Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BẢN mô tả sản PHẨM CHI TIẾT giun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.26 KB, 9 trang )

BẢN MÔ TẢ SẢN PHẨM CHI TIẾT
1. Đặt vấn đề
1.1 Mở đầu
Từ lâu nay, con người đã biết tới giun như một cỗ máy giúp đất tơi xốp, làm thức ăn
cho vật nuôi, đặc biệt một số loài còn có khả năng xử lý phân gia súc rất hiệu quả điển
hình là giun Quế. Giun Quế (tên khoa học là Perionyx Excavatus) thuộc chi Pheretima, họ
Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng là nhóm giun ăn phân, thường sống
trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần
thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp.
Trong cơ thể giun Quế, nước chiếm khoảng 80 – 85 %, chất thô khoảng 15 – 20 %.
Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70 %, Lipid: 7
– 8 %, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12 %. Ngoài ra còn có vitamin B1, B6, B12, Canxi,
Photpho, Sắt, 17 loại axit amin và một số enzyme: cellulaza, kitinaza…
Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý, chuyển hóa chất thải hữu cơ
ở Philippines, Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).
Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội vào năm
1986 và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ.
Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, hết năm 2013 trên địa bàn tỉnh có hơn
670 trang trại, gia trại chăn nuôi; trong đó có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, hơn 350
trang trại gia trại chăn nuôi gà, còn lại là các trang trại, gia trại chăn nuôi trâu, ngựa, dê,
chồn, nhím... Khoảng 90% các trang trại, gia trại chăn nuôi có quy mô chăn nuôi dưới
1000 con/năm. Trong đó có hơn 110000 con trâu, bò, số phân thải ra trung bình từ 15-20
kg/con.ngày, mỗi ngày có 1650000 kg phân trâu, bò thải ra, hầu hết không được xử lý hoặc
ủ hoai mục trong thời gian dài, hoặc bón trực tiếp trên đồng ruộng, gây ô nhiễm môi
trường lớn cũng như tiềm ẩn nhiều mầm bệnh cho cây trồng.
Nhờ việc học hỏi mô hình chăn nuôi của những trại giun Quế giống ở Hà Nội, Bắc
Giang, cũng như áp dụng linh hoạt trong điều kiện thực tế của tỉnh Thái Nguyên - một tỉnh
có rất nhiều trang trại gia súc quy mô lớn mà việc “Xử lý phân gia súc bằng giun Quế” đã
được nuôi thử nghiệm và bước đầu cho kết quả khả quan.
1.2. Mục đích
-Nghiên cứu khả năng phát triển của giun Quế trong việc xử lý phân bò tươi.


-Nghiên cứu tác dụng của giun Quế đối với con người và môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Nguồn phân: Các hộ chăn nuôi bò tại xóm 8- Thị trấn Sông Cầu- Đồng Hỷ- Thái
Nguyên.
1.4. Mô hình và phương pháp nghiên cứu
-Mô hình: Meka có chiều rộng 0,5m, chiều dài 0,5m, chiều cao 0,5 m.
-Phương pháp: Phương pháp hồi cứu, thực nghiệm, phân tích, thống kê, so sánh
và xử lý số liệu


1.5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xử lý phân chuồng tại tỉnh Thái Nguyên.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xử lý phân bò, tạo nguồn phân bón cho cây trồng, tận dụng giun làm nguồn thức ăn
cho lợn, cá, gia cầm.
1.7. Phạm vi ứng dụng
Có thể áp dụng với quy mô nhỏ (hộ gia đình, nông trại…)
2. Tổng quan
2.1 Đặc điểm giun quế.
2.1.1 Đặc tính sinh học của giun quế.
Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có độ dài vào
khoảng 10 –15 cm, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 1 – 2 mm, thân hơi dẹt nối
với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có vành tơ, có màu từ nâu đỏ đến màu mận chín (tùy
theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn.
Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt bảo đảm cho việc bài tiết các
chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Giun Quế hô hấp qua da, nuốt thức ăn
bằng môi ở lỗ miệng. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh. Những
vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun
nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Phân giun chứa
một sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc (hệ vi khuẩn cố định đạm tự do

(Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học, 50 %
chất mùn được tìm thấy trong đất mặt, ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi lượng như:
Mangan, đồng, kẽm, sắt, borat, coban, acid humid, IAA (Indol Acetic Acid).
2.1.2 Đặc tính sinh lý của giun quế.
Giun Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, sự thay đổi của nhiệt
độ, độ mặn và điều kiện khô hạn. Giun Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng. Chúng ăn
nhiều loại chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân
gia súc, gia cầm…)
2.1.3 Sự sinh sản và phát triển.
Giun Quế là sinh vật lưỡng tính - chúng có cả cơ quan sinh dục đực và sinh dục cái.
Mặc dù vậy, chúng không thể tự sinh sản được mà phải tìm một con khác để trao đổi tinh
trùng, giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con. Kén được hình thành ở đai
sinh dục, trong mỗi kén chứa từ 5 – 15 trứng. Sau 2 – 3 tuần, giun con tự chui ra theo đầu
kén. Giun Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có
độ ẩm cao. Cứ một tuần đẻ một lần, sau 3 tuần trứng nở, sau 3 tháng thành giun trưởng
thành.
2.2 Lợi ích của giun quế.
2.2.1 Giun quế
-Là nhà máy xử lý ô nhiễm môi trường


Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc
trong một quý. Một công ty ở California (Mỹ) đã nuôi 500 triệu giun, hàng ngày xử lý
khoảng 2.000 tấn rác. Ở Nhật, những nhà máy hàng năm sản xuất 10.000 tấn giấy,
với 45.000 tấn phế thải, đã sử dụng giun để xử lý chất thải, đồng thời sản xuất
được 2.000 tấn giun khô, 15.000 tấn phân giun.
- Là thức ăn chăn nuôi lí tưởng
Hiệp hội nuôi gà của Mỹ cho rằng: Giun là phương án hàng đầu cung cấp Protein
chất lượng cao, rẻ nhất, dễ nhất cho vật nuôi, đặc biệt là gà. Thức ăn được trộn 2 - 3 % bột
giun để nuôi lợn, tốc độ tăng trọng trên 74,2 %; nếu nuôi gà, thì năng suất trứng tăng 17 %

- 25 %, tốc độ sinh trưởng tăng 56 % -100 %. Đặc biệt, nếu nuôi gà bằng thức ăn có giun
tươi thì hầu như gà không bị bệnh; trong khi nếu nuôi bằng thức ăn không có giun, tỉ lệ
mắc bệnh cúm gà 16 % - 40 %.
-Là nguồn thức ăn, dược liệu, mỹ phẩm tốt
Một số Enzim và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làm thuốc như chữa đột quỵ
do tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn tiền đình, huyết áp cao. Ngoài
ra, chúng còn được chế biến làm món ăn bổ dưỡng như: rượu giun, ruốc giun, cao giun,
chả nem giun… Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, gấp trên
14 lần bột cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi
cho sức khỏe dinh dưỡng của con người.
Giun được nghiên cứu trong sản xuất mỹ phẩm do trong giun có chứa chất
men Selenium (Se) dưới dạng Protein có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, bảo
vệ tế bào trước các độc tố nguy hại, giúp cân bằng các kích tố nội tiết liên quan tới quá
trình sinh sản và bài tiết tế bào, sản xuất ra chất Protaglandin có tác dụng dưỡng da, dưỡng
tóc, làm trẻ hóa cơ thể.
2.2.2 Phân giun
- Khử mùi hôi của chất thải
Sau quá trình tiêu hóa, các chất hữu cơ có mùi thối sẽ không còn. Hiệu lực khử mùi
của phân giun gấp 3 lần chất khử mùi bằng than hoạt tính.
- Sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Là một loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng
Do phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước,
hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun cao gấp 2 – 3 lần phân
trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5 – 2 lần phân lợn và phân dê. Chất IAA (Indol Acetic Acid) có
trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng
tốt. Những độc tố, nấm và vi khuẩn có hại trong đất, nhiều bệnh của cây trồng được loại
trừ nhờ 50 % chất mùn chất mùn trong phân giun.
Phân giun làm giảm sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất, cân bằng pH
của đất qua đó cải tạo và nâng cao chất lượng đất.



2.3 Những mô hình nuôi giun quế hiện nay
hình

Mô Nuôi trong
khay chậu

Điều
Hộ gia đình nhỏ
kiện áp
dụng
Ít diện tích nuôi
Cách
thức
thực
hiện

Thùng gỗ, thau
chậu, xô… Các
thùng gỗ chỉ nên
có kích thước vào
khoảng 0,2 – 0,4
m2 với chiều cao
khoảng 0,3 m).
được đặt trên
những cái khung
nhiều tầng để dễ
chăm sóc và tận
dụng được không
gian, và có đục lỗ

thoát nước.

Nuôi trên đồng Nuôi trên đồng Nuôi trong nhà với
ruộng có mái che ruộng không có quy mô công
mái che
nghiệp và bán
công nghiệp
Hộ gia đình vừa
và nhỏ
Có nhiều diện
tích nuôi
Các luống nuôi
có thể là ô đào
sâu trong đất
hoặc làm bằng
các vật liệu nhẹ
như bạt không
thấm
nước,
gỗ…, có bề
ngang từ 1 – 2
m, độ sâu (hoặc
cao) khoảng 30 –
40 cm, bảo đảm
thoát được nước
và thông thoáng,
có bạt che trên
luống và có mái
che.
Áp dụng phù

hợp với những
nước đang phát
triển, quy mô
nhỏ lẻ và quỹ đất
ít như Việt Nam.
Đơn giản, dễ
thực hiện. Chăm
sóc dễ dàng

Ưu điểm Dễ thực hiện, có
thể sử dụng lao
động phụ trong
gia đình hoặc tận
dụng thời gian
rảnh rỗi.
Công tác chăm
sóc cũng thuận
tiện vì dễ quan
sát và gọn nhẹ
Nhược
Tốn nhiều thời Tốn thời gian
điểm
gian hơn các mô làm trại nuôi ban
hình khác, số đầu.
lượng sản phẩm
có giới hạn, việc
chăm sóc cho
giun
quế phải
được chú ý cẩn

thận hơn

Quy mô công
nghiệp
Diện tích nuôi
lớn
Luống nuôi có
thể nổi hoặc âm
trong mặt đất,
bề
ngang
khoảng 1 – 2 m,
chiều dài thường
không giới hạn.
Sử dụng các
trang thiết bị cơ
giới để chăm
sóc và thu hoạch
sản phẩm.

Quy mô công
nghiệp
Diên tích nuôi lớn

Thu
hoạch,
chăm sóc khá dễ
dàng nhờ hệ
thống cơ giới.
Áp dụng cho các

nước phát triển
trên quy mô
công nghiệp như
Mỹ, Úc…

Chủ động được
điều kiện nuôi.
Chăm sóc tốt, nuôi
theo quy mô lớn

Các khung (bồn)
nuôi có thể được
xây dựng kiên cố
trên mặt đất có
kích thước rộng
hơn hoặc được sắp
thành nhiều tầng.
Việc chăm sóc có
thể thực hiện bằng
tay hoặc các hệ
thống tự động tùy
theo quy mô.

Bị tác động Chi phí xây dựng
mạnh bởi các cơ bản và trang
yếu tố thời tiết, thiết bị cao
có thể gây tổn
hại
đến giun
quế và cần một

diện
tích
tương đối lớn.


2.4 Chế biến và sử dụng giun Quế
-Sử dụng giun tươi
+ Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... cho ăn 10-15 con giun /ngày.
+ Lợn: nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám.
-Chế biến bột giun: Giun tươi rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột giun. Bột giun là
loại thức ăn giàu đạm, trên 70 % (cao hơn bột cá, đậu tương v.v..). Thức ăn cho gia súc,
gia cầm làm từ giun có tới 53 – 65 % chất đạm, 11 – 17 % chất đường bột, 7 – 32 % chất
khoáng và hàm lượng chất béo khá cao. Bột giun bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn từ 3 - 5
%.
-Làm mắm giun: Giun sau khi làm sạch, trộn muối như muối mắm tép, sau vài ba tháng
giun ngấu thành mắm. Cho lợn ăn mắm giun hàng ngày 15 - 20 g/con hoặc 2 ngày 1 lần 30
g/con.
-Làm dịch giun: Sau khi làm sạch, giun được đem vào xử lý vi sinh để loại bỏ hoàn toàn
một số nấm và vi khuẩn có hại, cũng như làm kích thích tăng trưởng một số vi khuẩn có
lợi và được trộn đều với một loại men Enzyme.
-Phân giun: Sau khi thu hoạch ra khỏi chuồng giun được đem phơi khô và bảo quản kín.
2.5 Một số bệnh thường gặp ở giun
-Bệnh no hơi
Do giun ăn những loại thức ăn quá giàu “chất đạm” như phân bò sữa, heo… làm cho phân
có mùi chua. Sau khi cho ăn, giun có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trường dài sau
đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trường hợp này nên hốt
hết phần phân lỡ cho ăn ra và tưới nước lên luống. Nếu sử dụng những loại thức ăn này thì
phải ũ kĩ trước khi cho ăn.
-Bệnh trúng khí độc
Do đáy chất nền đã bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm cho khí độc như:

CO2, H2S, NH4 chiếm lĩnh hết khe hỡ của chất nền, làm giun chui lên trên lớp mặt. Cách
khắc phục: Dùng cuốc chĩa xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.
-Bệnh do hóa chất
Tránh cho giun tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, xà phòng, nước rửa chén, nước vôi… vì
giun sẽ lập tức chết khi tiếp xúc hoặc ngoi lên và đi khỏi luống.

3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Quy trình thí nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng nuôi làm bằng meka có chiều dài 0,5 m, chiều rộng 0,5 m , chiều cao 0,5 m có che


phủ nilon đen bên ngoài mô hình.
Bước 2: Thả giống giun
Cho 1 kg sinh khối (0,2 kg giun giống và 0,8 kg phân giun) vào bình rải từng đám giữa
mặt luống, sau khoảng 5 – 7 phút giun sẽ chui hết xuống lớp sâu. Loại bỏ giun bị thương,
tưới và giữ ẩm cho luống giun.
Bước 3: Che phủ luống
Sau khi thả giun giống, lấy bao tải cũ đậy lên trên bề mặt luống để tạo độ thông thoáng
đồng thời tạo bóng tối cho giun lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn
đêm.
Bước 4: Cho giun ăn và chăm sóc giun:
- Thí nghiệm được chia làm 2 mẫu.
+ Mẫu 1: Mẫu đối chứng là phân bò tươi.
+ Mẫu 2: Cho 2 kg phân bò trộn với 0,5 lít nước sạch thành dạng lỏng sệt rồi rải đều trên
bề mặt luống, 3 ngày cho giun ăn phân một lần và kiểm tra sự phát triển của giun.
Những ngày sau đó sẽ tiếp tục cho giun ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn
thức ăn cũ. Chú ý không nên cho giun ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng
thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho giun tập trung ăn và sống phía dưới mà
không sống trên bề mặt làm giảm khả năng sinh sản của giun. Nếu phân có lẫn nước tiểu

phải phun rửa sạch nước tiểu trước khi cho ăn.
-Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.
+ Mùa hè: 2 - 3 ngày cho giun ăn 1 lần. Lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3
cm.
+ Mùa đông: 3-5 ngày cho giun ăn 1 lần. Lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 4-5
cm.
Sau khi bón xong, đậy tấm phủ lại và tưới ẩm.
Bước 5: Phân tích kết quả.
Sau 15 ngày, tại mẫu 1, tách riêng giun và phân đem đi cân để kiểm tra sự phát triển của
giun và lượng phân thu được sau khi cho giun ăn.
3.2 Những lưu ý khi chăm sóc giun
- Ánh sáng: cần che chắn tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không chứa các khí độc hại: CO2, H2S, SO3, NH3…
- Thức ăn: không chứa lá xoan, lá lim, bạch đàn, sắn. Phân bò có thể cho giun ăn
ngay mà không cần ủ như phân lợn, gà.
- Tránh thiên địch: kiến, gà, cóc, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.
Ngoài ra thật chú ý với các loại thuốc trừ sâu, hoá chất như xà phòng, nước rửa
chén, muối ăn, nước giải, tro bếp, đất bột…
-Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, tiếng ồn phải phù hợp.
4. Kết quả-Kiến nghị
4.1 Kết quả
Sau 15 ngày thu được kết quả trên mẫu 1 như sau:


Bảng 1: Kết quả nuôi giun trên mô hình meka.
Chỉ tiêu so sánh

Trước

Sau


1. Phân (kg)

12.5

7

2. Giun

0.2

0.5

3. Mùi hôi phân

Mùi hôi

Không còn mùi hôi

Nhận xét:
- Số lần cho giun ăn: 5 lần/ 15 ngày.
-Lượng phân mỗi lần cho giun ăn: 2kg phân+ 0.5 lit nước=2.5 kg
- Lượng phân đưa vào trong 15 ngày: 12.5 kg
- Lượng phân giảm đi sau khi thí nghiệm do sự thoát nước.
0

-Giun phát triển tốt nhất với thức ăn là phân bò, trâu, lơn. Nhiệt độ tối ưu từ 25-30
C, pH: 6,5-7,5.

-Giun có tác dụng xử lý lượng phân bò lớn, trong thời gian ngắn hơn ủ phân thông

thường (3-5 ngày xử lý hết một mẻ phân với số lượng phục thuộc vào lượng giun). Mùi
hôi và vi sinh vật có hại trong phân không còn, nên được bón trên cây trồng hoặc sử dụng
làm thức ăn cho gà.
Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy
sản, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội(2009) đã đưa ra một số chỉ tiêu so sánh giữa phân
bò tươi và phân đã được giun Quế xử lý:
Bảng 2: Một số chỉ tiêu phân tích của mẫu 1 và mẫu 2
STT

Chi tiêu

Đơn vị

Mẫu 1(Mẫu đối chứng)

Mẫu 2(Mẫu thí nghiệm)

1

VCK

%

19,21

23,00

2

N


%

1,87

1,55

3

P

%

0,84

1,25

4

NO3-

mg/kg

84,52

123,53

5

NH3


mg/kg

974,86

106,74

6

NH4+

mg/kg

1253,39

137,23

7

K

%

0,63

0,83

8

Ca


%

0,89

1,6

9

Mg

%

0,59

0,77

Nhận xét:
Hàm lượng các chất khoáng như P, K, Ca, Mg có trong phân giun đều cao hơn so
với phân bò trước khi cho giun ăn. Theo công bố của Lee (1992) quá trình biến đổi của
chất thải hữu cơ trong đường ruột của giun đã chuyển phốtpho sang dạng dễ hấp thu đối


với cây trồng nhờ enzyme phosphatases được tiết ra ở trong đường ruột của chúng. Hơn
nữa, việc giải phóng phốtpho còn được thực hiện bởi các vi khuẩn hòa tan phốtpho có
trong đường tiêu hóa của giun.
Bên cạnh sự tăng lên về hàm lượng các chất khoáng, quá trình phân giải của giun đã
làm giảm đáng kể mùi ammoniac do hàm lượng NH 3 giảm đi rõ rệt. Đây là một ưu điểm
rất lớn khi xử lý phân gia súc bằng giun quế vì mùi ammoniac không còn nhiều nên ít ảnh
hưởng tới môi trường, nhất là không khí.

Như vậy, giun quế đóng vai trò rất to lớn trong việc xử lý các chất thải hữu cơ, nhất
là phân gia súc và phụ phẩm nông nghiệp. Nhờ có giun quế mà các chất thải này trở thành
nguồn phân bón quý giá với hàm lượng cao các khoáng chất ở dạng dễ tiêu và dễ hấp thu
đối với cây trồng và ít có ảnh hưởng đến môi trường.
4.2 Kiến nghị
Nuôi giun Quế là một mô hình mới tại Thái Nguyên, tạo điều kiện cho người nông
dân có thêm nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí
thức ăn tăng trọng , tạo nguồn phân hữu cơ sạch cho cây trồng, hơn nữa có thể tăng thêm
thu nhập từ việc bán phân, giun và các sản phẩm từ giun tạo ra những sản phẩm bảo đảm
an toàn cho con người góp phần bảo vệ môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm hiện
nay.
Từ việc nghiên cứu trên mô hình, có thể chuyển giao công nghệ và nhân rộng tại
các hộ chăn nuôi, các trang trại tại tỉnh Thái Nguyên do tính dễ thực hiện, chi phí đầu tư
ban đầu thấp ,hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn, chỉ cần xây dựng khu nhà có mái che, sử dụng
các vật dụng đơn giản như chum, chậu, khay gỗ và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như
rác, phân trâu, bò, gà để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun. Sau 60 ngày nuôi giun cho
thu hoạch từ 2,5 - 3 kg/mét vuông/lần, mỗi năm có thể nuôi 6-7 lần. Giá một kg giun thành
phẩm từ 60.000 đồng đến 70.000 đồng, trung bình nuôi 100 mét vuông giun cho lãi 10-15
triệuđồng/lứa.
Trong thời gian tới, giun Quế còn mở ra hướng nghiên cứu về nguồn thức ăn cho
giun từ phân lợn, gà, rác thải sinh hoạt hữu cơ cũng như chất thải rắn hữu cơ ( nhà máy
tinh bột sắn, chế biến thủy sản…) quy mô lớn.




×