Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở của Đảng bộ tỉnh Hưng yên từ năm 1997 đến năm 2010 (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.35 KB, 29 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

V TH DUYấN

CÔNG TáC XÂY DựNG
Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG CủA ĐảNG Bộ TỉNH HƯNG YÊN
Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010

TểM TT LUN N TIN S LCH S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM

Mó s: 62 22 03 15

H NI - 2016


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Thị Thu Hương
2. PGS.TS Trần Minh Trưởng

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi



giờ

ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Về khoa học
Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Để lãnh đạo cách mạng,
Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên tốt”,
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú
trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là về tổ chức cơ sở đảng. Đặc biệt, bước vào
công cuộc đổi mới đất nước Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) chỉ rõ: Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là cầu nối
giữa Đảng với dân, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng.
Toàn Đảng phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, nhất là những địa bàn, lĩnh vực
trọng yếu, có nhiều khó khăn. Do vậy, đi sâu nghiên cứu công tác xây dựng
đảng của một đảng bộ cụ thể - Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997-2010) góp phần

tổng kết quá trình vận dụng lý luận về xây dựng đảng của các đảng bộ địa
phương, đóng góp cơ sở lịch sử để tiếp tục bổ sung, phát triển lý luận xây dựng
đảng trong thời kỳ mới.
1.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, góp
phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng
tại địa phương có tính đặc thù ở Đồng bằng Bắc Bộ, đúc rút một số kinh nghiệm
nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đáp ứng với yêu cầu của công
cuộc đổi mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích:
Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở
đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2010, góp
phần khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và đúc rút kinh nghiệm thực
tiễn để vận dụng vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng tổ chức cơ
sở đảng trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn.


2

2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm về tổ chức cơ sở đảng và khái quát những yếu tố tác động
đến quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm
1997 đến năm 2010.
- Hệ thống hóa chủ trương của Trung ương Đảng về tổ chức cơ sở đảng từ
năm 1996 đến năm 2010 và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái
lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2010.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã,
phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các

nội dung chủ yếu: về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về
công tác cán bộ; về công tác kiểm tra.
- Khảo sát kết quả xây dựng tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn) của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó nhận xét thành công,
hạn chế khuyết điểm và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ
chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Tổ chức cơ sở đảng có rất nhiều loại hình, trong
khuôn khổ luận án chỉ tập trung khảo sát loại hình tổ chức cơ sở đảng xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trên các lĩnh vực:
về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về
công tác kiểm tra.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: Thời gian từ năm 1997 đến năm 2010.


3

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng
nói chung và xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp lịch
sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác, như khảo
sát thực tiễn, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tổng kết, phỏng vấn nhân
chứng lịch sử…
4.3. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ năm
1996 đến năm 2011 về xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
- Các văn kiện của đảng bộ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử đảng bộ địa
phương... về xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên.
- Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Luận án.
- Tư liệu phỏng vấn từ các nhân chứng lịch sử.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng rõ hơn tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng nhằm
đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa
bàn, nhất là ở cấp cơ sở.
- Đánh giá một cách khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ khi tái lập năm 1997 đến năm
2010, góp phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng thời kỳ đổi mới trên một địa bàn cụ thể.
- Những kinh nghiệm đúc kết được có thể vận dụng vào quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói riêng, các địa phương khác nói chung về xây


4

dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn


5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN

Luận án chia thành 3 nhóm công trình nghiên cứu như sau:
1.1.1. Những công trình đề cập tới những vấn đề chung về
tổ chức cơ sở đảng
Luận án đã lược thuật những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đề
cập đến tổ chức cơ sở đảng trong những năm gần đây.
Có thể kể đến những công trình: Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng, của nhóm tác giả Hồ Thanh Khôi, Phạm Thị Thiểu
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995; Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ

sở đảng hiện nay, của Nguyễn Đức Hà, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
1996; Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng

đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn cách mạng mới, của Đỗ Đức
Tuệ và cộng sự NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2000... và một số bài báo
đăng trên các tạp chí, luận văn luận án có liên quan. Những công trình trên chủ
yếu đề cập đến những vấn đề lý luận trung về tầm quan trọng, nhiệm vụ... của
tổ chức cơ sở đảng trong sự nghiệp cách mạng.
1.1.2. Các công trình đề cập đến thực tiễn xây dựng tổ chức
cơ sở đảng của các đảng bộ ở một số vùng, miền và các địa
phương trong cả nước

Luận án tập hợp các công trình khoa học có liên quan đến thực tiễn về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng như: Một số vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức

đảng ở nông thôn và đường phố, của Lưu Minh Trí, NXB Hà Nội, năm 1995;
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng
sông Hồng của Đỗ Ngọc Linh, Luận án phó tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội, năm 1995; Công tác


6

xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến
năm 2005 của Trần Thị Thu Hằng, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng,
Học viện chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội, năm 2012... Các công trình
khoa học trên chủ yếu tổng kết tổng kết thực tế về công tác xây dựng tổ chức cơ
sở đảng trên địa bàn cụ thể.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tổ chức cơ sở
đảng của tỉnh Hưng Yên
So với các công trình nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng nói chung và
nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng địa phương, vùng miền, nghiên cứu tổ chức
cơ sở đảng trên địa bàn Hưng Yên còn hạn chế. Nội dung về xây dựng tổ chức
cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ được đề cập ít nhiều trong các
công trình lịch sử của đảng bộ tỉnh, huyện và một số xã trên địa bàn Hưng Yên
trong thời gian gần đây.
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ
ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN
CỨU

1.2.1. Những nội dung liên quan đến luận án đã được giải quyết
- Các công trình trên đã hệ thống, khái quát những quan điểm, đường lối của
Đảng được thể hiện qua các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong vấn đề
chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
- Các công trình đã nêu khá rõ quá trình hiện thực hóa quan điểm, chủ

trương, đường lối của Đảng về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vào điều
kiện cụ thể của các ngành, địa phương, đơn vị... trong đó có những giải pháp
quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở địa bàn nông thôn
những năm qua.
- Qua việc quán triệt thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng về công tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng, các công trình đã đúc kết được một số bài học
kinh nghiệm bổ ích, quý báu của các Đảng bộ ngành, địa phương, đơn vị...
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung nguồn tư liệu quý về


7

thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu đề tài. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể
cho đến nay chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống quá trình
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm
1997 đến năm 2010.
1.2.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hưng Yên.
- Làm rõ quá trình hoạch định chủ trương xây dựng tổ chức cơ sở đảng của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên (trên các nội dung chủ yếu: về tư tưởng chính trị; về tổ chức;
về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra).
- Khảo sát, đánh giá khách quan kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quá
trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yêu lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
- Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở

đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TỈNH HƯNG YÊN
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997 - 2000)
2.1. TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HƯNG YÊN

2.1.1. Tầm quan trọng của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng đối với
sự nghiệp cách mạng
Những luận điểm của Mác, F.Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về tổ chức
cơ sở đảng và công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Luận án là rõ vai trò, tầm


8

quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Đồng thời làm rõ những khái niệm về tổ chức cơ sở đảng được xác định trong
(điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1996).
Từ lý luận đến thực tiễn đã chứng minh, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trên con
đường phát triển của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, với vị trí nền
tảng, các đảng bộ, chi bộ cơ sở luôn là hạt nhân chính trị, là nơi trực tiếp đưa
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước tới quần
chúng, tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng thực hiện đường lối,
chính sách, kịp thời kiểm tra uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức và hành
động của quần chúng.
2.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên tác động
đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, mang đậm nét
đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Đồng thời, Hưng Yên nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên
có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Thuận lợi: Hưng Yên là vùng đất văn hiến, giàu truyền thống yêu nước và
cách mạng, cùng với cả nước sau hơn mười năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân
trong tỉnh đã xây dựng được những nền tảng nhất định về nguồn nhân lực, về
cơ sở vật chất, tạo đà cho những bước phát triển mạnh mẽ.
Khó khăn: Điểm xuất phát của tỉnh sau tái lập còn thấp. Công nghiệp còn
nhỏ bé, chưa tạo sức bật lớn cho kinh tế phát triển, nhiều chỉ tiêu kinh tế thấp
hơn mức bình quân của các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng
tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong những năm đầu tái lập tỉnh.
2.1.2.2. Thực trạng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng khi tái lập tỉnh


9

Hưng Yên (1997)
Trước khi tái lập tỉnh Hưng Yên, tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn Hưng Yên
có khoảng trên 400 tổ chức cơ sở đảng, với khoảng 44.000 đảng viên, trực
thuộc Đảng bộ tỉnh Hải Hưng. Đến khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có
hệ thống tổ chức cơ sở đảng là: 10 Đảng bộ cấp huyện, thị xã và 3 Đảng bộ trực
thuộc với 44.129 đảng viên sinh hoạt ở 451 tổ chức cơ sở đảng. Trong đó bao
gồm các loại hình: Cơ sở đảng xã, phường, thị trấn có 140 tổ chức cơ sở đảng
(chiếm 31% so với tổng số cơ sở đảng)… Trong đó 295 tổ chức cơ sở đảng đạt
trong sạch, vững mạnh chiếm 65,44%; 134 tổ chức cơ sở đảng đạt loại khá và
22 tổ chức cơ sở Đảng yếu kém…
Thực trạng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên trong những năm đầu tái lập phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn,

đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng bộ trong công tác xây dựng Đảng nói chung,
xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng.
2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ
ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN (1997-2000)

2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng (1997-2000)
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), Đảng chỉ rõ: Trong
công tác xây dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quán triệt, kiện toàn
hệ thống tổ chức đảng, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Cụ thể hóa quan điểm Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ban hành Quy định số 29-QĐ/TW ngày 2-6-1997, quy định về
thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 14-2-1998, về tăng cường
công tác kiểm tra của Đảng; Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-2-1998, về “Xây
dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 10-NQ/TW, tháng
2-1999, Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng
hiện nay; Quy chế số 53-QC/TW ngày 05-5-1999, về chế độ kiểm tra cán bộ và


10

công tác cán bộ…
Qua các văn kiện đó thể hiện rõ những vấn đề cơ bản về xây dựng tổ chức
cơ sở đảng đã được nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn và là một trong những
nhiệm vụ cấp bách được chú trọng trong công tác xây dựng Đảng, đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt và triển khai thực hiện chủ
trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (1997-2000)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, tháng 11 năm

1997, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Đại hội nêu rõ: Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, có kiến thức và năng lực, có uy tín, đủ sức lãnh đạo nhân dân Hưng
Yên vượt qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng tỉnh giầu mạnh, xã hội công bằng văn minh..
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành
Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 2-4-1997, Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây
dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; Hướng dẫn số 70-HD/TC,
ngày 15-4-1997 về Thực hiện Chỉ thị Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây
dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 6
tháng 7 năm 1999 về Tự phê bình và phê bình thực hiện nghị quyết TW 6 (lần 2);
Kế hoạch số 23-KH/TU năm 2000 về Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho
cán bộ, đảng viên….
2.2.3. Quá trình chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên (1997-2000)
Về công tác tư tưởng chính trị
Quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ
XIV “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ
then chốt”, đồng thời tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU ngày 2-4-1997 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo tổ chức thực
hiện. Công tác triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh
ủy đều gắn với chương trình hành động của từng cấp, từng ngành, góp phần
nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng củng cố lòng tin


11

của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương.
Về xây dựng tổ chức

Tính tổng trong 4 năm (1997-2000), có 72,56% tổ chức cơ sở đảng đạt trong
sạch vững mạnh, (năm 1997 có 65,41% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững
mạnh đến năm 2000 tăng lên 79,22% tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững
mạnh), các Đảng bộ huyện và tương đương có số tổ chức cơ sở đảng đạt trong
sạch vững mạnh chiếm tỷ lệ cao là thị xã Hưng Yên đạt 75%, huyện Mỹ Hào
đạt 82%, Kim Động đạt 76,6%, huyện Tiên Lữ đạt 71%... Mặc dù vậy, công tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng còn một số hạn chế như: Tỉ lệ tổ chức cơ sở đảng
đạt trong sạch, vững mạnh không đồng đều, tập trung nhiều ở khối lực lượng vũ
trang, khối các cơ quan dân, chính, đảng tỉ lệ thấp hơn. Một số tổ chức cơ sở
đảng ở địa phương và khối doanh nghiệp còn đạt tỉ lệ trong sạch, vững mạnh
thấp như huyện Phù Cừ, huyện Tiên Lữ, huyện Ân Thi…
Về phát triển đảng viên
Từ năm 1997 đến năm 2000, thực tế công tác phát triển đảng viên phát triển
đều đặn, trung bình hàng năm mở được từ 20 đến 24 lớp bồi dưỡng nhận thức
về Đảng cho 2.015 đến 2.116 quần chúng ưu tú; kết nạp được từ 1.272 đến
1.475 đảng viên... Số lượng đảng viên được kết nạp ngày càng tăng. Số lượng
đảng viên được đào tạo nâng cao trình độ về văn hóa, lí luận ngày càng tăng,
trong đó có nhiều đảng viên nữ, đảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lượng
đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Về công tác cán bộ
Để đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa,
đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, Đảng bộ tỉnh đã ra chủ trương thực
hiện cụ thể: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ
cán bộ, công chức; có hình thức tuyên truyền phù hợp, thực hiện kế hoạch trẻ
hóa, nâng cao trình độ cán bộ đương chức, đánh giá, sử dụng đúng cán bộ để
phát huy được năng lực chuyên môn trong bộ máy chính quyền các cấp. Thực
hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.


12


Về công tác kiểm tra
Trong nhiệm Khóa XIV), Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã kiểm tra được 778
lượt tổ chức cơ sở đảng, 2.415 lượt đảng viên (có 503 cấp ủy viên các cấp)
trong việc chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và thực
hiện nhiệm vụ đảng viên. Kết quả kiểm tra, có 1.351 đảng viên và cấp ủy viên
vi phạm; đã xử lý kỷ luật 32 tổ chức cơ sở đảng và 1.272 đảng viên (có 402
cấp ủy viên các cấp), trong đó có 215 đảng viên bị khai trừ. Ngoài ra còn đưa
ra khỏi Đảng 439 đảng viên bằng các hình thức khác, có 34 đảng viên bị xử lý
bằng pháp luật. Kết quả đạt được trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên từ (1997 -2000) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã, hội tỉnh
Hưng Yên.
Tiểu kết chương 2
Trong điều kiện tỉnh mới được tái lập trước bộn bề khó khăn thách thức để
ổn định phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã quán triệt các
quan điểm của Đảng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng,
kịp thời đề ra chủ trương, chính sách cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ
cơ sở thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Đồng thời, các tổ
chức cơ sở đảng phải nỗ lực vươn lên, nắm bắt và thực hiện nghiêm túc các chỉ
thị, nghị quyết của cấp trên, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính
trị của địa phương, đơn vị trong những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 3
ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
3.1. ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRƯỚC TÌNH HÌNH MỚI (2001-2005)



13

3.1.1. Yêu cầu mới đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi trên nhiều bình
diện khác nhau và có tác động không nhỏ tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị của Đảng và Nhà nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp
tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng tổ chức cơ sở
đảng, Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: Tất cả các đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều
nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với
chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, các mặt công
tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình
trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo.
Cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Ban Tổ chức Trung
ương ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TCTW, ngày 30-10-2002, Hướng dẫn
đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng; Hướng dẫn số 10- HD/TCTW, ngày
30-10-2002 hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên; Ngày 27-3-2003, Ban
Bí thư ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền,
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Ngày 3-3-2004, BCH
Trung ương Đảng ban hành 2 quy định: Quy định số 94-QĐ/TW, quy định chức
năng nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ phường, thị trấn và Quy định số 95QĐ/TW, quy định chức năng nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã;…
Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, chỉ đạo thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đòi hỏi các tổ chức cơ sở đảng
phải nắm bắt thực tế tình hình cụ thể của tổ chức, địa phương và có sự thống
nhất cao trong tư tưởng, hành động của tập thể lãnh đạo cũng như toàn thể đảng
viên. Trong đó, nhấn mạnh việc nâng cao trình độ về mọi mặt cho đảng viên,
khả năng phòng và xử lý các tình huống phức tạp xảy ra...
3.1.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tăng cường chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ
sở đảng
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2005), đề ra phương hướng, nhiệm vụ 5

năm (2001-2005) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010).


14

Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội chỉ rõ, nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa
quyết định là phải tiếp tục xây dựng Đảng bộ vững mạnh trên cả 3 mặt: chính
trị, tư tưởng và tổ chức; Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng. Đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân. Nâng cao trình độ tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện thần Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra
Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 21-6-2001 về việc “đẩy mạnh phong trào thi đua và
nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh trong giai đoạn hiện
nay”; Chương trình số 35-CTr/TU ngày 27-6-2002 Về đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ sở); Nghị
quyết số 24-NQ/TU ngày 3-11-2005 về việc thực hiện Nghị quyết số 42NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước...
3.1.3. Quá trình triển khai xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên (2001-2005)
Về công tác tư tưởng chính trị
Tập trung vào quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội
ngũ làm công tác tuyên giáo, báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở. Duy trì đều đặn các
hoạt động thông tin, tuyên truyền nội bộ và đại chúng. Công tác giáo dục truyền
thống được chú trọng. Thành lập Ban Chỉ đạo đấu tranh chống "Diễn biến hòa
bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa"; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Về xây dựng tổ chức

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. Phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch, vững mạnh được duy trì, số tổ chức cơ sở đảng có vấn đề nổi
cộm đã được chỉ đạo giả quyết thường xuyên, có chuyển biến tích cực. Hàng


15

năm có trên 80% cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh, số tổ chức cơ sở đảng yếu
kém giảm dần. Kết quả phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong 5 năm
(2001-2005) cho thấy, năm 2001 toàn tỉnh có 81.38% tổ chức cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh đến năm 2005 tăng 84,15% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch
vững mạnh. Số cơ sở đảng yếu kém giảm từ 1,92% năm 2001 xuống còn 0,75%
năm 2005.
Về phát triển đảng viên
Qua khảo sát thực tiễn về số lượng và chất lượng đảng viên toàn tỉnh, tổng
số đảng viên tăng từng năm, từ 48.453 đảng viên năm 2001 tăng lên 52.493
đảng viên năm 2005. Số đảng viên đủ tư cách phát huy tốt tác dụng giảm dần và
biến động không đều trong 5 năm. Năm 2001 số đảng viên đủ tư cách phát huy
tốt tác dụng là 35.561 đảng viên, chiếm 85,5%, đến năm 2005 có 31.053 đảng
viên, chiếm 71,05%... Chất lượng đảng viên hàng năm tỷ lệ hoàn thành tốt
nhiệm vụ đạt trung bình trên 70%, vi phạm tư cách giảm xuống dưới 1%, phát
triển đảng viên mới đảm bảo chất lượng, tỷ lệ đảng viên là nông dân, công
nhân, trí thức, đảng viên trẻ và nữ đều tăng.
Về công tác cán bộ
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tiến hành tổng kết công tác tổ chức và cán bộ theo các
nghị quyết của Trung ương, xây dựng đề án qui hoạch cán bộ giai đoạn 2001-2005
và những năm tiếp theo. Coi trọng việc tạo nguồn cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ,
cán bộ nữ, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển,
đề bạt đúng quy trình và phù hợp với yêu cầu khả năng của cán bộ.

Thực hiện đề án về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
chính trị ở cơ sở; thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị
trấn theo Nghị định số 121 của Chính phủ và chế độ phụ cấp của tỉnh đối với
cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, cán bộ thôn, khu phố.
Về công tác kiểm tra


16

Trong 5 năm, các cấp ủy đã tiến hành kiểm tra 5.282 lượt tổ chức cơ sở đảng
và 5.297 lượt đảng viên; Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra 439 tổ chức cơ sở
đảng và 1.979 đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Tiếp nhận và giải quyết 524 đơn
tố cáo tố chức cơ sở đảng và đảng viên. Xử lý kỉ luật 19 tổ chức cơ sở đảng,
1.004 đảng viên vi phạm. Công tác kiểm tra góp phần tích cực giáo dục cán bộ,
đảng viên, ngăn ngừa vi phạm, giữ vững sự trong sạch của Đảng, ổn định tình
hình cơ sở, củng cố lòng tin của quần chúng.
3.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN (2006 - 2010)

3.2.1. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Hưng Yên trước bối
cảnh mới (2006 - 2010)
Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, vẫn đứng trước nhiều nhiều nguy cơ, thách thức lớn,
đan xen nhau, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới vẫn tồn tại…
Đối với tỉnh Hưng Yên, sau gần 10 năm tái lập tỉnh, kinh tế - xã hội từng
bước đi vào ổn định và phát triển khá, toàn diện và vững chắc. Giáo dục từng
bước chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Công tác y tế, dân số gia đình và
trẻ em được quan tâm. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; Tuy
nhiên, còn nhiều khó khăn do tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng chưa tương

xứng với tiềm năng lợi thế. Hoạt động của bộ máy chính quyền kém hiệu lực,
nhất là cơ sở. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng có mặt còn hạn chế,
trong đó công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở các các
tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn nông thôn kết quả thấp.
3.2.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt chủ trương của Trung ương
Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2006-2010)
Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng nhấn mạnh: Xây dựng Đảng thực sự
trong sạch vững mạnh cả về tư tưởng chính trị và tổ chức, coi trọng vai trò của đội
ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên gắn liền với việc
nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng.


17

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 2-22008, ban hành Nghị quyết về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã cụ thể hóa việc
chỉ đạo công tác phát triển đảng viên và tổ chức cơ sở đảng, đưa ra mục tiêu giải
pháp thực hiện cho các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI (2005) xác định: Xây
dựng tổ chức cơ sở đảng thực sự trong sạch vững mạnh, giải quyết kịp thời cơ
sở yếu kém, giữ đúng vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, huy động và quy tụ
được sức mạnh của địa phương, đơn vị, giải quyết các vấn đề nảy sinh tại cơ sở,
thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao .
Cụ thể hơn tinh thần nghị quyết Đại hội của Đảng bộ, tỉnh ủy Hưng Yên ban
hành Chương trình số 07-CTr/TU ngày 20-4-2007 Xây dựng tổ chức cơ sở đảng
trong sạch vững mạnh, giải quyết cơ sở đảng yếu kém nâng cao chất lượng
đảng viên giai đoạn 2006-2010; Chương trình số 14- Ctr/TV ngày 27-4-2008,
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X… Nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng, nhất là khắc phục các tổ chức cơ sở đảng yếu kém.

3.2.3. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên triển khai thực hiện xây dựng tổ chức cơ
sở đảng từ năm 2006 đến năm 2010
Về công tác tư tưởng chính trị
Cấp ủy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt,
tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh, tổ chức hoạt động kỷ
niệm các ngày lễ lớn trong năm cơ bản đáp ứng yêu cầu, kế hoạch của Tỉnh
ủy. Tập trung lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo được sự chuyển biến quan trọng
trong toàn Đảng, toàn dân về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm
gương đạo đức của Người.
Về xây dựng tổ chức
Trong nhiệm kỳ (2006-2010), số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững


18

mạnh tăng lên theo từng năm, số lượng tổ chức cơ sở đảng toàn tỉnh đạt trong
sạch vững mạnh bình quân 5 năm đạt 81,69%, hoàn thành nhiệm vụ 17,47% và
yếu, kém chỉ còn 0,56%. Số tổ chức cơ sở đảng thuộc xã, phường, thị trấn hàng
năm tham gia đánh giá đủ 161 tổ chức cơ sở đảng, số tổ chức cơ sở đảng đạt
trong sạch vững mạnh bình quân hàng năm 73,04% tăng nhẹ; Năm 2006, có
115 tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, đến năm 2010 có 118 tổ chức
cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh tăng 3 tổ chức cơ sở đảng.
Về phát triển đảng viên
Trong nhiệm kỳ (2006-2010), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chú trọng xây dựng đội
ngũ đảng viên, làm tốt công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên, đồng thời
thường xuyên xem xét và kịp thời đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ
tiêu chuẩn bằng các hình thức phù hợp. Trong 5 năm kết nạp được 7.484 đảng
viên mới chiếm 68,68%, tăng 24 đảng viên được kết nạp mới so với 5 năm

(2001-2005).
Về công tác cán bộ
Công tác cán bộ được tiến hành đồng bộ với các nội dung, góp phần xây
dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở có bước trưởng thành về mọi mặt, cơ bản
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Triển khai đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ,
đảm bảo tính kế thừa và phát triển, nâng cao chất lượng, cơ cấu hợp lí, đảm bảo
sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Cấp ủy cơ sở tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ (2006-2010) có 3.817 ủy viên: Nữ
chiếm 16%; tuổi bình quân 48,55; chuyên môn trung cấp 24, 12%; chuyên môn
cao đẳng, đại học 41,39%; lý luận chính trị trung cấp 44,06%; lý luận chính trị
cao cấp, cử nhân 8,20%. So với nhiệm kỳ trước, tuổi bình quân giảm 1,17, tỷ lệ
nữ tham gia cấp ủy tăng 1,7%, trình độ văn hóa phổ thông trung học tăng
9,96%, chuyên môn cao đẳng, đại học tăng 7,14%, lý luận chính trị từ trung cấp
trở lên tăng 9,36% .
Về công tác kiểm tra


19

Trong 5 năm, các cấp ủy kiểm tra 4.925 lượt tổ chức cơ sở đảng và 5.290
lượt đảng viên; giám sát 708 lượt tổ chức cơ sở đảng và 11.096 lượt đảng
viên. UBKT các cấp kiểm tra 662 tổ chức cơ sở đảng và 2.341 đảng viên có
dấu hiệu vi phạm; giám sát 848 tổ chức cơ sở đảng và 18.880 đảng viên. Giải
quyết đơn tố cáo 15 tổ chức cơ sở đảng và 848 đảng viên. Xử lý kỷ luật 35 tổ
chức cơ sở đảng và 971 đảng viên vi phạm, trong đó có 337 cấp ủy viên; khai
trừ 114 đảng viên, xử lý bằng pháp luật 85 đảng viên.
Tiểu kết chương 3
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng qua hai nhiệm kỳ (2001-2010) của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều kết quả, góp phần vào những thành tựu
chung của công tác xây dựng Đảng và có những chuyển biến tích cực so với

nhiệm kỳ (1997-2000). Tổ chức cơ sở đảng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất
lượng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung hoạt động... góp phần không
nhỏ vào việc lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Kết quả, lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng thời kỳ (2001-2010) là cơ sở
quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hưng Yên tổng kết rút kinh nghiệm về lý luận và thực
tiễn trong lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Từ đó, đề ra phương hướng, giải
pháp lãnh đạo xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững
mạnh trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
CHƯƠNG 4
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1. NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN (1997 - 2010)

4.1.1. Về ưu điểm
4.1.1.1. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã vận dụng đúng đắn đường lối quan điểm của
Trung ương Đảng, bám sát yêu cầu, đặc điểm của địa phương từng bước đề ra
những chủ trương, giải pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng phù hợp với thực tiễn

Quán triệt sâu sắc tinh thần nghị quyết của Trung ương Đảng, tỉnh ủy Hưng


20

Yên đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch thiết thực đối với công tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đề cập trực tiếp vào những vấn đề cần kíp trước
mắt mà các cấp ủy đảng đang cần, như: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV năm 1997; Chỉ thị số 05-CT/TU (02-04-1997), Tiếp
tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững
mạnh; Kế hoạch số 23-KH/TU (2000) về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
cho cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 23-CT/TW (27-3-2003) về đẩy mạnh nghiên

cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Hướng
dẫn số 18-HD/TCTW (02-9-2003), Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức cơ
sở đảng và Hướng dẫn số 20-HD/TCTW về đánh giá chất lượng đảng viên năm
2003... Chương trình số 07-CTr/TU (20-4-2007) về Xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch vững mạnh, giải quyết cơ sở đảng yếu kém, nâng cao chất
lượng đảng viên giai đoạn 2006-2010... Những văn bản, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên đã tác động trực tiếp và có hiệu quả tới công tác xây dựng tổ chức cơ
sở đảng, xác định rõ tiêu chuẩn về tổ chức cơ sở đảng và cán bộ đảng viên, nâng
cao vai trò, vị thế của cấp ủy đảng ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng...
4.1.1.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo xây dựng tổ
chức cơ sở đảng toàn diện, thống nhất và quyết tâm cao
Về công tác tư tưởng chính trị đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ngay
từ những năm đầu tái lập tỉnh, công tác tư tưởng, chính trị được Đảng bộ coi
trọng đúng mực. Công tác tư tưởng đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý
thức cảnh giác cách mạng củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo
của Đảng, công cuộc đổi mới, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
địa phương. Cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về nội dung và
nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương, tạo sự thống
nhất trong Đảng bộ và đồng thuận trong xã hội.
Trên lĩnh vực kiện toàn và củng cố tổ chức, từ năm 1997 đến năm 2010 của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đạt kết quả tốt và có nhiều chuyển biến tích cực .Trong 14


21

năm từ 1997 đến 2010, tỉnh Hưng Yên có số lượng tổ chức cơ sở đảng tăng từ 415
tổ chức cơ sở đảng năm 1997, tăng lên 585 tổ chức cơ sở đảng năm 2010, số tổ
chức cơ sở đảng tăng thêm là 170 tổ chức cơ sở đảng, tương ứng với 41%. Trong

đó đảng bộ xã, phường, thị trấn tăng 1 tổ chức cơ sở đảng, từ 160 tổ chức cơ sở
đảng năm 1997 tăng lên 161 tổ chức cơ sở đảng năm 2010 (chi bộ trực thuộc đảng
ủy xã phường, thị trấn 1767). Năm 1997 có 295/415 tổ chức cơ sở đảng trong sạch
vững mạnh chiếm 65,41%, đến năm 2010 có 490/583 tổ chức cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh chiếm 84,5%. Năm 1997 có 22 tổ chức cơ sở đảng yếu kém,
chiếm 4,48% đến năm 2010 không còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém nào
Về phát triển đảng viên. Tổng số đảng viên tính đến năm 2010, toàn tỉnh có
57.398 đảng viên trong đó chia theo loại hình tổ chức cơ sở đảng, đảng viên
khu vực xã phường, thị trấn có 45.304 đảng viên… Công tác phát triển đảng viên
tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng từ năm 1997 đến năm 2010, tỷ lệ đảng
viên nữ tăng 1,53%, độ tuổi bình quân giảm 1 tuổi, trình độ giáo dục phổ thông
trung học tăng 8,88%, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học tăng 10,62%, lý luận
chính trị trung cấp, cao cấp, cử nhân tăng 8,06%; đảng viên khu vực nông thôn
không có trình độ chuyên môn còn 59,96%.
Từng bước trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, chính sách hóa công tác cán bộ. Công
tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ được chú
trọng nhằm bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ cơ sở có phẩm chất năng lực, bố trí
vào vị trí phù hợp. Kết quả, từ năm 1997 đến 2010 đã có 566 cán bộ được cử
đi học đại học và cao cấp lý luận chính trị; 8.059 cán bộ học trung cấp lý luận
chính trị…
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được coi trọng, chất lượng, hiệu quả
được nâng lên. Từ năm 1997 đến năm 2010, các cấp ủy đã kiểm tra 10.985 lượt
tổ chức cơ sở đảng và 16.393 lượt đảng viên. Ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra
1.101 tổ chức cơ sở đảng và 4.560 đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong đó 1743
đảng viên các cấp ủy viên các cấp. Trong 14 năm Đảng bộ tỉnh đã tiến hành xử
lý kỷ luật 85 tổ chức cơ sở đảng trong đó, 32 tổ chức cơ sở đảng (1997-2000),
19 tổ chức cơ sở đảng (2001-2005) giảm 13 tổ chức cơ sở đảng, đến những năm


22


(2006-2010) kỷ luật 35 tổ chức cơ sở đảng, tăng lên 16 tổ chức cơ sở đảng bị thi
hành kỷ luật…
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, đạt được những kết quả trên do nhiều
nguyên nhân. Trước hết do Tỉnh ủy luôn coi trọng kiên trì đổi mới phương thức
lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về xây
dựng TCCSĐ. Mặt khác, Đảng bộ tỉnh đã đổi mới cách chỉ đạo tổ chức thực
hiện nghị quyết. Các đề án, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác đều có lộ
trình, bước đi cụ thể, phân công tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện với phương
châm “nói đi đôi với làm”, đã quyết là phải làm. Tỉnh ủy luôn coi trọng kiên trì
đổi mới phương thức lãnh đạo, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị
của Trung ương về xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
4.1.2. Một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng tổ chức cơ
sở đảng và nguyên nhân
4.1.2.1. Hạn chế, khuyết điểm
Một là, về nhận thức và quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng.
- Công tác tư tưởng chính trị còn bất cập, việc phổ biến, quán triệt các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số cấp
ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, chưa xây dựng chương trình kế
hoạch cụ thể
- Tự phê bình và phê bình có một số tổ chức cơ sở đảng triển khai chưa
nghiêm túc và hiệu quả.
Hai là, về chỉ đạo, tổ chức thực hiện
- Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở một vài
đơn vị còn làm hình thức, chưa chú trọng vào những nội dung quan trọng cụ thể
- Công tác phát triển đảng viên, một số chi bộ, đảng bộ trong công tác xây
dựng kế hoạch phát triển đảng viên chưa được quan tâm đúng mức
- Tình trạng khép kín trong công tác quy hoạch cán bộ, vẫn còn xẩy ra ở một
số nơi; một số cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa chủ động xây dựng quy hoạch



23

cán bộ, còn bị động và lúng túng, còn tình trạng hẫng hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý,
đặc biệt là cán bộ cơ sở xã, phường thị trấn chưa được quan tâm đúng mực.
- Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ
Đảng chưa đồng đều giữa các đơn vị.
4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau: chủ quan
và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là cơ bản, đòi hỏi Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên phải nỗ lực hơn nữa trong giải quyết những khó khăn, tồn
đọng để tiếp tục lãnh đạo Đảng bộ tỉnh hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính
trị của địa phương.
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

4.2.1. Nhận thức đúng vai trò tầm quan trọng và nhiệm vụ chính trị của
tổ chức cơ sở đảng trong từng giai đoạn lịch sử
4.2.2. Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, các cấp ủy đảng chú
trọng và thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại tổ
chức cơ sở đảng và đảng viên
4.2.3. Luôn chú trọng nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở
ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
4.2.4. Sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng
4.2.5. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, coi trọng
công tác tư tưởng trong đảng bộ và nhân dân
Tiểu kết chương 4
Hơn 10 năm (1997-2010) Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã chú trọng chỉ đạo
xây dựng tổ chức cơ sở đảng với sự đồng thuận và quyết liệt trong tổ chức thực
hiện toàn diện trên tất cả các nội dung: về tư tưởng chính trị; về xây dựng tổ

chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công tác kiểm tra. Công
tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Hưng Yên đã đạt được nhiều kết


×