Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Lịch sử mỹ thuật Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 113 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

LỊCH SỬ MỸ THUẬT THẾ GIỚI
MÃ MÔN HỌC: DS22B31

NGƯỜI BIÊN SOẠN
T/s TRƯƠNG CÔNG NGUYÊN

HÀ NỘI – 2013

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG

Chương 1. Mỹ thuật thời nguyên thủy
1.1. Giới thiệu chung về thời kỳ nguyên thủy
1.2. Một số di tích tạo hình tiêu biểu trên thế giới
1.3.Đặc điểm của mỹ thuật thời nguyên thủy
1.3.1.Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật
1.3.2.Mỹ thuật nguyên thủy chủ yếu mang tính chất tả thực
1.3.3.Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu
Chương 2. Mỹ thuật thời cổ đại
2.1. Mỹ thuật Ai cập cổ đại
2.1.1. Sự hình thành nền văn minh cổ đại Ai Cập
2.1.2. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Ai cập cổ đại


2.1.3.Một số tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của của Ai cập cổ đại
2.2. Mỹ thuật Lưỡng Hà cổ đại
2.2.1. Lịch sử hình thành nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
2.2.2. Một số công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu
2.2.3.Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu
2.3. Mỹ thuật Hi Lạp cổ đại
2.3.1. Nghệ thuật tạo hình Hi Lạp và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của
nghệ thuật tạo hình thế giới
2.3.2. Nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp cổ đại
2.3.3.Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ đại
2.3.4.Nghệ thuật hội họa, đồ họa Hi Lạp
2.4.Mỹ thuật La Mã cổ đại
2.4.1.Sự hình thành nền mỹ thuật La Mã cổ đại
2.4.2.Những sáng tạo trong mỹ thuật La Mã cổ đại
2.4.3.Đặc điểm của mỹ thuật La Mã cổ đại
Chương 3. Mỹ thuật thời trung cổ phương Tây
3.1. Điêu khăc thời trung cổ

2


3.2. Hội họa thời trung cổ
Chương 4. Mỹ thuật Phục Hưng và cận hiện đại
4.1.Mỹ thuật Phục Hưng ý
4.1.1.Những cơ sở hình thành và phát triển của mỹ thuật thời kỳ phục hưng Ý
4.1.2.Các giai đoạn phát triển của mỹ thuật thời kỳ phục hưng
4.1.3.Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của ý thời kỳ Phục hưng
4.2.Phong trào phục hưng Châu Âu
4.2.1.Nghệ thuật phục hưng Hà Lan
4.2.2.Nghệ thuật phục hưng Đức

4.2.3.Nghệ thuật phục hưng Pháp
4.3.Khái quát về mỹ thuật Châu Âu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
4.3.1.Sự hình thành và phát triển của các xu hướng nghệ thuật
4.3.2.Nghệ thuật cổ điển
4.3.3.Chủ nghĩa phù phiếm
4.3.4.Nghệ thuật hiện thực
4.3.5.Chủ nghĩa lãng mạn Pháp
4.3.6.Chủ nghĩa ấn tượng
Chương 5.Mỹ thuật hiện đại
5.1.Các xu hướng chủ nghĩa cách tân trong mỹ thuật
5.1.1.Dã thú:Đặc điểm tác giả và tác phẩm
5.1.2.Biểu hiện:Đặc điểm và tác giả tác phẩm tiêu biểu
5.1.3.Lập thể: Đặc điểm và tác giả tác phẩm tiêu biểu
5.1.4.Trừu tượng: Đặc điểm và tác giả tác phẩm tiêu biểu
5.1.5.Siêu thực: Đặc điểm và tác giả tác phẩm tiêu biểu
Chương 6.Nghệ thuật Châu Á
6.1.Mỹ thuật Trung Quốc
6.1.1.Hoàn cảnh lịch sử
6.1.2.Những quan niệm, học thuyết tư tưởng có ảnh hưởng trực tiếp tới mỹ thuật
Trung Quốc cổ
6.1.3.Sự phát triển của ba loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội họa
6.2.Mỹ thuật Ấn Độ

3


6.2.1.Vài nét về địa lý, lịch sử và tôn giáo Ấn Độ
6.2.2.Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ
6.2.3.Nghệ thuật điêu khắc
6.2.4.Nghệ thuật bích họa A-gian-ta

6.3.Mỹ thuật Nhật Bản
6.3.1.Một vài nét khái quát về đất nước, con người Nhật Bản
6.3.2.Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Nhật Bản
6.3.3.Nghệ thuật hội họa- đồ họa
Tài liệu tham khảo

LỜI NÓI ĐẦU
Chương trình lịch sử mỹ thuật thế giới là tài liệu nội bộ, dùng làm học
liệu bắt buộc cho sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội, nhằm chuẩn hóa và
thống nhất nội dung giảng dạy-học tập , nâng cao ý thức tự học ,tự nghiên cứu
cho sinh viên, Giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn
một cách có hệ thống ,đáp ứng yêu cầu của đào tạo tín chỉ
Mục đích yêu cầu của môn học : Môn học lịch sử mỹ thuật thế giới trang bị cho
sinh viên
Về kiến thức : Hiểu được đặc trưng của từng giai đoạn hình thành và phát
triển của mỹ thuật trong đó có lĩnh vực mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng

4


dụng.Hệ thống hóa và đánh giá tác động của mỹ thuật đối với đời sống xã hội
theo quan điểm lịch sử, khoa học và thời đại
Nắm được hệ thống, toàn diện và sâu sắc những những giá tri đăc trung
của mỗi thời kỳ hình thành và phát triển của lịch sử mỹ thuật thế giới từ thời
nguyên thủy đến thời hiện đại và đương đại
Nắm được phương pháp và phương pháp luận trong sáng tạo tác phẩm mỹ
thuật của các tác giả , các xu hướng nổi tiếng trên thế giới
Hiểu được những giá tri thẩm mỹ và nhân vawnm của loại hình mỹ thuật
nói riêng , trong các loại hình nghệ thuật nói chung khi đóng góp vào quá trình
nhận thức thẩm mỹ của nhân loại

Về kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
trong nghiên cứu khoa học
Kỹ năng vận dụng những cơ sở lý luận về thẩm mỹ học , mỹ thuật học ,
lịch sử nghệ thuật ,để vận dụng vào công việc trong ngành bảo tàng
Phương pháp nghiên cứu : Dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học xã
hội cơ bản như : Phương pháp lịch sử , phương pháp hệ thống và phương pháp
tổng hợp
Nội dung cơ bản của môn học bao gồm :
Những kiến thức đại cương cơ bản của mỹ thuật và lịch sử mỹ thuật với
tư cách là một đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử nghệ thuật.Các yếu tố
về điều kiện tự nhiên , điều kiện xã hội góp phần làm nên lịch sử mỹ thuật của
các nền văn hóa trong lịch sử văn minh nhân loại .Quá trình hình thành và phát
triển của các loại hình và thể loại của mỹ thuật như : Kiến trúc , hội họa, điêu
khăc , trang trí , mỹ thuật ứng dụng .Những tác giả tác phẩm tiêu biểu trong mỗi
giai đoạn , mỗi trường phái , mỗi xu hướng nghệ thuật .
Cấu trúc môn học : Môn học gồm 6 chương
Chương 1.Mỹ thuật thời nguyên thủy
Chương 2.Mỹ thuật thời cổ đại
Chương 3.Mỹ thuật thời Trung cổ phương Tây
Chương 4 .Mỹ thuật Phục Hưng và cận đại
Chương 5.Mỹ thuật hiện đai thế kỷ XX
Chương 6. Mỹ thuật Phương Đông ( Trung Quốc ; Nhật Bản ; Ấn Độ )

5


NỘI DUNG

Chương 1
MỸ THUẬT THỜI NGUYÊN THỦY

1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỜI KỲ NGUYÊN THỦY

Những con người đầu tiên xuất hiện được tiến hóa từ những giống vượn
người. Quá trình tiến hóa đó diễn ra rất chậm, trải qua hàng triệu năm. Họ có
những ưu thế như là bộ não lớn, đôi tay khỏe và khéo léo. Đặc biệt, họ có thể
6


đứng thẳng. Khoảng một triệu năm trước đây con người đã đứng thẳng, thoát
khỏi thế giới động vật. Hình thức sơ khai nhất của xã hội loài người được hình
thành, đó là xã hội cộng sản nguyên thủy. Công cụ lao động của các cư dân đầu
tiên này đều được làm từ đá. Vì vậy, theo khảo cổ học thời kì này được gọi là
thời kì đồ đá, gồm ba giai đoạn: đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới. Ở thời kì đồ
đá cũ con người sống bằng săn bắt và đánh cá. Họ biết chế tạo công cụ lao động.
Trải qua một thời gian dài với người Cơ-rô-ma-nhông, dấu hiệu về sự làm đẹp
đã xuất hiện. Họ chú ý tới cách ăn mặn, trang trí vách hang bằng các hình vẽ thú
vật và họ còn làm những bức tượng nhỏ bằng nhiều chất liệu như ngà, xương...
Tộc người này sống vào cuối thế kỉ đồ đá cũ. Phải chăng đây là lúc nghệ thuật
tạo hình xuất hiện và một đời sống thẩm mĩ đã dần được hình thành? Không ai
có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và từ
bao giờ. Tuy vậy, căn cứ trên có hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như Anta-mi-ra (Tây Ban Nha) Lát-xcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác
định niên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong
đời sống nguyên thủy. Từ 30000 năm đến 10000 năm trước Công nguyên (trCN)
đã bắt đầu để lại những dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi ngày
nay.
Cách chúng ta hơn 5000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ
viết lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những kí hiệu để trao đôi. Ví dụ,
hình tròn có chấm ở giữa là Mặt Trời ()... Dần dần các chữ tượng hình xuất
hiện. Như vậy thì từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mĩ thuật” như ta thấy ngày nay
xuất hiện sau những hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con

người thời tiền sử vẽ hoặc khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống
có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những
hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các đồ vật sinh hoạt của con người. Về một
mặt nào đó, trong tư duy nguyên thủy việc vẽ hình cũng giống như việc săn bắt
hay cac công việc khác. Nó không chỉ mang ý nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với
cái có ích. Ngoài ra, nghệ thuật tạo hình lúc này còn gắn với những tín ngưỡng
ma thuật. Theo E.H.Gom-brich, tác giả cuốn Câu chuyện nghệ thuật thì “Tranh
và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những người thợ săn thời kì
này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng bằng giáo mác
hay rìu đá, những con thú sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất nhiên đây là sự
phỏng đoán của con người này ngày nay khi nghiên cứu về ý nghĩa của các bức
tranh thời nguyên thủy.
Ngoài hai ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa như những thông tin
nhắn gửi cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử.
Ví dụ qua các hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút,... cho chúng ta
7


biết về các động vật thời nguyên thủy. Ở bức tranh khác ta được chứng kiến
cách đánh cá, cánh quăng lưới, cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con
người thời kì đó vẽ chỉ để giải trí. Những con người đầu tiên có mặt ở khắp nơi
trên thế giới: người On-đu-vai ở Đông Phi, người Bắc Kinh (Trung Quốc) người
Nê-an-đéc-tan (Đức) người Cơ-rô-ma-nhông (Pháp)... Dấu vết về nghệ thuật của
họ vì vậy cũng trải ra trên một địa bàn rất rộng lớn: từ Châu Phi, Châu Á đến
Châu Âu (Bắc Âu).
1.2.MỘT SỐ DI TÍCH NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

Ngày nay chúng ta tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần
lớn đề nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Có hai hang còn
lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha) và hang Látxcô (Pháp). Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nghệ thuật nguyên thủy. Hang

An-ta-mi-ra được phát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau16 năm tìm hiểu,
nghiên cứu về các hình vẽ bò rừng ở trong hang, con người thế kỉ XIX mới tin
rằng hang An-ta-mi-ra chính là một trong những địa điểm nổi tiếng của Mĩ thuật
thời nguyên thủy. Trong hang có nhiều hình vẽ con bò rừng (Bi-dông) trong các
dáng khác nhau và rất sống động. Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính
xác, các hình vẽ này còn được thể hiện với những đường nét mềm mại, đậm nhạt
sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còn gọi hang An-ta-mi-ra là “Tòa
tiểu giáo đường Xích-xtin của thời nguyên thủy”.
Hang Lát-xcô (Pháp) lại do một nhóm trẻ em đi chơi trong khu rừng Látxcô bất ngờ tìm thấy trên vách và trần hang có nhiều hình vẽ thú vật. Trong đó
rõ và đẹp nhất là hình ngựa, bò. Ngựa ở hang Lát-xcô được thể hiện có màu sắc
và đậm nhạt gợi khối. Những hình vẽ này thành công đến mức người ta có thể ví
nói với hình vẽ ngựa của các họa sĩ Trung Quốc, những bậc thầy về diễn tả con
vật. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng lối vẽ màu ở đây khá độc đáo. Màu
được thổi lên hình vẽ qua một ống sậy hoặc ống xương. Các hình vẽ được tô
màu đỏ là chủ yếu. Trên hình vẽ có một số mảng màu được cạo bớt đi để diễn tả
khối, tạo sự sinh động cho hình tượng. Các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được
định tuổi từ khoảng 15000 đến 10000 năm tr.CN.
Bên cạnh những hình thú, ở đây có hình tượng con người: những người đi
săn bị thương ở giữa các con vật, hình người ném lao hoặc hình người nhảy múa
với mặt nạ thú...
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỸ THUẬT THỜI NGUYÊN THỦY

1.3.1.Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật
Trong các hình vẽ còn lại trên vách hang, động nơi con người thời nguyên
thủy sinh sống chủ yếu là các hình thú đơn lẻ hoặc bầy đàn. Ở một số tác phẩm
8


đã ý thức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất đinh. Người nguyên thủy
rất thành công khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả rất

điêu luyện và rất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này
là các con thú như ngựa, bò, hươu, tuần lộc... Điều này có thể lí giải được vì sao
cuộc sống nguyên thủy, các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chủ
yếu là nguồn thức ăn chính của họ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người.
Nghệ thuật luôn luôn được bắt nguồn từ thực tế. Con người thấu hiểu hiện
thực khách quan đến đâu, nghệ thuật cũng tiến thêm đến đó. Tác phẩm nghệ
thuật biểu hiện sự nhận biết về thế giới xung quanh mình của con người ở thời kì
sơ khai nhất này. Từ loài vượn tiến hóa thành người, cả cuộc sống sau đó, loài
người tiếp tục tìm hiểu thế giới. Tư duy càng phát triển, cảm xúc càng nhạy bén
đôi bàn tay càng khéo léo, con người càng muốn thể hiện sự hiểu biết, sự thích
thú của mình trước đối tượng. Trên cơ sở đó các hình vẽ dần dần được ra đời.
Với thực tế như vậy, người nguyên thủy cũng không thể vượt quá cuộc sống
hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. Cuộc sống ấy, tầm hiểu biết ấy
hướng vào những gì gần gũi, thân quen nhất. Đó chính là sự tìm hiểu các loài
thú có thể săn bắt được, hoặc tránh xa những con thú nguy hiểm, dữ tợn,... Tất
cả những điều đó được thể hiện qua hình vẽ. Nghệ thuật nguyên thủy vì vậy mọi
thứ chỉ dừng lại ở việc diễn tả một cách tài tình các con thú. Hình tượng con
người cũng được đề cập tới. Những nghệ sĩ nguyên thủy đã sử dụng cách sơ đồ
hoặc phong cách đơn giản và ước lệ khi vẽ con người. Trong các bức tranh
thường con người chỉ chiếm vị trí phụ bên cạnh hình tượng thú. Ngược lại trong
điêu khắc lại phát hiện thấy hầu hết là tượng người mà chủ yếu là tượng phụ.
Loại tượng này được phát hiện ở khá nhiều nơi trên thế giới. Tượng có thể có
kích thước to nhỏ khác nhau. Cái nhỏ nhất khoảng 3,5cm; cái lớn nhất khoảng
23cm. Các bức tượng này được làm bằng nhiều chất liệu như ngà, sừng, xương
đá hoặc đất nung. Chúng có chung một đặc điểm: tỉ lệ chung chưa được chưa
cân đối. Phần đầu và tay chân không diễn tả kĩ. Phần được chú trọng nhất là
phần thân cùng với sự cường điệu, phóng đại các chi tiết: ngực, bụng, mông.
Phần chân dung hầu như không được diễn tả. Có lẽ các nghệ sĩ khi làm những
pho tượng này đã bị chi phối bởi những suy nghĩ đặc biệt, mang theo tinh thần
tư duy nguyên thủy. Đến đây nảy sinh một câu hỏi: Tại sao không tìm được các

pho tượng nam giới? Phải chăng đây chính là lúc xã hội cộng sản nguyên thủy ở
thời kì chế độ mẫu hệ? Phải chăng vai trò người phụ nữ đang được coi trọng.
Phải chăng các bức tượng đó được thể hiện như trên có liên quan đến khái niệm
về sự “phồn thực”? Cái đẹp lúc này gắn liền vợi sự sinh tồn, duy trì và phát triển
bầy đàn, phát triển nòi giống. Điều này, trong thực tế là vô cùng quan trọng đối
với người nguyên thủy. Cái đẹp đồng nghĩa với: “Người Mẹ”. Tất cả những điều
9


có thể lí giải vì sao khi làm tượng phụ nữ (bà Tổ) các nghệ sĩ nguyên thủy lại chỉ
chú trọng diễn tả những chi tiết biểu hiện chức năng làm mẹ như đã trình bày ở
trên.
1.3.2.Mĩ thuật nguyên thủy chủ yếu mang tính chất tả thực
Phong cách bao trùm Mĩ thuật nguyên thủy là phong cách tả thực. Nghệ sĩ
nguyên thủy đã đi từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng dù đơn giản hay phức tạp họ
đều đi đến một cái đích: đó là cố gắng diễn tả đối tượng một cách đúng nhất và
sống động nhất. Điều này chứng tỏ sự quan sát kiên trì và chính xác những đặc
điểm của đối tượng. Sở dĩ người nguyên thủy thích tả thực bởi vì những bức vẽ
lúc đó chưa đơn thuần là nghệ thuật mà nó còn gắn với nhiều chức năng khác.
Những chức năng đó đòi hỏi hình vẽ phải chính xác, phải giống thực một cách
tối đa. Lúc ban đầu, hình vẽ được diễn tả bằng nét là chính. Người thời kì
nguyên thủy chú ý nhất đến đường sống lưng của con vật. Có thể nói đó chính là
trục tạo dáng cho hình tượng nghệ thuật. Sau này, khi tư duy đã phát triển, con
người biết tìm ra các màu vẽ, rồi tìm cách diễn tả chỗ đậm, chỗ nhạt. Từ nét đến
đậm nhạt, màu sắc, từ những hình đơn lẻ đến các bức tranh có ý thức bố cục, đề
tài, đó chính là sự phát triển của Mĩ thuật thời nguyên thủy thông qua loại hình
nghệ thuật hình, chạm khắc hình lên vách, trần hang động. Cùng với phong cách
tả thực nghệ sĩ nguyên thủy còn biết cách điệu, ước lệ hóa, sơ đồ hóa. Lấy bức
chạm hươu qua sông trên một mảnh xương tìm thấy ở hang Mê-ri làm ví dụ. Tác
giả chỉ diễn tả các cặp sừng cao dần, phía dưới dùng các gạch chéo. Với cách

như vậy, tác giả cho chúng ta thấy một đàn hươu rất đông đang di chuyển, hoa
văn gạch chéo, hay những cặp sừng như một rừng cây đã thay thế cho những
con hươu ở giữa đàn. Như vậy trong bức chạm này, tác giả của nó đã dùng pháp
tượng trưng, ước lệ xen với lối tả thực đạt tới trình độ cao.
1.3.3.Đặc điểm về kĩ thuật, chất liệu
Một vấn đề đặt ra là người nguyên thủy vẽ bằng gì? Cách họ vẽ ra sao.
Màu mà người nguyên thủy sử dụng được gọi là màu thổ hoàng. Đó là một loại
màu được chế tạo bằng cách mài các khoáng chất thành bột rồi pha với nước.
Màu lấy từ đá hematile (ôxít sắt hay đất son); màu trắng từ đá kalin hoặc phấn,
màu đen từ điôxít mangan hay than đá. Một số cộng đồng người còn biết đun
nóng các khoáng chất để tạo màu mới. Đôi khi để có chất kết dính màu thổ hoặc
người nguyên thủy đã biết dùng mỡ, hoặc tủy sống động vật và nhựa cây, thuật
vẽ thì đơn giản; có thể dùng que, tay để vẽ. Chất liệu của điêu khắc phong phú
hơn. Họ có thể khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đá mềm,...

10


VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

1.Những biểu hiện của “thuyết ma thuật và bắt chước “trong mỹ thuật thời
nguyên thủy
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao nói mỹ thuật nguyên thủy là sự giản lược trong ngôn ngữ biểu hiện

(cho ví dụ để chứng minh )
2.Tranh vẽ trên một số hang động tiêu biểu ( Latxcau, Fon de Gom ; Antamira )
của người nguyên thủy có những đặc điểm gì tiêu biểu

TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC


1. Huyền Giang (dịch), Văn hóa nguyên thủy, Nxb Tạp chí văn hóa nghệ thuật
2001
2. Nguyễn Văn Huân, Những bí ẩn thế giới chưa được giải đáp, Nxb Hải Phòng
2006
3. Nguyễn Trân, Giáo trình Lịch sử mỹ thuật thế giới, Nxb Mỹ thuật 1996

Chương 2
MỸ THUẬT THỜI CỔ ĐẠI
2.1.MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI

2.1.1sự hình thành nền văn minh cổ đại Ai Cập
Vào khoảng năm 3100 tr.CN, ở vùng đông bắc Châu Phi có một quốc gia
cổ đại đã ra đời. Đây là một quốc gia được hình thành gần như sớm nhất. Lãnh
thổ của nó là dải đất hẹp nằm dọc theo hai bên bờ con sông chảy về hướng Bắc,
sau đổ vào Địa Trung Hải. Phía Đông Ai Cập là biển Đỏ (Hồng Hải). Ai Cập rất
11


ít mưa, do đó dòng sông Nin trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống ở đây.
Người ta cho rằng sông Nin là tặng phẩm của Đấng tối cao trao tặng cho Ai
Cập. Dòng sông mang nước cho ruộng đồng. Bùn đất sông Nin có thể khai thác
để làm gạch, làm đồ gốm. Dòng sông còn là con đường giao thông quan trọng
chạy dài suốt đất nước. Hàng năm cứ đến tháng 6 có mưa lớn ở vùng Xích đạo,
nước dòng sông lên cao tràn bờ. Khi nước rút đi để lại trên mặt đất một lớp phù
sa màu mỡ. Điều này thu hút cộng đồng tạo thành một vùng nông nghiệp phát
triển. Ai Cập thời tiền sử chia làm hai phần: Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Đến
năm 3100 tr.CN thì đất nước được thống nhất, đánh dấu bằng sự chinh phục của
Pha-ra-ông Nác-me từ Nam lên phía Bắc. Lịch sử Ai Cập đã chứng kiến 3 giai
đoạn hoàng kim, văn hóa nghệ thuật có điều kiện phát triển. Đó là các giai đoạn

Cổ vương quốc (3100 – 2160 tr.CN), Trung vương quốc (2133 – 1625 tr.CN),
và Tân vương quốc (1567 – 1085 tr.CN) với các đời vua thứ 18 đến 20. Từ triều
vua thứ 21 trở đi quyền lực của các vua Ai Cập sa sút rõ rệt. Đất nước lại bị chia
cắt thành nhiều quốc gia tự trị. Tuy vậy lịch sử Ai Cập chưa kết thúc ở đây. Thời
đại cuối cùng là thời đại Pô-lê-mê (Poléméc, từ năm 323 tr.CN đến năm 31
tr.CN), trước khi Ai Cập bị La Mã thống trị từ năm 27 tr.CN đến năm 117 sau
CN.
Nền văn minh Ai Cập được hình thành và phát triển ngay từ thời kì đầu
tiên. Lúc này mọi yếu tố như chữ viết, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, khoa học Ai
Cập đã phát triển và hoàn thiện. Năm 1822, một nhà Ai Cập học người Pháp là
Giăng – Phờ-răng-xoa Săm-pô-li-ông (Jean Francoi Champolion) đã đọc được
phần viết bằng chữ tượng hình Ai Cập trên tấm đá Rô-xét-ta tìm thấy năm 1799
ở phía đông A-lếch-xăng-đrơ. Từ đó giải mã được chữ tượng hình Ai Cập. Cũng
nhờ vậy lịch sử mĩ thuật Ai Cập dần được hé mở.
Các thành tựu về khoa học: toán học, thiên văn học, y học của người Ai
Cập sớm phát triển. Về toán học người Ai Cập đã sớm nghiên cứu ra phương
trình bậc nhất trong đại số, đã biết các hình tam giác vuông, chữ nhật... và số pi
(p = 3,14; 3,16) trong hình học.
Để đo chiều dài người Ai Cập dùng “thước” bằng ngón tay, gang tay, và
khuỷu tay. Ngoài ra về thiên văn học người Ai Cập đã làm ra lịch, một năm có
365 ngày, 12 tháng và mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày lễ cuối năm. Tất cả những
thành tựu ấy của người Ai Cập giúp ta có thể hiểu được tại sao người Ai Cập lại
có thế xây được các kim tự tháp lớn như các kim tự tháp còn tồn tại trên đất Hi
Lạp ngày nay. Kim Tự tháp chính là thành tựu lớn nhất của Ai Cập về nghệ
thuật kiến trúc.
Người Ai Cập thờ rất nhiều vị thần, tôn giáo đa thần giáo phát triển. Ở các
vùng khác nhau lại thờ các vị thần khác nhau. Vùng châu thổ sông Nin thờ thần
12



Rê- thần Mặt trời, thần Trí khôn – Ptah được thờ ở Mem phít, thần Amon-Rê
thờ ở Te-bơ (Thebes)... Các vị thần hầu hết là đại diện cho lực lượng thiên nhiên
chi phối đời sống nông nghiệp như thần Mặt trời, thần sông Nin, hay thần bảo vệ
mùa màng Ô-di-rít, thần cây cối và sự màu mỡ của đất đai I-rít... Ngoài ra,
người Ai Cập còn có hình thức tín ngưỡng rất đặc biệt đó là thờ các vị thần động
vật: thần bọ đực, thần diều hâu, thần cá sấu... Trong các vị thần mà người Ai
Cập tôn thờ thì thần A môn được coi là quan trọng nhất. Thần A môn được đồng
nhất với thần Rè và được gọi là thần Amoon – Rè. Vị thần được yêu thích là
thần Ô-di-rít- Vị thần của những người chết. Người Ai Cập còn có lòng tin vào
sự bất diệt của linh hồn, do đó những nghi lễ chôn cất của họ rất phức tạp. Họ
còn cho rừng thân xác phải được bảo tồn, để làm nơi đi về cho các linh hồn.
Điều này giúp người chết (linh hồn) có thể sống mãi ở thế giới khác, thế giới nơi
thần Ô-di-rít cai trị. Vì quan niệm đó, hình thức ướp xác được nảy sinh. Tuy vậy
với thủ tục và chi phí tốn kém nên hầu hết chỉ có các vua và những người có đủ
tiền mới được ướp xác. Xác ướp sẽ được giữ gìn trong lăng mộ với kích thước
đồ sộ, chất liệu bền vững. Đó chính là những kim tự tháp, nơi ở vĩnh hằng của
các vị vua Ai Cập. Tôn giáo tín ngưỡng đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống,
đến nghệ thuật Ai Cập.
2.1.2.Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Ai Cập cổ đại
Nghệ thuật tạo hình Ai Cập cổ đại phát triển trải qua 3 giai đoạn, tương
ứng với ba thời kì phát triển trong lịch sử Ai Cập. Đồng thời cũng là ba lần thay
đổi thủ đô Ai Cập.
Thời kì Cổ vương quốc: kinh đô của Ai Cập ở Mem-phít (Menphite) một
thành phố cổ ở phía nam thủ đô Cai-rô ngày nay, cách Cai-rô khoảng 30km.
Mem-phít được thành lập vào khoảng 3000 năm tr.CN.
Thời Trung vương quốc: Ai Cập đã dời kinh đô từ Mem-phít về thành Tebơ (Thebes) khoảng từ năm 2000 đến 1785 tr.CN. Te-bơ là thủ phủ của vương
quốc Ai Cập suốt thời Trung vương quốc trở đi. Đến thời vua A-mê-hô-tép IV,
ông cải cách tôn giáo và rời thành Te-bơ, xây dựng kinh đô mới ở vùng hoang
mạc El A-mác-na.
Với ba lần di dời đó, cộng với sự thay đổi trong lịch sử Ai Cập đã ảnh

hưởng đến phong cách nghệ thuật của Ai Cập.
a) Nghệ thuật kiến trúc Ai Cập
Vào thời Cổ vương quốc, kiến trúc Ai Cập đã có những thành tựu vĩ đại.
Thể loại được phát triển nhiều nhất là kiến trúc các lăng mộ. Ở Ai Cập thời cổ
đại, các Pha-ra-ông được coi là con của thần Mặt trời Amoon-Rê, thay thần cai

13


quản vương quốc Ai Cập ở trần gian. Khi vua qua đời có nghĩa là tiến đến cuộc
sống vĩnh hằng và trở về với vua cha.
Thời kì đầu tiên, các kim tự tháp xây bằng gạch có bậc thang. Trải qua
thời gian phát triển, dần dần xuất hiện chất liệu đá thay thế chất liệu gạch, Kim
tự tháp đá được coi là cổ nhất là kim tự tháp ở Sác-ka-ra (Saqqảa) thuộc kinh đô
Mem phít, mộ của vua Giô-xê (Djoser). Vua Giô-xê thiết lập vương triều III
khoảng 2800 tr.CN. Kim tự tháp Giô-xê do “kiến trúc sư” Im-hô-tép, quan đại
thần của vua thiết kế và xây dựng. Tháp được xây dựng bằng đá cao 60m, làm
thành bậc thang ở các tháp khác tượng trưng cho những tầng bậc đưa linh hồn
vua tới trời cao. Ngày nay trên đất Ai Cập còn lưu giữ được nhiều kim tự tháp.
Những kim tự tháp nổi tiếng của các thời kì tiếp theo sẽ được giới thiệu ở phần
sau.
Từ nguyên mẫu kim tự tháp Giô-xê, các lăng mộ sau này đều được xây
dựng thành hình khối chóp, đây là hình vuông, 4 mặt đều trơn nhẵn, không có
bậc thang. Đến thời Tân vương quốc và cả thời kì sau, người Ai Cập không xây
dựng các kim tự tháp ở giữa sa mạc nữa, mà xây chúng trong “thung lũng của
các vua và hoàng hậu”. Năm 1922, người ta đã phát hiện được lăng của của Túttan-kh môn tại nơi đây.
b) Kiến trúc đền thờ
Người Ai Cập thờ rất nhiều thần, vì vậy bên cạnh việc xây dựng các kim
tự tháp để khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của các vua Ai Cập, người Ai Cập
còn xây dựng nhiều đền thờ: đền thờ thần Amôn-Rê, đền thờ các vị vua danh

tiếng. Có những ngôi đền được xây trên nhiều tầng bậc cao thấp; có ngôi đền
được tạo từ một quả núi và loại phổ biến nhất là đều xây trên mặt đất bằng
phẳng thờ thần Amôn-Rê. Những ngôi đên thờ của Ai Cập được xây dựng với
kiến trúc đơn giản gồm: cổng đền là một khối kiến trúc lớn được phủ đầy các
hoa văn trang trí. Từ cổng đên vào chính điện ta phải đi trên con đường thần
(thần đạo). Chính điện là một căn phòng lớn với những hàng cột bao quanh còn
được gọi là phòng cột. Trên các di tích còn lại, cho thấy người Ai Cập thời cổ
đại đã tạo ra nhiều kiểu dáng cột: cột hình bó sậy, cột hình hoa súng, cột hình
cây thốt nốt,...
Các đền thờ Ai Cập thường được xây dựng ở hai bên bờ sông Nin, chủ
yếu phía nam đất nước như đền Kác-nác, đền Lu-xo, hay đền A-bu-xim-ben,...
Tất cả kim tự tháp và đền thờ Ai Cập đều mang vẻ đẹp của sự đồ sộ, vững
chắc và vĩnh hằng. Điều này bộc lộ một phần ở hình thức vĩ đại của các thể loại
kiến trúc Ai Cập cổ đại.
c) Nghệ thuật điêu khắc
14


Nghệ thuật Ai Cập có đặc điểm rất riêng biệt, độc đáo. Ở thời kì cổ đại
này, các loại hình nghệ thuật gắn bó với nhau rất chặt chẽ trong một tổng thể.
Chúng tồn tại trong nhau, vì nhau. Đi cùng với kiến trúc là điêu khắc, là tranh
tường. Điêu khắc và tranh vẽ làm đẹp, làm tăng thêm ý nghĩa cho các công trình
kiến trúc. Vì vậy cùng với hai loại kiến trúc lăng mộ và đền miếu thờ, điêu khắc
cũng có tượng ở lăng mộ và tượng ở đền miếu thờ. Bên cạnh các kim tự tháp có
nhiều tượng nhân sư (Sphanh) đầu người mình sư tử. Thần thoại Ai Cập có bao
nhiêu vị thần, thì người Ai Cập cũng nghĩ ra bấy nhiêu hình thức biểu hiện cho
các vị thần ấy. Thường thì họ ghép hai yếu tố người và thú với nhau để tạo ra
một hình tượng linh thiêng. Ví như tượng nhân sư đầu người mình thú, hoặc
người lai đầu thú mình người để thể hiện các vị thần. Thần ướp xác: đầu chó với
mình người; thần bầu trời có đầu chim ưng, thân trí tuệ đầu chim cắt v.v.

Trong mỗi ngôi mộ đều có đặt tượng chân dung của chủ nhân ngôi mộ.
Tượng này có thể thay thế cho các xác chết, làm cho linh hồn tồn tại vì vậy
tượng được làm giống thực tối đa. Phong cách tả thực nổi rõ trong điêu khắc
thời Cổ vương quốc. Kiểu người nông nghiệp thô đậm được biểu hiện rất rõ.
Sang thời kì Trung và nhất là thời kì Tân vương quốc tính chất trọng thực trong
điêu khắc Ai Cập đã giảm bớt. Tỉ lệ các pho tượng được kéo dài, tạo dáng thanh
mảnh cho tượng. Cái đẹp mềm mại, duyên dáng được đưa vào điêu khắc. Đó là
phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Ai Cập thời A-mác-na. Tương đặt ở mộ hay
đền thờ đều có kích thước tương ứng với kích thước của đền thờ, hay kim tự
tháp.
Một thể loại khác của điêu khắc là phù điêu. Trong nghệ thuật Ai Cập,
phù điêu cũng rất phát triển. Hình tượng người, thần,... trong phù điêu được thể
hiện theo những ước lệ tạo hình. Những ước lệ này chi phối trong nghệ thuật Ai
Cập từ thời Cổ vương quốc và nó còn tồn tại trong ba nghìn năm lịch sử cổ đại
Ai Cập. Hình tượng nhân vật được diễn tả ở nhiều điểm nhìn khác nhau: đầu
mặt nhìn nghiêng, mắt và vai luôn ở hướng chính diện, bàn chân nhìn nghiêng...
Sự kết hợp đó đã tạo nên những hình tượng rất đặc biệt, mang đậm nét riêng của
nghệ thuật Ai Cập. Đặc điểm này đã khiến nghệ thuật Ai Cập không giống cách
tạo hình của dân tộc nào trên thế giới. Như vậy nghệ thuật điêu khắc Ai Cập vừa
mang tính hiện thực, vừa mang tính ước lệ và chịu ảnh hưởng của tư tưởng thần
bí, tôn giáo. Điều này đã làm phong phú nền nghệ thuật của quốc gia gần như cổ
nhất thế giời này.
d) Nghệ thuật bích họa của Ai Cập cổ đại
Ngay từ thời kì Cổ vương quốc, bên cạnh những bức chạm nổi có tô màu
còn có nhiều tranh vẽ trên tường (bích họa). Trong các bức tranh này, ngoại trừ
tính ước lệ trong cách tạo hình như đã đề cập ở nghệ thuật điêu khắc, tất cả các
15


yếu tố khác đều đạt tới vẻ đẹp hoàn thiện. Màu sắc trong sáng, tươi tắn với

những nhịp điệu phong phú của mảng sáng tối, đậm nhạt, của màu sắc và của
đường nét. Hình tượng các con vật được diễn tả tỉ mỉ, chính xác và hài hòa thực
đáng khâm phục. Tuy vậy những bức tranh tường này vẫn bộc lộ cảm xúc sâu
sắc về các tác giả khi vẽ tranh. Tính khoa học thể hiện rất cao trong nghệ thuật
tranh tường song không khô cứng mà vẫn rất mềm mại, giàu sức sống. Nội dung
được chuyển tải rất phong phú. Đó là tôn giáo, là các cuộc tế lễ, cầu đảo, hoặc
sinh hoạt của con người.
2.1.3.Một số tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
a) Kim tự tháp Kê-ốp (Chéops)
Ở phía Tây sông Nin, bên sa mạc Ghi-đa (Ghiga) ngày nay còn sừng sững
ba kim tự tháp: Kê-ốp, Kê-phơ-ren và Mi-kê-ri-nốt. Trong số đó kim tự tháp Kêốp là lớn nhất. Nó được xếp vào một trong bảy kì quan của thể giới cổ đại. Đây
là lăng mộ xây cho vua Kê-ốp, ông vua thứ hai của vương triều IV, khoảng năm
2650 tr.CN. Có nhiều tài liệu viết về công trình kiến trúc này với nhiều số liệu
kích thước khác nhau. Tuy vậy theo Rosemasy Berg và Richad Cavendish trong
cuốn 100 kì quan thế giới cho biết rằng: “Kim tự tháp Kê-ốp cao 137 mét, dày
225 vạn tảng đá vôi xây nên. Mỗi tảng đá nặng từ 2 đến 2,5 tấn. Tảng đá lớn
nhất nặng 15,25 tấn”. Đỉnh kim tự tháp là một hình vuông bằng phẳng không có
dấu hiệu của sự dở dang hay xói mòn. Hình vuông ấy có kích thước mỗi cạnh 10
mét, được lát bằng 9 phiến đá vuông (theo giáo sư Gra-vơ, người đã từng lên tận
đỉnh kim tự tháp Kê-ốp).
Theo các nhà khoa học Pháp và Nhật Bản, trong kim tự tháp Kê-ốp có 1/5
thể tích là những khoang trống có chứa cát. Phải chăng đây chính là điều giúp
kim tự tháp có thể đứng vững hàng mấy nghìn năm cùng thời gian. Bốn mặt của
kim tự tháp theo bốn hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Người Ai Cập thời cổ đại
vẫn coi kim tự tháp Kê-ốp là cái la bàn khổng lồ. Cho đến nay khi khoa học kĩ t
huật phát triển, người ta vẫn còn hết sức ngạc nhiên về tài năng xây dựng kim tự
tháp của người Ai Cập cổ. Bằng cách nào để họ có thể đưa những phiến đá nặng
trên hai tến lên cao gần 140 mét như vậy, mà chủ yếu là dựa vào sức người,
chưa có các phương tiện kĩ thuật hiện đại giúp sức như ngày nay. Theo cách
hiểu thông thường, kim tự tháp chính là lăng mộ của các Pha-ra-ông Ai Cập.

Tuy vật đến nay cũng như chưa phát hiện được thi thể của một ông vua nào.
Ngay từ việc khai thác đá, vận chuyển đá đến nơi làm kim tự tháp đã có thể coi
là một kì công. Họ còn phải đẽo các phiến đá, mài nhẵn để có thể xếp lên nhau
cho thật khít, hầu như không có kẽ hở, không có vật liệu kết dính. Ấy vậy mà
các lăng mộ vĩ đại ấy vẫn sừng sững tồn tại đến ngày nay. “Mọi thứ đều sợ thời

16


gian, nhưng thời gian thì lại sợ kim tự tháp”. Đây cũng là điều người Ai Cập rất
tự hào.
Bên cạnh kim tự tháp Kê-ốp còn kim tự tháp Kê-phơ-ren và kim tự tháp
Mi-kê-ri-nốt có hình dáng tương tự, nhưng nhỏ hơn. Kê-phơ-ren có cạnh đáy
khoảng 215 mét, cao khoảng 134 mét. Mi-kê-ri-nnots là tháp nhỏ nhất, cạnh đáy
khoảng 105 mét, chiều cao khoảng 60 mét. Các kim tự tháp này là lăng mộ của
các ông vua thuộc vương triều IV của thời Cổ vương quốc. Người Ai Cập có
lòng tin vào sự tồn tại mãi mãi của linh hồn, cũng như tin rằng họ sẽ sống mãi
trong một thế giới khác. Vì vậy các vua đều cho xây dựng “ngôi nhà vĩ đại và
vĩnh hằng” ấy từ khi còn sống. Kim tự tháp là công trình kiến trúc tiêu biểu thể
hiện tài năng của người Ai Cập. Đồng thời nó cũng thể hiện quyền lực rất lớn
của các Pha-ra-ôn Ai Cập. Tuy vậy để có được công trình lưu lại hậu thế cũng
phải có sự hi sinh của bao nhiêu nô lệ, bao nhiêu con người đã bị huy động vào
các công trình đó. Đứng về mặt lịch sự nó là lăng của các Pha-ra-ôn Ai Cập.
Nhưng đồng thời về một mặt nào đó, nó như một đài kỉ niệm, một lời nhắc nhủ
đến mai sau về sức lao động sáng tạo, bền bỉ của những người dân Ai Cập trong
thời kì cổ đại.
b) Lăng vua Tút-tan-kha-môn
Do quan niệm của người Ai Cập về sự vĩnh hằng, về thế giới bên kia, nên
các ngôi mộ của Pha-ra-ông còn là nơi chứa nhiều đồ quý giá. Điều này dẫn đến
sự ham muốn chiếm đoạt kho báu. Nhiều vụ cướp phá những ngôi mộ đã xảy ra.

Sang thời Tân vương quốc, các vua thời kì này không làm lăng đứng độc lập
như thời Cổ vương quốc. Họ cho xây dựng lăng mộ của mình trong “thung lũng
các vua và hoàng hậu”, ở gần thành Te-bơ.
Ngày 26 tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ học Hô-uốt Các-tơ (Hơảd cảter)
là người đầu tiên phát hiện ra một ngôi mộ còn nguyên vẹn của ông vua trẻ Túttan-kha-môn. Sự phát hiện này đã đem đến một sự kinh ngạc và cho ta biết khá
đầy đủ về nghi thức tang lễ của thời Tân vương quốc. Lăng của vua Tút-tan-khamôn gồm nhiều căn phòng được bịt kín bằng gạch. Có lẽ sau khi tiến hành tang
lễ người ta bắt đầu xây bịt các cửa thông các gian phòng với nhau. Khi Các-tơ
khai quật, mọi thứ trong lăng còn nguyên ở vị trí của nó, chưa có dấu hiệu bị đào
bới hay cướp phá. Người ta đã phát hiện ra một chiếc quan tài bằng đá rất lớn
trong đó có ba quan tài khác bằng vàng, cái nọ lồng trong cái kia. Khoảng trống
giữa các lớp quan tài là nước thơm đã đông cứng. Xác của Pha-ra-ông còn
nguyên vẹn kể từ khi chôn cất.
c) Đền Kác-nác (Kanak) thờ thần Mặt trời Amoon-Rê

17


Đền Kác-nác, một trong những ngôi đền đẹp nhất của Ai Cập cổ đại, được
xây dựng trong thời kì Tân vương quốc. Ngôi đền đã được xây dựng trong hàng
mấy trăn năm. Các đời vua kế tiếp nhau tiếp tục công việc xây đền. Nó được
hoàn tất vào thời Vua Ram-xét II (thế kỉ XIII tr.CN). Trong67 năm trị vì Ai Cập,
vua Ram-xét II đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc, dựng nhiều pho
tượng. Đền Kác-nác cũng được xây dựng theo cấu trúc chung của các đền miếu
thờ ở Ai Cập. Phía ngoài là cổng đền, thường là cột tháp với những bức tường
hai bên. Đi qua sân rộng hình chữ nhật là phòng cột đỡ trần nhà, có mái che. Sau
cùng là hậu cung. Phòng chính trong đền Kác-nác có diện tích khoảng 5000m 2
với mười sáu hàng cột đỡ trần nhà, gồm 134 cây cột đá lớn. Ở giữa là mười hai
cây cột lớn cao 21 mét, đường kính 3,6m, đầu cột xòe rộng, cột hai bên cao 13
mét. Qua một vài kích thước cụ thể như vậy ta đã đủ thấy vẻ đẹp hùng vĩ của
kiến trúc đền thờ Ai Cập.

Phù điêu giữ vai trò quan trọng trong trang trí kiến trúc. Trên các cây cột
có khắc đầy các hình vẽ. Trên cổng đền, ở mọi chỗ trên kiến trúc là những phù
điêu chạm nổi kẻ vẽ các cuộc chinh chiến của nhà vua. Ở đền Kác-nác, còn hai
dãy tượng xphanh đấu cừu kéo dài trên hai nghìn mét nối liền đền Kác-nác với
đền Lu-xô (Louxor), một ngôi đền khác cũng nổi tiếng không kém đền Kác-nác.
Đền Lu-xô cũng thờ thần Amôn-Rê, vị thần vĩ đại trong thần thoại Ai Cập.
Tác giả Đỗ Nguyên Đương có viết trong sách Almanách Những nền văn
minh thế giới về ngôi đền Lu-xô như sau: “Mỗi năm một lần, Thần Amoon lại
dời Kác-nác ngược dòng sông đến Lu-xô. Việc xây dựng đền được bắt đầu từ
đời vua Q-me-no-phít đệ tam (1408 – 1372 tr.CN). Nơi đây đã có sẵn, các cột
trụ, đại trụ đại sảnh với những hàng cột đứng. Đến đời vua Ram-xét II (1301 –
1235 tr.CN) lại tạo thêm một cái sân có cổng vòm, phía trước có trồng một trụ
tháp, sáu tượng lớn và hai cột trụ đá nguyên khối “một trong hai cây cột trụ này
đã được đưa về Pháp – tặng cho vua Pháp và hiện nay được đặt tại quảng trường
Concorde Pais”. Từ Te-bơ, ngược dòng sông Nin xuống phía Nam khoảng
400km, ta gặp một ngôi đền đặc biệt: đền A-bu-xim-ben (Abusimbel). Đây là
một ngôi đền được đục vào trong núi. A-bu-xim-ben ngày nay thuộc Nu-bi-a.
Ngay trước cổng đền ta gặp bốn pho tượng vua Ram-xét II. Ngôi đền này được
chạm khắc và xây dựng cho chính vua Ram-xét II và ba vị thần chủ yếu của
người Hi Lạp là thần A-môn, Re-Haalty và thần Ptah. Vào những năm 60 thế kỉ
XX người Ai Cập xây đập Assuan ngăn sông Nin. Sợ ngôi đền bị chìm dưới
nước, tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã tổ chức
chuyển ngôi đền núi này lên cao hơm 64m và cách xa bờ sông 180m. Đây cũng
là công trình vĩ đại không kém gì việc người Ai Cập cổ đại xây dựng đền. Ngôi
đền mới đã được trả lại nguyên dạng trên một quả núi bê tông và đảm bảo yêu
18


cầu mỗi năm đúng hai lần,ánh sáng mặt trời chiếu vào tận hậu cung ở sâu hơn
30m. Trên dãy hành lang hẹp, đặt nhiều pho tượng “Vua con ở trần gian”, và khi

rút ra lần lượt từng pho tượng được ánh mặt trời lướt qua.
d) Tượng Nhân sư (Sphinx) canh giữ lăng Pha-ra-ông Ke-phơ-ren
(Chéfren khoảng 2520 – 2494 tr.CN)
Bên cạnh lăng Kê-phơ-ren ở Ghi-da có một bức tượng đầu người mình sư
tử rất lơn. Có nhiều người cho rằng phần đầu của nhân sư chính là đầu và chân
dung của vua Kê-phơ-ren. Tượng cao 20m, dai gần 60m. Hình tượng nhân sư là
hình tượng mang tính chất thần bí, biểu hiện sức mạnh vô địch. Sức mạnh được
tạo bởi quyền lực của nhà vua và sức mạnh thể chất của chúa sơn lâm. Đó cũng
là sự kết hợp giữa trí tuệ và hành động. Tượng được làm bằng đá khối. Năm
1988, một tảng đá nặng 300kg đã rơi khỏi vai của nhân sư. Ai Cập đã kêu gọi sự
giúp đỡ của UNESCO. Năm 1990 – 1991 tượng nhân sư đã được trùng tu. Đây
không phải là lần đầu tiên tượng nhân sư được tu sửa. năm 1279 tr.CN vua Ramxét II đã cho tu bổ tượng nhân sư. Hơn ba ngàn năm trôi qua, lần tu bổ này do
UNESCO chủ trì tổ chức để cứu vãn nhứng báu vật của Ai Cập cổ đại.
e) Tượng Viên thư lại Kai
Ở Ai Cập nghề được coi trọng và ngưỡng mộ là nghề viết chữ. Thứ hai là
người rất quan trọng và có nhiều nhiệm vụ: có thể giữ hồ sơ thuế, các vụ xét xử
và nhiều loại văn bản khác nhau. Ngoài ra thư lại còn là người ghi lại những câu
chuyện về các vị thần, đọc và viết giúp mọi người. Tượng Viên thư lại Kai đã
diễ tả một con người như thế. Ông ngồi nghiêm trang, xếp chân bằng tròn, một
tay cầm bút, tay cầm giấy sẵn sàng viết. Đó chinh là công việc khi còn sống của
viên thư lại. Vì là tượng đặt ở mộ, do đó được làm giống như thật. Đôi mắt được
biểu hiện khá sinh động. Tượng lại được tô màu, nên hiệu quả về sự sống động
càng tăng cao. Tượng Viên thư lại Kai được tạc vào khoảng giữa thiên niên kỉ
III tr.CN. Pho tượng được tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở Sac-ku-ra. Hiện nay
được lưu giữ tại bảo tàng Lu-vơ-rơ ở Pháp.
g) Tượng Ông xã trưởng Secken Bơ-lét
Khí hậu Ai Cập khô, nóng, độ ẩm thấp. Vì vậy ngay cả chất liệu gỗ cũng
bền vững với thời gian. Tượng Ông xã trưởng Bơ-lét là pho tượng gỗ cổ nhất Ai
Cập còn lại đến ngày nay. Thực ra đây là pho tượng của một vị giáo sư. Song
theo giai thoại của khảo cổ học kể rằng, các công nhân khai quật công trình này

thấy ông giống với ông xã trưởng ở Bơ-lét nên cái tên đó thành tên gọi cho pho
tượng. Tượng được diễn tả trong tư thế đang bước đi, tay trái chống gậy, mắt
nhìn thẳng. Khối căng tròn, thể hiện người đẫy đà, thô, mập theo kiểu người làm

19


nghề nông. Riêng đôi mắt, để tăng thêm phần sống động người Ai Cập cổ đã
nghĩ ra kĩ thuật gắn bột thủy tinh.
Tượng vua Ra-hô-tép và vợ là hoàng hậu Nô-phơ (cuối triều vua thứ III).
Được làm theo nguyên tắc nhìn ngay ngó thẳng của Ai Cập. Cả hai pho tượng
đều được tạc từ khối đá nguyên, ngồi tĩnh lặng, tay bó vào thân. Tượng được tô
màu: vua màu đậm, hoàng hậu màu sáng hơn. Mắt được khảm và vẽ màu đậm,
trông giống như người sống. Nhìn nghiêng ta có thể cảm nhận được sức sống
tràn trề trên hai cơ thể, chất da thịt sống động gợi cảm.
Qua cách thể hiện tài tình của người Ai Cập thời cổ đại trong thể loại
tượng chân dung ta đồng cảm được với họ. Họ tin rằng trong hai cơ thể đẹp đẽ,
sinh động ấy linh hồn sẽ được trường tồn.
Nói đến nghệ thuật điêu khắc Ai Cập, không thể bỏ qua tượng hoàng hậu
Ne-phéc-ti-ti vợ vua A-khê-na-tôn. Bà là người ủng hộ chủ tương cải cách tôn
giáo đa thần của chồng. Nhiều tượng chân dung của bà được giữ đến ngày nay,
đã đánh dấu sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật Ai Cập. Tượng mang
nhiều chất hiện t hực, sống động, bớt vẽ trang nghiêm, quy tắc như thời Cổ
vương quốc. Đó cũng chính là phong cách A-mác-na của thời Tân vương quốc.
h) Bức chạm gỗ - mạ vàng – mặt sau chiếc ngai trong mộ diễn tả cảnh
Pha-ra-ông Tút-tan-kha-môn và vợ (Khoảng 1350 tr.CN? Bảo tàng Cai-rô)
Tút-tan-kha-môn là người kế vị ngai vàng của A-khê-na-tôn. Ông lên ngôi
từ khi còn rất nhỏ (9 tuổi). Sau khi lên ngôi ông đã cho phục hồi tục lệ thờ nhiều
thần mà ở thời kì trước A-khê-na-tôn đã muốn thay đổi. Tút-tan-kha-môn mất
sơm. Tháng 1 năm 1343 tr.CN ông qua đời khi mới mười tám tuổi. Ở trên ta đã

biết về lăng mộ của ông – một trong những lăng đẹp của Ai Cập. Trong lăng của
ông khi khai quật, các nhà khảo cổ học đã thu được rất nhiệu hiện vật. Người ta
đem chúng về và trưng bày trong 11 văn phòng lớn ở bào tàng Cai-rô mới hết.
Trong đó có chiếc ngai. Mặt sau ngai có bức chạm gỗ, được sơn và mạ vàng.
Bức chạm gỗ quý giá ấy diễn tả cảnh vua và hoàng hậu. Từ dáng ngồi của nhà
vua, cho đến cách tạo hình và cách bộc lộ tình cảm của hoàng hậu ta đã thấy có
sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật cũng như quan niệm sống của người Ai
Cập. Tỉ lệ của hoàng hậu không nhỏ hơn vua. Hoàng hậu lại đang dịu dàng đặt
tay lên vai chồng. Tất cả những điều này có lẽ đã vượt ra ngoài những quan
niệm truyền thống Ai Cập. Trên đầu họ là thần Mặt trời hiện diện là một quả cầu
vàng, với những tia sáng là những cánh tay nhỏ vươn xuống chúc phúc cho hai
người. Bức chạm này gần giống với bức vua A-khê-na-tôn và hoàng hậu Nephéc-ti-ti đang chơi đùa với các con. Trên cùng cũng là đĩa vàng Mặt trời. Điều
này cho thấy vua Tút-tan-kha-môn mặc dù đã muốn lập lại tôn giáo cũ nhưng
vẫn không từ bỏ việc thờ phụng thần A-tôn,vị thần duy nhất mà A-khê-na-tôn
20


tôn thờ. Các bức chạm khối nổi nhẹ nhàng, đường nét mềm mại, tỉ lệ tương đối
cân đối, hài hòa. Hình tượng nhân vật đã bớt nặng nề và mang tính chất hiện
thực phóng thoáng hơn thời kì trước.
k) Bích họa Ai Cập
Tranh vẽ trong mộ của một viên quản gia kiêm thư lại của Hoàng gia
thuộc vương triều thứ 19 (1320 – 1290 tr.CN). Một sự kết hợp tuyệt vời của
đường nét và màu sắc trong tranh. Tác giả đã chỉ cho người chết con đường, các
thức để đi tới thế giới vĩnh cửu của thần Ô-di-rit. Toàn bộ tranh được chia làm 3
phần: Phía trên là các vị thần thẩm định, một vị đại diện cho một quân của Ai
Cập. Phía dưỡi là người chết được thần ước xác A-mu-bít dẫn đường. Nội dung
chính trong bức tranh này thể hiện người chết sẽ nhận được sự phê chuẩn của
thần trí tuệ đầu chim ưng sau khi đã được “cân tim”. Người Ai Cập cho rằng quả
tim chính là bản ghi chép mọi hành động của người đó trong quá khứ. Cuối cùng

thần A-mu-bít sẽ đưa người đó đến với thần Ô-di-rít, người cai quản dưới lòng
đất. Hình vuông ở phía phải là vương phủ, trong đó thần Ô-di-rít ngự trị. Tranh
vẽ toàn mảng bẹt, phẳng. Cái đẹp ở đây là nhịp điệu của các mảng trắng, đậm
trong tranh, sự kết hợp giữa hình và chữ. Tất cả làm cho ý tưởng của tác giả thể
hiện rõ ràng.
Nhân vật chính trong tranh được vẽ với tỉ lệ lớn nhất, tỉ lệ nhỏ là vợ và
con gái anh ta. Điều ấy cho ta biết cách tạo hình của người Ai Cập cổ. Tỉ lệ của
các nhân vật được thể hiện theo chỗ đứng, địa vị của nhân vật trong xã hội, tôn
giáo hoặc gia đình. Tỉ lệ này hoàn toàn không theo chỗ đứng của nhân vật trong
xa gần. Họ co quan niệm riêng, mang tính dân tộc đậm nét. Tác giả đã rất giỏi
khi thể hiện một cách chính xác cây, hoa đặc trưng của Ai Cập và các giống thú,
chim, bướm,... bằng màu sắc tươi sáng nhẹ nhàng. Ngoài ra, nhưng bức tranh
này còn biểu hiện sự tuyệt vời về đường nét trong tác phẩm.
Đặc điểm của mĩ thuật Ai Cập cổ đại
Mĩ thuật Ai Cập cổ đại suốt ba nghìn năm tồn tại không có những biến
động lớn. Ngay từ thời Cổ vương quốc nghệ thuật đã có những thành tựu đáng
khâm phục ở mọi lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Sở dĩ như vậy vì trong
nghệ thuật người Ai Cập có những quan niệm, những quy định, các nghệ sĩ khi
sáng tác phải tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy tính chất dân tộc thể hiện đậm nét
trong các loại hình nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Điều đó góp phần hình thành một
số đặc điểm chung cho nghệ thuật tạo hình.
Nghệ thuật Ai Cập luôn hướng tới sự vĩnh hằng, sự trường tồn. Điều này
thể hiện trong kiến trúc, điêu khắc và bích họa. Các tác phẩm nghệ thuật của Ai
Cập được làm bằng chất liệu bền vững và chúng tồn tại cho tới tận ngày nay.

21


Quan niệm, lòng tin vào sự bất diệt của linh hồn đã chi phối mạnh mẽ tới nghệ
thuật tạo hình và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ.

Nghệ thuật Ai Cập mang nặng tính chất tôn giáo. Thông qua các phần còn
lại ta thấy các nghệ sĩ Ai Cập đã rất ưu tiên đề tài tôn giáo, tín ngưỡng. Bị ảnh
hưởng của thần thoại, tôn giáo họ đã sáng tác ra nhiều hình tượng thần bí, siêu
thực như hình tượng các vị thần đầu thú mình người, tượng nhân sư đầu người
mình sư tử... Chính đặc điểm thứ nhất đã nảy sinh đặc điểm thứ hai.
Những ước lệ tạo hình cổ sơ đã chi phối nghệ thuật Ai Cập trong hai lĩnh
vực điêu khắc (phù điêu) và bích họa. Các hình tượng phù điêu và bích họa Ai
Cập đều được thể hiện hoặcc nhìn chính diện nghiêm trang, ngay ngắn hoặc là
sự kết hợp của đầu mặt nghiêng, thân thẳng chân nghiêng. Hai bàn chân nhìn
nghiêng và được nhìn từ phía ngón cái là một đặc điểm đặc biệt trong các hình
tượng phù điêu và bích họa Ai Cập. Sở dĩ người Ai Cập tạo hình như vậy vì họ
quan niệm về sự toàn vẹn của hình tượng. Họ muốn trên một hình tượng nhưng
có thể nhìn thấy nhân vật ở tất cả các hướng. Mặt khác các hướng chọn để diễn
tả phải là hướng mà các đặc điểm được thể hiện rõ đặc trưng nhất. Ví dụ con
mắt nhìn nghiêng không cho thấy rõ “mắt” bằng con mắt nhìn thẳng; bàn chân
nhìn từ phía ngón cái và nghiêng có đặc điểm hơn.... Như vậy người Ai Cập đã
rất khéo chọn lựa và khéo sắp xếp. Nhìn thoáng qua ta thấy hình vẽ Ai Cập có
dạng vặn và nhiều chi tiết tưởng như không hợp lý phải nghiên cứu kĩ mới thấy
sự sáng tạo và tài năng của người Ai Cập khi tạo hình. Như vậy mới có cái nhìn
đúng đắn về giá trị của nghệ thuật Ai Cập.
Trong nghệ thuật Ai Cập, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, điêu
khắc, bích họa luôn gắn bó với nhau. Nghệ thuật Ai Cập là nghệ thuật tổng hợp.
Trong đó kiến trúc phát triển sớm nhất và mạnh nhất. Điêu khắc và tranh vẽ gắn
với kiến trúc. Tất cả đều thống nhất phong cách và hòa hợp trong một tổng thể
hoàn chỉnh.
Tất cả những đặc điểm trên đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và tạo ra
sự độc đáo, riêng biệt cho nghệ thuật tạo hình Ai Cập. Tuy nó bị chi phối bởi tôn
giáo, bởi ý tưởng về sự vĩnh hằng, hay siêu hình thần bí thì nghệ thuật Ai Cập
vẫn rất phong phú về thể loại. Những ước lệ tạo hình cổ sơ mặc dù theo các
nghệ sĩ suốt trong quá trình sáng tạo và phát triển. Nhưng không vì thế mà nghệ

thuật Ai Cập đơn điệu và không thay đổi. Trái lại phong cách nghệ thuật Ai Cập
mặc dù vẫn thống nhất nhưng vẫn có sự chuyển biến phong cách qua các thời kì
từ Cổ đến Trung và Tân vương quốc. Có một điều chắc chắn rằng, nghệ thuật Ai
Cập thống nhất và phát triển theo một hướng đi riêng, có thay đổi song vẫn giữ
được đặc điểm, quan niệm tạo hình của mình. Nghệ thuật Ai Cập là một nền

22


nghệ thuật sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc, để lại nhiều thành tựu, kì quan
cho thế giới.
2.2.MỸ THUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

2.2.1.Lịch sử hình thành nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại ra đời cùng thời với nền văn minh Ai Cập cổ đại
, cũng như Ấn Độ cổ đại , vào khoảng 4000 năm Tr.CN. Nền văn minh Lưỡng
Hà bao gồm nhiều vương quốc nối tiếp nhau tồn tại qua hàng ngàn năm lịch
sử .Lịch sử của khu vực Lưỡng Hà chưa bao giờ phát triển theo kiểu một tuyến
thẳng , nó luôn có những sự thay đổi về mặt thống trị và sự thành lập những
quốc gia mới do chiến tranh xâm lược .Đó cũng là những khác biệt giữa Lưỡng
Hà và Ai Cập vì lịch sử Ai Cập là lịch sử xuyên suốt và thống nhất do các
Pharaon chuyên quyền .Lưỡng Hà được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông là
Tigre và Euphrates , vì vậy ở đây có nền nông nghiệp trù phú và thương mại rất
phát triển .Với điều kiện tự nhiên như vậy ở Lưỡng Hà cũng như ở Ai Cập , các
nhà hình học và các nhà trắc đạc đã phân chia ruộng đồng thành những mảnh đất
có kích thước khác nhau .Đời sống văn hóa của thời kỳ này , tôn giáo giữ vai trò
quan trọng trong đời sống tâm linh ,Rất nhiều thần và xung quanh các thần là vô
số các thần thoại .Song quan niệm về caí chết cũng như mồ mả của cư dân
Lưỡng Hà thường đơn giản hơn nhiều so với người Ai Cập . Và trong nghệ
thuật cũng vậy , các nghệ sĩ đã phác họa , vẽ các hình tượng lên các mặt phẳng

theo chiều ngang và theo chiều đứng và biết cách tìm trục đối xứng trên mặt
tường .Vào thời kỳ này cung điện , đền miếu là loại hình nghệ thuật kiến trúc
nổi bật của Lưỡng Hà , nó được xây dựng từ các vật liệu gạch đá trên những bệ
cao , như cung điện của Gudea-Vua thành bang Lagate( thế kỷ XXII ,Tr.CN)
.đài chiêm tinh cũng còn lai di tích ở nhiều nơi và thời kỳ này các lịch pháp (Âm
lịch ,dương lịch đã ra đời )
Về văn hóa cổ Babilon đã phát huy và hòa hợp với những yếu tố Sumer và
Akkad trước đó. Thành tựu nổi bật nhất về luật học và văn học là sự ra đời của
bộ luật Hammourabi- một bộ luật thành văn cổ nhất thế giới .Bộ luật này được
ghi bằng các chữ văn tự định hình xưa ,nó được khắc trên một tấm đá bazan cao
2m6 có kèm theo hình vẽ thần mặt trời đang trao bộ luật cho nhà vua .Tuy nhiên
do thời tiết khắc nghiệt và chiến tranh triền miên nên nhiều công trình và các tác
phẩm nghệ thuật còn đến ngày nay là rất ít ỏi
2.2.2.Một số công trình nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu
Tháp Baben và vườn treo Babilon: Tháp Baben đã đi vào huyền thoaijvaf có
tính truyền thuyết rất cao. Tòa tháp còn có tên là Babilone này ngày nay, dù con

23


người đã cô gắng vẽ lại và tưởng tượng theo sử cũ cũng không thể đem lại một
cái gì trọn vẹn cả
Theo truyền thuyết , tháp Baben chưa bao giờ được xây xong , vì nó luôn có sự
xung khắc giữa trời và sinh vật trên trái đất .Lúc bấy giờ con cháu của đại tộc
trưởng Nôe, người đã cứu mọi sinh vật ra khỏi nạn hồng thủy –Đã dám ngạo
mạn muốn xây tháp cao lên đến tận trời .Kết quả là trời đất đã trừng phạt và tòa
tháp không bao giờ được xây dựng xong .Nhà sử học cổ đại Herodos cho rằng
có một nền đát trên được xây dựng một xây lớn dài và rộng khoảng 200m , trên
đó lại xây tiếp cho đến các tháp thứ chín và đường lên tháp được bố trí từ các
cầu thang soắn ốc bên ngoài

Vườn treo Babilon nằm cạnh cung điện nhà vua , bên bờ sông Euphrate , coa
vượt lên khỏi thành phố ,là một cao điểm quan trọng như một điểm nhấn trên
toàn bộ vùng đồng bằng bằng phẳng .Đó là một khu vườn có dạng hình vuông ,
kiểu dốc bậc , có tầng hiên nọ đặt trên tầng hiên kia , tầng trên cùng chứa một
khối lượng đất đủ để trồng các loại cây kể cả cây cổ thụ .Ngày nay người ta còn
tìm thấy dấu vết của bộ máy thủy lực guồng nước dùng để đưa nước lên tưới cho
vườn cây. Vườn treo Babilon có chiều cao lên tới 77m và diện tịch nặt bằng tầng
dưới cùng có kích thước 246m x246m
Tương truyền rằng : nhà vua đã xây dựng ngôi đền này để tặng hoàng hậu,
người vợ yêu của mình để bà đỡ nhớ nhà
2.2.3.Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu
Tác phẩm “cột pháp điển “ của nhà vua Hammurabi làm bằng đá huyền vũ tạc
năm 1780 Tr CN , có hai phần đầu cột và thân cột ,đầu cột có hình ảnh phù điêu
nhà vua Hammurabi yết kiến thần mặt trời Samashe; thân cột khắc bộ luật
Hammurabi cổ
Tác phẩm “tượng đầu người mình bò năm chân”bằng đá tuyết hoa , được tạc vào
năm 800 TrCN thuộc nền nghệ thuật Asyrie nằm trong loạt các tượng thể hiện
lòng tự hào dân tộc do nhà vua Sacgon II cho tạc và đặt trước cung điện của
mình ,coi đó như thần bảo vệ cho hoàng cung .Đây là một tác phẩm vừ mang
tính chất tượng tròn , vừa mang tính chất cử phù điêu .Nếu ở chính diện thì trông
tác phẩm ở thế ổn định , nếu ở mặt bên trông như hình ảnh đang vận động .ý
nghĩa của hình tượng thân bò là biểu hiện cho việc “thực túc binh cường “ .,ý
nghĩa của đầu người gắn trên thân bò là biểu hiện của quyền lực và trí tuệ.
2.3.MĨ THUẬT HI LẠP CỔ ĐẠI

Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỉ VIII tr.CN, ở phía bên kia Địa
Trung Hải, một nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời và tồn tại đến thế kỉ II tr.CN.
24



Đó là nhà nước Hi Lạp ngày nay, mà còn bao gồm cả các đảo thuộc biển Ê-giê
và vùng Tây Tiểu Á. Vị trí địa lí của Hi Lạp không thuận lợi cho người Hi Lạp
phát triển. Với nguyền nguyên liệu dồi dào như sắt ở Spate, đồng ở đảo Chypze;
vàng ở Terace; bạc ở Attique đã tạo điều kiện cho Hi Lạp phát triển thủ công
nghiệp. Có thể nói Hi Lạp đã trở thành một trung tâm lớn nhất Châu Âu về sản
xuất thủ công nghiệp và ngoại thương. Điều này đã góp phần lớn thúc đẩy sự
phát triển nền văn minh Hi Lạp, trong đó có nghệ thuật tạo hình . Nền vă minh
Hi Lạp bao gồm nhiều thời kì phát triển. Thời kì văn minh Crét-Mi-xen (CrêteMy cène) từ cuối thiên niên kỉ III tr.CN; thời kì Hô-me-rơ (Homère) thời kì
công xã nguyên thủy là thời kì ra đời và phát triển của các bang (từ thế kỉ VIII
đến giữa thế kỉ II tr.CN). Thời kì thứ 3 cũng chính là thời kì sẽ được đề cập tới
trong nội dung phần này.
2.3.1.Nghệ thuật tạo hình Hi Lạp và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển
của nghệ thuật tạo hình thế giới
Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hi Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền
thờ Pác-tê-nông(Pảthénon), đến các pho tượng trên biển của Hi Lạp như tượng
người ném đĩa, tượng Vệ nữ Mi-lô.... Nghệ thuật Hi Lạp đã phát triển và để lại
nhiều thành tự vĩ đại. Theo Các Mác (Kak Max), “trên một phương diện nào đó
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hi Lạp được coi là tiêu chuẩn và những kiểu
mẫu không thể bắt chước được”.
Văn hóa Hi Lạp cổ đại nói chung, nghệ thuật tạo hình Hi Lạp cổ nói riêng
đã đạt được những thành tựu lớn lao và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử
phát triển của văn hóa thế giới. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hi Lạp vừa
biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của người Hi Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự
mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ . Các chuẩn mực Hi Lạp (Canon Gree) về tỉ lệ
con người đến nay vẫn là những bài học cho các thế hệ nghệ sĩ.Sau thời kì trung
cổ, không phải ngẫu nhiên con người ở thời Phục hưng nghĩ đến việc làm cho
nghệ thuật lại phát triển rực rỡ như xưa. Con người thời Phục hưng không chỉ
khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Hi Lạp. Họ đã tìm
thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng nhân văn cao thượng, một
nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con người. Đây là cơ sở

để xây dựng một nền văn hóa mới, thấm đẫm những tư tưởng nhân văn. Nền văn
hóa của giai cấp tư sản chống lại nền văn hóa của giai cấp phong kiến, của nhà
thờ, giáo hội, nơi đã giam cầm khống chế cả phần hồn và phần xác của con
người trong thời kì trung cổ. Vai trò của nghệ thuật Hi Lạp đối với sự phát triển
văn hóa và nghệ thuật nhân loại là rất lớn. Ăng-ghen có viết: “Không có các cơ
sở đó, cơ sở do Hi Lạp và La Mã xây nên, thì không thể có Châu Âu hiện đại”.

25


×