Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

bttn li thuyet amin amino axit protein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.02 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ BTTN LÍ THUYẾT AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
Câu 1. Số đồng phân amin bậc II của C4H11N là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Với các chất amoniac (1), metylamin (2), etylamin (3), anilin (4). Tính bazơ tăng dần theo trình tự
A. (4) < (1) <(2) < (3)
B. (4) < (1) < (3) < (2)
C. (3) < (2) < (1) <(4)
D. (3) < (2) < (4) < (1)
Câu 3. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch
NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:
A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại.
B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.
C. Dung dịch trong suốt.
D. Dung dịch bị vẫn đục hoàn toàn.
Câu 4. Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sâu đây?
A. Dung dịch Br2
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch AgNO3
Câu 5. Để phân biệt phenol, anilin, benzen bằng phương pháp hóa học, ta cần dùng các hóa chất là:
A. Dung dịch Brôm, Na
B. Quì tím
C. Kim loại Na
D. Quì tím, Na.
Câu 6. Có 3 chất hữu cơ : H2N-CH2-COOH; CH3-CH2-COOH và CH3-CH2-CH2-NH2. Để nhận ra dung
dịch của các hợp chất trên, người ta chỉ cần thử với một chất nào trong các chất sau đây?
A. NaOH
B. HCl


C. CH3OH/HCl
D. Quỳ tím
Câu 7. Cho các chất sau đây: 1. H2N-CH2-CH2-COOH 2. CH2 = CH-COOH 3. CH2O và C6H5OH 4. HOCH2-COOH. Các trường hợp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng ?
A. 1,2,3
B.1,2,4
C. 1,3,4
D. 2,3,4
Câu 8. Cho dung dịch chứa các chất sau: C6H5 – NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2N - CH2 - COOH
(X3); HOOC - CH2- CH2- CH(NH2)- COOH (X4); H2N - (CH2)4- CH(NH2)- COOH (X5). Những
dung dịch làm giấy quỳ tím hoá xanh là:
A. X1 ; X2 ; X5.
B. X2 ; X3 ; X4.
C. X2 ; X5.
D. X3 ; X4 ; X5.
Câu 9. Trong các chất sau, chất nào làm quì tím chuyển sang màu hồng?
A. H2N-CH2-COOH
B. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
C. CH3-CH2-NH2
D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 10. Dùng nước brôm không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây?
A. dd anilin và dd NH3
B. Anilin và xiclohexylamin
C. Anilin và phenol
D. Anilin và benzen.
Câu 11. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng?
A. H2N-CH2-COOH (glixerin)
B. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin)
C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin)
D. HOOC.(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric)
Câu 12. Khẳng định nào sau đây không đúng về tính chất vật lí của amino axit?

A. Tất cả đều chất rắn.
B. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng.
C. Tất cả đều tan trong nước.
D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
Truy cập vào: để học hóa tốt hơn.

1/2


D. Khi cho Cu(OH)2 và lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.
Câu 14. Trong các chất sau Cu, HCl, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl. Axit
aminoaxetic tác dụng được với những chất nào?
A. Tất cả các chất.
B. HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl.
C. Cu, C2H5OH, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl
D. Cu, HCl, HNO2, KOH, Na2SO3, CH3OH/ khí HCl.
Câu 15. a- amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon ở vị trí thứ mấy?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16. Cho dd quỳ tím vào 2 dd sau: (X) H2N-CH2-COOH; (Y) HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH. Hiện
tượng xảy ra?
A. X và Y không đổi màu quỳ tím.
B. X làm quỳ chuyển xanh, Y hóa đỏ.
C. X không đổi màu, Y hóa đỏ.

D. X, Y làm quỳ hóa đỏ.
Câu 17. Alanin không tác dụng với:
A. CaCO3
B. C2H5OH
C. H2SO4 loãng
D. NaCl
Câu 18. Hợp chất nào không lưỡng tính?
A. Amoni axetat
B. Alanin
C. Etyl amin
D. Amino axetat metyl
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các amin đều có tính bazơ.
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
C. Anilin có tính bazơ rất yếu.
D. Amin có tính bazơ do N có cặp electron tự do.
Câu 20. Hợp chất C4H11N có bao nhiêu đồng phân amin?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 21. Một hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng dung dịch NaOH, đun nhẹ thu
được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ướt. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, đun nóng được CH4 . X
có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. C2H5-COO-NH4
B. CH3-COO-NH4
C. CH3-COO-H3NCH3
D. B và C đúng
Câu 22. Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit glutamic

B. axit amino axetic
C. axit -amino propionic
D. alanin
Câu 23. Để nhận biết các dung dịch: glixin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng người ta dùng
A. Cu(OH)2/OH và đun nóng
B. dd AgNO3/NH3
C. dd HNO3 đặc
D. dd iot
Câu 24. Cho các chất sau: CH3CH2NHCH3(1), CH3CH2CH2NH2(2), (CH3)3N (3). Dãy chất được xếp
theo chiều tăng dần tính bazơ là
A. (1) < (2) < (3)
B. (2) < (3) < (1)
C. (3) < (2) < (1)
D. (3) < (1) < (2)
Câu 25. Tính bazơ của etylamin mạnh hơn amoniac được giải thích là do:
A. Nguyên tử N còn đôi e chưa liên kết
B. Nguyên tử N có độ âm điện lớn hơn
C. Chỉ chứa 1 nguyên tử
D. Ảnh hưởng đẩy e của nhóm –C2H5.
Câu 26. Để nhận biết hai khí CH3NH2 và NH3, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Mùi của khí
B. Quì tím ẩm
C. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2

Truy cập vào: để học hóa tốt hơn.

2/2


D. Thử bằng HCl đặc

Câu 27. Hãy sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần tính bazơ: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3)
(C2H5)2NH2; (4)NaOH; (5) NH3. Trường hợp nào sau đây đúng?
A. (1)<(5)<(2)<(3)<(4)
B. (1)<(2)<(5)<(3)<(4)
C. (1)<(5)<(3)<(2)<(4)
D. (2)<(1)<(3)<(5)<(4)
Câu 28. Anilin và phenol đều có phản ứng với
A. dd NaOH
B. dd HCl
C. dd NaCl
D. nước Br2.
Câu 29. Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit?
A. CH3CONH2
B. HOOC CH(NH2)CH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH
Câu 30 Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào ?
A. Rửa bằng nước cất
B. Rửa bằng xà phòng
C. Rửa bằng dd muối ăn
D. Rửa bằng dd HCl, sau đó rửa lại bằng nước
Câu 31. Các amino axit có thể phản ứng tất cả các chất trong dãy
A. dd NaOH, dd HCl, C2H5COOH, C2H5OH
B. dd NaOH, dd brom, dd HCl, CH3OH
C. dd Ca(OH)2, dd thuốc tím, dd H2SO4, C2H5OH
D. dd H2SO4, dd HNO3, CH3OCH3, dd thuốc tím
Câu 32. Anilin và phenol đều có phản ứng với:
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch Br2.

D. Dung dịch HCl.
Câu 33. Tổng số đồng phân amin của chất có công thức phân tử C3H9N là
A. 5
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 34. Khi thủy phân hoàn toàn một polipeptit ta thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Còn khi thuỷ
phân từng phần thì thu được các đi- và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Trình tự các amino axit trong
polipeptit trên là
A. X - Z - Y - F - E.
B. X - E - Z - Y - F.
C. X - Z - Y - E - F.
D. X - E - Y - Z - F.
Câu 35. Axit glutamic (HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH) là chất có tính
A. trung tính.
B. axit.
C. bazơ.
D. lưỡng tính.
Câu 36. Trong phân tử hợp chất hữu cơ nào sau đây có liên kết peptit?
A. Xenlulozơ.
B. alanin.
C. Protein.
D. Glucozơ.
Câu 37. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái qua phải là
A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 38 . Để chứng minh glyxin C2H5O2N là một amino axit, chỉ cần cho phản ứng với
A. NaOH và HCl.

B. HCl.
C. NaOH.
D. CH3OH/HCl.
Câu 39. Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. protit luôn chứa chức hiđroxyl.
B. protit luôn chứa nitơ.
C. protit luôn là chất hữu cơ no.
D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
Câu 40. Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol
(C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 41. Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 1 và 1.
B. 2 và 2.
C. 2 và 1.
D. 1 và 2.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng
B.Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit

Truy cập vào: để học hóa tốt hơn.

3/2


C.Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
D.Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt

Câu 43. Phát biểu nào sau đây là sai?
A.Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B.Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
C.Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino axit.
D.Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 44. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là:
A. penixilin, paradol, cocain.
B. heroin, seduxen, erythromixin.
C. cocain, seduxen, cafein.
D. ampixilin, erythromixin, cafein.
 RI
 RI
C5H13N (bậc III). X có bao nhiêu công thức cấu
Câu 45. Cho sơ đồ sau: amin X 
 X1 

tạo?
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 46. Cho amin X tác dụng với CH3I dư thu được amin Y bậc III có công thức phân tử là C4H11N. X
có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 47. Cho các phản ứng sau: (1) CH3COOH + CH3NH2; (2) CH3NH2 + C6H5NH3Cl ; (3) CH3NH2 +
(CH3)2NH2Cl; (4) C6H5NH2 + CH3NH3Cl ; (5) C6H5NHCH3 + Br2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản
ứng xảy ra?

A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 48. Hãy cho biết dãy chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang đỏ?
A. CH3-CH(NH2)-COOH; CH3COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
B. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; ClH3N-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-COONa; H2N-CH2-COOCH3; H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
D. ClH3N-CH2COOCH3 ; HOOC-CH2CH(NH2)-COOH; ClH3N-CH2COOH
Câu 49. Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là
A. protit luôn chứa chức hiđroxyl.
B. protit luôn chứa nitơ.
C. protit luôn là chất hữu cơ no.
D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
Câu 50. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.
ĐÁP ÁN
1 C
2 A
3 A
4 A
5 A
6 D
7 C
8 C
9 D
10 C

11 B

12 B

13 C

14 B

15 B

16 C

17 D

18 C

19 B

20 C

21 D

22 B

23 A

24 B

25 D


26 C

27 A

28 D

29 A

30 D

31 A

32 C

33 C

34 B

35 D

36 C

37 D

38 A

39 B

40 C


41 D

42 D

43 B

44 C

45 C

46 B

47 D

48 D

49 B

50 B

Truy cập vào: để học hóa tốt hơn.

4/2


Truy cập vào: để học hóa tốt hơn.

5/2




×