Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật việt nam và pháp luật nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.24 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ MINH

HỢP ĐỒNG LI- XĂNG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THỊ MINH

HỢP ĐỒNG LI- XĂNG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Vinh

Hà Nội – 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Bùi Thị Minh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ LI- XĂNG NHÃN

1
6

HIỆU HÀNG HÓA
1.1.


Tổng quan về nhãn hiệu

6

1.1.1.

Khái niệm nhãn hiệu

6

1.1.2.

Chức năng của nhãn hiệu

10

1.1.3

Phân loại nhãn hiệu

12

1.2.

Li- xăng nhãn hiệu hàng hóa

16

1.2.1.


Khái niệm li- xăng nhãn hiệu hàng hóa

16

1.2.2.

Các loại li- xăng nhãn hiệu hàng hóa phổ biến

16

1.2.3.

Vai trò của hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa

18

1.2.4.

Lợi ích thương mại của việc li- xăng nhãn hiệu hàng hóa

20

Chƣơng 2: HỢP ĐỒNG LI- XĂNG NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

24

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THEO PHÁP
LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TỔ CHỨC
QUỐC TẾ TRÊN THÊ GIỚI

2.1.

Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật của

24

một số quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới
2.1.1.

Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật

24

Liên minh Châu Âu
2.1.2.

Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật

29

Hoa Kỳ
2.1.3.

Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật
Trung Quốc

32


2.2.


Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt

33

Nam
2.2.1.

Cơ sở pháp lý

33

2.2.2.

Những đặc điểm của hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng

35

hóa theo pháp luật Việt Nam
2.2.3.

Các điều khoản hạn chế li- xăng trong hợp đồng li- xăng

40

nhãn hiệu hàng hóa
2.2.4.

Vấn đề đăng ký hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG LI- XĂNG NHÃN HIỆU

42
44

HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC
PHỤC
3.1.

Thực trạng hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa ở Việt

44

Nam
3.1.1.

Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền SHTT đối với nhãn

44

hiệu hàng hóa ở Việt Nam
3.1.2.

Thực trạng giao kết, thực hiện hợp đồng li- xăng nhãn

47

hiệu hàng hóa ở Việt Nam
3.2.


Giải pháp khắc phục bất cập của quá trình giao kết và thực

58

hiện hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam
3.2.1.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển giao quyền

58

SHCN nói chung và li- xăng nhãn hiệu hàng hóa nói riêng
3.2.2.

Những giải pháp khắc phục bất cập

59

3.2.3.

Giải pháp khắc phục bất cập từ nhận thức của xã hội

64

3.2.4.

Các giải pháp khác

66


KẾT LUẬN

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SHTT

: Sở hữu trí tuệ

SHCN

: Sở hữu công nghiệp

WTO

:Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

GCN


: Giấy chứng nhận

ĐKHĐSD

: Đăng ký hợp đồng sử dụng



: Quyết định

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

OHIM

: Tổ chức nhãn hiệu thương mại và kiểu dáng của
Liên minh Châu Âu (Office for Harmonization in
the internal market)

EU

: Liên minh Châu Âu (European Union)

EC

: Hội đồng Châu Âu (European Commission)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1.1. Số lượng hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2006 đến
2014 ...................................................................................................................... 47


MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Trước xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ,

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách “Tích cực và chủ động hội nhập vào
nền kinh tế quốc tế và khu vực”, việc Việt Nam chính thức trở thành thành
viên của WTO là một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập của chúng ta vì
cùng với việc gia nhập WTO đã tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khi mà các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan dần được gỡ bỏ. Việt Nam có nhiều cơ hội to
lớn để phát triển kinh tế đất nước nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với
nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức từ việc thực thi các cam kết trong
Hiệp định TRIPS/WTO về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nói riêng.
Một trong những công cụ giúp cho việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường một cách dễ dàng, nhanh chóng, tạo lợi thế so sánh giữa các doanh
nghiệp chính là nhãn hiệu. Nhãn hiệu là dấu hiệu giúp cho người tiêu dùng có
thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp này với hàng hóa, dịch vụ
của nhà cung cấp khác đồng thời nó cũng khẳng định giá trị của doanh nghiệp
trong lòng người tiêu dùng. Xu hướng tự nhiên của khách hàng sẽ là lựa chọn
các nhãn hiệu mà họ từng nghe nhắc đến nhiều nhất hoặc truyền miệng hoặc
qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, việc tạo dựng vị thế trên
thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc phát triển sản phẩm mới
thường được thực hiện nhanh chóng hơn thông qua việc chuyền giao các

quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Cơ sở pháp lý cho hoạt động này
chính là hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa (Sau đây gọi là:
Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa).

1


Đây là loại hợp đồng mang tính chuyên biệt cao. Việc giao kết và thực
hiện chúng có những đặc điểm khác biệt so với việc giao kết và thực hiện các
hợp đồng khác.Tuy nhiên, hầu như chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về
thực trạng giao kết và thực hiện loại hợp đồng này ở Việt Nam. Vì vậy, cần
phải có một sự khảo cứu tổng hợp nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay vào thương mại
quốc tế. Vì vậy, đề tài “Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương
mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài” có ý nghĩa cấp
bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay, SHTT nói chung, nhãn hiệu hàng hóa nói riêng vẫn còn là

mảnh đất mới khai phá còn đầy mới mẻ và phức tạp đối với các nhà hoạt động
thực tiễn cũng như các nhà lý luận Việt Nam. Tư duy pháp lý về tài sản trí tuệ
mới thực sự được du nhập cấp tập vào nước ta trong khoảng 10 đến 15 năm
năm trở lại đây - một con số quá là ngắn ngủi so với lịch sử hình thành và
phát triển của tài sản vô hình và pháp luật bảo hộ chúng. Tuy vậy, trong
khoảng thời gian đó, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn đã làm
được khá nhiều công việc có ý nghĩa đối với việc phát triển những tri thức
khoa học về quyền SHTT cũng như về pháp luật bảo hộ quyền SHTT, góp
phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của doanh nghiệp, của nhân dân về vấn đề

này. Số lượng các công trình khoa học, các cuộc hội thảo, các bài viết về
quyền SHTT ngày càng nhiều và có chất lượng cao.
Các vấn đề về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa đã
được phân tích bởi nhiều tác giả trong và ngoài nước trong nhiều công trình
khác nhau.
Ở nước ngoài, các công trình, tài liệu về các khía cạnh chung của quyền
sở hữu trí tuệ trong đó có QSHCN đối với nhãn hiệu như WIPO (2005), Cẩm

2


nang sở hữu trí tuệ, Bản dịch của Cục SHTT; A philosophy of Intelletual
Property của Giáo sư Peter Drahos, NXB Ashgate Dartmouth năm 1996; Các
công trình, tài liệu liên quan đến pháp luật SHTT nói chung và pháp luật về
QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng tiêu biểu như: Patent, Trademark and
Copyright laws của Giáo sư Jeffrey M. Smuels (1996), NXB BNA Books
năm 1996; Các công trình nghiên cứu về kinh tế liên quan QSHCN đối với
nhãn hiệu như Trademark Valuation của Giáo sư Smith Gordon V năm 1997;
Merchandising Property- Licensing and Joint venture profit Strategies của
Giáo sư Jeremiah, Joanna R. năm 1997; Taxation of intellectual Property của
Giáo sư Marvin Petry, NXB Lexis năm 2000.
Tại Việt Nam, vào những năm gần đây, nhất là từ những năm cuối của
quá trình đàm phán gia nhập WTO, vấn đề quyền SHTT nói chung là QSHCN
đối với nhãn hiệu nói riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Vì vậy,
đã có một số công trình, tài liệu, bản dịch nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu
trong số đó là các công trình, bài viết của các tác giả như: Nguyễn Thanh Tâm
(2006), QSHCN trong hoạt động thương mại, Nhà xuất bản Tư pháp; Kamil
Idris (2005), Sở hữu trí tuệ một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế- WIPO,
Cục SHTT dịch và xuất bản; Trần Việt Hùng, Tình hình đăng ký sở hữucông
nghiệp và thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, Hội

thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999; PGS.TS Đoàn Năng, Về thực
trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2000.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nói trên mới chỉ bản đến những khía
cạnh tổng quát về quyền sở hữu trí tuệ hoặc QSHCN đối với nhãn hiệu nói
chung. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến
thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam.

3


3.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá tổng quan về loại hợp đồng

li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Luận văn cũng nêu ra thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam. Để thực hiện mục
đích này, đề tài sẽ phải làm rõ cơ sở lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối
với nhãn hiệu, hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó, đề tài sẽ đề
xuất giải pháp khắc phục những bất cập của quá trình giao kết và thực hiện
hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt
Nam.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian là từ năm 2005 (thời điểm Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam


đầu tiên ra đời) cho tới nay; Về không gian, đề tài nghiên cứu tổng quan về
nhãn hiệu hàng hóa và thực trạng giao kết, thực hiện hợp đồng li- xăng nhãn
hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu và phân tích (dùng để phân tích và tìm hiểu

nội dung các quy định trong các văn bản: pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt
Nam, Pháp và một số nước khác cũng như các tài liệu liên quan); nghiên cứu
tài liệu (các vấn đề lý luận liên quan); phân tích các dữ liệu phản ánh thực
trạng thực hiện và giao kết hợp đồng.
Phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích các yếu tố/phần tử mà tổng
hợp kết quả và đưa ra kết luận cho các vấn đề nghiên cứu…).
Phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích các yếu tố/phần tử mà tổng
hợp kết quả và đưa ra kết luận cho các vấn đề nghiên cứu….).

4


Phương pháp thống kê (thống kê dữ liệu liên quan đến việc thực hiện
và giao kết hợp đồng theo các tiêu chí khác nhau như số lượng các loại hợp
đồng, chủ thể giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng…).
Toàn bộ đề tài được thực hện dựa trên nền tảng phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac- Lê nin và các quan điểm phát
triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
6.

Kết cấu của đề tài
Tên đề tài: “Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại


quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài”.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, gồm 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về nhãn hiệu và li- xăng nhãn hiệu hàng hóa.
Chương 2. Hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt
Nam và theo pháp luật của một số quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới.
Chương 3. Thực trạng hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa ở Việt
Nam và giải pháp khắc phục.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ LI- XĂNG NHÃN HIỆU
HÀNG HÓA
1.1. Tổng quan về nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
Từ thời xa xưa cách đây hàng ngàn năm con người đã biết sử dụng các
dấu hiệu tuy còn rất giản đơn để đánh dấu các sản phẩm do mình tạo ra. Điều
này được chứng minh khi các nhà khảo cổ học tiến hành khai quật ở nhiều nơi
trên thế giới và đã phát hiện thấy trên các hiện vật thu được là các bình gốm
sứ có rất nhiều dấu hiệu của các nhà sản xuất (chủ yếu là các chủ sở hữu các
xưởng sản xuất thủ công) đánh dấu sản phẩm của họ. Thông qua phương pháp
khoa học, các nhà khoa học đã xác định nhãn hiệu hàng hóa xuất hiện từ thời
trung cổ. Chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm, các nhà khảo cổ học đã
xác định được 6000 nhãn hiệu của các loại đồ gốm thời La mã cổ đại (Sisfilla)
đã được sử dụng để nhận biết các loại đồ gốm được sản xuất từ những xưởng
thủ công nhất định.
Tuy nhiên, các nhãn hiệu này thông thường mới chỉ là các vết khắc

của các hình vẽ nhỏ hoặc các dạng hình học. Đây là các dấu hiệu đơn giản.
Mặc dù còn rất đơn giản nhưng các dấu hiệu đó được coi là "tổ tiên" của nhãn
hiệu hàng hóa ngày nay. Các dấu hiệu được sử dụng, nhiều trường hợp là các
chữ ký của các chủ sở hữu trên các sản phẩm, là các dấu hiệu có chức năng
xác định xưởng sản xuất ra loại đồ gốm đó (xác định nguồn gốc sản phẩm) và
phân biệt sản phẩm của xưởng này với sản phẩm của xưởng khác. Trong thời
kỳ này chưa có tự do cạnh tranh thương mại, nhưng các dấu hiệu đó trở thành
công cụ nhằm loại bỏ sự lẫn lộn, nhầm lẫn sản phẩm của các chủ sở hữu khác
nhau trong quá trình vận chuyển, xác định sản phẩm thuộc về chủ sở hữu hợp
pháp.

6


Khi sản xuất phát triển, được đánh dấu bằng hàng loạt các cuộc Cách
mạng khoa học kỹ thuật thứ nhất, thứ hai và thứ ba, nhu cầu buôn bán, xuất
khẩu hàng hóa ngày càng tăng, vượt ra khỏi tầm quốc gia, các nhãn hiệu bắt
đầu đóng một vai trò quan trọng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng và từ đó đã trở thành
một yếu tố quan trọng trong thế giới hiện đại của thương mại quốc tế và kinh
tế thị trường. Công nghiệp hóa và sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường
cho phép các nhà sản xuất và các thương gia cạnh tranh đưa đến cho người
tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng cho hàng hóa cùng chủng loại. Các loại hàng
hóa này thường không có sự khác biệt rõ ràng đối với người tiêu dùng, chúng
chỉ thường khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc tính khác. Rõ ràng
người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựa chọn và đi đến
quyết định lựa chọn cho riêng mình từ những hàng hóa cạnh tranh. Do vậy,
hàng hóa cần phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hóa trên thị
trường chính là nhãn hiệu.
Theo nhà nghiên cứu Andrea Semprini, trong tác phẩm “Que Sais je?

La Marque" (Tôi hiểu gì về nhãn hiệu) thì nhãn hiệu có bốn đặc tính quan
trọng như sau:
Thứ nhất, khi nhãn hiệu được gắn lên sản phẩm thì người ta đã đánh
dấu sự nhận dạng, nhận biết sản phẩm đó thông qua nhãn hiệu để nhận biết và
xác định rõ sản phẩm được vận chuyển đến tay ai cần phải xác định được
nguồn gốc lô sản phẩm đó.
Thứ hai, các dấu hiệu trên sản phẩm đánh dấu sự chiếm hữu sản phẩm
đó. Thông thường sản phẩm được làm ra tại các xưởng thủ công, xuất xưởng
và được phân phối đến địa chỉ cuối cùng là người mua sản phẩm đó. Tuy
nhiên trong quá trình lưu thông, trao đổi xuất hiện người môi giới. Họ là
những người mua sản phẩm của người sản xuất và bán lại cho người tiêu

7


dùng. Khi sản phẩm ở trong tay họ thì họ có thể thêm những dấu hiệu nhận
biết riêng vào những dấu hiệu đã tồn tại trước đó. Sự tồn tại nhiều dấu hiệu
khác nhau trên cùng một sản phẩm trong các giai đoạn khác nhau của sự tồn
tại một sản phẩm thể hiện sự chiếm hữu sản phẩm đó.
Thứ ba, các dấu hiệu trên sản phẩm có mục đích phân biệt sản phẩm
của xưởng sản xuất này với xưởng sản xuất khác. Đồng thời cũng phục vụ
cho việc dễ dàng nhận biết nguồn gốc của sản phẩm.
Thứ tư, các dấu hiệu trên sản phẩm mang lại cho sản phẩm sự ghi nhận
về chất lượng.
Theo Philip Kotler một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì:
Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự
phối hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ
của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng
hóa, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu là sự đảm bảo cho một
chất lượng bền vững và là một biểu tượng phức hợp bao gồm sáu yếu tố: đặc

tính, lợi thế, giá trị, ý tưởng, cá tính của nhãn hiệu và khách hàng sử dụng.
Liên quan đến các đặc tính, nhãn hiệu phản ánh những yếu tố riêng biệt của
sản phẩm. Lợi thế đề cập tới những lợi ích về mặt vật chất và tinh thần mà
việc sử dụng một sản phẩm đem lại. Một nhãn hiệu hướng tới một giá trị nhất
định và người tiêu dùng đánh giá các nhãn hiệu dựa trên những giá trị mà các
nhãn hiệu này đem lại cho họ. Một nhãn hiệu cũng thể hiện cho một số ý
tưởng mà hầu hết là liên quan đến cách mà người ta có thể nhận ra sản phẩm.
Cá tính của nhãn hiệu đề cập tới những yếu tố mang tính chuyên biệt so với
nhãn hiệu khác cùng loại. Khách hàng hay tập khách hàng đưa ra một số gợi ý
về những người mua đối với các nhãn hiệu.
Theo Luật mẫu của WIPO về nhãn hiệu, tên thương mại và cạnh tranh
không lành mạnh năm 1967 đã đưa ra một định nghĩa như sau: “ Nhãn hiệu là

8


bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của một doanh nghiệp
này với đối thủ cạnh tranh”. Trong thực tế kinh doanh, không chỉ có các nhà
sản xuất đưa hàng hóa ra thị trường mà còn có cả các nhà cung cấp dịch vụ
cũng cung cấp dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, tất yếu đòi hỏi cũng phải có dấu
hiệu để người tiêu dùng có thể phân biệt được dịch vụ của các nhà cung cấp
dịch vụ với nhau. Những dấu hiệu được sử dụng trong trường hợp này được
gọi là nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu dịch vụ, về bản chất cũng giống như nhãn
hiệu hàng hoá. Do đó, khái niệm nhãn hiệu hiện nay theo các điều ước quốc tế
về nhãn hiệu và pháp luật của nhiều nước được quy định với hàm nghĩa bao
gồm cả nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Điều này được khẳng định
trong Điều 15 Hiệp định TRIPS [36]: “Bất kì một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các
dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp với hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn
hiệu”.

Theo luật Việt Nam, tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT sửa đổi và bổ
sung năm 2009 khái niệm về nhãn hiệu được quy định như sau: “Nhãn hiệu là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau”. Từ định nghĩa này một số nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về
nhãn hiệu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của các tổ chức
và cá nhân khác nhau” [3] . Nhãn hiệu ở đây dùng để phân biệt hàng hóa hữu
hình của các cá nhân và doanh nghiệp. Cũng theo Điều 72 Luật SHTT năm
2009 “Nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được
thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc có khả năng phân biệt hàng hóa của chủ
sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa của chủ thể khác”.
Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển
của nền kinh tế thị trường tiền tư bản, nhãn hiệu chuyển thành một công cụ

9


quan trọng hơn là giúp người mua, người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng
hóa của một nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác, giúp họ dễ dàng chọn
lựa hàng hóa theo nhu cầu và sở thích. [9] Nhãn hiệu do đó dần trở thành một
đối tượng có giá trị, và cụ thể hơn là một tài sản vô hình quan trọng của nhà
sản xuất, giúp làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa mang nhãn hiệu. Từ đó,
nhu cầu xác lập và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu cũng trở nên rất cần thiết.
Các quy định đầu tiên về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu ra đời tại Hoa
Kỳ khoảng nửa cuối thế kỷ 18. Luật Nhãn hiệu đầu tiên của Pháp có hiệu lực
năm 1857 và sau đó là của Anh năm 1862. Cho đến nay với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hầu hết các nước trên thế giới đều có luật
hoặc các quy định pháp lý bảo hộ nhãn hiệu. Các hiệp ước quốc tế quy định
các nguyên tắc chung về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu
cũng được ký kết, điển hình là Công ước Paris về bảo hộ Sở hữu công nghiệp,

Hiệp định TRIPS của WTO… Các liên minh đa quốc gia tạo thuận lợi cho
việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong từng khu vực cụ thể hoặc toàn cầu cũng
được thiết lập, điển hình là hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (CTM),
các tổ chức đăng ký chung nhãn hiệu khu vực Châu Phi như ARIPO và OAPI.
Văn phòng nhãn hiệu Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan, Luxemburg)… và điển hình
là Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu Madrid do WIPO quản trị, bao gồm
đến nay là 90 quốc gia thành viên trải rộng trên cả năm châu lục.
1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu
Từ định nghĩa về nhãn hiệu hàng hóa nêu tại Khoản 16 Điều 4 Luật
SHTT năm 2009, có thể thấy Luật này nhằm nhấn mạnh rằng nhãn hiệu hàng
hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Quy định này cho thấy đây cũng là chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu.
Tuy nhiên, bên cạnh chức năng phân biệt, nhãn hiệu hàng hóa còn có các
chức năng quan trọng khác bao gồm: chức năng thông tin về nguồn gốc hàng

10


hóa, chức năng quảng cáo và thúc đẩy nhà sản xuất đầu tư nâng cao chất
lượng sản phẩm [16]. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa ngày
càng phong phú về mẫu mã và đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng, vì
thế căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn một sản phẩm chính là nhãn hiệu được
nhà sản xuất gắn trên sản phẩm khi đưa ra thị trường. Một khi người tiêu dùng
hài lòng với sản phẩm đó, có khả năng họ sẽ giúp phân biệt hàng hóa đó dễ
dàng trong số các sản phẩm giống hoặc tương tự. Tóm lại, ta có thể nêu ra các
chức năng chính của nhãn hiệu như sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu có chức năng thông tin về nguồn gốc hàng hóa,
dịch vụ: Người tiêu dùng quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó mà
không hề do dự vì trước đây họ đã mua hàng hóa đó rồi, đã biết hàng hóa của
nhà sản xuất nào và hoàn toàn tin tưởng vào hàng hóa của nhà sản xuất đó. Vì

thế, chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu, người tiêu dùng có quyền nghĩ rằng các sản
phẩm mang nhãn hiệu đó đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các
nhà sản xuất khác nhau sử dụng nhãn hiệu giống nhau với chất lượng bảo đảm
như nhau.
Thứ hai, nhãn hiệu có chức năng quảng cáo: Nhãn hiệu đóng một vai
trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm của
công ty đối với người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm tạo
niềm tin, làm cơ sở để hình thành những khách hàng trung thành vì người tiêu
dùng có một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định dựa trên một
số phẩm chất đặc điểm mà họ mong muốn mà sản phẩm mang những nhãn
hiệu đó đem lại.
Thêm vào đó, nhãn hiệu cũng có chức năng tạo ra động lực khuyến
khích các công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ có một
danh tiếng tốt.

11


Thứ ba, nhãn hiệu có chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường: Sự nổi
tiếng của nhãn hiệu hàng hóa thu hút nhà sản xuất đi đến lựa chọn nhãn hiệu
hàng hóa làm phương tiện để kiểm tra thị trường. Nhãn hiệu hàng hóa nổi
tiếng chiếm lĩnh thị trường, thị phần càng lớn, thì nhà sản xuất có nhiều cơ
hội để kiểm tra và tổ chức thị trường có lợi cho mình. [8]
1.1.3. Phân loại nhãn hiệu
-

Phân loại nhãn hiệu dựa vào dấu hiệu được sử dụng

Dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu

là: Nhãn hiệu là chữ, nhãn hiệu là hình và nhãn hiệu là kết hợp của chữ và
hình.
 Nhãn hiệu là chữ bao gồm các chữ cái có thể kèm theo số, từ ngữ,
khẩu hiệu trong kinh doanh… Ví dụ: Nhãn hiệu Cocacola, Lavie, hay Nokia
với khẩu hiệu “Connecting People”.
 Nhãn hiệu là hình là nhãn hiệu mà trên đó là hình vẽ, ảnh chụp,
biểu tượng và hình khối. Ví dụ: nhãn hiệu ô tô của công ty Toyota là ba hình
elip lồng vào nhau.
 Nhãn hiệu kết hợp là loại nhãn hiệu kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh.
Ví dụ: nhãn hiệu Honda của Công ty Honda là dòng chữ Honda và hình cánh
chim.
-

Phân loại nhãn hiệu dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu

Dựa vào tiêu chí này, nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng
nhận và nhãn hiệu liên kết.
 “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa,
dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”
(Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009). Nhãn hiệu
tập thể có thể do một tổ chức, hiệp hội sở hữu song chính bản thân hiệp hội

12


này lại không sử dụng nhãn hiệu tập thể mà các thành viên của hiệp hội đó có
thể sử dụng nhãn hiệu này. Hiệp hội được thành lập để đảm bảo sự tuân thủ
các tiêu chuẩn chất lượng bởi chính các thành viên của hiệp hội. Các thành
viên có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể nếu họ tuân thủ yêu cầu đặt ra trong quy

chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Chức năng của nhãn hiệu tập thể là thông tin
cho công chúng biết về những phẩm chất đặc trưng của sản phẩm sử dụng
nhãn hiệu tập thể. Một doanh nghiệp được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể có
quyền dùng kèm thêm, cùng với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu của riêng mình.
Các quy chế về sử dụng nhãn hiệu tập thể thường phải có trong đơn xin đăng
ký nhãn hiệu tập thể và bất kỳ sự thay đổi nào về quy chế này phải được
thông báo với cơ quan nhà nước. Ví dụ: Nhãn hiệu Gạo bao thai Định Hóa là
nhãn hiệu tập thể do Hội nông dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đăng
ký và được cấp văn bằng bảo hộ ngày 26/10/2007 [30] . Tại một số quốc gia
như Đức, Thụy Điển, Phần Lan, … đăng ký nhãn hiệu tập thể có thể bị hủy
nếu nhãn hiệu đó trái với quy chế hoặc theo cách thức làm cho công chúng
hiểu sai lệch hay nhầm lẫn. Bởi vậy, nhãn hiệu tập thể đóng một vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi lừa dối.
 “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu
cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách
thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính
xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn
hiệu” (Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).
Nhãn hiệu chứng nhận được cấp khi đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn nhưng
không giới hạn đối với thành viên. Nhãn hiệu có thể được sử dụng bởi bất kỳ
người nào có sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn định sẵn. Tại nhiều quốc gia,
điểm khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận đó là

13


nhãn hiệu tập thể chỉ có thể được sử dụng bởi một nhóm các doanh nghiệp
như thành viên của hiệp hội trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử
dụng bởi bất kỳ ai đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng

nhận quy định.
Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao do
người tiêu dùng bình chọn” do Báo Sài Gòn tiếp thị đăng ký bảo hộ ngày
12/05/2009, khi các hàng hóa đáp ứng được những điều kiện nhất định đươc
quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì sẽ được sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận này trên hàng hóa của mình. Đây sẽ là dấu hiệu giúp
người tiêu dùng nhận biết chất lượng sản phẩm được chứng nhận bởi cơ quan
quản lý nhà nước và sự thể hiện cam kết chất lượng hàng hóa vì lợi ích người
tiêu dùng của doanh nghiệp.
 “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký,
trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương
tự nhau hoặc có liên quan với nhau” (Theo Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT năm
2005, sửa đổi bổ sung năm 2009). Theo Điều 37.4, Thông tư 01/2007/TTBKHCN, đối với nhãn hiệu liên kết, khi đăng ký người nộp đơn phải ghi rõ
các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp
nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu liên kết, nếu yếu tố liên kết là nhãn hiệu,
người nộp đơn phải chỉ rõ nhãn hiệu nào là nhãn hiệu cơ bản; nếu yếu tố liên
kết là hàng hóa/dịch vụ, thì phải chỉ rõ hàng hóa, dịch vụ nào là cơ bản. Nếu
không thì tất cả nhãn hiệu và các hàng hóa/dịch vụ sẽ bị coi là độc lập với
nhau. Ví dụ: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã đăng ký các nhãn
hiệu liên kết Lipton Ice Tea và Lipton Yellow Label Tea.
 “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến
rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” (Theo Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT
năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009). Định nghĩa trên không quy định rõ ràng

14


căn cứ xác định “biết đến rộng rãi”. Luật pháp quốc tế và Luật của các nước
trên thế giới cũng không có tiêu chuẩn mang tính “công thức” để xác định
nhãn hiệu nổi tiếng. Trên thực tế, để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay

không, phải xem xét từng trường hợp cụ thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau
như thời điểm nhãn hiệu được đăng ký, giá trị thương mại của nhãn hiệu, thị
phần của nhãn hiệu, …
“Nhãn hiệu nổi tiếng thường được hưởng sự bảo hộ mạnh hơn” [22].
Chẳng hạn, nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ thậm chí khi nhãn hiệu đó
không được đăng ký hoặc chưa bao giờ được sử dụng trên một lãnh thổ cụ
thể. Hơn nữa, trong khi nhãn hiệu được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu
tương tự gây nhầm lẫn chỉ khi chúng được dùng cho các sản phẩm trùng hoặc
tương tự, còn nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ nhằm chống lại các nhãn hiệu
tương tự gây nhầm lẫn ngay cả khi chúng được dùng cho các sản phẩm không
cùng loại nếu thỏa mãn một số điều kiện cụ thể. Mục đích chính của việc bảo
hộ mạnh hơn này là ngăn chặn việc các công ty lợi dụng danh tiếng của nhãn
hiệu nổi tiếng và/hoặc gây thiệt hại cho uy tín và danh tiếng của nhãn hiệu nổi
tiếng đó. Ví dụ, nhãn hiệu Cocacola là một nhãn hiệu nổi tiếng dùng cho nước
ngọt. Công ty Cocacola được hưởng lợi từ việc bảo hộ tự động ở các nước
dành cho sự bảo hộ mạnh hơn cho các nhãn hiệu nổi tiếng và ở các nước mà
nhãn hiệu của họ là nổi tiếng cho sản phẩm nước ngọt. Sự bảo hộ đó cũng sẽ
áp dụng cho các hàng hóa và dịch vụ không liên quan. Điều này có nghĩa là
nếu một công ty khác quyết định đưa ra thị trường các sản phẩm khác từ áo
phông cho đến kính mát, mà có sử dụng nhãn hiệu Cocacola thì công ty đó
phải xin phép công ty Cocacola hoặc có nguy cơ bị kiện ra tòa vì vi phạm
quyền đối với nhãn hiệu.

15


1.2. Li- xăng nhãn hiệu hàng hóa
1.2.1. Khái niệm li- xăng nhãn hiệu hàng hóa
Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là chuyển giao quyền sử dụng đối
tượng SHCN. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN được định nghĩa

tại Khoản 1 Điều 141 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 là
“việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân
khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của
mình.” [17]. Vì vậy có thể hiểu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (hay còn gọi
là li- xăng nhãn hiệu) là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một cá nhân, tổ
chức khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định trong
một khoảng thời gian nhất định, trong đó nhãn hiệu được li-xăng phải thuộc
quyền sử dụng của bên giao li- xăng.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu thời hạn
bảo hộ (thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ) trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng nhãn hiệu đang trong thời hạn bảo hộ
nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép. Lixăng nhãn hiệu là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó
chủ sở hữu nhãn hiệu thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc
lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng nhãn hiệu. Hình thức
này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu nhãn hiệu không hoạt động kinh
doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Li- xăng nhãn hiệu còn góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu - triển khai, hạn chế độc quyền.
1.2.2. Các loại li- xăng nhãn hiệu hàng hóa phổ biến
1.2.2.1. Phân chia căn cứ vào mức độ và phạm vi quyền hạn và trách
nhiệm của bên li- xăng
Thông thường sẽ có các loại li- xăng sau: i) li- xăng đơn giản; ii) lixăng độc quyền; iii) li- xăng đầy đủ; iv) li- xăng thứ cấp; v) li- xăng trao đổi [1]

16


- Li- xăng đơn giản (Li- xăng không độc quyền) là sự thỏa thuận, trên cơ
sở đó bên nhận li- xăng được quyền sử dụng nhãn hiệu theo những điều kiện
quy định trong hợp đồng li- xăng nhưng bên li- xăng vẫn giữ cho mình hoặc
có thể chuyển giao cho bên thứ ba (cũng theo những điều kiện tương tự)
quyền sử dụng tri thức đã chuyển giao cho bên nhận li- xăng.

- Li- xăng độc quyền là sự thỏa thuận mà trên cơ sở đó bên li- xăng cho
phép bên nhận li- xăng độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong phạm vi
quy định trong hợp đồng li- xăng về lãnh thổ, thời gian. Bên nhận li- xăng
được toàn quyền sử dụng nhãn hiệu còn bên li- xăng cam kết không độc lập
khai thác nhãn hiệu đó và không chuyển giao li- xăng tương tự cho bên thứ
ba. Trong thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế hiện đại, li- xăng độc quyền
ngày càng được áp dụng rộng rãi
- Li- xăng đầy đủ là thỏa thuận mà theo đó, bên nhận li- xăng có đầy đủ
quyền sử dụng nhãn hiệu theo những điều kiện đã được trong hợp đồng. Chỉ
được coi là li- xăng đầy đủ khi bên nhận li- xăng có toàn quyền sử dụng nhãn
hiệu tương tự như chủ sở hữu nhãn hiệu. Bên nhận li- xăng, về thực chất sẽ có
được các quyền hạn của chủ sở hữu. Với việc công nhận li- xăng đầy đủ, bên
li- xăng vẫn giữ về mặt hình thức quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nhưng lại
từ bỏ quyền được độc lập khai thác, sử dụng cũng như không được chuyển
giao nhãn hiệu hàng hóa cho bất kỳ bên thứ ba nào trong thời gian li- xăng
còn hiệu lực.
- Li- xăng thứ cấp là li- xăng mà bên li- xăng không phải chủ sở hữu
nhãn hiệu mà là người được chuyển giao li- xăng độc quyền hoặc đầy đủ.
Phạm vi quyền hạn được chuyển giao trên cơ sở li- xăng thứ cấp nói chung
hẹp hơn so với li- xăng độc quyền hoặc li- xăng đầy đủ.
- Li- xăng trao đổi là sự thỏa thuận mà theo đó các bên tham gia hợp
đồng chuyển giao cho nhau nhãn hiệu hàng hóa. Đặc điểm của loại li- xăng

17


trao đổi là ở chỗ các bên chỉ phải thanh toán cho nhau trong trường hợp có
chệnh lệch về giá trị giữa các nhãn hiệu hàng hóa được mang trao đổi.
1.2.2.2. Li- xăng bắt buộc
Li- xăng bắt buộc được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa

hoặc người đã được chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng
nhãn hiệu của mình theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Li- xăng bắt buộc ra đời nhằm chống lại nguy cơ lạm dụng độc quyền,
là phương tiện kiểm soát của quốc gia đối với các phương thức sử dụng nhãn
hiệu của các chủ văn bằng.
1.2.2.3. Li- xăng mở
Li- xăng mở thường dễ xảy ra khi chủ văn bằng không muốn giữ vị trí
độc quyền và muốn chuyển giao nhãn hiệu cho một hoặc nhiều bên khác. Chủ
sở hữu nhãn hiệu sẵn sàng chuyển giao li- xăng (không mất tiền hoặc với một
số tiền nhất định bằng một nửa số tiền lệ phí phải thanh toán để duy trì hiệu
lực của nhãn hiệu cho bất kì chủ thể nào.
1.2.3. Vai trò của hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa
-

Đối với bên chuyển quyền

Với những nhãn hiệu có uy tín cao và khả năng phát triển mạnh, hợp
đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa là công cụ pháp lý quan trọng giúp cho các
doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận các thị trường mới, đặc biệt là thị trường
nước ngoài – thường không dễ dàng thâm nhập do các yếu tố khác biệt hay
các quy định về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội… Tại nhiều quốc gia, bên
li- xăng chỉ có thể xâm nhập vào thị trường thông qua việc cho phép bên nhận
li- xăng tiếp thị và phân phối sản phẩm mà không thể thâm nhập bằng biện
pháp nào khác. Các sản phẩm sản xuất trong nước nhưng mang nhãn hiệu
quốc tế sẽ nhanh chóng giành được chỗ đứng trong thị trường nội địa, thu hút
được người tiêu dùng bởi mức giá thấp do chi phí sản xuất thấp, từ đó mang

18



×