Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.56 KB, 11 trang )

HOẠT ðỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNHNGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Lương Minh Hà
Học viện Ngân hàng

ðược ñánh giá là khu vực năng ñộng và ñầy triển vọng trong thời kỳ chuyển ñổi sang nền
kinh tế thị trường, khu vực tài chính- ngân hàng ñang trở thành một trong những mối quan
tâm hàng ñầu của các nhà ñầu tư chiến lược theo phương thức sáp nhập và hợp nhất (M&A).
Trên cơ sở phân tích những nhân tố tác ñộng tới hoạt ñộng M&A trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng thời gian gần ñây, bài viết sẽ tập trung phân tích hoạt ñộng M&A nổi bật nhất
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng năm 2009 ñối với 3 loại hình, ñó là doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ ngân hàng, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm. Cuối cùng là
một số quan ñiểm dự báo về triển vọng M&A khu vực này năm 2010.

1. NHÂN TỐ TÁC ðỘNG TỚI M&A TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THỜI GIAN GẦN
ðÂY
Có nhiều yếu tố chi phối hoạt ñộng M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và còn tùy thuộc
vào từng thời ñiểm khác nhau với ñặc thù riêng của mỗi quốc gia, ngành nghề[3]. Ở Việt Nam
vài năm trở lại ñây, do ảnh hưởng bởi sức ép ngày càng lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài
cũng như các quy ñịnh về mặt pháp lý, không ít doanh nghiệp ñã tìm ñến M&A như một
phương thức hữu hiệu ñể bảo vệ chính mình. Trong ñiều kiện như vậy, M&A của các chủ thể
kinh doanh dịch vụ tài chính ngân hàng bị chi phối bởi nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
1.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
• Sự tham gia của các công ty nước ngoài là nhân tố quan trọng gây sức ép cạnh tranh ngày
càng lớn trong ngành. Bằng các cam kết song phương và ña phương, nước ta bước vào hội
nhập kinh tế bằng việc ñón nhận sự tham gia của các ñối tác nước ngoài vào thị trường nội
ñịa. Nhiều năm trở lại ñây, xu thế ñó ngày càng phát triển và ñem lại không ít thuận lợi cũng
như khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong lĩnh vực ngân hàng, mốc 01/4/2007 có ý nghĩa rất quan trọng, ñây là thời ñiểm mà từ
ñó về sau các ngân hàng nước ngoài ñược chính thức thành lập chi nhánh 100% vốn nước
ngoài tại Việt Nam. Mặc dù còn những hạn chế về việc huy ñộng vốn bằng VND từ các thể


nhân trong nước và những quy ñịnh về thành lập chi nhánh con trực thuộc, song hoạt ñộng
của những chi nhánh này tại Việt Nam rất khả quan.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), hiện nay khối các tổ chức tín
dụng (TCTD) ở nước ta có khoảng 45 chi nhánh của 33 ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng
liên doanh với 20 chi nhánh phụ thuộc, 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 08 TCTD có vốn
ñầu tư nước ngoài và 56 văn phòng ñại diện [17]. Nếu tính ñến số lượng và thị phần thì các
TCTD này chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ xấp xỉ 20% [20]. Nhưng xét cả một quá trình của hơn 3

1


năm hoạt ñộng và trong một tương lai dài hạn thì những kết quả này cho thấy ñây thực sự sẽ
là cản trở không hề nhỏ ñối với khối ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước.
Với những hậu thuẫn vững chắc từ những ñịnh chế tài chính lớn, với kinh nghiệm và công
nghệ hiện ñại, việc cạnh tranh ñể giành thị phần dựa vào những lợi thế trên dường như
nghiêng hẳn về phía ngoại. Trong khi các ngân hàng nội lại vượt trội về mức ñộ quen thuộc
với thị trường, thị phần lớn sẵn có.
Thị trường tài chính của Việt Nam còn rất non trẻ, ngoài Ngân hàng Chính sách và 4 NHTM
Nhà nước, thì phần lớn các NHTMCP còn lại ñều có quy mô trung bình và nhỏ. ðặc ñiểm của
các ngân hàng này là tập trung kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chủ yếu ở các nội ñô lớn
và mạng lưới còn rất mỏng. Những yếu ñiểm như vậy khiến cho các ngân hàng này không
khỏi lo lắng tìm kiếm ñối tác là các ñịnh chế tài chính lớn ñể tồn tại.
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, hoạt ñộng của khối nước ngoài thậm chí còn
mạnh mẽ hơn, có thể nói là chiếm thị phần lấn át so với các doanh nghiệp trong nước [9].
Hiện nay, thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm có 49 doanh nghiệp
cùng hoạt ñộng (27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), trong ñó có 21 doanh
nghiệp nước ngoài với không ít những tên tuổi lớn như Prudential, AIA, Manulife, Daiichi
Life…
Theo nhiều nghiên cứu, thị trường bảo hiểm Việt Nam mà ñặc biệt là bảo hiểm nhân thọ ñang

còn rất tiềm năng, có thể nói là hàng ñầu ở Châu Á. Sức hấp dẫn ñó khiến các doanh nghiệp
nước ngoài ngày càng muốn tham gia và tham gia là ñiều tất yếu. Trong khi ñó, nhiều doanh
nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ, hoạt ñộng kém hiệu quả hay cho ñến nay
vẫn chưa ñáp ứng ñủ mức vốn pháp ñịnh theo yêu cầu [8].
Trên một phân khúc thị trường tài chính khác, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cũng ñang
ñứng trước lựa chọn hoặc là tìm ñối tác hợp nhất, sáp nhập hoặc là giải thể. Khác với các
ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, cho tới nay vẫn chưa có công ty chứng khoán 100%
vốn nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 1995, Chính phủ cho phép thành lập CTCK liên doanh
nước ngoài với tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của ñối tác nước ngoài tại các doanh nghiệp này tối
ña là 49% [27]. Theo một nghiên cứu mới ñây[4], từ khi ñược cấp phép góp vốn tại thị trường
chứng khoán Việt Nam, ñã có 12 thương vụ mua bán cổ phần của các CTCK diễn ra, trong ñó
11 thương vụ có bên ñi mua là các công ty nước ngoài và hầu hết trong số ñó nắm giữ tỷ lệ tối
ña ñược phép là 49%. Tuy nhiên, sự cải thiện cơ cấu tài chính cũng như hiệu quả hoạt ñộng
một cách ñáng kể[2] của các CTCK có liên doanh với ñối tác nước ngoài cho thấy sức ép lớn
lên vai các CTCK quy mô nhỏ và 100% vốn trong nước.
Thị trường tài chính Việt Nam ngày càng có sự tham gia của nhiều gương mặt lớn ñến từ các
cường quốc trên thế giới. Trong lĩnh vực ngân hàng [23] có thể kể ñến như HSBC, Standard
Chartered, ANZ... Thị trường bảo hiểm Việt Nam hơn một thập kỷ qua cũng bị chia sẻ một tỷ
lệ thị phần không nhỏ[10], [11] cho các doanh nghiệp lớn ñến từ Anh, Mỹ, Nhật Bản... như
Prudential, AIA, Daiichi Mutual Life... Với những lợi thế vượt trội về thâm niên hoạt ñộng,
kinh nghiệm quản lý, uy tín, khả năng cạnh tranh của những doanh nghiệp này là không thể
chối cãi. Trong khi, nếu xét trên những phương diện ñó, các doanh nghiệp trong nước, kể cả
doanh nghiệp Nhà nước vẫn yếu thế hơn, nhất là về quy mô vốn, kế ñến là kinh nghiệm hoạt
ñộng trên trường quốc tế, ñầu tư khoa học công nghệ...
Mặc dù Chính phủ Việt Nam vẫn ñang duy trì những quy ñịnh nhằm bảo vệ các doanh nghiệp
trong nước trước sức ép ñến từ bên ngoài như việc hạn chế tỷ lệ góp vốn tại các CTCK, các
2


NHTM[14], quy ñịnh về thành lập công ty con, công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Song, những cam kết quốc tế song phương cũng như ña phương mà ñặc biệt là cam kết trong
lộ trình gia nhập WTO ñã và ñang nhanh chóng ñược thực hiện. Những rào cản thương mại
ngăn cách thị trường trong và ngoài nước ñang dần ñược xóa nhòa. Về lâu về dài, ñiều ñó
ñồng nghĩa với câu chuyện của những con cá lớn và những con cá bé trong môi trường bình
ñẳng mà những con cá bé không còn ñược bảo hộ nhiều như trước nữa. Khách quan mà nói,
trên một số thị trường nhất ñịnh, khối doanh nghiệp ngoại có sức ảnh hưởng khác nhau.
Chẳng hạn, ñối với thị trường tiền tệ nơi mà các ngân hàng là các ñối tượng kinh doanh chủ
yếu, các ngân hàng ngoại chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn song hoạt ñộng của họ ñang dần hiệu quả.
Bằng chứng là năm 2009, khối này vẫn kinh doanh có lãi với lợi nhuận xấp xỉ 18% mặc dù
mới gia nhập thị trường, trong khi ñó không ít ngân hàng trong nước ñiêu ñứng do tác ñộng
khủng hoảng tài chính[17],[18],[20].
Trên thị trường bảo hiểm, nhiều doanh nghiệp ngoại quốc có thị phần áp ñảo dù mới tham gia
hơn 10 năm. Thêm vào ñó, một ñiều ñáng ñược lưu tâm khi xem xét cạnh tranh trong khối các
doanh nghiệp bảo hiểm ñó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ñã và ñang diễn ra mà
cho tới nay các cơ quan giám sát vẫn chưa có biện pháp cải thiện hiệu quả[9]. Tình trạng này
gây không ít hậu quả cho cả người dùng dịch vụ lẫn các doanh nghiệp bảo hiểm. So với các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng và môi giới chứng khoán, thì ñây là một ñặc
ñiểm nổi bật của thị trường bảo hiểm Việt Nam khiến cho nhu cầu tăng năng lực cạnh tranh
mà trước hết là tăng năng lực tài chính trở nên thực sự bức thiết.
Trên thị trường chứng khoán, hiện chưa có CTCK 100% vốn nước ngoài do qui ñịnh không
cho phép, song những doanh nghiệp có công ty nước ngoài góp vốn ñã ñược cải thiện ñáng kể
về phương diện tài chính và qua ñó là kết quả kinh doanh[2]. Trong vòng vài ba năm trở lại
ñây, ñã có hơn 10 thương vụ mua lại cổ phần của các CTCK[4] giúp cho các doanh nghiệp
này nhỉnh hơn hẳn những doanh nghiệp quy mô nhỏ ñang “thoi thóp” khác. Và dù hiện nay có
hơn 100 CTCK nhưng thị phần chủ yếu vẫn thuộc về các `ñại gia' như TSC, SSI, FPT,
ACBS[24]…
Từ sức ép ñó, quá trình phát triển tự nhiên sẽ ñào thải những cá thể ốm yếu, không khỏe
mạnh. Có thể gọi ñây là quá trình thanh lọc ñể cho ra ñời một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ
hơn của những ñối thủ xứng ñáng thật sự ñể từ ñó lành mạnh hóa thị trường và ñem lại lợi ích
tối ña cho người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Kết cục của những “con cá bé” trong cuộc

chiến này không gì khác ngoài việc phải “vịn” vào “con cá lớn” khác hoặc bị những con cá
này “nuốt chửng”. Khi ñó, sáp nhập, mua bán là tất yếu.
• Sức ép tăng vốn ñiều lệ ñược coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất thời ñiểm
này thúc ñẩy việc mua bán cổ phần giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhằm thanh lọc thị
trường và tăng hiệu quả hoạt ñộng, Chính phủ ñã lần lượt ban hành các văn bản pháp quy bắt
buộc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, các CTCK phải ñảm bảo
mức vốn pháp ñịnh thì mới ñược tiếp tục hoạt ñộng trên thị trường.
Các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, các công ty bảo hiểm sẽ không quá nóng vội ñể thực
hiện bán hay mua cổ phần với ñối tác chiến lược khi việc mua bán ñó không thực sự cấp thiết,
không quyết ñịnh sự tồn vong của chính doanh nghiệp mình. Năm 2011 sẽ là mốc quan trọng
ñối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng ñể tăng vốn ñiều lệ ñủ ñiều kiện
hoạt ñộng. Theo Nghị ñịnh 141/2006/Nð-CP về danh mục vốn pháp ñịnh của TCTD ñược
cấp phép, ñến 31/12/2010 các TCTD ñược cấp phép thành lập và hoạt ñộng phải có tổng vốn
ñiều lệ thực góp hoặc ñược cấp tương ñương mức vốn pháp ñịnh. ðối với các NHTM cổ
3


phần, mức vốn pháp ñịnh là 3.000 tỷ VND (tương tự với quỹ tín dụng nhân dân TW, ngân
hàng ñầu tư, ngân hàng hợp tác). Con số này ñối với ngân hàng chính sách, ngân hàng pháp
triển là 5.000 tỷ VND.
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 37 NHTMCP nội ñịa, trong ñó hơn 20 ngân hàng chưa ñạt
mức vốn yêu cầu[22]. Trong thời gian tới, hầu hết các ngân hàng với mức vốn pháp ñịnh trên
và dưới 3.000 tỷ ñều ñang ráo riết tăng vốn. Ngân hàng chưa ñủ 3.000 tỷ thì cố tăng cho ñủ
ñiều kiện, những ngân hàng ñã ñạt trên ngưỡng 3.000 tỷ cũng muốn tăng cường năng lực cạnh
tranh, mở rộng ảnh hưởng. ðây là một trong những nhân tố chủ yếu khiến cho cuộc ñua tăng
vốn cổ phần trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, nhất là ñối với những ngân hàng mà mức vốn
pháp ñịnh còn cách xa ngưỡng 3.000 tỷ. Thống ñốc NHNN ñã khẳng ñịnh sẽ xử lý chặt chẽ
ñối với những ngân hàng không theo kịp lộ trình tăng vốn và cũng cho biết, NHNN ñã chuẩn
bị sẵn các phương án có thể áp dụng ñối với những ñối tượng này, kể cả phương án buộc sáp
nhập[13],[21].

Ngân hàng chưa ñủ 3.000 tỷ thì cố tăng cho ñủ ñiều kiện, những ngân hàng ñã ñạt trên
ngưỡng 3.000 tỷ cũng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng. ðây là một
trong những nhân tố chủ yếu khiến cho cuộc ñua tăng vốn cổ phần trở nên “nóng” hơn bao
giờ hết, nhất là ñối với những ngân hàng mà mức vốn pháp ñịnh còn cách xa ngưỡng 3.000 tỷ.
Thống ñốc NHNN ñã khẳng ñịnh sẽ xử lý chặt chẽ ñối với những ngân hàng không theo kịp
lộ trình tăng vốn và cũng cho biết, NHNN ñã chuẩn bị sẵn các phương án có thể áp dụng ñối
với những ñối tượng này…
Về phần các công ty bảo hiểm, mức vốn tối thiểu cho các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi
nhân thọ lần lượt là 600 tỷ và 300 tỷ ñồng. Hạn cuối ñể hoàn tất lộ trình tăng vốn ñược Bộ Tài
chính quy ñịnh là sau 3 năm kể từ khi Nghị ñịnh có hiệu lực[12]. Quy ñịnh này xuất phát từ
thực tế hoạt ñộng kém hiệu quả của không ít doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là bảo hiểm phi
nhân thọ cũng như tình trạng tài chính yếu kém của hầu hết doanh nghiệp hiện hành. Theo
thống kê, tính tới thời ñiểm hiện tại có 5 doanh nghiệp có vốn pháp ñịnh dưới 300 tỷ VND và
cả 5 doanh nghiệp này ñều cam kết tăng vốn theo yêu cầu trong năm 20101.
Trên thị trường vốn dài hạn, các CTCK có phần nhẹ nhàng hơn với quy ñịnh tăng vốn ñiều lệ.
Tức là việc tăng vốn ñiều lệ không thực sự liên quan ñến vấn ñề tồn vong của doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gia hạn cho các CTCK phải ñảm bảo mức 300 tỷ cuối năm
nay thì mới ñược kinh doanh ñầy ñủ các dịch vụ. Không ít CTCK ñã ráo riết tìm ñối tác chiến
lược ñể vừa tăng năng lực cạnh tranh vừa ñáp ứng quy ñịnh Nhà nước. Tuy nhiên, những
doanh nghiệp chưa ñạt mức 300 tỷ VND vẫn có thể tiếp tục hoạt ñộng song phải rút bớt
nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, có khoảng 70% trong tổng số hơn 100 CTCK tại Việt Nam
[2] có vốn ñiều lệ dưới 300 tỷ ñồng- nhu cầu M&A của các CTCK có thể nói là rất cao.
• Thêm vào ñó, hành lang pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường M&A. Nhìn
chung, tại Việt Nam chưa có một bộ Luật quy ñịnh về M&A doanh nghiệp song cũng ñã có
những quy ñịnh cơ bản bằng những ñiều khoản trong Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh
tranh 2004, Luật ðầu tư 2005, Luật ðầu tư chứng khoán 2006[16]… cùng với một số văn bản
dưới luật khác. Mặc dù hoạt ñộng mua bán doanh nghiệp, nhượng bán cổ phần thực chất là
1

Ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, VnEconomy.vn


4


việc người mua và người bán tự tìm ñến với nhau và thực hiện thương vụ, nó gần như mang
tính tự nhiên không thể quy ñịnh bởi luật vì khó có ñiều luật nào quy ñịnh xu hướng tăng
giảm của cung cầu hàng hóa trên thị trường. Song, cần có những quy ñịnh cụ thể hướng dẫn
thi hành, kết thúc và các vấn ñề pháp lý hậu M&A cũng như ngăn chặn tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh hay ñộc quyền lũng ñoạn thị trường. Về mặt này, pháp luật Việt Nam vẫn
chưa thực sự ñi sâu ñi sát với diễn biến thị trường và gây không ít khó khăn, bỡ ngỡ khi doanh
nghiệp tiến hành các thủ tục M&A cần thiết.
Thời gian gần ñây, cùng với sự gia tăng thương vụ M&A, ñã có nhiều văn bản của các cơ
quan quản lý hướng dẫn cụ thể hơn cho các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch của mình.
NHNN ñã ban hành Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy ñịnh việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại
các TCTD[15].
Thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm có phần chậm chân hơn so với các NHTM.
Thông tư, Nghị ñịnh hướng dẫn hoạt ñộng mua bán cổ phần, mua bán doanh nghiệp ñang
trong quá trình ñược hoàn thiện. Hiện nay, chưa có quy ñịnh cụ thể cả ñối với doanh nghiệp
trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc doanh nghiệp và thị
trường bằng mua bán, sáp nhập ñang ñược các cơ quan quản lý khuyến khích. ðây ñã là một
thuận lợi không nhỏ ñể các bên tiến hành hợp tác. Song, sẽ là cản trở lớn nếu Nhà nước không
mau chóng hoàn thiện những văn bản pháp quy cần thiết quy ñịnh, hướng dẫn thủ tục này.
• Tác ñộng của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 ñã qua ñi song những hệ lụy mà nó ñể lại
không hề nhỏ[28]. Các nền kinh tế cả lớn lẫn nhỏ ñều ñang dốc sức cải thiện tình hình tài
chính sau cơn bão. Việt Nam tuy không phải gánh chịu hậu quả nặng nề như nhiều quốc gia
khác trên thế giới, song các doanh nghiệp cũng rất chật vật ñể xoay sở trong giai ñoạn khó
khăn này[28]. Khi các doanh nghiệp ngoại quốc gặp khó khăn sẽ khiến cho nguồn ñầu tư (chủ
yếu là FDI và ODA) không còn dồi dào như trước nữa.
Trong giai ñoạn phục hồi kinh tế, hoạt ñộng M&A theo truyền thống ñược ñánh giá là sẽ tăng

trưởng mạnh hơn giai ñoạn khủng hoảng. Song với những gì mà cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu 2008 gây ra cho nền kinh tế thế giới, hoạt ñộng của các doanh nghiệp có phần khó
khăn hơn nhất là trong giai ñoạn ñầu của hồi phục. Do tác ñộng này mà M&A tại Việt Nam
nói chung và M&A trong khu vực tài chính ngân hàng nói riêng trong năm tới ñược dự báo sẽ
khó ñạt ñược sự sôi ñộng thực sự.
1.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Bên cạnh những nhân tố khách quan tác ñộng ñến việc các tổ chức tài chính ngân hàng mua
lại, sáp nhập trong ngành còn có những nhân tố xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp, tác
ñộng không nhỏ ñến xu hướng kết hợp mới mẻ và ñầy hấp dẫn này. Có thể kể ñến một vài
nhân tố như khát vọng nâng cao năng lực cạnh tranh và hơn hết là vấn ñề tồn vong của doanh
nghiệp.
Năng lực cạnh tranh có thể ñến từ rất nhiều nhân tố. Trong ñó, tăng cường thị phần thông qua
việc tiến hành song song cả với khách hàng truyền thống lẫn phát triển thị trường mới ñóng
vai trò rất quan trọng. Thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam là một thị trường
giàu tiềm năng chưa ñược khai thác triệt ñể, vì thế rất hấp dẫn với các nhà ñầu tư nước ngoài.
Hạn chế mức ñóng góp 30% cổ phần trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng[27]
hay 49% trong các CTCK phần nào giúp cho các doanh nghiệp Việt tránh ñược nguy cơ bị
nước ngoài thâu tóm. Song ñiều ñó không có nghĩa là các công ty, tập ñoàn tài chính nước
5


ngoài không ñược phép ñầu tư vào thị trường Việt Nam. Thêm vào ñó, ranh giới giữa các khu
vực dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng trên thị trường tài chính ngày càng ñược xóa nhòa.
Thay vì chỉ tập trung vào khối ngân hàng như trước ñây, người dân có kể tìm ñến các doanh
nghiệp bảo hiểm ñể gửi tiền hay ñem tiền ñầu tư trên thị trường chứng khoán. ðiều ñó cũng
gây áp lực phải nâng cao năng lực ñể không những cạnh tranh với doanh nghiệp cùng ngành
cả trong và ngoài nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài ngành nhưng có loại
hình dịch vụ tương tự hoặc có thể thay thế ñược.
Trong khu vực tài chính ngân hàng hiện nay, dưới áp lực tăng vốn ñiều lệ và khả năng tăng
vốn ñiều lệ của nhiều doanh nghiệp, không ít trong số ñó ñã tính ñến việc tìm ñối tác chiến

lược ñể chuyển nhượng cổ phần hay thậm chí bán toàn bộ công ty như một giải pháp hàng
ñầu ñể tiếp tục hoạt ñộng. ðiều này hoàn toàn dễ hiểu, ñặc biệt là những doanh nghiệp ñang
khó khăn trong hoạt ñộng và khó có thể duy trì trong tương lai. Họ ñóng vai trò là người bán,
là nguồn cung trên thị trường. Như ñã thể hiện ở phần ñầu của bài viết, những doanh nghiệp,
TCTD và kể cả CTCK thuộc ñối tượng này chiếm con số ñáng kể trên thị trường tài chính
ngân hàng của Việt Nam hiện nay.
2. TỔNG QUAN HOẠT ðỘNG M&A TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2009
2.1. Về số lượng thương vụ M&A
Xét về tổng thể, số lượng thương vụ M&A năm 2009 tăng so với năm liền trước ñó. Theo báo
cáo thường niên của PwC[6],[7], số thương vụ so với năm 2008 tăng 133%, từ 167 lên 295
thương vụ. ðóng góp ñáng kể trong ñó là các thương vụ của khu vực công nghiệp. Ngành tài
chính ngân hàng có sự sụt giảm ñáng kể về thứ bậc. Nếu như năm 2008 ñứng ñầu về số lượng
giao dịch ñược công bố thì năm 2009, ngành này chỉ về thứ 3 (sau ngành công nghiệp và
ngành năng lượng). Trong tổng số giao dịch ñược công bố (không xét ñến giá trị), ngành tài
chính ngân hàng chỉ chiếm 12% năm 2009, trong khi năm 2008 là 22%.
Những con số trên, mặc dù chưa thực sự ñầy ñủ song cũng cho ta cái nhìn khái quát về hoạt
ñộng nhượng bán cổ phần trong các giao dịch chiến lược kiểu M&A của khối kinh doanh dịch
vụ tài chính ngân hàng từ 2007 ñến 2009. Số lượng thương vụ ñã tăng mạnh trong năm 2008
và ngay năm sau ñó thì giảm xấp xỉ 30%, chỉ còn khoảng 13 thương vụ trong năm 2009 mặc
dù tình hình kinh tế năm sau tốt hơn năm trước với các dấu hiệu phục hồi. Về cơ bản toàn
ngành giảm, riêng khối các công ty bảo hiểm có sự cải thiện hơn. Tuy nhiên, khối ngân hàng
vẫn chiếm vị trí áp ñảo về tỷ trọng số lượng thương vụ so với ngành bảo hiểm và chứng
khoán. Trong giai ñoạn 2007- 2009, giao dịch M&A liên quan ñến các NHTM tại thị trường
Việt Nam luôn chiếm trên 50% cho thấy sức hấp dẫn và sôi ñộng của ngành.

6


2.2. Về giá trị thương vụ

Trong một nghiên cứu mới ñây[4], gần 30% thương vụ M&A trong khối ngân hàng ñược
công bố không công khai khía cạnh tài chính của thương vụ. Do ñó, ñây là một hạn chế lớn ñể
có thể nhận xét về xu hướng tăng trưởng giá trị M&A của ngành. Từ Bảng 1 có thể thấy giá
trị giao dịch M&A của năm 2008 tăng gần 40% so với năm trước ñó. Song năm 2009 lại giảm
gần 370 triệu USD, tương ñương với mức giảm 54% so với năm 2008 và giá trị này thậm chí
chưa bằng 70% tổng giá trị của năm 2007. So với xu hướng M&A của toàn thị trường thống
kê trong Bảng 2, có thể nhận ñịnh rằng trong thời kỳ này khu vực tài chính ngân hàng ñang
nhường lại vị trí quán quân cho các ngành khác.

Mặc dù vậy, rất nhiều các thương vụ “ñình ñám” nhất lại nằm trong khu vực tài chính ngân
hàng[1]. Chẳng hạn[4]: tháng 01/2009 HSBC mua cổ phần của Tập ñoàn Bảo Việt với tổng
giá trị 200 triệu USD, nâng số cổ phần mà Ngân hàng này sở hữu tại công ty bảo hiểm lớn
nhất Việt Nam hiện nay từ 10% lên 18%; tháng 09/2008 tập ñoàn May Bank Group mua 15%
cổ phần của ABBank với trị giá 93 triệu USD hay CTCK Hướng Việt ñã chuyển nhượng 49%
cổ phần cho Morgan Stanley với giá trị thương vụ là 9 triệu USD vào trung tuần tháng
02/2008…
2.3. Về phương thức và thành phần tham gia
7


Các thương vụ ñược thực hiện dưới dạng mua lại một phần cổ phần của ñối tác ñể trở thành
cổ ñông chiến lược[1],[4]. Tham gia vào M&A trong thời gian vừa qua khá ña dạng, bao gồm
cả ngân hàng, công ty bảo hiểm hay các công ty chứng khoán cả trong lẫn ngoài nước. Các
ngân hàng, tập ñoàn bảo hiểm, quỹ ñầu tư nước ngoài ñóng vai trò là người ñi mua chủ
yếu[4]. Những tên tuổi thường ñược nhắc ñến như BNP Parisbas, Deutsche Bank, HSBC,
Manulife, Morgan Stanley, Prudential, QBE, Standards & Chartered…
Bên cạnh ñó, cũng ñã xuất hiện ngân hàng, công ty bảo hiểm trong nước ñi mua cổ phần của
ñối tác khác trong nước và thậm chí là ngoài nước. Thương vụ ñiển hình cho xu hướng này là
CTCP ðầu tư và phát triển IDCC (100% vốn Việt Nam thành lập bởi BIDV và Công ty
Phương Nam) mua lại Ngân hàng ðầu tư thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của

Campuchia)[1]. Song những trường hợp như vậy vẫn còn rất hiếm.
2.4. ðánh giá chung về xu hướng M&A năm 2009
- Tỷ trọng so với toàn ngành giảm dù vẫn có nhiều giao dịch diễn ra: Năm 2009, M&A trong
khu vực tài chính ngân hàng kém sôi ñộng so với hai năm trước ñó. Như những thống kê và
phân tích ñã có, so với năm 2007 và 2008, giá trị giao dịch và số lượng thương vụ M&A của
khối ngân hàng tài chính có phần giảm ñáng kể. Sự trầm lắng này khác biệt với ''sức nóng'' mà
ngành có ñược thời gian qua. Nếu như 2 năm trước ngành Tài chính- Ngân hàng luôn dẫn ñầu
thì năm vừa qua ngành Công nghiệp ñã giành vị trí quán quân với số lượng giao dịch và giá
trị bứt phá và có vẻ như sự tăng trưởng cả về số lượng thương vụ cũng như giá trị của M&A
toàn thị trường có ñược là nhờ khu vực này. Trong khi ñó, ngành Tài chính- Ngân hàng ñã tụt
xuống ở vị trí thứ hai. ðiều ñáng chú ý là sự suy giảm này khá mạnh và do nhiều nguyên
nhân: Sức hấp dẫn của Ngành giảm, tác ñộng của khủng hoảng tài chính làm giảm luồng vốn
nước ngoài ñầu tư vào Việt Nam, các vấn ñề về công khai thông tin và thu thập số liệu…
- Doanh nghiệp trong nước ñang dần chủ ñộng hơn: Từ trước ñến nay, hầu như bên ñi mua là
các nhà ñầu tư chiến lược nước ngoài[1],[4], ñặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng- Tài chính.
Một phần do M&A còn là lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước còn lạ
lẫm và thiếu nhiều ñiều kiện quan trọng cần thiết, trong khi ñó ñối tác nước ngoài có quá
nhiều lợi thế ñể tiến hành M&A. Tuy nhiên, BIDV, Tín Nghĩa Group hay Vietcombank có thể
ñược dẫn chứng như những bên mua ñiển hình tiên phong cho xu hướng doanh nghiệp nội
ñóng vai trò là người mua chiến lược mua lại các doanh nghiệp trong nước và thậm chí là
ngân hàng nước ngoài[1].
- Tăng trưởng giữa các ngành còn chênh lệch: ðiều này hoàn toàn dễ thấy khi xét tương quan
giữa ngân hàng- bảo hiểm và các CTCK. Mặc dù không chiếm ña số về lượng thương vụ diễn
ra và thống kê ñược, song ngành bảo hiểm dẫn ñầu năm vừa qua về giá trị thương vụ. Giá trị
chuyển nhượng lên tới hơn 200 triệu USD, gấp nhiều lần so với 2 ñối tượng còn lại. Sự thay
ñổi ñột ngột này có thể chưa minh chứng ñược sức hấp dẫn của ngành có thực sự tăng song
cũng ñánh dấu triển vọng khả quan ñối với thị trường bảo hiểm. Bởi trong năm vừa qua, do
các tác ñộng không mong muốn của khủng hoảng tài chính khiến cho các ngân hàng và các
CTCK phải chật vật[17] thì doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam lại có kết quả kinh doanh tương
ñối khả quan, hầu như không mấy bị ảnh hưởng do khủng hoảng[9]. Các CTCK xem ra vẫn

rất khó khăn trong việc tìm kiếm người mua chiến lược cũng như xoay sở với tình hình khó
khăn trên TTCK, chính vì thế mà sau giai ñoạn hưng thịnh 2007, các con số thống kê vẫn
chưa thực sự khả quan.
8


3. XU HƯỚNG M&A TRONG KHU VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NHỮNG
THÁNG CUỐI NĂM 2010
Cơn bão tài chính ñã qua và nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới cũng như Việt Nam ñang
phục hồi khả quan hơn dự kiến. Sự tăng trưởng này là ñộng lực quan trọng ñể tăng dòng chảy
vốn ñầu tư nước ngoài vào các nước ñang phát triển. Hành lang pháp lý ñang dần ñược hoàn
thiện và cụ thể hóa theo từng lĩnh vực, ngành nghề bởi sự chú trọng của các cơ quan có thẩm
quyền. Cùng với ñó là sức ép cạnh tranh toàn cầu hóa, hơn cả là khát vọng cũng như nỗ lực
cạnh tranh ñể tồn tại của bản thân các doanh nghiệp hiện nay. Trong ñiều kiện ñó, hoàn toàn
có thể kỳ vọng một thị trường M&A sôi ñộng của các ngân hàng, công ty bảo hiểm và CTCK
năm 2010, nhất là vào cuối năm.
- Trong năm này, khu vực tài chính ngân hàng hứa hẹn sẽ chứng kiến nhiều thương vụ thâu
tóm, sáp nhập, nhất là trong khối các NHTM ngoài quốc doanh. Bởi lẽ, thời gian ñể các ngân
hàng quy mô nhỏ, hoạt ñộng yếu kém tăng vốn ñiều lệ theo Nghị ñịnh 141/2006/Nð-CP
không còn nhiều. Còn những kế hoạch tăng vốn nhờ vào sức mạnh cổ ñông, nhân viên hay từ
chuyển ñổi trái phiếu ít khả thi. Nhằm tạo thị trường mạnh và an toàn hơn, NHNN cam kết sẽ
tiến hành mạnh tay, chấm dứt tư cách pháp nhân của những ñối tượng không thực hiện ñúng
lộ trình tăng vốn theo quy ñịnh[13]. Chính vì thế, thời ñiểm cuối năm 2010 dự kiến sẽ có
nhiều thương vụ M&A diễn ra không chỉ dưới hình thức mua cổ phần hay tăng tỷ lệ sở hữu
của cổ ñông chiến lược mà còn dưới hình thức mới hơn như sáp nhập, mua lại toàn bộ ngân
hàng. Bên góp vốn, mua cổ phần vẫn chủ yếu là các ñối tác nước ngoài song khả năng bên ñi
mua, nhận sáp nhập của ngân hàng nội là rất cao nếu có chỉ ñịnh sáp nhập của NHNN.
- Cùng với xu hướng ñó, khu vực bảo hiểm hứa hẹn sẽ thu hút nhiều vốn ñầu tư nước ngoài
bởi cho tới nay thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng chưa ñược khai thác.
Các công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nhất là công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước

cũng thuộc diện phải hoàn tất lộ trình tăng vốn (theo Nghị ñịnh 46) vào cuối năm. Do ñó, việc
chào bán cổ phần các công ty bảo hiểm sẽ vẫn diễn ra mặc dù không ráo riết như các NHTM.
ðối tác ñược kỳ vọng nhiều nhất hiện nay vẫn là các công ty nước ngoài ñang muốn thâm
nhập thị trường Việt Nam, sáp nhập có thể ít xảy ra song việc mua lại cổ phần có khả năng rất
cao.
- Năm vừa qua, hoạt ñộng của các công ty chứng khoán trong M&A có phần trầm lắng do
thiếu những ñiều kiện thiết yếu, nhất là khó khăn trong việc tìm kiếm ñối tác chiến lược ñể
kêu gọi góp vốn hay bán công ty. ðộng thái này chủ yếu ñến từ phía những công ty chứng
khoán kinh doanh kém hiệu quả. ðây cũng là cơ hội lớn cho các công ty chứng khoán hiện ñã
và ñang có chỗ ñứng mạnh mẽ trên TTCK Việt Nam. Song trong năm nay, do TTCK ñang
trong thời kỳ phục hồi, chưa thực sự ổn ñịnh và sức hấp dẫn không còn ñược như thời kỳ ñỉnh
cao 2007 nữa nên việc các CTCK nội mua lại cổ phần hay toàn bộ CTCK khác là rất khó
khăn. Thêm vào ñó, các CTCK chưa chịu áp lực tăng vốn như các NHTM hay các công ty
bảo hiểm và họ có thể rút bớt nghiệp vụ kinh doanh nếu không ñạt ñược mức vốn quy ñịnh là
300 tỷ. Vì thế, dự kiến ít khả năng xảy ra M&A trong các CTCK và nếu có cũng sẽ rất nhỏ lẻ,
chủ yếu dưới dạng mua lại cổ phần.
Kết luận
Trải qua hơn 20 năm ñổi mới, Việt Nam ñã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh
tế- xã hội song cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua như một hồi chuông cảnh tỉnh
cho thấy nhu cầu tái cơ cấu thị trường là rất bức thiết. Công tác này ở tầm vi mô lẫn vĩ mô ñều
9


có thể thực hiện ñược bằng nhiều cách, trong ñó M&A doanh nghiệp ñược ñặc biệt lưu tâm
bởi tính hữu dụng của nó ñối với bản thân doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. ðối
với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, ñiều kiện cho M&A phát triển thực sự chỉ giới
hạn trong một số ngành nghề nhất ñịnh. Ngành Tài chính- Ngân hàng ñược ñánh giá là một
trong những khu vực năng ñộng và sôi nổi nhất về hoạt ñộng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
trong những năm qua.
Những thay ñổi nhất ñịnh về các ñiều kiện kinh tế trong và ngoài nước, những ñộng lực ñến

từ phía các doanh nghiệp ñã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về M&A các ngân hàng, công ty
bảo hiểm và CTCK với những mảng màu khá tươi sáng trong năm 2009.
Cuối cùng, hoạt ñộng M&A nói chung và của từng ngành nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều
nhân tố vĩ mô, vi mô. Ở từng giai ñoạn khác nhau với từng quốc gia khác nhau, các nhân tố
lại có tầm ảnh hưởng khác nhau. Chính vì lẽ ñó, khi xem xét xu hướng trong mỗi bối cảnh sẽ
cho những nhận ñịnh không tương ñồng, ñó là chưa kể ñến tính chủ quan trong quá trình ñưa
ra ý kiến của người nghiên cứu. Nhìn chung, ñánh giá tác ñộng của các nhân tố bên trong
cũng như bên ngoài doanh nghiệp sẽ cho ta cái nhìn khái quát nhất và ñóng vai trò rất quan
trọng ñối với quá trình nhận ñịnh xu hướng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Avalue Việt Nam, Báo cáo M&A Việt Nam 2009 và triển vọng 2010.
[2]. ThS. Nguyễn Thanh Phương, Tái cơ cấu tài chính các CTCK Việt Nam thông qua M&A,
Hội thảo Tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp thời kỳ hậu khủng hoảng, Khoa Tài chính- Học
viện Ngân hàng, tháng 5/2010.
[3]. Ingo Walter, MERGERS AND ACQUISITIONS IN BANKING AND FINANCE: What
works, what fails and why, Oxford University Press (2004).
[4]. Q.H. Vuong, T.D. Tran, T.C.H. Nguyen, M&A in Vietnam's emerging market ecomomy
1990- 2009, Research Institute in Management Sciences -Centre Emile Bernheim, 2010.
[5]. Nguyen Hong Son, Ph.D, Assoc. Professor of Economics, Banking system of Vietnam:
Reform Strategies and Transition Assessment, Research paper written under the grant of Thai
Research Fund, Hanoi, May 2009.
[6]. PricewaterhouseCooper, Vietnam M&A activity review- 2009, 01/2010.
[7]. PricewaterhouseCooper, Vietnam M&A activity review- 2008, 01/2009.
[8]. Lan Hương, Thị trường bảo hiểm: "chiến ñấu" ñến cùng, bỏ quên hiệu quả?,
VnEconomy- />[9]. Lan Hương, Thị trường bảo hiểm cần ổn ñịnh theo hướng lành mạnh,
/>[10]. Phùng ðắc Lộc- TS. Phí Trọng Thảo, Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ dành cho khách
hàng, 2007, www.avi.org.vn
[11]. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Thông tin hội viên, 15/05/2010, www.avi.org.vn
[12]. Chính phủ, Nghị ñịnh 46/2007/Nð- CP về việc quy ñịnh chế ñộ tài chính ñối với doanh
nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, ðiều 4 và ðiều 5.

[13]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công văn số 3417/NHNN-TTGSNH về việc thực hiện
Nghị ñịnh 141, ngày 15/05/2010.
[14]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị ñịnh 69/2007/Nð-CP về việc nhà ñầu tư nước
ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam, ngày 20/04/2007.
[15]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN về việc sáp nhập, hợp
nhất, mua lại tổ chức tín dụng, ngày 11/02/2010.
10


[16]. ThS. Bùi Thanh Lam, M&A ngân hàng sẽ có hành lang pháp lý mới,
/>[17]. INFOTV, M&A ngân hàng còn thiếu một cơ chế, />[18]. Anh Quân, Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vẫn có lãi, Báo ñiện tử
Vietnamplus- />[19].
asset.vn,
Thị
phần
các
NHTM
trong
nước
vẫn
trên
80%,
/>[20]. Hoàng Hà, Khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số
tháng 01/2008
[21]. Nguyễn Hoài, Không "nuông chiều" các ngân hàng yếu kém, VnEconomy />[22]. Minh ðức, Khi ngân hàng tìm cách “vượt rào” vốn pháp ñịnh, Kinh tế ñô thị tháng
05/2010 - />[23]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hệ thống các TCTD tại Việt Nam, www.sbv.gov.vn
[24]. Thu Hiền, Top 10 CTCK có thị phần môi giới trên HOSE, Diễn ñàn doanh nghiệp
Online - />[25]. TS. Thân Thị Thu Thủy, Xu thế tất yếu của hoạt ñộng M&A tại các công ty chứng khoán
Việt Nam, Pháp luật dân sự - saga.vn
[26]. TS. Nguyễn Minh Phong, FDI vào Việt Nam 2010: Những ñộng thái mới, Báo ñiện tử

Chính phủ - />[27]. Trần Anh ðức, M&A tại Việt Nam - Thảo luận một số vấn ñề pháp lý, Hội thảo M\&A
Việt Nam, Avalue Vietnam tháng 06/2009.
[28]. CTCP chứng khoán FPT, Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009, tháng
2/2010, www.fpts.com.vn
[29]. Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế xã hội tháng tư và 4 tháng ñầu năm 2010, ngày
28/04/2010, www.gso.gov.vn

11



×