Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội tại tỉnh hoà bình giai đoạn 1998 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.93 KB, 103 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng được Đảng và
Nhà Nước ta sớm quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện ngay từ
những ngày đầu thành lập Nhà Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
tháng 8/1945.
Chính sách bảo hiểm xã hội của nước ta, từ Hiến pháp 1946
đến ngày nay, đều nêu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động,
đều nhằm mục tiêu cao nhất là vì nhân dân lao động, vì công bằng
và ổn định xã hội. Hơn 55 năm qua, chính sách bảo hiểm xã hội
của nước ta không ngừng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
sự phát triển của đất nước qua mỗi thời kỳ và từng bước hội nhập
với sự phát triển của ngành bảo hiểm xã hội của các nước trên thế
giới.
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã góp phần quan trọng
vào những thành công trong việc thực hiện chính sách xã hội ở
nước ta nói chung, chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng.
Kỳ họp thứ V, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá IX thông qua Bộ Luật Lao động (trong đó, chương
12 đã quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về bảo hiểm xã hội)
và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1995, đã đánh dấu một mốc
quan trọng trong sự phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, cả trên phương diện nội dung và thể chế hoạt động.


Qua 8 năm hoạt động, BHXH Hoà Bình đã có nhiều bước
phát triển nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề đặt ra về các công tác
nghiệp vụ BHXH. Đồng thời, thực tiễn hoạt động của ngành Bảo
hiểm xã hội cũng như thực tiễn quá trình thực thi chính sách bảo
hiểm xã hội và những tác động của nó đến đời sống xã hội ở nước
ta đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các ngành khoa học liên quan tham


gia lý giải.Là sinh viên thực tập tại cơ quan BHXH tỉnh Hoà Bình
em chọn đề tài: “Thực trạng công tác BHXH tại tỉnh Hoà Bình
giai đoạn 1998- 2002 làm chuyên đề thực tập, tuy nhiên trong
khuân khổ giới hạn của một chuyên đề thực tập và khả năng lý
luận của sinh viên thực hiện chuyên đề thực tập. Chuyên đề này
chỉ xin được bàn tới công tác thu BHXH, công tác quản lý chế độ
chính sách và công tác kiểm tra để có thể bám sát và sâu hơn.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về các vấn đề
liên quan đến bảo hiểm xã hội được nhiều giới, nhiều ngành khoa
học quan tâm.Trước hết, phải kể đến những kết quả nghiên cứu
khoa học của các cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đăng
trên tạp chí của ngành và nhiều tờ báo của Trung ương và địa
phương. Gần đây nhất là hội thảo khoa học : Chiến lược phát triển
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2010 do Bảo hiểm xã hội Việt
Nam tổ chức.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu nhằm làm rõ cơ
chế hoạt động, cơ chế quản lý, vai trò của tổ chức Công đoàn đối


với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, một số mô hình
hoặc kết quả hoạt động sự nghiệp bảo hiểm xã hội (mà chủ yếu ở
các cơ quan thuộc khu vực Nhà Nước) v.v. và định hướng phát
triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu
trên còn ít đề cập đến các vấn đề thuộc phạm vi tiếp cận của ngành
như: Tác động của bảo hiểm xã hội đối với đời sống xã hội, thực
thi chính sách bảo hiểm xã hội và quan hệ của nó với việc thực thi
các chính sách xã hội khác với tính cách là công cụ quan trọng của
chủ thể quản lý xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước.

Trên bình diện nghiên cứu lý luận, vấn đề bảo hiểm xã hội
được đặt trong tổng thể của việc nghiên cứu về chính sách xã hội
mà chủ yếu là hướng đến giải quyết những vấn đề cơ bản của
chính sách xã hội như vai trò, khái niệm, cấu trúc của chính sách
xã hội; mối quan hệ giữa chính sách xã hội với các chính sách
khác; nội dung của chính sách xã hội ở nước ta hiện nay; vai trò
của Nhà Nước đối với việc thực hiện chính sách xã hội; chính sách
xã hội đối với một số nhóm xã hội cụ thể; quá trình đổi mới chính
sách xã hội; tác động của biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội đến chính
sách xã hội v.v..
Những kết quả nghiên cứu đó đề cập đến bảo hiểm xã hội
như một phần nội dung của chính sách bảo đảm xã hội và chủ yếu
là từ góc độ của khoa học chính sách công. Tuy nhiên, những kết
quả nghiên cứu đó lại là nguồn tư liệu rất quan trọng đối với tác


giả chuyên đề này trong quá trình thực hiện đề tài bởi lẽ, nghiên
cứu về bảo hiểm xã hội nói chung và tổ chức thực thi chính sách
bảo hiểm xã hội nói riêng thì chưa có nhiều công trình chuyên biệt.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài hướng vào việc làm rõ quá
trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh Hòa Bình và phân
tích một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi chính sách bảo hiểm
xã hội.
Để thực hiện mục đích đề ra, chuyên đề luận tập trung giải
quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Giới thiệu khái lược về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện
nay và tác động của việc thực thi chính sách bảo hiểm xã hội đối
với đời sống xã hội.
- Khái quát về thực trạng hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh

Hoà Bình giai đoạn 1998 - 2002, từ đó phân tích một số vấn đề đặt
ra trong quá trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn
Tỉnh.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt
động sự nghiệp bảo hiểm xã hội của tỉnh Hòa Bình và góp phần đề
xuất luận cứ cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo hiểm của
nước ta hiện nay
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình thực thi chính sách
bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 1998 - 2002


thông qua phân tích một số nội dung cơ bản của hoạt động sự
nghiệp bảo hiểm xã hội.
4. Ý nghĩa của đề tài:
Chuyên đề hy vọng góp thêm vào những hiểu biết chung một
vài ý kiến về chính sách bảo hiểm xã hội cũng như tổ chức thực thi
chính sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời, những kết quả của chuyên
đề có thể sử dụng để phục vụ cho sự nghiệp bảo hiểm xã hội ở tỉnh
Hoà Bình và làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
lĩnh vực này.


CHƯƠNG 1 :LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
I. Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm xã hội trong đời sống xã
hội.
1. Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội trong đời sống xã hội.
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc,
ở và đi lại... Đó chính là nhu cầu tối thiểu của con người. Để thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu này, người ta phải lao động để làm ra
những sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu cho mình. Khi sản

phẩm vật chất được tạo ra càng nhiều thì đời sống con người ngày
càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội càng văn minh hơn.
Tuy nhiên trong cuộc sống cũng như trong lao động không
phải lúc nào con người cũng có những thuận lợi để đảm bảo nhu
cầu vật chất của mình, mà ngược lại có rất nhiều khó khăn bất lợi
trong cuộc sống con người có thể gặp phải làm giảm, mất thu nhập
hoặc các điều kiện sinh sống khác : ốm đau, tai nạn lao động, mất
khả năng lao động khi hết tuổi lao động... Lúc này những nhu cầu
bảo đảm cuộc sống không vì thế mà mất đi trái lại các nhu cầu này
còn tăng lên thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới :
Khám chữa bệnh khi bị ốm đau, tai nạn thương tật cần có người
chăm sóc, nuôi dưỡng...


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc thuê mướn nhân
công và lao động trở nên phổ biến. Ban đầu giới chủ chỉ cam kết
trả cho công lao động so với sức lao động mà người công nhân bỏ
ra, nhưng càng lao động giới thợ cảm thấy cần một cơ chế bảo đảm
cho thu nhập của mình khi không may gặp rủi ro, lúc này giới thợ
đấu tranh để được bảo đảm khi không còn khả năng lao động. Đặc
biệt khi người lao động không may gặp ốm đau, tai nạn, bệnh, lao
động nữ sinh đẻ... phải nghỉ việc, trong thời gian nghỉ việc giới chủ
không trả lương làm người lao động gặp khó khăn và không yên
tâm lao động sản xuất. Khi mâu thuẫn kéo dài Nhà Nước phải
đứng ra can thiệp bằng cách: buộc giới chủ phải có trách nhiệm
hơn đối với người lao động mà mình sử dụng, trách nhiệm thể
hiện: trích một phần thu nhập để hình thành quỹ đồng thời Nhà
Nước khuyến cáo người lao động trích một phần tiền lương đóng
góp vào quỹ sau đó dùng quỹ này trợ cấp cho người lao động và
gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro sự cố đồng thời Nhà

Nước đứng ra bảo trợ cho quỹ, bằng cách đó cả giới chủ và thợ đều
thấy mình có lợi và tự giác thực hiện.
2. Vai trò cuă bảo hiểm xã hội trong đời sống xã hội.
2.1. Bảo hiểm xã hội với kinh tế.
Với tư cách là một ngành kinh tế - xã hội, Bảo hiểm xã hội có
vai trò to lớn tạo ra thu nhập cho người lao động. Một mặt nó là bộ
phận trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia


góp phần vào sự bình ổn xã hội tạo ra một xã hội có tính nhân bản
cao.
Bảo hiểm xã hội góp phần duy trì, ổn định và phát triển sản
xuất đảm bảo an toàn xã hội, làm cho người lao động yên tâm
trong qúa trình công tác, lao động sản xuất. Đảm bảo đời sống vật
chất trước mắt và lâu dài cho người lao động khi họ đang lao động
và khi mất khả năng lao động. Mặt khác, huy động lượng tiền nhàn
dỗi của quỹ Bảo hiểm xã hội được đầu tư vào việc kinh doanh,
dịch vụ trên các lĩnh vực khác nhau trong khuôn khổ pháp luật quy
định để tạo nên nguồn thu và tích luỹ quỹ Bảo hiểm xã hội và góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2.2 Bảo hiểm xã hội với chính trị .
Bất cứ giai cấp và Nhà Nước nào cũng cần có những chiến
lược, sách lược để củng cố quyền lực, địa vị vai trò của mình trước
xã hội, mỗi một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, thì giai cấp
và Nhà Nước thực hiện những thủ pháp tác động vào xã hội để giữ
vững được quyền lực, ổn định xã hội, hoặc trong cuộc tranh giành
quyền lực của các Đảng phái chính trị thì các tổ chức chính trị đó
lấy các vấn đề đời sống xã hội làm các nội dung, hình thức trong
cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực, vai trò chính trị của mình.
Bảo hiểm xã hội cũng là một trong các vấn đề xã hội, nó liên quan

đến kinh tế, chính trị tác động đến tinh thần và quan hệ xã hội. Từ
đó các giai cấp, các Nhà Nước có ý thức đối với Bảo hiểm xã hội,
coi đó là một công cụ điều tiết quan trọng đời sống xã hội. Nhà


Nước nào cũng vậy phải thực hiện chức năng xã hội của mình là
chức năng công quyền về vấn đề xã hội, là thực thi các chính sách
xã hội đối với người dân, đó là chương trình chính trị của một giai
cấp của một Nhà Nước đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội, Bảo
hiểm xã hội cũng là một trong những chương trình chính trị của
một giai cấp, một Nhà Nước trước hết để yên ổn chính trị - xã hội.
Về bình diện thế giới, các quốc gia các tổ chức quốc tế thực
hiện những dự án Bảo hiểm xã hội để bành chướng thế lực chính
trị, kinh tế và diễn biến chính trị - xã hội theo ý đồ của họ.
2.3 Bảo hiểm xã hội với văn hoá, tinh thần xã hội.
Bảo hiểm xã hội là biểu hiện ý thức của xã hội đối với những
người và vấn đề trong quan hệ Bảo hiểm, là đạo lý và trách nhiệm,
nghĩa vụ của Nhà Nước, giai cấp cầm quyền và cộng đồng với các
thành viên khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ lao động xã hội hay vì lý
do bất khả kháng phải ngừng tạm thời hay vĩnh viễn lao động.
Việc làm tốt Bảo hiểm xã hội thể hiện khía cạnh tạo dựng một
phong cách văn hoá xử sự của một dân tộc, văn minh của một quốc
gia ( văn hoá là một mô hình xã hội, ở đó người ta thống nhất và
chia sẻ với nhau thế nào là chuẩn mực, giá trị, mục tiêu và chân
lý ). Bảo hiểm xã hội được thực hiện tạo sự yên tâm, hăng hái lao
động sản xuất, sáng tạo của người lao động; chiến đấu dũng cảm
của lực lượng vũ trang; để họ cùng gia đình họ tạo dựng sự đoàn
kết thống nhất với cộng đồng dân cư.



Một khi làm không tốt về Bảo hiểm xã hội sẽ dẫn đên sự bất
an của người lao động, sự thiếu dũng cảm chiến đấu, hy sinh trong
bảo vệ tổ quốc, các quan hệ xã hội chính trị - tinh thần - văn hoá an ninh - quốc phòng và lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống
của nhân dân trở nên phức tạp.
2.4 Bảo hiểm xã hội với chính sách xã hội và an toàn ổn định
xã hội.
Chính sách xã hội là chương trình ( cương lĩnh ) chính trị của
Đảng, Nhà Nước, của một giai cấp tác động vào một lĩnh vực nào
đó của đời sống xã hội nhằm đảm bảo nhu cầu sống cơ bản và
nâng cao tính tích cực của con người, điều tiết mặt nào đó quan hệ
xã hội góp phần vào ổn định và phát triển xã hội cộng đồng.
( Will Kler - Xã hội học và chinhs sách xã hội).
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng và khăng khít của
chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước ta, là một chính sách đối
với con người, nhằm đáp ứng một trong các quyền đương nhiên
của con người. Một trong những nhu cầu bức thiết và là nguyện
vọng tha thiết của con người. “Theo Maslow, con người có năm
thang nhu cầu: nhu cầu về sinh lý, nhu cầu về an toàn ( việc làm,
yên ổn xã hội ), nhu cầu hoà hợp và liên kết, nhu cầu được tôn
trọng, nhu cầu được phát triển tài năng ”. Như vậy nhu cầu an toàn
xã hội - yên ổn xã hội là nhu cầu đứng thứ hai. Trong tuyên ngôn
nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948, điều
22 ghi rõ: “ Mọi người đều có quyền...đảm bảo của xã hội trong


các trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, goá bụa, tuổi già hoặc
những trường hợp mất nguồn sinh sống vì những sự kiện xảy ra
ngoài ý muốn “.
(Một số vấn đề về Bảo hiểm xã hội Việt
Nam).

Trong cương lĩnh xây dựng Đất nước tại Đại hội VII của
Đảng có nêu rõ: “ Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của
con người là động lực to lớn phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân
dân trong xây dựng chủ nghĩa xã hội... thiết lập một hệ thống đồng
bộ và đa dạng về Bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội. Có chính sách
thích đúng với gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và cán bộ
lão thành, người về hưu trí, chăm lo đời sống người già cả neo đơn,
tàn tật, mất sức lao động...”
(Một số vấn đề về Bảo hiểm xã hội Việt
Nam).
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận của chính sách xã hội, chịu
sự tác động qua lại của các bộ phận khác của chính sách xã hội
trên cơ sở tác động của tổng thể các mối quan hệ kinh tế - chính trị
- xã hội và lịch sử. Quan hệ Bảo hiểm xã hội thể hiện mối tương
quan giữa:
Người đã lao động được hưởng Bảo hiểm xã hội với người
đang làm việc đó là trợ cấp không được bằng và vượt qua trên
lương lúc làm việc, mức tối thiểu không thấp hơn tiền lương tối
thiểu.


Người về hưu trí có trợ cấp theo thang đo ( tỷ lệ ) lớn hơn
thang đo mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra còn tương quan Bảo hiểm xã hội có thang đo tỷ lệ lớn
hơn cứu trợ xã hội ( Cứu trợ xã hội là trợ giúp của Nhà Nước và xã
hội đối với người dân khi gặp rủi ro bất hạnh già cả neo đơn không
người nuôi dưỡng, trẻ mồ côi, người lang thang cơ nhỡ, nguời tàn
tật vì rủi ro, người bị thiên tai, địch hoạ...)
Giữa Bảo hiểm xã hội và Ưu đãi xã hội cũng có tương quan
hợp lý. Trợ cấp ưu đãi xã hội hoàn toàn dựa vào đãi ngộ mang tính

chính trị, đó là trách nhiệm của Nhà Nước, Đảng và giai cấp cầm
quyền với người có công và hy sinh, bị thương hay đóng góp đặc
biệt ( Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Lão thành cách mạng...) cho sự
nghiệp cách mạng và bảo vệ chế độ xã hội. Trợ cấp này mang tính
ưu đãi và cao hơn Bảo hiểm xã hội.
Chính sách xã hội và Bảo hiểm xã hội bao giờ cũng phải
dựa trên tương quan các quan hệ xã hội - chính trị - kinh tế - tinh
thần nêu trên, một khi lầm lẫn hay cào bằng tương quan sẽ đưa đến
rối loạn quan hệ xã hội và quan hệ Bảo hiểm xã hội.
Đối với người lao động và người đã hoàn thành nghĩa vụ lao
động, hoặc vì một lý do nào đó mà mất khả năng lao động tạm thời
hoặc vĩnh viễn, thì chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện trách
nhiệm xã hội đối với người đã đóng góp sức lực, tài năng cho xã
hội, cho nên Bảo hiểm xã hội là điều tiết quan hệ xã hội giữa
người đang lao động, với người đã hoàn thành, hoặc một vì một lý


do nào đó mà ngừng lao động, định hướng cho người sẽ đến tuổi
lao động, từ đó góp phần ổn định quan hệ xã hội .
Với nguyên tắc tất cả mọi người lao động đều có quyền tham
gia và được hưởng bảo hiểm xã hội. Mục đích của Bảo hiểm xã hội
là đảm bảo những điều kiện vật chất tinh thần cho người lao động
và gia đình họ, nhằm giảm bớt những khó khăn, ổn định đời sống
khi gặp phải những tai nạn rủi do, hiểm hoạ khác. Bảo hiểm xã hội
vừa thể hiện tính nhân đạo xã hội, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội
với người lao động. Người lao động là những người tham gia vào
qúa trình sản xuất, quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm
dịch vụ , phục vụ lợi ích xã hội. Bởi vậy xã hội phải có trách nhiệm
chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho họ, không chỉ khi
khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất mà ngay cả khi gặp tai nạn,

rủi do làm giảm sút hoặc mất nguồn thu nhập. Thông qua bảo hiểm
xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà Nước, của cộng đồng xã hội
đối với người lao động góp phần tăng cường trật tự an toàn xã hội.
Bởi vì trợ cấp không đủ đảm bảo nhu cầu cơ bản, đời sống vật chất
và tinh thần. Nếu không có sự chăm lo đời sống sẽ đẩy những
người tham gia và người được hưởng Bảo hiểm xã hội và gia đình
họ vào cảnh cùng quẫn, sẽ gây bất an trong xã hội. Nhiều vấn đề
xã hội của Bảo hiểm xã hội ở các nước phương tây không giải
quyết được tốt đưa đến những đấu tranh của người lao động làm
rung chuyển xã hội. Nếu thiếu đói với người và gia đình người
được Bảo hiểm xã hội sẽ dẫn đến các lệch lạc xã hội, tha hoá xã


hội, tội phạm xã hội. Hoặc điều tiết tương quan giữa người được
Bảo hiểm xã hội với người lao động, hoặc tương quan trong nhóm
Bảo hiểm xã hội không hợp lý cũng đưa đến mất đoàn kết xung đột
xã hội, làm xã hội thiếu trật tự an toàn.
Bảo hiểm xã hội là một cách xử sự, là sự điều tiết những giá
trị sống về vật chất và tinh thần, nó phản ánh sự cố gắng làm tốt
hay xấu và thái độ trách nhiệm hay vô trách nhiệm như thế nào
của Nhà Nước, của cộng đồng đối với người lao động đã cống hiến
cho xã hội của mình. Khi làm tốt các vấn đề về Bảo hiểm xã hội để
xã hội ổn định cũng là một tiêu thức đánh giá xã hội văn minh, tiến
bộ.
II. Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội.
1. Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội (BHXH)
trên thế giới.
Từ xa xưa, con người đã có ý thức dành dụm, dự trữ lương
thực, thực phẩm, tiền bạc... để chi dùng cho bản thân và cưu mang
đùm bọc cho các thành viên trong gia đình trong những lúc khó

khăn, hoạn nạn hoặc khi gặp những trở ngại, bất trắc trong cuộc
sống. Sự tương trợ giúp đỡ đó mang tính đoàn kết, hướng thiện và
từ chỗ trong phạm vi gia đình, họ hàng dần mở rộng tới các thành
viên trong cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều quốc
gia khác nhau.
Tuy vậy, chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, với sự phát
triển của nền đại công nghiệp đã hình thành lực lượng lao động


làm thuê trong xã hội: Giai cấp công nhân. Nhưng trong chủ nghĩa
tư bản, do đời sống của giai cấp công nhân có quá nhiều bấp bênh
vì sự bóc lột của giai cấp tư sản, vì khủng hoảng kinh tế – xã hội ...
rồi trong lúc ốm đau, tai nạn hoặc khi già yếu không còn khả năng
lao động thì nguồn thu nhập của người làm công ăn lương không
còn nữa.
Sự đối mặt với những hiểm hoạ đó buộc người công nhân
phải có ý thức tích góp, dành dụm cho những ngày sau, đồng thời
phải phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau. Nhưng với đồng lương ít ỏi thì điều đó thật nan giải,
buộc người lao động phải đấu tranh đòi hỏi giới chủ phải có những
đảm bảo về cuộc sống thiết yếu cho họ kể cả khi gặp rủi ro, trắc trở
lúc ốm đau khi già yếu không còn khả năng lao động.
BHXH có nguốn gốc hình thành từ lâu nhưng để trở thành
quy định của pháp luật thì phải đến năm 1850, ở nước Đức mới
ban hành luật bảo hiểm về ốm đau và năm 1884, ban hành luật bảo
hiểm về rủi ro nghề nghiệp (tức tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp).
Bảo hiểm ốm đau giao cho các hội tương tế quản lý còn bảo
hiểm rủi ro nghề nghiệp do hiệp hội giới chủ quản lý.
Đến năm 1889, chính phủ Đức ban hành thêm bảo hiểm tuổi

già và bảo hiểm tàn tật do chính quyền các bang quản lý. Và như
vậy, đến thời điểm này những hệ thống quản lý BHXH gồm ba
thành viên xã hội đã hình thành là: nhhững người lao động, những


người sử dụng lao động và Nhà Nước. Ba thành viên này tham gia
đóng góp BHXH và cử đại diện của mình quản lý hệ thống BHXH.
Trong hệ thống BHXH này mọi người làm công ăn lương đều bắt
buộc phải đóng góp xây dựng quỹ BHXH.
Mô hình BHXH của Đức lan rộng ra Châu Âu và đến những
năm 1930 của thế kỷ XX thì nhiều nước đã ban hành các chế độ
BHXH trong hệ thống BHXH. Tuy nhiên, chưa có nước nào ở trên
thế giới ngay một lúc ban hành được tất cả chế độ BHXH mà hầu
hết các chế độ BHXH đều được ban hành dần.
Do tính đa dạng và phức tạp của BHXH, tổ chức lao động
Quốc tế (ILO) đã có những khuyến cáo, những quy định về các nội
dung để thống nhất hoạt động BHXH ở các nước.
Năm 1944, hội nghị ILO thông qua khuyến nghị số 67 về
việc bảo đảm các điều kiện sinh sống. Khuyến nghị này nêu ra một
số nguyên tắc của BHXH mà chủ yếu hướng vào việc mở rộng các
chế độ BHXH bắt buộc để đảm bảo các điều kiện sinh sống tối
thiểu trong trường hợp rủi ro của người lao động tham gia BHXH.
Cũng trong năm 1944, ILO thông qua khuyến nghị số 69 về chăm
sóc y tế không chỉ là người lao động mà chăm sóc rộng rãi mọi
thành viên trong cộng đồng, và chế định thành một quyền trong xã
hội văn minh.
Đặc biệt, ngày 28/06/1952, ILO đã thông qua công ước số
102 về bảo đảm xã hội. Có thể nói đây là công ước quốc tế có nội
dung đầy đủ nhất, cụ thể hoá những tiêu chuẩn quốc tế đã nêu, mở



ra một cơ cấu thống nhất và có sự phối hợp trong lĩnh vực này của
các thành viên ILO.
2. Sự hình thành và phát triển BHXH ở Việt Nam.
Ở nước ta BHXH bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930 thời
thuộc Pháp. Đây là chế độ trợ cấp cho chính quyền thuộc địa thực
hiện đối với quân nhân và viên chức Việt Nam làm việc trong bộ
máy hành chính và lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông Dương khi
bị ốm đau, già yếu hoặc chết.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà Nước ta
đã sớm quan tâm đến vấn đề này, điều đó được thể hiện ở các Sắc
lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947; số 76/ SL ngày 20/05/1950; số
77/SL

ngày

22/05/1950.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, kinh tế nghèo
nàn nên những chính sách BHXH ở thời gian này được thực hiện
rất hạn chế. Phải đến năm 1961, Chính phủ nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà mới ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961
Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức Nhà Nước.
Chính sách BHXH ban hành kèm theo Nghị định 218/CP đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định đời sống
người lao động, thu hút và động viên hàng triệu lao động tham gia
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Động viên đội ngũ cán bộ công nhân
viên, lực lượng vũ trang chiến đấu và làm việc trong một thời kỳ
cách mạng gian khổ và khó khăn nhất để đấu tranh thống nhất Tổ
quốc, xây dựng Nhà Nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.



Khi Tổ quốc hoàn toàn độc lập, Đảng và Nhà Nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách để thu hút và động viên người lao
động trên khắp mọi miền đất nước hàn gắn vết thương chiến tranh
và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN. Cùng với việc ban hành
những chính sách về phát triển kinh tế, xã hội và cải cách chế độ
tiền lương, ngày18/9/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
đã ban hành nghị định số 236/HĐBT sửa đổi, bổ sung các chế độ
BHXH.
Sau đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, để phù hợp với
cơ chế quản lý mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, thì chính sách BHXH được Đảng và Nhà Nước ta tiếp tục
sửa đổi và bổ sung. Những nội dung cơ bản trong Chương 12 của
Bộ luật Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá
IX ngày 23/6/1994 đã thể hiện điều đó.
Trên cơ sở những quy định của Bộ luật Lao động, ngày
26/1/1995, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị
định số 12/CP; đồng thời, ngày 16/2/1995, ban hành Nghị định số
19/CP về việc thành lập hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
BHXH Việt Nam và hệ thống BHXH Việt Nam như hiện nay
bao gồm: Chế độ hưu trí, trợ cấp một lần và chế độ tử tuất (chuyển
sang từ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội); chế độ trợ cấp
ốm đau, thai sản và chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề


nghiệp (chuyển sang từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) được
hình thành từ năm 1995.
Để tiếp tục thống nhất quản lý Nhà Nước về hoạt động bảo

hiểm, tháng 02/2002, Chính phủ vừa mới ban hành nghị định sáp
nhập Bảo hiểm y tế vào hệ thống BHXH Việt Nam và quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, đến nay BHXH Việt Nam
bao gồm các chế độ bảo hiểm là:
- Hưu trí và trợ cấp một lần
- Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
- Ốm đau, thai sản
- Tử tuất
- Y tế.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 1998 – 2002 nên
chỉ xin bàn tới hoạt động của BHXH chưa có nội dung hoạt động
của bảo hiểm y tế.
III. Nội dung bảo hiểm xã hội.
1. Các khái niệm về bảo hiểm xã hội.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về Bảo hiểm xã hội, sau
đây là một vài định nghĩa về Bảo hiểm xã hội:
" Bảo hiểm xã hội là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ
tập trung, được tồn tích dần do sự đóng góp của người lao động và
người sử dụng lao động dưới sự điều tiết của Nhà Nước, nhằm
đảm bảo phần thu nhập, để thoả mãn nhu cầu sinh sống thiết yếu


của người lao động và gia đình họ, hay khi gặp phải những biến cố
làm giảm hoặc mất khả năng thu nhập theo lao động".
( Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội VN- NXB Địa chất
HN 1993).
" Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm đời sống cho người lao
động và gia đình họ khi bị giảm, bị mất khả năng lao động, hoặc
mất việc làm trên cơ sở san sẻ trách nhiệm đống góp vào quỹ bảo
hiểm xã hội."

( Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội VN- NXB Địa chất
HN 1993).
" Bảo hiểm xã hội xét về chính trị, kinh tế là sự thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất, hoặc
giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất. Dựa trên cơ sở
một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm
xã hội, có sự bảo hoọ của Nhà Nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm
an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp
phần bảo đảm an toàn xã hội".
(Từ điển bách khoa Việt
Nam tập 1).
" Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định
đời sống cho người tham gia bảo hiểm và gia đình họ trong các
trường hợp người tham gia bảo hiểm bị ốm đau, thai sản suy giảm
khả năng lao động hoặc chết".


( Giáo trình bảo hiểm xã hội- Bộ lao động thương binh và xã
hội - HN).
" Bảo hiểm xã hội thực chất là tổng thể mối quan hệ kinh tế
xã hội giữa Nhà Nước, người lao động và người sử dụng lao động
nhằm mục đích ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình
họ khi không may gặp rủi ro sự cố làm giảm, mất khả năng lao
động, việc làm dẫn tới giảm mất thu nhập".
(Giáo trình Kinh tế Bảo Hiểm ĐHKTQDHN).
Tóm lại, Bảo hiểm xã hội thực chát là một hình thức phân
phối lại thu nhập bằng các kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm góp phần cân
bằng thu nhập bị mất hoặc bị giảm từ hoạt động nghề nghiệp bằng
khoản trợ cấp từ bảo hiểm xã hội.

2. Đặc điểm và nguyên tắc thực thi chính sách BHXH.
2.1 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội.
- Là loại bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình
lao động.
- Các rủi ro cuả người lao động liên quan đến thu nhập của
họ như ốm đau thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất
việc làm, già yếu (mất sức lao động), chết... mà do những rủi ro
này, người lao động bị giảm hoặc bị mất nguồn thu nhập và họ cần
phải có một khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống.
Đây là đặc điểm cơ bản của BHXH.


- Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH thì
phải có nghĩa vụ đóng BHXH; bên cạnh đó người sử dụng lao
động cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động làm
vệc cho mình. Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH hình
thành nên một quỹ BHXH. Quỹ BHXH dùng để chi trả các loại trợ
cấp khi phát sinh nhu cầu BHXH.
- Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ
pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà Nước là người
bảo hộ các hoạt động BHXH.
Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khả
năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử
dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu đặc trưng cơ bản của BHXH,
đó là: Chế độ BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật;
nguồn tài chính để thực hiện chế độ BHXH là từ sự đóng góp bắt

buộc của người được bảo hiểm (kể cả đối với loại hình BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện), của người sử dụng lao động nếu có (vì
thường chỉ có trong 2 loại hình bắt buộc) với sự đóng góp của Nhà
Nước, được Nhà Nước bảo hộ giá trị tiền trợ cấp khi có biến động
về kinh tế, tài chính; mục đích chính của BHXH là trợ cấp vật chất


trong các trường hợp người được bảo hiểm gặp rủi ro ngẫu nhiên,
cụ thể đã được lượng định trước.
2.2 Nguyên tắc thực thi chính sách BHXH.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng áp dụng: Là việc
xây dựng chính sách BHXH bình đẳng đối với mọi người lao
động. Quỹ BHXH có nguồn tài chính từ các khoản đóng góp và có
một hệ thống hoạt động nhằm đảm bảo lợi ích cho người tham gia
đóng góp vào quỹ này. Quyền được hưởng trợ cấp BHXH được
bảo đảm bằng chính việc đóng góp vào quỹ BHXH.
- Nguyên tắc tương trợ cộng đồng : được thể hiện qua hình
thức tham gia BHXH là một hình thức chia sẻ rủi ro và bắt buộc
mọi người phải tham gia đóng góp vào quỹ theo nguyên tắc "Lấy
số đông bù số ít" và nguyên tắc "Tiết kiệm chi tiêu" lúc có thu
nhập để được hưởng trợ cấp lúc tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả
năng lao động, lúc về già .....
- Nguyên tắc phân phối trên cơ sở mức độ đóng góp, mà cơ
sở để tính mức đóng góp là tiền lương hoặc tiền công. Tiền thu từ
các khoản đóng góp được tập trung vào quỹ BHXH mà từ quỹ
BHXH chỉ được lấy ra để chi cho các chế độ BHXH cũng như các
khoản chi quản lý hành chính của hoạt động BHXH. Tỷ lệ đóng
góp và mức lương hưởng trợ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với thu
nhập của người được tham gia bảo hiểm.
- Nguyên tắc thực hiện cân đối thu, chi BHXH: Để thực hiện

nguyên tắc này thì khi xây dựng các chế độ trợ cấp phải dự báo


được số tiền phải chi tiêu để từ đó huy động các khoản đóng góp
bảo đảm đủ chi. Đồng thời, số tiền tạm thời nhàn rỗi phải tiến hành
đầu tư để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ. Như vậy, số dư của
quỹ hàng năm tạm thời chưa sử dụng hết được đem đi đầu tư để
tăng thu cho quỹ BHXH.
- Nguyên tắc phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội: BHXH
bao gồm nhiều chế độ trợ cấp khác nhau, tổng hợp chung của các
nước trên thế giới có 9 chế độ BHXH, nhưng trong quá trình thực
hiện cần nghiên cứu tình hình thực tế của mỗi nước để có những
chế độ BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi
nước. Đồng thời, các mức trợ cấp BHXH cũng phải có tương quan
thích hợp với mức thu nhập trong cộng động xã hội.
3. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Đối tượng của BHXH là thu nhập của người lao động bị biến
động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động,
mất việc làm của những người lao động tham gia BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử
dụng lao động. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế xã
hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ
phận những người lao động nào đó. Cụ thể đối tương áp dụng
BHXH ở Việt Nam bắt buộc bao gồm :
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ
3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn
trong các doanh ngiệp, cơ quan tổ chức sau :


+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp

Nhà Nước, bao gồm : Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc
lực lương vũ trang;
+ Doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp
bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
+ Doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, bao gồm : Doanh nghiệp liên doanh và doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội;
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
+ Các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp,
tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức,
được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ
quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội tổ chức
quần chúng tự trang trải về tài chính;
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các nghành văn
hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các
nghành sự nghiệp khác;
+ Trạm y tế xã phường thị trấn.


×