Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Xác Định Ảnh Hưởng Của Các Phương Pháp Chế Biến Khác Nhau Của Cỏ Brachiaria Decumbens Đến Khả Năng Sinh Trưởng Và Chất Lượng Thịt Của Bò Nuôi Trong Vụ Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.24 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHƯƠNG ĐỨC THIỆN

XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHẾ BIẾN KHÁC NHAU CỦA CỎ BRACHIARIA DECUMBENS
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT
CỦA BÒ NUÔI TRONG VỤ ĐÔNG
Chuyên ngành: Chăn nuôi động vật
Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Từ Quang Hiển
2. PGS.TS. Phan Đình Thắm

THÁI NGUYÊN - 2010


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ
khoa học nông nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
GS.TS Từ Quang Hiển, PGS.TS Phan Đình Thắm đã đầu tư công sức
và thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình triển khai
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Viện Khoa học Sự sống, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn
nuôi miền núi-Viện Chăn nuôi.
Sự đóng góp to lớn trong đào tạo của tập thể các thầy cô giáo.
Sự động viên, khuyến khích của gia đình và bạn bè trong quá trình học


tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả

Phương Đức Thiện


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Phương Đức Thiện


0

MỤC LỤC
MỞ ĐẨU
................................................................................................ 0
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 2

1.1. Cỏ hòa thảo và đặc điểm của chúng....................................................... 2
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hoà thảo .................................................................... 2
1.1.2. Đặc tính sinh thái ................................................................................ 2
1.1.3. Đặc tính sinh vật.................................................................................. 2
1.1.4. Đặc tính sinh lý ................................................................................... 4
1.1.5. Đặc tính sinh trưởng............................................................................ 4
1.1.6. Cỏ Brachiaria decumbens ................................................................... 5
1.2. Các phương pháp chế biến ..................................................................... 6
1.2.1. chế biến cỏ khô.................................................................................... 6
1.2.1.1. Sơ lược về cỏ khô ............................................................................. 6
1.2.1.2. Nguyên lý phơi khô........................................................................... 7
1.2.1.3. Nguyên liệu dùng phơi khô .............................................................. 7
1.2.1.5. Biến đổi vật chất khi phơi ................................................................ 8
1.2.1.6. Tiến hành làm cỏ khô ....................................................................... 9
1.2.1.7. Cất trữ cỏ ....................................................................................... 12
1.4. Sử dụng cỏ trong chăn nuôi ................................................................. 16
1.4.1. Sử dụng cỏ tươi ................................................................................. 16
1.4.2. Sử dụng cỏ khô ................................................................................. 18
1.5. Đặc điểm tiêu hóa của gia súc nhai lại................................................. 20
1.5.1. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của gia súc nhai lại.................................... 21
1.5.1.1. Miệng ............................................................................................. 21
1.5.1.2. Thực quản....................................................................................... 21
1.5.1.3. Dạ dày ............................................................................................ 21
1.5.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ........................................................................... 23
1.5.2.1. Vi khuẩn (Bacteria) ........................................................................ 23
1.5.2.2. Động vật nguyên sinh (Protozoa)................................................... 24
1.5.2.3. Nấm (Fungi) ................................................................................... 24
1.5.2.4. Mối quan hệ của các vi sinh vật dạ cỏ ........................................... 25
1.5.2.5. Sinh trưởng của vi sinh vật dạ cỏ................................................... 25
1.5.3. Thức ăn thô đối với gia súc nhai lại.................................................. 27

1.5.3.1. Thành phần và cấu trúc của thức ăn thô......................................... 27
1.1.3.2. Phân giải thức ăn thô trong dạ cỏ...................................................30
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................33
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 33
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................ 33


1

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 34
2.4.1. Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp với cỏ B.decumbens........... 34
2.4.3. Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày........................................ 35
2.4.4. Thời điểm thu cắt và thành phần hóa học của cỏ sau khi phơi. ........ 37
2.4.5. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt............................... 37
2.4.6. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .................................................... 40
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 42
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................ 43
3.1. Xác định khoảng cách cắt thích hợp cho cỏ B. decumbens................. 43
3.1.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất cỏ B. decumbens....43
3.1.2. Sản lượng cỏ B. decumbens ở các khoảng cách cắt khác nhau ........46
3.1.3. Thành phần hoá học của cỏ B. decumbens tươi ở các KCC khác
nhau......................................................................................48
3.1.4. Thành phần hóa học của cỏ B. decumbens khô .................................49
3.2. Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày. ...........................................50
3.2.1. Xác định khối lượng cỏ ăn được/1 bò/ ngày.....................................50
3.2.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau.................51
3.2.3. Kết quả tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết của cỏ ở tuổi
cắt khác nhau........................................................................52

3.3. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt .......................... 53
3.3.1. Khối lượng bò qua các kỳ cân........................................................... 53
3.3.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn...................... 54
3.3.3. Tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCK cho 1 kg khối lượng............... 55
3.4. Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt .................... 55
3.4.1. Khối lượng của bò ở các kỳ cân ................................................... 56
3.4.2. Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn ........................................... 56
3.4.3. Tiêu thụ VCK/1 bò, tiêu tốn thức ăn của bò ăn khô ......................... 57
3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm (3.3 và 3.4) ......... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 59
1. Kết luận ................................................................................................ 59
2. Tồn tại ................................................................................................ 59
3. Đề nghị ................................................................................................ 59


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VSV: Vi sinh vật.
ABBH: Axit béo bay hơi.
ATP: Adenosine triphosphate.
NH3: Amoniac.
VCK: Vật chất khô.
KL: Khối lượng.
TT: Thực tế.
DDBL: dở dang bỏ lại.
VCHC: Vật chất hữu cơ.
KKC: Khoảng cách cắt.
SL: Sản lượng

UFL: Đơn vị thức ăn tạo sữa
PDI: Protein được tiêu hóa ở ruột non
DXKN: Dẫn xuất không chứa nitơ
SL: Sản lượng
NSCX: Năng suất chất xanh
CP: Protein thô
NS: Năng suất
TS: Tổng số
NSTB: Năng suất trung bình
B.decumbens: Brachiaria decumbens


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Thành phần carbohydrate của TA thô (Delaval, 2002,
Trích Nguyễn Xuân Trạch, 2005) [38] .................................... 28
Bảng 2.1: Công thức thí nghiệm................................................................. 38
Bảng 2.2: Công thức thí nghiệm................................................................. 39
Bảng 3.1: Năng suất cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau ở năm 1
(tạ/ha/lứa)........................................................................................... 43
Bảng 3.2: Năng suất cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau
ở năm 2 (tạ/ha/lứa)................................................................................ 45
Bảng 3.3: Thành phần hoá học của cỏ B. decumbens ở các KCC khác
nhau (%) ....................................................................................................... 47
Bảng 3.4: Sản lượng cỏ B. decumbens ở các KCC khác nhau ở năm 1 và
2 (tấn/ha/năm).................................................................................... 48
Bảng 3.5: Khối lượng bò ăn được ở các tuổi cỏ khác nhau (kg/con/ngày).............. 49
Bảng 3.6: Tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau........................ 50
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ lý thuyết ở tuổi cắt khác nhau... 51
Bảng 3.8: Thành phần hóa học của cỏ B.decumbens khi phơi khô (%)...... 52
Bảng 3.9: Khối lượng trung bình của bò ở các kỳ cân............................... 53

Bảng 3.10: Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn ............ 54
Bảng 3.11: Tiêu thụ cỏ/1 bò và tiêu tốn cho 1 kg tăng khối lượng............ 55
Bảng 3.12: Khối lượng của bò ở các kỳ cân .............................................. 56
Bảng 3.13: Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn.................................. 56
Bảng 3.14: Tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng... 57


1

MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây chăn nuôi bò ở các tỉnh miền núi phía Bắc
có nhiều bước tiến đáng kể. Từ chỗ chăn nuôi quảng canh để sử dụng cho
mục đích cầy kéo và lấy phân bón là chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Đến nay, nhiều địa phương trong chương trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đã chọn chăn nuôi trâu bò thịt là hướng đi chủ yếu.
Để chăn nuôi trâu bò phát triển bền vững ngoài công tác giống, thú y,
thì việc trồng và sử dụng các giống cỏ năng suất cao, chất lượng tốt để đáp
ứng nhu cầu của trâu bò đã trở thành vấn đề thời sự không chỉ trong nghiên
cứu mà còn là đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.
Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn xanh cho phát triển chăn nuôi
bò thịt cũng như các loại gia súc khác, trong những năm gần đây nước ta
nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng đã nhập và
trồng thích nghi nhiều giống cỏ khác nhau trong đó có cỏ B.decumbens để
nghiên cứu và phổ biến ra sản xuất.
Trong thời gian qua tại trường Đại học Nông Lâm, qua việc “nghiên
cứu phát triển giống cỏ hòa thảo phục vụ chăn nuôi bò sữa tại một số tỉnh
miền núi vùng Đông Bắc” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm,
Từ Quang Hiển (2006), đã chọn ra 3 giống cỏ hòa thảo (P.atrtum,
B.brizantha, B.decumbens) có năng suất cao, chất lượng phù hợp với điều

kiện khu vực trung du phía Bắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chế biến và
sử dụng cỏ Brachiaria decumbens nuôi bò ở Việt Nam còn rất ít. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định ảnh hưởng của các
phương pháp chế biến khác nhau của cỏ Brachiaria decumbens đến khả
năng sinh trưởng và chất lượng thịt của bò nuôi trong vụ đông”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được chất lượng cỏ cắt ở các thời điểm khác nhau sau khi phơi.
- Xác định được hiệu quả và khả năng sử dụng cỏ tươi và cỏ khô
nuôi vỗ bò thịt trong vụ đông.


2

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cỏ hòa thảo và đặc điểm của chúng
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hoà thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có
28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng vì nó
chiếm 95 - 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển) [10].
1.1.2. Đặc tính sinh thái
Cỏ hoà thảo chiếm vi trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng
rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng như các vùng đất
đai khác nhau.
Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng rất khô hạn, độ ẩm
trung bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng
và phát dục tốt như: cỏ xương cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ decumbens,...
Một số loài lại sinh trưởng được ở những vùng đất ẩm thấp, độ ẩm lớn
từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhưng chúng vẫn sinh trưởng và

phát dục bình thường như: Co Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (Festucarubra)
cỏ đuôi mèo (Pleuin pratense)...
Có loài sống được cả ở những nơi đất ngập nước, đất lầy thụt như: cỏ
môi (Leersia hexandra), cỏ bấc (Juncus effusus), cỏ lồng vực (Echinochloa
crus - galli).....
Trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của các loài cỏ mà ta
có thể chọn và trồng thích nghi với những điều kiện có khí hậu và địa chất
tương tự như vùng gốc của chúng.
1.1.3. Đặc tính sinh vật
Cỏ hoà thảo là cây cỏ một lá mầm, cũng giống như những cây một lá
mầm khác, thân của chúng có hình tròn hay bầu dục, lá mọc thành hai dãy,
đa số không có cuống nhưng có bẹ, có thìa lìa, phiến lá dài, gân lá song
song, thân thuộc dạng thân rạ rỗng, có chia đốt. Cũng có một số loài thân


3

đặc như cỏ voi, cỏ goatemala. Rễ thuộc loại rễ chùm, hoa phần lớn là hoa
lưỡng tính.
Căn cứ vào hình dáng thân và đặc điểm sinh trưởng của chúng,
người ta chia cỏ hòa thảo thành các loại sau:
Loại thân rễ
Đối với loại này có đặc điểm đặc trưng là thân luôn nằm dưới mặt
đất và chia nhánh ở dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh. Loài này yêu cầu
đất tơi xốp. Mật độ cỏ thưa, độ che phủ thấp, thích hợp chăn thả nhẹ,
không chăn thả gia súc quá đông và lâu vì cỏ này thường không chịu
được giẫm đạp và vùng đất dí chặt.
Loại thân bụi
Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa. Nhánh
có thể được sinh ra dưới mặt đất hoặc trên mặt đất. Cỏ này thường có năng

suất cao nhưng đòi hỏi đất phải tơi xốp và thoáng khí. Do tốc độ đẻ nhanh,
cao nên đòi hỏi phải trồng thưa. Có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. Đại
diện là các cỏ như: cỏ Mộc Châu, Paspalum atratum, ghine TD58, Tây
Nghệ An...
Loại thân bò
Cỏ này thân thường nhỏ và mềm nên thường nằm ngả trên mặt đất, từ
các đốt có khả năng (hoặc không) đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò và
nằm ngả trên mặt đất nên tạo thành thảm cỏ dày che phủ kín mặt đất. Cỏ
này có khả năng chịu giẫm đạp tốt nên dùng được trong chăn thả, hay thu
cắt làm cỏ khô. Tuy nhiên, do đặc tính bò nên khó thu cắt và năng suất
thường thấp hơn so với các cỏ khác. Đại diện của chúng là cỏ pangola
(Digitaria decumbens), lông para (Brachiaria multica), cỏ lông đồi Hoà
Bình (Ischaenum indicum).
Loại thân đứng


4

Đây là những loại cỏ mọc mầm từ phần gốc ở dưới đất hoặc hom
trồng, mầm vươn thẳng, thân cao, to nên cho năng suất cao. Đại diện là cỏ
voi, goatemala...
1.1.4. Đặc tính sinh lý
Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao, hệ số toả hơi nước lớn hơn cỏ họ đậu.
Hệ số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500.
Độ ẩm yêu cầu theo giai đoạn:
Từ nẩy mầm đến chia nhánh: 25 -30%
Giai đoạn phát triển nhánh: 75%
Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần.
Đối với cỏ hoà thảo dùng để chăn thả thì yêu cầu về độ ẩm thấp hơn
cỏ cắt vì thảm cỏ thấp hơn và cành lá phát triển kém hơn. Tuy nhiên, vẫn

cần đảm bảo tưới đủ nước và đòi hỏi phải giữ độ ẩm đất từ 50 – 60%.
1.1.5. Đặc tính sinh trưởng
Theo David W. Pratt 1993 [43] thì tính hiệu quả của cỏ là làm biến đổi
năng lượng mặt trời thành lá xanh, để động vật có khả năng thu nhận
chúng, tuy nhiên sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào những chu kỳ
phát triển của cây. Các cỏ nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng sinh trưởng
và tái sinh trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng như
sau:
Cây cỏ trải qua 3 giai đoạn phát triển và đường mô tả sinh trưởng của
nó có cấu tạo theo đường cong chữ S.
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả,
thu cắt hay mới gieo trồng. Sau khi thu cắt, lá mất đi cây không có khả
nằng chắn ánh sáng mặt trời trong khi đó cây đòi hỏi nhiều năng lượng để
phát triển. Vì vậy, để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ
rễ. Rễ trở nên nhỏ đi và yếu hơn vì năng lượng được sử dụng để phát triển
lá. Chính vì vậy khi cây bị ngập úng vào giai đoạn này sẽ rất dễ bi chết do


5

lá để thoát hơi nước không có, còn rễ thì yếu nên dễ bị tổn thương dẫn đến
thối rễ và cây chết.
Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, nhưng lá vô cùng
ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng số lượng ít.
Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): Sau khi gieo trồng hoặc sau khi
thu cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày. Khi tái sinh đạt tới ¼ hay tới
1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng được hấp thu đủ qua
quá trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt đầu bổ sung
cho rễ. Đây là thời gian phát triển nhanh nhất. Trong giai đoạn này, lá
chứa đủ protein và năng lượng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia

súc. Cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao và số lượng lớn.
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): Sau khi gieo trồng
hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày. Cây tiếp tục phát
triển mau, lá ngày càng trở nên nhạt dần, lá thấp chết đi và bị phân huỷ. Lá
sử dụng nhiều năng lượng để hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra từ quang
hợp. Ở giai đoạn 3, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ. Hàm lượng
dinh dưỡng cao, ngon, số lượng nhiều, tuy nhiên khả năng tiêu hoá của gia
súc đối với lá và thân cây giai đoạn này thấp dần.
Vì vậy, cần chăn thả hay thu cắt khi kết thúc giai đoạn II và thời gian
nghỉ hợp lý để duy trì cây cỏ lâu dài.
Không cho động vật gặm hay cắt cỏ quá thấp để cỏ quay lại giai đoạn
I, giai đoạn này tái sinh rất chậm và sẽ làm giảm tổng sản lượng cỏ.
Không để cây chuyển sang giai đoạn III, vì trong giai đoạn III, lá cây nhạt
dần và bắt đầu già yếu làm giảm hiệu suất quang hợp. Thu hoạch năng
lượng từ đồng cỏ sẽ cao nhất nếu thu cắt cây ở cuối giai đoạn II hoặc đầu
giai đoạn III.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn
để chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý.
1.1.6. Cỏ Brachiaria decumbens
Cỏ Brachiaria decumbens có nguồn gốc từ Châu Phi, các dòng của
giống này được giới thiệu và trồng ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở


6

các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, được nhập vào nước ta cùng với nhiều cỏ
khác thuộc giống Brachiaria.
Brachiaria decumbens sinh trưởng tốt trong vụ xuân - hè (mùa mưa),
nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 25 - 300 C, có tính chịu sương giá tốt,
mùa đông vẫn sinh trưởng được, có thể trồng cả ở độ cao trên 1750m so

với mực nước biển, nhu cầu lượng mưa trên dưới 1500mm/năm, có khả
năng chịu hạn tốt, nhưng không chịu đựng úng, ưa đất tơi xốp, đủ ẩm,
nhưng cũng chịu đựng được trên đất khô cằn và mọc tốt trên đất axit.
Brachiaria có dạng thân bò hoặc nửa bò, nửa bụi, thân có lóng ngắn, lá
có bẹ, bẹ lá ôm lấy thân, lá có phiến nhỏ, không dài, mỏng. Thân, lá mềm
gia súc thích ăn; thân, lá nhỏ nên dễ phơi khô để dự trữ.
Brachiaria decumbens trồng ở đất màu mỡ, đủ ẩm, thâm canh cao,
năng suất đạt trên 80 tấn/ha/năm (80-140 tấn), ở đất trung bình, thâm canh
trung bình đạt trên dưới 60 tấn/ha/năm. Năng suất vật chất khô rất khác
nhau từ 6-36 tấn/ha tùy theo mức độ đầu tư. Protein thô từ 5-15% và tỷ lệ
tiêu hóa từ 50-70% tùy theo độ tuổi (R. Schultze-Kraft, 1992) [63]. Tuy
nhiên đây là giống cỏ có khả năng thích ứng rộng, có thể tồn tại ở cả những
vùng đất nghèo dinh dưỡng, chua, thích hợp với vùng nhiệt đới nóng ẩm.
Cỏ được trồng chủ yếu bằng gốc vì hạt giống sản xuất rất khó ở vùng khí
hậu như nước ta.
Cỏ Brachiaria decumbens 1873 là cỏ lai giữa cỏ pangola (digitaria
decumben) với cỏ Brachiaria decumbens. Cỏ này có đặc tính thực vật
tương tự như cỏ Brachiaria decumbens, các đặc tính khác và năng suất
đang trong quá trình khảo nghiệm.
1.2. Các phương pháp chế biến
1.2.1. chế biến cỏ khô
1.2.1.1. Sơ lược về cỏ khô
Dự trữ cỏ khô là hình thức thông dụng nhất ở các trang trại và là hệ
thống dự trữ thức ăn lâu đời nhất được sử dụng để cung cấp thức ăn cho gia
súc quanh năm. Cỏ khô thường được xử lý ngay trên cánh đồng. Độ ẩm có


7

thể từ 12- 22%, có nơi dự trữ ở hàm lượng nước có thể lên tới 30% nhưng

đòi hỏi phải thêm chất để bảo quản vào (Reid, J. T., 1973) [64].
Mục tiêu của làm cỏ khô là bảo quản được hàm lượng VCK lớn nhất,
chi phí bảo quản thấp và giá thành thức ăn thấp. Cỏ khô tốt là cỏ khô không
có cỏ dại, không mất lá trong quá trình xử lý cỏ, hay bị hư hỏng về vật chất
khô, chất dinh dưỡng vẫn giữ mầu tự nhiên và tính ngọn của thức ăn giảm ít
(USDA Yearbook, 1948)
1.2.1.2. Nguyên lý phơi khô
Lợi dụng nhiệt độ do bức xạ mặt trời, độ ẩm của không khí thấp hơn
độ ẩm của cỏ, sự lưu thông của không khí tự nhiên do gió thổi ngoài đồng,
trên sân phơi làm cỏ khô nhanh. (Nguyễn Thiện, 2004) [27]; (Đinh Văn
Bình, 2000) [2]; (Chu Thị Thơm, 2006) [29].
1.2.1.3. Nguyên liệu dùng phơi khô
Trên thực tế, không chỉ cỏ trồng mới có thể phơi khô được mả cả các
cây cỏ tạp tự nhiên cũng có thể đem phơi khô. Nhưng thông thường các cỏ
được phơi khô là các cỏ trồng họ hòa thỏa và các cây họ đậu có năng suất
chất xanh cao. Ngoài ra, cây thức ăn mà gia súc ăn không hết, cỏ vẫn còn
tươi xanh... ta có thể phơi, sấy làm thức ăn khô cho gia súc.
Không phải cỏ nào cũng có thể làm khô cho gia súc được, ví dụ như
có loại cỏ khi phơi khô, thân trở nên rất cứng, gia súc không thích ăn, hay
có loại lại quá nhiều nước, nên khi phơi rất khó khăn. Hàm lượng và thành
phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô khác nhau tùy thuộc vào cây thức
ăn, điều kiện đất đai và khí hậu, loại và liều lượng phân sử dụng, thời gian
thu hoạch cỏ, tình trạng thời tiết lúc cắt cỏ và kỹ thuật làm khô.... Giai đoạn
phát triển thực vật lúc thu hoạch cỏ để phơi khô cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến thành phần hóa học của cỏ. Cây càng thành thục và già đi, thì hàm
lượng xenluloza trong cỏ tăng lên, còn hàm lượng vitamin, protein và
khoáng lại giảm xuống (Phùng Quốc Quảng, 2003) [23].


8


1.2.1.5. Biến đổi vật chất khi phơi
Sau khi cắt cỏ và tiến hành phơi cỏ trong điều kiện tự nhiên, sẽ có hai
quá trình xảy ra như sau: Đầu tiên là trao đổi chất của cỏ khi đói dinh
dưỡng và sau đó là phân giải chất dinh dưỡng ở thực vật.
Sau khi cắt, cỏ tiếp tục trao đổi chất do tế bào thực vật vẫn còn sống.
Tuy nhiên, lúc này quá trình dị hóa lớn hơn quá trình đồng hóa, do cây bị
cắt nguồn dinh dưỡng, nhưng cây vẫn còn sống, nên chỉ có quá trình tiêu
thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, do hô hấp mà các chất hydratecacbon bị phân giải thành
nước và khí cácbonic, còn các protein thực vật sẽ bị phân giải thành các
axit amin tự do. Nếu xử lý thức ăn không tốt, thời gian phơi kéo dài, có thể
sinh khí NH3. Skerman, P. J., (1990) [66] cho biết, nếu 2-3 ngày không có
mưa, không khí ẩm quá cao, không có không khí lưu thông và ánh nắng
mặt trời chiếu làm khô cỏ, thì có thể làm hỏng cỏ. Trong quá trình hô hấp
của cỏ ở giai đoạn này, có thể mất tới 7,5% hàm lượng VCK, nếu kéo dài
thời gian phơi lên 70 giờ. Còn nếu phơi ở điều kiện ẩm độ 60% và nhiệt độ
từ 20-210C thì có thể mất VCK lên tới 20%.
Điều kiện cơ bản để thu được cỏ khô chất lượng tốt và giảm tổn thất
các chất dinh dưỡng là sau khi thu hoạch phải phơi, sấy khô nhanh chóng.
Thời gian phơi, sấy càng ngắn, thì hàm lượng nước trong cỏ càng giảm đến
mức tối thiểu, thì quá trình sính lý và sinh hóa gây ra tổn thất lớn nhất chất
dinh dưỡng trong đó sẽ nhanh chóng bị đình chỉ. Nếu không làm giảm tỷ lệ
nước xuống nhanh và đạt 14-17%, thì dưới tác động của men thực vật và
của vi sinh vật tổn thất vật chất khô của cỏ có thể từ 5-10% (Meilroy, R. J.,
1972) [55]. Trong quá trình làm héo và làm khô, tổn thất có thể từ 4- 14%,
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết; khi làm dập, vỡ lá thì tổn thất có thể rất
lớn từ 2-5% đối với cỏ hòa thảo và 3- 35% với cỏ bộ đậu. Thường tất cả
các cỏ bộ đậu bị mất từ 15- 20% ở mọi cánh đồng có điều kiện tốt, còn khi
gặp mưa có thể mất thêm từ 5- 14% nữa (Church, D. C., 1991) [42]. Sự mất

dinh dưỡng trong quá trình sản xuất cỏ khô là 25% với điều kiện bình


9

thường . Theo Meilroy, R. J., (1972) [55]) thì trong quá trình làm khô cỏ
mất tới 25% có khi 50-60% giá trị dinh dưỡng trong quá trình làm khô và
cất trữ.
Kết thúc quá trình phơi, lượng nước có thể mất đi từ 40- 80%.
1.2.1.6. Tiến hành làm cỏ khô
* Xử lý cỏ khô
Để tạo ra cỏ khô có chất lượng tốt cần đảm bảo rằng, cỏ phải khô một
cách nhanh chóng, tốt nhất là phơi cỏ ngay trên cánh đồng khi mới cắt cỏ
và không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời khi cỏ chỉ còn độ ẩm
từ (25-30%) mà phải gom lại thành đống để giảm thiểu tác động của ánh
nắng. Cỏ sau khi cắt cần được rải đều và mỏng, phơi dưới nắng để làm cho
cỏ chết một cách nhanh nhất và ngừng quá trình hô hấp, để hạn chế lượng
dinh dưỡng tiêu hao trong quá trình xử lý. Nếu nắng đảm bảo yêu cầu, thì
hàm lượng nước giảm xuống còn 40-50% chỉ trong vài giờ (thường 4-5
giờ), đồng thời, trong thời kỳ này cũng xảy ra phân giải protein, lipit. Vì
vậy, càng rút ngắn thời gian này càng tốt (làm khô nhanh giữ được nhiều
chất dinh dưỡng). Phơi cỏ đến khi độ ẩm chỉ còn khoảng 25-30%, thì gom
lại thành đống nhỏ, có độ cao từ 1,5-2m, để tránh tác hại của bức xạ mặt
trời (Đinh Văn Bình, 2000) [2]; (Chu Thị Thơm, 2006) [29]. Để tiến hành
phơi cỏ tiếp tục cho giảm hàm lượng nước xuống 14-17% ta cần giữ
nguyên đống nhỏ để phơi và sau 4-5 ngày thì có thể thu lại (Thái Đình
Dong, 1979) [6]. Ở thời kỳ này, do quá trình quang- hóa học và tác động
của men làm cho tế bào cỏ bị hủy hoại, thời gian này đòi hỏi phải phơi kéo
dài, nên thường tổn thất lớn chất dinh dưỡng. Nếu phơi quá nhanh ở giai
đoạn này cỏ sẽ ròn, dễ gẫy nên dễ bị thất thoát trong quá trình thu gom để

dự trữ.
Nếu phơi trên các quy mô lớn, ta có thể tiến hành phơi đơn giản hơn
bằng cách: Cắt xong rải mỏng ngay trên cánh đồng, phơi trong 12 giờ, lật
lại cỏ, phơi tiếp 12 giờ sau đó có thể thu lại. Nếu có nhân lực hay máy lật


10

thì cứ 6 giờ đảo cỏ một lần, chỉ cần phơi 16-20 giờ ngoài trời nắng tốt, khi
độ ẩm xuống dưới 20% là được (Felipe, A. O., 1965) [44]. Mùa hè nắng tốt
chỉ cần phơi cỏ từ 8-16 giờ (1-2 nắng), sau đó đem cỏ hong ở chỗ mát,
thoáng để tiếp tục khô từ từ.
Trong quá trình phơi khô, nếu phơi không đúng kỹ thuật thì sẽ gây tổn
thất lớn. Trong giai đoạn đầu, nếu không giảm tỷ lệ nước xuống nhanh, thì
dinh dưỡng bị phân hủy nhiều. Một số chất dinh dưỡng bị giảm do tia tử
ngoại của mặt trời phá hủy như caroten, vitamin nhóm B, hoặc do hô hấp
mô bào thực vật vẫn tiếp diễn làm giảm bột đường và vitamin; Nhưng nhờ
tia tử ngoại lại làm tăng hàm lượng vitamin D do tiền vitamin D2
(ergosterin) được chuyển thành vitamin D2. Cỏ sấy khô nhân tạo hầu như
không có vitamin D (Phùng Quốc Quảng, 2003) [23]. Khi làm khô nhân
tạo, thì cỏ khô giàu tiền vitamin A nhưng lại rất nghèo vitamin D, còn phơi
cỏ khô ngoài nắng thì ngược lại. Ngoài ra, trong quá trình phơi, thu gom và
bảo quản, lá khô thường bị thất thoát, nên thường hao hụt dinh dưỡng lớn,
do lá dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bị mưa, cỏ khô dễ bị
rửa trôi các chất dinh dưỡng hòa tan và các vitamin A, D, đó là nguyên
nhân gây tổn thất chất dinh dưỡng của cỏ. Khi cỏ mất các chất dinh dưỡng,
dù ta có đáp ứng đầy đủ số lượng cỏ khô cho gia súc, thì cũng không đáp
ứng được nhu cầu của chúng.
Vậy, nếu tranh thủ nắng tốt, thì phơi càng nhanh khô và bảo quản tốt,
sẽ giảm bớt sự mất mát chất dinh dưỡng.

Hàm lượng nước trong cỏ còn lại là 25% thì an toàn cho cỏ ở vùng khí
hậu ôn hòa và với cỏ Bermuda thì phải đảm bảo giảm độ ẩm xuống còn
22% (Hellwig, R. E., 1965) [48]. Cỏ được rải đều, thì 28 giờ sau khi thu
hoạch, hàm lượng nước của cỏ đã giảm còn 14%, trong khi đó, cỏ để
nguyên đống là 20,9% (Catchpoole, V. R., 1969) [40]. Ông đã phát hiện ra
dùng máy rải cỏ tốt hơn là băm và làm nát. Cỏ cắt nhỏ và làm nát mất nước
nhiều ở ngày đầu tiên phơi hơn là cỏ được rải, nhưng ưu điểm này mất đi


11

ngay khi gặp sương vào ban đêm và nước mưa, vì chúng hút được nhiều
nước hơn là cỏ được rải. Gordon, C. H., (1961) [46] cho rằng, hàm lượng
vật chất khô mất tốt nhất là nhỏ hơn 10% và mất lượng nito thường từ 614%. Trong điều kiện thời tiết tốt, phơi khô mất 50- 55 giờ và mất 70-75
giờ với điều kiện thời tiết âm u.
Đối với nước ta diễn biến thời tiết rất phức tạp, vì vậy đòi hỏi phải
theo dõi thời tiết chặt chẽ để phơi cỏ thuận lợi. Đối với mùa hè thì nước ta
thường hay có các đợt mưa lớn, còn đối với mùa khô, thì chất lượng cỏ lại
không đảm bảo, hơn nữa ban đêm thường có sương nên cỏ dễ hút ẩm trở lại
làm cỏ dễ bị mốc và giảm chất lượng. Thời gian cắt cỏ tốt nhất là từ tháng
7 đến tháng 9 dương lịch (Nguyễn Thiện, 2004) [28].
* Đảo cỏ:
Để làm cho cỏ khô, đều, nhanh. Mỗi ngày đảo ít nhất 1 lần, dùng xiên
3 chạc đảo từ dưới lên, sau mỗi ngày phơi gom lại để tránh mưa và sương
đêm. Đối với một số cỏ như pangola, cỏ Tây Nghệ An, chỉ cần phơi 1-2
nắng là được, không cần phơi quá nhiều nắng sẽ làm cỏ khô, cứng, mất
nhiều chất dinh dưỡng, gia súc không thích ăn.
Cuối mùa thu sang đông cỏ cần được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
3-4 nắng, mỗi ngày phải lật 3-4 lần. Nếu mưa thì không phơi cỏ, mà thu cỏ
thành đống che phủ bằng tấm nhựa nilon rộng chống nước mưa thấm vào

cỏ, làm cỏ lên men, tỏa nhiệt, sẽ dẫn đến giảm chất lượng của cỏ, cỏ dễ bị
mục, mất mùi thơm ngon (Bùi Đức Lũng, 2005) [19], (Nguyễn Văn Trí,
2006) [39].
Cào cỏ khô vào thành đống khi cỏ đã khô rất dễ gẫy cỏ, khi chất đống
và cào cỏ với tốc độ cao có thể làm giảm chất lượng cỏ do rụng mất lá. Vì
vậy, phải phơi cỏ tới độ khô vừa phải sau đó gom lại, làm động tác nhẹ
nhàng vừa phải tránh làm rơi rụng lá cỏ (Skerman, P. J., 1990) [66].
* Sấy cỏ hay làm khô nhân tạo
Làm khô nhân tạo có thể làm ở mọi nơi và bất cứ thời gian nào và
dinh dưỡng mất đi là nhỏ nhất. Protein, vitamin A và B được bảo vệ. Tuy


12

nhiên, phương pháp làm khô cỏ nhân tạo thường chi phí lớn, mặc dù nó có
ý nghĩa trong bảo quản, đặc biệt trong mùa mưa.
Phương pháp sấy cỏ nhân tạo có thể đưa lượng nước giảm xuống 1417% rất nhanh trong khoảng thời gian 5 đến 30 phút, tùy từng loại máy.
Trong một giờ có thể sản xuất được 225- 1000kg cỏ khô (Patrick, R. W.,
1972) [59]. Cũng có thể phơi cỏ cho giảm hàm lượng nước xuống còn 4050%, sau đó cho vào sấy nhân tạo, khi đó, sản lượng sản phẩm làm ra sẽ
tăng và chi phí sẽ giảm. Một tấn cỏ khô với 40% ẩm độ đòi hỏi chi phí sấy
để giảm lượng nước trong cỏ gấp hai lần so với cỏ có 30% ẩm độ
(Skerman, P. R., 1990) [66].
Phương pháp này thường phải đầu tư trang thiết bị máy móc tốn kém.
Người ta cũng có thể sấy bằng phương pháp sử dụng thế hiệu điện. Sau khi
cắt, dùng băng chuyền đưa vào nơi sấy, dùng các điện tích hàng nghìn vôn
phóng vào cỏ nên cỏ khô rất nhanh và mất rất ít chất dinh dưỡng.
Tùy vào phương pháp sấy khác nhau, mà lượng VCK có thể mất đến
1,8%, đôi lúc có thể lên tới 3-4%. Lượng caroten và xantofil nằm trong
khoảng 0-10% đôi khi lên tới 20-30%. Nói chung, bằng phương pháp sấy
nhân tạo hao tổn không quá 30% các chất dinh dưỡng (Christensen, B. H.,

1972) [41].
Ngoài ra, còn có các dạng làm khô là dùng trống quay có nhiệt độ cao,
nhiệt độ trung bình và dùng băng tải có nhiệt độ trung bình, để đưa từng mẻ
cỏ vào để sấy.
Làm khô nhân tạo là rất đắt và chỉ nên làm với các loại thức ăn có chất
lượng cao. Các thức ăn được làm khô sau đó được nghiền hay đóng viên.
1.2.1.7. Cất trữ cỏ
Có rất nhiều hình thức cất trữ khác nhau như: đánh đống, đóng bánh,
bó thành từng bó nhỏ...có thể cất trữ ngay trên cánh đồng để tiết kiệm diện
tích cất trữ, hay mang về gần chuồng cho tiện chăn nuôi. Tuy nhiên, trước
khi dự trữ cỏ phơi khô, cần kiểm tra độ ẩm của cỏ, nếu cỏ đạt độ ẩm dưới


13

15% thì cỏ đủ khô, dự trữ được lâu; nếu độ ẩm trên 15%, thì cần phơi thêm
một đến 2 nắng nữa mới có thể cất trữ được. Có thể kiểm tra cỏ như sau:
Kiểm tra nếu thân và lá cỏ chưa khô quắt, còn điểm vệt xanh, hoặc có
thể bẻ cỏ ở 5 vị trí phơi nếu thấy còn tươi, hay xoắn cỏ vẫn thấy có nước rỉ
ra là cỏ chưa thật khô, cần phơi tiếp. Cỏ khô là khi ta vò lá, cành nhỏ dòn, vỡ
ra thành từng mảnh nhỏ là cỏ đã khô kiệt, lúc này ta có thể đem đánh đống
hay cho vào cất trữ trong kho.
Thông thường, cỏ khô được đóng thành kiện. Để cất trữ được qua
đông, các kiện được cuốn lại và tạo thành các kiện lớn ở trên cánh đồng,
hay để ở gần chuồng cho gia súc. Nếu giảm thiểu được các khoảng trống ở
trong kiện cỏ, thì hư hỏng cỏ diễn ra sẽ chậm, hay nói cách khác, đóng kiện
càng chặt càng tốt.
Thông thường đóng các kiện khoảng 20-30 kg là thông dụng nhất.
Đóng kiện dễ bảo quản, tiết kiệm được diện tích (tùy từng điều kiện, mà ta
có thể đóng các kiện to nhỏ khác nhau).

Nếu dự trữ cỏ bằng cách xếp thành đống, thì cần chọn nơi cao ráo, tốt
nhất là chọn nơi có nền đất cao hơn sân, vườn hay ruộng từ 40-50cm và
phải đảm bảo thoát nước nhanh, trên nền rải tấm nilon hay lá chuối khô, lót
cây, than, đá... xuống dưới, để ngăn nước bốc hơi lên đống cỏ (Bùi Đức
Lũng, 2005) [19]. Tốt nhất nên đánh đống trên nền xi-măng, có cấu tạo
hình sống trâu để dễ thoát nước. Cỏ được xếp thành từng lớp và được nén
chặt, cỏ tốt phải được xếp ở giữa còn bên ngoài là các cỏ kém chất lượng
hơn. Sau khi đã làm đống xong thì phía trên phải được đánh thành mái dốc
cho dễ thoát nước, có thể dùng cỏ xấu hay rơm rạ phủ lên trên làm mái hay
có thể lợp mái là tốt nhất (Thái Đình Dong, 1979) [6]. Nếu đánh đống cỏ,
thì xếp lần lượt, mỗi lượt ta lại dận thật chặt để đẩy bớt không khí ra ngoài,
như vậy giữ cỏ được lâu. Không nên đánh đống cao quá 3m vì như thế rất
dễ bị đổ, trên nóc phủ một lớp nilon và đè chặt ngăn mưa hoặc dùng tre nứa
làm lều che cỏ (Bùi Đức Lũng, 2005) [19].


14

Cỏ sau khi đánh đống cần được bảo vệ không để gia súc phá. Những
ngày mưa cần kiểm tra lại mái che, không để nước ứ đọng dưới chân đống cỏ.
Đối các cỏ phơi khô, nếu cất trữ càng lâu, thì chất dinh dưỡng mất
càng lớn, chính vì vậy, cần phải cất trữ đảm bảo kỹ thuật, tránh bị ẩm trở
lại và cần được phơi lại theo định kỳ. Khi để thành đống có thể cỏ sinh
nhiệt và tự cháy, vì vậy, khi để thành đống cần tạo điều kiện thông thoáng
gió để tránh phát hỏa.
1.3.2. Chế biến thức ăn bằng phương pháp kiềm hóa
Hiện nay việc dùng chất hóa học để sử lý phụ phẩm nông nghiệp làm
thức ăn cho gia súc đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Mục đích của xử lý hóa học là phá vỡ các mối liên kết giữa lignin và
hemicellulose, để cho hemicellulose, cũng như cellulose dẽ dàng được

phân giải bởi VSV dạ cỏ (Preston và Leng, 1991) [22]. Trong tất cả các
phương pháp hóa học thì phương pháp kiềm hóa có nhiều triển vọng trong
thực tiễn. Các chất kiềm (như vôi, kali, xút, amoniac…) có khả năng thủy
phân các mối liên kết hóa học giữa lignin và carbohydrate bền trong môi
trường dạ cỏ nhưng lại kém bền vững trong môi trường kiềm (pH > 8).
Lợi dụng đặc tính này các nhà khoa học đã sử dụng các chất kiềm như
NaOH, NH3, urê, Ca(OH)2 để xử lý phụ phẩm nông nghiệp nhiều xơ với
mục đích phá vỡ mối liên kết giữa lignin với hemicellulose và cellulose
trước khi chúng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhai lại, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình lên men của VSV dạ cỏ. Kiềm hóa có thể phá
vỡ mối liên kết este giữa lignin với hemicellulose và cellulose, đồng thời
làm cho cấu trúc xơ phồng lên về mặt vật lý (Van Soest và cộng sự, 1991
[72]). Nhưng ảnh hưởng đó tạo điều kiện cho VSV dạ cỏ tấn công vào cấu
trúc carbohydrate được dễ dàng, làm tăng tỷ lệ tiêu hóa, tăng tính ngon
miệng của thức ăn đã xử lý.
Xử lý bằng amoniac
Amoniac là một nguồn nitơ phi protein được VSV dạ cỏ sử dụng nên


15

việc xử lý bằng amoniac còn góp phần làm tăng hàm lượng protein thô. Xử
lý bằng amoniac còn có tác dụng bảo quản chống mốc và thối hỏng thức
ăn. Có các biện pháp xử lý amoniac như sau: xử lý bằng khí amoniac và xử
lý bằng amoniac lỏng. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta nguồn amoniac không
phổ biến, giá thành cao và khi xử lý đòi hỏi cần có trang thiết bị, do đó biện
pháp này ít được áp dụng trong thực tiễn sản xuất.
Xử lý băng urê
Thực chất xử lý bằng urê cũng là xử lý bằng NH3 một cách gián tiếp
vì khi có nước và ureaza của VSV thì urê sẽ phân giải thành amôniac:

Ureaza
CO(NH2)2 + H2O ------------- 2NH3 + CO2
Khi xử lý bằng urê cần đảm bảo điều kiện sau:
- Liều lượng urê sử dụng bằng 4 - 5 % so với khối lượng thức ăn ủ.
Thời gian ủ tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ không
khí cao thì quá trình amoniac hóa sẽ nhanh, lạnh thì chậm lại. Nếu nhiệt độ
trên 30 oC thì thời gian ủ ít nhất là 7 - 10 ngày, 15 - 30 oC thì phải ủ từ 10 25 ngày, 5 - 15 oC thì phải ủ 25 - 30 ngày.
Phương pháp xử lý bằng urê an toàn hơn phương pháp xử lý bằng
amoniac lỏng hoặc khí. Hơn nữa, urê rẻ tiên hơn là NaOH và NH3; nó sẵn
có trên thị trường. Mặt khác, nó là chất rắn nên dễ vận chuyển và sử dụng.
Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế: NH3 chỉ được giải phóng ra từ urê
khi có enzym ureaza và enzym này chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm nhất định. Do đó xử lý urê chỉ thích hợp cho các nước nhiệt đới.
Nếu urê đắt tiền thì nó cũng làm cho giá thành thức ăn cao, do đó có thể
tìm các chất kiềm hóa khác rẻ tiền kết hợp với urê thì nó cũng làm cho giá
thành thức ăn cao, do đó có thể tìm các chất kiềm hóa khác rẻ kết hợp với
urê để xử lý thức ăn đạt hiệu quả cả hai mặt: kinh tế và nâng cao giá trị
dinh dưỡng.


16

Xử lý bằng vôi
Trong số các chất khác có thể dùng để kiềm hóa thì vôi đang được
quan tâm nhiều hơn. Việc dùng vôi xử lý có các ưu điểm là vôi rẻ tiền và
sẵn có, bổ sung thêm canxi cho thức ăn, an toàn và không gây ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên, vôi là kiềm yếu nên tác dụng xử lý không cao nếu ngâm
nhanh. Hơn nữa vôi khó hòa tan và không bốc hơi nên khó trộn đều trong
nguyên liệu xử lý và khi xử lý vôi thức ăn dễ bị mốc, do vậy lượng thu
nhận không ổn định.

Xử lý kết hợp urê với vôi
Theo Van Soest (1991) [72] việc kết hợp dùng urê với vôi sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn khi dùng riêng rẽ urê hoặc vôi. Khi dùng vôi kết hợp với
urê thì urê sẽ nhanh được phân giải và tăng sự phản ứng giữa NH3 và rơm.
Việc kết hợp này còn cho phép bổ sung cả NPN và Ca cùng một lúc, cũng
như chống được như mốc, trong khi giảm lượng N và Ca dư so với xử lý
bằng urê hay bằng vôi riêng rẽ.
1.4. Sử dụng cỏ trong chăn nuôi
1.4.1. Sử dụng cỏ tươi
Theo Hồng Minh, (2002) [17] thì lượng thức ăn để tăng 1 kg hơi cần:
từ 35-40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hoặc từ 18- 20 kg cỏ tươi +
3,4-4 kg rơm ủ + 0,3-0,4 kg cám, bột sắn (đối với nuôi vỗ béo tại chuồng)
Để sản xuất ra 1 lít sữa bò cần 8-10 kg cỏ tươi+ 3,4-4 kg rơm ủ + 0,30,4 kg cám hỗn hợp
Theo Skerman, P. J., (1990) [66] thì lượng thức ăn thu nhận hàng
ngày của gia súc phụ thuộc vào khối lượng con vật và phụ thuộc vào từng
loài riêng biệt. Để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gia súc, người ta
thường xác định số gam vật chất khô ăn được trên đơn vị khối lượng trao


17

đổi. Thức ăn thu nhận được của gia súc là rất khác nhau tùy thuộc vào sự
thành thục của cỏ, từ 24 g/kg W0,75/ngày với cỏ nhiệt đới thành thục, tới
100g/ kg W0,75/ngày với cỏ mùa ấm chưa thành thục.
Cừu có thể thu nhận được cỏ nhiệt đới trung bình là 50,8 g/kg
W0,75/ngày, còn cỏ mùa ấm là 67,3 g/kg W0,75/ngày. Trung bình lượng thu
nhận thu nhận lá và thân cỏ của gia súc và cừu lần lượt là 62,3 và 46,0 g/kg
W0,75 (Ternouth, J. H., 1979) [69].
Mawson, W. F., (1956) [54] đã nhận thấy, khi cho một nhóm bò Anh
ăn cỏ Heteropogon contortus trong suốt mùa sinh trưởng, thì khối lượng gia

súc tăng khá cao và có thể đạt 1,3 kg/đầu gia súc trên ngày vào tháng 2
năm 1954 và tăng 1,17 kg/đầu gia súc vào tháng 12 năm 1954.
Dùng cỏ hòa thảo tự nhiên và cỏ bộ đậu tươi chăn dê có khối lượng
ban đầu 12- 13kg, thì dê phải tiêu thụ từ 478 đến 509 kg để cho khối lượng
tăng từ 15- 30 kg. Nitis, I. M., (1993) [57] cho biết khi sử dụng với dê cái
có khối lượng ban đầu từ 17- 21 kg thì tiêu tốn 307- 478 kg cỏ tươi để tăng
được 21- 32 kg khối lượng sống, nuôi gia súc bằng các cỏ khác nhau sẽ cho
tăng khối lượng khác nhau.
Khi sử dụng cỏ tươi cho bò sữa, thì tổng lượng vật chất khô mà chúng
thu nhận quy từ cỏ tươi ra là 10,28 kg/con/ngày, trong đó, chất xơ thu nhận
là 5,88 kg/con/ngày (Promma, S., 1985) [61].
Theo Tô Du, (2005) [7] khẩu phần thức ăn của bò vỗ béo có khối
lượng cơ thể là 200 kg là 30 kg cỏ tươi các loại + 1 kg cỏ khô + 2,5
kg rơm; còn bò có khối lượng 290 kg là 35 kg cỏ tươi + 1 kg cỏ khô
+ 3 kg rơm.
Trong mùa mưa, với khẩu phần 100% cỏ tự nhiên, trâu 19-21 tháng
tuổi tăng trọng 0,520 kg/con/ngày. Tăng trọng của trâu có thể đạt 0,5000,700 kg/ngày khi được chăn thả 6-7 giờ/ngày, bổ sung thêm cỏ cắt 1012kg và sắn lát khô cộng cám gạo với mức 1% khối lượng cở thể, (Đào Lan
Nhi, 2002) [18].


18

Theo Nguyễn Văn Trí, (2006) [39] thì bò thịt chỉ gặm cỏ tươi ngoài
bãi chăn mỗi ngày được khoảng 10 kg. Như vậy, phải luôn luôn có đủ cỏ
tươi cho ăn tại chuồng, thì mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn hàng ngày. Khi cho
ăn thì lượng thức ăn tại chuồng (cỏ tươi) buổi sáng ít hơn buổi chiều (3040%), vì để bò, bê tận dụng cỏ gặm được ngoài đồng. Cho bò, bê ăn nhiều
thức ăn vào buổi chiều vì chúng có nhiều thời gian nhai lại trong đêm.
K. Lana, (1995) [50] khi dùng 100% khẩu phần cho bò là cỏ elephant
và thay thể dần vào khẩu phần với tỷ lệ cỏ stylo 0, 25, 50, 75 và 100% cho
thấy khi tăng từ 25-50 thì làm tăng khối lượng hàng ngày của bò là có ý

nghĩa, khi tăng hàm lượng cỏ stylo lớn hơn 75% sẽ làm giảm khối lượng
của bò.
Theo Paul Pozy, (2001) [20] lượng chất khô ăn vào của bò sữa nuôi
bằng cỏ tự nhiên biến động từ 121,20- 144,4g chất khô/kg W0,75 tùy theo
từng tháng; còn nuôi bằng cỏ voi thì lượng chất khô ăn vào là 125,8 g chất
khô/ kg W0,75 ; còn đối với rơm thì bò sữa ăn được lượng chất khô rất thấp
chỉ từ 110,12- 120,10 g chất khô/kg W0,75.
1.4.2. Sử dụng cỏ khô
Khi cho ăn, cỏ khô được cho ăn tự do hoặc phối hợp với thức ăn ủ
chua, thức ăn tinh, thức ăn củ qủa, rỉ mật và các phụ phẩm chế biến lương
thực, thực phẩm khác, cần cho bò ăn cỏ xanh sau khi cho ăn cỏ khô, không
nên cho bò ăn cỏ tươi trước vì chúng sẽ lười ăn cỏ khô.
Mỗi ngày có thể cho trâu bò ăn từ 3-5 kg cỏ khô. Nên phối hợp cỏ khô
với các loại thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ với tỷ lệ cỏ khô bằng 1/3 khẩu
phần là vừa phải. Về mùa xuân, nhiều cỏ non, nên cho trâu bò ăn vài
kilogam cỏ khô trước khi chăn thả để tránh ỉa chảy (Đoàn Ẩn, 1976) [1].
Giá trị 1 kg cỏ khô tương đương với 3-4 kg cỏ tươi, như vậy trong vụ
đông-xuân mỗi trâu bò chỉ cần dự trữ từ 300- 500 kg cỏ khô.
Có 3 cách có thể cho ăn là:
Cho ăn tự do, cho ăn theo ngày và kiểm soát. Ở hệ thống cho ăn tự do
các kiện cỏ khô được đưa vào cho gia súc và chúng có thể ăn vào bất cứ lúc


×