Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tìm hiểu phần cứng của smartphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.29 KB, 8 trang )

Tìm hiểu phần cứng của
SMARTPHONE
Bạn có thể hiểu 1 cách khái quát Smartphone là một thiết bị cho phép thực hiện các
cuộc gọ điện và có thêm các tính năng mà trong quá khứ, bạn chỉ thấy ở một chiếc máy
vi tính hoặc một thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA). Các tính năng có thể kể ra
như gửi và nhận email, chỉnh sửa tài liệu Office, lịch làm việc…
Những tính năng chính của Smartphone phân biệt với điện thoại di động được liệt kê
như sau: Hệ điều hành: Nói chung, Smartphone được dựa trên một hệ điều hành (OS)
cho phép nó chạy các ứng dụng. Trên thị trường hiện có các HĐH phổ biến cho
Smartphone như là: iOS, BlackBerry OS, Android, Symbian, webOS, Windows Phone.
Ứng dụng (Apps): Trong khi hầu như tất cả điện thoại di động có sẵn một số dạng phần
mềm (chẳng hạn, phần mểm quản lý danh bạ thông minh, to-do list), Smartphone có khả
năng làm được nhiều hơn. Smartphone, với các phần mềm cài thêm, cho phép tạo và
chỉnh sửa các tài liệu Microsoft Office – hoặc ít nhất là xem được file, cho phép tải
thêm ứng dụng từ các nguồn khác nhau.
Truy cập Web: duyệt web tốc độ cao thông qua wifi hay mạng 3G hoặc 4G
Email/chat: Smartphone có thể nhận và gởi email, chat và tùy chỉnh nhiều hơn điện
thoạ thông thường
Đây mới chỉ là một số tính năng làm cho Smartphone thông minh. Tuy nhiên, nên nhớ
rằng công nghệ xung quanh Smartphone và điện thoại di động liên tục thay đổi, những
yếu tố phân biệt một chiếc Smartphone ngày hôm nay có thể thay đổi vào tuần tới,
tháng tới hoặc năm tới mà khó có thể đoán trước được.
I. Processor - Vi xử lý
A. Khái niệm vi xử lý
Bộ vi xử lý bên trong Smartphone có thể được xem như não bộ, một trong những phần
tử cốt lõi nhất của thiết bị. Có thể hình dung đây là một mạch xử lý dữ liệu theo chương
trình được thiết lập trước, một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transistor với
kích thước siêu nhỏ.
Thường thì tốc độ xử lý của Smartphone phụ thuộc vào tốc độ và cấu trúc của
Processor.
B. Kiến trúc ARM


ARM (viết tắt từ Acorn RISC Machine, sau này là Advanced RISC Machine) là một
loại cấu trúc vi xử lý 32-bit kiểu RISC được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nhúng.
Do có đặc điểm tiết kiệm năng lượng, các bộ CPU ARM chiếm ưu thế trong các sản
phẩm điện tử di động - các sản phẩm mà việc tiết kiệm công suất là một mục tiêu quan
trọng hàng đầu khi thiết kế.
RISC (viết tắt của Reduced Instructions Set Computer - Máy tính với tập lệnh đơn giản


hóa) là một phương pháp thiết kế các bộ vi xử lý theo hướng đơn giản hóa tập lệnh,
trong đó thời gian thực thi tất cả các lệnh đều như nhau.
Ngày nay, hơn 75% CPU nhúng 32-bit là thuộc họ ARM, điều này khiến ARM trở
thành cấu trúc 32-bit được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. CPU ARM được tìm thấy
khắp nơi trong các sản phẩm thương mại điện tử, từ thiết bị cầm tay (PDA, điện thoại di
động, máy đa phương tiện, máy trò chơi cầm tay, và máy tính cầm tay) cho đến các thiết
bị ngoại vi máy tính (ổ đĩa cứng, bộ định tuyến để bàn.) Một nhánh nổi tiếng của họ
ARM là các vi xử lý Xscale của Intel.
II. Chipset
Chipset là một nhóm các mạch tích hợp (các "chip") được thiết kế để làm việc cùng
nhau như một đơn vị độc lập để thực hiện một chức năng nào đó.
Ví dụ: Modem chipset bao gồm tất cả các mạch tích hợp đảm nhận việc truyền và nhận
thông tin.
III. GPU
Bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit), là một dạng bộ xử lý chuyên biệt dùng cho
việc thể hiện hình ảnh, đây là thành phần rất quan trọng quyết định đến sức mạnh đồ
họa.
IV. System on a Chip (SoC)
Hệ thống trên một vi mạch (viết tắt là SoC hay SOC) là một hệ thống điện tử được xây
dựng trên một đế silicon với ý tưởng là tích hợp tất cả các thành phần của một hệ thống
lên trên một vi mạch đơn (hay còn gọi là một chip đơn). Hệ thống SoC này có thể bao
gồm các khối chức năng, khối tín hiệu và cả các khối tần số radio.

Các thành phần tích hợp này có thể là:
• Bộ xử lý (processor)
• Bộ nhớ (RAM, ROM)
• Bộ xử lý đồ họa (GPU)
• Khối truyền thông nối tiếp UART
• Các cổng giao tiếp song song (parallel port)
• Khối điều khiển truy xuất bộ nhớ trực tiếp (DMA controller)
Các loại SoC thường thấy trên thị trường Smartphone:
A. Snapdragon
Snapdragon của Qualcomm là một bộ xử lý trung tâm với các thành phần chính:
• CPU xử lý (Scorpion)
• GPU Adreno
• GPS định vị
• Modem kết nối di động (LTE, 3G, WLAN, BT)


Snapdragon tính hợp hầu như tất cà các loại chip chính vào 1 con chip duy nhất, điều
này tạo ra lợi thế về tiết kiệm điện năng và diện tích trên mainboard.
B. Exynos
Đây là chip được Samsung trang bị cho các Smartphone Android cao cấp của hãng, bắt
đầu từ Galaxy S với Exynos 3110 (Hummingbird)
• CPU xử lý (Cortex)
• GPU Mali
Sau khi giới thiệu Galaxy SII với Exynos 4210 thì sắp tới đây, Samsung sẽ giới thiệu
Exynos 5450 với CPU Quad-core Cortex-A15 2.0GHz và GPU MaliT658
C. Tegra
Đây là dòng SoC do nVIDIA sản xuất, chip này tích hợp:
• CPU Cortex
• GPU
• Chip cầu bắc / chip cầu nam

• Bộ điều khiển bộ nhớ
Trên lý thuyết, đây là dòng chip cho khả năng xử lý đồ họa mạnh mà lại tiêu thụ ít năng
lượng. Hiện tại đại diện mới nhất của dòng này là Tegra 3 với CPU Coretex A9 1.3GHz
bốn nhân, GPU 12 nhân ULP.
D. OMAP
Chip xử lý OMAP do hãng Texas Instrument sản xuất nên thường thấy thông tin cấu
hình ghi là TI OMAP, trong chip bao gồm:
• CPU Cortex
• GPU PowerVR
Trên Galaxy Nexus trang bị OMAP4460 với CPU Cortex A9 dual-core, GPU
PoerVRSGX540 và Dual-channel LPDDR2 (Tegra 2 chỉ dùng Single-channel)
E. Intel ATOM
F. Kirin
G. Mediatek
Bộ nhớ
A.Internal - Bộ nhớ trong
1.RAM
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính


của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời
gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất
kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.
Các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ
đọc-ghi (read/write memory), trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
Các loại DRAM (Dynamic RAM): RAM động
• SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ.
SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, DDR2 va DDR3.
• DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là

"DDR". DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR
nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
• DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi
tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus
speed cao gấp đôi clock speed.
• DDR III SDRAM (Double Data Rate III SDRAM): gọi tắt là "DDR3", có tốc độ bus
800/1066/1333/1600 Mhz.
Sự thật là khả năng của điện thoại để chạy đồng thời các ứng dụng phụ thuộc vào dung
lượng RAM còn trống vào thời điểm đó và bộ nhớ RAM không bao giờ là quá nhiều đối
với 1 chiếc Smartphone.
Ví dụ: iPhone 4 và Samsung Nexus S có 512MB RAM có thể chạy nhiều ứng dụng mà
không sợ làm giảm hiệu suất của điện thoại.
2. ROM
Bộ nhớ chỉ đọc (Read-Only Memory - ROM) là một loại thiết bị lưu trữ dùng trong
máy tính và các thiết bị khác. Nó có tên như vậy vì không dễ để ghi thông tin lên nó.
Không giống như RAM, thông tin trên ROM vẫn được duy trì dù nguồn điện cấp không
còn.
ROM, theo đúng nghĩa, chỉ cho phép đọc dữ liệu từ chúng tuy nhiên tất cả các loại
ROM đều cho phép ghi dữ liệu ít nhất một lần, hoặc khi sản xuất lần đầu hoặc trong
bước lập trình. Một số loại ROM cho phép xóa và lập trình lại nhiều lần.
B. External - Bộ nhớ ngoài
Thẻ nhớ là một dạng bộ nhớ mở rộng của các thiết bị số cầm tay (bao gồm:
PocketPC, Smartphone, Điện thoại di động, Máy ảnh số, Máy quay video số…) thường
có kích thước khá nhỏ. Thẻ nhớ sử dụng công nghệ flash để ghi dữ liệu.
Thẻ nhớ được chia thành nhiều thể loại:
• CompactFlash Type I/II (CF)
• Microdrive
• Secure Digital (SD), miniSD, micro SD



• MultiMediaCard (MMC), RS-MMC, Micro MMC
• Memory Stick, Memory Stick PRO, Memory Stick Duo, Memory Stick
PRO Duo (Độc quyền của hãng SONY)
• xD (Độc quyền của hãng Fujifilm và Olympus)
Độc quyền ở đây được hiểu chỉ được hãng phát triển loại thẻ này sử dụng cho các sản
phẩm của chính hãng mà ít cấp phép sử dụng cho các hãng khác, loại thẻ này được
không được sử dụng phổ biến trên thị trường.
Tốc độ đọc và ghi của các loại thẻ nhớ là một thông số quan trọng, tốc độ đọc/ghi càng
lớn có thể giúp thực hiện các tác vụ nhanh hơn, làm giảm nguy cơ gây lỗi khi làm việc.
C. Các đơn vị thường dùng:
1. Bit
Bit là đơn vị thông tin. Bit có thể nhận 2 giá trị: 0 hoặc 1. Nó có thể được biểu diễn theo
nhiều cách khác nhau. Có thể là trạng thái đóng hay mở của mạch điện, một vệt khắc
bằng tia laser trên bề mặt đĩa CD v.v... Các bit có thể dùng để thể hiện số tự nhiên trong
hệ nhị phân.
“bit” thường viết tắt là “b”
2. Byte
Byte là một đơn vị lưu trữ dữ liệu cho máy tính, bất kể loại dữ liệu đang được lưu trữ,
byte có 8 bit.
"Byte" thường được viết tắt là "B"
3. Hz
Hertz là đơn vị đo số truyền dẫn tín hiệu trong 1 giây. Trong Smartphone cũng như máy
tính thì đây là đơn vị dùng để đo tốc độ xử lý.
Màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng là màn hình hiển thị hình ảnh điện tử có lớp cảm ứng cho phép
người dùng tương tác trực tiếp với giao diện của điện thoại bằng bút stylus, ngón tay
hoặc bàn tay…
A. Loại màn hình cảm ứng
1. Màn hình cảm ứng Điện trở (Resistive touchscreen) có hai lớp vật liệu dẫn điện
với một kẽ hở nhỏ giữa chúng. Khi ngón tay của bạn ấn vào một điểm trên màn hình,

hai lớp nối vào và tạo thành một mạch tại điểm đó. Các thông tin từ mạch đó đi vào bộ
vi xử lý của điện thoại.


Hiện tại rất ít Smartphone còn dùng loại màn hình cảm ứng này.
2. Màn hình cảm ứng Điện dung (Capacitive touchscreen) thường thấy tại các
Smartphone hiện nay. Màn hình này thường chỉ gồm một lớp thủy tinh được phủ bằng
một lớp dẫn điện trong suốt như ôxít thiếc indi. Cơ thể con người cũng dẫn điện, nên
khi chạm ngón tay vào lớp kính phủ phía trên, nó tạo ra sự gián đoạn trong tĩnh điện
trường của màn hình. Các bộ vi xử lý của điện thoại sẽ phát hiện vị trí của sự gián đoạn
đó.
B. Công nghệ màn hình
1. LCD
Màn hình tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display) là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các
tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh
sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân
cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng.
2. TFT LCD
TFT LCD là màn hình LCD dùng ma trận transistor phiến mỏng (Thin Film Transistor)
có có thời gian đáp ứng nhanh và chất lượng hình ảnh cao. Các điểm ảnh được điều
khiển độc lập bởi một transistor và được đánh dấu địa chỉ phân biệt, khiến trạng thái của
từng điểm ảnh có thể điều khiển độc lập, đồng thời và tránh được bóng ma thường gặp ở
DSTN LCD (LCD ma trận thụ động - Dual Scan Twisted Nematic).
3. Panel
Panel là một tấm phẳng của vật liệu có chứa tinh thể lỏng sẽ phản ứng theo những cách
khác nhau khi dòng điện tác dụng vào. Ngoài các thông số kỹ thuật như độ tương phản,
tần số đáp ứng, tốc độ làm tươi thì công nghệ panel là yếu tố quyết định chất lượng màn
hình LCD.
TN Twisted Nematic
- Ưu điểm: có thời gian đáp ứng rất nhanh (từ 2-5ms)

- Nhược điểm : khả năng hiển thị màu sắc kém và góc nhìn hạn chế.
VA Vertical Alignment
- Ưu điểm : khả năng tái hiện màu sắc sặc sỡ, độ tương phản cao và mở rộng góc nhìn
ra 170o theo cả hai chiều
- Nhược điểm : thời gian phản ứng không tốt lắm, không phù hợp cho hiển thị chuyển
động nhanh
IPS In-Plane Switching
- Ưu điểm : khả năng thể hiện màu sắc trung thực và rất ấn tượng, gần tương đương như


màn hình CRT và góc nhìn lớn nhất
- Nhược điểm : chi phí cao
4. OLED
Công nghệ OLED (Organic Light Emitting Diode) sử dụng đi-ốt hữu cơ phát quang
được Kodak nghiên cứu và phát triển từ những năm 1980. Các phân tử OLED có khả
năng tự phát sáng (phát sáng trực tiếp) khi có dòng điện chạy qua nên không cần sử
dụng ánh sáng nền phát quang riêng như LCD. Điều này giúp màn hình OLED tiết kiệm
điện năng khá lớn so với màn hình LCD, đồng thời độ phân giải, độ tương phản và góc
nhìn cũng cao hơn. Việc sản xuất màn hình OLED kích thước lớn, cực mỏng (dày chưa
đến 1mm) rất dễ dàng so với màn hình LCD. Ngoài ra, loại màn hình này có thể cuộn
lại, dán vào tường hoặc đem căng lên trong khung như màn hình chiếu phim.
5. AMOLED
AMOLED (Active Matrix Organic Light Emitting Diode) là công nghệ màn hình diode
phát quang hữu cơ ma trận động. Đây được xem là công nghệ chế tạo màn hình cao cấp
nhất hiện nay dành cho các thiết bị di động. Công nghệ AMOLED có lịch sử gắn liền
với sự phát triển của màn hình diode phát quang hữu cơ (tức OLED).
Bên cạnh các ưu điểm chung của công nghệ OLED là độ mỏng, chất lượng hiển thị hình
ảnh cao, AMOLED còn nổi trội hơn với mức tiêu thụ điện năng giảm từ 40 đến 50% so
với màn hình LCD. Đối với công nghệ AMOLED, Samsung là công ty đầu tiên nghiên
cứu, phát triển cũng như ứng dụng rộng rãi màn hình AMOLED.

a) Super AMOLED
Super AMOLED (Super Active-Matrix Organic Light-Emitting Diode) là công nghệ
được phát triển từ AMOLED. Lưu ý: Super AMOLED và AMOLED cùng một công
nghệ hiển thị, nó chỉ khác nhau về công nghệ cảm ứng.
Ưu điểm của Super AMOLED (so sánh với AMOLED):
- Giảm 20% điện năng tiêu thụ
- Phản xạ ít hơn 80% lượng ánh sáng mặt trời
- Góc nhìn 180 độ
- Sáng hơn 20%
- Độ tương phản 100.000:1
b) Super AMOLED Plus
Khác biệt giữa màn hình Super AMOLED Plus và Super AMOLED là Samsung thay
thế công nghệ PenTile (một điểm ảnh chỉ có thể hiển thị một màu xanh lá và 1 trong 2
màu đỏ hoặc xanh dương) bằng Real-Stripe (là cách sắp xếp 3 màu RGB truyền thống)
Việc thể hiện đúng RGB sẽ giúp cho màn hình Super AMOLED Plus chứa nhiều sub
pixel hơn 50% so với thế hệ cũ đồng thời ít bị ám màu xanh hơn hiện tại.
6. Retina Display
"Retina" có nghĩa là "võng mạc".


Theo Steve Jobs, con số “kì diệu” mà mắt người có thể phân biệt được tối đa nhất
khoảng 300 ppi. Do đó, Apple gọi màn hình LCD mật độ điểm ảnh tương đương với
326ppi của iPhone4 (sau này còn có iPod Touch Gen4, iPhone4S) là Retina Display.
Với màn hình này, người dùng sẽ cảm thấy hình ảnh rất mượt, không bị những vết cắt
lởm chởm.
7. Gorilla Glass
Gorilla Glass là một loại kính mỏng chất lượng cao làm từ kiềmaluminosilicate, được
đánh giá rất cao về khả năng chịu lực và chống xước. Công nghệ này cho phép kính có
độ bền cao hơn so với kính truyền thống, giúp giảm thiểu vết xước, lõm và nứt do va
đập hoặc tiếp xúc với vật nhọn.

C. Các thông số
1. Pixel
Một pixel (điểm ảnh) là một điểm sáng màu cơ bản nhất trên màn hình, tập hợp tất cả
các pixel này trên màn hình thì được gọi là “độ phân giải”. Pixel không có kích thước
định trước.
2. Pixels Per Inch (ppi) ppi chỉ số lượng pixel có trên 1 inch vuông của một bức ảnh số
hoặc màn hình máy tính, tuy không ảnh hưởng đến chất lượng thực sự của bức ảnh
nhưng ppi có thể ảnh hưởng đến việc hiển thị bức ảnh đó màn hình hoặc bản in.
Lưu ý: Dots Per Inch (dpi) chỉ độ phân giải của các bản in mà máy in có thể tạo ra. Đây
là một đặc tính vật lý của máy in. Mỗi dot của máy in đều có kích thước vật lý xác định.
Máy in sử dụng các dot mực để hiển thị hình ảnh; máy in tạo ra càng nhiều dot trên một
inch vuông thì chất lượng bản in càng cao



×