Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ, hạ GIÁ THÀNH vận tải tại CÔNG TY TNHH vận tải KIM LIÊN p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.13 KB, 58 trang )

1

MỤC LỤC


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, làm thế nào để tồn tại và phát triển
đang và vẫn là một vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị
trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải mang lại hiệu quả, có lợi
nhuận và tích luỹ.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề cả
trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm, trong đó vấn đề chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu hết sức quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối
với việc tăng tích luỹ, tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan
trọng đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại CÔNG TY TNHH VẬN TẢI KIM
LIÊN, em đã chọn đề tài bài thực tập là:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ, HẠ GIÁ THÀNH VẬN TẢI TẠI
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI KIM LIÊN ”
Bài làm thực tập của em kết cấu gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI KIM LIÊN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH VẬN TẢI TẠI CÔNG
TY TNHH VẬN TẢI KIM LIÊN.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ, HẠ GIÁ THÀNH
VẬN TẢI TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI KIM LIÊN.
Do trình độ lý luận và thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên bài viết của em chắc
chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế.Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo và các cô chú trong công ty để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.


Em xin chân thành cảm ơn !


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI KIM LIÊN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Lịch Sử hình thành
Một số thông tin về công ty
Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN VẬN TẢI KIM LIÊN
Tên hợp pháp của công ty bằng Tiếng Anh: KIM LIEN TRANSPORT
LIMITED COMPANY
Tên công ty viết tắt: KIM LIEN TRANSCO
Công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân
phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam
Trụ Sở đăng kí của công Ty:
Địa chỉ: 235 đường Bạch Đằng-Thượng Lý-Hồng Bàng-Thành Phố Hải
Phòng-Việt Nam
Điện thoại : (84-31) 3525752
Fax: (84-31) 3525752
Đăng ký kinh doanh số : 0204000787
Ngày thanh lập công ty : ngày 04 tháng 03 năm 2008
Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Kim Liên được thành lập ngày 04 tháng
03 năm 2008 với tiền thân công ty vận tải lương thực Hưng Yên.
Quá trình hình thành và phát triển.
Từ năm 1998 đến năm 2001: Công ty lúc đó chưa được thành lập chính thức
mà chỉ là 1 cá nhân là bà Trần Thị Kim Liên đứng ra mua phương tiện và tham gia
hoạt động kinh doanh vận tải nhỏ lẻ trong địa bàn thành phố Hải Phòng. Năm 1998,
cơ sở mới chỉ có một phương tiện vận tải chuyên chở và một lái xe theo hợp đồng

ngắn hạn. Trong thời kỳ này, hình thức tổ chức kinh doanh còn rất đơn giản chỉ đáp
ứng được rất ít nhu cầu vận tải của khách hàng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong
thời gian đầu hoạt động kinh doanh nhưng bằng sự nhạy bén trước thay đổi của thị
trường và sự nỗ lực của bản thân nên đến năm 2000 cơ sở đã có 2 phương tiện


4

chuyên chở với 2 lái xe và đi thuê một phương tiện ngoài. Giai đoạn này đã đặt nền
móng cho sự thành lập và phát triển của công ty sau này
Từ năm 2002 đến năm 2007: Thành lập công ty vận tải lương thực Hưng
Yên là tiền thân của công ty TNHH vận tải Kim Liên, tham gia hoạt động vận
chuyển lương thực: gạo, bột mì,và các loại lương thực đến các tỉnh miền Bắc. Đây
là một bước nhảy có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của công ty. Công ty
không chỉ phục vụ nhu cầu vận chuyển lương thực trong địa bàn thành phố Hải
Phòng mà còn phục vụ cho các Tỉnh, Thành phố lân cận. Hàng năm công ty đã đáp
ứng được một khối lượng lớn nhu cầu về lương thực cho khách hàng và ngày càng
khẳng định được tầm quan trọng của mình trên thị trường.
Từ năm 2008 đến năm 2010: Với những thành tựu đã gặt hái được nên tới
năm 2008 công ty TNHH vận tải Kim Liên thành lập trước sự ủng hộ của rất nhiều
người. Trải qua 2 năm hình thành và phát triển công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải
Kim Liên đã cố gắng vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách, ảnh hưởng của
cuộc suy thoái kinh tế cuối năm 2008. Công ty chủ yếu kinh doanh bằng hình thức
vận tải đa phương thức, nhận hàng bao, hàng rời và hàng container. Trong giai đoạn
này, công ty đã đại hóa và trẻ hóa đội ngũ lái xe, phụ xe, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân viên công ty, đặc biệt là công ty rất quan trọng đến đội ngũ lái xe giàu
kinh nghiệm. Công ty luôn tuân thủ những quy định trong hợp đồng đã kí kết với
công ty khác, giao trả hàng đúng hẹn, khắc phục việc mất hàng và làm hỏng hàng
hóa, thực hiện tốt quy định của pháp luật về bảo hiểm phương tiện, giấy phép kinh
doanh, mã số thuế, không chở những hàng hóa trái quy định của pháp luật như: Vũ

khí,các chất gây nổ, Ma túy, các hàng trong danh mục cấm vận chuyển của Nhà
Nước.
Từ năm 2011 đến năm 2012: Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011
khiến cho lợi nhuận của công ty bị giảm sút một cách đáng kể nhưng cũng vì vậy
mà công ty đã có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành hơn. Công ty luôn đề cao vai
trò nguồn lực con người là một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết
định đến sự thành bại của doanh nghiệp, Công ty đã luôn cố gắng hoàn thành tốt


5

công tác tổ chức cán bộ, coi trọng nhân tài, bố trí đúng người đúng việc. Hàng năm
ngoài việc tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động trẻ từ các trường Đại học, Cao
đẳng, công ty đã đào tạo và đào tạo lại về trình đội chuyên môn nghiệp vụ , công
nghệ thông tin, ngoại ngữ, lý luận chính trị cho cán bộ công nhân viên phục vụ kịp
thời cho nhu cầu phát triển sản xuất . Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty
không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn rất năng động, nhiệt tình trong công
việc. Trải qua 10 năm , công ty TNHH Kim Liên đã vượt qua nhiều khó khăn thử
thách, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong ngành vận tải và ngày càng khẳng
định được thương hiệu của mình trong ngành vận tải.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn vận
tải Kim Liên số 0204000787 do Sở kế hoach và đầu tư Hải Phòng cấp đăng kí kinh
doanh ngày 04/03/2008, ngành và nghề kinh doanh của Công ty là :
Stt
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Tên ngành
Vận tải hành khách bằng xe taxi
Vận tải hành khách bằng xe nội tỉnh, liên tỉnh
Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và theo hợp đồng
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hành khác ven biển và viễn dương
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
Vận tải hành khách đường thủy nội địa
Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Kho bãi và lưu giữ kho bãi
Bốc xếp hàng hóa
Bán ô tô và xe có động cơ khác
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
Buôn bán vật liệu và thiết bị lắp đặt trong xây dựng
Sử chữa phương tiện vận tải thủy bộ(trừ ô tô, xe máy và xe có dộng

cơ khác
Bảo dưỡng và sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
Bán buôn nông,lâm sản nguyên liệu, (trừ gỗ, tre, nứa)
Bán buôn thực phẩm
Bán buôn tre, gố cây và gỗ ché biến
Bán buôn phan bón


ngành
49312
49321
49329
4933
5011
5012
5021
5022
5210
5224
451
4530
4663
33150
45200
4620
4632
46631
46691



6

20

Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm có liên quan

46613


7

1.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty
1.1.3.1. Mô hình tổ chức công ty
1.2 Cơ cấu hoạt động của công ty

Ban Giám Đốc

a) Mô hình tổ chức

Phó Giám Đốc Sản
Xuất Kinh Doanh

Dịch
Vụ
Vận
Tải

Phó Giám Đốc Kĩ
Thuật


Giám Đốc

Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính

Phòng
Hành
Chính

Phòng
Marketing

Phòng
Kinh
Doanh

Các Phương Tiện Vận Tải

Đội
Giám
Sát
Kiểm
Tra

Lái
Xe
Phụ

Xe

Đội Sửa
Chữa
Phương
TIện

Bảo Vệ

Nhân
Viên
Phục vụ


8

1.1.3.2. Chức năng
Công ty TNHH vận tải Kim Liên được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam
Mô hình quản lý của Công ty TNHH vận tải Kim Liên như sau:
Ban Giám Đốc của công ty bao gồm: Giám Đốc, Ban kiểm soát, Phó Giám
Đốc sản xuất kinh doanh và Phó Giám Đốc kỹ thuật. Trong đó:
Giám Đốc : Là người là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất
của Công ty trước pháp luật, trước công ty, khách hàng, nhà cung cấp về mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Là người điều hành công việc
kinh doanh hàng ngày của Công ty trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ được
quy định. Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Ban kiểm soát và chịu trách
nhiệm trước Ban Giám Đốc và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm
vụ được giao.

Phó Giám Đốc :gồm có Phó giám Đốc sản xuất kinh doanh và Phó
Giám Đốc kỹ thuật, là người giúp việc cho Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều
hành thực hiện các kế hoạch sản xuất, khai thác khối kho bãi và quyết định các
vấn đề khác liên quan đến công ty và hoạt động sản xuất của công ty.
Ban Kiểm Soát: Kiểm Soát kế hoach sản xuât kinh doanh của công ty,
báo cáo kịp thời về vấn đề tài chính trong công ty cho Ban Giám Đốc để kịp
thời giải quyết những vướng mắc về tài chính. Ban kiểm soát là tổ chức thay
mặt cổ đông để giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban giám đốc trong
việc quản lý và điều hành Công ty. Ban kiểm soát Công ty gồm 03(ba) thành
viên trong đó có ít nhất 01 (một) thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán
viên
Ban Giám Đốc hiện nay của công ty bao gồm:
Chức vụ

PGĐ
PGĐ

Tên
Trần Thị Kim Liên
Nguyễn Huy Hoàng
Vũ Xuân Hà

Tuổi/ Năm sinh
4/9/1967
13/7/1982
21/2/1976

Dưới ban giám đốc còn có các phòng ban như:

CMND

031367557
031366211
031380313


9

Phòng kế toán tài chính: Thực hiện công tác tài chính kế toán và kiểm
soát vấn đề thu chi của doanh nghiệp.
Phòng hành chính: có trách nhiệm lưu giữ và làm mọi thủ tục về giấy tờ
có liên quan tới quá trình hoạt động của công ty.
Phòng marketing: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tư vấn khách hàng,
xúc tiến bán hàng, lập chiến lược, kế hoạch marketing, thực hiện và kiểm tra
các biện pháp thi hành của công ty.
Phòng kinh doanh: thực hiện các công công việc liên quan tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng khoa học kỹ thuật: Đảm bảo cho các phương tiện vận tải luôn
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất phương tiện.
Phòng tổ chức cán bộ lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng, nâng cao chất
lượng lao động và sắp xếp đúng người đúng việc để đảm bảo nguồn lực luôn
được phân bổ hợp lý nhất.
Ban quản lý an toàn và an ninh: Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được diễn ra bình thường, không bị gián đoạn, đảm bảo an ninh trật tự.
Đội sửa chữa phương tiện: có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện
để đảm bảo kỹ thuật tôt nhất khi tham gia vào quá trình vận chuyển.
Ban thi đua khen thưởng: khuyến khích và động viên người lao động
làm việc có hiệu quảPhòng vật tư: là nơi cung cấp và bảo quản các vật tư cần
thiết cho quá trinh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, công ty còn có các phòng ban khác như: phòng xếp dỡ vận tải
và dịch vụ, dịch vụ vận tải, đội giám sát kiểm tra làm các công việc liên quan

đến dịch vụ vận tải cảu công ty, giao nhận.
1.2. Quy mô công ty
1.2.1. Quy mô về nguồn nhân lực


10

STT

Tiêu chí

1

Số lượng nhân viên

2

Mức lương trung bình

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số tuyệt đối

Số tương đối (%)

2010-2011


2011-2012

2010-2011

2011-2012

29

38

32

9

-6

31,03

-15,8

2.460.550

2.567.612

3.041.517

107.062

473.905


4,35

18,46

I. Phân loại theo trình độ chuyên môn
1

+ Đại học, trên đại học

5

7

9

2

2

40

28,57

2

+ Cao đẳng, trung cấp, THPT, sơ cấp

24


31

23

7

-8

29,17

-25,81

II. Phân loại theo thời hạn hợp đồng
1

+Lao động không có diện ký HĐLĐ

0

0

0

0

0

0

0


2

+ Hợp đồng không xác định thời hạn

10

12

12

2

0

20

0

17

24

18

7

-6

41,18


-25

2

2

2

0

0

0

0

3

4

+Hợp đồng lao động có thời hạn từ 13 năm
+ Hợp đồng lao động ngắn hạn dưới 1
năm


11

Số tuyệt đối
STT


Tiêu chí

1

Số lượng nhân viên

2

Mức lương trung bình

Năm 2010

Năm 2011

Số tương đối

Năm 2012
2010-2011

2011-2012

2010-2011

2011-2012

29

38


32

9

-6

31,03

-15,8

2.460.550

2.567.612

3.041.517

107.062

473.905

4,35

18,46

III. Theo hình thức
1

+ Lao động trực tiếp

17


22

18

5

-4

29,41

-18,18

2

+ Lao động gián tiếp

12

16

14

4

-2

33,33

-12,5


IV. Theo giới tính
1

+ Nam

21

30

24

9

-6

42,86

-20

2

+ Nữ

8

8

8


0

0

0

0

29

38

32

36

-24

235,95

-72,92

TỔNG


12

Ban Giám Đốc của công ty bao gồm: Giám Đốc, Ban kiểm soát, Phó
Giám Đốc sản xuất kinh doanh và Phó Giám Đốc kỹ thuật. Trong đó:
Giám Đốc: Là người là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của

Công ty trước pháp luật, trước công ty, khách hàng, nhà cung cấp về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Là người điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của Công ty trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ đư ợc quy
định. Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Ban kiểm soát và chịu trách nhiệm
trước Ban Giám Đốc và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó Giám Đốc: gồm có Phó giám Đốc sản xuất kinh doanh và Phó Giám Đốc
kỹ thuật, là người giúp việc cho Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành thực
hiện các kế hoạch sản xuất, khai thác khối kho bãi và quyết định các vấn đề
khác liên quan đến công ty và hoạt động sản xuất của công ty.
Ban Kiểm Soát: Kiểm Soát kế hoach sản xuât kinh doanh của công ty,
báo cáo kịp thời về vấn đề tài chính trong công ty cho Ban Giám Đốc để kịp
thời giải quyết những vướng mắc về tài chính. Ban kiểm soát là tổ chức thay
mặt cổ đông để giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban giám đốc trong
việc quản lý và điều hành Công ty. Ban kiểm soát Công ty gồm 03(ba) thành
viên trong đó có ít nhất 01 (một) thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán
viên.
Ban Giám Đốc hiện nay của công ty bao gồm:
Chức vụ
Tên
Tuổi/ Năm sinh

Trần Thị Kim Liên
4/9/1967
PGĐ
Nguyễn Huy Hoàng
13/7/1982
PGĐ
Vũ Xuân Hà
21/2/1976
Dưới ban giám đốc còn có các phòng ban như:


CMND
031367557
03136621
031380313

Phòng kế toán tài chính: Thực hiện công tác tài chính kế toán và kiểm
soát vấn đề thu chi của doanh nghiệp.
Phòng hành chính: có trách nhiệm lưu giữ và làm mọi thủ tục về giấy tờ
có liên quan tới quá trình hoạt động của công ty.


13

Phòng marketing: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tư vấn khách hàng,
xúc tiến bán hàng, lập chiến lược, kế hoạch marketing, thực hiện và kiểm tra
các biện pháp thi hành của công ty.
Phòng kinh doanh: thực hiện các công công việc liên quan tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
Phòng khoa học kỹ thuật: Đảm bảo cho các phương tiện vận tải luôn
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất phương tiện.
Phòng tổ chức cán bộ lao động: có nhiệm vụ tuyển dụng, nâng cao chất
lượng lao động và sắp xếp đúng người đúng việc để đảm bảo nguồn lực luôn
được phân bổ hợp lý nhất.
Ban quản lý an toàn và an ninh: Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được diễn ra bình thường, không bị gián đoạn, đảm bảo an ninh trật tự.
Đội sửa chữa phương tiện: có nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa các
phương tiện để đảm bảo kỹ thuật tôt nhất khi tham gia vào quá trình vận
chuyển.
Ban thi đua khen thưởng: khuyến khích và động viên người lao động

làm việc có hiệu quảPhòng vật tư: là nơi cung cấp và bảo quản các vật tư cần
thiết cho quá trinh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, công ty còn có các phòng ban khác như: phòng xếp dỡ vận tải
và dịch vụ, dịch vụ vận tải, đội giám sát kiểm tra làm các công việc liên quan
đến dịch vụ vận tải của công ty, giao nhận.


14

- Quy mô về tài sản:
Đơn vị: VNĐ
Stt

Các loại tài sản

Năm 2010

Năm 2011

(1)

(2)

(3)

(4)

So sánh

So sánh


tuyệt đối

tương đối

(5=4-3)

(6=5/3*100)

1

Tài sản ngắn hạn

1,089,883,237 2,018,616,746

928,733,473

85.21%

2

Tài sản dài hạn

2,232,425,074 2,014,353,887 -218,071,187

-9.77%

2,232,425,074 2,014,353,887 -218,071,187

-9.77%


3
4

Tài sản cố định
hữu hình
Các khoản phải
thu ngắn hạn

539,501,370 1,199,531,385

660,030,015

122.34%

204,354,173

784,352,288

579,998,115

283.82%

5

Hàng tồn kho

6

Tài sản cố định


2,232,425,074 2,014,353,887

218,071,187

-9.77%

7

Tổng cộng tài sản

3,322,308,311 4,032,970,633

710,662,322

21. 39%

Nguồn: Phòng kế toán


15

Quy mô về nguồn vốn:
Đơn vị: VNĐ
So sánh tuyệt

So sánh

đối


tương đối

(4)

(5=4-3)

(6=5/3*100)

2,175,222,186

906,262,322

71.41%

86,000,000 -213,600,000

-71.3%

STT

Nguồn vốn

Năm 2010

Năm 2011

(1)

(2)


(3)
1,268,959,864

1

Nợ ngắn hạn

2

Nợ dài hạn

3

Vốn chủ sở hữu 1,753,748,447

4

299,600,000

Thặng dư vốn
cổ phần

1,771,748,447

18,000,000

1.026%

26,073,714


34,748,447

8,674,733

33.27%

8,674,733

18,000,000

9,325,267

107.5%

86,000,000 -213,600,000

-71.3%

Lợi nhuận sau
5

thuế chưa phân
phối

6

7

8


Vay và nợ dài
hạn
Vay và nợ ngắn
hạn
Tổng
nguồn vốn

cộng

299,600,000

565,000,000

790,000,000

225,000,000

39.82%

3,322,308,311

4,032,970,633

710,662,322

21.39%

Nguồn: Phòng kế toán



16

Từ 2 bảng trên ta thấy tình hình về nguồn vốn và tài sản của công ty
đều tăng, những đánh giá về tài sản và nguồn vốn của công ty có những điểm
mấu chốt cần lưu ý như sau :
- Về quy mô tài sản của doanh nghiệp :
+ Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2011 tăng 85,21% so với 2010,
doanh nghiệp (Tài sản ngắn hạn của cty gồm: Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn
khác) điều này chứng tỏ các khoản thu ngắn hạn và lượng hàng tồn kho đã
tăng lên và đúng như với số liệu đã cung cấp thì các khoản thu ngắn hạn tăng
lên 122,34 % và hàng tồn kho tăng lên 283,82 %.
+ Tài sản dài hạn của công ty năm 2011 đã giảm 9,77 % do khấu hao máy
móc, thiết bị (khấu hao tài sản cố định) phải đem đi duy tu bảo dưỡng thường
xuyên
+ Tổng cộng tài sản năm 2011 so với 2010 tăng 21.39%. Doanh nghiệp tăng
nhiều về các khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác mặc dù tài sản cố
định của doanh nghiệp khấu hao đáng kể. Bên cạnh đó công ty cần phải giải
phóng lượng hàng tồn kho một cách nhanh chóng không để nợ đọng lại.
- Về quy mô vốn của doanh nghiệp :
+ Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2011 so với 71,41 % cùng với các
khoản vay và nợ ngắn hạn tăng 39,82 % điều này chứng tỏ các khoản vay
ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng so với năm trước, doanh thu, lợi nhuận của
công ty tăng dẫn tới việc doanh nghiệp phải nộp thuế cho nhả nước nhiều hơn,
lương của cán bộ công nhân công ty cũng đã có sự gia tăng .
+ Nợ dài han của công ty giảm xuống 71,3 % chứng tỏ doanh nghiệp đã thanh
toán khá nhiều những khoản nợ đọng đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp từ năm 2010 – 2011 đã tăng 107,5 % công ty
đang thuận lợi và làm ăn có lãi và trên đà phát triển.

+ Tổng nguồn vốn năm 2011 so với 2010 tăng 21.39% cho thấy được công ty vẫn
không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất và huy động các nguồn vốn góp để nâng


17

cao chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy có gặp một số khó khăn
trong ngắn hạn nhưng về lâu dài công ty vẫn trụ vững và phát triển đều đặn.
+ Tình hình tài chính của công ty
Năm 2009 Công ty đã đạt được những thành tích điển hình:
Ngày 04/03/2008 Công ty thành lập với số vốn ban đầu là 3,000,000,000 VND
và cho đến 31/12/2009 vốn của công ty là 3,320,000,000 VNĐ
Tổng giá trị tài sản 5,000,000,000 VNĐ
Doanh thu đến 31/12/2009 3,800,000,000 VNĐ
Lợi nhuận đến 31/12/2009 60,000,000 VNĐ
Năm 2011 Công ty đã đạt được thành tích là:
Tổng giá trị tài sản đến 03/04/2012 tăng 170% so với năm 2009
Vốn chủ sở hữu đến 03/04/2012 tăng 80% so với năm 2009
Doanh thu bình quân hằng năm tăng 30,66 % so với năm 2009
Lợi nhuận bình quân tăng 195% so với năm 2009
+Thu nhập bình quân người/tháng tăng 27% so với năm 2009
Từ năm thành lập cho đến năm 2010 thì doanh nghiệp đã thu về những thành
tựu rất đáng kể do nắm bắt thị trường và tâm lí khách hàng rất tốt, khả năng
điều chỉnh nguồn vốn hợp lí và những cán bộ nhân viên có trình độ quản lí
doanh nghiệp tốt
+ Từ năm 2010 – 2012 thì lợi nhuận của công ty có lúc tăng cao nhưng có lúc
cũng rơi vào tình suy thoái, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh giảm 3451,84
%, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, chi phí khác ngày càng
tăng, nguyên nhiên vật liệu đắt, duy tu bảo dưỡng xe thường xuyên, ít khí có
hàng đê vận chuyển, doanh thu giảm dẫn tới lợi nhuận cũng giảm trong khi đó

tài sản của doanh nghiệp vẫn đang khấu hao, lương vẫn phải trả cho các cán
bộ công nhân viên dẫn tới tình hình tài chinh rất khó khăn cho công ty vào
năm 2012 vừa qua. Nhưng với sự nỗ lực của công ty trong những quý đầu của
năm 2013 vừa qua công ty đang dần ổn định về tình hình tài chính, và khắc
phục dần những khó khăn tiếp tục ổn định và phát triển .


18

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.1 Thành tích chung của công ty.
Từ khi chưa thành lập cơ sở chỉ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ do bà Trần
Thị Kim Liên đứng ra mua phương tiện, tổ chức hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận thu được còn rất hạn chế. Kể từ khi được thành lập năm 2008 công ty
đã gặp rất nhiều khó khăn, trải qua 2 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhưng
công ty đã vượt qua mọi khó khăn, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của
năm. Trong những năm gần đây, công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất,
thị trường tiêu thụ sản phẩm vận tải trong thành phố mà còn ở các tỉnh thành
phố xung quanh, hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường ra tất cả các tỉnh
thành trong nước – hứa hẹn một tương lai mới đầy hy vọng đẹp nhưng cũng
không ít thử thách.
1.3.2 Một số những kết quả đạt được trong những năm gần đây
Qua bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011, 2012 của công ty về các
số liệu như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn bán hàng, Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dich vụ, Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí
quản lý doanh nghiệp, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, Thu nhập
khác, Tổng lơi nhuận kế toán trước thuế, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ cho ta những cách nhìn tổng quan về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty TNHH vận tải Kim Liên, từ đó đưa ra những nhận xét

về tình hình, kết quả của công ty qua những năm vừa qua.


19

Đơn vị: VNĐ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


3,489,263,630 3,515,731,317 1,662,698,523

3,489,263,630 3,515,731,317 1,662,698,523
cung cấp dịch vụ
Giá vốn bán hàng
3,297,345,421 3,329,963,738 1.727.456.588
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
191,918,209 185,767,579 -640,758,065
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
248,760
535,318
258,901
Chi phí tài chính
89,013,993 73,684,121 34,465,452
Chi phí quản lý doanh nghiệp
94,413,477 112,218,776 112,884,182
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
8,739,499
400,000 -787,848,798
kinh doanh
Thu nhập khác
1,775,349 23,600,000 184,518,182
Tổng lơi nhuận kế toán trước
10,514,848 24,000,000 -603,330,616
thuế
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
10,514,848 18,000,000 -603,330,616
doanh nghiệp
Nguồn: Phòng kế toán



20

STT

Chỉ tiêu

Năm 2011 so với 2010
Số tuyệt đối

Năm 2012 so với 2011

Số tương đối
(%)

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

26.467.687

0,76

-1.853.032.794

-52,71

2


Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

26.467.687

0,76

-1.853.032.794

-52,71

3

Giá vốn bán hàng

32.618.317

0,99

-1.026.507.150

-30,83

4

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

-6.150.630

-3,2


-826.525.644

-444,92

5

Doanh thu hoạt động tài chính

286.558

115,19

-276.417

-51,64

6

Chi phí tài chính

-15.329.872

-17,22

-39.218.669

-53,23

7


Chi phí quản lý doanh nghiệp

17.805.299

18,86

665.406

0,59

8

Lợi nhuận thuần từ hoath động kinh doanh

-8.339.499

-95,42

-788.248.798

-197.062,2

9

Thu nhập khác

21.824.651

1229,32


160.918.182

681,86

10

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

13.485.152

128,25

-627.330.616

-2.613,88

11

Lợi nhuận sau thuế thu nhập dn

7.485.152

71,19

-621.330.616

-3.451,84


21


Từ hai bảng số liệu trên ta thấy:
+ Doanh thu của năm 2011 so với 2010 có tăng lên 0.76%, nhưng từ
năm 2011 đến năm 2012 lại giảm do giai đoạn này nền kinh tế đang bị khủng
hoảng làm cho công ty cũng bị ảnh hưởng.
+ Giá vốn hàng bán: năm 2011 so với 2010 có tăng 0.99%, từ năm
2011-2012 lại giảm 30,83 % điều này cho thấy do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế toàn cầu dẫn đến việc lượng chuyên chở và sức mua của doanh nghiệp
và người tiêu dùng giảm mạnh nên công ty buộc phải hạ mức hàng hóa xuống
và cùng với việc tăng giá sản phẩm (giá vận chuyển) làm chủ hàng chưa thích
ứng được ngay với điều này.
+ Các khoản chi phí của công ty: về chi phí tài chính giảm qua từng
năm chứng tỏ công ty chú trọng hơn về việc thanh toán những khoản nợ đọng
với ngân hàng và khách hàng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng
chứng tỏ công ty đẩy mạnh chú trọng đến lĩnh vực quản lí doanh, quản lí tài
chính của công ty, tuyển những nhân viêc có trình độ cao Đại học, Cao đẳng
và có kinh nghiệm, nhưng bên cạnh đó khấu hao tài sản cố định của công ty
cũng tăng dần, khấu hao về máy móc thiết bị vận tải do hỏng hóc, máy tính
làm việc trong công ty, và những khoản chi phí khác như: in ấn, hội nghị.
Năm 2010-2011 tăng 18,86% đến năm 2012 tăng nhẹ 0,59 %.
+ Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung 2 năm từ 20102012 của công ty giảm, từ năm 2010 so với năm 2011 giảm 3,2 % và năm
2012 so với năm 2011 là giảm -444,92 % điều này cho thấy rằng do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu lên lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã giảm mạnh đáng kể nên
dẫn tới việc doanh thu của công ty giảm, các khoản chi phí lại càng tăng
nhanh, công ty chưa thích ứng được với điều kiện kinh doanh này nên lợi
nhuận qua các năm đã âm và nhìn thấy rõ rệt nhất vào năm 2012.
+ Lợi nhuận sau thuế của công ty qua năm 2010-2011 tăng 71,19% khá
nhanh nhưng giảm mạnh và khá trầm trọng đến năm 2012. Cũng như việc
phân tích các chỉ tiêu bên trên nguồn vốn về hàng hóa giảm dẫn đến hoạt động



22

vận tải gặp nhiều khó khăn hàng hóa vận chuyển khan hiếm dẫn đến doanh thu
giảm, các khoản chi phí lại không ngừng tăng, cán bộ công nhân yêu cầu tăng
lương.
+ Về chi phí công ty, gồm có chi phí BDSCTX, chi phí cầu đường
bến bãi, và một số chi phí khác hầu hết đều tăng, đặc biệt trong năm 2012 tăng
mạnh (khoảng -50%). Cũng có thể hiểu được già cả chi phí tăng là do nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh thu giảm sút, đồng thời việc tu sửa bảo
dưỡng và chi phí lưu kho của các phương tiện vận tải tăng lên.
+ Doanh nghiệp có thu nhập khác qua các năm tăng rất nhiều chứng tỏ
doanh nghiệp đã đầu tư vào 1 số ngành nghề khác để kiếm thêm doanh thu.
Tóm lại, nhìn chung năm 2012 doanh thu của công ty giảm trầm trọng do
khủng hoảng kinh tế, giá dầu tăng, xe của doanh nghiệp hỏng rất nhiều, chi
phí bảo dưỡng sửa chữa ngày càng đắt, bên cạnh đó thì các khoản chi phí của
công ty cũng tăng, tai nạn xe cộ ngoài ý muốn xảy ra rất nhiều khiến xe đem
đi sửa chữa nhiều và không đáp ứng được tính thời vụ. Nhìn chung, trong điều
kiện khó khăn về kinh tế, hầu hết tất cả các công ty vận tải nói riêng và các
công ty trong các lĩnh vực khác nói chung đều gặp những vấn đề này. Bên
cạnh đó, tuy công ty có những khoản doanh thu âm và những chi phí liên quan
đến việc tu sửa, bảo dưỡng có tăng nhưng nhờ những hoạt động ngoài lề,
những hoạt động khác mà công ty vẫn thu được lợi nhuận lớn. Có thể bù đắp
cho những tổn thất ngắn hạn và tiếp tục hoạt động lâu dài trong tương lai,
công ty sẽ khắc phục được những khó khăn vào những năm tới và dần ổn định
đi vào làm ăn và kiếm thêm thu nhập bằng những phương thức khác.


23


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH VẬN TẢI TẠI
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI KIM LIÊN.
2.1. Một số vấn đề lý luận về chi phí và giá thành.
2.1.1. Khái niệm, phân loại chi phí.
+ Khái niệm.
Chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ lượng tiêu hao
lao động xã hội cần thiết để tạo nên sản phẩm vận tải trong từng thời kì nhất
định, mặt khác, chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao
phí về vật chất và lao động (lao động quá khứ và lao động sống) mà ngành vận
tải bỏ ra để tạo được số lượng sản phẩm vận tải nhất định trong một thời kì
nhất định.
+ Phân loại chi phí sản xuất vận tải.
Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất vận tải khác nhau. Mỗi cách
phân loại đều đáp ứng nhừng yêu cấu quản lí khác nhau theo những tiêu thức
phân loại khác nhau.
- Phân loại theo yếu tố chi phí, tức phân theo nội dung kinh tế thì toàn bộ chi
phí sản xuất vận tải được chia thành các yếu tố chi phí sau:
+ Vật liệu: Bao gồm giá trị của tất cả vật liệu mua ngoài dùng vào sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong kì.
+ Nhiên liệu: Bao gồm giá trị các loại nhiên liệu mua từ bên ngoài dùng cho
sản xuất của doanh nghiệp.
+ Tiền lương: Gồm lương chính và các khoản phụ cấp của công nhân viên
chức trong doanh nghiệp.
+ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn là số tiền trích trước theo một tỉ lệ so
với quỹ lương hàng tháng thực tế để hình thành quỹ nhằm trợ cấp về mất sức
lao động tạm thời hay vĩnh viễn như hưu trí, tử tuất, ốm đau, tai nạn lao động,
sinh đẻ,…, kinh phí công đoàn cho liên đoàn lao động cấp trên, kinh phí phát
sinh tại công đoàn cơ sở.
+ Chi phí săm lốp: chi phí mua sắm và đắp lốp ( chỉ có trong vận tải oto)



24

+ Chi phí KHTS cố định: Bao gồm khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn
tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí khác: bao gồm các chi phí không thuộc các chi phí trên như tiền
công tác phí, văn phòng phí, chi phí về bưu điện, tiền thuê tài sản cố định bên
ngoài…
Cách phân loại chi phí này có tác dụng nghiên cứu mức hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa trong sản xuất vận tải, là cơ sở lập dự toán chi
phí sản xuất.
- Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo khoản mục chi phí tính giá thành căn
cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh để sắp xếp chi phí thành các
khoản mục chi phí:
+ Đối với vận tải ô tô bao gồm:
1. Tiền lương lái phụ xe.
2. BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của lái phụ xe
3. Nhiên liệu trong quá trình sản xuất vận tải.
4. Dầu nhờn
5. Trích trước chi phí săm lốp.
6. Chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí sưa chữa thường xuyên và bảo
dưỡng phương tiện vận tải.
7. Khấu hao cơ bản.
8. Khấu hao sửa chữa lớn.
9. Lệ phí giao thông, bảo hiểm phương tiện.
10. Chi phí quản lí.
+ Đối với vận tải sông: Giống như vận tải ô tô nhưng không có chi phí trích
trước săm lốp mà được thay bằng chi phí vật liệu.
+ Đối với vận tải đường biển:

1. Chi phí tiền lương
2. Chi phí bảo hiểm
3. Chi phí nhiên liệu dần nhờn
4. Chi phí khấu hao


25

5. Chi phí sửa chữa
6. Chi phí tiền ăn tiêu vặt cho thuyền viên
7. Chi phí bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
8. Chi phí cảng phí và kênh phí
9. Chi phí đại lí và môi giới
10. Chi phí đăng kiểm
11. Chi phí quản lí
12. Chi phí khác trong chuyến đi
+ Vận tải đường sắt gồm 52 khoản mục chi phí chi tiết cho từng bộ phận như
đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, hạ tầng, cơ sở, ga…
Cách phân loại này cho phép nghiên cứu công dụng kinh tế, mục đích
sử dụng, địa điểm phát sinh của từng loại chi phí, ảnh hưởng của từng khoản
mục chi phí đến giá thành. Từ đó đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất
vận tải.
- Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo mối quan hệ với khối lượng sản xuất
vận tải thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.
1. Chi phí cố định là những chi phí không biến đổi hoặc ít biến đổi cùng với sự
biến đổi của khối lượng vận tải, chi phí cố định chiếm khoảng 30-40% tổng chi
phí.
2. Chi phí biến đổi là những chi phí biến đổi tỉ lệ thuận cùng với sự biến đổi
của khối lượng vận tải.
- Phân loại chi phí sản xuất vận tải theo tác nghiệp của quá trình vận tải bao gồm:

1. Chi phí cho tác nghiệp đi, đến (đầu, cuối)
2. Chi phí cho tác nghiệp trung chuyển
3. Chi phí cho tác nghiệp vận chuyển thuần túy( tác nghiệp chạy)
Cách phân loại này có tác dụng khảo sát ảnh hưởng của khoảng cách vận
chuyển đến giá thành vận chuyển và là cơ sở để xây dựng giá cước theo khoảng
cách.
- Phân loại chi phí sản xuất vận tải thành chi phí cơ bản và chi phí chung


×