Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chương 3 kĩ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 10 trang )

5/12/2016

CHƢƠNG 3

GIAO TIẾP SƢ PHẠM

- Theo nghĩa hẹp: GTSP là sự tiếp xúc tâm lý giữa
giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những
tri thức khoa học, vốn sống, vốn kinh nghiệm, kỹ năng,
kỹ xảo…để xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách
của học sinh.
 GTSP diễn ra trong môi trường học đường và
môi trường ngoài nhà trường.

1. Khái quát về giao tiếp sƣ phạm
1.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm
- Theo nghĩa rộng: GTSP là quá trình tiếp xúc tâm
lý, trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận
thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập nên
các mối quan hệ giữa nhà giáo dục (giáo viên) với đối
tượng giáo dục (học sinh), giữa nhà giáo dục với các lực
lượng giáo dục (hội phụ huynh, đội thiếu niên, đoàn thanh niên…);
giữa các nhà giáo dục với nhau để thực hiện mục đích
giáo dục.
 Chủ thể giao tiếp: nhà giáo dục (giáo viên)
 Khách thể giao tiếp: học sinh, đồng nghiệp và
các lực lượng giáo dục khác

1.2. Đặc trưng của giao tiếp sư phạm
- Mục đích: hình thành
và phát triển nhân cách học


sinh.
- Công cụ/ phương tiện:
Nhân cách người giáo viên
- Biện pháp giáo dục:
động viên, thuyết phục và
khích lệ.
- Điều kiện xã hội:
+ Văn hóa, truyền thống
tôn sư trọng đạo…
+ Định hướng GT, pháp
luật, kinh tế xã hội…

Cô Đàm Lê Đức (82 tuổi)

1


5/12/2016

1.3. Vai trò của GTSP
- Bộ phận cấu thành
nên hoạt động sư phạm.
- Phương tiện, điều kiện
giúp thầy giáo thực hiện
thành công hoạt động dạy
học và giáo dục.
- Kết hợp được sức
mạnh của các lực lượng giáo
dục trong việc giáo dục nhân
cách cho học sinh.

- Hoàn thiện và phát
triển nhân cách của người
học và người dạy (Đạo đức
nghề nghiệp)

1. 4. Các giai đoạn của một quá trình giao tiếp sư phạm
1.4.1. Giai đoạn định hướng
- Chức năng cơ bản: nhận thức (nhận thức cảm tính là hạt nhân của giai
đoạn này)

- Mục đích: tạo được sự thiện cảm và tin yêu của học
sinh đối với giáo viên, để lại ấn tượng ban đầu tốt đẹp.
- Yêu cầu:
+ Giới thiệu vài nét về thầy cô
+ Giới thiệu môn học: tổng số tiết/học kỳ, số
tiết/tuần, số lần kiểm tra, thi vào thời gian nào…
+ Đối với giáo viên chủ nhiệm, nội dung giao tiếp
phong phú và phức tạp hơn: tìm hiểu sơ bộ về học sinh, xây
dựng cơ cấu tổ chức lớp, xây dựng nội quy lớp học…

1.4.2. Giai đoạn diễn biến
- Nhiệm vụ: thực hiện mục đích của quá trình dạy học
và giáo dục học sinh.
- Yêu cầu:
+ Trình bày bài giảng bằng ngôn ngữ phù hợp, có sự
thay đổi về ngữ điệu, nhịp điệu ngôn ngữ, tư thế, tác
phong…cho phù hợp với nội dung bài giảng và hoàn cảnh
giao tiếp.
+ Bài giảng cần súc tích, nhiều liên tưởng, kích thích
được sự động não, liên hệ với tri thức cũ.

+ Việc lên lớp theo đúng tiến trình kế hoạch giảng dạy.
+ Sử dụng các phương tiện dạy học đảm bảo tính khoa
học (viết bảng theo dàn bài, chữ viết to rõ, phương tiện trực quan cần
trình bày đúng lúc, đúng chỗ, dễ quan sát…)

2


5/12/2016

+ Những câu hỏi của học sinh liên quan đến bài giảng
cần phải được giải đáp rõ ràng, dễ hiểu (nếu chưa chuẩn bị thì
hẹn các em giờ sau, tiết sau, tránh trả lời tuỳ tiện).

+ Bài giảng có trọng tâm, được trình bày một cách hệ
thống và khái quát giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu, dễ hiểu
và dễ vận dụng.
+ Việc hướng dẫn làm bài tập ở nhà cần được soạn
chu đáo có sự gợi ý và định hướng để học sinh có thể thực
hiện tốt ở nhà.
+ Tạo ra bầu không khí tâm lý hiểu biết lẫn nhau, tin
tưởng vào thầy cô, uy tín của thầy cô bao trùm cả lớp học,
học sinh tự giác nghe, ghi và hiểu bài ngay trên lớp.

* Sự thống nhất các giai đoạn trong quá trình giao
tiếp sư phạm
+ Định hướng chính xác, những thông tin ban đầu giúp
chúng ta lựa chọn các phương án giao tiếp sư phạm ứng xử
phù hợp.
+ Thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ giao tiếp sư phạm

thì giai đoạn kết thúc sẽ diễn ra tự nhiên mà cả giáo viên và
học sinh đều cảm thấy thoải mái.
Chất lượng giáo dục, dạy học được nâng cao khi giáo
viên để lại những ấn tượng tốt và đó là nền tảng cho các
quá trình giao tiếp tiếp theo.

1.4.3.Giai đoạn kết thúc
Thường khi đến bước củng cố bài, dặn dò học sinh về
nhà làm bài tập, hoặc làm bài tập ứng dụng lý thuyết là sắp
hết giờ. Mỗi thầy cô có những tín hiệu riêng để kết thúc bài
giảng hay buổi giao tiếp.
Yêu cầu:
+ Cần có tín hiệu chuẩn bị kết thúc quá trình giao tiếp (lời nói,
cử chỉ, điệu bộ, tư thế hoặc hành vi như xoá bảng, gấp sách vở, xem đồng
hồ…).
+ Không nên kết thúc đột ngột khi nội dung bài giảng còn
đang dở dang hoặc dừng bài giảng mà mục đích, yêu cầu giao
tiếp chưa đạt được.
- Kết thúc quá trình giao tiếp sư phạm nên hẹn gặp tiếp theo.
Khi dừng giao tiếp, giáo viên nên để lại sự lưu luyến ở các em
học sinh, tạo cho các em tâm thế “chờ đợi” giờ tiếp theo hoặc nêu
vấn đề để học sinh về nhà suy nghĩ, khơi dậy hứng thú học tập bộ
môn ở các em.

1. 5. Các điều kiện để tiến hành giao tiếp sư phạm
* Về phía giáo viên:
- Tạo bầu không khí giao tiếp tốt với học sinh.
- Là người tiên phong trong việc xoá bỏ hàng rào tâm
lý giữa giáo viên và học sinh.
+ Hàng rào tâm lý trong giao tiếp là những cản trở tâm

lý kìm hãm giao tiếp đạt hiệu quả.
+ Để phá vỡ hàng rào giao tiếp đó, phụ thuộc nhiều
vào cách ứng xử của người giáo viên…
* Về phía học sinh: luôn kính trọng thầy cô (từ nhận
thức cho đến hành động).
* Ngoài ra, còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh,
môi trường giao tiếp (dư luận tập thể tích cực trong lớp và trong
nhà trường, phương tiện truyền thông…).

3


5/12/2016

Thảo luận nhóm:

1. Hãy kể về người thầy/cô để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối
với bạn và điều mà bạn ấn tượng nhất về người thầy/cô giáo ấy?
2. Khi còn là học sinh, trong giao tiếp bạn mong muốn
người giáo viên cần có những đặc điểm gì? (Nên và không nên)
3. Vì sao bạn mong muốn những điều đó?

* Đặc điểm cá nhân về ngôn ngữ nói trong giao tiếp
sư phạm
- Khi được sử dụng, ngôn ngữ chứa đựng ý của cá
nhân đó. Cái “ý” trong giao tiếp sư phạm cần thể hiện thái
độ thiện cảm, chân tình, nhân hậu của giáo viên khi tiếp xúc
với học sinh.
- Giọng điệu lời nói: là sắc thái âm thanh biểu hiện
ngôn ngữ nói. Nó phản ánh trạng thái tâm lý, thái độ của

thầy cô đối với học sinh, tác động trực tiếp vào sự chú ý và
cảm xúc của các em > giọng điệu mỗi người có thể có
những đặc điểm riêng nhưng nên giữ giọng điệu điềm tĩnh,
ôn tồn, dễ nghe.
- Nhịp điệu vừa phải, không quá nhanh/ quá chậm.
- Cách sử dụng từ ngữ: nên sử dụng từ ngữ giản dị,
dễ hiểu, gần gũi, khúc chiết, mạch lạc (để học sinh dễ hiểu
và tiếp thu kiến thức) bên cạnh đặc thù khoa học của bộ
môn.

2. Phƣơng tiện giao tiếp sƣ phạm
2.1. Ngôn ngữ trong giao tiếp sư phạm
2.1.1. Ngôn ngữ nói trong giao tiếp sư phạm
* Đặc điểm XH của ngôn ngữ trong GTSP:
- Ngôn ngữ gồm 3 thành phần: từ vựng, ngữ pháp và
ngữ âm. Cấu trúc này phản ánh trình độ của chủ thể sử
dụng nó  trong giao tiếp sư phạm, giáo viên phải sử dụng
chính xác các thành phần này.
- Ngôn ngữ có chức năng chỉ nghĩa Giao tiếp sư
phạm phải truyền đạt được nội dung nghĩa của các tri thức
khoa học.
- Ngôn ngữ nói được sử dụng trong những hoàn cảnh
cụ thể, vì vậy ít nhiều mang tính tình huống  khi nghe lời
học sinh nói, cần tính đến những tính chất của tình huống
giao tiếp cụ thể để đánh giá về mặt nhận thức và thái độ của
các em.

Thơ tình toán học
Tình yêu ta sẽ mãi là số một.
Dẫu khai căn mãi mãi chẳng thay lòng.


Anh yêu em từ dương vô cực.
Tình đôi mình lấp ló góc alpha.
Anh yêu em đâu có như người ta.
Ghét cực tiểu còn anh yêu cực đại.
Thề yêu em yêu trọn đời yêu mãi.
Chẳng thể nào phai nhạt đến bằng không.
Anh yêu em hơn bác học Poat-sông.
Yêu con số hơn cả thân mình nữa.
Tình đôi ta chẳng thể nào tan vỡ.
Như tiên đề tồn tại mãi em ơi.
Tình đôi ta còn mãi đến muôn đời.
Như định lý được chứng minh khảo nghiệm.

4


5/12/2016

2.1.2. Ngôn ngữ viết trong giao tiếp sƣ phạm
- Đảm bảo chuẩn xác về ngữ
pháp tiếng Việt.
- Văn phong mạch lạc, trong
sáng, rõ nghĩa…
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đủ
to, đủ rõ...
- Trình bày dàn ý, cần đảm bảo
đề mục, thứ tự để học sinh dễ
theo dõi.
- Thận trọng khi sử dụng từ khi

nhận xét học sinh…

2.2.2. Giao tiếp sư phạm qua điệu bộ, cử
chỉ, tư thế, dáng đi…
- Điệu bộ, cử chỉ: cần mang ý nghĩa giáo
dục đối với học sinh (nhịp điệu hài hoà, hợp
lý, cường độ và tốc độ phù hợp với tình
huống, hoàn cảnh và đối, có giá trị biểu
cảm).
- Tư thế: đường hoàng, thư thái, tự tin…
2.2.3. Hành vi
- Hành vi được hình thành qua quá trình
rèn luyện, chịu ảnh hưởng từ 3 yếu tố: giáo
dục gia đình, sự tập nhiễm hành vi mới một
cách tự phát trong quá trình sống, sự rèn
luyện trong nhà trường sư phạm.
- Hành vi phản ánh trình độ văn hoá, thái độ
của giáo viên tác động không nhỏ đến sự
hình thành và phát triển nhân cách của các
em.
- Hành vi có tính chất mềm dẻo, linh hoạt,…
- Yêu cầu: hành vi mẫu mực, đảm bảo sự
tôn trọng nhân cách học sinh, thể hiện sự
bao dung với các em.

2.2. Hành vi, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp sƣ phạm
2.2.1. Giao tiếp sư phạm qua nét mặt
- Nét mặt: nét mặt nên dịu hiền, cởi
mở, tươi vui (đem lại bầu không khí
thoải mái và cảm giác an toàn cho học

sinh).
- Giao tiếp bằng mắt:
+ Ánh mắt dịu hiền, trìu mến nhưng
nghiêm túc, tự tin (đôi lúc cần nghiêm
nghị khi học sinh mắc lỗi).
+ Giáo viên cần có kỹ năng biểu hiện
và điều chỉnh ánh mắt một cách linh
hoạt theo tình huống giao tiếp cụ thể
trên cơ sở quan sát các biểu hiện ở
học sinh.

2.3. Trang phục trong giao tiếp sư
phạm
- Bao gồm: quần, áo, mũ, nón, thắt
lưng, giày dép, đồ trang sức…
- Bản thân trang phục không có ý
nghĩa tâm lý, nhưng khi được sử
dụng nó sẽ phản ánh các nội dung
tâm lý của con người (ăn cho mình,
mặc cho người).

- Yếu tố quan trọng nhất trong trang
phục ảnh hưởng đến hiệu quả giao
tiếp: kiểu dáng và màu sắc.
+ Kiểu dáng: đảm bảo đúng
kiểu cách của cán bộ công chức nhà
nước (gọn gàng, kín đáo, sạch sẽ,
giản dị nhưng lịch sự, văn minh).
+ Màu sắc: hài hoà, trang nhã
để tạo cảm giác thoải mái, an toàn

và yên tĩnh cho học sinh.

- “Phải lựa chọn thứ quần
áo thích nghi với nhân
cách, đừng để nhân cách
mình phải chịu mang tính
cách của quần áo”

5


5/12/2016

3. Nguyên tắc và phong cách giao tiếp sƣ phạm
3.1. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm
3.1.1. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm
- Nguyên tắc: là hệ thống những chuẩn mực, quy định có
tác dụng chỉ đạo, định hướng suy nghĩ và hành động của
con người.
- Nguyên tắc giao tiếp sư phạm: là hệ thống những quan
điểm có tác dụng chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi
ứng xử của chủ thể giao tiếp, cũng như việc lựa chọn các
phương pháp, phương tiện giao tiếp trong hoạt động sư
phạm.

3.1.2. Các nguyên tắc giao tiếp sƣ phạm
a. Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm (Nhân cách mẫu mực
trong GTSP)
* Bản chất của nguyên tắc: đảm bảo sự mẫu mực trong
nhân cách của người thầy giáo.

* Cơ sở đề ra nguyên tắc: xuất phát từ đặc điểm nghề dạy
học, yêu cầu đối với người thầy giáo trong hoạt động sư phạm
nói chung.
* Biểu hiện:
- Thầy giáo nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của
mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là tầm ảnh hưởng
của nhân cách mình tới nhân cách trẻ.
- Thái độ: yêu thương, tôn trọng học sinh, luôn mong học
sinh tiến bộ.
- Hành vi: mẫu mực trong trang phục, ngôn ngữ, trong
hành vi ứng xử với học sinh, đồng nghiệp và những người
xung quanh.

Câu hỏi:
1/ Trong GTSP, người giáo viên cần tuân thủ những
nguyên tắc nào? Nội dung của các nguyên tắc đó?
2/ Trong các phong cách GTSP dưới đây, bạn đã và
đang sử dụng những phong cách nào? Vì sao?

b. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách của học sinh
- Coi học sinh là một con người với đầy đủ tất cả các quyền
của con người (quyền học tập, vui chơi, lao động…); không có lời
nói hay hành động xúc phạm đến thân thể và danh dự của học
sinh; không áp đặt suy nghĩ của mình cho học sinh, tạo điều kiện
cho học sinh được bộc lộ nhận thức hay thái độ của bản thân; sẵn
sàng lắng nghe ý kiến của học sinh.
- Đối xử công bằng với mọi học sinh, tạo cho các em môi
trường học tập và sinh hoạt bình đẳng (không phân biệt giàu nghèo, giỏi - yếu…).
- Quan tâm, tìm hiểu đặc điểm riêng của từng học sinh và
hoàn cảnh sống của các em.

- Tôn trọng cũng có nghĩa là đặt ra yêu cầu cao đối với học
sinh và giúp đỡ học sinh trong việc thực hiện các yêu cầu đó.

6


5/12/2016

c. Nguyên tắc có thiện ý trong giao tiếp
- Bản chất cái thiện trong GTSP là dành những điều
kiện thuận lợi, những tình cảm tốt đẹp cho học sinh, khuyến
khích và đặt niềm tin ở các em.
- Biểu hiện:
+ Với lương tâm nghề nghiệp, người giáo viên dốc hết tài
năng và trí lực cho công việc của mình, thể hiện trong từng bài
giảng…
+ Người giáo viên cần tin tưởng vào năng lực và phẩm chất
của học sinh, luôn khẳng định cái đúng, ưu điểm, những nét tích
cực của học sinh để các em hiểu được các thế mạnh của mình.
+ Trong trường hợp học sinh tạm thời mắc lỗi, người giáo
viên vẫn cần đánh giá em học sinh đó theo chiều hướng phát triển
(tạm ứng niềm tin), tránh đánh giá theo kiểu quy chụp và định kiến
→ Người thầy cần bao dung, độ lượng, nhân hậu.

3.2. Phong cách giao tiếp sƣ
phạm
3.2.1. Khái niệm phong cách giao
tiếp sư phạm
- Phong cách: là cung cách
sinh hoạt, làm việc, hoạt động xử sự

tạo nên cái riêng của một cá nhân
hay một nhóm người.
- Phong cách giao tiếp sư
phạm là những phương thức phản
ứng, ứng xử và hành động tương
đối ổn định và bền vững của giáo
viên trong quá trình tiếp xúc với học
sinh.

d. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp
- Đồng cảm: biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng
giao tiếp để cùng suy nghĩ, rung cảm với họ nhằm tạo ra sự đồng
điệu với đối tượng giao tiếp.
- Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm: người giáo viên biết đặt
vị trí của mình vào vị trí của học sinh để hiểu được những suy
nghĩ, băn khoăn của các em để từ đó lựa chọn những cách thức
giao tiếp cho phù hợp.

3.2.2. Các loại phong cách giao
tiếp sƣ phạm
a. Phong cách GTSP dân chủ
- Coi trọng những đặc điểm
riêng, cá biệt, kinh nghiệm cá nhân,
nhu cầu, hứng thú…của học sinh.
Nhờ đó mà dự đoán được những
phản ứng hành động của các em
để có cách ứng xử phù hợp.
- Luôn luôn lắng nghe những
ý kiến, nguyện vọng của học sinh,
đáp ứng kịp thời và có lời giải thích

rõ ràng những nguyện vọng, ý kiến
của học sinh, luôn gần gũi các em
để tạo ra sự tin tưởng ở các em.
- Tuy nhiên, không chiều theo
mọi ý thích của học sinh mà có yêu
cầu các em thực hiện các nhiệm vụ
học tập, rèn luyện của nhà trường.

7


5/12/2016

b. Phong cách giao tiếp sư phạm độc đoán
- Giáo viên coi thường, xem nhẹ
những đặc điểm riêng của học sinh, luôn
đặt mục đích giao tiếp xuất phát từ mục
đích công việc một cách cứng nhắc.
- Luôn đặt ra các yêu cầu quá cao
đối với học sinh khiến các em luôn phải
cố gắng, từ đó làm mọi việc một cách
hình thức, chống đối.
- Ưu điểm:
+ học sinh không dám biểu hiện
quá trớn với giáo viên.
+ hoàn thành công việc đúng thời
hạn, đảm bảo tiến độ.
- Nhược điểm:
+Việc ứng xử khó đảm bảo sự hợp
tình hợp lý, dẫn đến khoảng cách thầy trò

ngày càng xa.
+ Học sinh thường chểnh mảng
trong công việc, nói dối và rất sợ giáo
viên (người giáo viên chỉ có uy tín giả
tạo).

4. Kỹ năng giao tiếp sƣ phạm
4.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm
Là năng lực vận dụng những tri thức về giao tiếp sư phạm
và sử dụng các phương tiện giao tiếp sư phạm một cách hài
hoà, hiệu quả để đạt mục đích của quá trình giao tiếp sư phạm.
4.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp sư phạm
4.2.1. Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp
- Kỹ năng phán đoán trạng thái tâm lý của đối tượng giao
tiếp dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói của họ
- Kỹ năng nhận biết bản chất của nhân cách thông qua việc
tri giác hình thức bên ngoài
- Kỹ năng định hướng
4.2.2. Nhóm kỹ năng định vị
4.2.3. Nhóm kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong quá trình giao
tiếp sư phạm
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng điều khiển và điều chỉnh

c. Phong cách GTSP tự do
- Mục đích giao tiếp không rõ
ràng, nội dung giao tiếp không
phân định.
- Phạm vi giao tiếp rộng

nhưng mức độ nông cạn, hời hợt.
- Giáo viên dễ thay đổi mục
đích và nội dung giao tiếp (đang nói
chuyện này có thể chuyển ngay sang
chuyện khác) khi hoàn cảnh giao

tiếp hoặc đối tượng giao tiếp thay
đổi.
- Giáo viên không làm chủ
được cảm xúc, các diễn biến tâm
lý của mình, hay phụ hoạ, hay bắt
chước hoặc tỏ ra thông cảm thái
quá với đối tượng giao tiếp.

4.3. Kỹ năng xử lý các tình huống giao tiếp sƣ phạm (ứng
xử sƣ phạm)
4.3.1. Ứng xử sư phạm
- Là một dạng hoạt động giao tiếp giữa những giáo viên và
học sinh nhằm giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt
động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp)
- Phân biệt giữa GTSP và ứng xử SP:
+ Giống nhau: nhằm đạt tới những mục đích GD cụ thể.
+ Khác nhau:
 So với GTSP, ứng xử sư phạm thể hiện rõ hơn thái độ
của cá nhân và các thủ thuật biểu hiện thái độ đó thông qua cử
chỉ, lời nói, sắc mặt…của các chủ thể tham gia ứng xử.
Giao tiếp chủ yếu định hướng vào mục tiêu công việc
(nhằm vào mục đích định trước) còn ứng xử hướng vào việc giải
quyết những tình huống phát sinh, hướng vào hành vi giao tiếp
và bản chất xã hội của cá nhân.


8


5/12/2016

4.3.2. Tình huống GTSP
- Tình huống GTSP là
những hiện tượng xuất hiện
trong quá trình dạy học và giáo
dục, chứa đựng trong nó những
mâu thuẫn hoặc vấn đề mà
người giáo viên cần giải quyết.
- Các loại tình huống giao
tiếp sư phạm:
+ Tình huống mang tính tức
thời (gãy gót giày, tuột khuy áo,
nhọ mặt…).
+ Tình huống phức tạp, liên
quan đến nhiều đối tượng (học

4.3.3. Các kỹ năng xử lý tình huống giao tiếp sư phạm
- Dựa vào phong cách giao tiếp sư phạm của giáo viên
- Dựa vào trạng thái xử lý các tình huống trong ứng xử
(chủ động & bị động)
4.4. Quy trình ứng xử sư phạm
* Ứng xử sư phạm là một quá trình giáo dục
* Các bước thực hiện quy trình ứng xử sư phạm
a) Nhận biết đối tượng ứng xử, tình huống ứng xử
b) Sàng lọc thông tin ứng xử, huy động phương án giải quyết

c) Lựa chọn phương án giải quyết hiệu quả
d) Quyết định sử dụng phương án dự kiến để xử lý

sinh không hứng thú với môn học, học
sinh muốn thôi học, học sinh yêu
thầy/cô giáo…).

4.5. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, thất bại trong
ứng xử sƣ phạm
- Sự thiếu thốn kinh nghiệm giáo dục
- Sự làm dụng quyền uy của chủ thể giáo dục
- Sự mặc cảm của học sinh và định kiến của thầy giáo
- Sự yếu kém của tập thể lớp

Quán triệt:
+ Bình tĩnh để nhận biết vấn đề và kìm chế cảm xúc
+ Thái độ nhẹ nhàng, ôn tồn
+ Tối thiểu là phải giải quyết tình huống đúng nguyên tắc. Nếu
giải quyết đƣợc một cách khéo léo, dí dỏm mà sâu sắc thì càng tốt.

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP SƢ PHẠM
1. Bạn là giáo sinh về thực tập tại một trường phổ thông. Trong
giờ dạy của mình, bạn đưa ra một câu hỏi vấn đáp tương đối
đơn giản nhưng không một học sinh nào trả lời. Bạn đã gọi một
học sinh nam ngồi ở dãy bàn đầu trả lời câu hỏi này. Em học
sinh đó đứng lên và nói: “Em không biết cô ạ”. Bạn tiếp tục gợi
ý một lần rồi vài lần để em có thể trả lời được nhưng cậu học
sinh đó vẫn cố tình trả lời một câu duy nhất là “Em không biết”.
Khi hiểu được là em đó cố tình trêu mình, bạn sẽ làm gì để xử
lý tình huống này?

2. Trong phòng thi, một thí sinh nữ xem tài liệu trong ngăn bàn.
Sau khi yêu cầu thí sinh đưa tài liệu ra, thí sinh không đưa,
giám thị tự cho tay vào ngăn bàn để lấy. Thí sinh đó liền cấu
vào tay giám thị cùng với vẻ mặt năn nỉ, đau khổ. Là giám thị
trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì?

9


5/12/2016

3. V là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp mà hầu như giáo
viên nào cũng biết tới. Trong giờ, thầy giáo X đang giảng
bài (về một vấn đề khó của chương trình), cả lớp chú ý lắng
nghe. Riêng V ngồi dưới, cứ khi thầy quay mặt lên bảng là
lại trêu chọc bạn bên cạnh rồi khúc khích cười. Bất chợt,
thầy giáo quay xuống, thấy V đang cười trêu bạn. Với nét
mặt nghiêm nghị, thầy nhìn V và nói: “V, em đứng dậy và
nhắc lại thầy vừa nói gì?”. V đứng dậy và nhanh nhau đáp:
Thưa thầy, thầy vừa nói “V, em đứng dậy và nhắc lại thầy
vừa nói gì?”. Cả lớp cười ồ lên.? Nếu là thầy giáo X, bạn
sẽ xử lý như thế nào?
4. Trong giờ làm văn, cô giáo ra đề trên bảng: Hãy bình luận
câu danh ngôn: “Tính ích kỷ là liều thuốc độc giết chết tình
bạn”. Sau đó, cô có việc phải ra ngoài, mấy phút sau trở lại
lớp, câu danh ngôn đã biến thành “Tính ích kỷ là liều thuốc
bổ tăng sức đề kháng”. Là cô giáo trong trường hợp trên,
bạn sẽ làm gì?

10




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×