Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

XÂY DỰNG HỆ TƯ VẤN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 107 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
---------------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

XÂY DỰNG HỆ TƯ VẤN
CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG

Chuyên ngành: Quản lý năng lượng
Mã số: 6 0 3 4 0 4 1 6

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Quỳnh

Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô
trường Đại học Điện lực, các tổ chức, cá nhân đã truyền đạt kiến thức, thảo
luận, cung cấp các tài liệu cần thiết, cùng với những câu trả lời và giúp đỡ tôi
hoàn thành bài luận văn này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn tới:
Thầy giáo TS Nguyễn Hữu Quỳnh: Trưởng khoa Công Nghệ Thông
Tin - Trường Đại học Điện lực
Và tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả các khách hàng, gia đình và bạn bè đã
giúp tôi trong thời gian qua.
Trân trọng!


Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp Cao học QLNL1 - Trường Đại học Điện lực

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quỳnh. Tôi cũng xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
DÂN DỤNG VÀ HỆ TƯ VẤN ..................................................................... 12
1.1 Khái niệm về các thiết bị điện dân dụng ............................................................ 12
1.2 Quy trình lựa chọn thiết bị điện dân dụng ......................................................... 13
1.3 Giới thiệu về hệ tư vấn ........................................................................................... 15
1.4 Bài toán của hệ tư vấn ............................................................................................. 16
1.5 Phân loại hệ tư vấn .................................................................................................. 19
1.6 Kiến trúc hệ tư vấn .................................................................................................. 20
1.7 Ứng dụng của hệ tư vấn.......................................................................................... 21

1.8 Một số hệ thống hỗ trợ lựa chọn sản phẩm thiết bị điện dân dụng .............. 24
1.9 Kết luận chương 1 .................................................................................................... 27
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ TƯ VẤN ......................... 28
2.1 Phương pháp lọc dựa trên nội dung..................................................................... 28
2.1.1 Bài toán lọc dựa trên nội dung: ....................................................... 28
2.1.2 Phương pháp lọc theo nội dung....................................................... 29
2.1.2.1 Phương pháp biểu diễn hồ sơ sản phẩm thiết bị điện dân dụng ... 29
2.1.2.2 Phương pháp biểu diễn hồ sơ khách hàng ............................. 32
2.1.2.3 Xác định mức độ tương tự ..................................................... 33
2.1.3 Những vấn đề tồn tại ....................................................................... 34
2.2 Phương pháp lọc cộng tác ...................................................................................... 35
2.2.1 Bài toán lọc cộng tác ....................................................................... 35
2.2.2 Phương pháp lọc cộng tác ............................................................... 37

3


2.2.2.1 Tính toán mức độ tương tự .................................................... 37
2.2.2.2 Dự đoán ................................................................................. 40
2.2.3 Những vấn đề tồn tại ....................................................................... 41
2.3 Phương pháp kết hợp .............................................................................................. 41
2.3.1 Bài toán lọc kết hợp......................................................................... 42
2.3.2 Các phương pháp lọc kết hợp......................................................... 44
2.3.2.1 Kết hợp tuyến tính .................................................................... 44
2.3.2.2 Kết hợp đặc tính của lọc nội dung vào lọc cộng tác [5] ........... 44
2.3.2.3 Kết hợp đặc tính lọc cộng tác vào lọc nội dung [14] ................ 44
2.3.2.4 Xây dựng mô hình hợp nhất giữa lọc cộng tác và lọc nội dung [9] ... 45
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại ................................................................ 45
2.4 Phương pháp xây dựng hệ tư vấn các thiết bị điện dân dụng ....................... 45
2.4.1 Phương pháp biểu diễn đồ thị.......................................................... 46

2.4.2 Phương pháp dự đoán trên đồ thị Khách hàng - Sản phẩm thiết
bị điện dân dụng ....................................................................................... 47
2.4.2.1 Tách đồ thị Khách hàng-Sản phẩm thiết bị điện dân dụng
thành các đồ thị con ........................................................................... 50
2.4.2.2 Phương pháp dự đoán trên đồ thị D  .................................... 52
2.4.2.3 Phương pháp dự đoán trên đồ thị D  .................................... 54
2.4.2.4 Phương pháp dự đoán theo tất cả đánh giá ........................... 56
2.5 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 59
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ TƯ VẤN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG ..... 60
3.1. Xây dựng hệ tư vấn các thiết bị điện dân dụng ............................................... 60
3.1.1 Xây dựng bộ dữ liệu huấn luyện ..................................................... 60
3.1.2 Mô tả các bước thực hiện hệ tư vấn các thiết bị điện dân dụng ...... 60
3.1.3 Trình bày cách tư vấn cho các khách hàng mới .............................. 65
3.1.3.1 Tư vấn cho khách hàng KH051 ............................................. 65

4


3.1.3.2 Tư vấn cho khách hàng KH052 ............................................. 66
3.1.3.3 Tư vấn cho khách hàng KH053 ............................................. 67
3.1.3.4 Tư vấn cho khách hàng KH054 ............................................. 68
3.1.3.5 Tư vấn cho khách hàng KH055 ............................................. 69
3.2. Đánh giá .................................................................................................................... 70
3.3. Kết luận chương 3................................................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 75

5



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Đánh giá của khách hàng về một số thiết bị điện dân dụng. .......... 18
Bảng 2.1. Ma trận đánh giá của 5 khách hàng. ............................................... 36
Bảng 2.2. Ma trận đánh giá R. ........................................................................ 43
Bảng 2.3. Ma trận Sản phẩm thiết bị điện dân dụng - Nội dung Y. ............... 43
Bảng 2.4. Ma trận X biểu diễn đánh giá đồ thị Khách hàng - Sản phẩm
thiết bị điện dân dụng.................................................................... 47
Bảng 2.5. Ma trận biểu diễn các đánh giá thích hợp. ...................................... 50
Bảng 2.6. Ma trận X  biểu diễn các đánh giá không thích hợp. ..................... 51
Bảng 3.1. Ma trận biểu diễn các đánh giá thích sản phẩm thiết bị điện dân dụng ... 61
Bảng 3.2. Ma trận biểu diễn các đánh giá không thích sản phẩm thiết bị
điện dân dụng ................................................................................ 62

6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Kết quả tra cứu trên trang Web của siêu thị điện máy Media Mart. .... 14
Hình 1.2. Kết quả tra cứu trên trang Web của siêu thị điện máy HC. ............ 14
Hình 1.3. Các thành phần chính của hệ tư vấn. .............................................. 17
Hình 1.4. Tư vấn dựa trên nội dung. ............................................................... 19
Hình 1.5. Tư vấn dựa trên cộng tác. ................................................................ 20
Hình 1.6. Cấu trúc hệ tư vấn. .......................................................................... 20
Hình 1.7. Giao diện trang WEB mua sắm của CT CPTM Nguyễn Kim. ....... 25
Hình 1.8. Giao diện trang WEB của hãng Sony. ............................................ 26
Hình 1.9. Mục tư vấn tiêu dùng của trên trang Web của Công ty Trần Anh. ...... 26
Hình 1.10. Mục tư vấn tiêu dùng của trên trang Web của Công ty điện
máy HC. .......................................................................................... 27

Hình 2.1: Tần suất số lần xuất hiện của các thuật ngữ trong từng tài liệu...... 31
Hình 2.2 Tần suất xuất hiện ngược ................................................................. 32
Hình 2.3 Vector trọng số ................................................................................. 32
Hình 2.4 Các thành phần của hệ thống lọc cộng tác. ...................................... 37
Hình 2.5 Đồ thị Khách hàng – Sản phẩm thiết bị điện dân dụng. .................. 47
Hình 2.6 Đồ thị D  biểu diễn các đánh giá thích hợp. ................................... 51
Hình 2.7. Đồ thị D  biểu diễn các đánh giá không thích hợp. ........................ 51
Hình 2.8. Thuật toán dự đoán trên đồ thị D  . ................................................. 53
Hình 2.9. Thuật toán dự đoán trên đồ thị D  . ................................................. 55
Hình 2.10. Thuật toán dự đoán trên tất cả đánh giá. ....................................... 57
Hình 3.1. Đồ thị D  biểu diễn các đánh giá thích sản phẩm thiết bị điện
dân dụng .......................................................................................... 61
Hình 3.2. Đồ thị D  biểu diễn các đánh giá không thích sản phẩm thiết bị
điện dân dụng .................................................................................. 62
Hình 3.3. Giao diện của chương trình chạy thuật toán theo bảng 2.10 .......... 63

7


Hình 3.4. Giao diện sau khi đã điền các thông tin cần thiết để thực hiện
tư vấn............................................................................................... 64
Hình 3.5. Màn hình hiển thị kết quả tư vấn .................................................... 64
Hình 3.6. Hiển thị kết quả tính toán tại bước 4 của thuật toán ....................... 64
Hình 3.7. Kết quả tư vấn cho Khách hàng KH051. ....................................... 65
Hình 3.8. Kết quả tư vấn cho Khách hàng KH052. ........................................ 66
Hình 3.9. Kết quả tư vấn cho Khách hàng KH053. ........................................ 67
Hình 3.10. Kết quả tư vấn cho Khách hàng KH054 ....................................... 68
Hình 3.11. Kết quả tư vấn cho Khách hàng KH055 ....................................... 69
Hình 3.12. Mẫu phiếu khảo sát ....................................................................... 70


8


MỞ ĐẦU
a. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, các loại thiết bị điện dân dụng đóng vai trò không thể thiếu
trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại sản
phẩm thiết bị điện dân dụng như: quạt điện, máy điều hòa, tủ lạnh, bình nước
nóng, máy giặt,… của nhiều hãng sản xuất khác nhau như: Toshiba, Sanyo,
Hitachi,… Để tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm phù hợp với sở thích, thẩm
mỹ và mục đích sử dụng hiệu quả, các khách hàng phải lướt qua rất nhiều các
Website của các hãng sản xuất, của các siêu thị điện máy, các công ty cung
cấp các thiết bị điện dân dụng hoặc ra các cửa hàng, siêu thị điện máy tham
khảo trực tiếp. Với số lượng, chủng loại thiết bị điện dân dụng rất đa dạng và
phong phú, khách hàng rất khó khăn trong việc chọn cho mình sản phẩm phù
hợp. Để giải quyết khó khăn này, cần có giải pháp hiệu quả. Lọc thông tin sản
phẩm là một trong các giải pháp hiệu quả (loại bỏ các thiết bị điện dân dụng
không phù hợp đối với khách hàng).
Lọc thông tin (Information Filtering) là lĩnh vực nghiên cứu các quá
trình lọc bỏ những thông tin không thích hợp và cung cấp thông tin thích hợp
đến với mỗi người dùng. Lọc thông tin được xem là phương pháp hiệu quả
hạn chế tình trạng quá tải thông tin.
Hệ tư vấn (Recommender System) đã trở thành một trong những lĩnh
vực nghiên cứu quan trọng kể từ khi bài báo đầu tiên về lọc cộng tác
(Collaborative Filtering) xuất hiện vào giữa những năm 1990. Hiện nay, sự
quan tâm đối với hệ tư vấn đang rất cao vì sự cần thiết của những ứng dụng
có thể giúp người dùng xử lý với tình trạng quá tải thông tin & đưa ra những
nội dung hoặc lời khuyên phù hợp cho từng khách hàng. Một vài ứng dụng
nổi tiếng như: hệ tư vấn sách, CDs của Amazon.com, hệ tư vấn phim của
MovieLens… Ngày càng có nhiều các hệ tư vấn với các nội dung đa dạng


9


trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hệ tư vấn được xây dựng dựa trên hai kỹ
thuật chính: Lọc theo nội dung (Content-Based Filtering) và lọc cộng tác
(Collaborative Filtering).
Lọc theo nội dung khai thác những khía cạnh liên quan đến nội dung
thông tin sản phẩm khách hàng đã từng sử dụng hay đánh giá trong quá khứ để
tạo nên tư vấn. Lọc cộng tác khai thác những khía cạnh liên quan đến thói quen
sử dụng sản phẩm của cộng đồng khách hàng có cùng sở thích để tạo nên tư vấn.
Luận văn nghiên cứu ứng dụng xây dựng hệ tư vấn cho người dùng
trong việc lựa chọn các thiết bị điện dân dụng.
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu chính của luận văn này là áp dụng phương pháp lọc cộng tác
dựa trên mô hình đồ thị để xây dựng hệ tư vấn thiết bị điện dân dụng cho các
khách hàng.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện điều này, luận văn nghiên cứu về nội dung của các thiết bị
điện dân dụng và hồ sơ của khách hàng với các đánh giá về các thiết bị điện
dân dụng. Các thông tin về sản phẩm và hồ sơ khách hàng (đặc biệt là thói
quen, sở thích của khách hàng) sẽ là những thông tin đầu vào của hệ tư vấn và
cho ra sản phẩm phù hợp với khách hàng.
d. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Lọc dựa vào nội dung.
- Lọc cộng tác.
- Hệ tư vấn.
- Các thiết bị điện dân dụng.
Phạm vi nghiên cứu:

- Hệ tư vấn cho người dùng trong việc lựa chọn các thiết bị điện dân dụng.

10


e. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp các thông tin liên quan, lựa chọn các cách tiếp cận đã được
áp dụng thành công, tiến hành đánh giá kết quả.
- Các tư liệu và thông tin liên quan chủ yếu được thu thập, tổng hợp từ
các nguồn sau: Các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước,
internet,... Trao đổi với thầy hướng dẫn và các đồng nghiệp cùng lĩnh vực
nghiên cứu.
- Trao đổi thông qua seminar hoặc tham gia báo cáo tại các hội thảo
khoa học nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, cách trình bày bài báo khoa
học và kiểm chứng đánh giá các kết quả nghiên cứu.
f. Dự kiến đóng góp mới
Người dùng lựa chọn các thiết bị điện dân dụng phù hợp với sở thích
tốn nhiều công sức và thời gian. Do đó, xây dựng hệ tư vấn các thiết bị điện
dân dụng cho người dùng có ý nghĩa thực tiễn, tạo thêm một công cụ hỗ trợ
mọi người lựa chọn các thiết bị điện dân dụng phù hợp với sở thích.

11


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN DÂN DỤNG
VÀ HỆ TƯ VẤN
1.1 Khái niệm về các thiết bị điện dân dụng
Thiết bị điện dân dụng là tên gọi chỉ chung cho những vật dụng, mặt
hàng, thiết bị được trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, tiện ích

nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với
một gia đình, hộ gia đình. Thông thường thiết bị điện dân dụng đề cập đến các
thiết bị điện, điện lạnh gia dụng có công dụng phục vụ cho sinh hoạt và một
số chức năng trong gia đình, chẳng hạn như nấu ăn hoặc làm lạnh, bảo quản
thực phẩm, âm thanh, ánh sáng.
Phân loại
Thiết bị điện dân dụng bao gồm thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện
tử gia dụng (hay hàng điện tử gia dụng):


Thiết bị giặt ủi: máy giặt, máy sấy khô quần áo, bàn ủi



Thiết bị nhà bếp:

o

Nấu ăn và nướng: lò, lò nướng, lò vi ba, bếp điện

o

Rửa: Máy rửa chén

o

Làm mát và làm đông lạnh: tủ lạnh, tủ đông,...

o


Thiết bị điện nhỏ: máy trộn, máy pha cà phê, những máy chế biến

thực phẩm, máy xay sinh tố, máy nướng bánh mì, ấm đun nước,...


Điều hòa phòng: quạt, quạt sưởi, độ ẩm, máy điều hòa không khí,

máy lạnh


Thiết bị làm sạch: máy hút bụi, máy đánh bóng sàn,...



Thiết bị chiếu sáng: đèn điện, đèn bàn

12




Thiết bị chăm sóc cá nhân: máy sấy tóc, máy cạo râu, kẹp định hình

tóc bằng nhiệt,...


Thiết bị tỏa nhiệt: lò sưởi,




Thiết bị khéo tay: máy may, máy khoan cầm tay



Thiết bị đo lường: cân, nhiệt kế kỹ thuật số



Thiết bị giải trí (thiết bị điện tử tiêu dùng): Máy truyền hình, LCD và

DVD, máy quay phim, máy ảnh,


Thiết bị văn phòng: điện thoại, máy in nhỏ, máy fax...

1.2 Quy trình lựa chọn thiết bị điện dân dụng
Trong thực tế hiện nay, khi một khách hàng có nhu cầu mua thiết bị
điện dân dụng nào đó, thường thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu mua thiết bị điện để phục vụ mục đích
xác định nào đó.
Bước 2: Thu thập thông tin về tính năng, giá cả và xu hướng thịnh hành
của các thiết bị điện thông qua:
- Lướt qua các cửa hàng, đại lý, siêu thị bán thiết bị điện.
- Xem các thông tin về thiết bị điện trên google hoặc các trang web
của các siêu thị, cửa hàng.
- Hỏi thông tin về các thiết bị điện thông qua người quen.
Bước 3: Đưa ra quyết định mua sản phẩm thiết bị điện xác định.
Ví dụ 1.1: Lựa chọn máy giặt:
Bước 1: Khách hàng A có nhu cầu mua thiết bị điện là máy giặt phục
vụ công việc gia đình có 4 thành viên.

Bước 2: Hỏi bạn bè với nhu cầu mua máy giặt cho gia đình có 04 thành
viên, khách hàng A xác định được dung lượng của máy giặt khoảng 6 đến 7
kg. Tiếp theo, khách hàng A hỏi các nhân viên tư vấn tại các siêu thị điện máy
hoặc tìm hiểu các thông tin trên các trang web của các siêu thị điện máy để

13


biết nên mua máy giặt của hãng sản xuất nào, giá thành ra sao. Bên cạnh đó,
khách hàng A cũng tra cứu các thông tin về máy giặt trên trang web của siêu
thị điện máy Media Mart và HC được các kết quả như trên Hình 1.1 và 1.2:

Hình 1. 1Kết quả tra cứu trên trang Web của siêu thị điện máy Media Mart.

Hình 1. 2 Kết quả tra cứu trên trang Web của siêu thị điện máy HC.

14


Bước 3: Để đưa ra được quyết định mua thiết bị máy giặt Panasonic,
khách hàng A căn cứ vào giá thành, hãng sản xuất, tính năng kỹ thuật của
máy giặt Panasonic (tham khảo trên hai trang web trên) và xu hướng thịnh
hành về máy giặt Panasonic.
Qua ví dụ này chúng ta nhận thấy:
- Với thông tin trên hai trang web của hai siêu thị, khách hàng A cảm
nhận có quá nhiều chủng loại, giá thành và tính năng khác nhau.
- Khách hàng A vẫn chưa cảm thấy yên tâm vì còn nhiều trang web
của các siêu thị, cửa hàng khác vẫn chưa được kiểm tra hết.
- Không biết máy giặt đó có đúng là đang được ưa chuộng hay không,
bởi vì nhân viên bán hàng có thể cung cấp thông tin không chính xác về xu

hướng thịnh hành của máy giặt Panasonic do áp lực doanh thu hoặc người
thân đưa ra lời khuyên chưa phản ánh đúng xu hướng về máy giặt này.
Để đảm bảo nhận được thông tin khách quan về sản phẩm và giúp
khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp trong rất nhiều các thiết bị điện
dân dụng, hệ tư vấn thiết bị điện dân dụng là một trong các giải pháp.
1.3 Giới thiệu về hệ tư vấn
Ngày nay, Internet mang đến cho con người rất nhiều tiện ích. Tuy
nhiên nó cũng tạo ra một cuộc bùng nổ thông tin. Trong đó có sự phát triển
của thương mại điện tử, số lượng giao dịch trên internet đang tăng theo cấp số
nhân. Mọi người có thể tìm bất cứ thông tin hoặc sản phẩm thiết bị điện dân
dụng cần thiết qua internet. Tuy nhiên, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian và
gặp khó khăn trong việc tìm sản phẩm thiết bị điện dân dụng hay thông tin
nào phù hợp. Bởi vì có quá nhiều sản phẩm thiết bị điện dân dụng của các
hãng khác nhau được đưa lên Internet.
Một số công cụ tìm kiếm với từ khóa, điển hình như google, yahoo…
và mới đây nhất là Bing, đã giúp chúng ta rất nhiều trong tìm kiếm những

15


thông tin về các sản phẩm thiết bị điện dân dụng cần thiết. Tuy nhiên, hàng
ngày chúng ta phải bỏ ra quá nhiều thời gian để lọc những thông tin về sản
phẩm thiết bị điện dân dụng tìm kiếm được trên Google. Thêm nữa, khách
hàng có thể cũng không hiểu hết nhu cầu của mình, chưa biết được từ khóa
chính xác mình muốn tìm kiếm, do đó rất khó để tìm được thông tin về sản
phẩm mình cần. Điều này dẫn tới yêu cầu phải có các phương pháp tự động
thu thập thông tin về sản phẩm và đưa ra lời khuyên để hỗ trợ cho khách hàng
trong việc lựa chọn sản phẩm. Hệ tư vấn (recommender system) là một giải
pháp để thực hiện công việc này.
“Hệ tư vấn được định nghĩa là một loại hệ thống lọc có khả năng thích

nghi, sử dụng những suy luận rút ra từ thông tin đã biết về khách hàng để tư
vấn cho họ lựa chọn những mục mà họ chưa từng biết.”
1.4 Bài toán của hệ tư vấn
Theo Adomavicius và Tuzhilin [5], trong hầu hết các trường hợp, bài
toán tư vấn được coi là bài toán ước lượng trước thứ hạng (rating) của các sản
phẩm (sách, phim, CDs, nhà hàng, thiết bị điện,…) chưa được khách hàng
xem xét. Việc ước lượng này thường dựa trên những đánh giá đã có của chính
khách hàng đó hoặc những khách hàng khác. Những sản phẩm có thứ hạng
cao nhất sẽ được dùng để tư vấn.
Một cách hình thức, bài toán tư vấn được mô tả như sau:
Gọi C là tập tất cả khách hàng; S là tập tất cả các sản phẩm (items) có
thể tư vấn. Tập S có thể rất lớn, từ hàng trăm ngàn (sách, CD, phim ảnh, nhà
hàng, thiết bị điện,…) đến hàng triệu sản phẩm (như website). Tập C trong
một số trường hợp cũng có thể lên tới hàng triệu khách hàng. Để đo tính hữu
ích của sản phẩm ứng với khách hàng thì người ta đưa ra hàm u tiện ích
u:C×SR trong đó R là tập được sắp thứ tự (ordered). Với mỗi khách hàng

16


cC, chúng ta có thể chọn được sản phẩm s’S sao cho hàm tiện ích của
khách hàng là lớn nhất.
c  C, sc'  arg max uc, s 
sS

(1.1)

Trong hệ tư vấn, độ phù hợp của một sản phẩm thường được cho bằng
điểm, ví dụ khách hàng A đánh giá Tivi Sony “LCD SONY KDL-40W600B
VN3” được điểm 7/10. Tuy nhiên, độ phù hợp có thể là một hàm bất kì tùy

thuộc vào ứng dụng cụ thể. Giá trị của hàm u có thể được xác định bởi khách
hàng hoặc được tính toán bởi công thức nào đó.
Mỗi khách hàng trong không gian C được xác định bởi một hồ sơ
khách hàng (profile). Hồ sơ này có thể gồm rất nhiều loại thông tin: tuổi, giới
tính, thu nhập, … hoặc có thể chỉ gồm một trường mã số khách hàng (id) duy
nhất và sự đánh giá của khách hàng về các sản phẩm. Tương tự, mỗi sản
phẩm trong không gian S cũng được xác định bởi một tập các đặc trưng. Ví
dụ, trong hệ thống tư vấn các thiết bị điện dân dụng, đặc trưng của mỗi thiết
bị có thể là: tên thiết bị, model, nhà sản xuất, sản xuất tại, kích thước, năm sản
xuất, công suất, khối lượng vv. Một cách khái quát, các thành phần chính của
một hệ tư vấn bao gồm:

Hình 1. 3 Các thành phần chính của hệ tư vấn.

17


Đầu tiên, bộ phận học hồ sơ khách hàng phân tích các sở thích khách
hàng. Một khi hệ thống hiểu được khách hàng quan tâm đến điều gì, nó thực
thi một thuật toán tư vấn, so sánh, tổ hợp giữa các hồ sơ khách hàng hoặc giữa
hồ sơ khách hàng với các đặc trưng sản phẩm, sau đó chọn ra tập hợp những
sản phẩm khách hàng có thể ưa thích.
Vấn đề chính của hệ tư vấn là hàm u không được xác định trên toàn
không gian C×S mà chỉ trên một miền nhỏ của không gian đó. Điều này dẫn
tới việc hàm u phải được ngoại suy trong không gian C×S. Thông thường, độ
phù hợp được thể hiện bằng điểm và chỉ xác định trên tập các sản phẩm đã
từng được khách hàng đánh giá từ trước (thường khá nhỏ). Ví dụ, Bảng 1.1 là
đánh giá của một số khách hàng với các thiết bị điện dân dụng mà họ đã sử
dụng (thang điểm từ 0 đến 10, kí hiệu  nghĩa là thiết bị điện dân dụng chưa
được khách hàng cho điểm hoặc khách hàng chưa biết đến sản phẩm này). Từ

những thông tin đó, hệ thống tư vấn phải dự đoán (ngoại suy) điểm cho các
thiết bị điện dân dụng chưa được khách hàng đánh giá, từ đó đưa ra những gợi
ý phù hợp nhất.
Bảng 1. 1. Đánh giá của khách hàng về một số thiết bị điện dân dụng.
Tivi LCD

Máy giặt

Tủ lạnh

Lò vi sóng

SONY KDL-

ELECTROLUX

HITACHI R-

SANYO EM-

40W600B

EWF12732

Z660EG9X(STS)

G7530V

VN3
A


5



7

9

B

9

5

5



C

6

6



8

D






8

9

18


1.5 Phân loại hệ tư vấn
Cách phân loại hệ tư vấn phổ biến nhất là dựa theo phương pháp mà
chúng dùng để sinh ra các tư vấn: tư vấn theo nội dung (content based), tư vấn
lọc cộng tác (collaborative filtering) và tư vấn sử dụng kết hợp cả hai loại
phương pháp trên.
Phương pháp tư vấn theo nội dung được xây dựng trên giả định: khách
hàng thường muốn tìm cái giống cái trước đây mà khách hàng đã thích. Hệ
thống phân tích nội dung của những mục mà khách hàng đã đánh giá cao,
chẳng hạn những thiết bị điện dân dụng mà khách hàng đã sử dụng và thích,
từ đó tìm ra những đặc trưng của các mục này. Sau đó hệ thống sẽ lựa chọn
những mục mà khách hàng chưa đánh giá và có nội dung “gần nhất” với các
đặc trưng đó để tư vấn cho khách hàng.

Hình 1. 4 Tư vấn dựa trên nội dung.
Phương pháp lọc cộng tác được xây dựng dựa trên giả định là những
khách hàng có sở thích giống nhau trong quá khứ thì có khả năng trong hiện
tại họ cũng có sở thích giống nhau.


19


Hình 1. 5 Tư vấn dựa trên cộng tác.
Phương pháp lọc kết hợp sử dụng cả lọc cộng tác và lọc nội dung, nhằm
tận dụng ưu điểm và tránh những hạn chế của mỗi phương pháp. Lọc kết hợp
được tiếp cận theo bốn xu hướng chính: kết hợp tuyến tính, kết hợp đặc tính
của lọc nội dung vào lọc cộng tác, kết hợp đặc tính của lọc cộng tác vào lọc nội
dung và xây dựng mô hình hợp nhất cho cả lọc cộng tác và lọc nội dung.
1.6 Kiến trúc hệ tư vấn
Kiến trúc của hệ tư vấn được chỉ ra như sau:
Thông tin
nhân thân

Sở thích
tường minh

KHÁCH HÀNG

Sở thích
không tường
minh

Lọc theo
nội dung
Tiểu sử
khách hàng

Đánh giá
tường minh


Bộ sinh dự
đoán và tư
vấn
Lọc cộng tác

Đánh giá
không tường
minh

Tương tác
khách hàng

Tiểu sử
khách hàng
khác

Các thuộc tính
liên quan khác

Thu thập sở thích

Tạo tư vấn

Hình 1. 6 Cấu trúc hệ tư vấn.

20

Thông báo
kết quả tư

vấn

Tương tác
khách hàng


Theo Zhang 2002 [17] hệ tư vấn lựa chọn được chia làm 3 phần:
- Tương tác với khách hàng.
- Tạo tiểu sử khách hàng.
- Tạo tư vấn.
1.7 Ứng dụng của hệ tư vấn
Phạm vi ứng dụng của hệ tư vấn là rất rộng. Trong thương mại điện tử,
hầu hết các hệ thống này là các hệ thống bán sách, giới thiệu phim, tin tức, đĩa
CD ca nhạc, các trang Web... Kangas 2002 [12] đã tổng hợp một số hệ thống
tư vấn lựa chọn và phân loại theo ứng dụng của chúng như sau:
Phim:
Firefly: Firefly Network, được thành lập vào tháng 3 năm 1995 bởi
một nhóm các kỹ sư của MIT Media Lab và một số người kinh doanh từ đại
học Harvard. Trang web của Firefly đã thay đổi nhiều lần. Ban đầu nó tạo ra
một cộng đồng cho người sử dụng để khám phá nghệ sĩ và Album mới. Sau
đó nó đã được thay đổi để cho phép khách hàng khám phá phim, các trang
web (theo wikipedia).
MovieLens: MovieLens là một hệ tư vấn và trang web cộng đồng ảo
khuyến cáo phim cho người sử dụng để xem, dựa trên sở thích phim của họ và
sử dụng lọc cộng tác. Trang web này là một dự án GroupLens nghiên cứu,
phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Khoa Khoa học Máy tính và Kỹ thuật tại Đại
học Minnesota đã tạo MovieLens trong năm 1997.
IMDb: Internet Movie Database (IMDb) là một cơ sở dữ liệu trực
tuyến của thông tin liên quan đến bộ phim, chương trình truyền hình và trò
chơi video. Bao gồm các diễn viên, nhân viên đoàn làm phim, và nhân vật hư

cấu đặc trưng trong ba phương tiện truyền thông giải trí hình ảnh. Từ năm
2008, một tính năng cũng cho phép khách hàng Mỹ xem ngay lập tức hơn

21


6.000 phim và chương trình truyền hình từ CBS, Sony và các nhà làm phim
độc lập khác nhau. Đây là một hình thức vui chơi giải trí trực tuyến phổ biến
nhất, với hơn 100 triệu người sử dụng mỗi tháng và một sự hiện diện vững
chắc và điện thoại di động phát triển nhanh chóng. IMDb đã được đưa ra vào
ngày 17 tháng 10 năm 1990, và trong năm 1998 đã được mua lại bởi
Amazon.com. Tính đến 30 tháng 9 năm 2013 IMDb có 2.650.400 tiêu đề (bao
gồm tập), 47 triệu khách hàng đăng ký. IMDb được Alexa (Alexa Internet,
Inc là một công ty chi nhánh của Amazon.com cung cấp dữ liệu lưu lượng
truy cập web thương mại) sếp thứ 47, trở thành một của 50 trang web được
truy cập nhiều nhất. />Và một số trang khác như: MovieCritic Mangarate, Morse,
CinemaScreen,
Âm nhạc:
CDNOW.com là một nhà bán lẻ trực tuyến. Công ty được thành lập
vào tháng hai năm 1994 bởi anh em Jason Olim và Matthew Olim của
Ambler, Pennsylvania. CDNow đã trở thành một trang web bán lẻ trong tháng
9 năm 1994.
Sách:
Amazon.com là một công ty thương mại điện tử quốc tế Hoa Kỳ có trụ
sở tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Đây là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế
giới. Amazon.com bắt đầu như là một hiệu sách trực tuyến, nhưng nhanh
chóng đã đa dạng hoá lĩnh vực bán lẻ của mình, bán cả DVD, CD, tải nhạc
MP3, phần mềm máy tính, trò chơi video, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ gỗ,
thực phẩm, và đồ chơi. Amazon đã thành lập trang web riêng biệt tại Canada,
Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Nó cũng cung cấp

vận chuyển quốc tế với các nước nhất định cho một số sản phẩm thiết bị điện

22


dân dụng của mình. Một điều tra năm 2009 cho thấy rằng Amazon là trang
mạng âm nhạc, nhà bán lẻ video của Anh quốc, và nhà bán lẻ tổng thể thứ ba
tại Anh quốc. Công ty này cũng sản xuất điện tử tiêu dùng, đặc biệt là Kindle
sách điện tử Amazon và máy tính bảng Kindle Fire máy tính và là nhà cung
cấp chính của dịch vụ điện toán đám mây.
Barnes&Noble: là nhà bán lẻ sách lớn nhất tại Hoa Kỳ với địa chỉ
/>Web:
Webfilter: Phần mềm kiểm soát nội dung, phần mềm lọc nội dung,
cổng an toàn web, kiểm duyệt, phần mềm lọc web, phần mềm kiểm duyệt nội
dung, và phần mềm ngăn chặn nội dung là những thuật ngữ mô tả phần mềm
được thiết kế để hạn chế hoặc kiểm soát nội dung đọc được phép truy cập, đặc
biệt là khi sử dụng để hạn chế các tài liệu được chuyển qua Internet thông qua
các trang web, e -mail, hoặc các phương tiện khác . Phần mềm nội dung kiểm
soát xác định những nội dung sẽ có sẵn hoặc có thể thường xuyên hơn những
nội dung sẽ bị chặn.
Webwasher: được thành lập vào năm 2002, có một đội ngũ lớn các
nhà phát triển phần mềm, Có một đội ngũ 24/7 hỗ trợ kỹ thuật có sẵn để giúp
bạn bất cứ khi nào bạn cần sự giúp đỡ. WebWatcher cung cấp các bậc cha mẹ
với các công cụ cần thiết để quản lý an toàn internet / an ninh.
Thư viện/Bảo tàng:
ScienceIndex, Active Web Museum, BIRD, ChaffAway.
Tin tức:
Shift, Infoscan, NewsSieve, Borger, RAMA, GroupLens.
Tài liệu:
Fab


23


Thương mại điện tử:
TripMatcher (du lịch), ShopMatcher, (mua bán), E-Markets.
Các ứng dụng khác:
Restaurant recommendation system (WAP), Footprints, Jester
(truyện cười), JobMatcher (việc làm), Levis (đồ jeans), Yenta (mai mối),
Trabble (nhà hàng).
Một số hệ tư vấn lựa chọn thương mại
Tapestry, Fab, Amazon, MovieLens, IMDB (Internet Movie Database).
1.8 Một số hệ thống hỗ trợ lựa chọn sản phẩm thiết bị điện dân dụng
Ngày nay, các loại thiết bị điện dân dụng đóng vai trò không thể
thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trên thị trường hiện có rất nhiều
loại sản phẩm thiết bị điện dân dụng như: quạt điện, máy điều hòa, tủ
lạnh, bình nước nóng, máy giặt,… của nhiều hãng sản xuất khác nhau
như: Toshiba, Sanyo, Hitachi, Panasonic,… Để tìm hiểu và lựa chọn các
sản phẩm thiết bị điện dân dụng phù hợp với sở thích, thẩm mỹ và mục
đích sử dụng hiệu quả, các khách hàng phải xem rất nhiều các Website
của các hãng sản xuất, của các siêu thị điện máy, các công ty cung cấp các
thiết bị điện dân dụng hoặc ra các cửa hàng, siêu thị điện máy tham khảo
trực tiếp. Do đó, việc lựa chọn sản phẩm thiết bị điện dân dụng phù hợp
với nhu cầu sử dụng của khách hàng trở lên rất khó khăn. Để giải quyết
khó khăn này, cần có phương pháp lọc sản phẩm thiết bị điện dân dụng
hiệu quả (loại bỏ các sản phẩm thiết bị điện dân dụng không hữu ích đối
với khách hàng).
Ví dụ giao diện Web của một số Công ty Điện máy và các hãng sản
xuất thiết bị điện dân dụng:


24


×