Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 28 trang )

QUAN HỆ ĐỐI TÁC
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ấn phẩm của Chương trình Thông n Quốc tế,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 4/2010
-1-


Về số báo này

Các đối tác thực sự cùng hợp tác hướng tới mục đích chung

Các vấn đề khó khăn nhất có thể cản trở ngay cả
những nỗ lực, quyết tâm cao nhất của các công
dân, chính phủ, doanh nghiệp và những tổ chức
quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Khi được
phát huy ở mức độ cao nhất, việc cộng tác sẽ khai
thác được các kỹ năng và tài năng đa dạng của các
đối tác, mở ra những ý tưởng và quann điểm đa
chiều, và tăng đáng kể khả năng của các đối tác
trong việc giải quyết vấn đề thông qua những
hành động hợp tác. Các mối quan hệ đối tác giữa
giới doanh nghiệp, giới học thuật nghiên cứu, và
các tổ chức cộng đồng cũng như giữa các chính
phủ cấp địa phương và cấp quốc gia có lẽ sẽ là
một trong số những đối sách cần thiết chống lại sự
biến đổi khí hậu toàn cầu.
Số tạp chí điện tử eJournalUSA này sẽ diễn giải
về một cơ cấu đối tác đã được chứng minh qua
thực tế và một cơ cấu đối tác đang được đề xuất
có liên quan đến những vấn đề về biến đổi khí hậu


hiện nay. Mô hình đã được thử nghiệm tập trung
vào việc gây ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân

và tập quán của các doanh nghiệp để đạt được
những lợi ích lâu dài. Còn mô hình đối tác đang
được đề xuất lại tập trung vào việc xây dựng một
môi trường sáng tạo mà trong đó các đối tác có
thể phát triển ra những sản phẩm mang lại lợi ích
nhanh chóng và có thể được thị trường chấp nhận.
Sáu trường hợp được nghiên cứu trong số này sẽ
minh họa cho các mô hình đó. Bên cạnh đó, vị chủ
tịch của một tổ chức các nhà đầu tư sẽ diễn giải
cho độc giả thấy rằng các tập quán kinh doanh
thân thiện với môi trường không chỉ là lời kêu gọi
chung chung mà còn có tác động tích cực tới lợi
nhuận của công ty.
Một giải pháp cho thách thức toàn cầu về biến đổi
khí hậu sẽ đòi hỏi sự đóng góp của nhiều cá nhân
và tổ chức khác nhau. Quan hệ đối tác có hiệu quả
sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho họ để đưa ra
những giải pháp cần thiết.
— Ban biên tập

-2-


Mục lục

Nguồn lực toàn cầu, Giải pháp địa phương: Các đối tác bền vững sẽ tạo ra


4

những giải pháp dài hạn về khí hậu
Đối tác Kinh doanh Sạch của Balan thúc đẩy giá trị kinh tế học về giảm nhẹ

7

biến đổi khí hậu
Các đối tác du lịch chia sẻ ý tưởng về thích ứng với biến đổi khí hậu

9

Các trường học sinh thái tạo ra những giải pháp biến đổi khí hậu sáng tạo ở

11

địa phương
Khai thác kiến thức chuyên môn toàn cầu: Gắn kết các trung tâm môi giới sẽ

13

đẩy nhanh các sáng kiến về biến đổi khí hậu
Kết nối các chuyên gia quốc tế để giải quyết các thách thức nông nghiệp ở địa

17

phương
Khai thác năng lượng từ đại dương: Tận dụng những tri thức ở khắp nơi trên

19


thế giới
Điều phối những ý tưởng xuất sắc đã sản xuất ra điện ngoài lưới ở châu Phi

21

Ceres: Các công ty xanh

23

Nguồn thông tin tham khảo

26

Nội dung ấn phẩm này có trên Internet tại địa chỉ:
(tiếng Anh)
(tiếng Việt)

-3-


Nguồn lực toàn cầu, Giải pháp địa phương:
Các đối tác bền vững sẽ tạo ra những giải pháp dài hạn về khí hậu
Rafal Serafin và Surinder Hundal
Rafal Serafin là cộng tác viên lâu năm của tổ
chức Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
quốc tế (IBLF), là một tổ chức độc lập, phi lợi
nhuận có quan hệ đối tác với các doanh nghiệp
trên khắp thế giới để tạo ra những con đường
sáng tạo tiến tới phát triển bền vững. Còn

Surinder Hundal là giám đốc chính sách và
truyền thông của tổ chức IBLF. Độc giả có thể
liên lạc với họ qua địa chỉ


Các quan hệ đối tác giữa các chính phủ, doanh
nghiệp, và các tổ chức xã hội dân sự có nhiều
Phông nền tại Hội nghị các bên lần thứ 15 của Liên Hợp Quốc
đặc điểm cần thiết để giải quyết những tác động
tại Copenhagen, Đan Mạch, tháng 12 năm 2009.
về xã hội, kinh tế và môi trường của biến đổi
khí hậu. Việc thúc đẩy và tăng năng lực cho
những đối tác này là cần thiết, nhất là khi những
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần cùng nhau thiết
thỏa ước quốc tế về việc cắt giảm phát thải khí nhà
kế ra những hành động chung tiến tới một sự chuyển
kính còn rất mù mờ. Các cuộc đàm phán về khí hậu
dịch công bằng và bình đẳng sang một thế giới phát
do Liên hợp Quốc đỡ đầu phải được tiếp tục, nhưng
thải ít cácbon. Sự cần thiết và cơ hội cho điều này
đây cũng chỉ là một phần của giải pháp mà thôi.
nằm ở việc thúc đẩy và tạo ra những lối sống phát
Cách tiếp cận của Liên Hợp Quốc với từng khu vực
thải ít cácbon ở các các nước giàu và nước nghèo.
kinh tế sẽ chỉ phối hợp với các chính phủ trong việc
Điều này có nghĩa là phải kết nối giữa việc lập kế
thiết kế và thực hiện một giải pháp chung theo kiểu
hoạch và chính sách của chính phủ với các hành
mệnh lệnh-và-kiểm soát nhằm hạn chế mức phát thải
động của cộng đồng và địa phương, với khả năng

cácbon toàn cầu.
kinh doanh của xã hội và cơ hội kinh doanh theo
những
cách sáng tạo và bổ sung lẫn nhau. Nhưng để
Chính vì vậy mà cách tiếp cận theo kiểu đối tác có
phát
huy
được hiệu quả thì các quan hệ đối tác này
thể sẽ hiệu quả hơn trong việc nhận ra những thách
phải là những sự hợp tác tự giác tự nguyện, khai
thức trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và
thác tốt điểm mạnh của mỗi khu vực kinh tế.
đưa ra các giải pháp khả thi. Cách tiếp cận này huy
động được các nguồn lực, ý tưởng, cũng như sự
Tuy nhiên, trên thực tế, những lợi ích tiềm tàng mà
tham gia của cả khối doanh nghiệp, các tổ chức dân
quan hệ đối tác liên ngành có thể mang đến lại chưa
sự xã hội và cả chính phủ. Các mối quan hệ đối tác
được khai thác, hoặc bị lãng phí do thiếu hiệu quả
liên ngành này có thể góp phần bổ khuyết cho các
hoặc quản lí chưa tốt. Dường như vẫn còn nhiều
cuộc đàm phán toàn cầu và các giải pháp mang tính
hoạt động đối tác kém chất lượng, chưa phát huy
cục bộ của từng quốc gia, từng địa phương. Các mối
hiệu quả tối đa. Nhiều quan hệ mang danh là đối tác,
quan hệ đối tác cũng có thể khai thác được các
song thực chất chẳng hơn gì việc quản lý theo hợp
nguồn lực, tính sáng tạo của con người và sở trường
đồng, hoạt động từ thiện, “những hoạt động thường
của mỗi đối tác. Các đối tác này khác hẳn với những

ngày” hoặc “bảo người khác phải nghĩ gì, làm gì”.
cơ chế kiểm soát, giám sát và thực thi, là những cơ
Điều này là kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của
chế sẽ bóp nghẹt khả năng đổi mới và các giải pháp
Diễn đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế
sáng tạo trước các vấn đề khó.
IBLF trong hai thập kỷ qua trong việc nỗ lực tạo
dựng những quan hệ đối tác liên ngành nhằm hướng
Vậy cần có những biện pháp gì để tạo dựng các mối
tới
phát triển bền vững.
quan hệ đối tác chống biến đổi khí hậu?
Mặc dù việc vận động để các chính phủ thống nhất
về các mức cắt giảm phát thải cácbon vẫn là một ưu
tiên, nhưng các tổ chức dân sự xã hội, chính phủ và

Những bên tham gia vào quan hệ đối tác hiệu quả sẽ
phải cam kết chia sẻ rủi ro, chi phí và lợi ích; phải

-4-


đề cao tính minh bạch; và phải nỗ lực để đảm bảo
tính bình đẳng sao cho không một đối tác hay bên
liên quan nào muốn phá hoại đối tác. Việc đảm bảo
cả ba nguyên tắc này là vấn đề then chốt nhằm đảm
bảo sự hợp tác trong biến đổi khí hậu sẽ cho những
kết quả cụ thể và bền vững.
Ít nhất có ba hình thức hay xu hướng tốt trong quan
hệ đối tác về biến đổi khí hậu:

CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – trọng tâm của quan hệ

đối tác này là tìm cách cắt giảm mức độ phát thải
cácbon mà không làm tổn hại đến các cơ hội phát
triển. Các quan hệ đối tác có thể góp phần giảm
thiểu chi phí và thúc đẩy việc chia sẻ rủi ro bằng
việc cho các đối tác được tiếp cận với tri thức và
học hỏi từ các đối tác khác ở tất cả các khu vực kinh
tế.
Một ví dụ là hoạt động của Quỹ Đối tác Môi trường
Balan kết hợp với chương trình Năng lượng thay thế
của hãng dầu lửa BP trong một chương trình huy
động các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Balan cải thiện
hoạt động môi trường của họ, để họ trở nên quan
tâm hơn đến các hoạt động của cộng đồng trong
việc giảm mức phát thải cácbon, đồng thời có năng
lực cạnh tranh hơn trên thị trường địa phương, quốc
gia và quốc tế. Chương trình Kinh doanh sạch đã
đem lại lợi ích cho hơn 5000 doanh nghiệp vừa và
nhỏ bằng cách thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm
chuyên môn giữa các khu vực và tạo ra một cơ chế
để tiếp cận và theo dõi các tác động môi trường,
trong đó có mức độ phát thải cácbon.
Được phát triển trong quá trình chuyển đổi đầy sóng
gió của Balan sang nền kinh tế thị trường và dân
chủ, chương trình Kinh doanh sạch giờ đây đã có
những đối tác đầy tiếng tăm ở tầm quốc tế như
Cadbury, Toyota và các doanh nghiệp tầm cỡ quốc
tế khác. Chương trình này mang lại cho các nước

đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường một mô
hình về việc làm thế nào sử dụng sức mạnh của đối
tác liên ngành để biến việc giảm phát thải cácbon
thành một lợi thế cạnh tranh.
CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU – trọng tâm là khai thác các cơ hội

phát triển trong một bối cảnh thay đổi mỗi ngày.
Các đối tác có thể giúp đỡ nhau để hiểu về bối cảnh
đang đổi thay của các biến đổi xã hội và các ưu tiên
ở địa phương, xác định những cơ hội phát triển mới
và giúp cho việc học hỏi ở địa phương, cộng đồng.
Một ví dụ là chương trình Đối tác Du lịch Quốc tế
của IBLF (gọi tắt là chương trình ITP). Chương
trình này khuyến khích và tạo điều kiện để các
khách sạn quốc tế thực hiện hoạt động kinh doanh
của mình – từ việc mua sắm và quản lí chuỗi cung

ứng cho đến quản lý chất thải – theo cách tăng tính
bền vững của các cộng đồng nơi các khách sạn này
hoạt động. Đối tác này giúp cho các thành viên xây
dựng những giải pháp thực tiễn để “làm xanh” hoạt
động của họ và chia sẻ kinh nghiệm với các khách
sạn nhỏ hơn thông qua các cuốn sổ tay, ví dụ như sổ
tay Quản lý Môi trường cho Khách sạn, là một cuốn
sổ tay cung cấp các thông tin đáng tin cậy về việc
làm sao để các hoạt động phục vụ nghỉ ngơi cho
khách trở nên thân thiện và bền vững với môi
trường.
Bằng việc giúp cho các khách sạn thiết lập quan hệ

với nhau và với các nhà lãnh đạo ở cộng đồng địa
phương (và ngược lại), ITP đã giúp cho ngành khách
sạn hiểu rõ hơn về bối cảnh phát triển kinh tế xã hội
đang thay đổi ở cả trong nước và quốc tế. Kể từ năm
1992, ITP đã góp phần tạo nên một văn hóa đối tác
thân thiện với môi trường trong một khu vực kinh tế
đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra gần 10% GDP toàn
cầu.
CÁC QUAN HỆ ĐỐI TÁC SÁNG TẠO – trọng tâm
là phát triển những cách thức hoạt động hoàn toàn
mới, đạt được những bước đột phá khiến cho cách
thức hoạt động truyền thống trở nên lỗi thời, thông
qua việc tạo ra một thực tế hoạt động hoàn toàn mới.
Những quan hệ đối tác này sẽ cố gắng tạo ra và mở
rộng những mô hình kinh doanh và hoạt động mới,
những loại hình sản phẩm và dịch vụ mới, và thậm
chí cả những thị trường mới.

Một ví dụ là chương trình Trường học Sinh thái của
Quỹ Giáo dục Môi trường, một quan hệ đối tác giúp
chuyển đổi trường học thành những ví dụ sinh động
về việc sống với mức phát thải cácbon thấp, các
nguồn lực tri thức về phát triển với mức phát thải
cácbon thấp, và cũng là nguồn động viên cho cộng
đồng xung quanh. Ví dụ như ở Vương quốc Anh,
Trường Công nghệ Sandwich đã chuyển đổi các
hoạt động và cách tiếp cận trong giáo dục của mình,
trong đó có việc lắp đặt một tuốc-bin gió và các hệ
thống năng lượng tái tạo khác. Trường đã trở thành
một hình mẫu về phát triển bền vững cho cộng đồng

xung quanh. Những kinh nghiệm thực tiễn từ hàng
chục trường học khác ở Vương quốc Anh cũng đã
khiến Chính phủ phải cam kết hỗ trợ cho các trường
trong việc chuyển đổi sang các trường học bền vững.
Chương trình này đã hoạt động ở hơn 50 quốc gia
thông qua các tổ chức phi chính phủ của mỗi nước,
cùng với chính quyền trung ương và địa phương và
chính các trường học. Các đối tác của chương trình
bao gồm cả các công ty quốc tế như Toyota và
HSBC, với hi vọng tạo ra những thị trường mới và
khách hàng mới cho việc sống với mức phát thải
cácbon thấp, kết nối ước vọng toàn cầu với các hoạt
động ở địa phương.

-5-


Các trường học sinh thái là một mối quan hệ đối tác
từ địa phương-đến-toàn cầu, vì không có một đối tác
nào chịu trách nhiệm chính, nhưng tất cả các đối tác
có chung một mối quan tâm trong sáng tạo nhằm
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một cuộc sống
với mức phát thải cácbon thấp hơn. Các trường học
là đại diện cho việc đầu tư ban đầu rất lớn; việc
giảm mức phát thải cácbon thực sự là một bước tiến
đáng kể.
Các đối tác biến đổi khí hậu có hiệu quả sẽ kết nối
giữa địa phương với toàn cầu. Bằng việc kết hợp các
điểm mạnh và nguồn lực của khối doanh nghiệp, các
tổ chức dân sự xã hội và chính phủ, những quan hệ

đối tác này là cách thức và cơ hội để xây dựng nên
khả năng chống đỡ tốt hơn trước các tác động khí
hậu ở cả các nước phát triển và đang phát triển, ví
dụ như:
 Chấm dứt tình trạng nghèo về nhiên liệu thông
qua việc xây dựng nhà ở chất lượng tốt hơn và
cách nhiệt tốt hơn;
 Giải quyết tình trạng thiếu nhà ở và các vấn đề
về sức khỏe kém do thiếu nhà ở;
 Phát triển những phương tiện giao thông công
cộng ít gây ô nhiễm hơn và các chương trình
giao thông bền vững ở các khu vực đô thị và
nông thôn;
 Phát triển các hệ thống trồng trọt và sản xuất
lương thực địa phương hóa và tự bền vững;
 Khuyến khích các công trình do cộng đồng sở
hữu và quản lý việc phát điện, cung cấp nước
sạch và vệ sinh, tái tạo nguồn lực, và tái sử dụng
chất thải;
 Thúc đẩy các chương trình năng lượng do cộng
đồng sở hữu và quản lý, khai thác các công nghệ
mới (phát điện sinh khối và các nguồn năng
lượng thay thế khác);
 Phối hợp với các cộng đồng ở địa phương trong
việc quản lý dòng người di cư, đổi chỗ ở, và đa
dạng hóa;
 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính có
tính đến rủi ro giảm thiểu và các cơ hội phát
triển của các cộng đồng sống thân thiện với môi
trường;

 Giúp cho người lao động ở các khu nghèo trang
bị kỹ năng để xây dựng, duy tu và vận hành các
công trình cơ sở hạ tầng cần thiết cho cộng đồng
địa phương tập trung vào việc phát triển bền
vững và tự cung tự cấp.
Quan hệ đối tác của các tổ chức xã hội dân sự, chính
phủ, các công ty trong nước và quốc tế có thể khiến
cho khu vực tư nhân có ý thức tham gia tốt hơn. Các
doanh nghiệp thường có tâm lý nghi ngại. Thực ra,
các doanh nghiệp có thể trở thành các đối tác hiệu
quả trong giải pháp về biến đổi khí hậu nếu như họ

Các đối tác
về giảm nhẹ
biến đổi khí
hậu

 Cắt giảm mức phát thải cácbon mà
không làm tổn hại đến các cơ hội phát
triển.
 Ví dụ: đối tác giữa BP và Quỹ đối tác
môi trường Balan

Các đối tác
về thích ứng
với biến đổi
khí hậu

 Khai thác các cơ hội phát triển để tìm
cách thích ứng với tác động của biến đổi

khí hậu

Các đối tác
sáng tạo về
biến đổi khí
hậu

 Xây dựng các cách thức hoạt động

Ví dụ: Đối tác Du lịch Quốc tế của IBLF.

mới để ứng phó với biến đổi khí hậu
Ví dụ: Chương trình Trường học sinh
thái của Quỹ Giáo dục Môi trường

tham gia vào việc xây dựng các cộng đồng thân
thiện với môi trường, nhất là xung quanh các cơ sở
sản xuất. Việc đặt trọng tâm vào địa phương cũng
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thông qua việc
tạo sự ổn định cho cộng đồng nơi doanh nghiệp đặt
cơ sở sản xuất kinh doanh và nơi người lao động
làm việc.
Những cư dân của các cộng đồng thân thiện với môi
trường cũng hấp thụ những kỹ năng và năng lực
giúp cho họ tăng khả năng chống đỡ trước biến đối
khí hậu, và tận dụng được các cơ hội phát triển kinh
tế mới và bền vững.
Việc hiện thực hóa được những tiềm năng của đối
tác biến đổi khí hậu đòi hỏi các nhà lãnh đạo trong
khu vực nhà nước, tư nhân và tổ chức dân sự xã hội

phải nhận thức được rằng giới doanh nghiệp có thể
là một phần trong giải pháp tổng thể trước các thách
thức về khí hậu mà chúng ta đang và sẽ phải đối
mặt. Những nhà lãnh đạo đó có thể được tìm thấy
trong các cộng đồng địa phương trên khắp thế giới
cũng như ở cấp độ quốc tế. Bằng cách hành động
với tinh thần tự giác cao hơn, họ đang tăng cường
các quan hệ đối tác liên ngành để xây dựng năng lực
cho địa phương và toàn cầu trong việc ứng phó với
biến đổi khí hậu hôm nay và trong tương lai.
Để biết thêm thông tin, xin tham khảo các trang web
của International Business Leaders Forum:
www.iblf.org; International Tourism Partnership:
www.tourismpartnership.org; Eco-schools:
www.eco-schools.org; Cross-sector partnerships:
www.thepartneringinitiative.org; Clean Business:
www.czystybiznes.pl .
Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
Chính phủ Hoa Kỳ.

-6-


Đối tác Kinh doanh Sạch của Balan thúc đẩy
giá trị kinh tế học về giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Holly Wise
Holly Wise là một chuyên gia tư vấn và là nghiên
cứu viên cao cấp tại Trường Chính trị Kennedy của
Đại học Harvard, bà cũng giảng dạy môn phát triển

doanh nghiệp tại Trường Ngoại giao của Đại học
Georgetown. Bà đã phục vụ 26 năm trong ngành
ngoại giao tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
Vào cuối những năm 1990, với sự hỗ trợ của Diễn
đàn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế IBLF,
chương trình năng lượng thay thế của BP cùng với
Quỹ đối tác môi trường của Balan đã tìm cách để
huy động các doanh nghiệp vừa và nhở ở Balan
trong việc nâng cấp hoạt động vì môi trường của họ,
có ý thức tham gia nhiều hơn vào các hoạt động
cộng đồng để giảm phát thải cácbon và có năng lực
cạnh tranh cao hơn trên thị trường địa phương, quốc
gia và quốc tế.

Slag Recycling, một công ty trong chương trình Kinh
doanh Sạch, đã biến rác thải từ một nhà máy thép lớn ở
Krakow, Balan, thành vật liệu xây dựng như gạch để lát
lại quảng trường rộng nhất của châu Âu thời Trung cổ.

Cùng với nhau, họ đã phát triển nên một đối tác
giảm nhẹ biến đổi khí hậu có tên là Czysty Biznes,
hay Kinh doanh Sạch. Chương trình này đã đáp ứng
được nhu cầu của mỗi bên đối tác, đồng thời huy
động được chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng
xung quanh ý tưởng môi trường là một vấn đề trong
kinh doanh, đóng vai trò trung tâm trong sự phát
triển kinh tế của Balan. Các mối quan hệ đối tác
giảm nhẹ đều tập trung vào việc giảm phát thải
cácbon và giảm chi phí mà không cản trở đến các cơ
hội phát triển và hoạt động kinh doanh.


nối hoạt động kinh doanh với các cộng đồng ở địa
phương nơi công ty hoạt động. Bà nói: “Chúng tôi
rất muốn thành lập các tổ chức địa phương mà có
thể phát huy vai trò của họ trong xã hội một cách
nghiêm túc”.
Trong những năm gần đây, chương trình Kinh doanh
Sạch đã tập trung vào việc cung cấp cho các doanh
nghiệp các công cụ thiết thực để đánh giá và theo
dõi hoạt động về môi trường của họ, ví dụ như Công
cụ Internet quản lý môi trường, mà các công ty trong
chương trình Kinh doanh Sạch có thể sử dụng để
giảm chi phí và xác định các cơ hội kinh doanh theo
hai cách. Thứ nhất, số liệu về các chỉ số hiệu quả
hoạt động môi trường khác nhau được thu thập và
tính toán lại theo mức phát thải cácbon; điều này cho
phép các công ty theo dõi được hiệu quả hoạt động
môi trường của mình và có thể bí mật so sánh với
các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, các thành viên trong
chương trình đều được tư vấn và hỗ trợ bởi các
chuyên gia trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

Việc tạo ra chương trình Kinh doanh Sạch vào năm
1998 đặc biệt ấn tượng vì nó được khởi xướng trong
quá trình Balan chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và
qui chế dân chủ. Trong giai đoạn đó, chính sách về
môi trường không phải là một ưu tiên của chính phủ.
Biến đổi khí hậu được xem như không phù hợp, chỉ
là chuyện mà nước khác phải giải quyết. Chương

trình Kinh doanhh Sạch minh họa cho ta thấy các
nhóm doanh nghiệp và cộng đồng có thể thiết lập ra
những chuẩn mực mới như thế nào, và những chuẩn
mực đó sau này có thể được lồng ghép vào chính
sách của chính phủ ra sao.
Quan hệ đối tác này đã đem lại cho Quỹ Đối tác Môi
trường Balan một cơ hội để nâng mối quan tâm của
mình lên tầm quốc gia, đồng thời cho phép BP được
chia sẻ những hiểu biết của mình với các công ty
nhỏ hơn. Vivienne Cox, cựu Giám đốc điều hành và
Phó Chủ tịch cao cấp của chương trình Năng lượng
thay thế của BP đã nói rằng công ty của bà muốn kết

Để được quyền tiếp cận công cụ đó, các công ty phải
cung cấp số liệu theo dõi về hiệu quả hoạt động môi
trường của mình và chia sẻ kinh nghiệm với các
công ty khác trong chương trình. Điều này tạo ra sự
tin cậy và sự hợp tác có đi có lại giữa các công ty
trong chương trình Kinh doanh Sạch, tạo ra các cơ
hội kinh doanh mới. Cho đến nay, chương trình
Kinh doanh Sạch đã đem lại lợi ích cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, cho Balan và cho môi trường
theo những cách thức sau:

-7-













Chương trình đã hỗ trợ cho hơn 5000 doanh
nghiệp nhỏ bằng cách thúc đẩy việc chia sẻ kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn giữa các
ngành, và cung cấp một cơ chế để theo dõi và
đánh giá các tác động môi trường.
Chương trình đã thiết lập được 16 câu lạc bộ
kinh doanh sạch trên khắp đất nước Balan với
hơn 500 doanh nghiệp tham gia. Những câu lạc
bộ này đem lại cơ hội học hỏi về tính thực tiễn
của phát triển bền vững và giảm nhẹ tác động
môi trường của hành vi tiêu thụ năng lượng,
nước sạch và nguyên liệu. Các câu lạc bộ này
cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp giảm lượng chất thải và trở nên
hiệu quả hơn về năng lượng, và nhờ đó có được
năng lực cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Chương trình Kinh doanh Sạch đã giúp cho các
công ty thành viên đạt được trung bình mức
giảm phát thải cácbon 10% mỗi năm.
Đối tác Kinh doanh Sạch đã thu hút sự quan tâm
từ nhiều công ty quốc tế có tầm cỡ lớn. Chương
trình đã thúc đẩy công ty bánh kẹo nổi tiếng của
Anh là Cadbury và công ty sản xuất xe hơi

Toyota cùng với nhiều công ty khác nữa trở
thành đối tác với Quỹ Đối tác Môi trường Balan
trong việc theo đuổi các nỗ lực giảm mức phát
thải cácbon của mình.
Ở mức độ rộng hơn, chương trình đã thiết lập
được một mô hình mạnh thúc đẩy việc sử dụng
các đối tác liên ngành nhằm biến việc giảm phát
thải cácbon trở thành một lợi thế cạnh tranh cho
các nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường.

Nhà máy thép Nowa ở Krakow, một trong những nhà
máy thép lớn nhất châu Âu, là một động lực quan
trọng cho sự phát triển của Balan nhờ có các công ty
trong Chương trình Kinh doanh Sạch đã tái chế chất
thải của nhà máy cho những mục đích sử dụng khác.

Cuối cùng, tính bền vững của mối quan hệ đối tác
giữa các tổ chức phi chính phủ và giới doanh nghiệp
đã được đảm bảo thông qua năng lực đáp ứng và
thích ứng với những nhu cầu thay đổi hàng ngày của
các thành viên và đối tác, đồng thời tạo điều kiện
cho các thành viên giảm tác động cácbon và tăng
cường năng lực cạnh tranh. Nhờ đó, chương trình
Kinh doanh Sạch là một đối tác góp phần giảm nhẹ
các tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, bà
Cox cũng phát biểu: “Đây là một cách tốt để cho
phép các công ty đa quốc gia góp phần phát triển cơ
sở hạ tầng kinh doanh ở những thị trường mới”.


Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
Chính phủ Hoa Kỳ.

Đối tác giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
Chương trình Kinh doanh Sạch






Giảm đầu ra cácbon và chi phí mà không cản trở kinh doanh
Nâng cao nhận thức về môi trường như một vấn đề kinh doanh ở Balan
Huy động được khu vực nhà nước trong việc ban hành các chính sách về
môi trường
Tạo điều kiện cho các công ty thành viên đánh giá và theo dõi hoạt động
môi trường của họ
Các báo cáo hỗ trợ cho hơn 5000 doanh nghiệp nhỏ đạt được mức giảm
phát thải cácbon trung bình 10% một năm.

-8-


Các đối tác du lịch chia sẻ ý tưởng
về thích ứng với biến đổi khí hậu
Holly Wise
Holly Wise là một chuyên gia tư vấn và là nghiên
cứu viên cao cấp tại Trường Chính trị Kennedy của
Đại học Harvard, bà cũng giảng dạy môn phát triển

doanh nghiệp tại Trường Ngoại giao của Đại học
Georgetown. Bà đã phục vụ 26 năm trong ngành
ngoại giao tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1992, Đối tác Du
lịch Quốc tế (ITP) đã thúc đẩy các đối tác thân thiện
với môi trường trong ngành du lịch, một ngành kinh
tế quan trọng hiện tạo ra gần 10% GDP toàn cầu.
Đối tác ITP làm được điều này nhờ khuyến khích và
tạo điều kiện cho các khách sạn quốc tế cải thiện
tính bền vững của hoạt động khách sạn và của các
cộng đồng xung quanh, bằng cách áp dụng và thích
ứng với những tập quán tốt nhất trong việc mua sắm
và thuê tuyển nhân viên ở địa phương, và thông qua
việc quản lý chất thải phù hợp. Đối tác cũng khuyến
khích các thành viên sử dụng ITP như một diễn đàn
để thảo luận các nỗ lực bền vững của họ và để chia
sẻ những vấn đề mà họ quan tâm.

Đối tác Du lịch Quốc tế chia sẻ các ý tưởng thiết thực
để cải thiện tính bền vững trong việc cung cấp dịch vụ
nghỉ ngơi cho khách, ví dụ như khuyến khích khách
sử dụng lại khăn bông tắm và ga trải giường.

này bao gồm Quản lý môi trường cho khách sạn,
một ấn phẩm cung cấp thông tin về hoạt động cung
cấp nơi nghỉ ngơi cho khách một cách bền vững và
thân thiện với môi trường từ năm 1993; trang web
Green Hotelier, cũng có mục tiêu tương tự; và
hướng dẫn về Lựa chọn địa điểm, thiết kế và xây
dựng khách sạn bền vững, được xuất bản năm 2005

cùng với tổ chức Bảo tồn Quốc tế.

ITP được thành lập với vai trò là một đối tác để
thích ứng với biến đổi khí hậu của Diễn đàn các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp quốc tế IBLF – một tổ chức
quốc tế phi lợi nhuận với trọng tâm họp tác với các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tìm ra các giải
pháp sáng tạo cho các thách thức phát triển bền
vững. ITP cố gắng cung cấp cho ngành khách sạn và
du lịch những kiến thức để tìm ra các giải pháp thiết
thực đối với các vấn đề về biến đổi khí hậu.
Được mô tả trong bài viết “Nguồn lực toàn cầu, Giải
pháp địa phương” trong tạp chí này, các đối tác thích
ứng đã thúc đẩy sự hợp tác bằng cách nâng cao nhận
thức về thách thức khí hậu và giúp các đối tác xác
định và tận dụng các cơ hội phát triển và giảm chi
phí. Các đối tác thích ứng nhấn mạnh vào việc kết
nối các doanh nghiệp với các cộng đồng nơi họ đang
hoạt động, để cả doanh nghiệp và cộng đồng đều có
thể ứng phó hiệu quả hơn trước tác động của biến
đổi khí hậu. Các đối tác có thể giúp nhau quản lý sự
thay đổi theo những ưu tiên của địa phương, xác
định những cách thức mới để tiến lên và thúc đẩy sự
chia sẻ thông tin.
ITP đã hoàn thành sứ mệnh này thông qua một số ấn
phẩm mà họ đã phát triển để đem lại cho các thành
viên thông tin về các giải pháp thiết thực “làm xanh”
hoạt động của họ, và chia sẻ kinh nghiệm với các
khách sạn khác nhỏ hơn. Một số ấn phẩm trong số


Với bản chất cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi thư giãn
cho khách, ngành khách sạn đang phải chịu rủi ro
lớn hơn trong việc sử dụng quá mức các nguồn lực
địa phương như nước và các dịch vụ quản lý chất
thải. Những khách vốn không có thói quen sử dụng
quá mức những nguồn lực đó ở nhà thì cũng không
lạm dụng những nguồn lực đó khi ở khách sạn. ITP
đã tạo ra những giải pháp thiết thực như thêm không
khí vào nước trong vòi tắm sen ở phòng khách sạn
để duy trì áp suất nhưng giảm được lượng nước sử
dụng. Những ý tưởng khác bao gồm việc khuyến
khích khách sử dụng lại khăn bông tắm và ga trải
giường.
ITP cũng đưa ra các chương trình khuyến khích các
khách sạn thành viên tập trung vào các cộng đồng ở
nơi họ hoạt động. Ví dụ như Sáng kiến Sự nghiệp
cho thanh niên đã trang bị cho các học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông “đang gặp rủi ro” ở độ
tuổi 18 đến 24 những kỹ năng mà các em cần để
kiếm được việc làm ở nhiều ngành khác nhau. Phối
hợp với các đối tác như Cơ quan Phát triển Đức

-9-


(GTZ), Tầm nhìn Thế giới, và Marriot International,
Sáng kiến Sự nghiệp cho Thanh niên đã thực hiện
các chương trình đào tạo sáu tháng ở 11 quốc gia.
Cơ cấu điều hành của ITP cho phép việc đưa ra
quyết định minh bạch và trao cho các thành viên cơ

hội được gây ảnh hưởng đến định hướng của quan
hệ đối tác. Điều này góp phần đảm bảo rằng ITP sẽ
thiết kế ra các chương trình đem lại lợi ích tối đa cho
mỗi thành viên. Một nhóm chủ chốt của ITP đã dành
rất nhiều thời gian cho việc phát triển mối quan hệ
với các thành viên, đảm bảo rằng họ hiểu được ITP
hỗ trợ cho công việc kinh doanh của họ như thế nào.
Các thành viên phải nộp phí để trang trải các chi phí
hoạt động của ITP. Đổi lại, họ có thể tiếp cận các
nguồn lực của ITP và có thể gây ảnh hưởng đến các
ưu tiên của nhóm. Mô hình này nhấn mạnh vào sự
hợp tác ở tất cả các cấp độ điều hành. Ông Stephen
Farran, Giám đốc của ITP đã phát biểu: “ITP là một
mô hình đối tác rất đặc biệt tập trung không chỉ vào
việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh cụ thể; nó
nâng cao nhận thức về môi trường và các vấn đề
phát triển nói chung”.

thêm việc làm cho người dân địa phương. Nhiều
khách sạn quốc tế đã có các chương trình giảm thiểu
cácbon cũng tiếp tục sử dụng đối tác này để giải
quyết các tác động xã hội của biến đổi khí hậu.
ITP là một mô hình đầy thuyết phục cho một quan
hệ đối tác thích ứng. Đối tác này là một không gian
để các doanh nghiệp có thể tích cực tìm hiểu, học
hỏi và tìm ra cách đối phó với các vấn đề cấp bách
về phát triển bền vững trong mối quan hệ với các đối
tác trong ngành.
Cơ hội tham gia vào một quan hệ đối tác đặc biệt với
một trọng tâm duy nhất về tính bền vững trong

ngành du lịch vẫn là một động cơ mạnh mẽ để các
tập đoàn ngân hàng trên khắp thế giới tham gia vào
ITP. Ông Farrant nói “Càng ngày càng có nhiều
người nhận thức được rằng các vấn đề phát triển bền
vững sẽ trở nên quan trọng hơn nữa trong những
năm tới và điều này cũng rất có tác dụng”.
Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
Chính phủ Hoa Kỳ.

Tác động của ITP đối với các đối tác và cộng đồng
địa phương là rất rõ ràng, thể hiện đáng kể nhất là ở
việc quản lý chất thải trong các khách sạn và tạo

Mối quan hệ đối tác thích ứng: Đối tác Du lịch Quốc tế






Nâng cao nhận thức về các thách thức biến đổi khí hậu trong ngành du lịch
Tạo điều kiện cho các khách sạn quốc tế cải thiện tính bền vững trong hoạt
động
Tạo ra một diễn đàn để các thành viên thảo luận về các kết quả phát triển
bền vững hoặc bày tỏ những mối quan tâm của họ
Duy trì nhiều ấn phẩm để hướng dẫn các thành viên trong việc đưa ra các
quyết định “xanh”
Vận hành các chương trình có tác động trực tiếp đến các cộng đồng địa
phương.


- 10 -


Các trường học sinh thái tạo ra những giải pháp
biến đổi khí hậu sáng tạo ở địa phương
Holly Wise
Holly Wise là một chuyên gia tư vấn và là nghiên
cứu viên cao cấp tại Trường Chính trị Kennedy của
đại học Harvard, và bà giảng dạy môn phát triển
doanh nghiệp tại Trường Ngoại giao của đại học
Georgetown. Bà đã phục vụ 26 năm trong ngành
ngoại giao tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
Trường học Sinh thái là một đối tác giữa khu vực
nhà nước và khu vực tư nhân giúp cho các trường
học áp dụng những khái niệm về cuộc sống phát thải
cácbon thấp trong hoạt động của nhà trường và cộng
đồng. Với trọng tâm hướng vào hành động cụ thể,
học sinh, thầy cô giáo và người dân ở cộng đồng đã
học hỏi về những tác động của biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững.
Đối tác này kết nối 32.000 trường học ở khoảng 50
quốc gia với các tổ chức phi chính phủ có mối quan
hệ với chính quyền trung ương và địa phương. Quỹ
Giáo dục Môi trường FEE, một tổ chức quốc tế phi
lợi nhuận chuyên về thúc đẩy phát triển bền vững
thông qua giáo dục môi trường đã khởi xướng
chương trình quốc tế này vào năm 1994 và đã xây
dựng quan hệ đối tác với Diễn đàn các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp quốc tế IBLF để mời gọi sự tham gia

của khu vực tư nhân.
Ở nhiều nước, Trường học Sinh thái đã thiết lập các
mối quan hệ đối tác liên ngành, tạo ra và khuyến
khích sự sáng tạo ở nhà trường và cộng đồng xung
quanh. Các trường học trở thành nơi thử nghiệm các
giải pháp phát thải ít cácbon liên quan đến thiết kế,
vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại và các chương
trình thực phẩm. Hoạt động thử nghiệm này là một
cơ chế để nâng cao nhận thức và đưa ra những cơ
hội để tái cơ cấu các khoản đầu tư theo hướng phát
thải ít cácbon.
Trường học sinh thái là một ví dụ về mối quan hệ
đối tác sáng tạo trong biến đổi khí hậu, tập trung vào
việc phát triển những phương pháp hoạt động mới
chứ không chỉ bó hẹp trong những khuôn khổ “lối
mòn”. Các đối tác sáng tạo cố gắng tạo dựng và
nhân rộng những mô hình kinh doanh hay hoạt động
mới, sản phẩm, dịch vụ và thị trường mới. Khi làm
việc về các vấn đề biến đổi khí hậu, các đối tác sáng
tạo đều tập trung vào việc thay đổi các tập quán kinh
doanh cốt lõi và giảm thiểu rủi ro và chi phí sáng tạo
bằng cách lôi kéo sự tham gia của nhiều đối tác.
Trường Công nghệ Sandwich ở Vương quốc Anh đã
cải thiện hoạt động của mình thông qua đối tác

Các Trường học Sinh thái trở thành nơi thử nghiệm
các giải pháp phát thải ít cácbon, góp phần nâng cao
nhận thức và mở ra những cơ hội tái cơ cấu các khoản
đầu tư theo hướng bền vững.


Trường học Sinh thái. Trường Sandwich Tech đã đổi
mới hoạt động và phương pháp tiếp cận trong giáo
dục của mình bằng cách lắp đặt những tuốc-bin gió
và các hệ thống năng lượng tái tạo khác. Trường đã
giảm được tác động cácbon đồng thời tạo ra những
lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, và đã trở
thành một tấm gương sáng về tính bền vững cho
cộng đồng xung quanh.
Mô hình của Trường học Sinh thái có hai đặc điểm
chính. Thứ nhất, với tư cách là một đối tác sáng tạo,
nó đã khuyến khích các trường học đổi mới các hoạt
động cốt lõi của mình và huy động những người liên
quan đến trường học tạo ra những giải pháp thiết
thực về biến đổi khí hậu. Thứ hai, đối tác này hoạt
động như một sự hợp tác từ địa phương-tới-toàn cầu,
trong đó tất cả các thành viên đều tham gia bình
đẳng như nhau.
Quỹ Giáo dục Môi trường (FEE) là một khuôn khổ
tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao mục tiêu
của riêng họ thông qua những hành động chung. Các
tổ chức thành viên nhận thấy rằng họ không thể tự
mình đạt được sự chuyển đổi sang mô hình cuộc
sống phát thải ít cácbon. Thiết kế từ địa phương-tớitoàn cầu đã thu hút được những đối tác như hãng xe
hơi Toyota và công ty dịch vụ tài chính HSBC,
mang lại cho chương trình Trường học Sinh thái
nguồn kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật. Chương trình đã
tạo điều kiện cho các đối tác doanh nghiệp kết nối
những ước vọng toàn cầu của họ với những hoạt
động ở địa phương như Trường học Sinh thái, tập


- 11 -


giáo dục về tái chế, năng lượng và bền vững. “Đối
với chúng tôi, thành công thể hiện ở tinh thần làm
chủ của cộng đồng và sự cam kết lâu dài đối với môi
trường”, ông Gill Tatum, giám đốc điều hành của tổ
chức Urban Mines, đã phát biểu như vậy.

Một cậu bé người Balan ăn mừng chương trình
Trường học Sinh thái. Trong buổi lễ, các trường học
sinh thái thành công được trao tặng Cờ Xanh, một
biểu tượng quốc tế về thành tích môi trường.

trung vào sự đổi mới và các sản phẩm và quy trình
phát thải ít cácbon. Các đối tác quốc tế khác gồm có
Chương trình Môi trường của Liên hợp Quốc và
Liên minh châu Âu.
Để thực thi và vận hành một Trường học Sinh thái
hàng ngày, FEE yêu cầu một tổ chức phi chính phủ
của quốc gia đó đóng vai trò là điều phối viên ở mỗi
nước. Tất cả các điều phối viên sẽ họp mỗi năm một
lần để thảo luận các vấn đề chính sách và lập kế
hoạch, cũng như về các sáng kiến mới và các vấn đề
mà họ quan tâm. Những cuộc họp này là cơ hội để
kêu gọi thêm những đối tác toàn cầu hay quốc tế
mới, và cũng là một phương pháp tự quản lý và
kiểm soát chất lượng chương trình.
Dự án Trường học Sinh thái đã thu hút nguồn tài trợ,
các tình nguyện viên, và sự hỗ trợ bằng hiện vật ở

cấp địa phương, quốc gia và quốc tế, giúp cho
chương trình phát triển mạnh mẽ ở 50 quốc gia. Các
cơ quan điều phối quốc gia phải đảm bảo đủ nguồn
kinh phí cho dự án bằng cách đóng vai trò môi giới
liên ngành để có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp,
các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Tất cả các đối tác đều giúp đỡ cho một trường học
trong mọi khâu của quá trình đổi mới để trở
thành một trường học sinh thái.

Những hình thức hợp tác này đã khuyến khích các
trường tham gia và các điều phối viên quốc gia đóng
góp vào và học hỏi từ các chương trình Trường học
sinh thái ở các nước khác. Ví dụ như, Dự án Sáng
tạo và Môi trường trường học sinh thái là một cuộc
thi quốc tế do hãng Toyota tài trợ, với sự tham gia
của các trường học ở Đan Mạch, Phần Lan, Na-uy,
Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Chương trình này đã
khuyến khích các trường học đưa ra những sáng tạo
của chính mình để giảm tác động lên môi trường.
Trường Tiểu học Odtü Gelistirme Vakfi Özel
Ilkögretim Okulu ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, đã thắng
giải cuộc thi “Tôi chịu trách nhiệm” năm 2010.
Cuộc thi này trao trách nhiệm trực tiếp cho học sinh
trong việc sử dụng điện trong lớp học. Các lớp học
được lắp các hộp công tắc điện vận hành bằng một
tấm thẻ, tương tự như thẻ mở cửa được sử dụng ở
một số khách sạn. Mỗi lớp cử một học sinh giữ tấm
thẻ của cả lớp. Dự án và chủ đề về tiết kiệm năng
lượng được lồng ghép vào chương trình học của cả

trường. Điều này đã mang lại kết quả là tiết kiệm
tiền điện cho trường và một môi trường trong sạch
hơn cho tất cả mọi người.
Các đối tác sáng tạo như Trường học Sinh thái là
nguồn động lực cho các đối tác sáng tạo khác với
mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một
nền kinh tế phát thải ít cácbon, và cũng là động lực
cho chính phủ của các nước nhắm đến việc cắt giảm
phát thải cácbon như là một đối sách cần thiết trước
sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
Chính phủ Hoa Kỳ.

Các đối tác sáng tạo: Trường học Sinh thái

Urban Mines, một tổ chức phi chính phủ đặt
tại Vương quốc Anh tập trung vào quản lý
chất thải, đã điều phối quá trình chuyển đổi
sang trường học sinh thái ở Halifax, nước
Anh. Dự án có tên Tread Lightly đã khuyến
khích các em học sinh ở Halifax sử dụng năng
lượng có hiệu quả hơn và giảm lượng chất
thải bằng cách tái chế tại trường và ở nhà. Dự
án đã có sự tham gia của Ngân hàng Trung
ương Scotland tại Halifax trong việc hỗ trợ
cho các sáng kiến của trường ở địa phương về








Tạo ra các đối tác liên ngành để khuyến khích sự sáng
tạo ở trường học
Tập trung vào việc thay đổi các tập quán hoạt động cốt
lõi đồng thời giảm rủi ro khi sáng tạo
Tạo điều kiện cho các trường trở thành nơi thử nghiệm
công nghệ mới để cải thiện cuộc sống của cư dân
Các đối tác doanh nghiệp toàn cầu phối hợp với các tổ
chức quốc gia và địa phương
Các trường học tham gia cuộc thi quốc tế về các sáng tạo
tốt nhất do học sinh thiết kế

- 12 -


Khai thác kiến thức chuyên môn toàn cầu:
Gắn kết các trung tâm môi giới sẽ đẩy nhanh
các sáng kiến về biến đổi khí hậu
Lewis Milford
Lewis Milford là Chủ tịch và người sáng lập ra
Nhóm Năng lượng Sạch và Liên minh các bang dùng
năng lượng sạch, hai tổ chức phi lợi nhuận phối hợp
với các tổ chức của bang, liên bang và quốc tế để
đẩy nhanh quá trình thương mại hóa và triển khai
các công nghệ năng lượng sạch.
Nhu cầu năng lượng toàn cầu được dự đoán là sẽ
tăng lên gấp hơn hai lần vào năm 2050, và tăng lên

hơn ba lần vào cuối thế kỷ này. Đồng thời, mức phát
thải toàn cầu hàng năm phải giảm đi hơn 80% so với
mức hiện nay thì mới đảm bảo ổn định được độ tập
trung cácbon ở mức an toàn. Ngay cả với những cải
thiện đáng kể trong hiệu quả sử dụng năng lượng thì
vào năm 2050 thế giới vẫn sẽ cần phải tiêu thụ từ 30
đến 40 terawatt (tw) năng lượng – hơn một nửa số
năng lượng đó phải trung hòa về cácbon (không làm
tăng lượng cácbon thải ra không khí) thì mới đạt
được mức cắt giảm cần thiết. Ngày nay, chưa đầy
2,5tw tiêu thụ năng lượng toàn cầu là trung hòa về
cácbon. Đến năm 2050, chúng ta phải phát triển và
triển khai khoảng 20tw năng lượng mới không có
cácbon – tức là gấp 8 lần so với hiện nay.
Để dễ hình dung, trong 50 năm nữa, chúng ta phải
phát triển một cơ sở hạ tầng năng lượng không có
cácbon lớn hơn so với toàn bộ cơ sở hạ tầng năng
lượng mà chúng ta đang có ngày nay – tất cả các nhà
máy điện, các phương tiện giao thông, các cơ sở
công nghiệp, và các tòa nhà trên trái đất này. Để đối
mặt với thách thức to lớn đó, chúng ta không những
phải đẩy nhanh việc triển khai những công nghệ
hiện có, mà còn phải đẩy mạnh đáng kể các đột phá
mới trong công nghệ.
MỘT THÁCH THỨC ĐỔI MỚI CHƯA TỪNG CÓ

Chúng ta cần có các đột phá về chi phí, hiệu quả
hoạt động, và tính có thể nhân rộng của các công
nghệ khí hậu. Lý do thật đơn giản – các công nghệ
sẵn có về khí hậu với chi phí và hiệu quả hoạt động

như hiện nay không thể đáp ứng nổi nhu cầu về năng
lượng trung hòa về cácbon. Đối mặt với một thách
thức to lớn như thế đòi hỏi sự đổi mới ở mọi khâu
của quá trình phát triển công nghệ, từ nghiên cứu và
phát triển cơ bản đến thương mại hóa và tuyên
truyền, phổ biến.

Nhóm Năng lượng Sạch đề xuất việc tạo ra một quầy
chuyên gia ảo trên Internet để có thể chuyển các ý tưởng
công nghệ từ phòng thí nghiệm ra thị trường nhằm đối
phó với những thách thức của việc phục hồi khí hậu.

Một cuộc nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng các
nguồn năng lượng trung hòa về cácbon chỉ có thể
cung cấp từ 10 đến 13 tw điện vào năm 2100 – chưa
đầy một nửa lượng cần thiết để ổn định mức
cácbonic, ngay cả với mức độ tập trung trong không
khí không thể chấp nhận được là 550 hạt trên một
triệu (ppm). Những đột phá trong các công nghệ và
nguồn năng lượng hiện có và công nghệ mới là cần
thiết để ổn định độ tập trung ở mức 550ppm, và cần
hơn thế để đạt được độ tập trung 450 ppm, là độ tập
trung mà nhiều nhà khoa học cho là cần thiết.
Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng phục hồi sự
biến đổi khí hậu đòi hỏi không chỉ việc hạn chế phát
thải do chính phủ cam kết mà còn cả những đổi mới
vượt bậc trong công nghệ khí hậu. Việc đẩy nhanh
quá trình đổi mới đòi hỏi một hệ thống nghiên cứu
phát triển sản phẩm được điều phối ở tầm quốc tế để
quản lý, điều phối và đẩy nhanh sự đổi mới thông

qua các đối tác toàn cầu trong giới doanh nghiệp,
chính phủ, học thuật, và các tổ chức phi lợi nhuận.
Một chiến lược như vậy là chiến lược đổi mới phân
bổ, một phương pháp hợp tác hiện đại tập hợp được
những kiến thức kinh nghiệm chuyên môn rải rác ở
các ngành về năng lượng thay thế hay phát triển sản
phẩm thành những nỗ lực chung. Đổi mới phân bổ là
một phương pháp tiếp cận đã được ghi chép một
cách hệ thống trong việc phát triển sản phẩm trong

- 13 -


các lĩnh vực hàng hóa doanh nghiệp và hàng hóa
công. Phương pháp này nên được sử dụng để xác
định các chiến lược và thể chế về công nghệ khí hậu.
Phương pháp này rẻ hơn, thực tiễn, và mang tính
hợp tác. Nó sẽ khuyến khích các đối tác nhà nước-tư
nhân mới. Và điều quan trọng nhất là nó sẽ mang lại
sức sống, ý tưởng và giải pháp mới cho thách thức
đổi mới công nghệ khó khăn nhất mà trái đất của
chúng ta từng phải đối mặt. Lãng phí thời gian vào
những giải pháp cũ là vô lý khi các hình thức đổi
mới mang tính hợp tác quốc tế hiện đại hơn và hiệu
quả hơn đang chờ được chúng ta sử dụng.
PHÂN BỔ KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN MỘT
CÁCH CHÍNH XÁC

Làm thế nào để chúng ta có thể tập hợp được và
khiến cho những kinh nghiệm chuyên môn ở khắp

nơi trên thế giới có thể giúp phát triển ra những sản
phẩm đáp ứng các thách thức về biến đổi khí hậu ở
phạm vi toàn cầu hoặc chỉ ở cấp độ địa phương? Các
tổ chức toàn cầu hiện nay như Ngân hàng Thế giới
hay Cơ quan Năng lượng Quốc tế đều có những sứ
mệnh quan trọng, nhưng việc tạo điều kiện để đối
phó với những thách thức đổi mới công nghệ lại
không phải sứ mệnh của những tổ chức này. Chúng
ta cần có một khuôn khổ thể chế mới ở cấp độ quốc
tế. Dù là một bộ phận của một tổ chức sẵn có hay là
một tổ chức mới, thì một “chương trình đổi mới khí
hậu quốc tế” sẽ điều hòa và tổng hợp sự sáng tạo
bằng cách “kết hợp nhiều vùng địa lý” và phối hợp
các hành động khác nhau của các chuyên gia trên
khắp thế giới.
Một chương trình mới sẽ hỗ trợ cho các giải pháp
sáng tạo phát thải ít cácbon bằng cách khắc phục các
khó khăn về pháp lý, kinh tế và các khó khăn khác
dọc theo chuỗi cung cấp – là một loạt những hoạt
động cần thiết để đưa một sản phẩm từ khi còn là ý
tưởng đến khâu sản xuất và khâu tiêu thụ. Chương
trình này cũng sẽ giải quyết được các vấn đề về
quyền sở hữu trí tuệ và phát triển các mô hình kinh
doanh và tài chính mới. Chương trình có thể được
xây dựng theo kiểu Quỹ Toàn cầu về phòng chống
AIDS, bệnh sốt rét và bệnh lao; đó là một tổ chức
cung cấp “hàng hóa công” được gắn kết nhưng cũng
độc lập với Liên hợp Quốc và các tổ chức khác.
Chương trình thậm chí cũng có thể tồn tại ở dạng
“ảo”, có nghĩa là không nhất thiết phải cần đến một

tòa nhà cụ thể xây bằng gạch ngói, vôi vữa.







Đổi mới phân bổ sử dụng các công nghệ thông
tin hiện đại để kết nối chuyên gia ở các lĩnh vực
chuyên môn khác nhau ở các tổ chức và quốc
gia khác nhau cùng làm việc trong các dự án
phát triển và triển khai những sản phẩm cụ thể.
Đổi mới phân bổ kết nối những chuyên gia ở các
khu vực thể chế khác nhau, bao gồm khu vực
chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức
phi lợi nhuận, và các tổ chức tài chính, cũng như
các nhà nghiên cứu học thuật và các nhà công
nghệ.
Đổi mới phân bổ đẩy nhanh quá trình triển khai
các công nghệ cụ thể.

Đổi mới phân bổ tăng được tốc độ và chiều sâu của
việc phổ biến tri thức, vượt ra ngoài những gì mà
các mạng lưới truyền thống về chia sẻ thông tin và
kết nối thể chế có thể làm được. Đổi mới phân bổ sử
dụng “các nền sáng tạo” và các công cụ “cơ sở hạ
tầng kết nối” mới có khả năng giúp cho hàng ngàn
người có thể xem xét các thách thức và đề xuất giải
pháp, những người mà nếu không có chương trình

này thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm việc cùng
nhau. Những người có đóng góp cho chương trình
có thể nhận được những phần thưởng tài chính vì có
công “tìm ra giải pháp”, có thể được tặng thưởng
tiền mặt nhờ các giải pháp công nghệ, hoặc có thể
nhận được quyền sở hữu trí tuệ có giá trị cao.
Một cách thức tiếp cận theo kiểu đổi mới phân bổ sẽ
khuyến khích các đối tác quốc tế giữa các chính phủ,
các tổ chức và cá nhân ở các nước phát triển và đang
phát triển bằng cách xây dựng những kết nối ban
đầu giữa các chủ thể phù hợp (ví dụ như các nhà
nghiên cứu học thuật, các phòng thí nghiệm quốc
gia, các cơ quan chính phủ, các công ty tư nhân, các
tổ chức tài chính, các công ty công ích, các nhà lắp
đặt, các quỹ triển khai của bang, và các chủ thể
khác). Các đối tác sẽ làm việc cùng nhau trong quá
trình nghiên cứu, phát triển và cấp kinh phí. Kết quả
là sẽ có cácnhóm làm việc mới, sáng tạo, và phát
huy sức mạnh tổng hợp nhờ đa lĩnh vực, đem lại cơ
hội cho nhà đầu tư, nguồn kinh phí cho những người
sáng tạo, và giải pháp cho người tiêu dùng.
Cách tiếp cận phi tập trung từ dưới lên này sẽ nâng
cao chất lượng của chính sách nghiên cứu và phát
triển công nghệ khí hậu toàn cầu bằng cách:

Chương trình sẽ theo phương pháp tiếp cận từ dưới
lên với tinh thần hợp tác đổi mới phân bổ đã được sử
dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp ở khu vực
nhà nước và tư nhân. Dưới đây là một số đặc điểm
chủ yếu của chương trình:


- 14 -





Hỗ trợ cho việc đẩy nhanh các công nghệ năng
lượng sạch mang tính đột phá và nhân rộng các
công nghệ hiện có bằng cách tập trung vào tất cả
các yếu tố của chuỗi giá trị từ phòng thí nghiệm
cho đến thị trường;
Tập trung vào sản phẩm – nhanh chóng chuyển
từ khâu nghiên cứu cơ bản sang khâu triển khai
trên thực tế trong một thời hạn nhất định;






Giải quyết toàn bộ chuỗi giá trị công nghệ bằng
cách khắc phục những lỗ hổng gây cản trở cho
việc triển khai nhanh chóng và hiệu quả;
Đưa ra một mô hình có thể nhân rộng được cho
các công nghệ phát thải ít cácbon, có thể hưởng
những ích lợi từ chương trình đổi mới phân bổ.

Với cách tiếp cận này, có thể sẽ xuất hiện một loạt
các phương án lựa chọn về công nghệ, với các sáng

kiến được đưa ra ở những khung thời gian khác nhau
– từ những giải pháp ngắn hạn làm giảm lượng phát
thải gần như ngay lập tức, cho đến những cơ hội
thương mại trung hạn trong vòng 5-10 năm tới, hay
những sáng tạo năng lượng dài hạn mà giờ đây
chúng ta còn chưa hình dung ra được.
Việc phối hợp các chủ thể chính từ các cộng đồng
tài trợ ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình
nghiên cứu và phát triển sẽ đảm bảo việc sử dụng
các nguồn kinh phí nhà nước và tư nhân một cách
hiệu quả hơn. Vốn đầu tư có thể dễ dàng chuyển từ
các dự án nhỏ lẻ thành các dự án tập trung vào một
sản phẩm cụ thể. Các công cụ của chương trình đổi
mới phân bổ sẽ tạo ra những động lực để vốn đầu tư
tư nhân có thể tài trợ cho công nghệ sớm hơn.

NẾU CHỈ ĐẶT RA HẠN CHẾ VÀ TRAO ĐỔI
(QUYỀN PHÁT THẢI) THÌ SẼ KHÔNG CÓ TÁC
DỤNG

NHỮNG CẢN TRỞ HIỆN NAY ĐỐI VỚI SỰ SÁNG
TẠO CÔNG NGHỆ PHÁT THẢI ÍT CÁCBON

Theo các cuộc nghiên cứu năng lượng sạch của
Ngân hàng Thế giới và tờ tạp chí Stern Review on
the Economics of Climate Change, có một số khó
khăn cản trở hoạt động đầu tư của nhà nước và tư
nhân vào nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch,
nhân rộng và giảm chi phí của những công nghệ
hiện tại:



Phát thải cácbon được định giá khác nhau hoặc
thậm chí không được định giá, tạo ra quá nhiều
rủi ro trong chính sách về khí hậu. Điều này hạn
chế sự đầu tư của tư nhân vào các công nghệ khí
hậu.



“Những thung lũng chết” – một số điểm nhất
định trong quá trình phát triển khi cần một số
vốn đầu tư lớn – làm cản trở đầu tư tư nhân.



Khó thu hút đủ vốn mà không làm giảm rủi ro
cho nhà đầu tư thông qua hỗ trợ cụ thể của chính
phủ.



Nhóm Năng lượng Sạch vận động các chính phủ hãy áp
dụng chiến lược kinh doanh theo “đổi mới phân bổ” của
các công ty như IMB, chiến lược có thể giải quyết các
vấn đề bằng việc sử dụng các ý tưởng bên ngoài IMB.

Nhu cầu công nghệ của các nước đang phát triển
chưa được đáp ứng đầy đủ vì các rào cản riêng
do điều kiện của họ tạo nên, ví dụ như thu nhấp

thấp hoặc dân sống rải rác.

Các chuyên gia toàn cầu nhất trí rằng chỉ riêng một
hệ thống đặt ra hạn chế rồi trao đổi (quyền phát thải)
dựa trên thị trường thì sẽ không giảm được mức phát
thải và sự sáng tạo công nghệ ở qui mô và tốc độ cần
thiết để giải quyết được thấu đáo vấn đề biến đổi khí
hậu. Tờ Stern Review cũng đồng ý rằng việc đặt giá
cho cácbon cần phải được bổ sung bằng các biện
pháp phát triển công nghệ. Tác giả Nicholas Stern
viết: “… Những sự không chắc chắn và rủi ro của
biến đổi khí hậu và của việc phát triển và triển khai
công nghệ nhằm đối phó với biến đổi khí hậu có qui
mô và tính cấp bách cao đến mức mà kinh tế học rủi
ro đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách hỗ trợ
cho sự phát triển và sử dụng một loạt các phương án
công nghệ phát thải ít cácbon”.
Các tổ chức có tên tuổi hầu như không tranh cãi gì
về điều này, ví dụ như Bộ trưởng Tài chính và
Thống đốc Ngân hàng trung ương của các nước
G20, Ngân hàng Thế giới, Ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu (IPCC), Cơ quan Năng lượng Quốc
tế IEA, Nhóm chuyên gia về chuyển giao công nghệ
của Ủy ban khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi
khí hậu (UNFCCC).
KHẮC PHỤC CÁC RÀO CẢN VỀ CÔNG NGHỆ,
KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ

Một số chương trình đổi mới phân bổ quốc tế được
điều phối theo cách tập trung đã mang lại những

sáng tạo công nghệ rất thành công. Ấn phẩm này chỉ
đơn cử hai chương trình trong số đó:
Các đổi mới trong các chuỗi giá trị nông nghiệp
tập trung vào việc dỡ bỏ các rào cản thị trường, ví

- 15 -


dụ như những khó khăn trong việc chế biến an toàn,
trong khâu sản xuất và phân phối các sản phẩm sắn,
ngô và sữa ở Kenya và Ghana. Dự án này đã cho
thấy cách tiếp cận đổi mới phân bổ được điều phối
tập trung có thể đem lại những kết quả cụ thể như
thế nào trong việc đưa ra những giải pháp công nghệ
sáng tạo ở những ngành đòi hỏi sự phát triển sản
phẩm nhanh chóng ở các thị trường khó tính.
Thắp sáng cho châu Phi có vai trò như một trung
tâm môi giới đối tác để tạo điều kiện cho sự hợp tác
quốc tế giữa các đối tác nhà nước và tư nhân.
Chương trình này cũng áp dụng cách tiếp cận đổi
mới phân bổ để đẩy nhanh quá trình phát triển sản
phẩm, đưa những sản phẩm chiếu sáng hiện đại
không cần đấu nối với lưới điện đến với những
người dân nghèo nhất. Bắt đầu với việc thắp sáng và
tiến đến những dịch vụ năng lượng khác, dự án Thắp
sáng châu Phi đã là một cầu nối giữa các công ty tư
nhân và khách hàng để tạo ra những thị trường cho
các sản phẩm tốt hơn.
Cũng được nêu trong ấn phẩm này là trường hợp sử
dụng cách đổi mới phân bổ để đẩy nhanh quá trình

phát triển sản phẩm ở các lĩnh vực có trình độ kỹ
thuật cao như các giải pháp năng lượng tái tạo dựa
vào đại dương. Mặc dù có nhiều cơ hội để tung các
sản phẩm này ra thị trường, nhưng chi phí phát triển
lại rất đắt và khó xin được nguồn kinh phí. Một cách
tiếp cận đẩy nhanh quá trình tung sản phẩm ra thị
trường được điều phối tốt, tận dụng được những
kiến thức và kinh nghiệm rải rác ở các nơi, có thể sẽ
hỗ trợ cho việc giảm chi phí nhanh chóng và dỡ bỏ
những rào cản khác.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI CÁCH CƠ CẤU

Yêu cầu về đổi mới công nghệ là rất lớn, và những
khó khăn vẫn còn chồng chất, nên đòi hỏi chúng ta
phải có một cuộc cải cách cơ cấu ở tầm quốc tế.
Trên thực tế, nhiều quốc gia trong đó cả các thành
viên của Liên minh châu Âu đã ý thức rất rõ về
những lợi ích của việc hợp tác quốc tế trong nghiên
cứu và phát triển, bao gồm việc “tập hợp các nguồn
tài chính, chia sẻ rủi ro và đặt ra các chuẩn mực
chung cho các dự án nghiên cứu và phát triển qui mô
lớn và rủi ro cao… Và hỗ trợ cho việc triển khai và
chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát
triển/các nền kinh tế mới nổi”, theo nghiên cứu của
Ủy ban châu Âu.
Thế giới đang tìm kiếm những cách thức hợp tác
mới cho sự đổi mới công nghệ khí hậu. Sự cần thiết
của việc hợp tác là rõ ràng và đã được chứng minh
qua nhiều tài liệu. Thách thức to lớn mà chúng ta

đang phải đối mặt đòi hỏi chúng ta phải có những
chiến lược và cơ cấu mới, sáng tạo, vượt ra ngoài
khuôn khổ của những mạng lưới chia sẻ thông tin và
những chương trình nghiên cứu song phương truyền
thống. Cần có những cách thức mới để đẩy nhanh
quá trình phát triển sản phẩm và đổi mới và để nhân
rộng những công nghệ năng lượng sạch.

- 16 -


Kết nối các chuyên gia quốc tế để giải quyết các thách thức
nông nghiệp ở địa phương
Jessica Morey
Jessica Morey là một Giám đốc dự án ở Nhóm Năng
lượng Sạch. Bà chủ yếu làm việc trong Sáng kiến
Đổi mới Công ghệ Biến đổi Khí hậu Quốc tế của
nhóm, đồng thời hỗ trợ cho Liên minh Các bang vê
Năng lượng Sạch của nhóm, một liên minh của các
chương trình cấp bang cùng nhau hỗ trợ cho các
công nghệ và thị trường về năng lượng sạch.
Đổi mới cho các chuỗi giá trị nông nghiệp ở châu
Phi là một dự án hợp tác được Quỹ Gates tài trợ, tập
trung vào việc dỡ bỏ các rào cản thị trường, ví dụ
như những khó khăn trong việc chế biến an toàn,
trong việc sản xuất và tiêu thụ sắn, ngô và sữa ở
Kenya và Ghana. Dự án này cho thấy cách tiếp cận
hợp tác được điều phối ở tầm quốc tế có thể đem lại
những kết quả cụ thể như thế nào ở những ngành đòi
hỏi quá trình phát triển sản phẩm nhanh chóng ở

những vùng sâu vùng xa.
Trung tâm của dự án là một quy trình không có
chuẩn mực, lôi kéo sự tham gia của các chuyên gia
sống rải rác ở khắp nơi trên thế giới trong các lĩnh
vực phi nông nghiệp – một dạng “đổi mới mở” – để
phân tích các vấn đề từ những góc độ hoàn toàn mới
mẻ. Nhóm chuyên gia liên ngành này đã xác định và
khuyến nghị các giải pháp công nghệ sáng tạo nhằm
khắc phục những lỗ hổng trong chuỗi giá trị và cải
thiện thị trường cho các nông trại nhỏ. Cách tiếp cận
hợp tác được điều phối tập trung này tập trung vào
hoạt động cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và
phát triển thị trường. Thay vì dẫn đến một nghiên
cứu khác, dự án này đã đưa ra những biện pháp cụ
thể để phát triển và triển khai các giải pháp công
nghệ.
Trong khi dự án này tập trung vào các nhược điểm
trong chuỗi giá trị sắn ở châu Phi, thì những thách
thức mà nó gặp phải được chia sẻ với toàn ngành
nông nghiệp ở nhiều nước đang phát triển. Những
rào cản này ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động
canh tác, bóp méo chi phí, và ngăn không cho các
nông dân nhỏ nhận được giá trị thực từ hàng hóa của
họ. Tồi tệ hơn nữa là biến đổi khí hậu có thể làm
giảm năng suất nông nghiệp ở châu Phi và các vùng
miền khác, ảnh hưởng nhiều nhất đến người nghèo.
Trong khi chương trình này gián tiếp giải quyết một
số thách thức về biến đổi khí hậu, quá trình được mô
tả ở đây có thể được sử dụng để phát triển các giải
pháp khác nữa trực tiếp đáp ứng nhu cầu cụ thể do

biến đổi khí hậu, như việc phát triển những nguồn

năng lượng tái tạo.
Chuỗi giá trị sắn
đã minh họa cho
thành công của
một cách tiếp cận
mở và hợp tác để
đẩy nhanh quá
trình mang sản
phẩm đến với thị
trường. Sắn là một
loại cây trồng ở
khu vực cận
Sahara của châu
Phi có tầm quan
trọng lớn đối với
an ninh lương thực
và các cơ hội thị
trường có giá trị
gia tăng tiềm tàng.
Tuy nhiên, những
hạn chế lớn đã cản
trở tính hiệu quả
của thị trường sắn.

Sắn là một cây trồng ở vùng cận sa
mạc Sahara châu Phi có tầm quan
trọng to lớn đối với an ninh lương
thực và các cơ hội thị trường giá trị

gia tăng, nhưng có những hạn chế
đã cản trở tính hiệu quả của thị
trường sắn.

Một thách thức là
rễ củ sắn tươi có chứa hợp chất cyanogenic có độc
tố. Mặc dù nhiều triệu người vẫn an toàn khi ăn sắn
hàng ngày, song nếu như không được chế biến cẩn
thận thì chất cyanogens có thể gây ra những rủi ro
nghiêm trọng về sức khỏe, ví dụ như ngộ độc sắn,
gây buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, và đôi khi còn
gây tử vong. Một phân tích chuỗi giá trị của một
nhóm chuyên gia liên ngành cùng với các nông dân
địa phương đã cho thấy có một số rào cản như:

Lưu trữ: Bởi vì rễ củ sắn tươi chưa qua chế biến sẽ
bị thối trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi thu
hoạch, cho nên nông dân đôi khi trì hoãn việc thu
hoạch cho đến khi tìm được người mua, dẫn đến
mức chiếm dụng đất cao.
Chế biến: Có nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công
đoạn đều có khó khăn:

- 17 -

Chuẩn bị rễ: bóc vỏ, cắt lát và mài đóng vai trò
quan trọng đảm bảo mặt hàng sắn tiêu dùng an
toàn, nhưng cũng tốn nhiều sức lao động và không
được cơ khí hóa.
Sấy: vì 70% thể tích rễ củ sắn là nước nên sấy là

một công đoạn quan trọng đối với nhiều sản phẩm


Các chuỗi giá trị sản phẩm ngô và sản phẩm sữa
cũng có những bất cập tương tự trong quá trình sản
xuất, và nhóm các nhà khoa học quốc tế và các nông
dân địa phương đã phát triển ra những giải pháp về
sản phẩm và công nghệ cụ thể để khắc phục những
bất cập đó.

sắn chế biến. Hầu hết nông dân đều chủ yếu dùng
phương pháp phơi khô, nhưng điều này lại khó
thực hiện trong mùa mưa và có thể gây chậm trễ
trong quá trình chế biến và vận chuyển. Thời gian
sấy khô lâu còn có thể gây mốc và làm hỏng sắn.
Vấn đề thời vụ này ảnh hưởng đến giá sản phẩm
sắn trong năm.

Trong số hàng trăm ý tưởng sáng tạo được đề xuất,
có 22 ý tưởng được lựa chọn để tiếp tục phát triển,
và 5 ý tưởng đang được chắt lọc hoàn thiện để áp
dụng vào thực tế. Một ý tưởng là bồn chất dẻo cải
tiến để cất trữ ngô, đang được chế tạo mẫu và triển
khai tại Kenya, và các ý tưởng khác đang được kết
nối với các nhà cấp vốn tiềm năng. Những ý tưởng
này lẽ ra đã không thể ra đời nếu không có sự tham
gia được điều phối của các chuyên gia sống rải rác
khắp nơi trên thế giới.

Việc tham vấn giữa những người nông dân bị ảnh

hưởng và các nhóm chuyên gia khoa học quốc tế đã
đưa ra được một số giải pháp hiệu quả đối với vấn
đề về lưu trữ và chế biến sắn, bao gồm:
Giải pháp “Túi sắn”: Lớp vải lót trong túi hai
ngăn để làm chậm quá trình thối rữa bằng cách
ngăn không cho khí ô-xi vào trong túi, và hút bớt
khí ô-xi ở trong túi.
Áp dụng công nghệ cơ khí hóa cho khâu bóc vỏ
và mài sắn.

Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
Chính phủ Hoa Kỳ.

Cải tiến các máy sấy cơ khí và các cách tiếp cận
hiệu quả về chi phí trong khâu sấy khô, bao gồm
việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Một ví dụ về công nghệ được nhóm chuyên gia đưa
ra là máy sấy cỡ nhỏ “Casava Tuberator’. Các mẩu
sắn có kích thước khác nhau được đổ vào một cái
ống hình trụ thẳng đứng trong đó đã thổi khí nóng
vào. Khi các mẩu sắn khô thì chúng cũng sẽ nhẹ
hơn. Chúng sẽ được thổi lên cao hơn trong ống, và
khi độ ẩm đạt đến mức nhất định thì chúng sẽ được
phun ra khỏi ống. Một lượng mẩu sắn sẽ được sấy
khô trong vài tiếng đồng hồ thay vì mất vài ngày, và
quy trình này cũng vệ sinh hơn là phơi khô ngoài
trời. Cách làm này cũng giải quyết được vấn đề về
sử dụng nhiên liệu đắt tiền như dầu diesel, và lại có
tính linh hoạt cần thiết đối với nguồn năng lượng.


Vợ chồng Bill và Melinda
Gates ngắm cánh đồng
sắn. Chương trình Đổi
mới cho các chuỗi giá trị
nông nghiệp ở châu Phi
được Quỹ Gates tài trợ đã
dỡ bỏ những rào cản thị
trường trong nông nghiệp
ở Kenya và Ghana.

Hợp tác quốc tế: Nông nghiệp







Tạo ra các đối tác liên ngành để khuyến khích sự sáng tạo ở trường học
Điều tiết cách tiếp cận đổi mới phân bổ ở những thị trường khó
Lôi kéo sự tham gia của các chuyên gia quốc tế phi nông nghiệp ở các
lĩnh vực khác nhau
Xác định và khuyến nghị những giải pháp công nghệ sáng tạo nhưng
thiết thực
Đưa ra những mô hình sản phẩm cụ thể để cân nhắc áp dụng
Hoàn thiện quá trình phát triển sản phẩm để nhân rộng trong các ngành
và lĩnh vực khác

- 18 -



Khai thác năng lượng từ đại dương:
Tận dụng những tri thức ở khắp nơi trên thế giới
Jessica Morey
Jessica Morey là một Giám đốc dự án ở Nhóm Năng
lượng Sạch. Bà chủ yếu làm việc trong Sáng kiến
Đổi mới Công ghệ Biến đổi Khí hậu Quốc tế của
nhóm, đồng thời hỗ trợ cho Liên minh Các bang vê
Năng lượng Sạch của nhóm, một liên minh của các
chương trình cấp bang cùng nhau hỗ trợ cho các
công nghệ và thị trường về năng lượng sạch.
Các ước tính cho thấy rằng điện từ sóng thủy triều
và các dòng suối có thể đáp ứng tới 15-20% nhu cầu
của thế giới về năng lượng phát thải ít cácbon. Các
công nghệ sản xuất điện từ thủy động học (tức là từ
năng lượng sóng, thủy triều và dòng nước chảy) có
thể khai thác các nguồn năng lượng dồi dào và sẵn
có này – và giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu -- ở các
nước phát triển cũng như đang phát triển.
Mặc dù cơ hội thương mại là rất lớn, song năng
lượng từ đại dương lại gặp phải những trở ngại to
lớn. Chi phí của nguồn năng lượng này cao hơn rất
nhiều so với các nguồn điện truyền thống và cả một
số nguồn năng lượng tái tạo. Hơn nữa, không một
công nghệ riêng lẻ nào tỏ ra là công nghệ tiên phong
trong ngành năng lượng thủy động học, và hơn 75
nhà thầu đang cạnh tranh với nhau trên phạm vi toàn
cầu để giành lấy các khoản đầu tư hiếm hoi của nhà
nước và tư nhân.

Những thách thức lớn khác cũng làm chậm tốc độ
của sự phát triển năng lượng từ đại dương và khiến
cho chi phí vẫn còn cao:





Hoạt động thử nghiệm tốn kém, rủi ro, và môi
trường đại dương thì khắc nghiệt
Tiếp cận với lưới điện từ những địa điểm xa xôi
Phải quản lý những tác động môi trường chưa
lường trước được
Phải tuân thủ những qui định pháp luật phức tạp
liên quan đến nhiều cơ quan ở cấp quốc gia và
cấp địa phương

Bên cạnh đó, ngành năng lượng thủy động học lại
chủ yếu là các công ty nhỏ mới được thành lập, do
đó thiếu sự chia sẻ thông tin và đôi khi các nỗ lực bị
chồng chéo, lãng phí. Những công ty nhỏ này cũng
thường thiếu nguồn tài chính để đưa những thiết bị
công nghệ năng lượng đại dương của họ ra thị
trường.

Được thả neo khoảng một dặm ngoài khơi đảo Hawaii,
Phao năng lượng công nghệ năng lượng từ đại dương
PowerBuoy trông giống như một chiếc phao thông
thường. Nó dập dềnh trên các con sóng cao từ 1 đến 7
mét, để chạy một cái bơm thủy lực có tác dụng chuyển

năng lượng chuyển động thành năng lượng điện thông
qua một máy phát điện đặt trên boong tàu. Lượng điện đó
được truyền vào bờ qua một đường dây cáp ở dưới biển.

ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN ĐỔI MỚI PHÂN BỔ

Câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là
làm thế nào để thúc đẩy việc giảm chi phí nhanh
chóng và đẩy nhanh thị trường để khắc phục những
khó khăn này. Câu trả lời có thể là một cách tiếp cận
đẩy nhanh thị trường được điều phối ở tầm quốc tế,
khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm rải rác
ở khắp nơi, ví dụ như cách tiếp cận đổi mới phân bổ
được đề cập trong bài viết “Khai thác kinh nghiệm
chuyên môn toàn cầu” trong ấn phẩm này. Phương
pháp tiếp cận này sẽ hỗ trợ cho việc học hỏi nhanh
chóng và góp phần giảm chi phí đáng kể.
“Rất cần có sự chung tay của mọi người” – Kế
hoạch hàng động Đại dương của Vương quốc
Anh năm 2010
Một báo cáo của Ủy ban Tư vấn về Các nguồn năng
lượng tái tạo của Vương quốc Anh đẫ khuyến nghị
“một cách tiếp cận hợp tác hơn đối với các dự án
nghiên cứu và phát triển giữa giới doanh nghiệp,
giới học thuật và chính phủ, với việc quản lý dự án
một cách chặt chẽ và chủ động hơn. Điều này sẽ góp
phần đảm bảo rằng các dự án tập trung vào việc giải
quyết đúng vấn đề, rằng các cơ hội trao đổi thông tin
được tận dụng, rằng các dự án tạo ra những thông tin
nghiên cứu phù hợp, và rằng càng có nhiều kết quả

được công bố càng tốt”.

- 19 -


Ngành năng lượng từ đại
dương chủ yếu là một số
công ty nhỏ mới thành
lập, là nguyên nhân của
sự thiếu sự chia sẻ thông
tin và các nỗ lực bị chồng
chéo rất lãng phí. Các
công ty nhỏ thường thiếu
nguồn kinh phí để có thể
mang những thiết bị công
nghệ đại dương của mình
ra thị trường.

Một cách tiếp cận đổi mới phân bổ quốc tế để đẩy
nhanh thị trường năng lượng từ đại dương cần được
khuyến khích vì những lý do sau:






Bất kỳ một bước lùi nào đối với một thiết bị
năng lượng nhất định cũng sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến toàn bộ ngành. Bởi vì qui mô của ngành

năng lượng từ đại dương còn rất nhỏ, cho nên sự
thất bại sẽ được người ta chú ý đến nhiều hơn
mà quên mất những thách thức kỹ thuật to lớn
mà ngành phải đối mặt. Một nhà phát triển thiết
bị đã nhận xét rằng “mỗi khi gặp thất bại, bạn sẽ
mất vài tháng của toàn ngành”.
Yêu cầu về vốn để phát triển ngành là rất lớn,
ước tính khoảng 750 tỉ đô-la Mỹ vào năm 2020,
và chi phí tỏ ra cao hơn so với dự kiến.
Thị trường năng lượng từ đại dương, giống như
tất cả các công nghệ năng lượng sạch, có tính
toàn cầu. Những nhà phát triển làm việc bên
ngoài phạm vi của nước mình, và điều này sẽ
còn tiếp tục.

Các cách tiếp cận hợp tác có thể dỡ bỏ rào cản thị
trường và đẩy nhanh ngành năng lượng từ đại dương
trong những lĩnh vực như:













chính dồi dào và kinh nghiệm phát triển dự án.
Điều này có thể đẩy nhanh đáng kể sự phát triển
về công nghệ.
Quản lý các rủi ro về môi trường và quy định
pháp lý – sự hợp tác và phối hợp sẽ giúp chúng
ta bớt được công sức cho việc đánh giá môi
trường và các quy trình pháp lý khác. Một cuộc
nghiên cứu của Hoa Kỳ đã kết luận rằng nhiều
chủ thể tham gia vào ngành “thấy rằng sự thiếu
kiến thức hay thiếu tiếp cận thông tin về môi
trường và qui định pháp lý cũng gây trở ngại
không kém gì so với việc thiếu vốn cho các cuộc
nghiên cứu mới”.

Xây dựng mô hình – các mô hình máy tính được
cải tiến để đánh giá hiệu năng và chi phí của
Ngành năng lượng từ đại dương gặp phải một số trở
thiết bị có thể giảm đáng kể chi phí phát triển,
ngại nhưng có thể khắc phục được thông qua một nỗ
và thông tin có thể được chia sẻ ở cấp độ quốc tế lực đổi mới phân bổ quốc tế được điều phối nhằm
giữa các cơ sở thử nghiệm và các phòng thí
đẩy nhanh thị trường bằng cách tận đụng các giải
nghiệm thuộc các trường đại học.
pháp trên toàn cầu. Mặc dù cách tiếp cận này đã có
Các cơ sở thử nghiệm – hiện nay ở Hoa Kỳ chưa những kết quả đầy hứa hẹn trong các lĩnh vực công
hề có một cơ sở thử nghiệm ngoài biển nào, và
nghệ khác, nhưng chưa có dự án nào được tiến hành
chỉ có một số ít cơ sở thử nghiệm đang được xây để đẩy nhanh thị trường năng lượng từ đại dương ra
dựng ở Vương quốc Anh và Ireland. Việc chia
toàn cầu thông qua sáng tạo, đổi mới. Tuy nhiên, Bộ

sẻ kinh nghiệm và kỹ năng giữa các quốc gia có
Năng lượng Hoa Kỳ đã tỏ ra quan tâm đến việc khởi
thể nhanh chóng cải thiện hiệu quả hoạt động và xướng một chương trình hợp tác đại dương quốc tế.
chi phí của các cơ sở thử nghiệm.
Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
Các dữ liệu về hiệu năng hoạt động và chi phí
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
của thiết bị – ngành, các nhà đầu tư và khu vực
nhà nước đều cần thêm các dữ liệu về hiệu năng
Chính phủ Hoa Kỳ.
và chi phí để đưa ra các quyết định đầu tư tư
nhân sáng suốt và giúp cho khu vực nhà nước
tin tưởng hơn vào sự đầu tư của mình.
Các công nghệ “cân bằng các hệ thống” – Hợp tác quốc tế: năng lượng từ đại dương
việc giảm chi phí có thể đạt được không chỉ
 Đề xuất cách tiếp cận đổi mới phân bổ quốc tế đối với
nhờ cải tiến thiết kế, điều này chỉ chiếm có
việc phát triển công nghệ cao
20% chi phí năng lượng từ đại dương, mà
 Xác định những rào cản chính đối với sự phát triển
còn có thể đạt được qua cân bằng các hệ
của các sản phẩm sáng tạo
thống – tức là cải tiến việc thả neo, cơ sở hạ
 Thúc đẩy nhận thức về các hoạt động đang diễn ra
tầng điện tốt hơn, và các cách thức sáng tạo
trong ngành
trong việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng.
 Phác họa những lĩnh vực cụ thể mà sự hợp tác quốc tế
Các quan hệ đối tác – khuyến khích những
sẽ tạo điều kiện hỗ trợ

quan hệ đối tác trong toàn ngành, đặc biệt là
 Đưa ra một cơ hội lớn để khai thác năng lượng từ sóng
giữa các nhà phát triển nhỏ với các công ty
biển, thủy triều và dòng nước chảy.
cơ khí và công ty công ích lớn với nguồn tài

- 20 -


Điều phối những ý tưởng xuất sắc
đã sản xuất ra điện ngoài lưới ở châu Phi
Lindsay Madeira
Lindsay Madeira là một chuyên gia tư vấn cho Công
ty Tài chính Quốc tế (IFC), là một tổ chức nhánh
của Nhóm Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực tư
nhân. Ở đây, bà đã hỗ trợ cho sáng kiến Thắp sáng
châu Phi từ khi dự án này ra đời vào năm 2007.
Ngày nay, 1,6 tỉ người trên
toàn thế giới và hơn 500
triệu người dân châu Phi
đang bị thiếu điện phục vụ
cho những nhu cầu thiết yếu
như nấu ăn và thắp sáng
trong gia đình. Con số này ở
Thắp sáng châu Phi đã giúp cho 50
châu Phi được dự đoán là sẽ
công ty tìm được chỗ đứng trong các
còn tăng lên trong vòng 20
cửa hàng bán lẻ ở châu Phi với hơn
năm tới, lên đến 700 triệu

70 loại sản phẩm – trong khi năm
người. Những người dân
Dự án Thắp sáng châu Phi có vai trò như
2008 chỉ có 10 sản phẩm – và làm
này phụ thuộc chủ yếu vào
một cầu nối giữa các công ty tư nhân và
giảm giá bán từ trên 50 đô-la xuống
việc nấu ăn và thắp sáng
khách hàng để tạo ra những thị trường cho
còn
từ 25 đến 50 đô-la.
bằng nhiên liệu (chủ yếu là các sản phẩm thắp sáng tốt hơn và giảm sự
dùng than củi, gỗ, và dầu
lệ thuộc vào nhiên liệu dầu lửa.
lửa), là những loại nhiên liệu
không hiệu quả, tốn kém, nguy hiểm, gây hại cho
tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết
sức khỏe, và góp phần vào việc phát thải khí nhà
những vấn đề này. Bắt đầu với việc thắp sáng rồi
tiến đến các dịch vụ năng lượng khác, chương trình
kính.
Thắp sáng châu Phi có vai trò cầu nối giữa các công
Việc thắp sáng tiêu thụ một tỉ lệ cao nhất trong chi
ty tư nhân và khách hàng để tạo ra thị trường cho
phí về năng lượng trong gia đình; người tiêu dùng
các sản phẩm thắp sáng tốt hơn. Bằng cách hỗ trợ
châu Phi tiêu thụ từ 10 tỉ đến 17 tỉ đô-la để mua dầu
cho sự phát triển của các sản phẩm và mô hình kinh
lửa dùng cho thắp sáng. Để cải thiện tình hình này,
doanh được cải tiến, chương trình đã góp phần mang

các đối tác nhà nước và tư nhân đang xây dựng một
lại những nguồn năng lượng thiết thực và hợp với túi
mô hình đổi mới phân bổ mới – đóng vai trò như
tiền của người dân, thay thế cho dầu lửa.
những nhà tạo lập thị trường – để đẩy nhanh sự sáng
tạo sản phẩm, đem lại những sản phẩm hiện đại
Một vai trò quan trọng của chương trình Thắp sáng
ngoài lưới điện cho những người dân nghèo nhất
châu Phi là người kết nối giữa các nhóm trong ngành
này.
và các chủ thể có liên quan, như các tổ chức phi
chính phủ, các chính quyền địa phương, giới học
thuật, các tổ chức tài chính, và các tổ chức phát triển
KHU VỰC TƯ NHÂN TỰ THÂN NÓ KHÔNG THỂ
quốc tế. Bằng việc kết nối sản phẩm với người mua,
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
chương trình Thắp sáng châu Phi đã góp phần đem
Các công nghệ thắp sáng hiện đại và tiên tiến có khả lại cho người tiêu dùng châu Phi những phương án
năng thay thế cho dầu lửa với những sản phẩm tiêu
thắp sáng hiện đại với mức giá có thể chấp nhận
dùng tốt hơn, nhưng vẫn còn nhiều rào cản lớn gây
được, cải thiện đáng kể cuộc sống của họ và giảm
khó khăn cho việc mang những sản phẩm này ra thị
tác động biến đổi khí hậu.
trường ở các nước đang phát triển. Hơn nữa, khu
vực tư nhân vẫn chưa được trang bị đầy đủ để có thể Nếu không có sự can thiệp, thì một số những rào cản
tự mình nắm bắt thị trường.
đã được khắc phục bởi cách tiếp cận đổi mới phân
bổ này hẳn đã gây cản trở cho sự phát triển của thị
Thắp sáng châu Phi, một chương trình hợp tác giữa

trường đối với những sản phẩm thắp sáng tốt hơn ở
Ngân hàng Thế giới và Công ty Tài chính Quốc tế
khu vực cận Sahara ở châu Phi, Nam Á, và các vùng
(IFC) có vai trò như một trung tâm môi giới đối tác
miền khác trên thế giới:
- 21 -













nghiệp vụ ngân hàng qua điện thoại cũng cho phép
người tiêu dùng có nguồn kinh phí tốt hơn để mua
những sản phẩm này. Chiến lược của dự án là tạo ra
những thị trường tự đứng vững được, những thị
trường khiến cho các sản phẩm hiệu quả, ít phát thải
cácbon có giá phải chăng với người tiêu dùng hơn là
dựa vào nguồn tài trợ hạn chế và ngắn hạn của các
nhà tài trợ.

Thiếu sự hiểu biết và chi phí giao dịch cao,
khiến khu vực tư nhân không đánh giá được hết

các cơ hội thị trường
Thiếu nhận thức từ phía người tiêu dùng về
những ích lợi của việc thắp sáng không nối với
lưới điện, dẫn đến những quyết định thiếu sáng
suốt của người tiêu dùng khi mua sản phẩm
Thiếu cơ chế đảm bảo chất lượng sản phẩm và
các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, dẫn đến việc có ít
sản phẩm hơn và chất lượng không cao
Những cản trở về chính sách và quy định pháp
lý như thuế nhập khẩu, các vấn đề về hải quan,
và các trợ cấp bóp méo thị trường làm tổn hại
đến sự thiết lập của các thị trường bền vững
Thiếu các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và tiếp cận
với các mạng lưới/đối tác kinh doanh
Tiếp cận hạn chế với nguồn tài chính dọc theo
chuỗi cung ứng, làm tổn hại đến sức mua

KẾT QUẢ

ĐỐI SÁCH

Thắp sáng châu Phi làm giảm những rào cản và thúc
đẩy thị trường phát triển nhanh chóng bằng cách
cung cấp cho thị trường những thông tin sâu và giáo
dục cho người tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh, và các hoạt động chính sách và khu
vực công. Hai trong số những dịch vụ dễ nhận thấy
nhất của chương trình này là việc đảm bảo chất
lượng và tiếp cận với nguồn hỗ trợ tài chính.
Một cách tiếp cận đa chiều về đảm bảo chất lượng

đã góp phần giúp cho các nhà sản xuất thiết kế ra
những sản phẩm có chất lượng và bảo vệ người tiêu
dùng tránh mua phải những mặt hàng kém phẩm
chất. Chương trình Thắp sáng châu Phi chứng nhận
chất lượng cho một số phòng thí nghiệm gần các
trung tâm chế tạo (hầu hết ở châu Á) và xây dựng
năng lực kiểm định sản phẩm ở trường đại học để
cho các nhà sản xuất có thể “sàng lọc nhanh” sản
phẩm của mình. Dự án cũng phối hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương và hợp tác với
Hiệp hội các cơ quan liên quan quốc tế để phát triển
một “dấu chứng nhận chất lượng” giúp cho người
mua có thể đưa ra những quyết định sáng suốt.
Thắp sáng châu Phi cũng thiết lập quan hệ đối
tác với các tổ chức cấp vốn thương mại để cung
cấp thông tin cho họ về những cơ hội kinh
doanh trong ngành, và cấp vốn bán buôn cũng
như các công cụ quản lý rủi ro để hướng dẫn
cho họ trong việc cấp vốn cho những chủ thể
tham gia dọc theo chuỗi cung ứng. Dự án cũng
đang cân nhắc việc cấp vốn trực tiếp cho các tổ
chức như E+Co và Quỹ Acument, là những tổ
chức cấp vốn dự án ở các nước đang phát triển.
Thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức tài
chính vi mô và tận dụng những sáng kiến trong

Các bằng chứng ban đầu cho thấy rằng sự hỗ trợ của
dự án đã góp phần đẩy nhanh nhiều công đoạn của
thị trường sản phẩm thắp sáng hiện đại không nối
với lưới điện ở vùng cận Sahara của châu Phi. Năm

2008, chỉ có chưa đầy 10 sản phẩm được phát triển
cho thị trường này; còn ngày nay, hơn 70 chủng loại
sản phẩm được chế tạo bởi 50 công ty đã tự tìm cho
mình chỗ đứng trên các cửa hàng bán lẻ ở châu Phi.
Cũng trong năm 2008, trên thị trường chủ yếu chỉ có
các sản phẩm có giá trên 50 đô-la; còn giờ đây nhiều
sản phẩm chất lượng cao chỉ có giá bán lẻ từ 25 đến
50 đô-la. Chi phí sản xuất của các sản phẩm thắp
sáng cầm tay dùng năng lượng mặt trời cũng được
dự báo là sẽ giảm khoảng 40% mỗi năm, chủ yếu là
nhờ giá của pin mặt trời tổng hợp, pin, và bóng đèn
điốt giảm.
Thành công của dự án Thắp sáng châu Phi đã minh
họa cho những lợi ích trực tiếp của một nỗ lực
chung giữa nhà nước và tư nhân nhằm giúp cho
những ngành công nghiệp non trẻ từng bước trưởng
thành và tung các công nghệ mới ra thị trường. Thắp
sáng châu Phi cũng là một ví dụ tuyệt vời về vai trò
của một tổ chức quốc tế trung lập trong việc tạo điều
kiện cho những hoạt động hợp tác để phát triển và
phân phối những sản phẩm đang rất cần thiết trong
môi trường đầy rủi ro của chúng ta.
Các quan điểm trình bày trong bài viết này không
nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của
Chính phủ Hoa Kỳ.

Hợp tác quốc tế: Dự án Thắp sáng châu Phi









Minh họa những ích lợi trực tiếp của một nỗ lực đổi
mới phân bổ giữa nhà nước và tư nhân được điều phối
một cách tập trung
Thúc đẩy nhận thức về những rủi ro an toàn của nhiên
liệu dầu lửa
Kết nối các đối tác quốc tế để hợp tác với nhau trong
những công nghệ thắp sáng mới không dùng nhiên
liệu
Giảm những rào cản đối với việc phát triển thị trường
dài hạn ở những vùng miền nghèo
Đưa ra một giải pháp thắp sáng với giá phải chăng cho
những người dân không được tiếp cận với điện lưới

- 22 -


Ceres: Các công ty xanh
Phỏng vấn bà Mindy Lubber
Mindy S. Lubber là Chủ tịch của tổ chức Ceres, một
liên minh các nhà đầu tư, các tổ chức môi trường và
các nhóm lợi ích công, đi tiên phong trong lĩnh vực
đối tác doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề biến
đổi khí hậu bằng cách lồng ghép tính bền vững vào
thị trường vốn. Bà lãnh đạo Mạng lưới nhà đầu tư
về rủi ro khí hậu (INCR), và được tặng giải thưởng

Doanh nhân Xã hội Skoll. Tổ chức Ceres đã được
tặng giải thưởng Thiết kế tổ chức năm 2009 của
Global Green USA và giải thưởng Nhà tư bản xã hội
doanh nghiệp nhạy bén năm 2007 và 2008. Trước
khi đến với Ceres, bà là Cán bộ phụ trách khu vực
của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và là sáng
lập viên/giám đốc điều hành của công ty Green
Century Capital Management, một công ty đầu tư
chuyên quản lý các quỹ đã được sàng lọc về môi
trường.
Ceres được thành lập năm 1990 bởi một nhóm các
nhà hoạt động môi trường và nhà đầu tư, những
người mà theo lời bà “là một nỗ lực chung để đảm
bảo rằng các công ty lơn đang tính đến tác động của
các vấn đề bền vững môi trường trong nội dung và
cách thức hoạt động của họ”.
Hỏi: Tổ chức Ceres đã được khởi sự như thế nào
thưa bà?
Mindy S. Lubber: Các nhà đầu tư rất quan tâm đến
tác động môi trường bởi vì họ lo ngại rằng nếu các
công ty không để ý đến các vấn đề môi trường thì sẽ
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của họ. Họ không
hoàn toàn đưa vào tính toán các rủi ro về việc tràn
chất độc hại, mà cũng chưa sẵn sàng với biến đổi khí
hậu, hay sự thiếu nước. Do đó chúng tôi đã cùng
nhau nhóm họp ngay sau khi xảy ra vụ tràn dầu của
hãng Exxon Valdez năm 1989. Không phải là để chỉ
trích hay đối đầu, mà là để nói rằng tác động của các
thông lệ kinh doanh đối với môi trường và đối với
nền kinh tế của chúng ta là rất lớn, và chúng ta cần

phải nâng cao những chuẩn mực về bền vững ngay
trong thị trường vốn.
Hỏi: Bà đã mất bao lâu mới thu hút được sự chú ý
của giới doanh nghiệp?
Lubber: Phải mất vài năm chúng tôi mới thuyết
phục được họ rằng chỉ có lợi cho công ty nếu họ giải
quyết các vấn đề về bền vững, khí hậu, và các vấn
đề môi trường khác. Vào đầu những năm 1990 thì
đây vẫn còn là một khái niệm mới. Chúng tôi đã yêu
cầu các công ty ủng hộ một cam kết tuân thủ các

Doanh nhân xã hội
Mindy Lubber là
Chủ tịch của Ceres.

nguyên tắc bền vững về môi trường. Để có được sự
ủng hộ của doanh nghiệp là một việc làm tốn thời
gian. Họ không đơn giản ủng hộ một cách dễ dàng –
các luật sư của họ sẽ đọc cam kết đó, hội đồng quản
trị cũng đọc, và cả giám đốc điều hành cũng đọc
cam kết đó – và họ nên làm như vậy. Mọi người nói
rằng chúng tôi chẳng bao giờ làm được đâu, các
công ty sẽ không ủng hộ một loạt những nguyên tắc
nghiêm túc đâu, nhưng họ đã ủng hộ. Và đó là khởi
đầu cho những mối quan hệ hiệu quả và lâu dài.
Chúng tôi nói rằng các công ty cần làm nhiều hơn
nữa. Điều đầu tiên cần làm là công bố cam kết về
bền vững của mình. Chúng tôi thiết kế cái gọi là
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu, và sáng kiến này đã trở
thành chuẩn mực vàng quốc tế cho việc báo cáo của

các doanh nghiệp về tính bền vững. Và mọi người
nói với chúng tôi rằng sẽ chẳng ai chịu làm điều đó
đâu, nhưng giờ đây chúng tôi đã kêu gọi được 1.695
công ty đa quốc gia nộp báo cáo bền vững dựa trên
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu. Cũng giống như chúng
ta chờ đợi các công ty phải nộp báo cáo tài chính, thì
giờ đây chúng ta cũng chờ đợi họ nộp báo cáo bền
vững. Để biết mức phát thải cácbon của họ là bao
nhiêu?
Họ đang giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tập quán
vứt bỏ rác thải độc hại của họ ra sao? Chúng tôi thiết
kế ra một hệ thống báo cáo không những cung cấp
thông tin cho công chúng, cho các đơn vị lân cận, và
cả cho các nhà đầu tư – những người sở hữu các
công ty – để họ có thể hiểu được những rủi ro và
trách nhiệm tiềm tàng mà các công ty có thể phải

- 23 -


chịu đối với các vấn đề bền vững. Đã có sự tiến bộ
về tác động, kết quả, sự tham gia, và sự tập hợp,
nhưng tất cả những điều đó cũng phải mất thời gian.
Hỏi: Mối quan tâm đối với các tập quán tốt nhất về
sự bền vững có tăng lên hay không?
Lubber: Cách đây 15 năm khi chúng ta nói về
những tập quán tốt nhất để các doanh nghiệp báo
cáo đầy đủ về tính bền vững của họ, từ nhân quyền
đến môi trường, thì điều đó hóa ra không chỉ liên
quan đến việc công bố thông tin, mà còn là việc các

công ty nhìn nhận tác động của nó như thế nào.
Thực tế là chúng tôi đã nhận thấy rằng nếu ta theo
dõi, đo đếm cái gì thì cái đó sẽ được quản lý tốt. Khi
các công ty đánh giá rủi ro của họ, từ việc thiếu
nước đến khả năng tràn chất độc hại, thì họ cũng
quản lý những rủi ro đó tốt hơn. Từ giữa những năm
1990 cho đến năm 2000, các công ty đã hiểu rõ hơn
về tính bền vững, về mối quan hệ của
nó với công ty, cách thức đánh giá nó,
và cách thức quản lý nó. Trong 5 năm
tiếp theo đó, chúng tôi đã làm việc với
các công ty trong những sáng kiến cụ
thể: làm thế nào để họ xây dựng
những phương tiện, cơ sở sản xuất tốt
hơn, hay lồng ghép tính bền vững vào
trong sản phẩm của họ?
Giờ đây chúng ta không tranh luận
với nhau xem các vấn đề về bền vững
và khí hậu có phải là các vấn đề mà thị trường vốn
cần quan tâm hay không. Tổ chức Ceres của chúng
tôi đã có các thành viên đầu tư với tổng giá trị lên
tới 8 ngàn tỉ đô-la (Mạng lưới các nhà đầu tư vào rủi
ro khí hậu) nói rằng đây là những rủi ro đồng thời
cũng là cơ hội thực sự. Chúng tôi có 82 công ty làm
đối tác trong việc lồng ghép tính bền vững vào trong
mọi hoạt động của công ty, từ những quyết định của
hội đồng quản trị cho đến những công việc thông
thường ở phòng văn thư. Ủy ban Chứng khoán và
Các Sở giao dịch Hoa Kỳ (SEC) giờ đây đã yêu cầu
các công ty phải tiết lộ các rủi ro thực tế từ các báo

cáo khí hậu của họ cho Ủy ban.
Ceres gần đây đã xuất bản một kết quả nghiên cứu
về doanh nghiệp của thế kỷ 21: không chỉ là các
nguyên tắc, việc tiết lộ thông tin, hay một vài
thương vụ riêng lẻ; giờ đây các công ty phải lồng
ghép tính bền vững vào cả kỳ vọng của các bên liên
quan, người tiêu dùng, các đơn vị lân cận, người lao
động, và các nhà đầu tư trong suốt chuỗi cung ứng.
Do vậy kỳ vọng đã tăng lên. Bây giờ không chỉ là
kiểu làm một lần rồi dừng theo kiểu “Chúng tôi đã
thực hiện một dự án tuyệt vời về tái chế. Vậy chúng
tôi là một công ty về môi trường đấy chứ?”. Chúng
tôi vận động họ, phối hợp chặt chẽ với họ và theo

đuổi tính bền vững lâu dài, với tư cách là đối tác.
Chúng tôi có những kỳ vọng rất cụ thể và chúng tôi
viết những kỳ vọng đó ra giấy. Quan điểm của
chúng tôi là mỗi doanh nghiêmpj cần có một ủy ban
trong hội đồng quản trị chuyên phụ trách về tính bền
vững, và nhiều trường hợp thì lương của các cán bộ
quản lý cấp cao cần được gắn với các khía cạnh về
tính bền vững như đối với các khía cạnh khác. Các
cán bộ phụ trách về tính bền vững cần được đề bạt
lên cấp quản ly cao hơn và báo cáo cho một nhà
quản lý tổng thể của toàn doanh nghiệp.
Thế giới của chúng ta đã thay đổi từng ngày, chúng
ta đã chuyển từ tính bền vững trong lời nói sang tính
bền vững trong hành động.
Hỏi: Liệu việc liên kết với Ceres hay các tổ chức
tương tự có nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp hay

không?
Lubber: Việc liên kết với Ceres hay
các tổ chức khác có tác dụng như một
bức thông điệp rất rõ ràng cho nhân
viên của công ty. Các công ty đều
muốn mình là một trong những người
dẫn đầu. Họ muốn làm những điều
đúng đắn. Họ sẵn sàng minh bạch, và
điều đó là tốt. Đứng trước mọi người
với độ tin cậy – là điều mà chúng tôi
đòi hỏi nếu họ muốn liên kết với
chúng tôi – cũng có giá trị đối với các
nhà đầu tư vào công ty, những người giờ đây đang
đặt câu hỏi về việc các công ty đang giải quyết vấn
đề bền vững như thế nào, và có giá trị đối với cả
người tiêu dùng nữa.
Hỏi: Những yếu tố hiệu quả nhất trong các đối tác
về biến đổi khí hậu của doanh nghiệp là gì, thưa bà?
Lubber: Những yếu tố quan trọng nhất là thành
công của các công ty đang thay đổi chính những
thông lệ của mình. Không phải chỉ hô hào suông
đâu, mà phải thay đổi thực sự. Điều nay đang diễn
ra, nhưng mới chỉ là khởi đầu, và chúng ta càng nhìn
thấy nhiều sự thay đổi, chúng ta càng giúp được các
công ty thay đổi thì càng tốt.
Hỏi: Bà có thể cho một vài ví dụ về những mối quan
hệ đối tác thành công với Ceres không ạ?
Lubber: Thực tế rằng các công ty của chúng tôi
đang thực hiện việc báo cáo bền vững rất kỹ lưỡng
là một ví dụ về sự thành công rất lớn, giống như việc

đệ đơn kiến nghị lên SEC để yêu cầu việc tiết lộ về
tính bền vững tốt hơn.
Nhưng cụ thể hơn là ví dụ của Công ty Điện lực Hoa
Kỳ, một công ty phát thải nhiều cácbon, vốn dĩ
không phải là một công ty “xanh”. Chúng tôi bắt đầu

- 24 -


làm việc với họ cách đây khoảng 4 năm, trước tiên
là trong một báo cáo bền vững chung chung về các
khía cạnh kinh tế học của việc một công ty công ích
phát thải cácbon. Chúng tôi đã làm việc trực tiếp với
các thành viên hội đồng quản trị của họ trong một
nghiên cứu chi tiết về việc họ cần phải làm sao để
chuyển đổi dần, không còn là một công ty nhiệt điện
nữa. Sau đó chúng tôi làm việc cùng với họ để lồng
ghép tính bền vững nói chung vào công ty, và họ đã
có những báo cáo bền vững rất tốt. Họ đang bắt đầu
bán hiệu quả năng lượng hơn là bán than hay điện
chạy bằng than.
Đối tác của Ceres là Công ty Điện lực Hoa Kỳ sở hữu
Nông trang Gió trời sa mạc ở miền Tây bang Texas.
Nông trang này có 107 tuốc-bin, mỗi chiếc có công suất
1,5 megawatts trải rộng trên diện tích 15 dặm vuông.
Mindy Lubber, Chủ tịch của Ceres, nói rằng Công ty
Điện lực Hoa Kỳ đang ‘bắt đầu bán sự hiệu qủa về
năng lượng hơn là bán than hay điện chạy than’.

Họ đã biến tính bền vững thành một dấu ấn cho bất

kỳ hoạt động nào mà họ thực hiện.
Chúng tôi cũng vừa mới làm việc với công ty Dell
về việc tái thiết kế toàn bộ chương trình môi trường
của họ, và tổ chức một cuộc họp với 15 tổ chức có
liên quan từ khắp nơi trên thế giới để thúc đẩy Dell
thực hiện những gì nên là ưu tiên của công ty, về
những thay đổi mà công ty nên thực hiện, và cách
thức họ nên thực hiện những hoạt động đó.
Chúng tôi cũng đã làm việc với công ty National
Grid, giám đốc điều hành của công ty này giờ đây đã
có những tiêu chí trả lương dựa trên mức giảm phát
thải cácbon. Họ đang lồng ghép tính bền vững vào
cơ chế trả lương, là điều mà chúng tôi kêu gọi các
công ty nên làm.
Hỏi: Việc lồng ghép tính bền vững vào hoạt động
của công ty có góp phần làm tăng lợi nhuận hay
không?
Lubber: Hầu hết là có. Một nội dung lớn của tính
bền vững là các công ty được đánh giá dựa trên việc
họ chi tiêu vào điều gì và sản xuất ra cái gì trong
một thời gian rất ngắn. Các kết quả từ các sáng kiến
bền vững thường không thể hiện ra trong khoảng
thời gian 3 đến 6 tháng.

hiểm lên tới 40 tỉ đô-la. Họ muốn thấy biến đổi khí
hậu được giảm nhẹ, nhưng phải sau một thời gian họ
mới thấy được kết quả.
Khi hãng Dell thiết kế lại các máy tính của họ để có
ít chất thải độc hại hơn, và đưa ra chính sách mạnh
mẽ trong việc xử lý chất thải độc hại trong những

máy tính cũ – thay vì vứt chúng trong các bãi chôn
lấp, nơi mà các hóa chất độc hại có thể ngấm vào
mạch nước ngầm – thì ban đầu họ đã phải bỏ ra rất
nhiều tiền. Nhưng họ tin rằng, và chúng tôi cũng tin
như họ, rằng trong dài hạn điều đó sẽ làm cho thị
phần của họ tăng lên đáng kể.
Hỏi: Tình trạng ‘tự khoác áo xanh’, tức là các công
ty tự cho mình là thân thiện với môi trường, có phải
là vấn đề không, thưa bà?

Nhưng có một lý do tại sao ngày nay chuỗi đại siêu
thị Wal-Mart lại biến tính bền vững thành biểu
tượng của họ. Họ đã tiết kiệm được một số tiền rất
lớn. Họ đã khiến cho các nhân viên rất hứng khởi
khi làm việc. Và họ đang ngày càng may mắn hơn
trong việc tuyển dụng được những sinh viên tốt
nghiệp giỏi nhất từ những trường danh tiếng nhất
bởi vì họ được mọi người đánh giá là công ty tiên
phong trong việc phát triển bền vững. Do vậy trong
trường hợp của họ, họ đang tiết kiệm được tiền, điều
đó rất có lợi cho kinh doanh.
Trong một số trường hợp khác thì phải mất nhiều
thời gian hơn. Bạn không thể thấy ngay kết quả. Các
công ty bảo hiểm đang giải quyết vấn đề biến đổi
khí hậu không muốn có thêm những cơn bão lốc như
Katrina trong đó họ phải chi tiền bồi thường bảo

Lubber: Tôi hết sức quan ngại về tình trạng này khi
nó xảy ra thường xuyên, và đó là lý do tại sao Ceres
lại không trao cho các công ty mà chúng tôi làm việc

cùng một ‘điểm xanh’ hay ‘dấu xanh’. Bất kỳ một
công ty nào, ngay cả những công ty đang có những
bước tiến bộ, đều sẽ phát hiện ra những vấn đề rất
khó xử. Do đó chúng tôi đòi hỏi các công ty phải
minh bạch và hướng tới chi tiết. Nếu họ làm được
một điều gì tốt, họ phải nói với chúng tôi xem kết
quả đạt được là gì.
Hỏi: Bà có lạc quan về đường hướng mà các quan
hệ đối tác môi trường doanh nghiệp đang đi hay
không ?
Lubber : Tôi nghĩ sự thay đổi lớn lao đã xảy ra rồi,
nhưng trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm. Một
điều rất quan trọng là chúng ta không còn tranh luận
về việc liệu tính bền vững có phải là một vấn đề về
kinh doanh hay không. Các công ty trên phố Wall

- 25 -


×