Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bài giảng tiểu não và các rối loạn vận động ths BS trần văn tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 36 trang )

Ths.Bs. Trần Văn Tú


1.
2.
3.

Giải phẫu sinh lý tiểu não.
Các triệu chứng rối loạn vận động tiểu não.
Cách tiếp cận bệnh nhân thất điều.







Giải phẫu và sinh lý tiểu não
Thất điều và các nghiệm pháp thăm khám
Các triệu chứng khác
Các bệnh lý tiểu não


Có 3 câu hỏi:
- Tiểu não ở đâu ?
- Tiểu não thực hiện chức năng gì ?
- Các tổn thương tiểu não ?


1.Vỏ não
2. Hạch nền


3. Nhân, dây thần
kinh sọ
4. Tiểu não

TRUNG
ƯƠNG

5. Tủy cổ
6. TB sừng trước tủy
7. Rễ, đám rối, dây

8. Tiếp hợp thần kinh cơ
9. Cơ
10. Mô liên kết

NGOẠI
BIÊN



Gồm ba thùy: thùy nhung nút , thùy trước
và thùy sau.


- Phối hợp các cử động (kiểm soát vận động).
- Nhận các đường cảm giác đi vào và các
đường phối hợp vận động đi ra.
- Bao gồm dáng điệu, chính xác và đúng lúc.



Duy trì tư thế và phối hợp vận động (thăng
bằng trong đi bộ và chạy, thực hiện các động
tác như ăn, mặc, và viết).
Tham gia vào các vận động lập lại, thay
đổi nhanh và vận động đuổi theo nhịp nhàng,
tiểu não kiểm soát đường đi, tốc độ và gia tốc
vận động.




Dấu hiệu quan trọng của bệnh lý tiểu não
là thất điều. Thất điều tiểu não được định
nghĩa như mất vận động chính xác hay rối
loạn phối hợp (không do liệt), thay đổi trương
lực cơ, mất cảm giác tư thế hay sự hiện diện
vận động không tự chủ.


Dáng
đi

Chữ
viết

Thất
điều

Lời
nói



thế


Dang
rộng

Không
đều

Dáng
đi

chữ
chi

Lảo
đảo



Đứng
dạng hai
chân


thế
Thân
run theo

nhịp

Ngồi
không
vững


Duy trì tư thế và phản xạ tiền đình
Thùy
nhung
nút

Tiểu
não
Bán cầu
tiểu não

Khởi đầu,
phối hợp,
quyết định
thời gian VĐ

Tiểu não


Kiểm soát hệ
cơ ở trục và
ngoại biên,
điều hòa
trương lực








Rối loạn thăng bằng: bệnh nhân không đứng
vững cả khi mở mắt và nhắm mắt do thất
điều tiểu não không thể bù trừ bằng thị giác.
Dáng đi nối gót: bệnh nhân không đi bộ gót
chân nối ngón chân được


- Nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi
Yêu cầu Bn di chuyển ngón tay chạm vào đỉnh
mũi của Bn hay chạm vào ngón tay của người
khám (được di chuyển nhiều vị trí) rồi chỉ vào đỉnh
mũi.
Trong thương tổn tiểu não, vận động khởi đầu
chậm trễ, hay thường gấp và đong đưa cho đến
lúc ngón tay chạm mũi. Đường đi ngón tay thất
thường và giật, khó chạm vào mũi còn gọi là loạn
tầm động tác, thường quá đích và đôi khi ngừng
vận động sớm dưới đích.




Run khi cử động hữu ý

Run do tổn thương tiểu não thường xảy ra ở
trạng thái động và ý gặp hơn ở trạng thái tĩnh.
Run động trạng xảy ra bắt đầu hay suốt quá trình
di chuyển, run trở nên ưu thế khi chi tiếp cận mục
tiêu. Run khi cử động hữu ý gặp trong tổn thương
nhân răng hay cuống tiểu não trên. Cho bệnh
nhân cầm cốc nước uống, càng gần miệng càng
run rõ rệt. Run tĩnh trạng xảy ra khi bệnh nhân cố
gắng duy trì chi ở tư thế cố định.


Nghiệm pháp Barany’s pointing




Mất liên động
Kiểm tra khả năng thực hiện những thay
đổi nhanh các vận động như đưa cẳng tay
lên theo chiều thẳng đứng, sấp ngửa bàn tay
nhanh. Trong tổn thương tiểu não, vận động
sẽ không đều và chậm. Sự loạn tầm và hoặc
chậm chạp có thể lúc bắt đầu vận động hay
ở cuối vận động.







Thực hiện vận động ngón tay chính xác
Tổn thương tiểu não, Bn có biểu hiện vụng
về khi thực hiện các động tác phức tạp như cài
khuy áo hay các công việc trong đời sống hàng
ngày, như mở ngón tay rộng quá mức và nắm
đồ vật với lực quá đáng.
Chữ viết
Chữ viết thường bị ảnh hưởng, cầm viết
không chính xác và ấn quá chắc trên giấy, viết
trở nên gắng sức và chậm, chữ viết không đều
về kích thước và thường lớn.




Nghiệm pháp gót chân-cẳng chân
Bn nằm ngửa và gập đầu để nhìn xuống
chân, một chân lên đặt gót vào đầu gối chân
còn lại và trượt xuống dọc theo mặt trên của
cẳng chân đến mắt cá, và nhấc lên cao 40cm,
động tác này được lập lại. Khởi đầu vận động
thường bị trì hoãn, đùi có thể gập về phía thân
trước khi gập gối hoặc gối có thể gập trước,
đường đi của gót chân thất thường, giật nảy
lên và ít khi đụng đầu gối. Run động trạng rõ
khi bệnh nhân giữ gót chân trên gối vài giây khi
kéo xuống.





Nghiệm pháp gấp đùi mình của Babinski
Một thí dụ khác về sự mất đồng vận thân
và chân đã được Babinski mô tả: bệnh nhân
cố gắng gấp thân ngồi dậy ở tư thế nằm
ngửa, gót chân bên bệnh nhân thường nhô
lên khỏi mặt giường.


×