LỜI MỞ ĐẦU
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận được hưởng dịch vụ ASXH là một trong
những quyền của con người trong mọi thời đại, mọi chế độ xã hội. Việc thực hiện ASXH
không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào mà thể hiện rõ nhất là hoạt động
BHXH .BHXH là trụ sở chính mọi cơ chế ASXH đều xoay quanh BHXH.
Việt Nam, một nước đang phát triển ,trải qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn phá nặng
nề. Nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào nông nghiệp,vấn đề ASXH càng được đặt nên hàng
đầu ,đặc biệt hệ thống BHXH .Để bảo đảm thu nhập cho người lao động trong một thời gian
ngắn khắc phục haauj quả do rủi do mang lại các nhu caauf BHNH ngày một phát triển . Vấn
đề đặt ra là ngày càng phải hoàn thiện hơn các chế độ BHNH ở Việt Nam.Để làm được điều đó
cần nghiên cứu bức tranh tổng quát về quá trình hình thành và phát triển BHNH ở Việt Nam từ
khi thành lập nước đến nay .Đó là một trong những vấn đề thời sự của những người lao động,
của chính phủ và cơ quan quản lý.
Tôi chọn đề tài Sự hình thành và phát triển các chế độ Bảo hiểm ngắn hạn ở Việt Nam
nhằm khẳng định tính tất yếu, vai trò quan trọng cuả BHNH đồng thời chỉ rõ đặc điểm ,đặc tính
từng thời kỳ, nhằm đưa ra định hướng và giải pháp ngày một hoàn thiện hơn .
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NGẮN HẠN
I. Tổng quan về ASXH và BHXH.
1.Tổng quan về ASXH
‘’ASXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng khi không
may lâm vào cảnh yếu thế thông qua các biện pháp phân phối lại thu nhập và các dịch vụ
xã hội’’
Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho
các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng.
Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội
và tính nhân văn sâu sắc.Vai trò ASXH góp phần đảm bảo công bằng xã hội; ASXH vừa là
nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lưc cho sự phát triển kinh tế xã hội; khơi dậy tinh
thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng xã hội ;là chất xác tác giúp cho các nước các
dân tộc xích lại gần nhau hơn không phân biệt thể chế chính trị ,màu da và văn hóa .
AS XH gồm những bộ phận cơ bản là:
- Bảo hiểm xã hội.
- Cứu trợ xã hội
- Ưu đãi xã hội
- Các quỹ dự phòng
- Chính sách xóa đói giảm nghèo
Từ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã tự khắc phục, như
câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”; đồng thời, còn được sự san sẻ,
đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới
nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực
2
đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong
quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống ASXH
đã có những cơ sở để hình thành và phát triển.Xu hướng của các mô hình trên thế giới :
* theo cơ chế tự nguyện luật hóa dưới hình thức bắt buộc
* phạm vi đối tượng được mở rộng xuất phát điểm là người lao động đến các thành viên
khác theo mức độ ưu tiên khác nhau,phân lập ngày càng cụ thể, chi tiết hơn mục đích rõ
ràng hơn
* chất lượng chương trình hoàn thiện hơn : mức hỗ trợ phù hợp với từng thời kì ,thời gian
trợ cấp ngày càng kéo dài; điều kiện hưởng từ thắt chặt đến nới lỏng.
*nguồn tài chính rất đa dạng .
* nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý ASXH vì mục đích cuối cugnf là đảm bảo ổn
định bền vững thể chế chính trị .
* phối hợp các chương trình ASXH ngày càng trở nên phổ biến.
2.Tổng quan về BHXH
Đây là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói, không có BHXH thì
không thể có một nền ASXH vững mạnh. có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập từ
nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc
hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã
hội, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng
thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
BHXH có những điểm cơ bản là: BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa
những người tham gia; đòi hỏi tất cả mọi người tham gia phải đóng góp tạo nên một quỹ
chung; các thành viên được hưởng chế độ khi họ gặp các “sự cố” và đủ điều kiện để
hưởng; chi phí cho các chế độ được chi trả bởi quỹ BHXH; nguồn quỹ được hình thành từ
sự đóng góp của những người tham gia, thường là sự chia sẻ giữa chủ sử dụng lao động và
3
người lao động, với một phần tham gia của Nhà nước; đòi hỏi tham gia bắt buộc, trừ
những trường hợp ngoại lệ; phần tạm thời chưa sử dụng của Quỹ được đầu tư tăng trưởng,
nâng cao mức hưởng cho người thụ hưởng chế độ BHXH; các chế độ được bảo đảm trên
cơ sở các đóng góp BHXH, không liên quan đến tài sản của người hưởng BHXH; các mức
đóng góp và mức hưởng tỷ lệ với thu nhập trước khi hưởng BHXH
Xu hướng của các mô hình trên thế giới:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống BHXH làm cho nó trở thành trụ cột của mạng lưới an
sinh xã hội.
* Cần mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động, dù họ tham gia lao
động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là họ tham gia đóng
góp đầy đủ vào quỹ BHXH như luật định.
*Nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” kết hợp với “lấy số đông bù số ít”
* Cần có các biện pháp để bảo tồn và đầu tư tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH phải được quản
lý thống nhất dân chủ và công khai
* Chất lượng chương trình hoàn thiện hơn : mức hỗ trợ phù hợp với từng thời kì ,thời gian
trợ cấp ngày càng kéo dài; điều kiện hưởng từ thắt chặt đến nới lỏng.
* Củng cố lại những cơ sở khám chữa bệnh BHYT, đề cao tinh thần trách nhiệm của đội
ngũ thầy thuốc và cán bộ quản lý BHYT nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm
phục vụ cuộc sống ngày một tốt hơn, tiến tới BHYT toàn dân.
*Kết hợp các chương trình ASXH với BHXH nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống
của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
4
Những nội dung cơ bản của BHXH
- Đối tượng BHXH
Đối tượng của BHXH là người lao động. Tuy nhiên, theo bản chất vốn có, đối tượng của
BHXH là thu nhập của người lao động chứ không phải bản thân họ. BHXH được hình
thành để góp phần cân bằng thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu
nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng.
Còn đối tượng đảm bảo của BHXH là người lao động và gia đình họ theo quy định của
phápluậtBHXH.
Đối tượng tham gia BHXH là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong
một số trường hợp.
- Các chế độ BHXH
Nội dung của Công ước số 102 về BHXH bao gồm một hệ thống 9 chế độ như sau:
1. Chế độ chăm sóc y tế
2. Chế độ trợ cấp ốm đau
3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp
4. Chế độ trợ cấp tuổi già
5. Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
6. Chế độ trợ cấp gia đình
7. Chế độ trợ cấp thai sản
8. Chế độ trợ cấp tàn tật
9. Chế độ trợ cấp tiền tuất
Trong đó Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn bao gồm:
1. Chế độ chăm sóc y tế
2. Chế độ trợ cấp ốm đau
3. Chế độ trợ cấp thất nghiệp
5
4. Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
5. Chế độ trợ cấp gia đình
6. Chế độ trợ cấp thai sản
Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy định có 5 chế độ: chế độ trợ cấp cho
những trường hợp bị ốm đau (gọi tắt là chế độ ốm đau); chế độ BHXH cho lao động nữ
khi sinh con (gọi tắt là chế độ thai sản); chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động bị
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (gọi tắt là chế độ TNLĐ & BNN); chế độ chôn
cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng (gọi tắt là chế độ tử tuất); chế độ bảo hiểm tuổi
già (gọi tắt là chế độ hưu trí).
Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể hiện được
vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với người lao động khi họ tham gia
BHXH.
Trong các chế độ BHXH, quy định đối tượng được thụ hưởng, các điều kiện hưởng
BHXH, mức hưởng và thời hạn được hưởng trợ cấp BHXH (sẽ được đề cập sâu hơn ở
những phần sau - tác giả).
Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả
cho mọi người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập bị giảm, mất khả năng
lao động hoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định.
- Quỹ BHXH
Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và
các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, được sử dụng để chi trả
cho những người được Quỹ BHXH được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau. Trước
hết, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước. Đây là
nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ. Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận
nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lợi.
Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH.
Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được pháp luật của mỗi nước quy định.
6
Theo mục đích của BHXH, quỹ BHXH phải đảm nhận chi những khoản chủ yếu
như: trả trợ cấp theo các chế độ BHXH (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất); chi phí
cho bộ máy hoạt động BHXH chuyên nghiệp (tiền lương, đào tạo...) chi phí bảo đảm các
cơ sở vật chất cần thiết và chi phí quản lý khác.
Ở Việt Nam :1961-1985 phần quỹ cho 3 chế độ mất sức lao động,tử tuất và mất sức lao
đông=1%tổng quỹ lương.
1988 tăng lên 2% tăng dần lên.
- Tổ chức quản lý BHXH
Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối
tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra
với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của
nền kinhtế.
Ở Việt Nam:Tổ chức thực hiện BHXH theo mô hình 3 cấp, từ trung ương đến địa phương.
II. Các chế độ bảo hiểm ngắn hạn.
1.Chế độ chăm sóc y tế
-Mục đích của chế độ chăm sóc y tế
Chăm sóc y tế nhằm mục đích chữa bệnh và, trong một số điều kiện theo quy định,
nhằm mục đích phòng bệnh. Mục đích của chế độ này là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
để duy trì, khôi phục và cải thiện sức khoẻ và khả năng làm việc cũng như đáp ứng nhu
cầu cá nhân của họ. Chế độ này giúp người tham gia BHXH nhanh chóng hồi phục sức
khoẻ và đảm bảo ASXH.
- Đối tưởng hưởng chế độ chăm sóc y tế: người lao động ốm và thân nhân người lao động
ốm (con nhỏ và đối tượng khác)
- Điều kiện hưởng chế độ chăm sóc y tế: ốm đau và mọi trường hợp cần can thiệp của chế
độ y tế
7
- Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp chăm sóc y tế: thiết kế thời gian dài hơn gồm thời gian
giới hạn và thời gian bổ sung,ngoại lệ,có sự khống chế thời gian loại dịch vụ và danh mục
y tế
2.Chế độ trợ cấp ốm đau
-Khái niệm
Ốm đau là sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời mất khả năng lao động
dẫn đến gián đoạn về thu nhập.
Theo Luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm ốm đau là trường hợp được trợ cấp khi
mất khả năng lao động do ốm đau, tai nạn lao động, chăm sóc con ốm đau mà người lao
động bị gián đoạn về thu nhập.
-Mục đích
Đối với người lao động, bảo hiểm ốm đau là sự trợ giúp ngắn hạn hỗ trợ người lao
động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù
đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và
gia đình người lao động. Bảo hiểm ốm đau còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động
điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của
mình.
-Đối tượng hưởng chế độ ốm đau: người lao động bị ốm phải nghỉ việc để điều trị
-Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi có các điều kiện sau:
- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc
- Có con ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc
- Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội.
-Thời gian và mức hưởng trợ cấp ốm đau: gồm 3 mức
Mức 1: trợ cấp < mức thu nhập bị mất
Mức 2: trợ cấp > mức thu nhập bị mất
Mức 3: trợ cấp = mức thu nhập bị mất
8
Thời gian hưởng là tối đa và thiết kế các trường hợp ngoại lệ
3.Chế độ trợ cấp thất nghiệp
-Mục đích của chế độ trợ cấp thất nghiệp
Một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm,
đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp
góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm,
sớm đưa họ trở lại làm việc.
-Đối tượng hưởng trợ cấp: Người lao động mất việc làm hoăcj rơi vào tình trạng thất
nghiệp nói chung
-Điều kiện hưởng trợ cấp: thiết kế chi tiết cụ thể ( người lao động thất nghiệp nhưng do
nguyên nhân khách quan, có năng lực và sẵn sàng làm việc ) và còn phụ thuộc vào thời
gian tham gia bảo hiểm
-Thời gian và mức hưởng trợ cấp
Thời gian:thiết kế thời gian tối đa do tỷ lệ thất ngiệp ngày càng tăng ,thời gian kéo dài thời
gian tìm việc làm và thực trạng của nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng lạm phát nên kéo
dài thất nghiệp hơn.
Mức hưởng trợ cấp: tối thiểu , thấp rất thấp,chỉ đủ đảm bảo các nhu cầu sống thiết yếu
-Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Nguồn hình thành quỹ
Người lao động. Người sử dụng lao động Nhà nước hỗ trợ từ ngân Tiền sinh lời của hoạt
động đầu tư từ quỹ. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng: 1. Trả trợ cấp thất nghiệp. 2. Hỗ trợ học nghề. 3.
Hỗ trợ tìm việc làm. 4. Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp. 5. Chi
phí quản lý. 6. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định
9
4.Chế độ trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
-Khái niệm và mục đích : Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là sự
bù đắp một phần thu nhập cho người lao động về những thiệt hại của họ, giúp họ phục hồi
sức khỏe do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động
dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm trợ giúp
cho người lao động khắc phục những thiệt hại tạm thời cũng như lâu dài để gióp phần ổn
định cuộc sống của người lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra.
-Đối tượng được trợ cấp: những người làm công ăn lương, đối tượng trợ cấp còn
có thể là vợ goá hoặc con cái của người lao động trong trường hợp họ bị tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp và bị tử vong. Trường hợp này còn gọi là trợ cấp tiền tuất cho
người thân của họ.
-Điều kiện được hưởng: người lao động gặp rủi ro, tai nạn và mắc bệnh nghề
nghiêp theo danh mục các bệnh nghề nhiệp quy định vì nguyên nhân nào đó mà bị ốm đau,
mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn một phần hoặc toàn bộ thu nhập. Trợ cấp chỉ áp
dụng đối với người lao động làm công ăn lương trên lãnh thổ quốc gia vào lúc xảy ra tai
nạn hoặc bệnh nghề nghiệp.
-Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp: Vì các rủi ro, tai nạn và bệnh nghề nghiệp mang
tính chất ngẫu nhiên, người lao động phải gánh chịu rủi ro cho người khác nên trong
trường hợp này rủi ro đạo đức thấp, cần phải trợ cấp tối đa. Trợ cấp hợp lý nhất trên cơ sở
lương tháng cuối cùng trước khi xảy ra tai nạn. Thời gian trợ cấp là suốt thời gian người
lao động gặp rủi ro ngay từ ngày đầu tiên khi họ không có thu nhập. Riêng đối với trường
hợp mất khả năng lao động có thể quy định thời gian chờ không quá 3 ngày đầu tiên của
mỗi lần gián đoạn thu nhập.
5.Chế độ trợ cấp gia đình
-Muc đích: cung cấp các nhu yếu phẩm và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống con cái
và người thân của người lao động vói mục đích giảm nhẹ gánh nặng vế con cái giúp họ yên
tâm trong quá trình lao động .Thực hiện mục tiêu bình đẳng và công bằng xã hội,góp phần
hình thành nenn nguồn nhân lực có trí lực và thể lực tốt trong tương lai.
-Đối tượng :người thân của người lao động
10