Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng và quy trình xử lý nước thải của Công Ty Cổ Phần Bia Thanh Hóa – Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Liên

1


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này là hoàn toàn
trung thực do tôi tự thu thập, trích dẫn. Tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một
tài liệu nào. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong bài báo cáo đã được ghi rõ
nguồn gốc .

Vinh ngày 29 tháng 4 năm
2016
Sinh viên
Nguyễn Thị
Liên

Nguyễn Thị Liên
2


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tìm hiểu thực trạng và quy trình xử lý nước
thải của công ty cổ phần bia Thanh Hóa,Tỉnh Thanh Hóa”. Tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và sự tạo điều kiện của rất nhiều, tổ chức và cá
nhân.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể lãnh đạo các thầy cô giáo


trong khoa Công nghệ Sinh học nói riêng và Trường Đại học Công nghệ Vạn
Xuân nói chung, Giám Đốc, cùng tập thể lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ, các
anh chị trong Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự cảm động sâu sắc và xin chân thành cảm ơn đến
giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Đình Đề - giảng viên khoa Công nghệ Sinh
học trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân. Người hướng dẫn chỉ bảo rất tận
tình cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành báo
cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh ngày 29 Tháng 4 Năm
2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Liên

Nguyễn Thị Liên
3


Nguyễn Thị Liên
4


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………


Nguyễn Thị Liên
5


Vinh ngày 29 tháng 4 Năm 2016
Giảng viên hướng dẩn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VSV

Vi sinh Vật

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT
COD

Bộ tài nguyên môitrường
Nhu cầu oxy hóa học

Nguyễn Thị Liên
6



DO

Lượng oxy hòa tan

QCVN

Quy chuẩn việt nam

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu
bảng
3.1

Tên bảng
Các thành phần nước thải của nhà máy

Nguyễn Thị Liên
7

Trang
15


3.2


Thành phần nước thải của nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn

16

3.3

Kết quả phân tích đặc tính của nước thải của một số nhà máy
Bia

17

3.4

Kết quả phân tích mẫu nước thải của nhà máy bia Thanh Hóa –
Nghi Sơn

19

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Danh mục

Tên sơ đồ

Nguyễn Thị Liên
8

Trang



sơ đồ
1.1

Cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà máy

6

3.1

Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa –
Nghi Sơn

8

3.2

Nguyên lý hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh
Hóa – Nghi Sơn

11

3.3

Công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa –
Nghi Sơn

13

3.4


Hệ thống xử lý nước thải yếm khí của công ty bia Thanh
Hóa – Nghi Sơn

24

Nguyễn Thị Liên
9


Nguyễn Thị Liên
10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Là nguồn nguyên liệu đặc biệt
quan trọng đối với sự sống trên hành tinh, là điều kiện tồn tại và phát triển của tự
nhiên kinh tế xã hội và nhân văn nó có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí
hậu và là dung môi lý tưởng để hòa tan, phân bố các chất vô cơ, hữu cơ làm nguồn
dinh dưỡng cho giới thủy sinh cũng như động, thực vật trên cạn, cho thế giới vi sinh
vật và cả con người. Có thể nói rằng ở đâu có nước thì ở đó có sự sống và ngược lại.
Hằng ngày cơ thể con người cần từ 3 - 10 lít nước cho các hoạt động bình
thường. Lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể
thực hiện các quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng sau đó theo đường bài tiết
thải ra ngoài.
Ngày nay quá trình đô thị hóa và sự bùng nổ dân số đã làm cho nguồn nước tự
nhiên bị hao hụt và bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
Bên cạnh đó với sự phát triển một cách nhanh chóng của các ngành công nghiệp
đã thải ra ngoài môi trường một lượng nước thải lớn.
Ngành Công nghệ Sinh học là một trong những ngành công nghiệp phổ biến nó

phát triển gắn liền với nhu cầu và đời sống của con người. Ở Việt Nam trong nhiều
năm gần đây ngành này phát triển với tốc độ lớn đặc biệt là ngành sản xuất rượu
bia. Đây cũng là ngành tạo nguồn thu lớn cho nhà nước và mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
Do mức sống tăng, mức tiêu dùng bia ngày càng cao năm 2010 có khoảng 81
triệu người và đến năm 2014 lên đến 89 triệu người dùng bia
Do vậy mức tiêu thụ bình quân theo đầu người vào năm 2012 đạt 171/người/
năm.
Trong số các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nước có ngành sản xuất Bia Rượu - Nước giải khát. Đây là ngành có nhu cầu sử dụng nước lớn, bình quân để ra
được một lít bia thành phẩm cần 5 - 9 lít nước. Trong số nước sử dụng chỉ có 1 lít
thành phẩm, một phần nhỏ thất thoát do bay hơi, tuần hoàn tái sử dụng còn lại là
thải ra môi trường. Trong khi nhu cầu sử dụng Bia – Rượu – Nước giải khát ngày
càng tăng, nguy cơ ô nhiễm môi trường nước cũng tăng theo
Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát triển nhanh chóng về số lượng
và quy mô các doanh nghiệp sản xuất bia đã kéo theo những vấn đề bảo vệ và

Nguyễn Thị Liên

11


chống ô nhiễm môi trường. Trong quá trình hoạt động ngành sản xuất bia cũng tạo
ra một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường cả 3 dạng khí thải,
Chất thải rắn và nước thải, trong đó nguồn gây ô nhiễm chính và cần được tập
trung giải quyết là nước thải. Nguồn thải này nếu không được xử lý sẻ gây ô nhiễm
thứ cấp tạo khí gây mùi khó chịu, làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe
và đời sống cộng đồng.
Từ thực tế khách quan cho thấy muốn xử lý nguồn nước thải của ngành sản xuất
bia có hiệu quả thì ta phải đánh giá được thực trạng về mức độ ô nhiễm gây ảnh
hưởng tới đời sống xung quanh của con người.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên nên tôi đã tiến hành nghiên cứu về đề tài
“Tìm hiểu thực trạng và quy trình xử lý nước thải của Công Ty Cổ Phần Bia
Thanh Hóa – Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau :
- Tìm hiểu thực trạng và quy trình xử lý,nước thải tại công ty cổ phần Bia
Thanh Hóa – Nghi Sơn
- Đề suất bổ sung một số biện pháp xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa
– Nghi Sơn
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
- Quy trình xử lý nướ thải của nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
- Nguyên lý hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
3.2. Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
- Nguồn gốc hình thành, thành phần và tính chất của nước thải
3.3. Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần bia Thanh Hóa – Nghi
Sơn
- Đánh giá kết quả thứ cấp
- Hiện trạng nước thải của công ty
3.4. Các phương pháp xử lý nước thải của nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn

Nguyễn Thị Liên

12


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Môi trường
Theo điều 1 luật bảo vệ môi trường năm 2005 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam “Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển, của con người và thiên nhiên”.
Theo UNESCO, môi trường là Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do
con người tạo ra xung quanh mình trong đó con người sinh sống bằng lao động của
mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thõa mãn nhu cầu
của con người
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có
khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mổi sinh vật. bấ cứ một vât thể,
một sự kiện nào cũng tồn tại và diển biến trong một môi trường (Tăng Văn Đoàn,
Trần Đức Hạ, 1995)
Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn vừa hữu hạn và
chính bản thân nước có thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như ăn uống sinh hoạt,
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, du lịch.
1.1.2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường vì phạm, phạm
vi tiêu chuẩn môi trường. chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho
môi trường trở nên độc hại.
Ô nhiễm môi trường là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố vật lý, hóa học,
sinh học vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho môi trường trở nên
độc hại đối với con người và sinh vật
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần chất lượng nước và ảnh hưởng đến
hoạt động sống của con người và vi sinh vật. Sự thay đổi này vượt quá ngưỡng cho
phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho con người
Ô nhiễm nước có nhiều dạng dựa vào nguồn gôc, dựa vào tính chất ….
1.1.3. Nước thải
Nước thải là nước đã được thải ra sau khi được sử dụng hoặc được tạo ra trong
một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.

Nguyễn Thị Liên


13


1.2. Tình hình sản xuất bia trên trên Thế Giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất bia trên Thế Giới
Đối với các nước có nghành công nghiệp phát triển, đời sống kinh tế cao thì bia
được sử dụng như một thứ nước giải khát thông dụng
Hiện nay trên thế giới có trên 25 nước sản xuât bia sản lương 1 tỷ lít/năm
Năm 2011 toàn cầu sử dụng hết 182,69 tỉ lít rượu bia trong đó lượng bia năm
2011 được dùng tăng lên 2,4% so với năm 2010 đánh dấu một kỹ lục mới trong 25
năm liên tiếp
Xét trên bình diện quấc gia, người hoa quấc gia đông dân nhất thế giới uống
nhiều bia nhất trong 8 năm liên tiếp với 44,68 tỉ lít rượu bia trong năm 2011 tăng
5,9% so với năm 2010. Đứng thứ 2 là nước mỹ với lượng tiêu thụ là 24,14 tỉ lít,
giảm 1,4% so với năm 2010.
Tốc độ tiêu thụ bia năm 2011 so với năm 2010 của một số nước như sau :
Nigeria tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 17%, Brazil tăng 16%, và Việt Nam tăng 15% …
1.2.2. Tình hình sản xuất bia tại Việt Nam
Bia được đưa vào việt nam năm 1890 cùng với sự xuất hiện của nhà máy bia
Sài Sòn nhà máy bia Hà Nội
Hiện nay do nhu cầu của thị trường chỉ thị trong một thời gian ngắn nghành sản
xuất bia có một bước phát triển mạnh mẻ thông qua việc đầu tư và mở rông các nhà
máy bia mới thuộc trung ương và địa phương quản lý, các nhà máy liên doanh với
các hãng bia nước ngoài 2015.
Hiện nay công nghệ sản xuất bia đang là nghành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước và có hiệu quả kinh tế vì vậy trong những năm qua nghành sản xuất
bia đã có bước phát triển khá nhanh.
Do tốc độ tiêu thụ bia tăng nhanh nên nhiều nhà máy bia có công suất hàng
trăm triệu lít/năm đua nhau đi vào hoạt động.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 80% số hộ gia đình tại các thành phố
này dùng bia với số tiền 1,6 triệu đồng/năm và mỗi người uống bình quân 3
lần/tuần, mổi lần uống từ 2 - 3 chai bia.

Nguyễn Thị Liên

14


1.3. Giới thiệu về công ty Cổ phần bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
1.3.1. Giới thiệu chung về công ty bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá tiền thân là nhà máy Bia Thanh Hoá, là doanh
nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 220 QĐ/UBTH ngày
21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Công ty được cổ phần ngay
01/4/2004 theo Quyết Định số 246/2003 QĐ-BCN của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
Tên chính thức: Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa
Tên giao dịch tiếng Anh: Thanh Hoa Beer Joint Stock Company
Địa chỉ: 152 Quang Trung, P Ngọc Trạo, TP. Thanh Hóa
Số điện thoại: (0373). 852. 503
Email:
Website: Biathanhhoa.com.vn
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần bia Thanh Hóa
Công ty Cổ phần bia Thanh Hoá tiền thân là nhà máy Bia Thanh Hóa được
thành lập theo quyết định số 220 QĐ/ UBTH ngày 21/02/1989 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa
Tháng 3/1996 chuyển thành Công ty Bia Thanh Hoá tại quyết định số 446
TC/UBTH.
Năm 2001 là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Rượu – Bia –
Nước giải khát Việt Nam tại quyết định số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ
trưởng

Tháng 5/2003 Công ty Bia Thanh Hoá là thành viên thuộc Tổng công ty Bia –
Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) theo quyết định số 75/2003/QĐ – BCN
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Theo chủ trương cổ phần hóa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty RượuBia- Nước giải khát Hà Nội ngày 01/4/2004 Công ty Bia Thanh Hoá chuyển đổi
thành Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá theo Quyết định số 246/2003/QĐ-BCN.
Năm 2006 Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa đã thành lập công ty con: Công ty
cổ phần bia Hà Nội- Thanh Hóa.
Tháng 07 năm 2007, Công ty góp vốn thành lập công ty cổ phần nước giải khát
Thanh Hóa.
Tháng 5 năm 2008, Công ty góp vốn thành lập Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa
– Nghi Sơn.
Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
Giám đốc

Nguyễn Thị Liên

15


Phó Giám đốc
hành chính

Ban ISO

Phó giám đốc
công nghệ

- Phòng kế toán tổ chức hành
chính


- Phân xưởng nấu

- Phòng kế hoạch tổ chức kỹ
thuật

- Phân xưởngch iêt BOX

- Ban y tế đời sống

- Phân xưởng men
- Phân xưởng cơ điên lạnh
lạnh
- Bộ phận xử lý nước
- Phòng KCS
- Bộ phận lò hơi

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các bộ phận trong nhà máy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và quy trình xử lý nước thải công ty cổ phần
bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
Địa điểm: Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa, tại Xã Trường Lâm, Huyện Tĩnh
Gia, Tỉnh Thanh Hóa – Nghi Sơn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thu thập, phân tích tài liệu
Thu thập tài liệu liên quan tới nhà máy, tài liệu về công nghệ sản xuất bia, tài
liệu về quan trắc nguồn thải, tài liệu về các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, tài liệu về sản lượng tiêu thụ bia trên thế
giới và ở việt nam…


Nguyễn Thị Liên

16


Thu thập ý kiến của các chuyên gia, và các tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu, tham khao các tài liệu trên internet, trên thư viện,
sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thanh Hóa.
Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu, số liệu quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng sản xuất
của CTCP bia Thanh Hóa
Thu thập tài liệu văn bản pháp luật có liên quan
Dựa vào các tài liệu thu thập để phân tích các tài liệu có liên quan trực tiếp tới
đồ án.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp quan trọng được dùng để kiểm tra độ chính
xác của các nguồn thông tin, số liệu trong quá trình thu thập tài liệu. Phương pháp
này được thực hiện qua quá trình lựa chọn địa điểm, lựa chọn thời gian và tần suất
lấy mẩu thích hơn
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm microsoft excel để phân tích và tổng hợp số liệu thu thập
được
2.3. Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian: 7 tuần: Từ 16/2/2016 đến 31/3/2016
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi sơn
Nước thải

Song chắn rác


Bể gom

Acid sunfuric

Lưới lọc rác
Thiết bị định
lượng
Nguyễn Thị Liên

17


Máy nén
khí

Bể điều hòa
Bể kỵ khí
(UASB)

Bể hiếu khí
(aerote)

Bể gom
bùn

Bể lắng đợt 2
Máy ép
bùn


Bể khử trùng

Bánh bùn làm

Mương tiếp
nhận

phân bón
Sơ đồ 3.2: Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy bia
Thuyết minh quy trình :
+ Song chắn rác : Thường làm bằng kim loại đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ
lại các tạp chất, vật thô như: giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại để
bảo vệ các thiết bị xử lý như bơm, đường ống, mương dẫn … dựa vào khoảng cách
giữa các thanh, người ta chia song chắn rác thành 2 loại
- Song chắn rác khô có khoảng khoảng cách các thanh từ 60 – 100mm
- Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm.
- Chọn song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh là 25 mm được đặt cố
định, nghiêng một góc 60° đặt ở cửa vào bể gom và được lấy rác vào cuối ngày
+ Bể gom: Là nơi tiếp nhận trước khi đi vào các công trình xử lý. Tiếp theo bể
gom thường được làm bằng bể tông xây bằng gạch. Trong quy trình này bể gom còn
có tác dụng điều hòa lưu lượng khí thải
+ Lưới lọc: Để giữ lại các chất lơ lững có kích thước nhỏ. Lưới có kích thước lỗ
lọc từ 0.5 đến 1mm. Khi tăng trống quay với vận tốc 0.1 đến 0.5 m/s nước thải được

Nguyễn Thị Liên

18


lọc qua bề mặt trong hay ngoài, tùy thuộc vào sự bố trí đường dẫn nước vào trong

nhà máy bia là các mẫu trấu, huyền phù … bị trôi ra trong quá trình rửa thùng lên
men, thùng nấu, nước lọc bã hèm, sẽ được giữ lại nhờ hệ thống lưới lọc có kích
thước lỗ 1mm. Các vật thải được lấy ra khỏi bề mặt lưới bằng hệ thống cào.
+ Bể điều hòa: Được dùng để duy trì lưu lượng dòng thải và gần như không
đổi, quan trọng là điều chỉnh độ PH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh
học. Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng
độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng
nồng độ các chất độc hại nếu có. Ngoài ra còn có thiết bị thu gom và xả bọt, váng
nổi. tại bể điều hòa có máy định lượng acid cần cho vào để đảm bảo PH từ 6.6 – 7.6
trước khi đưa vào bể xử lý UASB
+ Bể UASB: Tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ có trong
nước thải khi không có ôxi. Nước thải được dựa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và
được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học
dạng hạt nhỏ và các chất hữu cơ, vô cơ được tiêu thụ ở đây.
Quá trình chuyển hóa các chất bẩn trong nước thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra
theo 3 bước :
Bước 1: Một nhóm các vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân các
hợp chất hữu cơ phức tạp và lipid thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng
nhẹ như monosacarit, amino acid để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh
hoạt động
Bước 2: Nhóm vi khuẩn tạo men axit biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản
thành các acid hữu cơ thường là acid axetic, axit butyric, acid propionic ở giai đoạn
này PH của dung dịch giảm xuống
Bước 3: Các vi khuẩn tạo metan chuyển hóa hiđro và acid acetic thành khí
metan và cacbonic, PH của môi trường tăng lên.
+ Bể aroten: Sau khi nước thải được xử lý tại bể UASB thì nồng độ các chất
hữu cơ giảm xuống sẽ được xử lý tiếp ở bể aeroten. Khi ở trong bể các chất lơ lững
đóng vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên
thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính, bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu
sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô

số vi khuẩn và các vi sinh vật sống khác. Quá trình chuyển hóa được thực hiện xen
kẽ và nối tiếp nhau. Bể aeroten được cung cấp khí liên tục vào bể để trộn đều, giữ
cho bùn ở trạng thái lơ lững trong nước thải và cấp đủ lượng ôxy cần thiết cho các
phản ứng sinh hóa xảy ra trong bể để đáp ứng mức độ xử lý yêu cầu.

Nguyễn Thị Liên

19


Tại bể có hệ thống ống dẫn bùn tuần hoàn từ đáy bể lắng đợt 2 để hòa trộn với
nước thải đi vào.
+ Bể lắng đợt 2: Có nhiệm lắng trong nước ở phần trên để chuẩn bị đưa ra
nguồn tiếp nhận dựa vào nguyên tắc sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn và
nước. Đồng thời cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới của bể để
bơm tuần hoàn lại bể aeroten.
+ Bể khử trùng: Nhằm mục đích phá hủy tiêu diệt các loài sinh vật gây bệnh
chữa được hoặc không thể tiêu diệt trong quá trình xử lý nước thải. Trong nước thải
của bia thì các loại nấm, vi sinh vật có rất nhiều.
Để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh ta có thể khử trùng bằng các
phương pháp khác nhau như: Clo hóa, ozon hóa, tia cực tím… thông thường
phương pháp Clo hóa được sử dụng rộng rãi hơn
Phần bùn đặc sau khi phân hủy định kỳ được bơm sang bể nén bùn. Bùn dư từ
bể UASD, aeroten và bùn dư từ bể lắng đợt 2 của quá trình bùn hoạt tính cũng được
bơm sang bể nén bùn. Bùn từ các quá trình trên sau khi nén được bơm sang máy ép
bùn ép thành bánh bùn. Bánh bùn có thể đem làm phân bón, chôn lấp hợp vệ sinh.

Nước thải từ nhà máy

Bể gom nước thải


Bể kỵ khí 1

Bể kỵ khí

Bể kỵ khí 2

Hệ thống bể hiếu khí

Bể lắng

Nước thải sau xử lý (ao sinh
học)
Nguyễn Thị Liên

20


Sơ đồ 3.3: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy bia
Thuyết minh quy trình :
Tất cả các nguồn nước thải của nhà máy được thu gom về hố gom sau đó được
bơm lên bể cân bằng do môi trường của nước thải không ổn định và còn chứa nấm
men còn sống sót có ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường. Do vậy phải cân
bằng môi trường nước bằng cách điều chỉnh pH, trước khi điều chỉnh cần kiểm tra
môi trường nước sau đó bổ sung chất cân bằng. Thông thường nước thải của nhà
máy thuộc môi trường axit yếu, nhà máy cần bổ sung một lượng NAOH vào bể để
điều chỉnh pH của nước thải. Độ PH từ 6,8 – 8,2.
Sau khi điều chỉnh pH xong nước thải được bơm qua hệ thống bể kị khí rồi bổ
sung men khô sinh học để phân hủy các hợp chất hữu cơ qua 2 giai đoạn. Một bể
liên tục khuấy trộn và giảm nhiệt để ổn định bùn, bể trung gian còn lại để nén bùn

và dự trữ trước khi thải ra tại đây xảy ra quá trình vi sinh vật phân hủy hợp chất hữu
cơ thành khí metan (CH4), nấm men kỵ khí phân hủy 79 – 90 % tạp chất gây ô
nhiễm, sau đó nước thải tiếp tục được bơm qua hệ thống bể hiếu khi và lắng cặn.
Gồm 5 bể aroten và một bể lắng trong .
Quá trình oxi hóa các chất thải hữu cơ có trong bể hiếu khí Aroten gồm 3 giai
đoạn
Giai đoạn 1: Tốc độ ôxi hóa bằng tốc độ tiêu thụ ôxi bùn hoạt tính hình thành
và phát triển. Sau khi vi sinh vật hiếu khí thích nghi với môi trường chúng sinh
trưởng mạnh theo cấp tố nhân lượng ôxi tiêu thụ tăng dần.
Giai đoạn 2: Vi sinh vật phát triển ổn định và tốc độ tiêu thụ ôxy gần như không
thay đổi ở giai đoạn này các hợp chất hữu cơ bị phân hủy nhiều nhất - hoạt lực
enzime của men hoạt tính trong giai đoạn này đạt mức cực đại.
Giai đoạn 3: Sau một thời gian dài tốc độ oxy hóa cầm chừng và có xu hướng
giảm, tốc độ tiêu thụ oxy tăng lên do có sự nitrat hóa các muối amon.
Sau cùng mức độ tiêu thụ ôxy lại giảm và kết thúc quá trình làm việc của
Aroten. Sự oxy hóa đạt 85 – 95% nếu không khuấy đảo hoặc thổi khí, bùn hot tính
sẽ tự lắng xuống đáy cần lấy bùn, cặn ra khỏi nước.
Nếu không kịp thời tách bùn cặn nước sẽ bị ô nhiễm thứ cấp tức là sinh khối
của vi sinh vật bị tự phân, tạo tế bào vi khuẩn có hàm lượng protein cao, chất béo…
làm ô nhiễm nguồn nước.
Nước từ bể lắng được đưa đến ao sinh học, các hợp chất hữu cơ còn lại được
bèo tây hấp thụ triệt để.

Nguyễn Thị Liên

21


Từ cuối tháng 6/2010 nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi sơn đưa hệ thống xử lý
nước thải vào hoạt động, trung bình xử lý 20 – 35 m³ ngày đêm. Với công suất thiết

kế 400m³ ngày đêm thì hệ thống xử lý nước thải mới đưa vào hoạt động 5 – 9%
công suất.
Tình trạng điện lưới không ổn định (mất điện thường xuyên vào mùa hè ảnh
hưởng hoạt động của hệ thống)
Tháng 8/2010 nhà máy lắp đặt đường hồi bùn
Kết quả COD tại bể lắng dao động 67.2 – 67,8 mg/l

Công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy bia Thanh Hóa
Hiện nay có rất nhiều công nghệ được áp dụng để giảm thiểu và xử lý ô nhiễm
nước thải. Do đặc tính nước thải của nhà máy bia là có lưu lượng lớn, hàm lượng
chất hữu cơ để phân hủy sinh học cao, tỷ số BOD5/ COD nằm trong khoảng 0,5 –
0,7 nên sử dụng các phương pháp xử lý yếm – hiếu khí kết hợp đây là phương pháp
thân thiện với môi trường, kết cấu công trường đơn giản tiết kiệm được chi phí do
sử dụng ít hóa chất và đặc biệt hiệu quả xử lý cũng rất cao.
Trong quá trình sản xuất bia hình thành nhiều chất thải nước thải từ nhiều
nguồn khác nhau cần thết phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh.

Nước sinh
hoạt

Nước vệ sinh nhà
xưởng

Nhà lọc
Nhà nấu
CIP

Xưởng men
Xưởng chiết lọc


1

2

3
4

6

5

Nguyễn Thị Liên

22


Bể gom

Bể lắng

Kị khí 1 Kị khí 2

Bể hiếu khí Ao sinh học

Sơ đồ 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

3.2. Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy bia Thanh Hóa – Nghi Sơn
3.2.1. Nguồn gốc hình thành, thành phần và tính chất của nước thải

 Nguồn gốc

Nguồn gốc hình thành nước thải là do :
- Nước rửa thiết bị
- Nước thải chứa cặn.
- Nước thải chứa bã men
- Nước thải từ hệ thống CIP
- Đổ đầy bia vào chai làm tràn bia ra ngoài
- Lọc nước hèm tách các vẫn đục và men
- Rửa sạch các loại thùng đựng men, giá đỡ thùng, các nồi nấu
- Bã bia và bã dịch đường

 Số lượng, thành phần và tính chất của nước thải trong nhà máy bia Thanh Hóa –
Nghi Sơn
Thành phần và số lượng nước thải từ các nhà máy bia thường không ổn định
thông thường lượng nước được thải ra cao nhất vào một số thời điểm ban ngày và
thấp vào ban đêm hoặc ngày nghỉ.

Nguyễn Thị Liên

23


Tính chất và thành phần của nước thải cũng thay đổi: Rất kiềm, và nóng đối với
nước thải từ hệ thống rửa chai rỗng sử dụng kiềm nóng. Phụ thuộc vào hóa chất và
từng công đoạn sản xuất.
Chất axit, khi nước thải chứa axit thừa từ hệ thống CIP
Màu sắc của nước thải
Ngoài ra trong nước thải còn chứa một số thành phần khác với lượng nhỏ hơn:
Như cặn tăng lên men, đại mạch, bột trợ lọc.. các thành phần này thường rơi vãi
trên sàn gây bẩn cho nhà xưởng và được rửa một cách đơn giản bằng nước. Nước
rửa cuốn theo chúng và đi vào hệ thống nước thải. Trong phân xưởng hoàn thiện bia

chai thành phẩm

Bảng 3.1. Các thành phần của nước thải thường như sau :
Trong nước thải
Nước tráng chai khoảng 0.96 ml/ chai
Bia thừa1.6 + 2.6 ml/chai
Các chất chiết từ nhãn chai 2.5 + 37.5mg
COD/chai
Keo dán nhãn

Tương đương với tải trọng nước thải
(G COD/hd Bia)
23
38.4 + 62.4
5
7.5

Tổng

72.4 +166.5g COD/hl

Do thành phần và lượng nước thải thường biến đổi như vậy nên để đạt được
hiệu quả xử lý nước thải, người ta thường dùng hệ thống xử lý có bể phối trộn và
cân bằng các thành phần nước thải khác nhau đó. Khi đó lượng nước thải của hàng
ngày và cả tuần được phối trộn lại. Sau đó được đem đi xử lý.
+ Đặc trưng của nước thải bia là có hàm lượng các chất hữu cơ protein và
cacbonat cao
- Nước thải lọc bã hèm trong công nghệ: Đây là loại nước thải ô nhiễm quá
mạnh.


Nguyễn Thị Liên

24


+ Nước thải phát sinh từ công nghệ lọc phèn, nên chúng bị nhiễm bẩn chủ yếu
bởi các chất hữu cơ cặn bã hèm các vi sinh vật.
- Nước thải lọc dịch đường: Loại nước thải này thường bị nhiễm bẩn hữu cơ
lượng gluco trong nước này cũng ở mức cao là môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của các loại vi sinh vật. Ngoài ra nước thải lọc đường có độ đục và độ màu khá
cao
- Nước thải của các thiết bị giảm nhiệt được coi là sạch nhưng có nhiệt độ cao
40 - 45°C có thể có một lượng dầu mỡ nhưng không đáng kể
Trong sản xuất bia công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy khác sự
khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men nổi hay chìm sự khác nhau
cơ bản là lượng nước sử dụng cho mục đích rửa chai, máy móc thiết bị sàn nhà, số
lượng công nhân sử dụng nước cho sinh hoạt điều này dẫn đến tải lượng nước thải
và hàm lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy bia khác nhau.
Bảng 3.2. Thành phần nước thải của nhà máy bia Thanh Hóa
Thông số

Đơn vị

Thông số nước thải
đầu vào

PH

-


4,5 – 5,0

BOD5

Mg/l

1000 – 1700

COD

Mg/l

1500 – 2700

SS

Mg/l

250 – 300

PO4³ˉ

Mg/l

12 – 15

N – NHᶾ

Mg/l


20 – 40

Nhiệt độ

°C

45 – 80

Lưu lượng ngày

m³/ ngày

180

Lưu lượng trung bình giờ

m³/h

7,5

Từ kết quả bảng trên cho thấy nước thải tại nhà máy bia có mức độ ô nhiễm quá lớn
mà đặc trưng nhất là có hàm lượng các chất hữu cơ protein và cacbonat cao kèm
theo đó là nước thải có độ PH thấp, nhiệt độ cao, độ màu, độ đục cao, hàm lượng
chất rắn tổng cộng cao và vi sinh vật nấm mốc. Hàm lượng chất hữu cơ cao trong
nước là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật trong đó có vi khuẩn

Nguyễn Thị Liên

25



×