Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC - ĐẶC TRƯNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH- CÁ NHÂNVÀ CUNG CẤP NƯỚC Ở TẠI PHƯỜNGHƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.45 KB, 24 trang )

Huế, ngày 09 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

BÁO CÁO
THỰC

ĐẶC TRƯNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH- CÁ NHÂN
VÀ CUNG CẤP NƯỚC Ở TẠI PHƯỜNG
HƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUẾ

HÀNH
THỰC HIỆN:
NHÓM 1- LỚP Y4E
1. HỒ VĂN DÔNG
2. NGUYỄN VĂN ĐIỆP
3. HÀ PHƯỚC ĐÔNG
4. NGUYỄN TRUNG HIẾU
5. LÊ TRUNG NAM
6. ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT

G
I
Á
O
V


I
Ê
N


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
7.

NHÓM 1- LỚP Y4E

PHẠM CÔNG NHÂN.

Trang 2


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tâp và thực hành môn
Dịch tễ học. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý thầy cô trong khoa Y tế công
cộng, bộ môn Dịch tễ học, Trường ĐH Y -Dược
Huế đã quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong
quá trình học. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến
thầy giáo TS Nguyễn Văn Hòa, cô giáo ThS
Trần Thị Anh Đào và cô giáo ThS Nguyễn Thị
Hường đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy cho
chúng em hoàn thành bài báo cáo này.

Qua đây, chúng em có nhiều kiến thức về
dịch tễ và cộng đồng, cũng như các kĩ năng làm
báo cáo và các đề tài nghiên cứu, điều này rất
tốt cho chúng em trong việc học tập và làm việc
sau này.
Quá trình thực hiện, trình bày bài báo cáo,
không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được sự phản hồi và
góp ý của quý thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHÓM BÁO CÁO

Trang 3


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................4
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............5
1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................5
2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................10
1. Các đặc trưng hộ gia đình....................................................................10
2. Cung cấp nước......................................................................................16
3. Các mối liên hệ giữa các thành phần..................................................19
PHẦN IV: BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Bàn luận………………………………………………………………22

2.Kết luận……………………………………………………………….25
3.Kiến nghị………………………………………………………………26
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................27

Trang 4


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Vấn đề “môi trường”,”dân số” và đặc biết là nước đang là một trong những
vấn đề thu hút được sự quan tâm của thế giới.Hiện nay lượng nước sạch không đủ
cung cấp cho con người,các ảnh hưởng xấu của nó đến cuộc sống này trở nên đáng
báo động(trên thế giới có hơn 2 tỷ người đang đối mặt với nguy cơ thiếu
nước,trong đó 300 triệu người đang sống trong tình trạng đang thiếu nước)[1]
Năm 2014 thì có 84% dân số được sử dụng nước sạch nhưng cũng chí có 32% hộ
dân sử dụng nước từ các công trình tập trung còn lại là các công trình nhỏ
như:giếng đào,giếng khoan,bể chưa nước[5]
Như vậy chúng tôi nhận thấy một số vấn đề lớn;
Nước đang dần khan hiếm nhất là nguồn nước ngầm lại càng ít hơn,song
nhu cầu về nước và nước sạch để phục vụ cho các nghành dịch vụ,công
nghiệp,nông nghiệp… lại càng tăng, nhất là vấn đè tái sử dung nước lại càng cấp
thiết hơn. Và để đảm bảo được nhu cầu bức thiết ấy thì mục tiêu cung cấp nước
sạch đến người dân được quy định rõ rành trong các báo cáo về chiến lược quốc
gia. Mục tiêu đến năm 2020:tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn quốc gia[4]
Việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh đồng nghĩa với việc người dân
phải đối mặt với các nguy cơ về bệnh tật từ nguồn nước,vì mầm bệnh có liên quan

đến nước phát sinh rất nhanh,mạnh:”Bất cứ nước nào trên thế giới cũng có khoảng
80% bệnh tật ở các nước đang phát triển”[2] trong đó có Việt Nam,đều có liên
quan đến vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Như vậy,một trong
những nhiệm vụ trọng tâm phát triển hiện nay của nước ta là việc quản lý và cung
cấp nước sạch nông thôn[3].nhận thây tính chất cấp bách cũng như tầm quan trọng
của vấn đề cung cấp và sử dụng nước sạch hay những yếu tố tác động đến vấn đề
này là về những đặc trưng của hộ gia đình hay cá nhân là những toa tàu cuối của
qus trình sử dụng nước.đây chính là lí do chúng tôi làm bài”ĐẶC TRƯNG VỀ HỘ
GIA ĐINH CÁ NHÂN VÀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI PHƯỜNG HƯƠNG
LONG , THÀNH PHỐ HUẾ ”
• Mục tiêu:
1 Tìm hiểu về các đặc trưng về hộ gia đình và cá nhân.
2 Tìm hiểu về vấn đề cung cấp nước và sử dụng nước sạch tại gia đình.
3 Xác đinh mối liện hệ giữa cụm dân cư nghiên cứu với vấn đề cung cấp và sử
dụng nước sạch.

Trang 5


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1 . Đối tượng nghiên cứu
Hộ gia đình và đại diện hộ gia đình ở Phường Hương Long – TP Huế.
1.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Hộ gia đình tại phường Hương Long;
- Đông ý tham gia nghiên cứu.
1.1.2. Tiêu chuẩn loại trư

- Có thái độ không hợp tác;
- Có các vấn đề sức khỏe tâm thần và một số bệnh tâm thần khác.
2. Địa điểm nghiên cứu:
Phường Hương Long nằm ở phía Tây và cách trung tâm thành phố 6 km.
Vị trí:
- Phía Tây giáp với xã Hương Hồ, xã Hương
An - Huyện Hương Trà.
- Phía Bắc giáp với phườn Hương Sơ Thành phố Huế.
- Phía Đông giáp với phuờng Kim Long Thành phố Huế.
- Phía Nam giáp với Sông Hương và phuờng
Thuỷ Biều - Thành phố Huế.
Diện tích: 720 ha, trong đó diện tích đất
nông nghiệp chiếm 492 ha.
Dân số: 9850 người, có 1850 hộ gia đình.
Dân tộc: Kinh
Nơi đây địa hình bằng phẳng, nhiều cây cối,
không khí trong lành. Đa số người dân nơi đây
làm nghề buôn bán và nông nghiệp, một số
công chức, hưu trí. An ninh trật tự, tình hình xã
hội ổn định.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả
3.2. Cỡ mẫu:

Trang 6


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E


Theo nghiên cứu “ Tiếp cận nước sạch vệ sinh môi trường quyền cơ bản của
con người “ của Đào Minh Hương cho thấy 2005 tỉ lệ nông thôn được tiếp cận
nước sạch là 62% cho nên chúng tôi chọn p = 0.62 với độ chính xác mong muốn e
= 0.05 và với mức tin cậy 95%.
Dựa vào công thức:

Trong đó:
• n: Cỡ mẫu tối thiểu cần tìm
• p: Ước đoán tỉ lệ ước lượng trong cộng đồng
Giá trị của p có thể biết được nhờ vào kết quả của một nghiên cứu trước đó
hoặc một nghiên cứu tương tự.
• e: khoảng sai lệch mà người nghiên cứu mong muốn giữa tỉ lệ thu
được từ mẫu và tỉ lệ quần thể
• α: Mức ý nghĩa thống kê do người nghiên cứu quy định
• Z2 α/2 : Giá trị nhận được từ bảng Z tương ứng với α
Ta tính được:

0,62. (1 – 0.62)
0,052
n = 362 là cỡ mẫu tối thiểu hợp lí; để loại bỏ sai số và các trường hợp mất
dữ liệu, vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu cho đề tài là 510 mẫu.
3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn dựa vào bảng số ngẫu
nhiên chọn ra 510 hộ trong tổng số 1850 hộ gia đình phường Hương Long.

Trang 7


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC


NHÓM 1- LỚP Y4E

3.4. Phương pháp thu thập thông tin:
3.4.1 Kỹ thuật thu thập thông tin :
• Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế
sẵn
• Quan sát của điều tra viên dựa trên bảng kiểm .
3.4.2 Công cụ thu thập thông tin :
• Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có sẵn .
3.4.3 Nội dung thu thập thông tin :
• Các đặc trưng về hộ gia đình và cá nhân
 Số người trong gia đình: Tính trung bình khu vực và tỷ lệ theo số người

trong hộ: 1; 2; 3; 4; 5; 6;>6
 Giới tính : Nam/Nữ
 Tuổi
 Nghề nghiệp :
- Cán bộ
- Thủ công nghiệp
- Nội trợ
- Buôn bán- Nông dân- Khác
 Trình độ học vấn:

- Cao đẳng, Đại học
- THPT
- THCS
- Tiểu học, dưới tiểu học

 Nhà ở - Kinh tế :
 Loại nhà ở:


- Nhà mái bằng
- Nhà lợp tôn, tường xây
- Nhà lợp tôn, vách tre
- Nhà tạm

Xếp loại kinh tế gia đình:Theo đánh giá của điều tra viên
o
Khá
o
Trung bình
o
Nghèo
 Cung cấp nước :


Trang 8


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

 Gia đình sử dụng nguồn nước
o Nước máy
o Nước giếng đào
o Nước giếng khoang
o Nước mưa
o Nước sông
o Nguồn khác

 Nguồn nước ăn chính gia đình
o Nước máy
o Nước giếng đào
o Nước giếng khoang
o Nước mưa
o Nước sông
o Nguồn khác
 Công trình cung cấp nước của gia đình
o Máy nước
o Giếng xây
o Khoan
o Không có
 Khoảng cách từ giếng đến nguồn ô nhiễm nhất
 Theo ông bà dùng nước bẩn có mắc bệnh không
 Nếu có mắc bệnh gì
o Tiêu chảy
o Đỏ mắt
o Bệnh ngoài da
o Giun sán
o Bệnh khác
o Không biết
 Nhà có nhà tắm không
3.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Xử lý số liệu theo phương pháp thông kê, sử dụng phần mềm SPSS v16.0 và
Excel 2010 để vẽ biểu đồ.
Sử dụng phép χ2 để kiểm định giả thuyết thống kê, sử dụng bảng 2 hàng 2 cột
và bảng nhiều hàng nhiều cột. So sánh χ2 tính được vớivới k là bậc tự do (được
tình bằng (số hàng –1)(số cột – 1)) còn = 5% trong bảng giới hạn của χ2.
Nếu χ2 >= : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p <0,05


Trang 9


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

Nếu χ2 < : sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05[6,7].
4. Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/2015

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
1. Các đặc trưng hộ dân cư :
1.1 Tuổi của người được phỏng vấn :
 Bảng 1 :Phân bố độ tuổi người được hỏi
Số lượng

Phần trăm (%)

Trang 10


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

16-60

427

83,7


>60
Tổng

83
510

16,3
100,0

• Nhận xét :
Phần lớn người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi lao động(>80%). Số còn
lại ngoài độ tuổi lao động và chiếm khoảng hơn 15%.

1.2 Phân bố số thành viên trong mỗi gia đình :
 Bảng 2 : Phân bố số thành viên trong mỗi gia đình
Số thành viên mỗi
Số lượng
hộ
2
3
4
5
1
>6
Tổng

24
68
90

125
99
64
40
510

Phần trăm (%)
4,7
13,3
17,6
24,5
19,4
12,5
7,8
100,0

Trang 11


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Giới

Số lượng

Nam
Nữ
Tổng

233
277

510

Phần trăm
(%)
45,7
54,3
100,0

NHÓM 1- LỚP Y4E

Số khẩu trung bình trong một hộ
là 4 khẩu.

• Nhận xét :
Hơn 60,1% số hộ có quy mô gia đình nhỏ với 1- 4 người, số hộ gia đình có 1
người chiếm tỉ lệ thấp nhất tiếp đến là hộ gia đình có trên 6 người.

1.3 Phân bố giới tính trong những người được phỏng vấn:
 Bảng 3 : Phân bố giới tính người được phỏng vấn

• Nhận xét :Trong số những người được phỏng vấn tỉ lệ nữ nhiều hơn nam
8,6%.

Trang 12


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E


1.4 Cơ cấu nghề nghiệp:
 Bảng 4 : Phân bố nghề nghiệp của người được phỏng vấn
Nghề
Số lượng
Phần trăm
(%)
Cán bộ
43
8,4
Thủ công nghiệp
78
15,3
Buôn bán
55
10,8
Nội trợ
26
5,1
Nông dân
285
55,9
Khác
23
4,5
Tổng
510
100,0

• Nhận xét : Nông dân chiếm hơn 50,0% trong cơ cấu nghề nghiệp của những
người được phỏng vấn. Các ngành còn lại theo thứ tự chiếm tỷ trọng từ cao đến

thấp là thủ công nghiệp, buôn bán, cán bộ và các nghề khác.
1.5 Trình độ học vấn :
 Bảng 5 : Trình độ học vấn
Số lượng

Phần trăm

Cao đẳng, đại học

62

12,2

THCS
THPT
Tiểu học , dưới tiểu học

174
152
122

34,1
29,8
23,9

Tổng

510

100,0


• Nhận xét : Trình độ học vấn chủ hộ khá cao tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học cao,
với hơn 70,0% trình độ từ THCS trở lên.
1.6. Nhà ở và kinh tế:
1.6.1. Các loại hình nhà ở:
 Bảng 6 : Phân bố nhà loại nhà ở
Nhà ở
Số lượng
Phần trăm (%)
Mái bằng
83
16,3

Trang 13


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Nhà lợp tôn,tường xây
Nhà lợp tôn,vách tre
Tổng

NHÓM 1- LỚP Y4E
421
6
510

82,5
1,2
100,0


• Nhận xét : Đa số nhà ở thuộc loại nhà lợp tôn, tường xây với tỷ lệ hơn 80,0%
và tỉ lệ nhà lợp tôn vách tre chiếm phần rất nhỏ(dưới 2%).

1.6.2.Phân loại kinh tế :
 Bảng 7: Phân loại kinh tế

Khá
Trung bình
Nghèo
Tổng

Số lượng
200
280
30
510

Phần trăm(%)
39,2
54,9
5,9
100,0

• Nhận xét: Đa số người dân còn có mức sống trung bình và nghèo khoảng
60,0%, chưa có hộ giàu.

2.Cung cấp nước:
2.1.Các nguồn nước đang sử dụng:
 Bảng 8: các nguồn nước đang sử dụng
Nguồn nước


Số lượng

Phần trăm(%)

Trang 14


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Nước máy
Nước giếng đào
Nước giếng khoan
Nước mưa
Nước song
Khác

NHÓM 1- LỚP Y4E
506
50
19
35
3
4

99,2
9,8
3,7
6,9
0,6
0,8


• Nhận xét :
Gần 100% các hộ gia đình sử dụng nước máy, ngoài ra còn tận dụng các
nguồn nước khác phục vụ sinh hoạt.

2.2. Công trình cung cấp nước :
2.2.1. Nguồn nước chính đang sử dụng:
 Bảng 9: Nguồn nước chính

Nước máy

Số lượng
510

Phần trăm (%)
100%

• Nhận xét: Tất cả các hộ gia đình đều sử dụng nước máy làm nguồn nước
chính.

Trang 15


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

2.2.2.Công trình cung cấp nước gia đình
 Bảng 10:Công trình cung cấp nước gia đình


Máy nước
Giếng nước
Giếng khoan
Khác

Số lượng
463
50
9
4

Phần trăm(%)
90.8
9.8
1.8
0.8

Biểu đồ 10: Công trình cung cấp nước.
• Nhận xét: Đại đa số gia đình đều có công trình cung cấp nước, trong đó
công trình máy nước chiếm phần đa với gần 90%.

2.2.3. Bệnh liên quan nguồn nước:
 Bảng 11: Phân bố bệnh
Bệnh
Tiêu chảy
Ho, sốt
Đỏ mắt
Ngoài da
Giun sán
Phụ khoa

Khác

Số lượng
6
67
6
14
2
1
6

Phần trăm(%)
1,2
13,1
1,2
2,7
0,4
0,2
1,2

Nhận xét: Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân của
nhiều bệnh, trong đó chủ yếu là ho và sốt.

3.Mối quan hệ giữa các thành phần:
3.1 Kinh tế và nhà ở:

Trang 16


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC


NHÓM 1- LỚP Y4E

 Bảng 11: Mối quan hệ giữa kinh tế và nhà ở
Mái bằng
Nhà lợp tôn,
Nhà lợp tôn,
tường xây
vách tre
Số
Phần
Số
Phần
Số
Phần
lượng trăm lượng trăm lượng trăm
(%)
(%)
(%)
Kinh tế
Khá
55
66,3 143
34,0
2
33,3
Trung
28
33,7 278
66,0

4
66,7
bình và
nghèo
Tổng

83

100

421

100

6

100

Tổ
ng

Ý
nghĩa
thống


200 X2=30
,43
310
>3,84

P<=0,
05
510

• Nhận xét: Ta thấy với độ tin 95%, X2=30,43 >3,84 (p<=0,05). Như vậy
kinh tế có mối tương quan với nhà ở.
3.2 Mối quan hệ giữa kinh tế hộ gia đình với nghề nghiệp của chủ hộ :
 Bảng 12 : mối quan hệ giữa kinh tế với nghè nghiệp.
Kinh tế
Khá
Trung bình
và nghèo
Nghề
nghiệp

Không cán Số lượng
bộ
%
Cán bộ

Số lượng
%

Tổng

Số lượng
%

294 χ2= 10,949
> 3,84

63,0
P <= 0, 05
16

173
37,0
27
62,8
200
39,2

Ý nghĩ
thống kê

37,2
310
60,8

• Nhận xét : Ta thấy χ2= 10,949 > 3,84 P <= 0, 05 nên kinh tế hộ gia
đình có mối liên hệ với nghề nghiệp chủ hộ, trong đó chủ hộ là cán bộ
mức kinh tế khá cao hơn so với các ngành nghề khác.
3.3 Mối quan hệ giữa kinh tế hộ gia đình với trình độ học vấn của chủ hộ :
 Bảng 13 : Mối quan nghề nghiêp với trình độ học vấn.
Nghề nghiệp

Ý nghĩa

Trang 17



BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

Trình
độ học
vấn

< cấp 3
>= cấp 3
Tổng

NHÓM 1- LỚP Y4E
Cán bộ

Không cán
bộ

thống kê

Số lượng
%
Số lượng
%

35
11,8
63
29,4

261
88,2

151
70,6

χ2= 24,826
> 3,84
P <= 0, 05

Số lượng
%

98
19,2

412
80,8

• Nhận xét : Ta thấy χ2= 24,826 > 3,84 P <= 0, 05 nên trình độ học vấn có
mối tương quan với nghề nghiệp , trong đó tỉ lệ những chủ hộ học >= cấp 3
làm cán bộ nhiều hơn với chủ hộ học dưới cấp 3.

IV. BÀN LUẬN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Bàn luận:
1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu :
Phường Hương Long nằm ở phía Tây và cách trung tâm thành phố 6 km.
Vị trí:
- Phía Tây giáp với xã Hương Hồ, xã Hương An - Huyện Hương Trà.
- Phía Bắc giáp với phườn Hương Sơ - Thành phố Huế.
- Phía Đông giáp với phuờng Kim Long - Thành phố Huế.
- Phía Nam giáp với Sông Hương và phuờng Thuỷ Biều - Thành phố Huế.
Diện tích: 720 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 492 ha.

Dân số: 9850 người, có 1850 hộ gia đình.
Dân tộc: Kinh
Nơi đây địa hình bằng phẳng, nhiều cây cối, không khí trong lành. Đa số người
dân nơi đây làm nghề buôn bán và nông nghiệp, một số công chức, hưu trí. An
ninh trật tự, tình hình xã hội ổn định.

Trang 18


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

1.2.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Qua nghiên cứu 510 hộ gia đình và đại diện hộ gia đình tại phường Hương
Long - thành phố Huế bằng phương pháp nghiên cứu ngang, chúng tôi nhận thấy
các đặc điểm sau:
Về đại diện hộ gia đình:
Trong số những người đại diện hộ gia đình mà hầu hết là chủ hộ, thì tỷ lệ nữ
(54,3%) lớn hơn 8,6% so với tỷ lệ nam (45,7%).


Các đối tượng được nghiên cứu chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động (1660), chiếm 83.7%. Đây là nguồn lao động chính cho nền kinh tế của địa phương.
Trình độ học vấn của người đại diện hộ gia đình tương đối cao với 12,2% có
trình độ cao đẳng đại học, 64.1% có trình độ THCS và THPT. Tuy nhiên vẫn còn
gần 23,7% người được phỏng vấn có trình độ tiểu học, dưới tiểu học, trong khảo sát
chưa đánh giá được tỷ lệ mù chữ trong đối tượng được nghiên cứu.
Về nghề nghiệp: Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nghề nghiệp
của khu vực được điều tra là nông dân, chiếm 55,9%. Tiếp theo là thủ công nghiệp
(15,3%), buôn bán (10,8%), cán bộ công nhân viên chức (8,4%), nội trợ (5,1%) và

các nghề nghiệp khác. Qua kết quả trên cho thấy cơ cấu nghề nghiệp của địa
phương đa dạng nhưng chưa phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
Về hộ gia đình:
Số hộ gia đình có từ 4 người trở xuống chiếm tỷ lệ cao 60,1%, trong khi đó
những hộ gia đình có từ 5 người trở lên chiếm tỷ lệ 39,9%, Điều này là phù hợp vì
cùng với sự phát triển của kinh tế, các mô hình gia đình hạt nhân dần thay thế gia
đình 3,4 thế hệ truyền thống.


Đời sống kinh tế của người dân cũng khác cao, cụ thể tỷ lệ hộ gia đình khá và
trung bình - nghèo lần lượt 39,2% và 60,8%. Tuy nhiên vẫn còn một số gia đình thuộc
hộ nghèo (5,9%) không chênh lệch nhiều so với mức 5,3% vủa vùng cuối năm 2014 [8].
Đa số nhà ở thuộc loại nhà lợp tôn, tường xây với tỷ lệ 82,5% và không còn
nhà tạm , tỷ lệ nhà mái bằng còn thấp (16,3%) và một số ít khoảng 1,2% hộ gia
đình có nhà vách tre, lợp tôn.
1.3.Các vấn đề nổi trội của khu vực nghiên cứu:
- Địa phương có lực lượng lao động dồi dào với 83,7 % số người đại diện hộ
gia đình trong độ tuổi lao động.

Trang 19


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

-Cơ cấu nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao là nông dân, tỷ lệ thủ công nghiệp và
buôn bán còn chưa cao. Điều này chưa phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam thời kỳ đổi mới.

-Kinh tế hộ gia đình chủ yếu ở mức trung bình và khá. Tỷ lệ hộ nghèo thấp (Số
liệu năm 2012 cả nước tỷ lệ nghèo là 11,2% , riêng bắc trung bộ là 18,7%).
1.4.Kinh tế hộ gia đình và các yếu tố liên quan:
Qua điều tra cho thấy có mối tương quan về thống kê giữa kinh tế với loại
nhà ở. Đa số các hộ gia đình có kinh tế khá đều có nhà mái bằng, nhà lợp tôn,
tường xây.Trong khi đó, hộ gia đình có kinh tế trung bình và nghèo thì có ít hộ có
nhà mái bằng hơn. Như vậy, điều kiện kinh tế thu nhập của từng hộ gia đình đều
khác nhau, nó quyết định khả năng xây dựng mô hình nhà ở sao cho phù hợp kinh
tế và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của họ.
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến kinh tế hộ gia đình. Đối tượng cán bộ
thì có mức kinh tế là khá và trung bình, không có nghèo. Trong khi đó, số còn lại
thì có tỷ lệ hộ trung bình nghèo (63,0%). Điều này cho thấy, ngành công nghiệp
và dịch vụ ở đây chưa phát triển nên buôn bán cũng không đem lại thu nhập cao .
Số cán bộ công nhân viên chức có mức thu nhập ổn định sẽ có điều kiện kinh tế
khá giả hơn các ngành khác.
1.5 Đặc điểm cung cấp nước :
Việc cung cấp đủ nước sạch mang một ý nghĩa lớn về mặt ổn định xã hội và
dân sinh kinh tế. Các chuyên gia của liên hợp quốc đã có những cảnh báo nguy cơ
chênh lệch về giàu – nghèo, mức hưởng thụ vật chất và tinh thần giữa nông thôn và
thành thị, các hiểm họa ô nhiễm nguồn nước và sự bất thường về thời tiết,...sẽ là
mầm mống gây ra những bất bình đẳng trong cộng đồng. Chương trình nước sạch
và vệ sinh môi trường ở Việt Nam đã được UNICEF và nhiều tổ chức quốc tế khác
tài trợ từ năm 1982 đến nay. Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 104/2000/QĐTTg ngày 25/8/2000) và đang được triển khai trên toàn bộ tỉnh thành trên cả nước.
Mục tiêu cụ thể của chiến lược là :
-

Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh
với số lượng 60 lít/người/ngày.


Trang 20


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
-

NHÓM 1- LỚP Y4E

Mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày.

Ở phường Hương Long, qua phân tích ở bảng cho thấy, tỉ lệ sử dụng nước máy
rất cao (99,2%). Kết quả này cao hơn so với mục tiêu của Chương trình nước sạch
và vệ sinh môi trường của Bộ Y tế, theo chương trình này, phấn đấu đến năm
2010, 70% hộ gia đình ở nông thôn nước ta được cung cấp nước sạch hợp vệ
sinh[9]. Qua khảo sát 510 hộ sử dụng nước cho thấy ít có công trình cung cấp nước
là nước sông, ao hồ, nước mưa. Có 50 hộ sử dụng giếng xây và 9 hộ sử dụng giếng
khoan.

2. Kết luận
2.1 Về đặc trưng hộ gia đình - cá nhân
- Số người bình quân hộ gia đình là 4,1 người/hộ, các hộ gia đình có từ 4
người trở xuống chiếm tỷ lệ cao 60,1%
- Trong số những người được phỏng vấn, thì tỷ lệ nữ (54,3%) lớn hơn 8,6%
so với tỷ lệ nam (46,7%).
- Tỷ lệ người nằm trong độ tuổi lao động (16 – 60) cao 83,7%. Tỷ lệ người
ngoài độ tuổi lao động là 16,3%.
- Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nghề nghiệp của khu vực
được điều tra là nông dân, chiếm 55,9%. Tiếp theo là thủ công nghiệp (15,3%),
buôn bán (10,9%), cán bộ công nhân viên chức (8,3%), nội trợ (5,1%) và các nghề

nghiệp khác.
- Trình độ học vấn của người đại diện hộ giá tương đối cao với hơn 10% có
trình độ cao đẳng đại học, 64.2% có trình độ THCS và THPT. Tuy nhiên vẫn còn
gần 25,0% người được phỏng vấn có trình độ tiểu học, dưới tiểu học.
- Đời sống kinh tế của người dân cũng khác cao, cụ thể tỷ lệ hộ gia đình khá
và trung bình lần lượt 39,0% và 55,1%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân
có mức kinh tế nghèo ,chiếm 5,9% cao hơn số tỷ lệ hộ ngheo khu vực đô thị.

Trang 21


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

- Đa số nhà ở thuộc loại nhà lợp tôn, tường xây với tỷ lệ 82,6% và không
còn nhà tạm tuy nhiên tỷ lệ nhà mái bằng còn thấp (16,2%) và một số ít khoảng
1,2% hộ gia đình có nhà vách tre, lợp tôn.
2.2 Về cung cấp nước :
- Tỷ lệ sử dụng nước máy ở phường Hương Long rất cao 99,2% , tuy nhiên
vẫn có 6 hộ chưa có được cung cấp nguồn nước máy để sinh hoạt.
- Công trình cung cấp nước chủ yếu là máy nước gần 90,0% , tuy nhiên vẫn
có hơn 50 hộ sử dụng nguồn cung cấp nước là khác như tận dụng mạch nước ngầm
làm giếng , hay khoan ,...
- Hầu hết người dân đều nhận thức tốt về tác hai gây bệnh của uống nước
nhiễm bẫn, và thông qua nguồn nước chính sử dụng 100% nước máy cho thấy
người dân ý thức rõ về điều này.
2.3 Các mối liên quan:
Ta thấy có mối tương quan về thống kê giữa kinh tế hộ gia đình với loại nhà
ở, giữa kinh tế hộ gia đình với số nhân khẩu trong mỗi gia đình và giữa kinh tế hộ

gia đình với nghề nghiệp cụ thể:
+ Những hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn thì xây nhà kiên cố
hơn những gia đình hộ nghèo.
+ Những hộ gia đình có 2 – 6 nhân khẩu thì có kinh tế khá hơn những
hộ có 1 nhân khẩu hoặc >6 nhân khẩu.
+ Những hộ có đại diện gia đình làm nghề buôn bán hoặc cán bộ có
kinh tế khá hơn những nghề khác.

3. Kiến nghị:
Sau những phân tích trên, nhóm báo cáo có một số kiến nghị như sau:
1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, giáo dục về bình
đẳng giới, mỗi gia đình sinh đủ hai con để tạo môi trường chăm sóc đầy đủ
cho trẻ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế gia đình.
2 Cụm dân cư này còn 30 hộ nghèo (5,9%), với 6 nhà vách tre, lợp tôn (1,2%),
chính quyền địa phương cũng như các gia đình xung quanh cần có biện pháp
giúp đỡ các gia đình này để họ có cuộc sống tốt hơn.
3 Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phấn đấu thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 10CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) "về phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung

Trang 22


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù
chữ cho người lớn"[12].
4 Xây dựng kế hoạch dạy nghề, tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp, định
hướng cho học sinh THPT lựa chọn trường và nghề nghiệp phù hợp với khả

năng, kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội.
5 Kêu gọi đầu tư, cho vay lãi suất thấp để tạo điều kiện phát triển công nghiệp,
dịch vụ dựa trên điều kiện sẵn có của địa phương đi đôi với phát triển kinh tế
bền vững và bảo vệ môi trường.
6 Áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, thâm canh có giá trị kinh tế cao
nhằm nâng cao sản lượng nông phẩm. Xây dựng, thí điểm và đưa vào sản
xuất đại trà các mô hình canh tác theo các tiểu chuẩn quốc tế, cũng như tổ
chức mô hình hợp tác xã nông nghiệp với các sản phẩm có thương hiệu đặc
thù, góp phần nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa.
7 Thực hiện tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch 100% trong
sinh hoạt.
8 Tổ chức các buổi học tập cộng đồng về sức khỏe, các bệnh nguy hiểm
thường gặp khi sử dụng nước kém vệ sinh để sinh hoạt.
9

Các cơ quan, ban ngành đoàn thể phải quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để các
hộ gia đình đều được sử dụng nước sạch, có nhà tắm hợp vệ sinh, góp phần
nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề tài : “ Thực trạng cung cấp nước sạch và ảnh hưởng của nguồn
nước đến cộng đồng dân cư làng đại học Quốc gia TP Hồ Chì Minh “.
2. Theo WHO “ Nước sạch và vệ sinh môi trường “.
3. Nghiên cứu mô hình quàn lý cấp nước sạch của kỹ sư Hoàng Thị
Thăm (Trường cao đẳng nghề Cơ điện và thủy lợi Hưng Yên) – PGS
TS. Ngô Thị Thanh Vân ( Trường đại học Thủy lợi ).
4.Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
2020.
5. Báo cáo của bộ Nông Nghiệp và PTNT năm 2010 về “ Tiếp cận nước
sạch vệ sinh môi trường – quyền cơ bản của con người “.

6. Giáo trình dịch tễ học (2013) – Trường ĐH Y Dược Huế.
Trang 23


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

NHÓM 1- LỚP Y4E

7. Giáo trình xác suất thống kê (2012) – Trường ĐH Y Dược Huế.
8. Tổng cục thống kê (2014) " Thông cáo báo chí Điều tra Dân
sốvà Nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014". gso.gov.vn
9. Bộ Y Tế (2005), Quyết định số: 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế ký
ngày 11.3.2005 Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ
sinh nước sạch.

Trang 24



×