Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Các đàn miếu đại tự triều nguyễn ở huế (1802 1945) sự hình thành và nghi thức tế tự (Tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.31 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

HUỲNH THỊ ANH VÂN

CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ (1802-1945):
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NGHI THỨC TẾ TỰ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - NĂM 2016


Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Bang
TS. Phan Thanh Hải

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại: số 3, đường Lê Lợi, TP Huế.
Vào hồi…….ngày….. tháng…… năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trường Đại học Khoa học, Đại


học Huế và Thư viện Quốc gia.


MỞ ĐẦU
1.1. Tính khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu các công trình đàn
miếu và nghi lễ đại tự trong mối liên hệ thống nhất về ý nghĩa triết lý
và vai trò của các công trình này đối với các triều đại quân chủ ở Việt
Nam, đặc biệt dưới triều Nguyễn, là một việc cần thiết nhằm cung
cấp thêm cơ sở khoa học cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa Huế hiện nay. Đây cũng sẽ là luận án đầu tiên tập
trung đánh giá đầy đủ, khách quan và hệ thống về quá trình hình
thành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế và
nghi thức tế tự.
Mặt khác, phần lớn các bài viết, công trình nghiên cứu về các
đàn miếu và nghi thức tế đại tự đều chỉ dừng lại ở việc mô tả về lịch
sử, quy mô kiến trúc hoặc sự kiện chứ chưa đi sâu phân tích vai trò
và ý nghĩa về mặt xã hội của các đàn miếu và nghi thức tế đại tự
trong những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Việc nghiên
cứu các đàn miếu và nghi thức tế đại tự trong mối tương quan với
những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể sẽ giúp đưa ra
những đánh giá toàn diện và khách quan đối với các hoạt động này
trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu và
giảng dạy về triều Nguyễn ở những khía cạnh có liên quan trong nhà
trường và cho công tác bảo tồn, phục dựng, đáp ứng nhu cầu du lịch
văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh vùng Huế. Đồng thời, dựa trên
những kết quả nghiên cứu về đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đại
tự triều Nguyễn ở Huế, luận án sẽ đưa ra một số đề xuất hướng bảo tồn
và phát huy giá trị các đàn miếu đại tự trong giai đoạn hiện nay, đặc

biệt là khi các nghi thức tế đại tự của triều Nguyễn hiện đang được
phục dựng ở những quy mô khác nhau và có nhiều ý kiến khác nhau
về việc phục dựng này. Từ những ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề
“Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945): sự hình thành
và nghi thức tế tự” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đàn miếu đại tự triều
Nguyễn ở Huế, bao gồm: đàn Nam Giao, các miếu thờ tổ tiên của họ
Nguyễn trong khu vực Hoàng thành Huế (Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ
1


Miếu, Thế Tổ Miếu và Hưng Tổ Miếu) và đàn Xã Tắc, cùng các nghi
lễ tế tự tương ứng, bao gồm lễ tế Giao, lễ tế miếu và lễ tế Xã Tắc.
Không gian nghiên cứu của đề tài là tại Huế, tập trung chủ yếu
ở khu vực đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ của triều
Nguyễn trong Hoàng thành Huế.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài là quá trình
hình thành và phát triển của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn tại Huế
từ khi mới lập nên triều đại cho đến khi kết thúc (1802-1945). Tuy
nhiên, sự hình thành của các đàn miếu đại tự của triều Nguyễn có sự
kế thừa từ các hình thức đàn miếu đại tự cùng loại của các triều đại
trước nên luận án sẽ có phần sơ khảo về lịch sử hình thành và phát
triển của các hình thức đàn miếu đại tự dưới các triều đại trước
Nguyễn ở Việt Nam. Mặt khác, các đàn miếu đại tự hiện vẫn đang
được bảo tồn và phát huy giá trị cùng với những hoạt động văn hóa
đặc sắc. Vì vậy, luận án cũng sẽ tìm hiểu về các đàn miếu đại tự và
hoạt động nghi lễ trong thời gian từ sau 1945 đến thời điểm hoàn tất
luận án (cuối năm 2015) để có thêm cơ sở cho những đề xuất hướng

nghiên cứu trong tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhìn chung, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về
các đàn miếu đại tự và những nghi lễ liên quan dưới triều Nguyễn.
Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở việc mô tả từng đối
tượng riêng lẻ hoặc đề cập đến đối tượng ở những khía cạnh và mức
độ nhất định. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của những người
đi trước, luận án sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ sở của sự ra đời, quá
trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ trong lịch sử cũng
như các đặc điểm của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn
ở Huế, từ đó làm rõ ý nghĩa và vai trò của các công trình đàn miếu và
nghi lễ đại tự đối với triều đại này trong lịch sử Việt Nam.
Dưới nhiều tác động của các bối cảnh chính trị, xã hội khác
nhau, các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế hiện đã và
đang được bảo tồn, phát huy giá trị tích cực trong bối cảnh mới. Quy
mô và nhiều yếu tố gắn liền với chúng như trình tự nghi thức, trang
phục, đồ tự khí và lễ vật cúng tế cũng có nhiều thay đổi nhằm thích
nghi với hoàn cảnh hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng
nhằm góp thêm cơ sở khoa học để đảm bảo sự cân bằng giữa mục
2


tiêu bảo tồn tính chân xác của di sản với việc phát huy giá trị di sản
văn hóa phục vụ phát triển du lịch một cách bền vững.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án cần tập hợp
thành hệ thống những thông tin liên quan đến lịch sử hình thành,
việc quy hoạch và xây dựng đàn miếu đại tự thời Nguyễn tại Huế,
tìm hiểu các cơ quan tham gia vào quá trình chuẩn bị, tổ chức nghi

lễ đại tự, âm nhạc và múa, trang phục, văn tế, trình tự nghi thức...
để qua đó phân tích, đánh giá những đặc điểm của các đàn miếu và
nghi lễ đại tự triều Nguyễn, ý nghĩa cũng như vai trò của chúng
đối với đời sống văn hóa tinh thần của triều đại này từ 1802-1945.
Luận án cũng cần có sự tham khảo để so sánh, đối chiếu với những
hình thức tương tự ở một số nước đồng văn khác trong khu vực, rút
ra những nét đặc trưng của triều Nguyễn nhìn từ các đàn miếu và
nghi lễ đại tự ở Huế.
Bên cạnh đó, luận án cũng cần tiếp tục khảo sát tình hình bảo
tồn đàn miếu và thực hành nghi lễ sau khi triều Nguyễn cáo chung
năm 1945 cũng như những biến đổi trong cách tổ chức, thực hành
văn hóa và tác động tâm lý xã hội từ việc tham gia nghi lễ để tìm hiểu
ý nghĩa, bản chất của những nghi lễ phục dựng hiện nay nhằm đưa ra
những đề xuất định hướng cho việc bảo tồn và phục dựng các nghi lễ
đại tự trong bối cảnh mới dựa trên sự tôn trọng lịch sử và thể hiện nét
đặc trưng văn hóa đặc sắc của địa phương.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu có tính quyết định đến sự thành công của đề tài
này bao gồm các loại thư tịch của triều Nguyễn và các công trình
nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, địa lý...Ngoài ra còn có các luận văn,
các loại tạp chí, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về
tôn giáo và nghi lễ và các tài liệu thu được từ khảo sát thực địa.
Trước hết, có thể kể đến nguồn thư tịch phong phú, gồm các bộ sử đồ
sộ của Quốc sử quán và Nội Các triều Nguyễn mang tính biên niên,
ghi chép các sự kiện liên quan đến chính sự, chế độ, điển chế,..
v.v..như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Đại Nam thực lục chính
biên đệ lục kỷ phụ biên, Đại Nam thực lục Chính biên đệ thất kỷ,
Đồng Khánh Khải Định chính yếu và các châu bản triều Nguyễn có

liên quan đến đề tài; hoặc các loại tư liệu về địa chí như bộ Đại Nam
3


nhất thống chí (một bộ biên soạn đời Tự Đức năm 1865-1882; ngoài
ra còn có bộ Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán đời Duy Tân
biên soạn, chỉ có các tỉnh Trung kỳ và được khắc in năm 1909. Các
bản này được dịch sang tiếng Việt và tái bản vào các năm 1960,
1969, 2006….). Ngoài ra còn có một số công trình khảo cứu trực
tiếp về nghi lễ đại tự triều Nguyễn trước và sau khi triều Nguyễn
cáo chung, như tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH /
Những người bạn cố đô Huế) của Hội đô thành hiếu cổ (1914-1944)
hoặc tác phẩm của những người trực tiếp chứng kiến nghi lễ đại tự
thời Nguyễn như Lễ tế Nam Giao của Hồng Hoài Lê Văn Hoàng
(1972) hoặc luận án Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao
tại Huế (1973) của tác giả Lê Văn Phước. Bên cạnh đó còn có
nhiều tác phẩm khác viết về nguồn gốc tư tưởng, phong tục, tập quán,
âm nhạc, nghi thức, sự ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc
v..v..liên quan đến vấn đề được bàn đến trong nội dung đề tài, tiêu
biểu có Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ Bằng
Đoàn và Đỗ Trọng Huề (in lần đầu năm 1968), Việt Nam phong tục
của Phan Kế Bính (xuất bản lần đầu tiên năm 1915, tái bản năm
2005), Nho giáo của Trần Trọng Kim (in lần đầu vào những năm
1929-1933, tái bản năm 1992), Lịch sử tư tưởng phương Đông và
Việt Nam của Nguyễn Minh Tường (2012). Ngoài ra còn có các bài
viết của nhiều tác giả trên các Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nghiên
cứu Lịch sử, Nghiên cứu Huế, Huế Xưa & Nay, Nghiên cứu và Phát
triển, các kỷ yếu Hội thảo về triều Nguyễn,v.v.. viết về những khía
cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án.
Luận án cũng tham khảo các công trình nghiên cứu, luận văn,

luận án của các nhà nghiên cứu nước ngoài như Li Tana, Yu Insun…;
các kỷ yếu hội thảo, hội nghị hoặc các bài viết đã được đăng tải trên
các Tạp chí uy tín hay đã được xuất bản của một số tác giả trong và
ngoài nước. Đặc biệt, có một số bài viết phân tích khá sâu về tôn giáo
và nghi lễ của các triều đình ở Việt Nam, như: “Religion and Ritual in
the Royal Courts of Đại Việt” của John K. Whitmore đăng trong Asia
Research Institute Working Paper Series No. 128 (Loạt bài viết của
Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Singapore, tháng 12/2009)
hoặc những mô tả của các nhân chứng là người nước ngoài có dịp tiếp
xúc hoặc chứng kiến các hoạt động tế tự của triều đình Nguyễn. Những
bài viết này cung cấp một cách nhìn nhận và đánh giá tính chất đặc
4


trưng các Nhà nước phong kiến ở Việt Nam dưới nhiều góc độ khác
nhau, trong đó có nhiều khía cạnh liên quan đến đề tài.
Các nguồn tư liệu thu được từ khảo sát thực địa tại một số di
tích có liên quan (đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, các miếu thờ hoàng
gia) ở trong và ngoài nước, tư liệu khảo cổ, các sưu tập hiện vật bảo
tàng và thông tin từ phỏng vấn nhân chứng trong quá trình khảo sát,
điền dã cũng đem lại những cơ sở khoa học đáng tin cậy cho đề tài.
Ngoài những tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài nêu trên, chúng tôi cũng tiếp cận, khai thác một số tài liệu đăng tải
trên internet. Có thể nói những tài liệu này hết sức phong phú, đa
dạng và mức độ đề cập cũng rất khác nhau. Do đó chúng tôi sẽ phân
loại và thẩm định kỹ lưỡng trước khi sử dụng để nghiên cứu đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện đề tài thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội, phương pháp chuyên ngành khoa học lịch sử là phương pháp
chủ yếu được áp dụng trong luận án, kết hợp với phương pháp logic

để trình bày một cách hệ thống quá trình hình thành, phát triển, suy
tàn và được phục hồi của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn
ở Huế, đồng thời làm rõ tính kế thừa từ các triều đại trước trong
lịch sử Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu bằng các phương
pháp này cũng giúp đánh giá sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo
trong việc xây dựng và củng cố quyền lực của triều Nguyễn thông
qua hình thức các đàn miếu và nghi lễ đại tự ở Huế và vai trò của
chúng đối với sự tồn tại và phát triển của vương triều Nguyễn.
Trong quá trình phân tích và đánh giá, luận án cũng chú ý vận dụng
các phương pháp liên ngành, như các phương pháp phân tích thư tịch,
nghiên cứu kết quả khảo cổ học, phương pháp thống kê - phân loại
và so sánh, đối chiếu các loại bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ,
ảnh chụp, v..v..để tìm hiểu những thông tin chi tiết về những đặc
điểm của các đàn miếu đại tự và thực hành nghi lễ liên quan dưới
triều Nguyễn tại Huế.
Đặc biệt, những phương pháp này được kết hợp với phương
pháp so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại để tìm ra những nét đặc trưng
của các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn so với các hình thức
tương tự của Trung Quốc và Hàn Quốc, thể hiện bản sắc và tinh thần
tự tôn dân tộc trong quá trình tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa từ bên
ngoài một cách chủ định và có chọn lọc, làm rõ tính mục đích của việc
thiết lập các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế.
5


Phương pháp hệ thống-cấu trúc kết hợp với phương pháp
nghiên cứu liên ngành bao gồm điền dã dân tộc học, phỏng vấn
nhân chứng, quan sát và quan sát tham dự trong nhân học văn hóa
cho phép tác giả luận án tìm hiểu những tác động của bối cảnh
chính trị, xã hội đối với quá trình hình thành đàn miếu và nghi lễ

đại tự. Mặc khác, kết quả nghiên cứu cũng giúp tác giả tìm hiểu
vai trò của các đàn miếu và nghi lễ phục dựng hiện nay đối với
cộng đồng trong sự thích ứng với bối cảnh văn hóa, chính trị, xã
hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong việc xử lý tư liệu, tác giả sẽ cố gắng bám vào tư liệu
gốc và các tư liệu dịch thuật bởi các cơ quan chuyên môn có uy tín.
Tuy nhiên, trong trường hợp tác giả không thể tiếp cận tư liệu gốc
mà phải trích dẫn lại, tác giả đều nói rõ nguồn.
5. Đóng góp của luận án
5.1 Về mặt thực tiễn, luận án sẽ cung cấp một cách đánh giá
tổng quan về đề tài thông qua việc hệ thống hóa các thông tin thu
thập được trong quá trình nghiên cứu tư liệu và điền dã, góp phần
phục vụ cho công tác nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa vật thể và
phi vật thể liên quan đến các đàn miếu và nghi lễ đại tự. Việc hiểu
đúng và hiểu sâu về các đàn miếu và nghi thức đại tự triều Nguyễn sẽ
góp phần đưa ra định hướng và phương pháp đúng đắn trong việc bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản đã được công nhận là di sản văn hóa
quốc gia cấp đặc biệt và là di sản văn hóa thế giới.
5.2 Về mặt lý thuyết, kế thừa các kết quả của các nhà nghiên
cứu đi trước, khắc phục những điểm còn hạn chế và kết hợp với cách
kiến giải dựa trên sự phân tích, tổng hợp các thông tin thu được từ quá
trình nghiên cứu tư liệu, luận án sẽ đưa ra cách nhìn mới về các đàn
miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế. Mặc dù đề tài và đối tượng nghiên
cứu không mới và đã được nhiều tác giả đề cập tới từ đầu thế kỷ,
nhưng việc vận dụng cách tiếp cận liên ngành kết hợp với kỹ năng lập
luận, phân tích, luận án sẽ góp phần chứng minh các đàn miếu và nghi
lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế cũng là hình thức thể hiện tính chính
thống của quyền lực nhà vua dưới thời quân chủ. Nói cách khác, nghi
lễ đại tự cũng chính là nghi lễ của quyền lực. Mọi chi tiết về quy hoạch
và xây dựng, trang trí kiến trúc hay những thủ tục trình tự nghi thức,

nhạc, múa, trang phục, lễ phẩm v..v...của các đàn miếu và nghi lễ đại
tự đều nhằm mục đích thể hiện quân quyền, cùng với đó là thần quyền
trong một ý nghĩa tâm linh huyền bí mà nghi lễ đem lại.
6


5.3 Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng những thông tin tư liệu
để so sánh và khảo sát thực tế để xác định đâu là những nét bản sắc
của triều Nguyễn thể hiện bản lĩnh và sự sáng tạo trong cách vận
dụng tư tưởng Nho giáo Trung Quốc vào điều kiện thực tế của Việt
Nam và kế thừa các triều đại trước. Đó chính là những nét đặc trưng
thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của các vua Nguyễn, đặc biệt là vào
buổi đầu của triều đại. Điều này thể hiện qua việc quy hoạch và xây
dựng đàn miếu có phần khác với Trung Quốc và Hàn Quốc, cũng như
việc thực hành nghi lễ tế tự một cách quy củ. Mặt khác, kết quả điền
dã thực địa cho thấy trong số các nghi lễ đại tự của triều Nguyễn, chỉ
có lễ tế miếu – hay nói đúng hơn là lễ kỵ giỗ của Nguyễn Phúc Tộc,
đã và vẫn đang được dòng họ tổ chức trong gia đình và ở các tông
miếu hoàng gia tại hoàng cung, thể hiện truyền thống thờ cúng tổ
tiên, mang đậm nét địa phương và bản sắc của một triều đại. Nghi lễ
này cho dù có nhiều thay đổi nhưng vẫn tồn tại như một cách thích
ứng trước áp lực của sự toàn cầu hóa và hiện đại hóa trong bối cảnh
hiện nay và vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóa và tinh thần.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), Danh mục các
công trình khoa học liên quan đã công bố (3 trang), Tài liệu tham khảo
(15 trang), Bảng Chú giải một số từ vựng (3 trang), Phụ lục (70 trang),
nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1:Tổng quan tình hình nghiên cứu (17 trang)
Chương 2: Sự hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế

(39 trang)
Chương 3. Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế (32 trang)
Chương 4. Đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế:
những đặc trưng và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị (30 trang)
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trước năm 1975
Trước hết, liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án có các
công trình nghiên cứu đã được thực hiện và ấn hành từ những năm
triều Nguyễn chưa chấm dứt, tiêu biểu là bộ Bulletin des Amis du
Vieux Hué (BAVH/Những người bạn cố đô Huế) của Hội đô thành
hiếu cổ với nhiều bài viết của L. Cadière [147]; [148]; [149]; Nguyễn
7


Đình Hoè [151], R. Orband [153]; [154]; [155]; [156], H. De Pirey
[157], A. Sallet [158]...cung cấp nhiều thông tin tư liệu đáng quý về
các đối tượng của đề tài, trong đó có nhiều bài viết mô tả cụ thể về
đàn Nam Giao và nghi thức tế Giao hoặc đàn Xã Tắc thời Nguyễn
kèm theo bản vẽ hoặc ảnh chụp, được xem là cơ sở cho việc phục
dựng các lễ tế Giao hiện nay.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu khác ở giai đoạn trước 1975
chỉ mang tính chất hồi ký, mô tả, nhưng cũng rất có giá trị tham khảo
bởi phần lớn các tác giả cũng là những nhà trí thức, những nhân
chứng lịch sử hoặc những người có nhiều cơ hội để tiếp cận và kiểm
chứng thực tế về những nội dung liên quan đến đề tài. Nổi bật trong
số đó có Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam của Đỗ
Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (in lần đầu năm 1968) với những thông
tin khá đầy đủ về các đại lễ quan trọng nhất dưới thời các triều đại

quân chủ ở Việt Nam cùng những chi tiết về nghi thức, âm nhạc, kèm
theo một số hình ảnh minh họa.
Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ đề cập đến việc lập đàn Xã Tắc
(vào đời Trần) đúng một câu trong mục “Lễ Tịch điền qua các triều
đại”, ngoài ra không có thông tin gì thêm về lễ tế đàn Xã Tắc dưới
thời Trần và các triều đại khác, kể cả triều Nguyễn. Thông tin về lễ tế
miếu trong tác phẩm này cũng khá sơ sài và hoàn toàn không mô tả
vị trí hay đặc điểm kiến trúc của các công trình. Riêng đối với lễ tế
miếu thời Nguyễn, tác phẩm đưa ra những thông tin khá chi tiết về lễ
vật tế, trình tự tổ chức và các nghi thức, kèm theo nội dung nhạc tế
nhưng chỉ đề cập đến lễ tế kỵ ở Thế Miếu nhà Nguyễn. Một nội dung
khác khá quan trọng là việc trong tác phẩm này, lễ tế kỵ ở Thế Miếu
nhà Nguyễn có múa nhạc, trong khi theo quy chế triều Nguyễn, chỉ
có lễ tế hưởng (tế theo mùa) ở miếu mới có múa Bát dật.
Bên cạnh đó, thông tin về các lễ tế được tổ chức sau khi triều
Nguyễn đã cáo chung cũng rất cần thiết để giúp tác giả luận án hiểu
thêm vai trò của các đàn miếu và những nghi thức tế đại tự triều
Nguyễn đối với đời sống văn hóa tinh thần vùng Huế, đặc biệt là
sau khi triều đại quân chủ đã chấm dứt. Các tác phẩm viết về hoạt
động này có: Lễ tế Nam Giao của Hồng Hoài Lê Văn Hoàng (1972)
hoăc Sự tích đàn Nam Giao và các cuộc lễ tế Giao tại Huế của Lê
Văn Phước (1973) với nhiều thông tin chi tiết mô tả kiến trúc và
cách thức tổ chức nghi lễ tế Giao nhưng chưa đi sâu lý giải về mặt ý
nghĩa triết lý hoặc phân tích những tác động về mặt xã hội của các
8


hình thức tế đại tự mà luận án đề cập. Ngoài ra còn có một số bài
viết trên các tập san chuyên đề như Sử Địa (Sài Gòn), Đại học (Huế),
Nam Phong (Sài Gòn) nhưng cũng chỉ cung cấp thông tin sơ lược về

đàn Nam Giao và lễ tế Giao. Trong đó, đáng chú ý có một vài thông
tin ghi được vào thời điểm 1942 về Trai Cung và những chứng tích
còn sót lại như: dấu tích kiến trúc, thẻ bằng đá treo trên cây
thông..v..v..
1.1.2 Các công trình nghiên cứu từ năm 1975 đến nay
Căn cứ vào sự thay đổi về cơ bản trong cách nhìn nhận, đánh
giá về triều Nguyễn sau thời kỳ đổi mới (1986), có thể tạm chia thời
kỳ sau năm 1975 đến nay ra làm 2 giai đoạn.
a. Giai đoạn từ năm 1975-1986
Ở giai đoạn này, mặc dù người ta không cấm đoán việc tế tự,
nhưng với quan điểm coi triều Nguyễn là “thối nát”, “phản động” và
chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, nhiều hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng bị đình trệ trong khoảng thời gian từ 1975-1985. Trước tình
hình đó, việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và về các đàn
miếu hay nghi thức tế đại tự ở Huế giai đoạn này gần như không có
gì tiến triển.
b. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
* Nhóm công trình nghiên cứu về triều Nguyễn và di sản
kiến trúc đàn miếu ở Huế
Năm 1994, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã chọn
chủ đề Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn,
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay làm
đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước (mã số KX-ĐL: 94-16), do
PGS.TS. Đỗ Bang làm chủ nhiệm đề tài đã đánh dấu sự vào cuộc
chính thức về mặt nhà nước trong việc nghiên cứu khách quan và
toàn diện hơn về triều Nguyễn.
Cùng chung mối quan tâm về triều Nguyễn giai đoạn này còn
có nhiều nhà nghiên cứu với những công trình quy mô khác nhau,
trong đó có thể kể đến: Tín ngưỡng dân gian Huế của Trần Đại Vinh
(1995), Kinh thành Huế của Phan Thuận An (1999), Phú Xuân-Huế

từ đô thị cổ đến hiện đại, bao gồm nhiều bài viết của các tác giả do
UBND thành phố Huế tập hợp (1999), Những vấn đề lịch sử về triều
đại cuối cùng ở Việt Nam của nhiều tác giả do Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế và tạp chí Huế-Xưa & Nay xuất bản (2002), Tuyển
tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn của nhiều tác giả do Sở
9


Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản (2002). Tuy nhiên,
hầu hết các tài liệu này đều ít đề cập đến những đối tượng nghiên cứu
của đề tài. Đáng lưu ý có tác phẩm Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú
Xuân của Phan Thanh Hải (2002). Đây là tập hợp nhiều bài khảo cứu
về triều Nguyễn và văn hóa Huế, trong đó có những bài viết liên quan
trực tiếp đến đề tài với nhiều thông tin có giá trị.
Với kết quả khảo sát thực tế tại Trung Quốc, tác giả là người
đầu tiên đưa ra những nhận xét so sánh giữa đàn tế Trời thời MinhThanh ở Bắc Kinh và đàn tế của triều Nguyễn ở Huế. Dựa trên mô tả
về đàn Nam Giao triều Nguyễn ở Huế với 3 tầng (một tầng tượng trưng
cho Trời, một tầng tượng trưng cho Đất, một tầng tượng trưng cho Con
người), tác giả đã có lý khi cho rằng lối kiến trúc này “thể hiện mối quan
hệ vừa có tính cách biệt tương đối, vừa thống nhất trong mối liên kết có
tính tuyệt đối”. Theo nhận xét của tác giả, ở Trung Quốc, tế Giao được
tổ chức riêng rẽ, trong đó yếu tố Trời, Đất và các vị thần linh luôn đóng
vai trò quan trọng và bao trùm lên tất cả: “Trên thực tế ở Trung Quốc,
giai cấp thống trị luôn luôn tìm cách đẩy xa khoảng cách giữa thần linh
và con người”.
Liên quan đến việc quy hoạch kiến trúc và mối tương quan giữa
vị trí các công trình với những yếu tố tự nhiên mang ý nghĩa triết lý
phong thủy, tác phẩm Kinh thành Huế của Phan Thuận An là một tác
phẩm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về quá trình hình thành

Kinh thành Huế. Tác giả nhận xét: “...Với cách đưa kiến trúc Kinh thành
vào giữa các thực thể địa lý ở ngoại cảnh thiên nhiên.., chúng ta thấy
việc quy hoạch và xây dựng công trình kiến trúc này đã và đang tiểm ẩn
một nội dung triết lý thật sâu sắc”.
Trong bài khảo cứu của mình về “Tư tưởng quy hoạch Kinh
thành Huế dưới triều Gia Long” trong Huế-triều Nguyễn, một cái nhìn
(2004), tác giả Trần Đức Anh Sơn tiến thêm một bước trong việc
nghiên cứu về khía cạnh này và kết luận: “Việc quy hoạch và kiến
thiết Kinh thành Huế dưới triều Gia Long là một sự kết hợp tài tình,
khéo léo các yếu tố: lịch sử, Dịch lý và thuật phong thủy và tri thức
khoa học...”.
Cùng chung mối quan tâm đến đặc điểm quy hoạch của các di tích
triều Nguyễn ở Huế, tác giả Phan Thanh Hải cũng nhận định: “Ở Kinh đô
Huế, ngoài trục (thần đạo) của kinh đô chạy theo hướng Tây Bắc-Đông
Nam, bên ngoài Kinh thành còn có một trục chạy theo hướng Bắc-Nam,
10


nối từ Kỳ Đài đến đàn Nam Giao. Chính trục thứ hai này cùng với dòng
sông Hương đã tạo nên sự liên kết rất chặt chẽ, hài hòa giữa kinh đô với
các công trình kiến trúc bên ngoài Kinh thành, nhất là miền lăng tẩm của
hoàng gia ở phía Tây và Tây-Nam”.
Các kết quả nghiên cứu trên đây là một trong những cơ sở giúp
tác giả luận án xem xét mối quan hệ giữa các đàn miếu đại tự triều
Nguyễn với toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế và đặc điểm của các
đàn miếu đại tự nhìn từ ý nghĩa triết lý trong quy hoạch. Riêng bài
viết “Quy hoạch khu di tích đàn Xã Tắc-thực trạng và giải pháp”
của Nguyễn Việt Dũng cung cấp thêm một số thông tin khá chi tiết
về việc quy hoạch đàn Xã Tắc để trùng tu, phục hồi sau một thời
gian dài bị xuống cấp nghiêm trọng.

Bên cạnh đó còn có nhiều công trình nghiên cứu là những
Luận văn, Luận án Tiến sĩ liên quan đến một số khía cạnh trong đối
tượng nghiên cứu của đề tài. Nổi bật trong số đó có Luận án Tiến sĩ
về Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884 của Nguyễn Văn
Đăng năm 2002 đem lại nhiều thông tin bổ ích về các cơ quan sản
xuất, cung cấp các vật dụng của triều đình. Luận án Tiến sĩ về Vai
trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn
(giai đoạn 1802-1884) của Phan Tiến Dũng năm 2005 với những
thông tin về việc xây dựng các công trình đàn miếu dưới triều
Nguyễn, cung cấp những kết quả thống kê khoa học về số lượng và
hình thức các loại gạch, ngói xây dựng kiến trúc cung đình Nguyễn.
Ngoài ra còn có nhiều kết quả nghiên cứu được công bố tại
các hội nghị, hội thảo khoa học bàn về triều Nguyễn và được in
thành kỷ yếu. Đó là kỷ yếu của các Hội thảo về Những vấn đề văn
hóa – xã hội thời Nguyễn (Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ
Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức, lần thứ nhất năm 1992, lần thứ hai năm 1995), hội thảo khoa
học quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở đại
học, cao đẳng sư phạm và phổ thông do trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức năm 2002, Hội nghị
chuyên gia Đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế do UBND thành phố
Huế tổ chức năm 2003, Hội thảo khoa học về Chúa Nguyễn và
vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX do UBND tỉnh Thanh Hóa và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
tổ chức năm 2008, Hội thảo về Thuận Hóa-Phú Xuân Thừa Thiên
Huế-700 năm hình thành và phát triển do Hội Khoa học Lịch sử
11


tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức năm 2010, các Hội thảo Việt Nam học

lần thứ nhất (1998), lần thứ hai (2004), lần thứ 3 (2008), lần thứ 4
(2012), Hội thảo Văn hóa Huế, đặc điểm lịch sử và vấn đề bảo tồn,
phát triển do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức
năm 2014, Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn
trên kiến trúc cung đình Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế tổ chức năm 2015 cùng nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề
khác ở cấp quốc gia và quốc tế trên nhiều lĩnh lực khác có liên quan
ít nhiều. Hầu hết các hội thảo đều đề cập đến những mảng đề tài
rộng và mang tính tổng quan nhiều hơn là đi vào chi tiết hoặc đề
cập đến những trường hợp cụ thể như đối tượng nghiên cứu của
luận án. Đặc biệt, Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ
văn trên kiến trúc cung đình Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố
đô Huế tổ chức đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị về
những giá trị độc đáo và quý hiếm của hệ thống thơ văn trên kiến
trúc cung đình Huế. Đây cũng là những cứ liệu chân xác và nguyên
gốc đặc biệt quý hiếm phản ánh tư tưởng trị nước an dân của các
vua Nguyễn dựa trên nền tảng của Nho học, tinh thần tự tôn dân tộc
hoặc vị thế cảnh quan đặc biệt của Kinh đô Huế.
Trong những công trình nghiên cứu của người nước ngoài
viết về Việt Nam, đặc biệt là về triều Nguyễn, tác giả Hoàng Lan
Tường là người đầu tiên đưa ra cái nhìn so sánh giữa quy hoạch
kiến trúc các miếu thờ hoàng gia triều Nguyễn và tông miếu triều
Minh – Thanh Trung Quốc trong bài viết “Lược khảo quy hoạch
thành thị Huế, quốc đô Việt Nam thế kỷ XIX” năm 2003.
Từ những so sánh về vị trí của các công trình có cùng chức
năng giữa hai kinh đô Huế và Bắc Kinh, tác giả nhận xét: “Hoàng
thành Huế Việt Nam có cách phối trí đặc trưng, thể hiện việc coi
trọng thờ cúng tổ tiên”. Đây là một trong những nhận xét khá hiếm
hoi của người nước ngoài đề cập trực tiếp đến nét đặc trưng trong
quy hoạch các miếu thờ tổ tiên của triều Nguyễn ở Huế. Nhận xét

này của tác giả khá xác đáng, tuy nhiên vẫn chưa lý giải được ý nghĩa
của sự khác biệt này cũng như mối liên hệ về mặt tổng thể trong việc
triều Nguyễn tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo Trung Quốc để xây dựng các công trình đàn miếu đại tự ở
Huế.

12


* Nhóm các công trình nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng và
nghi lễ
Về khía cạnh này, nhiều công trình khảo cứu công phu của
các tác giả với những phân tích sâu về đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội Việt Nam, đặc biệt là vai trò của vua theo cách nhìn của Nho
giáo và sự vận dụng tư tưởng Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam
dưới triều Nguyễn một cách có chọn lọc cũng được tác giả luận án
quan tâm tìm hiểu. Trong số các tác phẩm viết về Nho giáo và văn
hóa Trung Quốc có Nho giáo của Trần Trọng Kim xuất bản năm
1992, Kinh điển văn hóa 5000 năm Trung Hoa của Dương Lực xuất
bản năm 2002, Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê
Thánh Tông đến Minh Mệnh của Nguyễn Hoài Văn xuất bản năm
2002, Nho giáo Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan xuất bản năm
2005. Những công trình này đã cung cấp nhiều thông tin cơ bản cho
việc đánh giá, so sánh và xác định những nét đặc trưng của triều
Nguyễn trong quá trình tiếp thu và vận dụng tư tưởng Nho giáo
Trung Quốc vào việc xây dựng đàn miếu và tiến hành nghi lễ đại tự
ở Huế.
Trong số các nghi lễ đại tự, lễ tế miếu có nguồn gốc từ truyền
thống thờ cúng tổ tiên của người Việt. Về vấn đề này có một số
công trình như: Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay của Trần
Đăng Sinh xuất bản năm 2002, Một số phong tục nghi lễ dân gian
truyền thống Việt Nam của Quảng Tuệ xuất bản năm năm 2002,
cùng các bài viết của nhiều tác giả trên các Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Huế, Huế Xưa & Nay,
Nghiên cứu và Phát triển, v.v.. đã giúp tác giả có thêm nhiều thông
tin bổ ích về những khía cạnh liên quan đến đề tài nghiên cứu của
luận án nhưng vẫn chưa xác định được truyền thống thờ cúng tổ
tiên của người Việt ra đời từ khi nào. Một số tác phẩm không đề
cập trực tiếp đến các đối tượng nghiên cứu của đề tài nhưng giúp
tác giả luận án hiểu thêm về ý nghĩa của những địa điểm xây dựng
các đàn miếu nhìn từ khía cạnh phong thủy hoặc những bối cảnh
kinh tế-xã hội của Việt Nam ở giai đoạn chính quyền quân chủ
Nguyễn dần đánh mất quyền lực, chuyển tiếp sang chế độ thuộc địa.
Kể từ sau năm 1986, vấn đề về triều Nguyễn được giới học
thuật trong nước quan tâm nhiều hơn, mở ra một giai đoạn mới
trong lịch sử nghiên cứu về triều Nguyễn ở Việt Nam với những
13


bài viết, công trình khảo cứu ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó
có nhiều bài viết cung cấp những thông tin khá chi tiết liên quan
đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Ở một góc độ nghiên cứu về những tác động của bối cảnh
chính trị, xã hội đối với văn hóa, tác giả Trần Đại Vinh trong công
trình nghiên cứu về Tín ngưỡng dân gian Huế năm 1995 [134] xác
nhận sự gián đoạn của hoạt động cúng tế trong dân gian thời kỳ 1985.
Điều này khá hữu ích cho tác giả luận án, giúp thêm cơ sở cho việc
tìm hiểu về sự tác động của những bối cảnh chính trị, xã hội khác
nhau đối với các đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Liên quan đến hoạt động nghi lễ cung đình ở Huế còn có
nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Lễ hội ở Huế dưới thời
Nguyễn” của Lê Văn Thuyên năm 2003, “Vài nét về lễ tết trong
cung đình Huế” của Nguyễn Văn Đăng năm 2002, “Một số lễ nghi
liên quan đến nông nghiệp dưới triều Nguyễn” của Phương Hà năm
2012, “Lễ hội cung đình Nguyễn-giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và phát triển du lịch bền
vững trong bối cảnh hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của Lê Thị
An Hòa năm 2012, “Phụng Tiên-điện thờ của hoàng tộc Nguyễn”
của Thúy Vân-Tiến Đặng năm 2012, “Các đàn tế thời Nguyễn ở
Huế: đàn Xã Tắc, đàn Tiên Nông, đàn Sơn Xuyên” của Phan Thuận
An năm 2013, v..v..Phần lớn những bài viết này đều có liên quan ít
nhiều đến đề tài luận án nhưng không có sự đánh giá toàn diện về
vai trò và ý nghĩa của hoạt động tế đại tự dưới triều Nguyễn ở Huế.
Trải qua thời gian, những công trình nghiên cứu về triều
Nguyễn ngày càng dày dặn và có chiều sâu. Trong các bài khảo cứu
của mình, tác giả Trần Đức Anh Sơn cung cấp thêm nhiều thông tin
liên quan đến một số thay đổi ở đàn Nam Giao thời kỳ sau năm 1975
và hoạt động tu sửa đàn Nam Giao năm 1994. Riêng đối với nội dung
liên quan đến miếu thờ các vua Nguyễn ở Huế, tác giả cho rằng việc
sắp xếp các án thờ trong Thế Tổ Miếu cần có sự thay đổi nhỏ về vị trí
các án thờ 3 vị vua Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân để phù hợp
với thế thứ trong phả hệ của dòng họ. Mặt khác, tác giả cũng cho
rằng các vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân
là “phế đế” (vua bị phế truất) và “xuất đế” (vua bị đi đày) và nên
không được thờ trong Thế Tổ Miếu. Về điểm này, tác giả luận án sẽ
có cách giải thích khác trong nội dung luận án.
14



Về chủ đề "Lễ hội cung đình Huế và vấn đề bảo tồn và phát
huy giá trị để phục vụ nhân dân và phát triển du lịch Huế", tác giả
Trần Đức Anh Sơn cũng cung cấp những thông tin một cách hệ thống
về các hình thức lễ hội cung đình Huế và những đề xuất giải pháp
cho việc phát triển du lịch dựa trên việc tổ chức, phục dựng một số lễ
hội cung đình như lễ tế Giao, trình bày tại Hội thảo khoa học do Hội
Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 26 tháng 6 năm
2011 tại Huế. Tuy nhiên, tác giả cũng mới chỉ dừng lại ở những khái
niệm về “lễ”, về “hội” và những nội dung bàn về hình thức tổ chức
phục dựng chứ chưa xem xét các đàn miếu và nghi lễ đại tự triều
Nguyễn trong cái nhìn tổng thể về kiến trúc, hoạt động nghi lễ và
những ý nghĩa văn hóa, xã hội liên quan.
Trong số ít công trình nghiên cứu cụ thể về văn hóa cung
đình Huế, tác phẩm Văn hóa Huế xưa-Đời sống văn hóa cung đình
của Lê Nguyễn Lưu năm 2006 là công trình nghiên cứu khá toàn
diện về đối tượng mà luận án đề cập với tiểu mục “Đàn miếu” mô tả
lịch sử hình thành đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và các miếu thờ
hoàng gia triều Nguyễn ở hoàng cung Huế. Tuy nhiên, trong một số
lễ tiết cụ thể được nêu làm ví dụ, lễ tế Giao được tác giả liệt vào
hàng “Lễ thuộc triều đình” chứ không liệt kê theo cách phân loại
của triều Nguyễn như: lễ đại tự, trung tự và quần tự; cũng không
mô tả lễ tế Xã Tắc hoặc lễ tế miếu. Ngoài ra, bài viết “Thành phố
ngày hội: Lễ Nam Giao” của A.De Rotalier được tác giả đưa vào
phần Phụ lục, cung cấp nhiều thông tin mô tả sinh động về một lễ tế
Giao vào cuối thời Nguyễn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là tác giả
không ghi rõ bài viết này được trích từ sách nào, dịch từ nguyên bản
tiếng Pháp hay tiếng Anh, v..v..nên người đọc không có điều kiện
kiểm chứng, và vì vậy ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính xác thực
của tài liệu.
Trong một số luận văn tại trường Đại học Khoa học Huế có

các Luận văn Thạc sĩ năm 2003 của các tác giả Đặng Đức Diệu Hạnh
về Lễ tế Nam Giao tại Huế dưới triều Nguyễn, Lê Thị An Hòa với đề
tài Một số lễ nghi liên quan đến nông nghiệp dưới triều Nguyễn tại
kinh đô Huế năm 2003 và gần đây là luận văn của tác giả Huỳnh Thị
Anh Vân về Hệ thống miếu thờ vua Nguyễn và nghi lễ tế Miếu tại
Huế (1802-1945) năm 2010. Những luận văn này đều đề cập đến các
đàn miếu đại tự của triều Nguyễn (Giao, Miếu, Xã Tắc) và nghi thức
tế lễ ở những mức độ khác nhau nhưng ở phạm vi hẹp, riêng lẻ từng
15


đối tượng liên quan đến đề tài chứ chưa có cái nhìn tổng thể về các
đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn nói chung cũng như vai trò,
ý nghĩa và tác động của chúng về mặt xã hội ở những hoàn cảnh khác
nhau trong lịch sử.
Về các tài liệu xuất bản ở nước ngoài viết về Việt Nam hoặc
đưa ra cách nhìn nhận mối quan hệ giữa nghi lễ, chính trị và quyền
lực, trong tác phẩm Vietnam and the Chinese Model: A
Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the
First Half of the Nineteenth Century (Việt Nam và mô hình của
Trung Quốc: một nghiên cứu đối sánh về chính quyền Việt Nam và
Trung Quốc vào nửa đầu thế kỷ 19, nguyên bản tiếng Anh năm
1971), tác giả Alexander Barton Woodside cho rằng ở Việt Nam,
hình thức trung ương tập quyền của tư tưởng “Thiên tử” Trung
Quốc được kết hợp với vai trò của thủ lĩnh làng xã trong truyền
thống bản địa và vì thế, “Một vị vua Việt Nam thành công, như một
thủ lĩnh tối cao của làng xã, có thể yêu cầu thần linh trợ giúp một
cách oai phong hơn mà những vị vua Trung Quốc không thể làm
được”.
Trong luận án của mình, tác giả cũng chứng minh rằng tính

chủ động trong việc vận dụng tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc
dưới thời Nguyễn được thể hiện rõ qua sự hình thành các đàn miếu
đại tự ở Huế. Điều này đã làm nên những đặc trưng của triều đại và
góp phần khẳng định bản sắc văn hóa cung đình Huế.
Tác phẩm Jongmyo Royal Ancestral Shrine-Jongmyo Royal
Ancestral Rite (Tông miếu hoàng gia-Nghi lễ tế tông miếu) của The
Preservation Society of the Jongmyo Royal Ancestral Rite (Hội Bảo
tồn Nghi lễ Tông miếu hoàng gia, Seoul, 2005) là một tài liệu hữu ích
khác đối với tác giả luận án ở góc độ đối chiếu trường hợp tương tự ở
Hàn Quốc-một nước đồng văn trong khu vực, góp phần hoàn thiện
những nhận xét của tác giả luận án sau khi khảo sát thực địa đàn Nam
Giao, đàn Xã Tắc triều Joseon tại Seoul. Việc nghiên cứu những tác
phẩm này giúp tác giả có được những nhận xét tổng hợp và khách
quan về Việt Nam thời cận đại và so sánh với hình thức tương đồng ở
một số nước đồng văn trong khu vực. Đặc biệt, những vấn đề mang
tính lý luận trong tác phẩm Ritual, Politics & Power (Nghi lễ, Chính
trị & Quyền lực) của David I. Kertzer (nguyên bản tiếng Anh năm
1988, Anh) giúp tác giả luận án củng cố thêm những nhận định của
mình trong việc nghiên cứu đề tài luận án.
16


Ngoài những tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài
nêu trên, chúng tôi cũng tiếp cận, khai thác một số tài liệu đăng tải
trên internet. Có thể nói những tài liệu này hết sức phong phú, đa
dạng và mức độ đề cập cũng rất khác nhau. Do đó chúng tôi sẽ phân
loại và thẩm định kỹ lưỡng trước khi sử dụng để nghiên cứu đề tài.
.1.2 Kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
Trước hết, đó là những vấn đề mang tính lý luận trong việc nhìn
nhận, đánh giá dựa trên các dữ liệu tổng hợp thông tin từ các nguồn

tư liệu và kết quả nghiên cứu liên ngành về lịch sử, khảo cổ, văn
hóa... để đưa ra những luận điểm đảm bảo tính khách quan về bản
chất của vấn đề đang được luận án nghiên cứu.
Thứ hai, luận án cũng kế thừa được những thông tin đã được
các tác giả đi trước tập hợp, kết hợp với những kết quả nghiên cứu tư
liệu và điền dã trong quá trình thực hiện đề tài để tổng hợp và so
sánh, phân tích, đánh giá toàn diện cả ba loại hình đại tự triều
Nguyễn (Giao, miếu, Xã Tắc) dưới sự chi phối chung của hoàn cảnh
chính trị-xã hội đương thời và trong mối tương quan với một số loại
hình đồng đại ở một số nước đồng văn trong khu vực như Trung
Quốc, Hàn Quốc.
Secondly, the dissertation based on the previous researches,
combined with the documentation and field surveys to synthesize,
analyze and assess comprehensively three ritual national cerenonies
(Giao, royal ancestral temples and Xa Tac) under the general sociopolitical context at the time and in correspondance with the similar
forms in China or Korea, etc.
Trong số các nghi lễ đại tự thời quân chủ, lễ tế Xã Tắc là
hình thức nghi lễ được thực hiện sớm nhất (từ năm 1048, thời Lý)
và thời điểm ra đời của đàn Xã Tắc trước đàn Nam Giao cho thấy
việc lập đàn Xã Tắc thể hiện mối quan hệ gắn bó thiêng liêng giữa
sự sinh tồn của một quốc gia, dân tộc có nền kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp. Mục đích “bốn mùa cầu đảo cho mùa màng” là
mục đích đầu tiên của nghi lễ này, hoàn toàn không vì mục đích
chính trị. Tuy nhiên, thông tin về đàn Xã Tắc và lễ tế Xã Tắc
không nhiều, những công trình nghiên cứu sâu về đề tài này, đặc
biệt là về đàn Xã Tắc các triều đại trước Nguyễn còn nhiều hạn
chế. Trong bối cảnh Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời,
câu hỏi đặt ra là đàn Xã Tắc và lễ tế Xã Tắc trong lịch sử Việt
17



Nam, đặc biệt là trước triều Nguyễn ra sao, hình thức và vai trò
của đàn Xã Tắc cùng lễ tế Xã Tắc của các triều đại trước Nguyễn
đối với Nhà nước và cư dân nông nghiệp ở Việt Nam buổi đương
thời như thế nào?
Theo quan điểm của Nho giáo: “Vạn vật bản hồ thiên, nhân
bản hồ tổ” (Muôn vật gốc ở Trời, người gốc ở tổ), nên có tác giả đã
nhận xét: “Xem thế thì biết rằng người đời xưa lấy việc tế tự làm
quan trọng lắm, mà trong sự tế tự của người Tàu có cái đặc sắc là
việc thờ cúng tổ tiên”. Điều này liên quan đến việc chứng minh rằng
lễ tế miếu có nguồn gốc Nho giáo.
Mặt khác, việc thờ cúng tổ tiên cũng luôn được coi là truyền
thống văn hóa của người Việt. Vậy người Việt bắt đầu có tục thờ
cúng tổ tiên từ khi nào? Cách thức thờ cúng ra sao? Có chứng cứ
khảo cổ học nào cho thấy trước khi Nho giáo thâm nhập vào Việt
Nam (tức là khoảng cuối thế kỷ thứ II trở về trước), người Việt cổ
có thờ cúng tổ tiên không? Việc tìm được lời giải cho câu hỏi này
sẽ góp thêm cơ sở xác đáng để giải thích vì sao việc tế tông miếu
hoàng gia triều Nguyễn lại được đặc biệt chú trọng như vậy. Điều
này cũng sẽ góp phần chứng minh thêm một biểu hiện đặc trưng
khác của triều Nguyễn trong quá trình khẳng định mình trước sự
tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng Nho giáo của các triều đại
phương Bắc.
Chương 2
SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐÀN MIẾU ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN
Ở HUẾ
Nội dung của chương này theo bố cục như sau:
2.1 Khái niệm, nguồn gốc của đàn miếu đại tự và nghi lễ cúng tế
2.2 Cơ sở của việc hình thành các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở
Huế

2.2.1 Các đàn miếu đại tự của các triều đại trước triều Nguyễn ở Việt
Nam
2.2.2 Bối cảnh ra đời của các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế
2.2.3 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ khi xây dựng đến
trước năm 1885
2.2.4 Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế từ năm 1885 đến năm
1945
Tiểu kết chương 2
18


Chương 3
NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ
Nội dung của chương này được trình bày theo bố cục như sau:
3.1 Các cơ quan tham gia quá trình chuẩn bị và thực hiện nghi lễ đại
tự
3.2 Những vấn đề chung về các nghi lễ đại tự
3.3 Nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở Huế từ 1802 đến trước năm 1885
3.4 Hoạt động tế đại tự triều Nguyễn ở Huế giai đoạn 1885-1945
Tiểu kết chương 3
Chương 4
ĐÀN MIẾU VÀ NGHI LỄ ĐẠI TỰ TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ:
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ
Nội dung của chương này được trình bày theo bố cục như sau:
4.1 Những đặc trưng của đàn miếu và nghi lễ đại tự triều Nguyễn ở
Huế
4.2 Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các đàn miếu và nghi lễ đại tự
triều Nguyễn ở Huế
Tiểu kết chương 4

KẾT LUẬN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của các đàn miếu và nghi lễ
đại tự của các triều đại quân chủ ở Việt Nam cho thấy việc xây dựng
các đàn miếu và thực hành nghi lễ tế Giao, miếu, Xã Tắc đã có từ rất
sớm và mang nhiều ảnh hưởng của tư tưởng triết lý Trung Quốc.
Triều Nguyễn đã có những nét riêng thể hiện tính độc lập của triều
đại mình trong quá trình vận dụng mô hình điển chế của Trung Quốc
vào việc xây dựng, quy hoạch kiến trúc và thiết lập hệ thống lễ nghi
đại tự trên cơ sở cân nhắc sự hợp tình hợp lý, đảm bảo đủ ý nghĩa
trong lễ nghi, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và truyền thống
văn hóa của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua cách quy hoạch
đàn miếu, lựa chọn vị trí, quyết định số lượng và đặc biệt là thực hiện
nghi thức tế tự. Mặt khác, các tông miếu hoàng gia triều Nguyễn
được xây dựng trước cả đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc, cho thấy triều
Nguyễn đặc biệt coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, duy trì và xiển dương
đạo hiếu cho con cháu dòng họ và dân chúng noi theo.
Đặc biệt, nét nổi bật của triều Nguyễn là tinh thần tự tôn dân
tộc được thể hiện qua việc thiết lập các đàn miếu đại tự, xây dựng các
19


điển lệ về nghi lễ và tự mình tế Trời, đựng đàn Xã Tắc với đầy đủ
“ngũ sắc”, khẳng định vị thế “hoàng đế” của một quốc gia độc lập.
2. Thực tế lịch sử cho thấy tùy theo sự lựa chọn hệ tư tưởng
của tầng lớp thống trị ở mỗi thời kỳ, nghi lễ và quyền lực có những
tác động qua lại, chi phối lẫn nhau ở những mức độ khác nhau. Nói
cách khác, nghi lễ thực ra chỉ là một công cụ của quyền lực chính trị
thời quân chủ. Dưới thời Nguyễn, các đàn miếu đại tự được xây
dựng từ những năm đầu triều đại. Điều này cho thấy vua Gia Long
đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tư tưởng và xác định quan điểm

chính trị rõ ràng, nhất quán trong đường lối “trị dân bằng đạo
hiếu”. Tư tưởng “kính thiên, pháp tổ” được tiếp tục duy trì dưới
các đời vua kế vị sau này, đặc biệt là thời vua Minh Mạng.
Theo đó, việc chú trọng hoàn bị các đàn miếu và nghi lễ đại
tự không chỉ nhằm mục đích giáo hóa dân chúng mà còn nhằm xây
dựng ý thức về quyền lực, tính tôn ti trật tự, niềm tin tuyệt đối vào
nhà vua và khẳng định tính chính thống của địa vị hoàng đế thông
qua nghi lễ. Đây cũng là những hình thức thể hiện rõ nhất tư
tưởng “Thiên mệnh” thời quân chủ ở Việt Nam thông qua những
quy định từ quá trình chuẩn bị, lựa chọn lễ phẩm, thành phần
tham dự (quan trọng nhất vẫn là các thành viên trong hoàng tộc),
trang phục, số lượng, chất liệu, màu sắc, phương hướng, âm
nhạc, múa v.v..Quá trình thực hiện các nghi lễ từ khi chuẩn bị cho
đến khi kết thúc đã huy động sự tham gia của gần như cả bộ máy
triều đình, thậm chí cả quan lại từ các địa phương lân cận. Tất cả
đều thể hiện ý nghĩa triết lý sâu sắc và tính điển chế cao. Nói
cách khác, các đàn miếu và nghi lễ đại tự được các vua Nguyễn
xây dựng và tiến hành một cách có chủ đích trong quá trình củng
cố vương quyền; sử dụng văn hóa, đặc biệt là nghi lễ, làm công
cụ. Sự tồn tại và quá trình phát triển của các đàn miếu và nghi
thức tế đại tự dưới triều Nguyễn phản chiếu sự hưng thịnh hoặc
suy tàn của triều đại.
Đặc biệt, những quy định nghiêm ngặt về nghi lễ tế đại tự
thời quân chủ cho thấy sự phân biệt mang tính đẳng cấp giữa
cung đình và dân gian. Trong môi trường thực hành văn hóa tâm
linh, điều này có tác động nhất định đến tâm lý xã hội, để lại
những dấu ấn ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa dân gian vùng
Huế và lan tỏa đến nhiều nơi khác tại Việt Nam.
20



3. Trong số các đàn miếu đại tự thời quân chủ, đàn Xã Tắc có
lịch sử lâu đời nhất, ra đời trước tiên dưới thời Lý (1048) và trước khi
có đàn Nam Giao (năm 1154) đến hơn một thế kỷ. Dưới triều Trần
không thấy sử liệu ghi việc lập đàn Nam Giao và làm lễ tế Giao
nhưng vẫn có việc tế đàn Xã Tắc và gia phong thần Xã, thần Tắc.
Điều này cho thấy đàn Xã Tắc có vai trò quan trọng nhất định
đối với các triều đại này, có lẽ bởi ý nghĩa của nó đối với cư dân
nông nghiệp. Dưới triều Nguyễn, mặc dù có sự kế thừa từ các triều
đại trước nhưng việc lập ra những định chế về nghi lễ với thứ tự
Giao-miếu-Xã Tắc và sự phân biệt hơn kém trong số lượng lễ vật
hoặc nhạc chương, quy mô và thành phần tham dự, v..v.. của lễ tế Xã
Tắc cho thấy nghi lễ này dưới thời Nguyễn không được chú trọng
bằng lễ tế Giao và lễ tế miếu- hai nghi lễ gắn với tính chính thống
của vương quyền và với chân mệnh “Thiên tử” của người thuộc dòng
dõi đế vương. Nói cách khác, triều Nguyễn chú trọng việc khẳng định
và đề cao các nghi lễ đại tự phục vụ cho lợi ích của nhà vua và dòng
họ hơn là nghi lễ vì lợi ích của dân chúng. Điều này có thể thấy rõ
trong quá trình phát triển của các đàn miếu và nghi lễ đại tự ở Huế,
đặc biệt trong giai đoạn cuối Nguyễn. Ngay cả khi triều đình Huế đã
mất thực quyền, lễ tế Giao cũng vẫn được gắng gượng duy trì để thể
hiện chút uy danh của “Thiên tử” trong khi lễ tế Xã Tắc bị giản lược
bớt rồi đi đến hủy bỏ hẳn từ cuối thế kỷ XIX.
4. Các đàn miếu và nghi lễ đại tự của triều Nguyễn là những
hình thức biểu đạt tư tưởng của thời quân chủ còn lại nguyên vẹn
nhất ở Việt Nam. Đây cũng là những di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể đã được thế giới ghi nhận giá trị nổi bật toàn cầu, mang
tính đại diện của văn hóa nhân loại, gồm quần thể di tích cố đô
Huế (trong đó có các đàn miếu đại tự, được công nhận là Di sản
Văn hóa Thế giới năm 1993) và di sản Nhã nhạc-nhạc cung đình

Việt Nam (được công nhận là Tuyệt tác di sản văn hóa phi vật thể
và truyền khẩu của nhân loại năm 20031). Vì thế, việc bảo tồn và
phát huy giá trị các đàn miếu đại tự cần gắn với việc tổ chức phục
dựng các nghi lễ liên quan để đảm bảo tính toàn vẹn về mặt ý
nghĩa nhân văn của di sản và duy trì nét đẹp văn hóa trong đời
sống của cộng đồng, góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa Huế nói
1

Năm 2005, danh hiệu này được đổi thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại

21


riêng và văn hóa Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập và
phát triển.
Kết quả quan sát, nghiên cứu quá trình bảo tồn phục dựng của
các nghi lễ đại tự hiện nay cho thấy tính đại diện về mặt quyền lực
của nghi lễ đại tự, đặc biệt là lễ tế Giao, có thể mất đi khi Nho giáo
không còn là hệ tư tưởng chi phối, nhưng ý nghĩa tâm linh của hoạt
động tín ngưỡng thì vẫn còn. Thông qua quá trình phục dựng trong 8
kỳ Festival, nghi lễ đại tự ở Huế hiện nay đang dần chuyển hướng về
mặt bản chất. Những tác động về mặt tâm lý xã hội của nghi lễ đã
đem lại cho con người niềm tin vào “tính thiêng”.
Bằng sự tác động về mặt tâm lý trước nhu cầu về một cuộc
sống bình yên, no ấm, một nghi lễ được phục dựng để quảng diễn đã
dần dần có được ý nghĩa về mặt tâm linh, tác động đến tâm lý xã hội
của cộng đồng. Nói cách khác, mặc dù thiếu vắng những yếu tố mang
tính triết lý và không còn đại diện cho quyền lực hay sự hồi tưởng
ánh hào quang của vương quyền, sự tham gia thực hành nghi lễ dựa

trên nền tảng tâm lý hướng thiện của người dân đã góp phần tái tạo
niềm tin vào nghi lễ như một sự thích ứng văn hóa trong bối cảnh
mới.
5. Mặc dù các nghi thức tế tự triều Nguyễn được bảo tồn khá
nguyên vẹn, hiện được coi là chuẩn mực để phục hồi nhiều nghi lễ ở
các địa phương khác, nhưng khi tham khảo để phục hồi nghi lễ cần
chú ý đến những đặc trưng của từng vùng miền, từng thời kỳ, triều
đại trong lịch sử. Các sinh hoạt văn hóa luôn chịu sự chi phối của
hoàn cảnh kinh tế-xã hội và sự tác động của môi trường sống. Mỗi
vùng đất đều có những phong tục, tập quán khác nhau. Mỗi thời kỳ
lịch sử, mỗi triều đại có những định hướng tư tưởng mang đặc trưng
riêng. Vì thế không nên áp đặt, sao chép nguyên mẫu khi phục dựng
nghi lễ trong tổ chức lễ hội. Điều này làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn
sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc và rối loạn nhận thức lịch
sử trong giới trẻ từ góc độ truyền thống văn hóa và phong tục, tập
quán, nghi lễ.

22


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Huỳnh Thị Anh Vân (2010), “Heritage Tourism in Hue: Impacts
and Threats” (Du lịch di sản ở Huế: Những tác động và mối đe dọa),
Perspectives on Heritage Tourism (Những cách nghĩ về du lịch di
sản), published by SEAMEO- SPAFA, Thailand 2010, tr. 51-66,
(ISBN: 978-974-7809-36-7).
2. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Phát triển du lịch thông qua hình
thức phục dựng nghi lễ cung đình Huế và vấn đề thể hiện bản sắc”,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tiềm năng và hướng phát triển du lịch

Bắc Trung Bộ”, 15/4/2012, tr. 204-210.
3. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Văn hóa cung đình Huế nhìn từ vấn
đề bản sắc qua các miếu thờ vua Nguyễn tại Huế và nghi lễ tế miếu”,
Hội thảo Việt Nam học lần thứ IV, Hà Nội, 11/2012.
4. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Những nét đặc trưng trong hệ thống
miếu thờ tổ tiên của các vua nhà Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu và
Phát triền, số 2 (91). 2012, tr. 3-11, ISSN 1859-0152.
5. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Hiểu thêm về cách gọi tên miếu,
điện thờ vua Nguyễn tại Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay số 110 (34/2012), tr. 104-110, ISSN 1858-2163.
6. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Vài nét về nghi lễ tế miếu của triều
Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 11 (439), tr. 19-36, ISSN
0866-7497
7. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Quần thể di tích Huế với tác động
của biến đổi khí hậu”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 7 (96),
tr. 83-92, ISSN 1859-0152.
8. Huỳnh Thị Anh Vân (2012), “Đôi điều cần bàn thêm về định
hướng phát triển du lịch thông qua hình thức phục dựng nghi lễ cung
đình”, Di sản văn hóa Huế, nghiên cứu & Bảo tồn, tập II, Trung tâm
Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, Huế(2012), tr. 435-441.
9. Huỳnh Thị Anh Vân (2013),“The Hue Monuments complex
under the impact of climate change” (Quần thể di tích Huế dưới tác
động của biến đổi khí hậu), Museum & Cultural Heritage-Facing
Climate Change (Bảo tàng & Di sản văn hóa- Đối mặt với Biến đổi
khí hậu), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu Văn hóa và
Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học tổ chức,
23


×