Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Học Sinh Sản Của Ong Chúa Apis Cerana Nuôi Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––

NGUYỄN THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA ONG CHÚA APIS CERANA
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH SẢN CỦA ONG CHÚA APIS CERANA
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngà nh: Chă n nuôi
Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG
NGHIỆP

Người hướng dẫ n khoa học:
PGS.TS. Ng uyễn Duy Hoan




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu
và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng
để bảo vệ ở một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thắm


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sau Đại
học và thầy giáo hướng dẫn tôi đã hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô trong khoa Sau
Đại học, khoa Chăn nuôi - thú y, phòng Thí nghiệm trung tâm, Công ty
Ong Trung ương và các ban ngành có liên quan tại địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của gia
đình, bạn bè đã tạo các điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành
bản luận văn này.


TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thắm


iii

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................

i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................ viii
DANH MỤC CÁC ẢNH .......................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài .......................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................... 4

1.1. Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam ... 4
1.1.1. Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới................... 4
1.1.2. Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong ở Việt Nam ................... 8
1.2. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội trên thế giới
và ở Việt Nam ..................................................................................... 10
1.2.1. Nghiên cứu hình thái ong nội trên thế giới .............................. 10
1.2.1.1. Lịch sử hệ thống học và phân loại ong mật ...................... 10
1.2.1.2. Hình thái và phân loại ong mật ....................................... 11
1.2.1.3. Phân bố và vị trí phân loại của ong nội ............................ 12
1.2.2. Nghiên cứu hình thái ong nội trong nước ................................ 13
1.2.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội .............................. 13


iv

1.2.3.1. Hình thái cơ thể.............................................................. 13
1.2.3.2. Các cơ quan bên trong cơ thể ong ................................... 14
1.3. Một số đặc điểm sinh vật học của ong chúa Apis cerana ................. 15
1.3.1. Buồng trứng của ong chúa...................................................... 16
1.3.2. Sự phát triển của trứng ........................................................... 17
1.3.3. Quá trình giao phối của ong chúa ........................................... 17
1.3.4. Sự đẻ trứng của ong chúa ....................................................... 18
1.3.5. Giai đoạn phát dục từ trứng đến trưởng thành ......................... 19
1.3.6. Pheromon của ong chúa ......................................................... 21
1.3.7. Nguồn gốc ra đời của ong chúa .............................................. 22
1.3.8. Tạo chúa bằng phương pháp di trùng ...................................... 23
1.3.9. Sự hình thành các mũ chúa tự nhiên và các yếu tố thúc đẩy sự
hình thành các mũ tự nhiên .............................................................. 24
1.3.9.1. Sự hình thành các mũ chúa tự nhiên ................................ 24
1.3.9.2. Các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành mũ chúa ........... 26

1.3.10. Mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học với năng suất, chất
lượng mật ong................................................................................. 28
1.4. Cơ sở khoa học của chọn giống ong mật ......................................... 30
1.4.1. Ong đực đơn bội, ong đực lưỡng bội và vấn đề cận huyết
của đàn ong..................................................................................... 30
1.4.2. Cơ sở di truyền ...................................................................... 32
1.4.3. Kiểm soát giao phối và ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo .... 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU......................................................................................... 35
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................ 35
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................. 35


v

2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................. 35
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 35
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .............. 36
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 39
3.1. Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến
nghề nuôi ong mật ............................................................................... 39
3.2. Cây nguồn mật và thời gian nở hoa tại vùng điều tra ....................... 40
3.3. Thể tích và kích thước mũ chúa...................................................... 41
3.4. Tình hình chia đàn tự nhiên của chúa tự nhiên và chúa nhân tạo ...... 43
3.5. Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên ............................................... 46
3.6. Thời gian phát dục từ trứng đến khi nở của ong chúa ...................... 51
3.7. Khối lượng của ong chúa tơ và chúa đã đẻ...................................... 51
3.8. Thời gian tập bay và định hướng cửa tổ của ong chúa ..................... 55

3.9. Tuổi thành thục của ong chúa......................................................... 56
3.10. Thời gian bay giao phối trong ngày; số lần bay giao phối trong đời
của ong chúa........................................................................................ 57
3.11. Sức đẻ trứng của ong chúa ........................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 62
1. Kết luận ........................................................................................... 62
2. Kiến nghị......................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 65
Tiếng Việt ........................................................................................... 65
Tiếng Anh ........................................................................................... 67
PHỤ LỤC ................................................................................................ 68


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A. cerana : Apis cerana
A. mellifera: Apis mellifera
SĐT

: Sức đẻ trứng

CNĐVQH : Chăn nuôi Động vật Quý hiếm
ĐHNL

: Đại học Nông Lâm


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Tình hình thời tiết khí hậu năm 2009 .......................................... 39
Bảng 3.2. Cây nguồn mật và thời gian nở hoa tại vùng điều tra ................... 40
Bảng 3.3. Thể tích và kích thước mũ chúa ................................................. 41
Bảng 3.4. Tình hình chia đàn tự nhiên của ong chúa ................................... 44
Bảng 3.5. Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên vụ Xuân - Hè...................... 47
Bảng 3.6. Số lượng mũ chúa chia đàn tự nhiên vụ Thu - Đông.................... 48
Bảng 3.7. Thời gian phát dục của ong chúa ................................................ 51
Bảng 3.8. Khối lượng của ong chúa tơ và chúa đã đẻ.................................. 52
Bảng 3.9. Thời gian tập bay và định hướng cửa tổ của ong chúa ................. 55
Bảng 3.10. Tuổi thành thục của ong chúa................................................... 56
Bảng 3.11. Thời gian bay giao phối trong ngày của ong chúa...................... 57
Bảng 3.12. Số lần bay giao phối trong đời của ong chúa ............................. 58
Bảng 3.13. Sức đẻ trứng của ong chúa sau khi giao phối............................. 59


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1: Mố i quan hệ giữa quy mô đàn và tỷ lệ số đàn xây mũ chúa ..... 49

Biểu đồ 3.2: Mố i quan hệ giữa quy mô đàn và số lượng mũ chúa được xây . 49
Biểu đồ 3.3: Khố i lượng của ong chúa tự nhiên và ong chúa nhân tạo ở vụ
Xuân - Hè và Thu - Đông.......................................................................... 53
Biểu đồ 3.4: Sức đẻ trứng của ong chúa qua các tuần khảo sát .................... 61


ix

DANH MỤC CÁC ẢNH
Tên các ảnh

Trang

Hình 1.1. Kiểu thùng ong được dùng phổ biến ........................................... 6
Hình 1.2. Ong mới nở ra từ mũ chúa tự nhiên ............................................ 25
Hình 3.1. Đo kích thước và thể tích mũ chúa vụ Xuân - Hè ........................ 43
Hình 3.2. Đo kích thước và thể tích mũ chúa vụ Thu - Đông....................... 43
Hình 3.3. Các mũ chúa xây trên một cầu ong ............................................. 50
Hình 3.4. Thao tác cân ong chúa................................................................ 54
Hình 3.5. Sức đẻ trứng của ong chúa thí nghiệm ........................................ 61
Hình 1. Lồng nhốt ong chúa ...................................................................... 75
Hình 2. Các mũ chúa thu thập ................................................................... 75
Hình 3. Ngâm ong chúa trong dung dịch hoá chất ...................................... 75
Hình 4. Cây nguồn mật ............................................................................. 75
Hình 5. Di trùng ong ................................................................................. 76


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nhiệt đới có vĩ tuyến nằm trong khoảng 23 độ 23
phút Bắc (cực Bắc) và 8 độ 34 phút Bắc (cực Nam) nên thảm thực vật rất
phong phú và đa dạng, trăm hoa đua nở là tiền đề để phát triển nghề nuô i ong.
Chính vì vậy mà nghề nuô i ong đã có từ rất lâu đời ở nước ta.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nước ta đã và đang hình thành
nên các vùng chuyên canh về cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây nông
nghiệp và cây ăn quả, các phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, chương trình cây ăn quả V.A.C đang phát triển mạnh, là nguồn
thức ăn mới tạo điều kiện cho nghề nuôi ong ngày càng phát triển.
Ong nội Apis cerana là loài ong mật bản đ ịa có ngò i đốt ở Việt Nam.
Có thể quản lý, thuần hoá và đem lại giá trị kinh tế cao từ các sản phẩm của
chúng như: Mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong và keo ong. Đây là
những sản phẩm s inh học độc đáo, có giá trị dinh dưỡng rất cao dùng để bồi
dưỡng sức khoẻ cho con người, bài thuốc y học cổ truyền có giá trị chữa bệnh
cao, là các nguyên liệu để chế biến các mỹ phẩm cao cấp và nhiều sản phẩm
của ngành công nghiệp khác. Thực tế, từ một đàn ong nội địa trong một năm
có thể cho từ 2 - 40 kg mật ong, 0,2 - 0,3 kg sữa chúa (Nguyễn Duy Hoan,
Phùng Đức Hoàn, Ngô Nhật Thắng, 2008) [7].
Ngoài ra, con ong còn có vai trò hết sức quan trọng là thụ phấn chéo
cho các cây trồng và cây tự nhiên, nhờ đó mà năng suất và phẩm chất của các
cây nông - lâm nghiệp tăng lên rõ rệt, nó cũng góp phần bảo vệ sự đa dạng
của các cây trồng tự nhiên, sự bền vững của môi trường sinh thái. Giá trị kinh
tế từ hoạt động thụ phấn của ong cho cây trồng cao hơn rất nhiều lần (trên 143


2

lần) so với giá trị kinh tế từ các sản phẩm mà chúng mang lại (Sivaram V.,
2004) [25].

Sáu tỉnh Việt Bắc ở nước ta được coi là cái nô i để phát triển nghề nuô i
ong nội, trong đó Thái Nguyên - Thủ đô gió ngàn Việt Bắc với nghề nuôi ong
đã được chú trọng từ lâu. Từ năm 1996 đến nay nhờ các chương trình, dự án
phát triển nuô i ong mật, góp phần xoá đói giảm nghèo, các tổ chức trong và
ngoài nước : CIDSE (Đức) và CECI (Canada) hay chương trình nâng cao chất
lượng đàn ong mật của Cục Khuyến nông - Khuyến lâm Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã góp phần thúc đẩy nghề nuôi ong ở Thái Nguyên.
Hiệu quả của chương trình này đã đem lại cho Thái Nguyên hơn 1000 đàn
ong được nuôi tại các hộ với năng suất 12 - 15kg/thùng (Phùng Đức Hoàn,
2003) [8].
Loài ong nộ i Apis cerana có đặc tính dễ thích nghi, cần cù chăm chỉ,
không đòi hỏ i nguồn hoa tập trung nhưng năng suất thấp, tính tụ đàn không
cao, dễ bốc bay, tốc độ tăng đàn chậm,…
Con ong là đề tài nghiên cứu của rất nhiều người, trong đó đặc điểm
sinh vật học của ong nội Apis cerana từ lâu đã thu hút được sự chú ý của
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình
nghiên cứu nhiều vấn đề lý thú về mặt s inh học của loài ong này đã dần dần
được hé mở làm căn cứ cho việc từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn
nuôi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của nghề
nuôi ong. Tuy đã được nghiên cứu song còn rất nhiều vấn đề, đặc biệt là các
tập tính sinh học của từng cấp ong trong đàn ong vẫn còn là những câu hỏi
còn bỏ ngỏ đối với không chỉ người nuôi ong mà cả với các nhà khoa học của
Việt Nam và thế giới. Cũng như các loài vật nuô i k hác, con cái đóng vai trò
rất quan trọng quyết đ ịnh năng suất chăn nuô i, đối với nuôi ong con cái còn
có vai trò quan trọng hơn ở chỗ chỉ có một con cái duy nhất trong đàn có khả


3

năng s inh sản (ong chúa), chính vì vậy ong chúa quyết định đặc tính di truyền

không chỉ đối với ong thợ mà với cả ong đực trong đàn và như vậy, vô hình
trung ong chúa đóng vai trò di truyền của cả con đực và con cái. Để bổ sung
thêm những hiểu b iết còn chưa được nghiên cứu đầy đủ về ong chúa, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ong
chúa Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về các đặc điểm
sinh học sinh sản của ong chúa Apis cerana làm căn cứ khoa học để xây dựng
các biện pháp khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
của nghề nuô i ong.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài hoàn thành sẽ bổ sung một cách đầy đủ và có hệ thống các thông
tin về các đặc điểm sinh học sinh sản của ong chúa Apis cerana ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giải quyết được các vấn đề số liệu, thông tin về các đặc điểm sinh học
sinh sản của ong chúa Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên, nhằm bổ sung một
cách đầy đủ và hoàn thiện về quy trình, kỹ thuật nuôi ong trong nhân dân.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong trên thế giới
Theo Eva Crane (1990) [6] từ xa xưa con người đã biết săn ong lấy mật
để thu được các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ và tập quán
săn bắt ong rừng vẫn còn duy trì tới ngày nay, việc khai thác mật ong được
tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Những tổ ong mà người ta thường

săn lấy mật là thuộc giống ong Apis, mật ong được coi là một sản phẩm quý
hiếm của tự nhiên ban tặng cho con người. Từ việc quan sát và khai thác mật
ong tự nhiên, dần dần con người đã biết sử dụng đõ để nuôi ong, việc sử dụng
đõ bắt đầu ít nhất từ 4.500 năm nay.
Hiểu biết về lịch sử săn ong và nuôi ong của chúng ta đã tăng lên rất
nhiều trong mấy thập kỷ qua nhờ kết quả của các công trình nghiên cứu khảo
cổ, ngôn ngữ, qua những văn bản lưu trữ và nhờ giao thông thuận lợi cho
phép người ta đ i đến khắp nơi trên trái đất. Ở miền Đông Tây Ban Nha người
ta đã phát hiện một bức vẽ trên vách đá từ thời kỳ đồ đá trước công nguyên
khoảng 6.000 năm. Người Ai Cập đã có nghề nuôi ong Apis mellifera từ
5.000 năm trước công nguyên. Vào khoảng năm 2.500 năm trước công
nguyên, ở Ai Cập cổ đại đã thực sự hình thành một nghề nuô i ong thịnh
vượng. Những tư liệu sớm nhất ghi chép về nuô i ong trong đõ được ra đời
khoảng 1.500 năm trước công nguyên: Đó là một phần của bộ luật Hittile ghi
trên những phiến đá sét, tìm thấy ở cao nguyên Anato li không c ây cối, cách
Ai Cập 100 km về phía Bắc. Ong Apis mellifera được nuôi trong các đõ bằng
đất nung, gỗ, đất bùn, sành,… Những đõ ong ra đời sớm nhất vào khoảng
những năm 2.450 trước công nguyên được thể hiện trong cảnh lấy mật ong,
một phần của bức hội họa tại một ngôi đền thờ mặt trời Ai Cập, gần vùng hạ


5

sông Nil. Có 4 bức tranh tương tự đã được phát hiện, mô tả mật ong được cất
trong những bình chứa, những trại ong cổ truyền có hàng trăm đõ ong với
cảnh lấy mật y như ngày nay còn phổ biến ở Ai Cập và kiểu đõ hình trụ đặt
nằm ngang cổ truyền ngày nay vẫn được s ử dụng nhiều nơi trên thế giới: Ở
châu Phi, Nam Hy Lạp, các đảo vùng Địa Trung Hải, từ miền Nam Balkan
đến Tiểu Á, từ Nam Ấn Độ đến Kasmia, một phần Afghanistan, Nam Thái
Lan, Bali - Indonexia (Eva Crane, 1990) [6].

Lịch sử nuôi ong Apis cerana ở châu Á cũng lâu đời như lịch sử nuô i
ong Apis mellifera ở châu Âu, như ở Trung Quốc là hơn 3.000 năm, Ấn Độ
2.000 năm (Shahid, 1992; Punchihewa, 1994) (trích từ tài liệu của Nguyễn
Ngọc Vững, 2006) [21]. Nghề nuô i ong cổ truyền vẫn được tồn tại ở các nước
và hầu như không thay đổi so với được miêu tả trong các tài liệu cũ. Tất cả
các loại đõ được làm do con người bắt chước tập tính làm tổ tự nhiên trong
các hốc cây, hốc đá. Các loại đõ đều giống nhau ở chỗ ong xây các bánh tổ
gắn chặt vào phía trên của đõ nên người ta gọ i là đõ có bánh tổ cố định. Các
đõ thường được đặt xung quanh nhà, dưới gốc cây, trên giá đỡ, trong rừng
hoặc trên các chãng của các cành cây to.
Sự phát triển của các kiểu thùng ong góp phần quan trọng đối với nghề
nuôi ong và có thể bắt đầu ở Hy Lạp, từ những mô tả của Georg Wheler
(1682) về kiểu đõ có dạng bình hoa lớn sử dụng ở Hy Lạp, có các thanh xà
đặt ở phía trên để ong xây bánh tổ, những thanh ngang không gắn chặt vào đõ
nên có thể lấy bánh tổ ra được, khoảng cách giữa các tâm của các thanh xà
bằng khoảng cách ở bánh tổ tự nhiên. Các tác giả đã nghiên cứu và nhận thấy
tầm quan trọng của khoảng không gian đều giữa các cầu ong và dựa trên
những hiểu biết đó, đã thiết kế ra những thùng ong mới (Eva Crane, 1990) [6].
Năm 1649, William Me ở Anh đã làm thùng ong bằng gỗ nhiều tầng
chồng lên nhau nhưng không có xà hay khung cầu. Năm 1675 Gedde cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

-tnu.edu.vn


6

sáng tạo ra kiểu thùng tương tự nhưng mỗi tầng có khung cầu để ong gắn
bánh tổ. F. Huber (1792) tạo ra kiểu đõ dạng “quyển sách”. F.I. Prokopovich
(1806), J. Dziezion (1848) tạo ra các kiểu đõ có khung cầu cố định gắn vào

thành thùng (trích từ tài liệu của Eva Crane, 1990) [6].
Kiểu thùng Stewarton do Robin Ker ở Scotland sáng tạo năm 1819 có
xà cầu cố định. Đến năm 1844, Augustus Munn ở Anh đã làm một kiểu thùng
tầng có khung cầu. Năm 1851, giáo sĩ L. L. Langstroth (Philadelphia, Mỹ)
(trích từ tài liệu của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21] đã sáng tạo ra kiểu thùng
có khung cầu di động nhờ phát hiện ra khoảng cách con ong. Với kiểu thùng
này rất thuận tiện cho việc nuôi ong, nhờ áp dụng nó mà nghề nuô i ong A.
mellifera được phát triển rất nhanh ở châu Âu và Bắc Mỹ, sau đó phát triển
tới các châu khác trên thế giới (Eva Crane, 1990) [6]. Kiểu thùng này cho
phép người nuô i ong kiểm tra tình hình đàn ong, từ đó tác động những b iện
pháp kỹ thuật một cách dễ dàng, cho phép trao đổi giữa các đàn ong với nhau
và giữa người nuô i ong khác. Ngày nay, kiểu thùng này vẫn đang được áp
dụng phổ biến ở khắp nơi và được cải tiến tuỳ theo yêu cầu người sử dụng.

Hình 1.1: Kiểu thùng ong được dùng phổ biến
Năm 1863, Dadant đã xuất bản sách về những cải tiến và sáng kiến của
ông. Nhờ đó nhiều sáng kiến khác được nảy sinh ra từ nước Mỹ, trong đó
quan trọng nhất là sáng kiến làm những tấm sáp in hình lỗ tổ ong hay còn gọi


7

là tầng chân, theo đó là các khung cầu được căng dây thép có gắn tầng chân,
có khả năng chịu được sức văng khi quay mật ở thùng ly tâm (trích từ tài liệu
của Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21].
Eva Crane (1990) [6] đã tổng kết tình hình nuôi ong ở châu Âu và trên
thế giới như sau:
Ở châu Âu, tỷ lệ cây xanh cao hơn các lục địa khác, có truyền thống
nuôi ong lâu đời nên nghề nuôi ong ở châu Âu rất tập trung, có mật độ 3,2
đàn/km2. Có tổng số 13 - 15 triệu đàn ong đều là giống ong A. mellifera, sản

lượng mật là 123 - 165 ngàn tấn, năng suất mật bình quân 11kg/đàn.
Nước Mỹ có 4,3 triệu đàn ong thuộc loài A. mellifera, năng suất năm
1984 đạt 17kg/đàn, tổng sản lượng 75.000 tấn.
Canada có gần 700.000 đàn ong thuộc loài A. mellifera, sản lượng mật
đạt 43.000 tấn, năng suất bình quân cao nhất trên thế giới 63kg/đàn.
Ở châu Đại Dương Australia có nghề nuôi ong A. mellifera phát triển
với hơn 500.000 đàn ong đạt năng suất 46,5kg/đàn.
Châu Phi có các chủng ong đều thuộc loài ong A. mellifera. Bằng chứng
sớm nhất về nghề nuô i ong của nhân loại được phát hiện ở đây 4.500 năm
trước. Etopia có tới 2,52 triệu đàn, năng suất mật 8,3kg/đàn. Kenia có 2,1
triệu đàn, năng suất mật 5,7kg/đàn.
Hiện nay, loài ong A. mellifera được du nhập vào rất nhiều vùng khác
nhau và được những người nuôi ong trên khắp thế giới sử dụng.
Loài ong A. mellifera châu Âu có ưu thế hơn các loài ong nhiệt đới vì
chúng sản xuất mật tốt hơn, hiền lành dễ chăm sóc quản lý, có sức sinh sản
cao, thế đàn lớn, không phản ứng bốc bay với vụ thiếu thức ăn, có màu vàng
được nhiều người ưa chuộng. Người ta tính rằng nuôi giống ong châu Âu phải
chi phí nhiều hơn giống ong châu Á, tuy nhiên nó lại cho hiệu quả kinh tế cao
hơn. Chính vì vậy từ châu Âu chúng được du nhập vào nhiều châu lục khác.


8

Eva Crane (1990) [6] đã mô tả quá trình nhập ong A. mellifera châu Âu
vào vùng nhiệt đới châu Á như sau:
Ở Trung Quốc ong A. mellifera được nhập lần đầu vào năm 1913. Bảy
mươi năm nay ong Ý đã thích nghi và được sử dụng c hính để sản xuất mật
hàng hoá ở khu vực Á nhiệt đới. Việc nhập ong A. mellifera là một cuộc cách
mạng trong nghề nuô i ong ở Trung Quốc, làm cho Trung Quốc trở thành nước
có nghề nuôi ong đứng thứ hai và là nước xuất khẩu nhiều mật nhất thế giới

với hơn 5 triệu đàn ong A. mellifera, hàng năm xuất khẩu 160 ngàn tấn mật.
Thái Lan đã nhập ong A. mellifera nuôi tại Chiềng Mai, nơi đây có cây
nhãn là cây nguồn mật chính và cho sản lượng cao.
Tại Miến Điện, vùng trồng cây Guizotia absyssinica, cây hướng dương,
ong A. mellifera đã được nhập với số lượng lớn để phù hợp với nguồn mật và
phấn từ hai loại cây trồng này.
1.1.2. Sơ lược lịch sử và tình hình nuôi ong ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề nuôi ong đã được khai thác và nuô i từ lâu đời. Ngay
từ thế kỷ thứ VIII, thượng thư phụ trách về nông nghiệp Phạm Lê đã viết tài
liệu bằng chữ Hán về kỹ thuật nuôi ong (Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện,
1999) [3]. Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã có một số nhận xét về đặc điểm s inh
học của đàn ong. Trải qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm và cả i tiến kỹ thuật,
nghề nuô i ong Việt Nam đã dần dần được cải tiến từ đơn giản đến hoàn thiện
như ngày nay.
Người Việt Nam đã có thói quen đi lấy mật, săn ong từ rất lâu dựa vào
kinh nghiệm qua nhiều đời được truyền lại, họ khai thác từ những loại o ng
mật khác nhau như: Ong ruồ i A. florea, ong nội A. cerana, ong khoái A.
dorsata, ong đá A. laboriosa. Giống ong A. cerana rất phổ biến ở tự nhiên, có
ở khắp đất nước, thường làm tổ ở nơi kín như trong hốc cây, hốc đá, trong các
hang, đôi khi cả trong các tổ mối. Dựa vào những kinh nghiệm thực tế và đặc


9

điểm tự nhiên của ong nội, các kiểu nuô i ong dần được hình thành và không
ngừng được cải tiến từ kiểu đõ nằm ngang chuyển sang kiểu đõ đứng rồi đõ
đứng có thanh xà di động và cuối cùng là các kiểu thùng cải tiến có khung cầu
di động như ngày nay. Khi áp dụng nuô i ong trong thùng cải tiến có khung
cầu di động cho phép sử dụng thùng quay và dùng tầng chân nhân tạo gắn vào
khung cầu, làm nền để ong xây lên các bánh tổ đã làm năng suất mật tăng lên

đáng kể. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học đã làm cho năng suất mật
trung bình 15kg/đàn/năm (Phùng Hữu Chính, 1996; Quách Đại Cương,
Nguyễn Huy Du, 1963) [1], [4].
Từ những năm 1960 - 1962 chủng ong Apis mellifera ligustica (ong Ý)
được một số người Hồng Kông đưa vào miền Nam Việt Nam một số đàn
nhưng phát triển kém, phải tiếp tục nhập thêm nhiều lần từ Hồng Kông, Đài
Loan, Úc,…
Trong khi ong Ý (Apis mellifera ligustica) ở một số nước có sức đẻ
trứng 1500 - 2000 trứng/ngày đêm thì ong chúa Ý Việt Nam chỉ đạt trung
bình năm là 846 trứng/ngày đêm, gần bằng ong Ý ở Thái Lan (963 trứng/ngày
đêm) (Nguyễn Ngọc Vững, 2006) [21].
Năm 1977, công ty ong cấp I thuộc Bộ Nông nghiệp đưa 50 đàn ong Ý
ra miền Bắc và tiếp đó năm 1978 trại nghiên cứu o ng Đốc Tín cũng đưa 50
đàn ong Ý ra miền Bắc nuô i thí nghiệm nhưng không phát triển được, đến
năm 1979 bị chết hoàn toàn. Từ năm 1980 - 1985, một số đơn vị sản xuất
cũng đưa ong Ý ra Bắc nhưng không duy trì được quanh năm, ký sinh phát
triển mạnh, đàn ong bị sa sút phải đưa trở lại miền Nam để phục hồi.
Từ sau năm 1985, các đơn vị nuô i ong đã áp dụng các phương pháp
chọn lọc, biện pháp phòng trị ký sinh có hiệu quả nên cho đến nay ong Ý đã
được nuôi quanh năm ở nhiều tỉnh miền Bắc và cho hiệu quả kinh tế cao.


10

Hiện nay, Việt Nam đã hình thành những vùng nuô i ong rõ rệt. Miền
Bắc có nghề nuô i ong nội A. cerana phát triển, thích hợp với điều kiện nguồn
hoa phân tán, miền Nam phù hợp với nuô i ong Ý A. mellifera với quy mô lớn
do có điều kiện thuận lợi là cây nguồn mật tập trung (Nguyễn Ngọc Vững,
2006) [21], hàng năm nước ta đã cung cấp sản lượng mật lớn cho người tiêu
dùng: Năm 2002 sản lượng mật đạt 14.000 tấn, xuất khẩu mật ong đạt 12.000

tấn. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm 2009
cả nước sản xuất được khoảng 18,6 nghìn tấn mật ong, xuất khẩu được hơn 14
nghìn tấn, thu về khoảng 23 triệu USD. Hiện nay nước ta xuất khẩu 80 - 85%
tổng sản lượng mật ong, và 80% số này là vào thị trường Mỹ. Năm 2008 là
năm thành công nhất của nước ta từ trước đến nay trong việc xuất khẩu mật
ong vào thị trường Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) năm 2008 nước
này nhập khẩu 19.387 tấn mật ong của Việt Nam, tăng 23% so với năm 2007.
Thị phần mật ong của Việt Nam tiêu thụ tại Mỹ chiếm khoảng 17% nhập
khẩu mật ong của Mỹ, trở thành nước xuất khẩu mật ong lớn nhất vào Mỹ
(Chu Khôi, 2010) [9].
1.2. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội trên thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1. Nghiên cứu hình thái ong nội trên thế giới
1.2.1.1. Lịch sử hệ thống học và phân loại ong mật
Ong mật có ở khắp mọi nơi do giá trị kinh tế và tầm quan trọng của
chúng trong văn hoá của con người. Chúng xuất hiện ở hầu hết những vùng
mà con người sinh sống. Chúng đã gây sự chú ý rất sớm cho các nhà khoa học
phân loại. Một loài mới được mô tả lặp lại với những phỏng đoán thiếu chính
xác như năm 1758 Linné đặt tên cho tất cả các loài ong mật mà ông b iết là
Apis mellifera, chỉ 3 năm sau chính ông lại đổi thành tên là Apis mellifica vì
mellifera có nghĩa là “lấy mật” còn mellifica có nghĩa là ong “làm mật”. Kể từ


11

đó thế giới phải chấp nhận cả hai tên của ong mật. Đến đầu thế kỷ XX, một số
nhà khoa học đã xem xét lại và cải thiện cách đặt tên của ong mật trước đây
(Ruttner F., 1988) [24]. Từ những rắc rối trong hệ thống học các nhà khoa học
bắt đầu sử dụng những nghiên cứu về mô tả hình thái và thống kê nên nhiều
phân loài ong mật được xác định.

1.2.1.2. Hình thái và phân loại ong mật
Đầu những năm 1900, từ việc tìm kiếm giống ong mật có vòi hút dài để
thụ phấn cho cỏ 3 lá đỏ Trifolium pratense L (Loại cỏ quan trọng cho chăn nuôi
bò sữa) mà người Nga đã đề xuất ra phương pháp nghiên cứu hình thái của ong
mật. Koshevnikov đã lần đầu tiên tiến hành đo đếm kích thước , hình thái ong
mật vào năm 1900, tiếp đến là Martynov (1901), Kulagin(1906). Vào thời kỳ đó,
trở ngại lớn nhất trong nghiên cứu hình thái về mặt thống kê đó là số mẫu đo
đếm. Năm 1916, Chochlov đã sử dụng số lượng mẫu ong đảm bảo cho phân tích
thống kê về hình thái. Sau đó Michailov (1924, 1926) và Alpatov (1925, 1929)
đã đưa thêm các yếu tố môi trường vào xem xét cùng với hình thái. Vào năm
1964 - 1965, Dupraw là người đầu tiên giới thiệu phương pháp phân tích hình
thái đa biến. Số lượng biến mà ông sử dụng là 15 biến (chỉ tiêu) của 373 cá thể
ong thợ từ châu Âu, châu Phi và châu Á (Hepburn H.R and Radloff S.E., 1998)
(trích từ tài liệu của Phạm Hồng Thái, 2008) [15].
Sau này Ruttner F. (1988) [24] đưa ra số lượng chỉ tiêu “chuẩn” cho
phân tích hình thái là 38 chỉ tiêu (theo tiêu chuẩn quốc tế).
Bằng phương pháp phân tích đa biến đó các nhà khoa học ngành ong đã
xác định được các dạng sinh thái khác nhau của một loài ong mật.
Dựa trên đặc điểm hình thái, phân bố địa lý loài ong nội được chia
thành 4 phân loài: A. cerana indica (Fabricius 1798), A. cerana cerana
(Fabricius 1793), A. cerana himalaya (Maa 1944) và A. cerana japonica
(Radoszkowski 1877) (Ruttner F., 1988) [24]. Còn Heburn H.R.et al (2001)


12

chia ong nội thành 33 phân loài, trong đó có 9 phân loài có tên và 24 phân
loài chưa được đặt tên: A. cerana cerana (Fabricius 1793), A. cerana indica
(Fabricius 1798), A. cerana japonica (Radoszkowski 1877), A. cerana javana
(Enderlein 1906), A. cerana himalaya (Maa 1944), A. cerana skorikovi (Maa

1944), A. cerana abaensis (Yun and Kuang 1982), A. cerana hainanensis
(Yun and Kuang 1982) và A. cerana philipina (Skorikovi 1929). Radloff
S.E.et al (2005), thu thập 58 đàn ong A. cerana vùng phía tây dãy Himalaya
với 27 chỉ tiêu hình thái được xử lí thống kê bằng phương pháp phân tích đa
biến đã xác định được khu vực này có 2 nhóm là: Hindu Kush - Kashmir và
Himachal Pradesh (trích từ tài liệu của Phạm Hồng Thái, 2008) [15].
Tó m lạ i: ong nội Apis cerana Fabricius 1793 là một trong 9 loài ong
mật
có ngòi đốt của thế giới (Sheppard W.S and Smith D.R., 2000) và đến nay xác
định được có tới 33 phân loài trong đó có 9 phân loài đã được đặt tên (Hepburn
H.L.et al., 2001; Kuang B.Y.and Ken T., 1996; Peng Y.S.et al., 1989) (trích từ
tài liệu của Phạm Hồng Thái, 2008) [15].
1.2.1.3. Phân bố và vị trí phân loại của ong nội
Loài ong nội Apis cerana Fabricius 1793 có vùng phân bố tự nhiên từ
Viễn Đông (Nga) sang Pakistan qua Ấn Độ tới Đông Timor.
Loài ong nội này có vị trí trong hệ thống phân loại như sau:
- Ngành chân đốt (Arthropoda),
- Lớp côn trùng (Insecta),
- Bộ cánh màng (Hymenoptera),
- Họ ong mật (Apisdae),
- Tộc (Apini),
- Chi (giống) (Apis),
- Loài (Apis cerana)


13

1.2.2. Nghiên cứu hình thái ong nội trong nước
Chỉ có một số công trình nghiên cứu về hình thái của ong nộ i tại các địa
phương khác nhau của Việt Nam được công bố bởi Lê Đình Thái, Nguyễn

Văn Niệm (1980) [14] và Nguyễn Văn Niệm (1991) [10]. Các tác giả trên đã
kết luận rằng ong mật Apis cerana Fabricius ở miền Bắc và miền Trung có
kích thước cơ thể lớn hơn ở miền Nam.
Một số nhà khoa học ngành ong ở trong nước đã mặc nhiên công nhận
có hai phân loài ong nội ở Việt Nam: Apis cerana cerana (miền Bắc) và Apis
cerana indica (miền Nam).
1.2.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể ong nội
1.2.3.1. Hình thái cơ thể
Theo các tác giả Lê Đình Thái, Nguyễn Văn Niệm (1980) [14]; Nguyễn
Văn Niệm (1991) [10] thì cơ thể ong mật gồm 3 phần nối với nhau bởi các
khớp động là phần đầu, ngực, bụng. Cơ thể ong được bao bọc bằng lớp vỏ
kitin, chính lớp vỏ kitin là bộ xương ngoài, là chỗ dựa cho các cơ quan bên
trong và bảo vệ cơ thể ong tránh những tác động bất lợi từ bên ngo ài.
Phần đầu ong:
Đầu ong có cấu tạo hình hộp, trên đầu có hai mắt kép, số mắt kép ở ong
đực là 6.000 mắt nhỏ ghép lại còn ở ong chúa và ở ong thợ chỉ có 4.000. Đỉnh
đầu có 3 mắt đơn phân bố theo dạng hình tam giác.
Ở phần trước đầu ong có một đôi râu, râu ong chia làm nhiều đốt: Râu
ong đực chia làm 13 đốt, ong chúa và ong thợ là 11 đốt. Râu là cơ quan cảm
giác rất nhạy bén.
Miệng và vò i ong có đặc điểm (với chức năng cắn, nghiền, hút) khác
với nhiều loại côn trùng khác, ong dùng hàm trên để cắn các vật cứng khi mở
rộng cửa tổ, cắn nắp lỗ tổ chứa mật, vít nắp, nghiền phấn hoa. Vòi hút của ong
đặc trưng cho từng giống ong dùng để hút mật hoa, nước siro. Mỗi giống ong
khác nhau có chiều dài vò i hút khác nhau.


14

Phần ngực ong:

Ngực ong gồm 3 đốt: Đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau.
Phần ngực của ong mang các cơ quan vận động là cánh và chân ong. Trong
phần ngực thì đốt ngực giữa giữ vai trò quan trọng nhất, các đốt ngực được
chia làm nửa lưng và nửa bụng. Nửa lưng có 2 đôi cánh: Đôi cánh trước lớn
hơn đôi cánh sau. Khi ong bay, cánh trước ghép lại với cánh sau thông qua hệ
thống móc cánh. Nửa bụng của phần ngực ong mật có 3 đôi chân gắn vào 3
đốt ngực tương ứng.
Phần bụng ong:
Bụng ong mật có 6 đốt và nối với phần ngực qua đốt chuyển tiếp, mỗi
đốt gồm 2 nửa: Nửa lưng và nửa bụng các đốt bụng nối với nhau bằng màng
kitin mỏng, đàn hồ i. Nhờ các màng mỏng này mà ong có thể thay đổi thể tích
bụng. Hai bên mỗi bên đốt bụng có lỗ thở, ở phần bụng có 4 đốt bụng cuối
cùng có các cơ quan tiết sáp, cuối bụng là ngòi đốt. Riêng ong đực không có
bộ phận ngòi đốt, ong chúa trưởng thành thì bộ phận ngòi đốt làm chức năng
như một máng đẻ trứng và là phương tiện chiến đấu với các ong chúa khác.
Giữa đốt bụng 5 và 6 của ong mật có tuyến Nasônôp (do nhà bác học người
Nga N.V Nasônôp phát hiện ra) tiết ra vị hương đặc trưng cho mỗi đàn ong, ở
ong chúa tuyến Nasônôp phát triển và tiết ra mùi đặc trưng của ong chúa gọi
là “chất chúa”. “Chất chúa” điều khiển đàn ong hoạt động bình thường (Ngô
Đắc Thắng, 2000) [17].
1.2.3.2. Các cơ quan bên trong cơ thể ong
Cơ quan tiêu hoá: Ong mật thuộc vào các côn trùng dinh dưỡng
chuyên tính, cơ quan tiêu hoá của ong còn là nơi dự trữ tạm thời mật hoa khi
thu nhận và vận chuyển về tổ, đồng thời thích hợp với việc dự trữ dinh dưỡng
khi qua đông ở xứ lạnh.


×