu để ngủ, và ở trong phòng thí nghiệm nhưng sự xảy ra này rất hiếm. Sự lây
truyền từ loài dơi hút máu bị nhiễm virut dại tới những động vật nuôi trong nhà cũng phổ biến ở
xhay Mỹ Latinh
Cấy ghép các bộ phận (như giác mạc) của người chết vì bệnh dại mà không chẩn đoán được sẽ
truyền bệnh dại cho người tiếp nhận
2.2.3. Bệnh than
Thể bệnh thường hay gặp nhất ở người là thể bệnh ở da (chiếm 99%).Người bị lây khi tay,
chân của hốc những vết xây xước, dù nhỏ, bị dây máu, mủ của động vật bị mắc bệnh than như khi
chăm sóc, mổ hoặc lột da chúng. Đây là đường lây phổ biến nhát đối với người
+Người còn có thể bị lây qua không khí: thể bệnh than ở phổi do hít phải bụi có nha bào than từ
lông, da súc vật bị bệnh không được lựa chọn và xử lí đầy đủ. Thể phổi rất hiếm nhưng ở Triều
Tiên, Trung Quốc bọn đế quốc xâm lược đã dùng csac vật mang bào tử than (lông gà, lông vịt,
ruồi) làm vũ khí sinh học
+Người có thể bị lây do ăn phải thịt không nấu chín đủ tiêu diệt vi khuẩn than (ít gặp)
+ Còn phương thức do côn trùng hút máu truyền chỉ phổ biến ở súc vật lây cho nhau
2.2.4 Bệnh do Leptospira
Các bệnh do Leptospira đều có phương thức làm nhiễm cho người khi da chân tay họ ngâm
lâu dưới nước (đặc biệt là dây xây xước) có sẵn xoắn khuẩn mảnh từ nước tiểu của chuột và gia

súc làm ô nhiễm
2.2.5. Bệnh uốn ván
+Các nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể thường qua các vết thương( nhất là vết thương
chiến tranh) bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người và động vật, qua các vết rách và vết bỏng.
Thỉnh thoảng cũng thấy trường hợp uốn vàn sau phẫu thuật như cắt bao qui đầu
+Uốn ván sơ sinh: bệnh thường xảy ra do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn bằng dụng cụ
bẩn hay do băng rốn cho trẻ sơ sinh ở các gia đình
2.2.6. Bệnh mắt hột và các bệnh nấm
Các virut này tồn tại lâu ở ngoại cảnh và lây truyền do dùng chung các vật dụng hàng ngày
như khăn mặt, mũ, quần áo, chăn chiếu… với người đang có bệnh
2.2.7 Phương thức lây truyền HIV/AIDS


Có bốn phương thức lây truyền HIV: (1) qua quan hệ tình dục, (2) qua truyền máu, (3) qua tiêm
chích ma túy và (4) lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai, sinh nở và cho con bú.
Nguy cơ lây truyền sang bạn tình đang có sự gia tăng nhanh chóng khi tình trạng lây nhiễm bệnh
lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có chiều hướng tăng. Nói chung, khả năng
lây nhiễm HIV cao hơn khi tuyến nhờn của các cơ quan sinh dục bị hủy hoại hoặc bị nhiễm trùng,
có lẽ bằng việc tạo điều kiện cho virus đi vào máu và việc huy động các tế bào miễn dịch vốn là tế
bào đích cho việc xâm nhập virus
HIV đã phân lập được từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước
tiểu và các dịch khác của cơ thể.Mặc dù có sự phân bố rộng như vậy của HIV trong cơ thể nhưng
nhiều nghiên cứu dịch tể học cho thấy rằng chỉ có: máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò
quan trọng trong việc làm lây truyền HIV. Do đó có 3 phương thức làm lây truyền HIV:
-

Lây truyền theo đường tình dục

+Đây là phương thức lây truyền quan trọng, cả giao hợp đồng giới và giao hợp khác giới đều có
nguy cơ lan truyền bệnh. Bởi vì qua các vết xước rất nhỏ (thường không nhìn thấy bằng mắt

thường) do cọ xát khi giao hợp gây nên, HIV từ tinh dịch hay dịch tiết từ tử cung âm đạo hay từ
máu của các vết xước của người bệnh trực tiếp xâm nhập vào cơ thể người kia gây bệnh. Giao hợp
qua hậu môn có nguy cơ làm gây bệnh cao hơn vì niêm mạc trực tràng có rất nhiều mao quản nhỏ
dễ bị tổn thương
+Sự lây truyền qua giao hợp khác giới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phương thức
lây truyền bệnh. Nguy cơ lây bệnh từ nam sang nữ cao hơn từ nữ sang nam
+Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng mắc các bệnh lây truyền theo đường tình dục,
đặc biệt là các bệnh có viêm loét như hạ cam, giang mai, lậu làm tăng nguy cơ nhiễm HIV có thể
gâp 20 lần
-Lây truyền theo đường máu
+HIV có thể lây truyền qua máu hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ truyền HIV
qua đường máu có tỉ lệ rất cao, trên 90%. Kể từ năm 1985, sau khi ra đời xét nghiệm sàng lọc phát
hiện kháng thể HIV, nguy cơ lây truyền qua đường máu ở nhiều nước đã giảm đi rõ rêt. Tuy nhiên,
ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra. Người
cho máu có thể cho máu khi mới bị nhiễm HIV, nhưng chưa phát triển kháng thể và trước khi có
thể phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường, Người đó đang ở trong “thời kì cửa sổ” của
quá trình nhiễm HIV
+HIV cũng có thể lây truyền qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm HIV mà không
được tiệt trùng cẩn thận, Đặc biệt là những người nghiện chích ma túy theo đường tĩnh mạch
+Việc sử dụng các dụng cụ tiêm chích và làm các thủ thuật, phẫu thuật trong y tế mà không
được tiệt trùng cẩn thận cũng có khả năng làm lây truyền HIV. Cách lây truyền theo đường này
cũng giống như viêm gan B
+Lây truyền từ bệnh nhân sang nhân viên y tế: Trong quá trình điều trị vầ chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS, HIV có trong máu của bệnh nhân có thể qua da tổn thương, xây xước, hay bi sơ ý
làm kim tiêm có chứa máu nhiễm HIV đâm phải.Nguy cơ lan truyền HIV cho nhân viên y tế rất


thấp, dười 0.3% và có thể cao hơn ở các nước đang phát triển khi thiếu các điều kiện thực hiện các
qui định vô trùng trong chăm sóc y tế
+HIV có thể lây truyền qua việc cấy ghép cơ quan, tổ chức và cho tinh dịch. Do đó phải xét

nghiệm sàng lọc máu của những người cho trước khi cấy truyền
-Lây truyền từ mẹ sang con
HIV cũng có thể truyền từ mẹ sang thai nhi hoặc sang con trong suốt thời gian mang thai, sinh
đẻ và lúc cho con bú. Có thể gọi đây là lây truyền dọc, lây truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
trái ngược với lây truyền ngang khi người cùng thế hệ lây truyền sang nhau. Virus HIV chỉ là một
trong những virus có thể lây truyền dọc.Bệnh có thể lây truyền sang thai nhi trong thời gian trong
thời gian mang thai, trong thời gian sinh đẻ và trong thời gian cho con bú. Nếu không tiến hành
các biện pháp can thiệp đặc biệt thì có khoảng 30-40% các bà mẹ có phản ứng dương tính với
virus HIV ở vùng tiểu sa mạc Sahara châu Phi, có thể truyền virus HIV sang con cái của họ
Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước, từ 13%-32% ở các
nước công nghiệp phát triển, từ 25%-48% ở các nước đang phát triển. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV
ngay khi còn nằm trong bào thai hoặc thời kì sinh nở


Vấn đề lây HIV qua bú sữa mẹ

Bằng chứng cho thấy rằng cho bú có thể lây truyền HIV. Các nhà khòa học đã phân lập được
HIV từ sữa của những người mẹ bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nguy cơ lây truyền qua
sữa gặp nhiều khó khăn.Do đó, việc một bà mẹ bị nhiễm HIV có tiếp tục cho con bú sữa hay không
cần phải được cân nhắc cẩn thận
Nguy cơ lây truyền HIV
Phương thức lây truyên
*Truyền máu
*Mẹ truyền cho con
*Dùng chung kim, bơm tiêm
*Tình dục:
-Âm đạo
-Hậu môn
*Chăm sóc y tê


Nguy cơ lây truyền qua một
lần tiếp xúc (%)
Rất cao >90%
14-40
0.5-1

Tỷ lệ % trên tổng số nhiễm HIV
trên thế giới
3-5
5-10
5-10

0.2-0.3
1.8-4.8
<0.3

70-80
5-10
<0.01

+Bảng trên cho thấy mức độ nguy cơ lây truyền HIV qua một lần tiếp xúc rất cao, rồi đến mẹ
truyền cho con, dùng chung bơm kim tiêm, tình dục. Lây truyền qua đường tiếp xúc với sản phẩm
có chứa HIV qua chăm sóc y tế rất thấp.Tuy nhiên, nếu so sánh tỉ lệ phần trăm người nhiễm HIV
theo từng phương thức theo tổng số người nhiễm HIV lại thấy rằng, số người nhiễm HIV lây
truyền theo đường tình dục, đặc biệt là tình dục khác giới chiếm tỉ lệ cao nhất (70-80%). Mặc dù
nguy cơ lây truyền theo đường tình dục hậu môn cao hơn so với qua đường âm đạo, nhưng số
người nhiễm HIV theo đường tình dục hậu môn lại thấp hơn, vì họ chỉ chiếm số nhỏ trong tổng số
những người có quan hệ tình dục



Trên thực tế, việc lây nhiễm virus HIV trong thời gian cho con bú được khẳng định trong một số
nghiên cứu dịch tể học đã được chính quyền và những người phụ nữ bị nhiễm HIV ở các nước có
thu nhập thấp tình trạng tiến thoái lưỡng nang. Nếu bộ y tế các nước khuyến cáo phụ nữ nhiễm
HIV không cho con bú và họ nghe theo lời khuyên đó, nhiều trẻ em có nguy cơ tử vong do tiêu chảy
và suy dinh dưỡng hơn là số trẻ được cứu sống nhờ việc giảm lây nhiễm HIV. Nguyên nhân của
hiện tượng này là phần lớn các bà mẹ không có đủ tiền mua sữa thay thế cho sữa mẹ ngay cả các
thực phẩm thay thế sữa mẹ được phát miễn phí cho các bà mẹ này, họ cũng không thể chuẩn bị
thức ăn cho con hợp vệ sinh. Vì thế, những phụ nữ bị nhiễm HIV nghèo đành chấp nhận nguy cơ lây
nhiễm HIV thông qua việc cho con bú bởi các giải pháp thay thế rủi ro cao hơn cho sức khỏe của
trẻ. Rõ ràng, quyết tâm cho con bú ở các bà mẹ này rất mãnh liệt. Trong khi đó, các quốc gia có
thu nhập cao và trung bình lại phản đối mạnh mẽ việc cho con bú, và một số nước như Thụy Điển
thậm chí cấm các bà mẹ nhiễm HIV nuôi con bằng sữa mẹ. Việc ngăn cấm mang tính chất đạo đức
này hiện nay đã trở nên nghiêm trọng hơn khi đã có thuốc làm giảm nguy cơ lây nhiễm, bởi
phương pháp này không thể áp dụng rộng rãi cho những cộng đồng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất
*Những phương thức không lây truyền HIV
Ngoài các phương thức lây truyền chủ yếu đã trình bày ở trên, hiện nay chúng ta không có
bằng chứng về một phương thức lây truyền nào khác. HIV không lây truyền theo các phương thức
sau:
+Ho, hắt hơi
+Bắt tay, ôm hôn
+Dùng chung cốc chén, bát đĩa, thìa
+Tiếp xúc thông thường tại nơi ở và làm việc với người nhiễm HIV trừ khi có quan hệ tình dục
hay trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV
+Vết đốt của côn trùng như muỗi, chấy, rận
2.3. Khối cảm nhiễm
-Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm
-Bệnh uốn ván: dùng giải độc tố uốn ván sẽ tạo được miễn dịch thụ động và tình trạng miễn
dịch tồn tại được ít nhất 10 năm sau khi tiêm chủng đầy đủ. Tiêm globulin miễn dịch uốn ván hoặc
kháng độc tố uốn ván (lấy từ ngựa) sẽ tạo được miễn dịch thụ động trong một thời gian ngắn. Trẻ
sinh ra từ những người mẹ được gây miễn dịch chủ động sẽ có miễn dịch thụ động và có thể bảo vệ

chúng khỏi bị uốn ván sơ sinh. Sau khi khỏi bệnh uốn ván có thể không để lại miễn dịch và có thể bị
mắc lại, do đó người sau khi khỏi bệnh uốn ván vãn được chỉ định tiêm chủng
-Bệnh than:chưa rõ ràng, mắc bệnh lần thứ 2 có thể xảy ra nhưng rất hiếm
-Bệnh đau mắt hột: người khỏi bệnh không có miễn dịch
3. PHÒNG CHỐNG DỊCH
3.1. Bệnh dại


Nguồn bệnh dại chủ yếu ở nước ta là chó nhà. Tập quán nuôi chó trong nhân dân rất phổ biến,
số
lượng chó nuôi nhiều cho nên công tác phòng chống bệnh dại là một công việc khó khăn và lâu
dài
*Khi chưa có dịch: giáo dục nhân dân hạn chế nuôi chó đến mức tháp nhất . chó nuôi phải xích ,
nhốt, chó ra đường phải có rọ mõm. Bắt giết tất cả chó vô chủ và chó lang thang. Tiêm vacxin
phòng dại cho chó và mèo
*Khi có dịch xảy ra: diệt hết đàn chó đang nuôi trong ổ dịch dại, kể cả chó đã tiêm phòng
vacxin.Nghiêm cấm bán chó ở vùng đang có dịch dại sang nơi khác để ngăn chặn sự lây lan dịch
sang các vùng xung quanh. Những người bị chó, mèo dại cắn hoặc có tiếp xúc với chó, mèo dại phải
đi tiêm phòng dại ngay càng sớm càng tốt
+Không giết thịt súc vật bị bệnh dại
*Xử lí người nghi bị súc vật dại cắn:
-Rửa ngay thật kĩ vết cắn bằng nước xà phòng đặc 20%, bôi chất sát khuẩn như cồn hoặc cồn
iot đậm đặc vv… Mục đích xử lí tại chỗ là để giảm đến mức tối thiểu lượng virut tại nơi xâm
nhập.Trong trường hợp cần thiết phải cắt lọc, nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp
vết thương cắn đã quá 5 ngày
Toàn thân:
Tóm tắt cách xử lí khi bị súc vật nghi dại cắn
Tình trạng vết cắn

Tình trạng súc vật (kể cả

chó đã được tiêm phòng)
Lúc cắn
Trong vòng 10
ngày

Da lành
Da bị xước ở gần thần kinh
trung ương

Bình thường

Da bị xước

Bình thường

Cắn nhẹ

Có triệu
chứng
dại.Mất tích
không theo
dõi được chó
Nghi dại

Nếu bị vết thương và có tiếp
xúc giắn tiếp qua đồ vật có
dính nước dãi của xúc vật
Vết cắn gần não, vết cắn sâu,
có nhiều vết cắn
Vết cắn ở nơi có nhiều dây


Bình thường

Dại;mất tích;

Ốm xuất hiện
triệu chứng
dại

Điều trị

Không điều trị
Tiêm vacxin ngay và thôi tiêm
vacxin nếu ngày thứ 10 súc vật
vẫn sống bình thường
Tiêm vacxin ngay nếu xuất
hiện triệu chứng dại ở xúc vật
Tiêm vacxin ngay khi bị cắn

Vẫn sống bình
thường
Vẫn sống bình
thường

Tiêm vacxin ngay và thôi tiêm
nếu ngày thứ 10 súc vật vẫn
sống bình thường
Tiêm kháng huyết thanh dại.
Tiêm vacxin dại và thôi tiêm
nếu ngày thứ 10 súc vật vãn

sống bình thường
Tiêm kháng huyết thanh dại và


thần kinh (đầu, chi, bộ phận
sinh dục)

đã bán

tiêm vacxin phòng dại

3.2.Bệnh than
+Phải cách li động vật mắc bệnh than để điều trị
+Tiêm vacxin phòng bệnh than hàng năm cho gia súc tại những nơi có luu hành bệnh than
Nếu súc vật chết nghi ngờ là bệnh than thì phải cắt tai con vật, đóng gói cẩn thận theo qui
định và gửi về phòng xét nghiệm thú y. Lấy sắt nung đỏ áp vào chỗ đã cắt, nếu máu chảy ra thì
phải tẩy uế cẩn thận.Động vật chết vì bệnh than phải chôn cách xa nguồn nước, cho vào hố 2 lớp
thuốc khử trùng, vôi bột hoặc dung dịch clorua vôi 20% dưới và trên xác chết, chôn sâu tối thiểu 2
mét.Tốt nhất là đốt xác động vật chết rồi chôn đám tro theo đúng qui cách trên
+Không giết súc vật mắc bệnh than
3.3. Bệnh do Leptospira
+Diệt chuột không mang lại kết quả mong muốn vì thực tế không tiêu diệt được triệt để, trừ khi
cải thiện điều kiện sinh thái không thuận lợi với chuột trên một diện tích rộng lớn
3.4.Bệnh lây truyền qua đường tình dục, mắt hột, nấm
+Phát hiện sớm, điều trị đặc hiệu, triệt để
Không tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, mắt hột,
nấm
3.5.Uốn ván sơ sinh
+ Cải thiện việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ , trong đó chú trọng đến tăng tỉ lệ tiêm phòng uốn
ván cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ có thai

+Tăng tỉ lệ sản phụ sinh nở có sự giúp đỡ của những người hộ sinh đã được đào tạo
3.6. Vacxin và huyết thanh
+Các loại vacxin và huyết thanh uốn ván, dại có kết quả rất tốt, cần được dùng phổ biến và chỉ
định đúng đắn
3.6.1 Vacxin dại Fuenzalida và cách sử dụng
Vacxin dại Fuenzalida được chế tạo bằng cách tiêm virut dại vào não chuột bạch còn bú, sau
đó lấy não để chế vacxin và bất hoạt bằng β.Propiolaction
a.chỉ định tiêm: tất cả mọi người, kể cả phụ nữ có thai và trẻ em đều có thể tiêm được nhưng
phải dưới sự hướng dẫn, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa
Để đảm bảo vacxin có hiệu lực ngăn chặn bệnh dại phát triển, cần phải tiêm vacxin sớm và
liên tục. Đối với những người bị cắn đến chậm vẫn cần tiêm vacxin,tuy vậy cần giải thích cho họ
khả năng vacxin có thể bị hạn chế


b.Kĩ thuật tiêm và liều lượng
+Dùng bơm tiêm 1ml hoặc 2ml, kim tiêm trong da. Bơm và kim tiêm khử trùng bằng hấp sấy
hoặc luộc sôi 40 phút để nguội, tốt nhất nên dùng kim tiêm 1 lần
+Đối với vacxin dại Fuenzalida nước: trước khi tiêm phải lắc cho thuốc tan đều.Kiểm tra ống
thuốc xem có dập vỡ không?( nếu dập vỡ và biến màu thì không dùng), sau đó khử trùng đầu ống
thuốc bằng bông cồn, rồi lẫy thuốc vào bơm tiêm
+Đối với vacxin dại Fuenzalida đông khô: dùng bơm tiêm vô trùng hút 0.7ml nước kèm theo,
bơm vào lọ vacxin khô.Lắc cho tan thuốc (nếu thuốc không tan không dùng) vacxin pha xong phải
dùng ngay trong ngày, luôn để ở 4°C và 8°C vô trùng
+Nơi tiêm và liều lượng:
-Vacxin dại tiêm trong da ở vùng cơ denta
-Liều tiểm:0.2ml, tiêm 6 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ.Tiêm nhắc lại vào ngày 21 và 30
Trẻ em dưới 5 tuổi: Tiêm 0,1 ml, tiêm 6 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ.Tiêm nhắc lại vào ngày
thứ 21 và 30
+Trường hợp vết cắn gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ) hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn
sâu, chó lên cơn dại thì cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin dại trong cùng 1 ngày

nhưng khác vị trí tiêm
+Trong 6 tháng nếu tiêm phòng dại 2 lần thì lần thứ 2 số lượng mũi tiêm sẽ từ 20-50% tùy
theo vết cắn và thời gian bị cắn lần trước. Trường hợp này nên có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
c. Phản ứng phụ
+Tại chỗ: tẩy đỏ, ngứa
+Toàn thân:
-Đôi khi có hạch, nhức đầu, mệt mỏi, thường xuyên xảy ra ở người nghiện rượu
-Sau khi 3-4 mũi trở đi có thể bị mệt mỏi, buồn ngủ và rối loạn tiểu tiện, tê.
-Đôi khi có thể gây liệt tủy sống, liệt tủy hướng thượng, viêm não … trong trường hợp này cần
ngừng vacxin để điều trị bằng ACTH, Cortifoid và hội chẩn chuyên khoa để quyết định xem có được
tiêm vacxin dại nữa không?
Trong thời gian tiêm vacxin và 6 thâng sau khi tiêm vacxin dại không được dùng thuốc ACTH,
Cortison, không được uống rượu, không được làm việc quá sức
d.Bảo quản vacxin:
Vacxin dại Fuenzalida được bảo quản ở 4°C đến 8°C, tuyệt đối không để vacxin ở ngăn đá dưới
0°C
3.6.2. Kháng huyết thanh dại và cách sử dụng


Kháng huyết thanh dại được tinh chế từ huyết thanh ngựa sau khi đã được gây miễn dịch bằng
virut dại cố định
Dùng kháng nguyên thanh dại để trung hòa virut. Trong trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn thì
kháng huyết thanh dại có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh của virut
a.Chỉ định
-Tất cả các trường hợp có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, vêt cắn gần thần kinh trung ương (đầu
mặt, cổ tay)
-Tiêm kháng huyết thanh dại càng sớm càng có hiệu quả cao. Nếu chậm cũng không nên quá
bảy ngày sau khi bị cắn
-Nên ủ ấm huyết thanh dại trước khi tiêm
b.Phương pháp tiêm và liều lượng

- Trước khi tiêm phải thử phản ứng:tiêm trong da 0.1ml dung dịch 1% kháng huyết thanh dại,
đọc phản ứng sau 15 phút. Nếu phản ứng dương tính thì nơi tiêm bị sưng đỏ với đường kính 1cm
-Trương hợp thử phản ứng dương tính: phải dùng phương pháp thoát mẫn teo BESREDKA như
sau: tiêm 3 lầndung dịch 1% kháng huyết thanh dại với liều lượng 0.5ml, 2ml và 5ml mỗi lần cách
nhâu 15 phút. Nếu thấy không phản ứng thì tiêm 0.1ml dung dịch nguyên chất, sau 15 phút không
thấy phản ứng thì tiêm nốt chỗ còn lại chia 2-3 lần, mỗi lần chỉ 10-15 phút.Trong trường hợp cần
thiết có thể dùng thêm thuốc Antihistamine
c.Liều lượng
-Dùng tổng liều là 40 đơn vị quốc tế cho mỗi kg cân nặng
d. Phản ứng và cách xử lí
-Tại chỗ:sau khi tiêm có thể bị tấy, đỏ, ngứa
-Toàn thân: trong hoặc sau khi tiêm có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc choáng
Trường hợp bị choáng thì phải điều trị chống choáng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vậy, tại nơi
tiêm kháng huyết thanh cần chuẩn bị sẵn sàng dung dịch Adrenalin 1/1000, Ephedrin 5%,
Dimedrol 2% hoặc Antihistamine khác
e. Bảo quản kháng huyết thanh dại, luôn luôn bảo quản ở nhiệt độ 4°C-8°C
3.6.3. Vacxin uốn ván
Vacxin uốn ván còn gọi là giải độc tố uốn ván. Chế tạo từ độc tố uốn ván bất hoạt, phòng bệnh
uốn ván cho trẻ sơ sinh và cho cả người mẹ. Bảo quản vacxin ở nhiệt độ 2-8°C và không được để
đông lạnh vì sẽ làm hỏng vacxin. Mỗi liều 0.5ml tiêm bắp.
Lịc tiêm chủng cho phụ nữ
Liều
UV1

Thời gian tiêm
Càng sớm càng tốt khi có thai lần đàu hoặc nữ 15-35 tuổi vùng có nguy cơ uốn ván


UV2
UV3

UV4
UV5

sơ sinh cao
Ít nhất 1 tháng sau UV1 và trước khi đẻ 1 tháng
Ít nhất 6 tháng sau UV2 hoặc trong thời kì có thai lần sau
Ít nhất 1 năm sau UV3 hoặc trong thòi kì có thai lần sau
Ít nhất 1 năm sau UV4 hoặc trong thời kì có thai lần sau

Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván
Ghi chú
-Một liều vắc xin uốn ván không bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh chống lại uốn ván và uốn ván sơ
sinh
-Tiêm 2 liều vacxin uốn ván có tác dụng bảo vệ 3 năm
-3 liều vacxin uốn ván tạo ra sự bảo vệ tốt trong 5 năm
-4 liều vacxin uốn ván tạo ra sự bảo vệ tốt trong 10 năm
-5 liều vacxin uốn ván tạo ra sự tạo miễn dịch suốt cuộc đời
-Mỗi người tiêm không quá 5 liều`



×