Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần cảng cam ranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.17 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian được trực tiếp nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty cổ phần
Cảng Cam Ranh, em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Một số
biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Cảng Cam
Ranh”.
Để hoàn thành được bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ em. Cảm ơn các
cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh đã tạo điều kiện cho em
làm việc một cách thuận lợi. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
Phạm Ngọc Thanh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm bài.
Trong thời gian thực hiện khóa luận, em đã cố gắng hết sức để hoàn thiện
bài khóa luận. Tuy nhiên do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu thực tế và
do trình độ kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
sai sót. Em rất mong được quý thầy cô xem xét, bổ sung thêm.
Em xin chân thành cảm ơn.

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận: “Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ
chức của Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh” là bài khóa luận của em, được hình
thành qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các số
liệu, tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng đúng theo yêu cầu trong mẫu luận
văn.
Nếu phát hiện ra có bất kì sự gian lận nào, em xin chịu trách nhiệm về bài
khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

2



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4

Tên bảng biểu
Bảng 1.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh của Công ty 2 năm 2014- 2015
Bảng 1.3 Tổng hợp số lượng nhân viên 2 năm gần đây
Bảng 1.4 Tổng hợp số lượng nhân viên trước và sau điều chỉnh

3

Trang
23
27
45
60


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

1
2

3
4
5

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức trực tuyến
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức chức năng
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức trực tuyến – chức năng
Sơ đồ 1.4: Mô hình cấu trúc ma trận
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cảng Cam

6
7
8

Ranh
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ Cảng Cam Ranh hiện đang khai thác
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ Cảng Cam Ranh dự kiến năm 2020
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sau hoàn thiện

/

4

Trang
12
13
14
18
28
58

59
61


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển cùng với nền
kinh tế Thế giới. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế lớn, kí kết các hiệp định, mở
cửa hội nhập kinh tế đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước cơ hội lớn để
phát triển, mở rộng việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế
cũng đặt ra nhiều thách thức buộc doanh nghiệp phải đối mặt.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển thì cần phải thực hiện tốt, có hiệu quả các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả đòi hỏi doanh
nghiệp cần có những nguồn lực tốt và việc bố trí các nguồn lực đó phải hợp lí.
Con người là nguồn lực hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp; việc sắp xếp,
bố trí cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường là vô cùng
cần thiết. Có những doanh nghiệp trước những khó khăn của sự cạnh tranh đã
không ngừng cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức đem lại những thành công nhất
định trong việc kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động
không hiệu quả, làm ăn thua lỗ, trì trệ do cơ cấu tổ chức cồng kềnh, không khoa
học, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Vậy vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp cần làm gì? Làm như thế nào
để có thể xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý. Bởi vì khi có một cơ
cấu tổ chức khoa học, rõ ràng, thì mới giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa
nguồn nhân lực của mình, phân bổ công việc hợp lý, có các quyết định chính xác
và kịp thời nhằm đạt được mục tiêu hướng tới.
Dựa trên những kiến thức đã được học kết hợp với quá trình thực tế tại
Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh, dưới đây là khóa luận của em với đề tài:
“Một số biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Cảng
Cam Ranh”.


5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
DOANH NGHIỆP
1. 1 Các khái niệm cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
1.1.1Khái niệm về tổ chức
• Một tổ chức được định nghĩa là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp
với nhau để đạt kết quả chung.
• “Theo các giáo sư George P. Huber và Reuben R. McDaniel, chức năng
tổ chức là sự phối hợp các nỗ lực qua việc thiết lập một cơ cấu về cách
thực hiện công việc trong tương quan với quyền hạn. Nói một cách
khác, chức năng tổ chức là tiến trình sắp xếp các công việc tương đồng
thành từng nhóm, để giao phó cho từng khâu nhân sự có khả năng thi
hành, đồng thời phân quyền cho từng khâu nhân sự tùy theo công việc
được giao phó.”[1] “Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz
Weihrich thì công tác tổ chức là việc nhóm gộp các hoạt động cần thiết
để đạt được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho một người
quản lý với quyền hạn cần thiết để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện
cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp.”[2]
• Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm, và người làm
các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ
phận và mỗi cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và các cá
nhân này trong khi tiến hành công việc nhằm thiết lập một môi trường
thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2 Khái niệm cơ cấu tổ chức
• Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006) – Quản trị học – NXB Thống

“ Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong một tổ chức

thành một thể thống nhất với quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành rõ ràng,
nhằm tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá
nhân, mỗi bộ phận hướng tới hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.” [3]
6


• Theo PGS.TS Lê Văn Tâm và PGS.TS Ngô Kim Thanh (2006) – Giáo
trình quản trị doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế quốc dân
“ Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những
trách nhiệm, quyền hạn và bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức
năng quản trị doanh nghiệp” [4]
• Theo Jame H.Donnelly Jr, Jame L.Gibson & Jone M.Ivancench (2001) –
Quản trị học căn bản – NXB Thống Kê.
“ Cơ cấu tổ chức, tương tự như các bộ phận của một cơ thể sống tạo ra
một khuôn khổ trong đó sẽ diễn ra các hoạt động sôi nổi và các quá trình
làm việc của con người” [5]
• Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, từ những phân tích và tiếp cận
với tư cách là chức năng của hoạt động quản lý, chúng ta có thể hiểu: Cơ
cấu tổ chức là tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác
nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, chuyên môn hóa theo
những mục tiêu, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm
bảo các mục tiêu chung đã được xác định.
1.2 Các lý luận cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết của cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng.
Một doanh nghiệp nếu xây dựng được một cơ cấu tổ chức khoa học, đúng đắn,
phù hợp với hoạt động của doanh nghiêp thì các hoạt động sản xuất kinh doanh
diễn ra trong doanh nghiệp sẽ trở nên thuận lợi, có hiệu quả.
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức tạo ra nền móng cho hoạt động của tổ chức nói

chung và hoạt động quản trị nói riêng.
Thứ hai, mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều cần có sự sắp xếp, bố trí
các công việc gắn với con người, đối tượng nào đó. Nếu xây dựng được một cơ
cấu tổ chức tốt thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc, ngược lại nếu cơ cấu
tổ chức cồng kềnh, yếu kém, sự phân công công việc giữa các bộ phận, nhân
viên không hợp lý thì sẽ gây lãng phí nguồn lực mà hiệu quả công việc không
cao.
Thứ ba, khi xây dựng được một cơ cấu tổ chức tốt sẽ giúp khai thác một
cách triệt để các nguồn lực của doanh nghiệp, rút ngắn đường dây liên lạc giữa
7


cấp trên với cấp dưới, tạo ra sự mạch lạc, phân chia rõ ràng quyền hạn và trách
nhiệm giữa các bộ phận. Từ đó tạo điều kiện cho người lao động có thể phát huy
tốt nhất năng lực, sở trường của họ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
công việc.
Thứ tư, tạo ra văn hóa công ty- nền tảng của sự hợp tác của các nhân viên
trong công ty để nhằm đạt được mục đích chung. Các cá nhân trong doanh
nghiệp xác định được ý thức trách nhiệm và khả năng của mình để phấn đấu xây
dựng doanh nghiệp vững mạnh, là một yếu tố cấu thành trong văn hóa công ty.
Do đó ta thấy, cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp có vai rò hết sức quan
trọng. Vì vậy cần phải cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
nhằm giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Đặc điểm của cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp có ba đặc điểm sau:
“Tính tập trung: phản ánh mức độ tập trung hay phân tán quyền lực của tổ
chức cho các bộ phận hay cá nhân. Nó thể hiện sự phân bổ quyền hạn ra quyết
định trong hệ thống thứ bậc của tổ chức.
Tính phức tạp: thể hiện số lượng các cấp, các phòng ban trong cơ cấu tổ
chức. Nếu có nhiều cấp, nhiều phòng ban và có nhiều mối liên hệ trong tổ chức

thì tính phức tạp càng cao và ngược lại. Cơ cấu tổ chức nào càng nhiều tầng,
nhiều cấp trung gian thì tính phức tạp càng cao và ngược lại.
Tính tiêu chuẩn hóa: phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành
vi của mỗi bộ phận. Nếu mức độ ràng buộc càng cao, càng chặt chẽ thì ta nói
tính tiêu chuẩn hóa càng cao. Tiêu chuẩn hóa là quá trình phát triển các thủ tục
của tổ chức mà theo đó các thành viên có thể hoàn thành công việc của họ theo
một cách thức thống nhất thích hợp.” [6]
1.2.3 Các yêu cầu của cơ cấu tổ chức
Khi xây dựng và thiết kế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cần đáp ứng
được các yêu cầu sau.
Một là, đảm bảo yêu cầu của chiến lược sản xuất kinh doanh: cơ cấu tổ
chức xác định những công việc phải làm và làm như thế nào do đó nó liên quan
đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức phải gắn
kết được con người với các chức năng nhiệm vụ và kết nối những hoạt động này
thành các bộ phận, phòng ban khác nhau. Mỗi một bộ phận phải phát triển
8


những khả năng khác biệt thông qua các hoạt động tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp làm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi ích cho doanh nghiệp. Như vậy
mỗi chức năng cần có trong cơ cấu tổ chức phải được thiết kế một cách rõ ràng,
chuyên môn hóa nhằm đạt năng suất cao. Tuy nhiên khi các bộ phận đạt đến
mức chuyên môn hóa cao dễ dẫn đến việc chỉ chú trọng theo đuổi các mục tiêu
riêng của mình mà xem nhẹ mục tiêu chung. Vì vậy cần phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các phòng ban, các cấp.
Thứ hai, đảm bảo tính tối ưu. Cơ cấu tổ chức là phương tiện để các nhà
quản trị phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, phòng ban khác nhau nhằm khai
thác triệt để khả năng, năng lực của họ. Các nhà quản trị phải xây dựng cơ chế
sao cho có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, tận dụng tối đa, hiệu quả
các nguồn lực.

Thứ ba, đảm bảo tính linh hoạt. Cơ cấu tổ chức hữu hiệu tạo ra tính ổn
định cho doanh nghiệp để nó thực hiện thành công các chiến lược và duy trì lợi
thế cạnh tranh hiện tại, đồng thời cũng cung cấp tính linh hoạt cần thiết để phát
triển các lợi thế cạnh tranh cho chiến lược tương lai. Nói cách khác, tính ổn định
của cơ cấu cung cấp cho công ty khả năng quản trị các công việc hàng ngày một
cách kiên định và có thể dự báo trước. Trong khi đó tính linh hoạt của cơ cấu
cung cấp các cơ hội khai thác các khả năng cạnh tranh, phân bổ nguồn lực cho
các hoạt động nhằm định dạng lợi thế cạnh tranh của công ty để nó thành công
trong tương lai.
Thứ tư, đảm bảo tính tin cậy. Khi cơ cấu tổ chức phức tạp thì sẽ phát sinh
vấn đề thông tin bị sai lệch. Thông tin thì được truyền xuống dưới hoặc truyền
lên trên trong cơ cấu tổ chức, các cấp quản trị khác nhau có thể hiểu sai thông
tin do cắt xén thông tin một cách tình cờ hoặc cố ý. Trong các trường hợp đó,
thông tin truyền đi sẽ bị ảnh hưởng khi tới nơi. Do vậy cơ cấu tổ chức phải được
xây dựng đảm bảo tính chính xác của thông tin trong hệ thống, qua đó các hoạt
động của các bộ phận, phòng ban, đơn vị được phối hợp một cách nhịp nhàng,
chính xác, có hiệu quả.
Thứ năm, đảm bảo tính kinh tế. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải
xây dựng trên cơ sở tiết kiệm chi phí và tối đa hiệu quả kinh tế. Cơ cấu tổ chức
9


càng phức tạp thì chi phí quản lý càng cao. Khi doanh nghiệp chuyên môn hóa
cao, các nhà quản trị càng đóng vai trò đặc biệt và càng cần các nguồn lực để
mỗi nhà quản trị thực hiện vai trò của mình một cách hiệu lực. Lúc đó càng cần
nhà quản trị có trình độ cao, trả lương cao và càng cần nhiều nhân viên, cuối
cùng là chi phí cao.
1.2.4 Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức
Khi xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cần tuân theo các nguyên
tắc sau

Nguyên tắc chỉ huy: theo nguyên tắc này, mỗi nhân viên chỉ nhận lệnh từ
một người lãnh đạo- cấp trên trực tiếp. Nguyên tắc này giúp cho việc thực hiện
các hoạt động trong doanh nghiệp được nhất quán, tránh tình trạng cấp dưới phải
nhận những chỉ thị trái ngược nhau từ các cấp trên khác nhau và không biết phải
làm thế nào.
Nguyên tắc gắn với mục tiêu: bộ máy cơ cấu phải gắn liền với mục tiêu
của doanh nghiệp. Dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp mà sắp xếp, bố trí các
phòng ban, phân chia nguồn lực sao cho phù hợp, có như vậy mới đảm bảo thực
hiện tốt các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu
bộ máy tổ chức xa rời mục tiêu của doanh nghiệp sẽ dẫn tới việc doanh nghiệp
hoạt động không hiệu quả.
Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối: để nâng cao hiệu quả làm việc thì
cần thực hiện chuyên môn hóa trong doanh nghiệp. Mỗi phòng ban chịu trách
nhiệm về một lĩnh vực chuyên môn. Việc chuyên môn hóa sẽ tạo ra năng suất
cao trong công việc. Các trách nhiệm và quyền hạn giữa các phòng ban cần
được phân định rạch ròi và có sự cân đối hợp lí.
Nguyên tắc linh hoạt: cơ cấu tổ chức phải có tính linh hoạt, mềm dẻo, đối
phó kịp thời sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Nguyên tắc hiệu quả: cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả
trên cơ sở giảm thiểu chi phí.

10


1.3

Một số mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp

1.3.1 Mô hình cơ cấu trực tuyến
Sơ đồ 1.1

Giám đốc

Phó giám đốc
kinh doanh

Phó giám đốc kĩ
thuật

Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
đầu tưtài

quản lí
kinh
chínhchất
Đây
là loại hình cơ cấu
tổ chức đầu tiênthuật
và đơn giản nhất trong doanh
doanh
kế toán
lượng
nghiệp. Trong bộ máy tổ chức này thì quyển hành tập trung cao độ trong tay
một
người. Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên không nhiều. Mọi thông
tin đều tập trung về cấp quản trị cao nhất để xử lý và mọi quyết định cũng xuất
phát từ đây. Mỗi nhân viên chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp quản trị trực tiếp.
Ưu điểm: bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí, kiểm

soát và điều hành dễ dàng. Các quyết định được đưa ra và tổ chức thực hiện một
cách nhanh chóng, kịp thời đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
Nhược điểm: mô hình này đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức tổng hợp,
sâu rộng để điều hành tốt mọi công việc. Nhà quản trị phải giải quyết tất cả mọi
việc dễ dẫn đến quá tải, đồng thời việc tự quyết định mọi việc của nhà quản trị
dễ dẫn đến việc đưa ra các quyết định mang tính chủ quan, độc đoán.
Mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ.

11


1.3.2 Mô hình cơ cấu chức năng
Sơ đồ 1.2
Giám đốc

Phó giám đốc
kinh doanh

Phòng
kinh
doanh

Phòng
kế
hoạch

Phó giám đốc tài
chính

Phó giám đốc kĩ

thuật

Phòng
kế
toán

Phòng

thuật

Phòng
nhân sự

Phòng
KCS

Trong mô hình này lãnh đạo tuyến trên lẫn lãnh đạo tuyến chức năng đều
có quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến chức năng của họ cho các
bộ phận cấp dưới. Mô hình này chia tổ chức thành các đơn vị, các phòng ban
trong đó mỗi phòng ban đảm nhận một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Các chức
năng giống hoặc gần giống được gộp thành một tuyến chức năng như: tài chính,
nhân sự, sản xuất,…
Ưu điểm: mô hình này thúc đẩy sự chuyên môn hóa hoạt động trong
doanh nghiệp giúp các nghiệp vụ trong doanh nghiệp được thực hiện một cách
nhanh chóng, hiệu quả. Nó tạo điều kiện cho cá nhân phát huy được năng lực, sở
trường của mình, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân.
Việc chuyên môn hóa theo từng tuyến chức năng giúp công việc quản lý có tính
chuyên môn sâu hơn, các quyết định đưa ra có chất lượng hơn, giảm bớt được
gánh nặng cho nhà quản trị cấp cao nhất ngoài ra còn tránh sự trùng lặp về
nguồn lực và việc phối hợp trong nội bộ lĩnh vực chuyên môn.

Nhược điểm: vi phạm chế độ một thủ trưởng. Một cấp dưới có nhiều cấp
trên. Đôi khi xảy ra mâu thuẫn do chỉ thị của các cấp trên ngược nhau. Việc
12


chuyên môn hóa sâu đôi khi sẽ dẫn đến các bộ phận chức năng chỉ chú ý đến
việc đạt mục tiêu của bộ phận mà xa rời mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các
nhà quản trị từng bộ phận chỉ chú ý đến bộ phận mình nên tầm nhìn chung giảm,
hạn chế sự phối hợp giữa các bộ phận, tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức giảm.
1.3.3 Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng
Sơ đồ 1.3
Giám đốc
Phó giám đốc

Phòng kế toán

Phòng nhân sự

Phòng kinh doanh

Phòng kĩ thuật

Các đơn vị sản xuất
Cơ cấu tổ chức này là sự kết hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến và cơ cấu
chức năng. Mệnh lệnh vẫn truyền đi theo đường thẳng. Lãnh đạo các phòng
chức năng làm công tác tham mưu, giúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn
cho thủ trưởng. Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng chỉ mang tính chất tư
vấn về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị sản xuất. Các đơn vị này nhận mệnh
lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị sẽ đưa ra quyết định sau
khi đã tham khảo ý kiến từ các phòng ban chức năng.

Ưu điểm: thực hiện được chế độ một thủ trưởng, phát huy được chuyên
môn của từng bộ phận nhưng vẫn giữ được tính tập trung chỉ huy của thủ
trưởng. Tận dụng được các chuyên gia. Nó cũng khắc phục được những nhược
điểm của hai cơ cấu trực tuyến và chức năng. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phối hợp hoạt động của các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt
đến mục tiêu chung. Đảm bảo được tiêu chí tiết kiệm chi phí.
13


Nhược điểm: cơ cấu tổ chức này khá phức tạp, cần nhiều người tham mưu
cho lãnh đạo dễ gây lãng phí nguồn lực nếu có sự bố trí không phù hợp. Xuất
hiện những mâu thuẫn trái ngược nhau giữa các phòng ban, bộ phận.
1.3.4 Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
Sơ đồ 1.4
Tổng giám đốc
Giám đốc
sản xuất

Giám đốc
kinh doanh

Giám đốc
nhân sự

Giám đốc
marketing

Giám đốc
dự án A
Giám đốc

dự án B

Cơ cấu tổ chức ma trận là kiểu cơ cấu tổ chức hiện đại, hiệu quả. Cơ cấu
này được xây dựng trên cơ sở kết hợp cơ cấu trực tuyến và các chương trình
mục tiêu và quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động. Trong cơ cấu tổ chức này, các
cán bộ quản lý chức năng và quản lý theo dự án có vị thế ngang nhau. Họ chịu
trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm quyền ra quyết định
thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách.
Ưu điểm: cơ cấu tổ chức ma trận giúp giảm bớt gánh nặng cho người lãnh
đạo. Cấp quản trị trung gian có quyền ra quyết định trong phạm vi quyền hạn
của mình và phải đảm bảo được sự thống nhất, phối hợp với các bộ phận khác.
Cơ cấu tổ chức có tính linh hoạt, mềm dẻo, tận dụng được các nguồn lực của
doanh nghiệp để thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau. Có thể luân chuyển công
tác của nhân viên để đào tạo, phát triển năng lực của họ. Qua các dự án khác
nhau giúp nhân viên tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, đào tạo được
đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
14


Nhược điểm: vi phạm nguyên tắc thống nhất chỉ huy, theo đó tồn tại song
song hai tuyến lãnh đạo trực tiếp nên dễ nảy sinh mẫu thuẫn trong việc thực hiện
mệnh lệnh. Xảy ra tranh chấp quyền lực giữa các bộ phận.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
1.4.1 Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh
nghiệp, nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do
đó nó ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế: khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh
nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình. Vì vậy cơ cấu tổ chức
của doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi - phức tạp hơn. Nếu nền kinh tế duy trì

ở mức ổn định hoặc có chiều hướng suy thoái thì doanh nghiệp cần tìm cách tối
ưu hóa cơ cấu tổ chức, đơn giản lại bộ máy quản lí nhằm đảm bảo tính hiệu quả
và tiết kiệm.
Môi trường chính trị - pháp luật: nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại
hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh do đó nó có ảnh hưởng đến việc xây
dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Mặc khác, một đất nước có môi trường
chính trị - pháp luật ổn định sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư. Điều này tạo điều
kiện tốt cho việc phát triển kinh doanh của công ty. Và kéo theo đó là sự thay
đổi của cơ cấu tổ chức để phù hợp hơn với tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
Môi trường văn hóa- xã hội: nó ảnh hưởng đến nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng. Nó quyết định việc doanh nghiệp sẽ kinh doanh, cung cấp mặt
hàng gì và vì vậy nó có ảnh hường gián tiếp đến việc doanh nghiệp lựa chọn loại
hình cơ cấu tổ chức. Môi trường văn hóa- xã hội còn ảnh hưởng đến tác phong
làm việc của nhân viên, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất làm việc. Từ đó
có tác động đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
15


1.4.2 Nhân tố chủ quan
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: khi xây dựng cơ cấu tổ chức
phải đảm bảo nguyên tắc “cơ cấu tổ chức phải đi theo và đáp ứng yêu cầu của
hoạt động sản xuất kinh doanh”. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà doanh
nghiệp lựa chọn cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp. Sự thay đổi chiến lược kinh
doanh có thể dẫn đến sự điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhưng điều này là không bắt
buộc.
Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp có chức năng,
nhiệm vụ khác nhau. Điều này thể hiện ở những công việc khác nhau và đòi hỏi
phải có những kiến thức, kĩ năng, phương tiện kĩ thuật khác nhau để thực hiện
tức là cần có những nguồn lực khác nhau và cách thức sử dụng, phân bổ những

nguồn lực đó cũng phải khác nhau. Mỗi một cơ cấu tổ chức phải thể hiện những
điểm khác biệt riêng của mình. Do đó, với mỗi doanh nghiệp có nhiệm vụ kinh
doanh khác nhau thì cơ cấu tổ chức cũng có sự khác nhau.
Quy mô của doanh nghiệp: quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ cấu tổ chức. Doanh nghiệp có quy mô hoạt động càng lớn thì cơ cấu
tổ chức càng phức tạp, càng nhiều cấp trung gian, nhiều đơn vị, nhân viên và
ngược lại.
Trình độ lao động và trang thiết bị quản trị: trình độ lao động và trang
thiết bị quản trị có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng tổng
hợp, đảm nhận được nhiều vị trí thì sẽ tận dụng khai thác hết được tiềm năng
nhân lực, tinh giảm được số nhân viên không cần thiết, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ
hơn. Việc nhân viên sử dụng thành thạo các thiết bị quản trị cũng rất quan trọng.
Khi nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm, chương trình quản
trị thì sẽ giảm đi được lượng công việc phải xử lý thủ công, tiết kiệm thời gian,
nguồn lực. Do đó cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cũng sẽ gọn nhẹ, hiệu quả.

16


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CAM
RANH
2.1.Thông tin khái quát về công ty
“Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẨN CẢNG CAM
RANH
Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): CAM RANH JOINT STOCK COM PANY
Tên doanh nghiệp (viết tắt): CAM RANH PORT
Địa chỉ: 29 Nguyễn Trọng Kỷ, phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh,
tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3854307- 3854565

Fax: 058.3854536
Email:
Website:
Tổng giám đốc: Phạm Hữu Tấn
Số giấy chứng nhận phù hợp cảng biển: ISPS/SoCPF/024/VN
Cấp ngày: 10/7/2009
Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang
Vị trí Cảng: 11054’N- 109009’E
Điểm đón hoa tiêu: 11048.5’N- 109012.5’E
Chế độ thủy triều: bán nhật triều (chênh lệch bình quân 1,5m)
Giấy phép thành lập
Ngành nghề kinh doanh: khai thác cảng biển
Mã số thuế: 4200272350” [7]
2.2 Quá trình hình thành và phát triển
Cảng Cam Ranh trước đây tên gọi là Cảng Ba Ngòi được xây dựng năm
1949 thời Pháp thuộc. Theo quyết định số 933/QĐ-TTC BLĐ V/v chuyển giao
nguyên trạng Cảng Ba Ngòi từ Cảng Nha Trang – Ba Ngòi về địa phương.
UBND tỉnh Khánh Hoà đã có quyết định số 1039/QĐ-UB ngày 11/09/1991
thành lập Cảng Ba Ngòi dưới sự quản lý chuyên ngành của sở GTVT tỉnh
Khánh Hoà.
Ngày 31/10/2007, Cảng Ba Ngòi được UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức
bàn giao cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Song song với các dự án đầu tư
phát triển, Cảng Ba Ngòi đã nhanh chóng tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp
thành công ty TNHH một thành viên theo chủ trương “sắp sếp, đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước” mà Nghị quyết hội nghị
lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra. Đồng thời với việc đổi tên
17


thành Cảng Cam Ranh để nâng tầm thương hiệu và tương xứng với vị thế và

tiềm năng phát triển của Cảng. Sau hơn một năm chuẩn bị các thủ tục và chuẩn
bị các điều kiện cần thiết theo quy định, ngày 16/01/2009 Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải có Quyết định số 168/QĐ-BGTVT chuyển đổi Cảng Ba Ngòi trực
thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, thành Công ty TNHH một thành viên
Cảng Cam Ranh, 100% vốn nhà nước. Căn cứ Quyết định số 38/QĐ-HHVN
ngày 28/01/2015 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam về việc phê duyệt
phương án cổ phần hóa và chuyển công ty TNHH MTV Cảng Cam Ranh thành
công ty CP Cảng Cam Ranh, Ngày 12/6/2015 công ty đã tổ chức Đại hội đồng
cổ đông lần thứ nhất thành lập Công ty cổ phần. Ngày 25/6/2015 công ty chuyển
chính thức sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh.
Những bước chuyển mình của công ty được bắt đầu từ khi UBND tỉnh
Khánh Hòa quyết định tiến hành đầu tư cho việc sửa chữa và nâng cấp và mở
rộng cầu Cảng vào năm 1995. Hiện tại Cảng Cam Ranh chiều dài bến chính khai
thác là 362 mét, độ sâu tiếp nhận được các loại tàu có trọng tải lên tới 50.000
DWT. Các trang thiết bị và hệ thống kho bãi cũng được thực hiện đầu tư song
song với quá trình đầu tư cầu cảng đã đưa năng lực xếp dỡ hàng ngày càng tăng
cao. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị, Cảng Cam Ranh cũng dần
đổi mới công tác quản lý khai thác Cảng, chú trọng công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực để từng bước mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tại
cảng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Cùng với công tác phát triển sản xuất kinh doanh, Cảng Cam Ranh luôn
thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy
Cảng Cam Ranh luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu góp phần đẩy mạnh
công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tỉnh Khánh Hoà và các
tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Với đường lối phát triển đúng
đắn và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên, Cảng Cam Ranh đã
được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý.
2.3 Lĩnh vực kinh doanh
Bảng 1.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Cảng Cam Ranh
18



STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tên ngành

Mã ngành

Bốc xếp hàng hóa

5224

Vận tải hành khách đường bộ khác

4932


Vận tải hàng hóa đường bộ

4933

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

5012

Vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa

5021

Vận tải hàng hóa thủy nội địa

5022

Vận tải hành khách ven biển, viễn dương

5011

Đại lý du lịch

7911

Điều hành tour du lịch

7912

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày


5010

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5610

Dịch vụ hỗ trợ quảng bá liên quan tới tour du lịch

7920

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

5210

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường thủy

5222

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi

5229

tiết: dịch vụ logistic, dịch vụ giao nhận, kiểm đếm, đóng
gói, nâng hạ hàng hóa, môi giới thuê tàu biển; cung ứng
dịch vụ hàng hải, dịch vụ đại lí tàu biển; sửa chữa tàu
biển; lai dắt tàu sông, tàu biển; dịch vụ cứu hộ, cứu nạn
19



tàu sông, tàu biển; vệ sinh tàu và các hoat động phụ trợ
vận tải; dịch vụ vận tải; dịch vụ đại lí vận tải dường
16

biển; dịch vụ khai thuê hải quan.
Kinh doanh bất động sản; quyền sử dụng đất thuộc chủ

17

sở hữu; chủ sử dụng hoặc đi thuê: kho, bãi, văn phòng
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác, chưa được
phân vào đâu. Chi tiết: dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa

18
19
20
21
22
23
24

4290

Sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải

3315

Sửa chữa máy móc, thiết bị

3312


Sửa chữa thiết bị điện

3314

Sửa chữa thiết bị khác

3319

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

3320

Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn. Chi tiết: sửa

Gia công cơ khí, xử lí, tráng phủ kim loại

26

Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác. Chi tiết: vệ sinh

27

contaimer
Sản xuất các sản phảm khác từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ
tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện. Chi tiết: chế biến

28

dăm gỗ, mua bán nguyên vật liệu chế biến dăm gỗ

Bán lẻ nguyên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên

29

doanh
Bán buôn các nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm
liên quan

30
31

8299

Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác

chữa container
25

6810

3311
2592
8129

1629

4730
4661

Cung ứng, quản lí nguồn nhân lực


7830

Cho thuê xe có động cơ

7710
20


32

Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

7730

2.4 Điều kiện cơ sở vật chất
- Cầu bến: cầu bến chính số 1 và cầu bến chính số 2 nằm liền kề nhau có
tổng chiều dài là 362m
- Luồng vào cảng và vùng neo đậu
- Kho bãi:
• tổng diện tích kho chứa hàng: 15.500m2
• tổng diện tích bãi chứa hàng: 30.000m2
• sức chứa tổng cộng: 100.000 tấn
- Thiết bị chính:
• tàu lai: 960HP và 1.500HP
• trạm cân điện tử 80 tấn
• 9 cẩu bờ: 10- 40 tấn
• 5 gàu ngoạm: 1,4- 8,0 m3
• 60 xe xúc, đào, gạt, xe nâng và xe tải các loại
2.5 Mục tiêu hoạt động

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động đầu tư,
kinh doanh dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa;
tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập tốt cho người lao động; tăng cổ tức
cho cổ đông; đóng góp Ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng
lớn mạnh.
Tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty nhằm tăng cường tích lũy, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa
và hợp tác sản xuất, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả đầu tư và kinh
doanh, uy tín và khả năng cạnh tranh.

21


2.6 Kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm gần đây
Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh của công ty hai năm gần đây
Đơn vị: VND

22


1
2
3
4
5
6
7
8
9


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

83.323.423.890

91.655.766.280

Giá vốn hàng bán

68.975.747.780

75.873.322.550

Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ

14.347.114.610

15.781.826.070

728.560.670

801.416.737

Chi phí tài chính

1.828.874.681

2.011.732.449

Chi phí bán hàng


369.472.745

406.420.019

Chi phí quản lý kinh doanh

9.492.389.686

10.441.628.650

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

3.428.938.165

3.771.831.982

Thu nhập khác

2.510.637.049

Doanh thu hoạt động tài chính

10 Chi phí khác

2.761.700.754

588.122.557

646.934.812


11 Lợi nhuận khác

1.922.514.492

2.114.765.941

12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

5.351.452.657

5.886.597.923

13 Chi phí thuế TNDN hiện hành

1.337.863.164

1.471.649.481

14 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

-

15 Lợi nhuận sau thuế

4.013.589.511

16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

-


Đơn vị: VND

23

4.414.948.442
-


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CẢNG CAM RANH
3.1 Bộ máy cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.8 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Cảng Cam Ranh
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc

Phòng
hành chính
tổng hợp

Phòng tổ
chức tiền
lương

Phòng kĩ
thuật công
nghệ


Xí nghiệp
khai thác
xếp dỡ

Phòng kinh
doanh đầu


Phòng tài
chínhPhòng
kế Tài
chính Kế
toán

Xí nghiệp
dịch vụ
thương mại

Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh có cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến
chức năng.
Đứng đầu Công ty là Đại hội đồng cổ đông. Tiếp dưới là Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
Công ty được chia thành 5 phòng ban. Mỗi phòng ban lại có những chức
năng, nhiệm vụ khác nhau, gồm: phòng hành chính tổng hợp, phòng tổ chức- tiền
lương, phòng kĩ thuật- công nghệ, phòng đầu tư- kinh doanh, phòng kế toán- tài
chính.
24

toán



Công ty có hai xí nghiệp trực thuộc đó là xí nghiệp khai thác xếp dỡ, và xí
nghiệp dịch vụ thương mại.
Ưu điểm: kết hợp được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng.
Quyền hành được tập trung trong tay thủ trưởng. Việc ra quyết định được thực hiện
nhanh chóng, dứt khoát. Công ty được chia thành các phòng ban có tính chuyên
môn hóa cao, công việc được giải quyết có chất lượng hơn, hỗ trợ đắc lực cho
Tổng giám đốc trong việc ra quyết định. Việc đào tạo nhân sự cho từng phòng ban
cũng trở nên đơn giản hơn vì chỉ chuyên về một số nghiệp vụ của phòng ban mình.
Nhược điểm: vì tính chuyên môn hóa cao, nhiều phòng ban quá tập trung
vào mục tiêu riêng của đơn vị mình mà xa rời mục tiêu chung của Công ty. Có sự
cạnh tranh về nguồn lực. Giữa các phòng ban đôi khi xảy ra mâu thuẫn. Sự phối
hợp giữa các phòng ban còn chưa được ăn ý lắm. Việc truyền đạt thông tin đôi khi
còn chậm trễ, sai lệch làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc.
3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
“ 3.2.1 Phòng hành chính tổng hợp
a) Chức năng
Tham mưu cho tổng giám đốc chỉ đạo, quản lí điều hành về các lĩnh vực:
- Hành chính, quản trị văn phòng.
- An ninh quốc phòng, an ninh cảng biển, an ninh trật tự, bảo vệ cơ quan,
phòng chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy.
- Công tác thư kí công ty và pháp chế công ty.
- Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe người lao động.
b) Nhiệm vụ
Về công tác quản trị hành chính văn phòng
- Công tác văn thư, lưu trữ: tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, tài liệu
đi- đến; quản lý sử dụng con dấu; quản lý cấp giấy giới thiệu, giấy công tác;
25



×