Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.34 KB, 54 trang )

1

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
(Giáo án dành cho khoa đào từ xa khóa II - Giảng viên Thích nữ Hương Nhũ)
Giới thiệu đôi nét về Ấn Độ.
Hiện nay, Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ
người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế
giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc
đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn
Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu),
Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh.
Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh.
Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng
là "người cha của Ấn Độ". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn
Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn
Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân
theo Hồi giáo là Pakistan, (nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là
Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa
Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua
lãnh thổ Ấn Độ.)
Đặc điểm địa lý xứ Ấn
Về địa lý, Toàn cõi Ấn Độ là một đại lục, chiếm gần hết bán đảo Ấn Độ, đây là một
quốc gia Nam Á, phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng
rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên
ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Hai mặt Đông Nam và Tây
Nam giáp Ấn Độ Dương.

Ấn Độ (tiếng Hindi:

Bharat; Trung


Quốc gọi là: Thiên Trúc (天竺), Quyên Độc (身毒. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan,
Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ có nền văn
minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Hymalaya dài 2600km,
trong đó có tới hơn 40 ngọn cao hơn 7000m, quanh năm tuyết phủ, Hymalaya theo
tiếng Phạn có nghĩa là nơi cư trú của tuyết, theo người Ấn Độ cổ Hymalaya cũng là nơi
cư ngụ của các đấng thần linh. Phía dưới là vùng đồng bằng Ấn - Hằng. Sông Hằng bắt


2

nguồn từ Hymalaya, chảy qua thành phố Varanasi (Benares) từ ngàn đời nay là dòng
sông linh thiêng của Ấn Độ.
Nhìn chung điều liện thiên nhiên của xứ Ấn rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều
núi non trùng điệp, nhiều sông ngòi với những đồng bằng trù phú, có vùng khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều, có vùng quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô
khan, nóng nực… Tính đa dạng khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu Ấn Độ
cũng là một dấu ấn trong hình thành phong cách sống của người dân Ấn.

Chương thứ Nhất
XÃ HỘI ẤN ĐỘ THỜI TIỀN PHẬT GIÁO
(Khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên
đến thế kỷ thứ V trước Công nguyên)
1. Nền văn minh Ấn Hà (Indus Civilization)
Nền văn minh sớm nhất của dân tộc Ấn Độ phải kể đến nền văn minh sông Ấn
(Indus river). Nhiều ý kiến cho rằng giống người Dravidian là dân bản địa xưa nhất và
nổi bật nhất trong số các dân tộc ở Ấn độ, là chủ nhân của nền văn hóa Indus. Họ thờ
nữ thần sáng tạo đất đai và dân tộc. Nền văn minh giai đọan này không thua gì nền văn
minh Lưỡng hà vùng Trung Á và văn minh nhà Thương của Trung Hoa thể hiện qua di
tích khảo cổ những thành thị thủ công nghiệp và thương nghiệp lớn, xuất hiện từ
khoảng giữa thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên niên kỷ II trước công nguyên. Xã hội

Ấn Độ khi đó đã có sự phân chia giai cấp, dân cư biết chế tạo và sử dụng đồ dùng bằng
đồng. Ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Từ cuối thiên niên kỷ thứ II BC, nền văn
hóa sông Ấn bắt đầu suy tàn. Người ta giải thích đó là do sự xâm nhập tàn phá của
nhóm người Aryans.
2. Sự xâm nhập của nhóm người Aryans
Văn hóa Ấn Độ cũng đã phát triển tới một trình độ khá cao, do tư tưởng sáng tạo
của giống người Aryan. Nguyên thủy, giống người Aryan cư trú tại miền Trung ương Á
Tế Á, lấy nghề du mục để sinh sống. Vào khoảng 3000 năm trước kỷ nguyên, giống
người này vượt qua dãy núi Hindukush di cư xuống vùng Đông nam Á Tế Á; một phần


3

của giống người này di chuyển về phía Tây nam thuộc Ba Tư (Iran), một phần thì tiếp
tục di chuyển về phía Đông nam, xâm nhập vào phía Tây bắc nước Ấn Độ, đánh đuổi
người bản xứ, chiếm lĩnh vùng Panjab (Ngũ hà địa phương), thuộc thượng lưu sông
Indus, và giống người này được gọi là dân tộc Aryan Ấn Độ.
Dân tộc Aryan Ấn Độ cư trú ở vùng Panjab, ngày một phồn thịnh, nhất là về mặt
tư tưởng thì rất phát đạt, vì thế, dân tộc này đã chế tác được bộ kinh điển đầu tiên, tức
là kinh điển Rg Veda (Lê Câu Phệ Đà) 40 quyển, là nguồn tư tưởng văn hóa ở thời kỳ
thứ nhất của Bà La Môn giáo, trong khoảng 1500 -1000 năm trước kỷ nguyên.
Nội dung của kinh điển Rg Veda chỉ là những bài ca tán có tính cách thần thoại,
nhưng bao hàm nhiều tư tưởng về vũ trụ và nhân sinh quan, tư tưởng Rg Veda là tư
tưởng mở đầu cho nền văn minh và triết học Ấn Độ, và cũng là cơ sở để khai triển cho
những trào lưu tư tưởng hậu lai.
Nguồn tư tưởng ở thời kỳ thứ hai của Bà La Môn giáo là thời đại Bràhmana
(Phạm thư), trong khoảng 1000 - 800 năm trước kỷ nguyên. Trong thời kỳ này, dân tộc
Aryan Ấn Độ lần lượt tiến về phía Đông, chiếm cứ khu đất đồng bằng phì nhiêu trên bờ
sông Hằng Hà (Gange), lấy nghề canh nông làm mục tiêu, đặt ra chức tước vua quan,
bắt những người khác giống làm nô lệ, chia xã hội thành bốn giai cấp khác nhau: Giai

cấp Bà-la-môn (Bràhmana), chủ trương việc nghi lễ tôn giáo; giai cấp Sát-đế-lợi
(Ksatriya) là giai cấp vua quan, nắm quyền thống trị; giai cấp Tỳ-xá (Vaisya) là giai
cấp bình dân, nông, công, thương; giai cấp Thủ-đà-la (Sùdra) là giai cấp tiện dân, đời
đời làm nô lệ. Vì giai cấp Bà-la-môn chủ trương công việc lễ nghi, tôn giáo, nên đã chế
tác ra bộ kinh điển Bràhmana, để chú thích và thuyết minh kinh điển Veda.
Nội dung của sách Bràhamana thì hoàn toàn là một pho sách có tính cách thần
học. Tư tưởng triết học của Bràhmana thì khai triển theo thứ tự trong ba giai đoạn. Giai
đoạn thứ nhất lấy Prajapati (Sinh sản) làm trung tâm. Tư cách của Prajapati là thần tối
cao, tạo ra vũ trụ, trời đất và hư không, rồi lần lượt tạo ra Thái Dương thần, Phong thần,
Hỏa thần, con người và vạn hữu, nên giai đoạn này thuộc về quan niệm sáng tạo. Giai
đoạn thứ hai, lấy Bràhaman (Đại ngã) làm trung tâm. Bràhman thay thế Prajapati để
nắm quyền chi phối các vị thần. Giá trị của Bràhman đứng trên hai phương diện, một
phương diện thì duy trì cái bản chất bất biến bất động của nó, mặt khác thì hoạt động
theo hai yếu tố là Nàma (Danh) và Rùpa (Sắc) để khai triển vạn hữu. Giai đoạn thứ ba,
lấy Àtman (Tự ngã) làm trung tâm. Bràhaman và Àtman tên tuy khác nhau nhưng cùng
một thể. Bràhman thuộc về phương diện vũ trụ; Àtman thuộc về phương diện tâm lý.


4

Căn cứ vào phương diện tâm lý thì linh hồn bất diệt, nghĩa là Àtman khi lìa thể xác thì
linh hồn được quy thuộc về Bràhman.
Nguồn tư tưởng ở thời kỳ thứ ba của Bà La Môn giáo là triết học Upanishad (Áo
nghĩa thư). Tiếp sau tư tưởng Bràhman là triết học Upanishad được thành hình trong
khoảng 800 - 600 năm trước kỷ nguyên. Nội dung tư tưởng triết học này chủ trương
thuyết PHẠM NGÃ ĐỒNG NHẤT (Bràhman, Àtman ailkyam), và lý tưởng giải thoát.
Lý tưởng giải thoát chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là việc đi tìm giải thoát,
nhưng giải thoát phải tìm ở tự nơi mình, không phải là tìm ở bên ngoài, cho nên nhân
của giải thoát là tự giác, nhân của luân hồi là bất giác. Giai đoạn thứ hai, muốn thoát
luân hồi cần phải an trụ cái bản tính, và bồi dưỡng phần trí tuệ. Giai đoạn thứ ba, phải

noi theo phương pháp tu trì để mong phát minh trực quán trí, tức là phép tu Du-già
(Yoga). Theo thứ tự như thế mà tu, dần dần chân ngã sẽ toàn hiện, tới lúc chân ngã toàn
hiện, thì Àøtman trở thành Bràhman, tức là giải thoát, chấm dứt luân hồi.
3. Tư tưởng triết học thời kỳ Veda
Chữ Veda bắt nguồn từ văn tự "vid", nghĩa đen là "tri thức", "hiểu biết". Nó cũng
được dùng chung với nghĩa là "thánh kinh", là "sự sáng suốt cao nhất". Có thể nói Veda
là một tác phẩm tổng hợp, có tính hỗn hợp và có nhiều cách phân chia
Kinh Veda là những bộ kinh cổ nhất của Ấn độ và của nhân loại. Đó là một bộ
sách thu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, những tư tưởng, quan điểm, những
tập tục, lễ nghi... của nhiều bộ lạc người Aryan.
Giai đoạn từ khoảng 2000 năm tr.CN đến thế kỷ VIII tr.CN
+Rig – Veda: Rig, có nghĩa là "tán ca", tán tụng Veda. Đây là bộ kinh cổ nhất
của nền văn hoá Ấn Độ bao gồm 1017 bài, sau được bổ sung thêm 11 bài dùng để cầu
nguyện, chúc tụng công đức của các vị thánh thần.
+Sama - Veda: Tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ, gồm 1549 bài.
+Yajur - Veda: Tri thức về các lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn bái
trong hiến tế.
+ Atharva – Veda: gồm 731 bài văn vần là những lời khấn bái mang tính bùa
chú, ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân và người thân,
gây tai họa cho kẻ thù.


5

Nhìn chung trong các tập Veda thời kỳ này tập trung phản ánh ước vọng của
người dân thường như mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có gia súc... ; đồng
thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những khái quát triết
học. Tuy nhiên qua các tập Veda đã thể hiện sự phát triển của tư duy trừu tượng trong
đó người ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu hiện ra trong
thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.

Giai đoạn từ thế kỷ VIII tr.CN đến thế kỷ V tr.CN
+ Brahmana: (gọi là Phạn chí hay kinh Bàlamôn), gồm những bài cầu nguyện,
giải thích các nghi lễ của Veda
+ Aranyaka: Nghĩa là suy tưởng trong rừng - kinh rừng, giải thích ý nghĩa huyền
bí của những nghi lễ Veda và phát hiện những ý nghĩa tượng trưng cao siêu của Veda.
+ Kinh Upanishad : Là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm 200
bài kinh giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn giáo Veda.
Nó thể hiện một tinh thần mới là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của nghi lễ và
bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triết học thực sự. Đây cũng là một trong những bộ
kinh quan trọng nhất của kinh Veda, được biên soạn (trong khoảng thời gian 800 – 600
năm trước kỷ nguyên) bởi các tông phái, các đạo sĩ trong những hoàn cảnh và địa
phương khác nhau. Nội dung tư tưởng triết học này chủ trương thuyết ―Phạm ngã đồng
nhất ‖ (Bràhman, Àtman ailkyam), và lý tưởng giải thoát. Lý tưởng giải thóat chia làm
ba giai đoạn
- Giai đoạn 1: là việc đi tìm giải thoát, nhưng giải thoát phải tìm ở tự nơi
mình, không phải tìm ở bên ngoài, cho nên nhân của giải thoát là tự giác và nhân của
luân hồi là bất giác.
- Giai đoạn 2: là muốn thoát luân hồi cần phải an trụ cái bản tính, và bồi
dưỡng phần trí tuệ.
- Giai đoạn 3: là phải noi theo phương pháp tu trì để mong phát minh trực
quán trí, tức là phép tu Du già (Yoga). Theo thứ tự như thế mà tu, dần dần chân ngã sẽ
toàn hiện, tới lúc chân ngã toàn hiện, thì Àtman trở thành Bràhman, tức là giải thoát
chấm dứt luân hồi.


6

4. Nguồn gốc giai cấp và thuyết Tứ Hành Kỳ
a. Nguồn gốc hệ thống đẳng cấp
- Đẳng cấp ở Ấn đã trải qua nhiều thay đổi trước khi trở thành có hệ thống

như hiện nay. Về mặt văn bản, đẳng cấp được đề cập đầu tiên trong RgVeda, bản kinh cổ nhất của Bà La Môn giáo. Theo Rg-Veda thì bốn đẳng
cấp đều được sinh ra từ một nguồn, từ trên cùng cơ thể của con người sơ
thủy (Purusa): Bà La Môn được sinh ra từ miệng; Sát Đế Lợi sinh ra từ
tay; Phệ Xá sinh ra từ bắp vế; và Thủ Đà La sinh ra từ chân (Rg-Veda,
10.90).
Từ khởi đầu, sự phân chia cao thấp giữa các đẳng cấp được dựa theo vị trí
trên cơ thể của con người sơ thủy mà từ đó các đẳng cấp được sinh ra.
Đẳng cấp sinh ra từ miệng, do ở gần đầu nhất, nên được xếp cao nhất; và
ngược lại, đẳng cấp sinh ra từ chân thì được coi là thấp nhất. Như vậy theo
Rg-Veda, cả bốn đẳng cấp đều xuất phát từ một nguồn và có những liên hệ
với thần linh.
Có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc hệ thống đẳng cấp của Bà
La Môn giáo(6). Nếu xem xét những gì được mô tả trong các thánh điển
của tôn giáo này, ta thấy có hai vấn đề: 1. Đẳng cấp là một vấn đề ―siêu
hình‖, vì nó được cho là do thần linh tạo ra, hay nói cách khác, nó có
nguồn gốc từ thần linh, từ ―Con người sơ thủy‖. 2. Đẳng cấp được phân
chia dựa trên đặc điểm sinh học, tức dựa trên sắc da và tính cách của từng
nhóm người. Dựa trên sắc da, nhóm người có da trắng là các Bà La Môn;
nhóm người có da đỏ là Sát Đế Lợi; nhóm người có da vàng là Phệ Xá; và
nhóm người có da đen thuộc về Thủ Đà La. Về đặc tính, các Bà La Môn
thường được cho có các đặc điểm như thông minh, chân thật, thanh sạch
và những đặc tính tốt khác. Sát Đế Lợi và Phệ Xá thì được cho có các đặc
tính như dũng cảm, kiêu hãnh, hăng hái… Đẳng cấp cuối cùng, Thủ Đà
La, bị gán cho các đặc tính xấu như ngu muội, dơ bẩn và thiếu tính sáng
tạo...
Về phương diện lịch sử xã hội, hệ thống đẳng cấp được cho là sản phẩm
của những người Aryan khi những người này xâm chiếm Ấn Độ. Trước
khi những người Aryan đến, có nhiều tộc người khác nhau sinh sống tại
Ấn, trong đó tộc người Dravidian chiếm đa số. Sau khi chinh phục Ấn Độ,



7

trong quá trình phân bổ lao động, những người Aryan đã phân chia cộng
đồng của họ thành ba nhóm là Sát Đế Lợi, Bà La Môn và Phệ Xá để đảm
trách những công việc khác nhau. Về sau, những người Aryan đã lập nên
một đẳng cấp thứ tư, đó là Thủ Đà La, những cư dân bản địa được người
Aryan chấp nhận, hoặc những người pha trộn huyết thống giữa Aryan và
người bản địa. Ngoài ra, còn có một đẳng cấp thứ năm là Panchama,
những người tiện dân, là những cư dân bản địa mà người Aryan không
thừa nhậnTrong Upanishad, Bà La Môn thậm chí được đồng nhất với
Phạm thiên, và như vậy Bà La Môn cũng được xem là nguồn gốc mà từ đó
tất cả các đẳng cấp khác đã sinh ra. Do đó, các đẳng cấp khác không được
xâm phạm Bà La Môn, vì xâm phạm Bà La Môn là xâm phạm nguồn gốc
của mình. Sát hại một Bà La Môn bị xem là tội lỗi lớn nhất. Các đẳng cấp
khác, đặc biệt là Sát Đế Lợi, phải có nhiệm vụ bảo vệ đẳng cấp Bà La
Môn. Như vậy 4 giai cấp đã hình thành như sau:
- Thứ nhất: Giai cấp Bà la môn ( Bràhmana) tức giới tăng lữ đảm trách tín
ngưỡng
-Thứ hai: Giai cấp Sát đế lỵ (Khattiya) tức chiến sĩ, quý tộc nắm quyền
lãnh đạo, thống trị lãnh thổ.
-Thứ ba: Giai cấp Phệ xá (Vessas) tức là gồm cả thương gia và địa chủ.
- Thứ tư: Giai cấp Thủ đà la (Shadra) tức thợ thuyền, tôi tớ, là giai cấp tiện
dân, suốt đời làm nô lệ, phục vụ cho giai cấp trên.
 Lưu ý: Chỉ có ba giai cấp đầu là được phép tụng đọc các Veda, còn giai cấp Shadra
bị cấm đoán hoàn toàn.
b. Thuyết Tứ hành kỳ
Cùng với chế độ giai cấp thì tư tưởng Bràhama cũng chủ trương mẫu thức lý
tưởng về cuộc sống theo tư tưởng Veda. Theo triết lý này, để mỗi cá nhân có thể đạt
đến sự mẫu mực, đạo đức, cũng như về con đường đi đến giải thoát thì đời người được

chia thành bốn giai đoạn cụ thể sinh hoạt, gọi tắt là Thuyết Tứ Hành Kỳ:
 Phạn hành kỳ: đây là thời gian học tập Kinh điển Veda (từ 6 tuổi
đến 12 tuổi)
 Gia trú kỳ: thời kỳ sống ở gia đình


8

 Lâm thế kỳ: Là lúc phải nương náu ở trong rừng và nghiêm
chỉnh thực hành các quy định về cúng bái, nghiêm khắc khổ
hạnh và tu tập thiền định
 Độn thế kỳ: Vân du bốn phương, sống hạnh khất sĩ và mong cầu
đạt được giải thoát.

Chương thứ Hai
GIAI ĐOẠN NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO.
(Từ thế kỷ VI trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên)
1. Tình hình chính trị xã hội
Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ Ấn độ đã phát triển cao, nhưng vẫn bị
bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng sự thống trị của
nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng
cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm, tôn giáo được coi là hệ tư tưởng
chính thống, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Các trào lưu triết học thời kỳ này
với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau, vừa mang tính
chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến
đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Veda. Từ đó đã hình thành cách
phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường phái triết học thành hai phái chính:
- Phái triết học chính thống (Astika) thừa nhận uy thế tối cao của kinh Veda của

đạo Bàlamôn, bao gồm 6 trường phái chính là: 1)Samkhya, 2) Mimamsa,3) Vaisesika,
4) Nyaya, 5) Yoga và 6)Védanta.
- Phái triết học bác bỏ uy thế tối cao của kinh Veda đạo Bàlamôn gồm 3 trường
phái chính là: 1) Các trường phái triết học vô thần, duy vật trong phong trào mới đòi tự
do tư tưởng ở Đông ấn và trường phái triết học duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ
nghĩa duy vật khoái lạc như Charvaka; 2) Phật giáo và 3) Đạo Jaina. Ngoại trừ Phật
giáo là một tôn giáo mang tính giác ngộ và giải thoát hoàn toàn, còn trường phái


9

Lokayata là trường phái triệt để duy vật, vô thần, các trường phái khác đều mang tính
chất nhị nguyên luận hay thiếu triệt để.
2. Tư tưởng triết học của sáu trường phái chính và những trường phái triết học
phủ nhận uy thế của Veda.
i.

Trường phái Samkhya (Số luận): Khai tổ là Kapia (Ca Tỳ La)

Phái này chủ tương Nhị nguyên luận là tinh thần và vật chất. Vật chất là yếu tố
để thành lập vạn vật, đối lập với vật chất là vô số linh hồn. Linh hồn thì họat động tự
do kết hợp với vật chất để tạo thành sinh vật. Lý luận về bản nguyên vũ trụ là tư tưởng
triết học trung tâm của trường phái này. Họ cho rằng loại nào có nguyên nhân của loại
ấy với luận điểm nổi tiếng " Trồng Sali đượcSali, trồng Vrihi được Vrihi". Với họ bản
chất của linh hồn là thuần túy chủ quan không biến động, vật chất là khách quan luôn
luôn biến hóa dao động, nương theo ba nguyên chất là ―sattva‖ (hỷ), ―Rajas‖ (ưu) và
―Tamas‖ (ám). Ba nguyên nhân này gọi là ba đức (guna). Căn cứ vào sự phối hợp của
ba đức này để thuyết minh hiện tượng vạn hữu.
ii.


Trường phái Mimansa (Nhĩ Man Tát Phái) Khai tổ là Jaimimi
(Sà Y Nhĩ Ni)

Kinh điển của triết học Mimansa là "Mimansa - Sutra". Một đại biểu lớn của
trường phái này là Sabara, người viết chú giải cho "Mimansa - Sutra". Phái này chú
trọng về phương diện luân lý triết học, phục tùng mệnh lệnh và cấm chế của kinh điển
veda, chủ trương thuyết ―Âm thanh thường trụ‖. Về nguồn gốc thế giới, phái Mimansa
có quan điểm duy vật cho rằng thế giới được sinh ra từ các nguyên tử (Anu)Phái
Mimansa coi đời người là khổ và vấn đề đặt ra là phải thoát khỏi nỗi khổ ấy. Họ chủ
trương thoát khổ bằng cách duy trì các nghi lễ, đặc biệt là lễ "Hiến sinh". Khi giải quyết
mối quan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường duy tâm coi tinh
thần tồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi.
iii.

Trường phái Védanta (Phệ Đàn Đa Phái) Khai tổ là
Bàdarayana (Bà Đạt La Gia Na)

Tư Tưởng triết học của phái này chủ trương rằng Bràhman là tổng nguyên lý của
vũ trụ, vạn hữu, là duy nhất, là siêu việt. Các nhà tư tưởng Védanta hệ thống các tư
tưởng của Upanishad - tác phẩm được coi là kết thúc của Veda (Védanta. nghĩa là "kết
thúc Veda"). Tác phẩm Brahman - Sutra được coi là kinh điển của Védanta, nhưng nội
dung không rõ ràng, khá mơ hồ nên có nhiều cách giải thích khác nhau.Cách luận giải


10

có ảnh hưởng lớn nhất là " thuyết Védanta. nhất nguyên". Đó là triết học nhất nguyên
luận duy tâm chủ quan cho rằng chỉ có Brahman, tức ý thức thuần túy là tồn tại duy
nhất, mà Brahman lại được đồng nhất với "Cái tôi" (Atman). Thế giới vật chất không
tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảo ảnh do "Vô minh" sinh ra. Đại biểu cho

thuyết này là Sankara, người viết chú giải cho Brahman - Sutra.Các phái Védanta. sau
này lại giải thích Brahman - Sutra theo quan điểm hữu thần, hay duy tâm khách quan.
Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ, vĩnh hằng; còn Atman là linh hồn cá thể, một bộ
phận của linh hồn tối cao, tưc Thượng đế Brahman.
iv.

Trường phái Yoga (Du già phái) Khai tổ là Patanjali (Bát Tử
Xà Lê)

Yoga xuất hiện rất sớm, từ nền văn minh Indus. Cuốn Yoga - Sutra được coi là
của Patanjali(Thế kỷ II tr.CN).Tư tưởng cốt lõi của trường phái này là sự thừa nhận
nguyên lý hợp nhất vũ trụ nơi mỗi cá thể. Yoga còn là phương pháp dưỡng sinh được
xây dựng trên cơ sở nhận thức về thế giới và con người. Phái này chú trọng ở pháp môn
thiền định để mong cầu giải thoát, theo phương pháp thực tu chia làm tám giai đoạn.
- Cấm chế (Yama): Giữ các điều răn (giới), bao gồm ngũ giới: Sát sinh, đạo,
vọng ngữ tà dâm,của riêng.
- Khuyến chế (Niyama): Thanh tịnh trong học tập kinh điển- Tọa pháp (Anasa):
Giữ vị trí thân thể đúng đắn
- Điều tức (Pranayama): Giữ hơi thở đều, sâu, nhịp nhàng.- Chế cảm
(Pratyahara): Điều khiển cảm giác sao cho lúc ngồi thiền, giác quan được thoải mái.
- Chấp trì (Dharana): Tập trung tư tưởng.
- Thiền định (Dhyana): Giữ tâm thống nhất
- Đẳng trì hay Tam muội (Samadhi): Đưa tâm đến hư không, chứng được cảnh
giới sán lạn.
Phương pháp tu luyện này sẽ sản sinh ra những năng lượng lớn mà những người
bình thường không đạt được. Nhiều phái cho rằng, nếu thực hiện các phương pháp
Yoga thì sẽ có sức mạnh siêu nhiên.


11


v.

Trường phái Nyaya (Chính lý phái)Thủy tổ tên là Aksapàda
(Túc Mục)

Tư tưởng của phái triết học này thuộc Đa nguyên luận, lấy kinh điển Nyàya Sutra
làm căn cứ. Kinh này có 538 câu. Về quan niệm nhân sinh lấy phương châm lìa khổ tới
chỗ giải thoát làm mục đích. Phái này cho rằng con người được sinh ra nơi trần thế là
có đầy dẫy sự khổ mà nguyên nhân được sinh ra (janma) là do tác nghiệp (pravrtti), tác
nghiệp làm cơ sở cho phiền não (dosa), phiền não là căn bản của vô tri (mithyajnàna).
Vậy nên muốn lìa khổ phải tiêu diệt vô tri, tiêu diệt được vô tri tức là tới cảnh giới an
vui giải thóat (nihsreyasa). Lý thuyết này tương tự với thuyết mười hai nhân duyên
trong Phật giáo. Về phương thức nghị luận thì thuyết biện luận của phái Nyaya có đóng
góp quan trọng về lôgic hình thức. Họ đưa ra hình thức biện luận gọi là "Ngũ đoạn
luận" gồm năm mệnh đề: 1. Tôn (Pratijanà)), 2. Nhân (Hetu), 3. Dụ (Udàhadana), 4.
Hợp ( Upanaya), 5. Kết (Nigamana). Về sau phương thức luận lý này được phủ chính
những chỗ chưa hòan bị qua tay hai bậc thạc học trong Phật giáo là Thế Thân và Trần
Na, và được chuyển làm môn luận lý học trong Phật giáo.
vi.

Trường phái Vaisésika (Thắng luận phái) Đại biểu cho phái
Vaisesika là Kananda, tác giả của "Vaisesika - Sutra" gồm
370 câu,

Trong đó có nêu ra sáu phạm trù là: Thực cú nghĩa, Đức cú nghĩa, Nghiệp
cú nghĩa, Đồng cú nghĩa, Dị cú nghĩa và Hòa hợp cú nghĩa, sáu nguyên lý kể trên
tức là sáu phạm trù căn bản để thuyết minh và lý giải vạn hữu. Nhưng tóm lại
vạn hữu đều do ba nguyên lý ―Thực, Đức, Nghiệp‖ (Thể, tướng, dụng) kết hợp
lại mà thành lập. Về phương diện nhân sinh quan, phái này cho con người được

được thành lập bởi tám yếu Àtman, Manas (ý), Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt
căn, Thân căn, Nghiệp lực đây là yếu tố cuối cùng, bởi nghiệp lực huân tập nên
bị luân hồi, muốn thóat luân hồi cần phải diệt nghiệp lực, muốn diệt nghiệp lực
cần phải tu trì khổ hạnh để mong đạt tới cảnh giới thuần túy của Àtman, đó là lý
tưởng giải thoát.
vii.

Trường phái triết học Lokayata và phong trào tư do tư tưởng
ở Đông ấn

Trong học thuyết về tồn tại, phái Lokayata cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện
tượng trong vũtrụ đều do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và không khí cấu thành.
Chúng có khả năng tự tồn tại, tựvận động trong không gian để tạo thành vạn vật,


12

kể cả con người. Tương ứng với bốn nguyên tố là bốn nguyên tử đất, nước, lửa và
không khí tồn tại ngay từ đầu, không thay đổi và không thể tiêu diệt được. Về mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức, họ giải thích trên quan điểm duy vật thô sơ, mộc mạc.Theo
họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ thể; rời khỏi nhục thể thì người ta không thể có ý
thức.Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tôi" cũng hết.
Về nhận thức luận và lôgic học, phái Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa
nhận cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức. Chỉ có cái gì cảm giác
biết được thì mới tồn tại. Các giác quan có thể tri giác được sự vật bởi vì bản thân các
giác quan cũng gồm các nguyên tố giống như các sự vật. Theo họ, suy lý, kết luận hay
những chứng minh của kinh Véđa đều là những phương pháp sai lầm của nhận thức. Từ
đó, họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn.Về đạo đức học, họ phê phán những
thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cáchkiềm chế mọi ham muốn, dục
vọng và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia sau khi chết. Họ chủ trương hãy

để cho mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạođức
học của họ được gọi là "chủ nghĩa khoái lạc".
viii.

Triết học Phật giáo

Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
VI tr.CN ở miền Bắc Ấn độ, phía Nam dãy Hymalaya, vùng biên giới giữa Ấn độ với
Nêpan hiện nay. Đạo Phậtra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và
chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm con đường giải thoát con người khỏi
nỗi khổ đó.
Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện
chứng chất phác, phủ nhận tư tưởng về đấng sáng tạo Brahman, cũng như phủ nhận
"Cái tôi" (Atman) và dưa ra quan niệm "Vô ngã" (Anatman) và "Vô thường";
Thừa nhận quan niệm "Luân hồi" và "Nghiệp" trong Upanishad, Phật giáo đặc
biệt chú trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh
khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana).Từ sự lý
giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Đức Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết "Tứ
diệu đế" và "Thập nhị nhân duyên" để giúp giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và
kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của đạo Phật.
Trong giai đoạn đầu, thế giới quan nhân duyên của Phật giáo đã có những yếu tố
duy vật và biện chứng tự phát. Về lĩnh vực chính trị - xã hội, đạo Phật là tiếng nói phản


13

kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo chế độ xã hội bất công, đòi tự do tư tưởng và
bình đẳng xã hội, nêu lên ước nguyện giải thoát con người khỏi nỗi bi kịch cuộc đời,
khuyên dạy mọi người sống có đạo đức với từ bi.
ix.


Trường phái triết học Jaina

Jaina là một tôn giáo xuất hiện gần đồng thời với Phật giáo. Người sáng lập ra
trường phái nàylà là Maharvira, có hiệu là Jaina (nghĩa là Chiến thắng).Triết học cơ bản
của Jaina là học thuyết và "cái tương đối". Theo thuyết nay, tồn tại đầu tiên là bất biến,
vô thủy, vô chung, sự biến đổi của vạn vật là không cùng; thế giới vạn vật là sự thống
nhất của cái biến đổi và cái bất biến. Cái vĩnh hằng là vật chất; cái không vĩnh hằng là
các dạng của vật chất (Thí dụ: Đất sét thì không thay đổi, nhưng cái bình bằng đất sét
thì có thể thay đổi). Điều đóđược thể hiện qua các khái niệm: 1. Tồn tại; 2. Không tồn
tại; 3. Vừa tồn tại vừa không tồn tại; 4.Không thể miêu tả; 5. Tồn tại và không thể miêu
tả; 6. Không tồn tại và không thể miêu tả; 7. Tồn tại và không tồn tại và không miêu tả
được.
3. Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Vị giáo chủ sáng lập ra đạo Phật là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyàmuni), Hán
dịch là Năng Nhân Tịch Mặc, lấy ý nghĩa Ngài là một bậc trí tuệ trong going họ Thích
Ca. Tên chính của Ngài là Cù Đàm Tất Đạt Đa (Gautama Siddhàtha). Cù Đàm nghĩa là
Giác Giả (Budha), hay là Thế Tôn (Bhagavat). Giác Giả và Thế Tôn là danh hiệu tôn
xưng về đức độ của Ngài. Ngài là con vua Tịnh Phạn nước Ca tỳ la vệ (Kapilavastu),
mẹ Ngài là Hoàng hậu Ma da. Nước Ca tỳ la vệ tức là xứ Pipaova ở phía Bắc thành Ba
la nại (Bénares) ngày nay.
Thái tử sinh lúc mặt trời vừa mọc, nhằm ngày trăng tròn tháng hai Ấn Độ, tức là
ngày mồng tám tháng tư lịch Tàu. Ngài sinh vào khoảng 563 năm trước Tây lịch. Theo
tục lệ Ấn Độ đàn bà có chồng lúc sinh nở phải trở về nhà cha mẹ. Bà Hoàng hậu Ma da
trở về ngang qua vườn Lâm tỳ ni của vua Thiện Giác thì sinh Ngài dưới cây vô ưu. Khi
mới sinh, Ngài đứng trên hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, miệng nói: "Trên
trời dưới trời chỉ một mình ta là lớn." Sau khi sinh Thái Tử được bảy ngày thì Ma Da
phu nhân từ trần. Thái Tử được kế mẫu là Ma ha Ba Xà Ba Đề (Prajàpati) trông nom
nuôi nấng.
Khi lên 8 tuổi, Thái Tử được trang bị kiến thức văn võ song toàn. Để tiếp xúc với

cuộc đời, đã ba lần Thái Tử được phép vua cha cho ra ngoài thành để quan sát cuộc


14

sống dân gian và tìm hiểu xã hội. Thái Tử đã mục kích thấy những cảnh tương tàn
tương sát của các loài sâu bọ chim muông, những cảnh già, ốm, chết của nhân thế. Vì
vậy, nên Thái Tử cảm ngay thấy cuộc đời không có chi là vui sướng, là bền vững, là
giải thoát, hết thảy đều là vô thường. Sau khi quan sát, Thái Tử sinh ra buồn rầu, và
luôn luôn suy nghĩ để tìm phương cách cứu khổ cho chúng sinh. Lại một lần nữa Thái
Tử ra chơi ngoài thành, lần này gặp một vị Sa môn, tướng mạo đoan trang, đi đứng ung
dung, trông có vẻ tiêu dao giải thoát, do đó Thái Tử liền nảy ra tư tưởng xuất gia cầu
đạo.
Thái Tử đã mấy lần xin phép vua cha đi xuất gia, nhưng vua cha đều không ưng
thuận. Vì sợ Thái Tử đi xuất gia nên vua bắt tìm đủ mọi sự khoái lạc để cho Thái Tử
khuây lòng. Khi 18 tuổi, Thái Tử đã phải vâng lệnh vua cha, thành hôn cùng công chúa
Da Du Đà La (Yásoddharà), con gái vua Thiện Giác (Suppabuddha) nước Câu Ly
(Koli), sau Thái Tử đã sinh một con trai tên là La Hầu La (Rùhula). Vua cha thấy thế lại
càng yêu quý, vui mừng, và sai tuyển thêm mỹ nữ vào cung để hầu hạ Thái Tử. Nhưng
vì chí xuất gia đã quyết, nên dù ở trong hoàn cảnh cao quý, xa hoa, lộng lẫy mà Thái
Tử cũng không say đắm.
Khi 29 tuổi (có thuyết 19 tuổi), là thời kỳ xuất gia đã đến, Thái Tử không thể
chậm trễ được nữa, liền trốn vua cha, từ giã vợ và con, bỏ nơi hoàng cung, nửa đêm
vượt thành ra đi, nhằm vào ngày mồng 8 tháng Hai. Đi sâu vào rừng đến bờ sông
Anoma, Ngài cắt tóc và thay đổi y phục trao lại bảo Xa nặc đem về dâng Phụ hoàng và
tỏ rõ sự tình. Từ đây, Thái tử đã trở thành một đạo sĩ và dấn thân trên đường tìm đạo.
Ngài đi đến thành Vương xá (Rajagrìha) xứ Ma kiệt đà, tìm đến các vị Đạo sĩ Bà la
môn mà tham khảo phương pháp tu hành. Sau một thời gian tu luyện, Ngài không thỏa
mãn vì cho rằng chưa được rốt ráo. Ngài liền vào rừng Ưu lâu tần loa, xứ Phật đà già da
(Bouddhagaya) tu hạnh ép xác, một ngày chỉ ăn một hạt mè, hạt gạo và suy nghĩ trong

sáu năm, song vẫn thấy vô hiệu. Ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh ấy không phải là lối tu
giải thoát. Và sau khi nhận bát sữa của nàng Su jà ta dâng cúng, thân thể bình phục, tâm
hồn sảng khoái, Ngài đến dưới gốc cây bồ đề ngồi trên thảm tọa và phát nguyện: "Nếu
không tìm ra chân lý thì thà chết ta không rời thảm tọa này". Trải một thời gian thiền
quán, Ngài đã chiến thắng được tất cả những ma chướng phiền não của thân và tâm.
Ngài lại dẹp được mọi sự phá rối của ma vương bên ngoài. Đầu đêm, Ngài chứng được
Túc mạng minh, thấy rõ ràng những đời quá khứ, hiện tại, vị lai; nửa đêm, Ngài chứng
được Thiên nhãn minh, thấy được cả vũ trụ bao la; cuối đêm vào lúc sao mai mọc, Ngài
chứng được Lậu tận minh, nhận chân nguồn gốc sanh tử luân hồi là sự mê mờ gọi là vô


15

minh, và hoàn toàn giác ngộ. Ngài đã thành đạo vào lúc sao mai mọc, ngày 8 tháng
Chạp.

4. Giáo lý căn bản nguyên thủy Phật giáo (Tứ đế, Duyên khởi và vô ngã,
Ngũ uẩn, Nhân quả và nghiệp báo, Niết bàn).
Trong khi luận điểm của các trường phái khác chấp nhận đấng sáng tạo
Brahman, cũng như chấp nhận "Cái tôi", thì giáo lý căn bản của Phật giáo là vạn vật
trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ nhân duyên nên thành ra "có" (tồn tại). Ngay
bản thân sự tồn tại của thực thể con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo
thành bởi hai thành phần là thể xác (Rupa - sắc) và tinh thần (Nâma- danh), do sự hợp
tan của ngũ uẩn (sắc - thụ - tưởng - hành - thức). Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta,duyên tan
ngũ uẩn ra thì không còn là ta, là diệt, nhưng không phải là mất đi mà là trở lại với ngũ
uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn biến hóa theo luật nhân quả không ngừng
nên vạn vật,con người cứ biến hóa vụt mất, vụt còn, không có sự vật riêng biệt tồn tại
mãi mãi do đó không có cái tôi thường định (An - Atman).
Và cũng từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Đức Phật đã đưa ra
thuyết "Tứ diệu đế" và "Thập nhị nhân duyên" để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi

khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của đạo Phật.
"Tứ diệu đế" là bốn chân lý chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn cao hơn hết, gồm:
+ Khổ đế : Phật giáo coi " đời là bể khổ". Có trăm ngàn nỗi khổ, nhưng có 8 nỗi
khổ trầm luân, bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt
ly (Yêu thương mà phải chialìa), Oán tăng hội (Oán ghét nhau mà phải sống với nhau),
sở cầu bất đắc (Cầu mong mà khôngđược), ngũ thụ uẩn (năm yếu tố vô thường nung
nấu làm nên sự đau khổ).
+ Tập đế: Giải thích những nguyên nhân gây nên đau khổ cho chúng sinh. Đó
là12 nguyên nhân (Thập nhị nhân duyên): 1. Vô minh; 2. Hành; 3. Thức; 4. Danh sắc;
5. Lục nhập; 6.Xúc; 7. Thụ; 8. ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh và 12. Lão, tử. Trong 12
nhân duyên ấy thì Vô minhtức là ngu tối, không sáng suốt là nguyên nhân đầu tiên.
+ Diệt đế : Là lần theo Thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ, tiêu
diệt nó và đưachúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết bàn.


16

+Đạo đế : Chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thoát. Đó là con đường "tu đạo",
hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc (bát chính đạo): Chính kiến; Chính tư
duy; Chính ngữ; Chính nghiệp; Chính mệnh; Chính tinh tiến; Chính niệm; Chính định.
Tám nguyên tắc này có thể thâu tóm vào 3 điều phải học tập, rèn luyện là: Giới - Định Tuệ.
Niết bàn có nghĩa là diệt độ. Tức là đã đoạn diệt hết mọi khổ sinh tử tới cõi hoàn
toàn yên vui giải thoát. Nguyên lai ý nghĩa đó có hai phương diện là tiêu cực và tích
cực. Cần phải đoạn hết phiền não là nghĩa tiêu cực, cần phải đạt tới chỗ an lạc giải thoát
là nghĩa tích cực. Vậy bậc tu hành đã chứng tới Niết-bàn, thời không còn phải sinh tử,
tới chốn đại an lạc. Niết-bàn còn có nghĩa là hết mọi vọng động tới chỗ tịch tĩnh, lìa
mọi pháp hữu vi tới chỗ vô vi, lìa mọi hư vọng tới chỗ chân như, lìa mọi giả tướng tới
chỗ thực tướng, siêu việt mọi nghĩa đoạn thường của thế gian tới chỗ trung đạo, vượt
mọi ngã và phi ngã của thế gian thường kiến tới chỗ chân ngã.
5. Thành lập Tăng đoàn

Ngay từ những ngày tháng đầu tiên sau khi chứng ngộ, Đức Thế Tôn đã thiết lập
Tăng đoàn, mở đầu bằng sự quy ngưỡng Phật pháp của năm anh em tôn giả
Konỉdỉanõnõa (Kiều Trần Như). Nhóm bạn đồng tu khổ hạnh này đã trở thành những
thành viên đầu tiên của Tăng đoàn Phật giáo. Từ đó Tăng đoàn phát triển dần thành một
hội chúng đông đảo. Giáo đoàn của Phật giáo gọi là Tăng già (Sangha), nghĩa của Tăng
già là đại chúng hay hòa hợp. Thành phần tổ chức của Tăng già là đoàn thể tôn giáo.
Đức Thích Tôn khi còn tại thế, phương thức đoàn thể tôn giáo cũng đã được chế định.
Những pháp quy của đoàn thể Tăng già gọi là Luật tạng để quy định về cách tổ chức và
sinh hoạt. Thành phần của đoàn thể Tăng già gồm có bảy chúng xuất gia và tại gia.
Về mặt giáo hội, Tăng già là rường cột của Phật pháp. Vì thế, Đức Thế Tôn đặc
biệt chú trọng đến việc hoàn thiện từng cá nhân trong Tăng đoàn. Ngài sẽ chưa vào
Niết-bàn khi chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni chưa thành tựu Giới-Định-Tuệ, chưa đủ khả
năng truyền bá chánh pháp ở đời. Đó là lời Thế Tôn tuyên bố với Ác ma. Điều này nói
lên rằng, Đức Thế Tôn đã xác nhận Tăng đoàn là những người thay thế Ngài nối truyền
ngọn đèn Chánh pháp ở thế gian. Hẳn nhiên, đó là Tăng đoàn thanh tịnh gồm những
thành viên đã và đang nỗ lực trên con đường phạm hạnh. Chỉ có sự hưng thịnh của
Tăng đoàn thì Phật giáo mới thăng hoa theo chiều lịch sử. Sự tồn tại của Tăng đoàn là
sự tồn tại của Chánh pháp.


17

6. Thành lập ni đoàn
Như chúng ta thấy trên hết, đây là một giai đoạn đầy hiểm hóc có những thành
quả sâu xa nhất trong lịch sử giải thoát hàng phụ nữ. Hai ngàn năm trăm năm sau thời
Đức Phật, cuộc vận động để giải phóng nữ giới vẫn còn được mạnh mẽ tiếp diễn khắp
nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hơn hai mươi lăm thế kỷ về trước Đức Phật đặc ân công
nhận và cho phép hàng phụ nữ được xuất gia và gia nhập vào giáo hội, mặc dù không
khỏi phần nào do dự. Người trực tiếp đảm đang trách nhiệm đưa vượt qua khúc quanh
lịch sử, giải phóng nữ giới, không ai khác hơn là Bà Maha Pajapati Gotami vĩ đại. Bà

sanh trưởng tại thị trấn Devadaha của xứ Ấn Độ cổ xưa, trong gia đình Suppabuddha.
Bà là em của Hoàng Hậu Maha Maya, mẹ Thái Tử Siddhattha. Tên tộc bà là Gotami.
Người ta gọi bà là Maha Pajapati Gotami bởi vì các nhà tiên tri đoán rằng về sau bà sẽ
trở nên vị lãnh đạo của một nhóm người rộng lớn. ―Maha‖ có nghĩa lớn. ―Pati‖ là người
dẫn đầu và ―Paja‖ là một nhóm đông người có tổ chức. Vua Suddhodna, trị vì dân tộc
Sakyan tại Kapilavattu, cưới luôn cả hai bà, Maha Maya và em là Gotami.
Theo học giả E.J.Thomas vào năm thứ năm Đức Phật đã trở về cung thành Ca Tỳ
la vệ để thăm vua Tịnh Phạn đang lâm bệnh và thuyết Pháp giúp vua cha chứng đắc A
la hán trước giờ lâm chung. Cũng trong khoảng thời gian đó Đức Phật đã phải dàn xếp
sự mâu thuẫn giữa hai thị tộc Sakya và Koliyas để giúp họ tránh được cuộc chém giết
lẫn nhau. Vào dịp này, sau khi lo tang lễ của chồng là Tịnh Phạn vương, di mẫu Ma ha
Ba xà ba đề (Mahà Pajapàti) đến công viên Nirodha nơi đức Phật đang tạm trú, cầu xin
Ngài cho phái nữ được gia nhập tăng đoàn, xuất gia tu hành sống đời sống không gia
đình. Sau ba lần từ chối lời thỉnh nguyện của di mẫu, đức Phật trở về thành Tỳ xá li
(Vesali). Bà Gotami vẫn không nao núng, không ngã lòng vì những đợt thỉnh nguyện
bất thành, mà bền gan cam chịu mọi khổ nhọc và đương đầu với nghịch cảnh, quyết
định theo chân Đức Thế Tôn đến Vesali cùng với một số mệnh phụ phu nhân có niềm
tin nơi bà.
Cắt lìa những chùm tóc đẹp đẽ một thời nào, vứt bỏ những đồ trang điểm giàu
sang tráng lệ, và khoác lên mình tấm y vàng thô thiển, các bà cam chịu khổ nhọc đi bộ,
trải qua đoạn đường dài 150 dặm đến Vesali. Vốn chưa từng quen thuộc với những thử
thách quá cam go dường thế ấy trong quá khứ, các bà chiến đấu và vất vả khổ nhọc
trăm bề trên cuộc hành trình. Dài theo đường, nhiều người thấy vậy rất cảm kích, sẵn
lòng hào hiệp nhường chỗ trên xe, nhưng các bà lễ độ khước từ và tiếp tục nhọc nhằn lê
bước. Cảnh tượng thật não nề và rất đáng thương tâm. Cuối cùng các bà đến Vesali, suy
yếu và kiệt quệ, đùng trước cổng chùa, mình mẩy lấm lem cát bụi - y phục nhăn nhó tả
tơi, chân cẳng sưng vù đau nhức.


18


Đại đức Ananda, vị thị giả trung thành và rất tận tuỵ, người hầu cận thân tín và
cần mẫn siêng năng của Đức Phật, thấy cảnh tượng khổ đau như vậy, động lòng trắc ẩn,
ba lần Đại Đức Ananda cố nài xin, nhưng Đức Phật một mực từ chối. Tuy nhiên, Đại
Đức Ananda cũng không nản lòng. Khi một người thành thật và kiên trì cầu khẩn cho
người khác và tập trung cố gắng nhằm làm mềm dịu một thái độ cứng rắn thì không có
lý do gì để từ bỏ triển vọng. Lúc bấy giờ Đại Đức Ananda áp dụng đường lối khác, kính
cẩn bạch đấng Toàn Giác như sau: ―Bạch hóa Đức Thế Tôn, người phụ nữ có khả năng
thành đạt những mức sống cao thượng trong đời sống tinh thần - bốn tầng thánh(1)một khi họ từ bỏ cuộc sống tại gia, tiến đến đời sống không nhà cửa, tự khép mình vào
khuôn khổ của Giáo Pháp và Giới Luật của Đức Thế Tôn?‖ ―Có, này Ananda, họ có đủ
khả năng làm được vậy‖, Đức Phật trả lời. Trước lời khẩn cầu nồng nhiệt của Đại Đức
Ananda, Đức Phật không thể làm gì hơn là thuận lòng. Tuy nhiên, với trí tuệ nhìn xa và
hiểu rộng, Đức Thế Tôn có thể thấy những hiểm họa và những khuyết điểm không thể
tránh trong việc điều hành song song hai Giáo Hội Tăng Già cùng một lúc. Do đó Ngài
ban hành một vài điều kiện và quy định về giới luật cho Giáo Hội chư Tỳ kheo Ni
nhằm giữ gìn và bảo vệ tương lai cho cả hai Giáo Hội. Ngài dạy A Nan: "Những giới
luật và ―bát kỉnh pháp‖ phải được tôn trọng, khâm sùng, kính cẩn tuân hành, và nghiêm
túc thọ trì suốt đời, không được vi phạm dầu bất cứ trường hợp nào.
1. Môt vị Tỳ kheo ni, dầu có trăm tuổi hạ do sự thọ trì cụ túc gìới (upasamapada) phải
chào hỏi một vị Tỳ kheo, đứng dậy trước mặt vị Tỳ kheo, đảnh lễ và thực hành tất cả
những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ kheo, mặc dầu vị này mới thọ cụ túc giới
trong ngày hôm nay.
2. Một Tỳ kheo ni không thể nhập hạ (vassa) ở một nơi mà không có Tỳ kheo.
3. Vào mỗi ngày sám hối (một tháng hai lần), vị Tỳ kheo ni phải hỏi Giáo Hội chư Tỳ
kheo ngày giờ nào một vị Tỳ kheo đến hành lễ phát lồ (uposatha)
4. Khi mãn thời gian an cư kiết hạ mỗi vị Tỳ kheo ni phải thọ lễ tự tứ (pavarana)(4)
trước cả hai Giáo Hội, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni (để kiểm thảo xem trong ba điểm: thấy,
nghe và hoài nghi, mình có làm điều chi lỗi lầm không).
5. Một vị Tỳ kheo ni đã phạm một trọng tội phải chịu hình phạt manatta (5) trước cả hai
Giáo Hội, Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni.

6. Một nữ giới tử (sikkhamana, trong thời gian học tập) đã có tu tập sáu giới trong thời
gian hai năm, có thể thọ trì cụ túc giới với cả hai Giáo Hội, Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni.


19

7. Bất cứ trong trường hợp nào một vị Tỳ kheo ni không quyền khiển trách hay nặng lời
một vì Tỳ kheo.
8. Kể từ hôm nay Tỳ kheo ni không được làm lễ sám hối cho Tỳ kheo, nhưng Tỳ kheo
ni có thể hành lễ sám hối cho Tỳ kheo ni.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử tôn giáo một Giáo Hội Nữ Tu Sĩ được thành
lập và nữ giới được chấp nhận vào đời sống tu viện. Cánh cửa đã rộng mở để cho hàng
phụ nữ xuất gia, đặc ân cho phái nữ gia nhập vào một Giáo Hội Nữ Tu Sĩ đã được ban
hành
7. Vấn đề Giới luật.
Theo lịch sử, trong 12 năm đầu, đức Phật chưa chế ra giới, vì chưa có chuyện gì
rắc rối xẩy ra trong Tăng đoàn, có thể gây nên cản trở cho sự tu tập của tăng ni. Nhưng
vào năm thứ 13, có xẩy ra chuyện Na-đề-tử ân ái với vợ cũ, cho nên Phật mới bắt đầu
chế giới. Mỗi khi chế một giới, ngài lại nói 10 lợi ích (" cú nghĩa ") của việc chế giới
đó: " Vì sự kiện toàn của Tăng già, sự trường tồn của Chánh Pháp, sự an lạc của Tăng
chúng, sự tăng trưởng của lòng tin, sự đoạn diệt phiền não trong hiện tại và tương lai...
"Cứ như vậy, mỗi khi xẩy ra một sự cố, ngài lại chế thêm một giới, và dần dần số giới
mỗi ngày một gia tăng, đa số là giới nhẹ và một số ít là giới trọng. Và sau khi Đức Phật
diệt độ, các bậc Kỳ túc Trưởng lão lại theo đấy mà giải thích và quy định lại, biên thành
Tỷ-khưu giới bản và Tỷ-khưu-ni giới bản. Y vào luật Tứ Phần thì kinh Giới bản của
Tỷ-khưu có 250 giới, Tỷ-khưu-ni có 348 giới. Theo Nam truyền Luật tạng thì giới bản
của Tỷ-khưu có 277 điều, Tỷ-khưu-ni có 311 điều. Các giới điều tuy có khác, nhưng
chỉ khác phần chi tiết, còn phần đại cương vẫn giống nhau. Giới bản của Tỷ-khưu có
250 giới. Người đi xuất gia sau khi đã được thọ giới Cụ túc rồi, cần phải nương theo
vào các điều giới luật như trong giới bản để làm mực thước sinh hoạt hàng ngày. Vì "

tâm dẫn đầu các pháp " (Kinh Pháp Cú, 1), cho nên Giới có thể xem là một điểm khởi
đầu, một giai đoạn của sự tu tập: nhờ giữ Giới cho nên tâm mới Định, nhờ Định cho
nên mới có Huệ, nhờ Huệ mới có giải thoát.
Nhà tu hành thường ban đầu còn nhiều lậu hoặc, cho nên cần phải chú tâm đến
tác ý trong mọi hoạt động của thân, khẩu, ý. Phải tự kiểm soát, tự kiềm chế đừng để cho
tâm buông lung, ô nhiễm bởi các lậu hoặc, và làm nẩy lên những cái mà ngày nay
người ta gọi là " cảm xúc tiêu cực ". Đó là chức năng của các giới luật Ba-la-đề-mộcxoa (Biệt giải thoát giới) đặt ra cho các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni. Các giới luật này được
xem như là phương tiện nhiếp tâm trao cho bởi đức Phật: càng nhận được nhiều giới
luật tức là càng được ưu ái trên con đường giải thoát...


20

Về sinh hoạt của người xuất gia, phải nương vào Tứ y pháp:
1. Y vào khất thực để sinh sống;
2. Y vào áo vải thô để che thân;
3. Y vào dưới gốc cây để ngủ nghỉ;
4. Y vào thuốc dân gian để chữa bệnh.
Nghĩa là sự sinh hoạt hàng ngày của người xuất gia thì không chú trọng ở các vật
xa hoa, các món ăn cao lương mỹ vị, chỉ lấy sự thanh đạm làm mãn nguyện, đó là tinh
thần của Tứ y pháp. Tuy nương vào Tứ y pháp làm tiêu chuẩn cho sinh hoạt, nhưng tùy
từng địa phương, từng trường hợp các hàng tại gia Phật tử, đàn việt làm tinh xá, giảng
đường, áo mặc, đồ ăn đem cúng dường bố thí, cũng vẫn được thọ dụng, mà không trái
với Tứ y pháp.
8. Ảnh hưởng của Tăng đoàn Phật giáo đối với xã hội Ấn Độ.
Chúng ta đều biết rằng lúc bấy giờ xã hội Ấn Độ được thiết lập theo cấu trúc kim
tự tháp, gồm 4 tầng chồng chất lên nhau như nương dựa hữu cơ vào nhau. Có lẽ, với
thực tế xã hội lúc bấy giờ tại Ấn Độ, thì Tăng đòan của Đức Phật là một giáo đoàn có
một không hai trong một xã hội bất bình đẳng, một xã hội mà ở đâu đâu cũng là phân
biệt giai cấp kỳ thị chủng tộc. Vậy mà Tăng đoàn của Đức Phật đã triệt tiêu mọi cách

biệt của giai cấp, giáo pháp của Đức Phật, vốn định vị con người không phải trên giai
cấp nhưng trên luật Nhân quả và Nghiệp báo do mình quyết định và tự mình tạo ra, đã
san bằng mọi hố sâu thần quyền và chính trị, mọi cách biệt kinh tế và xã hội, mở cơ hội
cho mọi người đều bằng nhau: Những vị Phật sẽ thành! Như các con sông mất hết tên
gọi riêng biệt khi cùng đổ ra biển lớn (Trung A Hàm, 8.19). Trong Kinh Tập Đức Phật
có dạy như sau:
“Không phải do sanh ra người ta trở thành Bà La Môn
Không phải do sanh ra người ta trở thành kẻ hạ tiện
Do hành động (nghiệp) người ta trở thành Bà la môn
Do hành động (nghiệp) người ta trở thành kẻ hạ tiện”
Chính vì vậy mà Tăng đoàn Phật giáo được xem là hình ảnh tiêu biểu nhất cho sự
kiện lịch sử trong cuộc cách mạng xóa bỏ triệt để hệ thống đẳng cấp của tư tưởng Bà la
môn. Vì không có bất cứ một tổ chức nào của tôn giáo thời bấy giờ cho phép hay tiếp


21

nhận tất cả mọi thành viên củ mọi đẳng cấp xã hội vào tổ chức của nó ngoại trừ Phật
giáo. Đối với Tăng đoàn Phạt giáo những ai thật tâm quy y Phật Pháp, gia nhập Tăng
già thì sẽ không còn bận tâm đến dấu vết cội nguồn xã hội của mình.
Ví dụ như tôn giả Vô Não (Angulimala), người được chính vua Ba Tư Nặc tôn
kính cúng dường, trước khi trở thành Tỷ kheo Ngài là một tên cướp khét tiếng cướp
của giết người. Những nhân cách đặc biệt như Sunita là người quét dọn vệ sinh, Svàti
là thợ chài lưới, Nanda là kẻ chăn bò, Upàli là thợ hớt tóc, Ambapàli là gái làm tiền
hạng sang, Vimalà là con của cô gái điếm, Pùrna là con của người đàn bà nô lện, Chàpa
là con người thợ săn…..đây là những bài pháp sống động soi rọi tinh thần bình đẳng
trong Tăng đòan Phật giáo.
Một ảnh hưởng khác của Tăng đoàn Phật giáo đối với tư tưởng xã hội của Ấn Độ
thời bấy giờ là cuộc cách mạng giới tính. Bằng chứng rằng Đức Phật đã cho nữ giới gia
nhập Tăng đoàn. Trong nguồn sử liệu của lịch sử tôn giáo Ấn Độ chưa đề cập đến sự

kiện người nữ xuất gia và tổ chức tu hành cho đến khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
chấp nhận cho nữ giới xuất gia và cho phép thành lập Ni đòan. Do vậy, người ta thường
cho rằng Tăng đoàn Phật giáo là tổ chức đầu tiên đặt nền móng cho triết lý bình đẳng
giới tính trong lĩnh vực tâm linh ở xã hội Ấn Độ.

Chương thứ Ba
GIAI ĐOẠN BỘ PHÁI PHẬT GIÁO
1. Các kỳ kết tập Kinh điển
- Kết tập Kinh điển lần thứ nhất
* Lí do:
 Khi Phật còn sinh tiền, các giảng thuyết đều chỉ truyền miệng. Phật lại
tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng hấp thụ để có lời giảng thích
hợp. Các phương pháp dùng lại rất phong phú tùy theo hoàn cảnh và
phương tiện. Do đó, sự dị biệt khó tránh khỏi trong các lời giảng.
 Ngay sau khi Phật nhập niết bàn, đã có các đệ tử cho rằng phải làm
điều này, không làm điều nọ, không chịu ràng buộc tâm ý... Để tránh sự
sai biệt, và bảo tồn các giáo pháp và luật lệ cho được toàn vẹn, Ma-ha-


22

ca-diếp (Maha Kassapa) đã đề nghị kết tập và phân loại toàn bộ lời dạy
của Phật lại thành kinh điển để tránh chia rẽ, sai lầm về giáo pháp[2].
* Diễn biến và kết quả
Cuộc kết tập lần I đã được tổ chức tại thành Vương Xá (Rājagaha), gồm 500 Ala-han Arhat. Được sự bảo trợ của vua A Xà Thế (Ajatasatru)là vua xứ Ma Kiệt Đà
(Magadha. Thời gian: vào mùa Hạ năm Đức Phật Niết-bàn. Ngài Ưu Ba Ly (Upali)
trùng tuyên Luật tạng trước, Ngài A Nan trùng tuyên Kinh tạng sau. Bộ luật được trùng
tụng là: Bát thập tụng Luật. Lý do kiết tập: Tỳ kheo Bạt Nan Đà vui mừng khi nghe tin
Đức Phật nhập niết bàn. Phương pháp kết tập được kể lại bằng trí nhớ và cũng không
có ghi thành văn bản. Những điều ghi nhận này sau đó được viết lại thành 4 bộ kinh:

1. Kinh Trường A Hàm (Digha agama)
2. Kinh Trung A Hàm (Majjhima agama)
3. Kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama)
4. Kinh Tạp A Hàm (Samyutta agama)
Đây là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng
đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Các bộ kinh văn trên cũng
là căn bản cho Phật giáo nguyên thủy.
- Kết tập Kinh điển lần thứ hai
Lí do
 Sau 100 năm (đầu thế kỉ thứ 5 TCN) thì có nhiều người muốn thay
đổi một số điều chi tiết trong giới luật. Đại hội kết tập lần thứ II cốt
để bàn thảo về những thay đổi này.
 Đại hội còn nhằm mục đích ngăn không để các tư tưởng của các đạo
khác thâm nhập vào giáo lý Phật giáo.
Diễn biến và kết quả
Đại hội có 700 vị tỳ kheo, được tổ chức tại Vesali trong tám tháng dưới sự trợ
giúp của vua Kalasoka. Trong đại hội những người không đồng ý với việc giữ nguyên
giới luật ban đầu đã bỏ ra để tổ chức một hội nghị kết tập riêng và thành lập Đại chúng


23

bộ (mahāsāṅghika). Số người còn lại vẫn tiếp tục kết tập kinh điển, sau đó hình thành
Thượng tọa bộ (Theravada).
- Kết tập Kinh điển lần thứ ba
Lí do:
Trong thời gian vua Asoka trị vì vào giữa thế kỉ thứ 3 TCN, Phật giáo đã phát
triển rộng ra nhiều nơi. Một điều tất yếu là có nhiều sự phân hóa ngay trong đạo Phật.
Tăng đoàn cũng đã bị một số người trà trộn và lạm dụng, gây nhiều bất hòa nội bộ.
Diễn biến và kết quả:

Hội nghị được chủ trì bởi Moggaliputta Tissa, khoảng 1.000 tì kheo ưu tú được
cử đến. Hội nghị được tổ chức vào khoảng năm 225 TCN và kéo dài trong 9 tháng. Địa
điểm kết tập là thành Pataliputta thuộc về đế chế Magadhan dưới sự khởi xướng và
giúp đỡ của vua Asoka. Đây là lần đầu tiên Tam Tạng Kinh bao gồm Kinh tạng, Luật
tạng và Luận tạng được hoàn thiện.
Cuối đại hội, Moggaliputta Tissa đã chỉ ra "Những Điểm Dị Biệt" (Kathavatthu)
để bác bỏ luận thuyết không hợp lệ của một số bộ phái. Đại hội kết tập này có hạn chế
là chỉ được sự công nhận về giáo pháp của tông phái Thượng tọa bộ, tông phái chiếm
đa số lúc bấy giờ.
Sau đại hội, Tam Tạng kinh cùng với các chú giải được con trai vua Asoka là
Mahinda đem tới Tích Lan. Các kinh điển này sau đó đã được dịch sang tiếng Pali và
còn nguyên vẹn cho đến nay.
- Kết tập lần thứ IV và các lần sau đó
Đối với kì kết tập lần thứ IV thì các sử liệu đã không hoàn toàn thống nhất với
nhau về thời gian tính và địa điểm. Có hai thuyết đáng lưu ý là:
* Thuyết thứ nhất với lý do: Vua Kanishka là tín đồ trung thành với Phật giáo, rất ưa
được nghe giảng kinh văn nên thường mời nhiều tu sĩ Phật giáo đến giảng kinh. Tuy
nhiên, ông nhận thấy có rất nhiều sự khác biệt về các kiến giải trong Phật giáo nên khởi
tâm bảo trợ cho kì kết tập lần thứ IV.
Diễn biến và kết quả: Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập
niết bàn (thế kỉ thứ 1). Địa điểm là vùng Kasmira miền Tây Bắc Ấn Độ. Hội nghị bao


24

gồm 500 học giả giỏi về Tam Tạng kinh và do Vasamitra chủ tọa với sự trợ giúp của
Parsva
Sau khi kết tập, vua Kanishka đã ra lệnh khắc lại toàn bộ Kinh tạng, Luật tạng và
Luận tạng lên trên những lá đồng, bảo quản tại một nơi cố định, không cho mang ra
ngoài. Tuy nhiên, những di vật này đã bị thất lạc, nay chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt

Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma Mahavibhasa sastra) mà Trần Huyền Trang đã dịch
sang tiếng Hán, gồm hai trăm quyển.
* Thuyết thứ hai: Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập Niết
Bàn, do vua xứ Tích Lan là Vattagàmani hỗ trợ. Kì kết tập này đã đọc, hiệu đính và sắp
xếp lại thứ tự của Tam Tạng kinh, cũng như dịch bộ kinh này sang tiếng Pali. Thuyết
này được nhiều học giả công nhận chính là kết tập lần thứ IV của Thượng Tọa Bộ
(Theravada).
* Các kì kết tập khác: Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng Tọa
Bộ (còn gọi là Nam Truyền) tiến hành.
Kết tập lần thứ V được tổ chức vào năm 1871, trong suốt 5 tháng tại thủ đô của
Miến Điện lúc bấy giờ là Mandalay. Số người tham dự gồm 2.400 cao tăng dưới sự bảo
trợ của vua Mindon. Kết quả là 3 tạng kinh được hiệu đính lại và đem khắc trên 729
phiến đá hình vuông cất vào trong chùa tháp Kuthodaw.
Kết tập lần thứ VI bắt đầu ngày 17 tháng 5, nhân dịp lễ Phật Đản, năm 1954,
trong suốt thời gian là 2 năm. Địa điểm kết tập là phía Bắc của Ngưỡng Quang
(Yangon), trên núi Nghệ Cố. Dưới sự khởi xướng của Giáo hội Phật giáo Miến Điện và
bảo trợ của chính phủ Miến Điện. Kết quả là sự tham khảo lại tất cả kinh điển của các
nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
2. Sự phân phái ở Ấn Độ.
Mối phân liệt căn bản của Giáo đoàn Phật giáo là do sự đối lập của Thượng Tọa
bộ và Đại Chúng bộ, rồi từ hai bộ này đã chia thành nhiều mạt phái, gồm có 20 bộ, đó
là sự phân phái của Tiểu thừa.
o

2.1 Các phái bộ trong Đại Chúng bộ

Đại Chúng bộ có trung tâm hoạt động tại Amgotara, thuộc vùng Trung Ấn.
Nguyên có hệ tư tưởng cấp tiến nên đã xảy ra việc phân hoá trước. Các cuộc phân hoá



25

này tất cả đều tách ra từ Đại Chúng Bộ và hình thành tổng cộng thành 9 bộ phái trong
đó quan trọng về mặt lý luận bao gồm:
* Nhất Thuyết bộ (Ekavyavahàrikah) cho rằng mọi pháp thế gian hay xuất thế đều là
giả không có thực thể.
* Thuyết Xuất Thế bộ, hay Chế Đa Sơn bộ, (Lokuttaravàdinàh) quan niệm pháp thế
gian là do vọng tưởng mà ra, từ đó sinh phiền não, phiền não tạo nghiệp, do nghiệp mới
có quả báo. Do đó, các pháp thế gian đều là hư vọng. Bộ phái này thừa nhận các pháp
xuất thế gian là thật có.
* Kê Dận bộ (Kankkutikàh) cho rằng Kinh tạng và Luật tạng là giáo lý do Đức Phật
thuyết tùy căn cơ và hoàn cảnh, chỉ có Luận tạng mới là giáo lý chân thật vì nó giải
thích ý nghĩa của Kinh và Luật.
* Đa Văn bộ (Bàhusrutiyàh), do Yajnavalkya cổ xuý, cho rằng chỉ có ngũ ấm (vô
thường, khổ, không, vô ngã và Niết Bàn) và Bát chánh đạo mới là pháp xuất thế; những
lời dạy khác của Thích Ca là thế gian pháp.
* Thuyết Giả bộ (Prajnàptivadinàh), do Mahakatyayana chủ xướng, phân biệt giáo lý
thành nhiều cấp độ: giả lập, chân thật, có ý nghĩa tương đối, ý nghĩa tuyệt đối; các pháp
thế gian và xuất thế gian đều có một phần là giả thuyết.\
Các bộ phái khác là Chế Đa Sơn bộ (Caityasailàh), Tây Sơn Trú bộ (Aparasailàh) và
Bắc Sơn Trú bộ (Uttarasailàh).
o

2.2 Các phái bộ trong Thượng Tọa bộ

Sự thay đổi về điều kiện xã hội và điạ lý và sự phân hoá trong Đại Chúng bộ có
thể là nguyên nhân gây ra sự chia phái của Thượng Tọa bộ thành tổng cộng hơn 10 bộ.
Các phái có sự chuyển hoá về lý luận bao gồm:
* Nhất Thiết Hữu bộ (Saivàstivàdàh), hay Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ, Thuyết Nhân
bộ (Hetuvàdàh), đề cao Luận tạng và cho rằng tất cả các pháp đều là thực hữu.

Từ khi phân phái Thượng Tọa bộ yếu thế hơn, chuyển căn cứ đến Tuyết Sơn đổi tên
thành Tuyết Sơn bộ (Haimavàtàh).


×