ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HẢI NINH
TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HẢI NINH
TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 62 38 40 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
2. TS. LÊ HỮU THỂ
HÀ NỘI – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí và TS. Lê Hữu Thể. Các
kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kì công trình
nào. Các số liệu và trích dẫn trong luận án bảo đảm tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và các chuyên
đề theo quy định trong khung chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Luật
hình sự của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ sở đào tạo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hải Ninh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí và TS. Lê Hữu Thể đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành luận án. Đồng thời tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo và cán bộ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi
chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Hải Ninh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề tập trung nghiên
cứu trong luận án
1.4. Giả thuyết khoa học, cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1. Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự
2.2. Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng hình sự
2.3. Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tƣ pháp hình sự quốc tế và tố
tụng hình sự một số nƣớc trên thế giới
3
9
9
14
23
26
29
29
45
49
Chƣơng 3
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI THẨM
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
3.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm
62
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm
90
Chƣơng 4
YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÁI THẨM Ở VIỆT NAM
62
110
4.1. Yêu cầu nâng cao chất lƣợng tái thẩm ở Việt Nam
110
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tái thẩm ở Việt Nam
113
KẾT LUẬN
139
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
142
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTHS
Bộ luật tố tụng hình sự
HLPL
Hiệu lực pháp luật
TAND
Toà án nhân dân
TANDTC
Toà án nhân dân tối cao
TAQS
Toà án quân sự
TTHS
Tố tụng hình sự
VKS
Viện kiểm sát
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, tái thẩm đƣợc áp
dụng đối với bản án hoặc quyết định có HLPL nhƣng bị kháng nghị vì có những
tình tiết mới đƣợc phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết
định đã có HLPL. Đây là thủ tục cần thiết, một mắt xích quan trọng để bảo đảm
khắc phục những sai lầm của bản án, quyết định có HLPL, bảo đảm sự thật của vụ
án đƣợc khôi phục, bảo đảm công lý, sự công bằng trong các phán quyết của Toà án
về tội phạm và ngƣời thực hiện tội phạm. Việc lựa chọn đề tài “Tái thẩm trong tố
tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu ở cấp độ
tiến sĩ là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:
Thứ nhất, yêu cầu thể chế hoá đƣờng lối của Đảng về chiến lƣợc cải cách tƣ
pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm phù hợp với nhiệm vụ đề ra trong Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ
pháp đến năm 2020, đó là: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm
của người ra kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc
cải cách tƣ pháp đến năm 2020 khẳng định: “Pháp luật về tố tụng tư pháp còn
nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung… vẫn còn tình trạng oan sai trong điều tra,
bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử…”. Vì vậy, Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ cải cách
tƣ pháp trong đó có nhiệm vụ về hoàn thiện thủ tục tố tụng tƣ pháp. Việc hoàn
thiện thủ tục tố tụng nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện
chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội. Các trƣờng hợp oan sai nếu
có, cần đƣợc phát hiện và giải quyết nhanh nhất nhằm khôi phục lại danh dự, bồi
3
thƣờng vật chất thỏa đáng. Các nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng, nghiên cứu về mô hình tố tụng, trình tự, thủ tục giải
quyết vụ án hình sự, thủ tục giải quyết sai lầm trong bản án có HLPL đáp ứng yêu
cầu cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế là những vấn đề chủ yếu đặt ra trong giai
đoạn hiện nay.
Thứ hai, yêu cầu cụ thể hoá quy định của Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và sự phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật tổ
chức VKSND năm 2014.
Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Quốc hội khoá
XIII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 theo
Nghị quyết số 64/2013/QH13. Hiến pháp quy định Toà án là cơ quan xét xử, thực
hiện quyền tƣ pháp; bản án, quyết định của Toà án phải đƣợc cơ quan, tổ chức, cá
nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
(Điều 106). Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, quyền con ngƣời, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Một trong những thủ tục đƣợc Toà án tiến hành
để thực hiện các nhiệm vụ trên là tái thẩm đối với các bản án, quyết định có
HLPL. Điều 6, Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định của
Toà án đã có HLPL mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo
quy định của luật TTHS thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm”. Vì vậy, việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp trong BLTTHS trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, những thay đổi trong Luật tổ chức TAND và
Luật tổ chức VKSND về tổ chức, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cũng đặt ra
yêu cầu sửa đổi BLTTHS năm 2003 để thống nhất áp dụng. BLTTHS với nhiệm
vụ xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự cần những nghiên cứu khoa
học làm cơ sở, nền tảng lý luận cũng nhƣ có đánh giá thực tiễn để xây dựng các
quy phạm phù hợp. Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần xây dựng và hoàn
thiện pháp luật TTHS nói chung trong đó có thủ tục tái thẩm là cần thiết, phù hợp
với giai đoạn hiện nay.
4
Thứ ba, ý nghĩa về pháp lí, chính trị và xã hội của tái thẩm trong TTHS.
Thủ tục tái thẩm bảo đảm loại bỏ oan sai trong bản án, quyết định có
HLPL của Toà án. Thông qua thủ tục tái thẩm, bản án, quyết định có HLPL của
Toà án nhƣng có sai lầm trong nhận định sự kiện thực tế dẫn đến phán quyết
không khách quan, chính xác về tội phạm mới có thể bị hủy bỏ. Các nguyên tắc
cơ bản của TTHS nhƣ nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của
công dân, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án... đƣợc bảo đảm. Tái thẩm góp
phần bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS, khắc phục oan sai, bảo đảm các chủ
thể bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do phán quyết sai đƣợc bồi thƣờng
thiệt hại, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và công dân, bảo đảm xử lý đúng
ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định có
HLPL của Toà án thông qua thủ tục tái thẩm bảo đảm yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền, tạo lập và củng cố lòng tin của xã hội đối với Toà án nói riêng và cơ
quan tƣ pháp nói chung.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm trong TTHS góp phần làm rõ đồng thời tăng
cƣờng ý nghĩa pháp lý, chính trị, xã hội của thủ tục tái thẩm trong TTHS.
Thứ tư, sự cần thiết phải làm rõ lý luận khoa học luật TTHS về tái thẩm.
Là một thủ tục có tính chất đặc biệt trong TTHS, tái thẩm đƣợc các nhà khoa
học pháp lý trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều góc độ, phạm vi
khác nhau. Tuy nhiên trong khoa học pháp lý, chƣa có một công trình nào dƣới cấp
độ tiến sĩ nghiên cứu toàn diện lý luận về thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học về tái thẩm chƣa hoàn toàn thống nhất
về các nội dung: 1) Về tính chất, tái thẩm là một thủ tục hay là một giai đoạn trong
TTHS; 2) Sự cần thiết phải quy định hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm để xem
xét lại bản án, quyết định có HLPL; 3) Chƣa làm rõ về mặt lý luận sự khác nhau cơ
bản về tính chất, căn cứ, thẩm quyền, hậu quả của thủ tục giám đốc thẩm và tái
thẩm để xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về thủ tục tái thẩm.
Nghiên cứu về thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam sẽ góp phần bổ sung,
phát triển các tri thức khoa học pháp lý về thủ tục này.
5
Thứ năm, sự cần thiết nâng cao chất lƣợng tái thẩm trong thực tiễn thi hành
pháp luật TTHS tại Việt Nam.
Thực tế giải quyết án hình sự cho thấy, số lƣợng các đơn đề nghị xem xét lại
các bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm
với lý do oan sai không hề nhỏ. Việc giải quyết triệt để các đơn đề nghị này từ đó
nhanh chóng phát hiện sai lầm trong các bản án quyết định của Toà án đã có HLPL
để đƣa ra phƣơng án khắc phục, sửa chữa tiến hành chậm trễ. Có bản án chỉ đƣợc
làm rõ sai lầm khi ngƣời bị oan đã chấp hành hình phạt tuyên trong bản án với thời
gian tính bằng năm thậm chí chục năm. Quyền con ngƣời trong những trƣờng hợp
này không đƣợc bảo đảm, sai lầm không đƣợc phát hiện kịp thời gây mất lòng tin
của nhân dân đối với Nhà nƣớc và pháp luật. Chất lƣợng kháng nghị tái thẩm chƣa
cao, nhiều kháng nghị không đƣợc Toà án chấp nhận, có kháng nghị còn gây tranh
cãi trong các nhà nghiên cứu khoa học cũng nhƣ những ngƣời làm thực tiễn về việc
lựa chọn thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Về chất lƣợng tái thẩm tại Toà án:
thực tế vẫn còn quyết định của Hội đồng tái thẩm tiếp tục bị kháng nghị tái thẩm;
nhiều quyết định khó thi hành; không khắc phục triệt để sai lầm; chƣa bảo đảm khôi
phục quyền lợi, danh dự của ngƣời bị oan sai.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần nâng cao chất lƣợng tái thẩm trong
thực tiễn thi hành pháp luật TTHS Việt Nam.
Thứ sáu, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm.
Quy định của BLTTHS năm 2003 về tái thẩm là sự kế thừa có hoàn thiện quy
định của BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, quy định hiện nay vẫn chƣa thể hiện rõ
bản chất của tái thẩm dẫn đến việc áp dụng thủ tục này còn gây tranh cãi. Căn cứ
kháng nghị tái thẩm quy định trong BLTTHS còn gây nhầm lẫn với căn cứ kháng
nghị giám đốc thẩm; quy định về phạm vi tái thẩm, thẩm quyền của Hội đồng tái
thẩm chƣa rõ ràng, cụ thể, không có hƣớng dẫn giải thích nên áp dụng không có
tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nhiều quy định không làm rõ trách nhiệm
của cơ quan cũng nhƣ ngƣời có thẩm quyền trong việc kiểm tra, xác minh các tình
tiết do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp dẫn đến việc quyết định kháng nghị tái
6
thẩm chậm trễ, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ngƣời bị oan sai. Trình
tự, thủ tục kiểm tra, xác minh mới dừng lại ở các quy định chung, mang tính nguyên
tắc, chƣa xây dựng thành một thủ tục hoàn chỉnh với sự tham gia của các bộ phận
có chuyên môn nghiệp vụ.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm trong TTHS ở cấp độ luận án tiến sĩ góp phần
hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục tái thẩm.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án: xây dựng hệ thống lý luận, nghiên cứu
pháp luật và thực tiễn thi hành, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng tái thẩm
trong TTHS.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Về phƣơng diện lý luận, làm rõ khái niệm tái thẩm, đặc điểm, ý nghĩa của
tái thẩm trong TTHS;
- Về phƣơng diện pháp luật, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là phân tích,
đánh giá quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm;
- Về phƣơng diện thực tiễn, nhiệm vụ của luận án là làm rõ thực tiễn thi hành
các quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành
các quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm ở Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là thủ tục tái thẩm trong TTHS phát sinh khi
có kháng nghị của VKS có thẩm quyền với căn cứ kháng nghị là tình tiết mới phát
hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định có HLPL.
Về phƣơng diện lý luận, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý
luận trong khoa học luật TTHS Việt Nam và khoa học luật TTHS trên thế giới về
thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL khi phát hiện các tình tiết
làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đó.
7
Về phƣơng diện pháp luật, phạm vi nghiên cứu của luận án là quy định của
pháp luật TTHS hiện hành về tái thẩm (có so sánh với quy định của pháp luật TTHS
trƣớc khi ban hành BLTTHS năm 2003 để đánh giá sự phát triển của pháp luật về
tái thẩm).
Về phƣơng diện thực tiễn, phạm vi nghiên cứu của luận án là thực tiễn thi
hành pháp luật TTHS Việt Nam về tái thẩm từ khi BLTTHS năm 2003 có HLPL
đến nay.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp, toàn diện và có hệ thống
về tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học về khái
niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tái thẩm góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa
học luật TTHS Việt Nam nói riêng, khoa học luật TTHS trên thế giới nói chung về
tái thẩm trong TTHS.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học trong
việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tái thẩm đóng
góp về mặt thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi
hành pháp luật TTHS Việt Nam, trong chiến lƣợc cải cách tƣ pháp, cụ thể hoá quy
định của Hiến pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp
luật TTHS Việt Nam nói chung, pháp luật TTHS về tái thẩm nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu lý luận, những vấn đề thực tiễn đƣợc phân tích,
đánh giá trong luận án sẽ là những đóng góp cho khoa học luật TTHS và kết quả
nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu tại các cơ
sở đào tạo luật.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Thủ tục tái thẩm trong TTHS là đối tƣợng nghiên cứu trong nhiều công trình
ở các cấp độ khác nhau nhƣ sách tham khảo, đề tài luận án, giáo trình, các bài viết
nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên chƣa có công trình nào
nghiên cứu toàn diện, đầy đủ cả về phƣơng diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thi
hành về tái thẩm trong TTHS. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc chỉ làm sáng
tỏ một phần những vấn đề lý luận và đánh giá phần nào thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Một số công trình có tính chất định hƣớng cho việc nghiên cứu lý luận của
đề tài cũng nhƣ chỉ ra những nguyên tắc chung liên quan đến việc bảo đảm Nhà
nƣớc pháp quyền, bảo vệ quyền con ngƣời, tạo nền tảng cho việc xây dựng và hoàn
thiện thủ tục tái thẩm nhƣ: “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp
đổi mới” của tác giả Đào Trí Úc, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1997; “Hệ thống tư
pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do tác giả Đào Trí Úc chủ biên,
Nxb. Khoa học xã hội năm 2003; đề tài KX.04.06 “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn
thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án
trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do tác giả
Uông Chu Lƣu chủ nhiệm đề tài năm 2006; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” do các tác giả Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên, Nxb. Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, năm 2009; “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền” do các tác giả Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb.
Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2004.
Giáo trình của các cơ sở đào tạo về luật TTHS Việt Nam trong đó đề cập đến
thủ tục tái thẩm nhƣ: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc
9
Gia Hà Nội năm 2014 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình Luật tố
tụng hình sự Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân
năm 2011 do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam (dành cho hệ đào tạo sau đại học) của Học viện Cảnh sát nhân dân năm
2003 do tác giả Đỗ Ngọc Quang chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, năm 2011 do tác giả Trần Văn Độ chủ biên.
Các nghiên cứu có tính chất bình luận, phân tích các quy định của BLTTHS
năm 2003 trong đó có đề cập đến thủ tục tái thẩm nhƣ: Bình luận khoa học Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 do tác giả Nguyễn Ngọc Anh chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia năm 2012; Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của Học viện khoa
học xã hội do tác giả Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Tƣ pháp năm 2012. Đây là
những nghiên cứu có tính chất cơ bản, đại cƣơng hoặc đơn thuần là giải thích quy
phạm pháp luật, không phải là các nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục tái thẩm trong
TTHS đồng thời cũng không đề cập đến lý luận khoa học về thủ tục này.
Tái thẩm cũng đƣợc ghi nhận trong thủ tục giải quyết các vụ án tại Toà án
hình sự quốc tế, các nội dung có liên quan đến tái thẩm hình sự đối với các vụ án
giải quyết tại các Toà án quốc tế đƣợc đề cập trong các nghiên cứu sau: Giáo trình
Toà án hình sự quốc tế của Khoa Luật Đại học Quốc gia, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội năm 2010 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Quy chế Rome về Toà án
hình sự quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011 do tác giả Dƣơng
Tuyết Miên chủ biên; Giáo trình Luật hình sự quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2012 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên.
Ngoài các nghiên cứu nói trên, các công trình nghiên cứu trực tiếp về tái
thẩm trong TTHS Việt Nam có thể kể đến bao gồm:
“Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Đinh Văn Quế xuất bản năm 1997. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích
luật thực định về thủ tục xét lại bản án, quyết định có HLPL của Toà án bao gồm cả
giám đốc thẩm và tái thẩm; sử dụng các vụ án đã giải quyết trên thực tế để làm rõ các
quy định của pháp luật TTHS về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, công
trình nghiên cứu không đánh giá pháp luật, không đƣa giải pháp hoàn thiện pháp luật.
10
“Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo thủ
tục giám đốc thẩm và tái thẩm”, do tác giả Dƣơng Thanh Biểu chủ biên, Nxb. Tƣ
pháp, năm 2010 [3]. Nghiên cứu giải quyết đƣợc các nội dung chủ yếu sau: 1) Đƣa ra
khái niệm về thủ tục tái thẩm và làm rõ các điều kiện để xác định tình tiết mới là căn
cứ để kháng nghị tái thẩm; 2) Khái quát quy định về thủ tục tái thẩm trong pháp luật
một số nƣớc trên thế giới nhƣ Liên bang Nga, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà
Pháp, Nhật Bản; 3) Phân tích quy định về thủ tục tái thẩm trong BLTTHS năm 2003,
một số kỹ năng về nghiên cứu hồ sơ và xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm.
“Luật tố tụng hình sự trong thực tế giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án nhân
dân tối cao”, do các tác giả Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công đồng chủ biên,
Nxb. Công an nhân dân năm 2008 [18]. Nội dung cơ bản của luật TTHS đƣợc phân
tích dựa vào các văn bản giải thích pháp luật đồng thời đƣợc minh chứng cụ thể bởi
các tình huống thực tế trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thể hiện trong các
quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của TANDTC. Về thủ tục tái thẩm, nghiên
cứu chỉ ra một số trƣờng hợp sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL giống nhau
nhƣng lại áp dụng thủ tục khác nhau để giải quyết (có trƣờng hợp áp dụng giám đốc
thẩm, có trƣờng hợp áp dụng tái thẩm). Các tác giả sử dụng các quyết định tái thẩm
để minh chứng cho các quy định về căn cứ kháng nghị tái thẩm, thẩm quyền của
Hội đồng tái thẩm là các quy định không cụ thể trong BLTTHS năm 2003.
“Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới”, do tác giả Tô Văn Hoà
chủ biên, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 2012. Cuốn sách ra đời với sự trợ giúp của Chƣơng
trình đối tác Tƣ pháp (Justice Partnership Programe - JPP) do Liên minh Châu Âu,
Đan Mạch và Thụy Điển đồng tài trợ. Các nhà nghiên cứu khoa học và thực tiễn có
kinh nghiệm và uy tín quốc tế bao gồm: GS. Byung-Sun Cho; GS. Liling Yue; GS.
William Burnham; TS. Marco Fabri; GS. Richard S.Shine; Jean-Philippe Rivaud đã
thực hiện các báo cáo nghiên cứu về mô hình TTHS của bảy quốc gia đại diện cho
các mô hình tố tụng điển hình trên thế giới là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Italia, Liên bang
Nga, Nhật Bản, Cộng hoà Pháp và Trung Quốc. Trong các mô hình tố tụng trên, một
số mô hình xây dựng thủ tục tƣơng tự nhƣ tái thẩm quy định trong BLTTHS Việt
Nam với tên gọi khác nhau và các tác giả dành một dung lƣợng nhất định để giới thiệu.
11
“Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Toà án nhân
dân tối cao - Những vướng mắc và kiến nghị”, Đề tài khoa học cấp bộ của TANDTC,
do tác giả Nguyễn Huy Du chủ nhiệm đề tài, năm 2012 [43]. Công trình đã phân
tích cơ sở pháp lý của công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm,
tái thẩm tại TANDTC và VKSNDTC; nghiên cứu thực trạng công tác tiếp nhận và
giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC và VKSNDTC từ năm
2005 đến năm 2010; đánh giá những ƣu điểm và hạn chế của công tác thụ lý và giải
quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chỉ ra những nguyên nhân khách quan
và chủ quan của thực trạng. Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đề tài có đề cập đến giám đốc
thẩm, tái thẩm trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia nhƣ Singapore, Trung
Quốc, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga.
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” do các tác giả Lê Hữu Thể, Đỗ Văn
Đƣơng, Nguyễn Thị Thủy đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2013 [53].
Nội dung sách chủ yếu tổng kết thực trạng thủ tục TTHS ở Việt Nam, đề xuất đổi
mới thủ tục TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp; hệ thống hoá những vấn đề cốt
lõi, cơ bản từ lý thuyết đến thực tiễn liên quan đến thủ tục TTHS; phân tích, đánh
giá tính hiệu quả, khả năng áp dụng của luật TTHS hiện hành; đề xuất các giải pháp
và hƣớng sửa đổi, bổ sung luật nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp. Trong đó
các tác giả có đề cập đến cơ sở lý luận, yêu cầu và đề xuất đổi mới, hoàn thiện thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS.
Các bài viết nghiên cứu trực tiếp về tái thẩm công bố trên các tạp chí chuyên
ngành luật học chủ yếu đề cập đến một nội dung nhất định có liên quan đến thủ tục
tái thẩm. Bàn về căn cứ kháng nghị tái thẩm có các bài viết nhƣ: “Một số vấn đề về
tái thẩm” của tác giả Trần Văn Độ, Tạp chí Luật học, số 3 năm 1995; “Bàn về các
căn cứ kháng nghị tái thẩm” của tác giả Vũ Gia Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số
6/1998. Về quá trình hình thành, phát triển của thủ tục tái thẩm trong lịch sử lập pháp
Việt Nam có các bài viết nhƣ: “Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật của
12
Việt Nam quy định thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật từ 1945
đến nay” của tác giả Nguyễn Văn Hiện, tạp chí TAND, số 6/1997. Việc thực thi quy
định của pháp luật về Hội đồng tái thẩm đƣợc chỉ ra trong bài“Cần thực hiện đúng
quy định của pháp luật về Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ở Toà án cấp tỉnh” của
tác giả Đỗ Văn Chỉnh, tạp chí TAND, số 2/1999. Đề cập đến yêu cầu về hình thức
cũng nhƣ nội dung của quyết định tái thẩm có bài viết“Một số ý kiến về bản án sơ
thẩm, phúc thẩm và quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm” của tác giả Nguyễn Đức
Mai, tạp chí TAND số 1/2003. Các nghiên cứu về tái thẩm trong quy định của
BLTTHS năm 1988 hiện nay vẫn có giá trị khoa học trong việc nghiên cứu về thủ tục
này trong luận án vì hàm chứa các vấn đề lý luận đã đƣợc thừa nhận. Mặt khác, do rất
nhiều quy định về thủ tục tái thẩm quy định trong BLTTHS năm 1988 vẫn đƣợc giữ
nguyên trong BLTTHS năm 2003 nên việc xem xét các nhận xét, đánh giá về cùng
một nội dung quy định của các nhà nghiên cứu là vô cùng quan trọng.
Các nghiên cứu khoa học về thủ tục tái thẩm theo quy định của BLTTHS
năm 2003 cũng thƣờng đề cập đến một vấn đề cụ thể nhất định. Có tính chất giới
thiệu những điểm mới trong quy định của BLTTHS năm 2003 về các thủ tục tố tụng
trong đó có thủ tục tái thẩm nhƣ các bài: “Những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng
hình sự sửa đổi về phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm” của tác giả Nguyễn Đức
Mai, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật số 5/2004;
“Những quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm” của tác giả Đinh Văn Quế, tạp chí Toà án, TANDTC số 13/2004.
Các nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật trên cơ sở phân tích pháp luật nhƣ “Về
căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”
của tác giả Vũ Gia Lâm, tạp chí Luật học, số 10/2006. Nghiên cứu giới thiệu về thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong quy định của BLTTHS các nƣớc Cộng hoà Pháp,
Liên bang Nga, Trung Quốc có bài viết “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp
luật tố tụng hình sự một số nước”, của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí TAND số
10/2010. Một số vấn đề lý luận về thủ tục tái thẩm cũng đƣợc đề cập trong bài
viết“Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm trong Tố tụng hình sự”, của các tác giả
13
Trần Văn Độ, Nguyễn Mai Bộ, tạp chí TAND số 15/2010. Thực trạng thi hành các
quy định của BLTTHS về tái thẩm có trong các bài viết: “Thực trạng thi hành các
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về những người tham gia phiên toà giám đốc
thẩm, tái thẩm và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Văn Trƣợng, tạp chí
TAND số 20/2010; “Những khó khăn, vướng mắc trong việc thụ lý, giải quyết các
trường hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự ở Viện kiểm
sát nhân dân tối cao” của tác giả Phạm Văn An, tạp chí Kiểm sát, số 5 năm 2012.
Những thay đổi về quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình tiến hành cải
cách tƣ pháp cũng đƣợc đề cập nhƣ bài: “Thay đổi trong quan điểm chỉ đạo của
Đảng về tổ chức xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự” của tác giả Phạm
Văn An, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16 năm 2011.
Những nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau có nội dung liên quan đến tái
thẩm hoặc đề cập đến một vấn đề nào đó của tái thẩm trong TTHS nhƣ luận án tiến
sĩ luật học “Giám đốc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam” năm 2007 của tác giả
Phan Thị Thanh Mai, Đại học Luật Hà Nội; luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc hai
cấp xét xử trong Tố tụng hình sự” năm 2009 của tác giả Vũ Gia Lâm, Đại học Luật
Hà Nội; đề tài “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động tư pháp” năm 2003 của VKSNDTC do tác giả Lê Hữu Thể
chủ nhiệm đề tài; đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ
án hình sự” của TANDTC năm 2005 do tác giả Đinh Văn Quế chủ nhiệm đề tài.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý tại một số các quốc gia điển hình
cho thấy cơ sở lý luận của việc xây dựng thủ tục tái thẩm và thực trạng pháp luật
của các quốc gia về thủ tục tái thẩm. Các nghiên cứu về thủ tục tái thẩm đƣợc đề
cập trên những khía cạnh sau: 1) Cơ sở lý luận của việc xem xét lại tính đúng đắn
của các bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL khi TTHS thừa nhận nguyên tắc
bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL phải đƣợc tôn trọng và bảo đảm thực
hiện; 2) Sai lầm về áp dụng pháp luật và sai lầm về sự việc trong bản án, quyết định
có HLPL của Toà án giải quyết chung một thủ tục hay bởi các thủ tục tố tụng khác
14
nhau và cơ sở lý luận để đƣa ra phƣơng án giải quyết; 3) Việc xem xét lại bản án,
quyết định của Toà án về sự việc chỉ đƣợc đặt ra khi có lợi cho ngƣời bị kết án hay
theo cả hƣớng không có lợi; 4) Căn cứ khẳng định có sai lầm về sự việc trong bản
án, quyết định đã có HLPL của Toà án là tình tiết mới đƣợc phát hiện thể hiện cụ
thể nhƣ thế nào, sự khác nhau về bản chất với căn cứ vi phạm về áp dụng pháp luật;
5) Thẩm quyền của Toà án khi xét lại bản án, quyết định trong trƣờng hợp này cần
quy định thế nào để bảo đảm quyền của ngƣời bị kết án oan sai và công bằng xã hội.
Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến nội dung luận án đƣợc
tác giả tìm hiểu bao gồm:
1.2.1. Les voies de recours en matière pénale - Essai d’une théorie générale,
Thèse, Maud Orillard Léna, Université Paris II, 2007 [117]. (Kháng cáo, kháng nghị
trong lĩnh vực hình sự - Nghiên cứu lí luận chung, luận án tiến sĩ luật học, tác giả
Maud Orillard Léna tại trƣờng Đại học Paris II, năm 2007).
Nghiên cứu xác định bản án, quyết định đã có HLPL có thể sai lầm về áp
dụng pháp luật hoặc sai lầm về sự việc. Tùy theo truyền thống pháp lí, các quốc gia
có các giải pháp khác nhau để khắc phục những sai lầm về sự việc trong các bản án,
quyết định có HLPL của Toà án. So sánh pháp luật một số các quốc gia, tác giả chỉ
ra có ba hệ thống khác nhau giải quyết sai lầm về sự việc trong bản án có HLPL. Hệ
thống thứ nhất không động chạm đến HLPL của bản án, quyết định của Toà án, mà
ƣu tiên sử dụng chế định ân xá để khắc phục sai lầm, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia
điển hình. Giải pháp của hệ thống này đƣợc tác giả của công trình nghiên cứu đánh
giá không hợp lí ở điểm vẫn để tồn tại trên thực tế bản án sai lầm. Hệ thống thứ hai
thừa nhận thủ tục tái thẩm để khắc phục sai lầm về sự việc và áp dụng trong cả hai
trƣờng hợp sai lầm gây thiệt hại cho ngƣời bị kết án và sai lầm có lợi cho ngƣời bị
kết án (Cộng hoà Liên bang Đức, Áo, Na Uy). Hệ thống thứ ba chỉ cho phép tái
thẩm có lợi cho ngƣời bị kết án (in favorem) nhƣ các nƣớc Canada, Tây Ban Nha,
Italia, Cộng hoà Pháp. Theo khảo sát trong nghiên cứu, số lƣợng các quốc gia theo
hệ thống này chiếm đa số.
Nghiên cứu khẳng định quyền kháng cáo, kháng nghị tái thẩm không đƣợc
15
quy định phổ biến. Tuy nhiên, các Toà án quốc tế ad hoc nhƣ Toà án La Haye, Toà
án Arusha cũng nhƣ Toà án hình sự quốc tế đều ghi nhận khả năng tái thẩm, đặc
biệt trong trƣờng hợp có tình tiết mới. Các Toà án hình sự quốc tế ad hoc thừa nhận
tái thẩm có lợi cũng nhƣ không có lợi cho ngƣời bị xét xử, nhƣng thời hạn kháng
cáo, kháng nghị tái thẩm khác nhau theo chủ thể kháng cáo, kháng nghị.
Nghiên cứu chỉ ra rằng Luật châu Âu về quyền con ngƣời quan tâm đến việc
bồi thƣờng cho ngƣời bị kết án oan sai hơn là quan tâm đến việc huỷ bản án thể
hiện tại Điều 3 Nghị định thƣ số 7 của Công ƣớc châu Âu về quyền con ngƣời. Tại
Pháp, tái thẩm có lợi cho ngƣời bị kết án là truyền thống pháp lí nhân đạo, bắt
nguồn từ luật La Mã. Khác với ân xá, tái thẩm thừa nhận công khai sai lầm tƣ pháp
và trao cho Hội đồng tái thẩm thẩm quyền đƣa ra phƣơng thức giải quyết theo luật.
1.2.2. Procédure pénale, Etienne Vergès (2007), 2e éd., Litec, Paris [118].
(Tố tụng hình sự, tác giả Etienne Vergès, Nxb. Litec, Pari, 2007)
TTHS Cộng hoà Pháp thừa nhận bản án của Toà án đã có HLPL có thể bị
xem xét lại bằng hai thủ tục khác nhau: giám đốc thẩm và tái thẩm. Nghiên cứu chỉ
rõ sự khác nhau giữa hai thủ tục này trong TTHS Cộng hoà Pháp.
Đối với giám đốc thẩm, căn cứ duy nhất là sự vi phạm pháp luật và nhấn mạnh
Toà án giám đốc thẩm không phải Toà án xem xét lại về sự việc mà chỉ là Toà án
xem xét lại về mặt pháp luật. Toà án giám đốc thẩm là Toà án bảo đảm việc áp dụng
đúng pháp luật của các Toà án xét xử nội dung vụ án. Chức năng này của Toà án
giám đốc thẩm chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu đƣơng sự kháng cáo bản án vi phạm
pháp luật hoặc Viện công tố kháng nghị vì lợi ích pháp luật. Bản án của Toà án giám
đốc thẩm không thể gây thiệt hại cho các đƣơng sự. Mục đích của kháng nghị giám
đốc thẩm không phải là sự kết án đối với ngƣời đƣợc tuyên vô tội hoặc trái lại. Mục
đích của kháng nghị giám đốc thẩm là cho phép Toà án giám đốc thẩm công khai
khắc phục sự áp dụng không đúng pháp luật, tránh lặp lại sai lầm và vì vậy giám đốc
thẩm có thể xem xét một kháng nghị ngay cả khi tội phạm sẽ đƣợc một đạo luật ân xá.
Kháng cáo, kháng nghị tái thẩm là thủ tục đặc biệt thể hiện ở việc đặt lại vấn
đề đối với bản án kết tội đã có HLPL về trọng tội hoặc khinh tội trong trƣờng hợp
16
có tình tiết cho thấy sự kết tội dựa trên những căn cứ sai lầm. Tái thẩm là phƣơng
thức kháng cáo, kháng nghị có thể gọi là bổ sung, chỉ đƣợc yêu cầu nếu các phƣơng
thức kháng cáo, kháng nghị khác đã hết. Tái thẩm chỉ đƣợc yêu cầu theo hƣớng có
lợi (in favorem) đối với bản án kết tội. Bản án tuyên vô tội không phải là đối tƣợng
tái thẩm. Khi tái thẩm, việc huỷ bỏ bản án kết tội có thể kèm theo một vụ án mới.
Đó là trƣờng hợp tiến hành một cuộc tranh tụng mới (Điều 625 BLTTHS Cộng hoà
Pháp). Tái thẩm là điểm khởi đầu cho một thủ tục tố tụng khác liên quan đến sự
việc đã đƣợc xét xử. Vụ án đƣợc chuyển cho một Toà án xét xử về nội dung. Bản án
của Toà án tái thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc khiếu nại. Nếu Toà án
tái thẩm quyết định huỷ bản án và chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại thì Toà án thụ lí
hồ sơ vụ án có toàn quyền kết án hoặc tuyên vô tội đối với ngƣời đã đƣợc tái thẩm.
Nếu Toà án tái thẩm quyết định huỷ bản án để xét xử lại vì lí do làm chứng không
đúng sự thật thì ngƣời làm chứng đã bị kết án về tội này không đƣợc làm chứng nữa
trƣớc Toà án thụ lí vụ án sau tái thẩm (Điều 622 BLTTHS Cộng hoà Pháp).
1.2.3.“Révision”, Répertoire de droit pénal et de procédure pénale, Étienne
Daures, Editions Dalloz 2012 [115]. (Étienne Daures, “Tái thẩm”, Tuyển tập luật
hình sự và luật tố tụng hình sự, tái bản lần thứ hai, Nxb. Dalloz, năm 2012)
Đây là công trình nghiên cứu chi tiết và đầy đủ nhất, riêng về thủ tục tái thẩm
của Cộng hoà Pháp. Nghiên cứu khẳng định, mặc dù pháp luật ghi nhận nguyên tắc
hiệu lực của bản án, quyết định nhƣng một bản án hình sự có HLPL áp dụng đối với
các cá nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng vẫn có thể bị xét lại.
Việc xét lại theo thủ tục tái thẩm một mặt sửa chữa những sai lầm trong việc xử lý
vụ án, mặt khác tiến hành việc xử lý đối với ngƣời thực sự thực hiện hành vi phạm
tội, khác với giám đốc thẩm nhằm sửa chữa những sai lầm về thẩm quyền hay về
giải thích, áp dụng pháp luật. Để đảm bảo sự tôn trọng đối với bản án, quyết định
việc xét lại theo thủ tục tái thẩm phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt về nội
dung, trình tự tố tụng. Tác giả giải thích về thủ tục tái thẩm bằng việc dẫn chứng
các vụ việc điển hình áp dụng trong xét xử tại Cộng hoà Pháp. Các vụ án thực tế
đƣợc lấy từ Tập san hình sự của Toà hình sự tối cao, có vụ việc xảy ra từ năm 1896.
17
1.2.4. L'effet dévolutif en matière répressive des voies de recours exercées
par l'inculpé seul, Paul Laguerre [116]. (Hiệu lực của các loại kháng cáo trong lĩnh
vực hình sự do bị cáo thực hiện, Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Paul Laguerre
bảo vệ tại Khoa Luật Toulouse năm 1931).
Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu về hiệu lực của các loại kháng
cáo trong lĩnh vực hình sự bao gồm: kháng cáo phúc thẩm đối với bản án, quyết
định sơ thẩm chƣa có HLPL của Toà án; kháng cáo giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
đối với bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL của Toà án. Nghiên cứu không
đề cập đến hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm do các chủ thể khác
(Viện công tố và các đƣơng sự khác) thực hiện. Kháng cáo tái thẩm khuyết tịch
đƣợc chấp nhận trong các trƣờng hợp luật định. Không phải trong mọi trƣờng hợp
kháng cáo tái thẩm đều dẫn đến việc mở phiên toà. Việc tiến hành tái thẩm tại Toà
án đƣợc thực hiện sau khi Ủy ban tái thẩm chấp nhận. Trong một số trƣờng hợp
kháng cáo tái thẩm có thể dẫn đến việc đình chỉ thi hành bản án.
1.2.5. Procédure pénale, Etienne Vergès, Paris, LexisNexis, 2014 [119]. (Tố
tụng hình sự, tác giả Etienne Vergès, Nxb. LexisNexis, Paris, 2014)
Etienne Vergès giới thiệu đến ngƣời đọc nội dung cơ bản của BLTTHS Cộng
hoà Pháp, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và các quy định cụ thể. Trên thực tế,
BLTTHS chịu sự tác động từ Luật hiến pháp và pháp luật cộng đồng châu Âu. Vì
vậy, tác giả lựa chọn cách tiếp cận toàn diện, có hệ thống trên cơ sở kết hợp giới
thiệu nội dung BLTTHS với các phán quyết của cơ quan tài phán, từ đó đƣa ra
những nhận xét, đánh giá.
Khác với công trình tác giả từng công bố năm 2007, tác phẩm cập nhật những
thay đổi trong các Luật mới đƣợc Nghị viện Công hoà Pháp thông qua nhƣ Luật số
2014-535 ngày 27/5/2014 về quyền tiếp cận thông tin trong tố tụng hình sự; Luật số
2014-640 ngày 20/6/2014 về đổi mới các thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã
có HLPL. Tái thẩm đƣợc đề cập với tính chất là một phần trong tổng thể các thủ tục
kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bản án, quyết định. Tác giả giới thiệu những
nội dung cơ bản về thủ tục tái thẩm và cập nhật những sửa đổi gần đây.
18
1.2.6. Criminal Procedure for the Criminal Justice Professional, John N. Fedico,
Henry F. Fradella, Christopher D. Totten, 10th Edition, 2008 [99]. (Tố tụng hình sự
dành cho các chuyên gia về tư pháp hình sự, nhóm tác giả John N. Fedico, Henry F.
Fradella, Christopher D. Totten, tái bản lần thứ 10, xuất bản năm 2008).
Nghiên cứu chỉ rõ thủ tục tố tụng ở các Toà án của Hoa Kỳ chia ra làm 3 giai
đoạn với mốc trung tâm là phiên toà xét xử, bao gồm: thủ tục tố tụng trƣớc phiên toà
(The Procedure before Trial), thủ tục tố tụng trong phiên toà (The Procedure during
Trial) và thủ tục tục tố tụng sau phiên toà (The Procedure after Trial). Trong đó thủ tục
yêu cầu phiên toà mới có thể đƣợc tiến hành dựa trên căn cứ về việc phát hiện chứng
cứ mới (mang bản chất của cả thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm ở Việt Nam). Yêu
cầu phiên toà mới (Motions for new Trial) nằm trong quy định tại phần thủ tục sau
phiên toà cùng với chế định phúc thẩm. Thủ tục này cùng hai thủ tục khác đƣợc nhóm
tác giả nhìn nhận nhƣ ba phƣơng thức để giải thoát cho bị cáo sau bản án tuyên có tội.
Toà án chấp nhận yêu cầu phiên toà mới khi có những phát hiện mới về chứng
cứ. Bị cáo có trách nhiệm chứng minh việc có thêm chứng cứ mới đƣợc phát hiện. Để
chứng minh cho yêu cầu về phiên toà mới, chứng cứ mà bị cáo đƣa ra phải đáp ứng
những điều kiện sau: chứng cứ mới đƣợc phát hiện sau phiên toà và có thể thay đổi
kết quả của phiên toà; chứng cứ mới này không thể đƣợc phát hiện trƣớc phiên toà
khi mà các nghĩa vụ của Toà án đã đƣợc thực hiện một cách đúng đắn và mẫn cán.
1.2.7. Criminal Law and Procedure for the Paralegal - A systems approach,
James H. McCord, Sandra I. McCord, 3rd Edition [105]. (Luật hình sự và tố tụng
hình sự dành cho trợ lý luật sư - Tiếp cận từ góc nhìn hệ thống, tái bản lần thứ 3 của
hai tác giả James H. McCord và Sandra I. McCord).
Nghiên cứu chỉ ra mục đích của yêu cầu sau phiên toà trong TTHS Hoa Kỳ.
Các tác giả nhấn mạnh, với những ngƣời không am hiểu về luật pháp, vụ án hình sự
có vẻ nhƣ đã kết thúc sau phiên toà với một bản án đƣợc tuyên. Tuy nhiên, đó mới
chỉ là sự bắt đầu cho những yêu cầu quan trọng sau đó, bao gồm yêu cầu sau phiên
toà và thủ tục phúc thẩm. Yêu cầu sau phiên toà có tính chất quan trọng bởi chúng
giúp cho Toà án đã xét xử có cơ hội cuối cùng đƣợc sửa các sai sót sau khi vấn đề
đã đƣợc kháng cáo phúc thẩm lên Toà án cấp cao hơn, khi bản án đã có HLPL.
19
Cơ sở lý luận của yêu cầu phiên toà mới dựa trên sự áp dụng sai pháp luật
(mang bản chất tƣơng tự nhƣ giám đốc thẩm trong TTHS Việt Nam) và sự phát hiện
chứng cứ mới cho phép kết luận kết quả trong bản án của Toà án là không đúng
(mang bản chất tƣơng tự tái thẩm trong TTHS Việt Nam). Phiên toà mới đƣợc tiến
hành khi có yêu cầu do phát hiện chứng cứ mới khẳng định một cách chắc chắn bản
án tuyên là không đúng. Thủ tục này quy định tại Điều 33 Quy định Liên Bang về
TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure). Thời hạn yêu cầu phiên toà mới do
áp dụng sai pháp luật là 14 ngày, thời hạn yêu cầu phiên toà mới dựa trên sự xuất
hiện của chứng cứ mới là 3 năm. Nếu nhƣ yêu cầu đƣợc chấp nhận, thẩm phán có
thể hủy bỏ bản án kết tội trƣớc đó và đƣa các chứng cứ mới vào xem xét.
1.2.8. Criminal Procedure - Law and Practice, Rolando V. Del Carmen, 7th
Edition, 2007 [97]. (Tố tụng hình sự - Luật và thực tiễn áp dụng, tái bản lần thứ 7
của tác giả Rolando V. Del Carmen).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ ra tại Hoa Kỳ, nguyên tắc không ai bị
xét xử hai lần về một hành vi đƣợc thừa nhận nhƣng khi có yêu cầu phiên toà mới
của ngƣời bị kết tội, hành vi của họ vẫn có thể đƣợc xem xét lại. Việc yêu cầu phiên
toà mới đồng nghĩa chấp nhận việc xét xử hai lần và không vi phạm nguyên tắc đã
đặt ra. Yêu cầu sau phiên toà đƣợc giới thiệu trong chƣơng về thủ tục TTHS chung
tại Hoa Kỳ. Yêu cầu phiên toà mới do có chứng cứ mới không chỉ đƣợc thực hiện ở
cấp độ bang mà có thể đƣợc thực hiện theo pháp luật TTHS ở cả cấp độ Liên bang.
Yêu cầu phiên toà mới dựa trên sự xuất hiện của chứng cứ mới sẽ đƣợc chấp nhận
vì “lợi ích tƣ pháp” (in the interest of justice).
1.2.9. Interpreting the phrase “Newly discovered evidence”: May previous
unavailable exculpatory testimony serve as the basis for a motion for a new trial
under rule 33? Mary Ellen Brennan, Fordlaw review, Volume 77, Issue 3, Article 4,
2008 [96]. (Giải thích thuật ngữ “chứng cứ mới phát hiện: Liệu lời khai gỡ tội
không đƣợc sử dụng tại phiên toà có thể là căn cứ đề nghị phiên toà mới theo quy
định tại điều 33?”).
Bài viết tập trung giải thích thuật ngữ “chứng cứ mới phát hiện” là căn cứ để
yêu cầu phiên toà mới sau khi bản án đã qua cả cấp phúc thẩm ghi nhận tại Điều 33
20
Quy định Liên bang về TTHS (Federal Rules of Criminal Procedure) của Hoa Kỳ.
Theo tác giả, các Toà án Hoa Kỳ quy định một cơ chế mà theo đó thẩm phán có thể
áp dụng thủ tục phiên toà mới khi họ nhận thấy bồi thẩm đoàn đã ra bản án không
đúng đắn. Các Toà án Liên bang và Toà án bang ở Hoa Kỳ ban hành điều kiện gần
nhƣ thống nhất để xem xét đề nghị phiên toà mới dựa trên căn cứ có chứng cứ mới.
Toà án thƣờng nhắc đến các điều kiện này với tên gọi “Berry rule” hay “Berry test”.
Các tên gọi này xuất phát từ bản án của vụ án giữa Berry và Nhà nƣớc bang
Georgia năm 1851. Khi đó, Toà án tối cao bang Georgia đã xây dựng các điều kiện
và sử dụng chúng để không chấp nhận đề nghị phiên toà mới của bị cáo Berry. Toà
án xét xử vụ án Berry đã liệt kê các điều kiện để áp dụng thủ tục phiên toà mới dựa
trên căn cứ chứng cứ mới phát hiện: i) Chứng cứ mới đƣợc biết đến bởi Toà án từ
phiên toà; ii) Chứng cứ không đƣợc biết đến không phải do sự thiếu mẫn cán của
toà án; iii) Chứng cứ mới quan trọng và có thể đƣa đến một bản án khác, nếu phiên
toà mới đƣợc áp dụng; iv) Chứng cứ mới không chỉ đơn thuần là sự tích lũy các sự
kiện, thông tin; v) Lời khai của ngƣời làm chứng nên đƣợc ghi nhận hoặc sự thiếu
vắng lời khai đó phải đƣợc ghi nhận; vi) Phiên toà mới đƣợc áp dụng không vì bản
ghi lời khai mới chỉ hƣớng đến nghi ngờ nhân cách hay uy tín của ngƣời làm chứng.
Theo Brennan, các Toà án hiện tại vẫn áp dụng các điều kiện này để xem xét
đề nghị cho phiên toà mới. Tuy nhiên, các Toà án đã lƣợc bỏ điều kiện thứ 5 và thay
vào đó là điều kiện về việc chứng cứ có thể làm thay đổi kết quả vụ án.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sự hình thành và phát triển chế định “đề nghị
cho phiên toà mới” khi mong muốn về công bằng trong vụ án đã đƣợc giải quyết đặt
trong sự khiên cƣỡng phải thay đổi phán quyết của bồi thẩm đoàn. Cho rằng chế
định này xuất phát từ Anh, du nhập vào Hoa Kỳ và lần đầu tiên đƣợc quy định trong
Đạo luật về Tƣ pháp năm 1789, nghiên cứu có sự so sánh nhất định về thủ tục này
trong pháp luật của Anh và Hoa Kỳ.
1.2.10. Уголовно-процессуальное право, Лебедев В.М, Мoсква - Юрайт 2013 [120]. (Luật tố tụng hình sự, tác giả Лебедев В.М, Luật sƣ, Giáo sƣ, Chánh án
Toà án tối cao Liên bang Nga)
Nghiên cứu chỉ rõ, trong TTHS Liên bang Nga, tái thẩm và giám đốc thẩm
21