Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa từ ngữ địa phương nam bộ (trong thơ ca dân gian nam bộ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.3 KB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ
(TRONG THƠ CA DÂN GIAN NAM BỘ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN ĐỨC HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ
(TRONG THƠ CA DÂN GIAN NAM BỘ)

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 0101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH


VINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Đức Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án, chúng tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình, sự góp ý quý báu, sự khích lệ, động viên của thầy giáo hướng dẫn:
PGS.TS. Hoàng Trọng Canh. Tự đáy lòng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án, chúng tôi đã được các
thầy cô trong Bộ môn Ngôn ngữ, các thầy cô Khoa SP Ngữ văn, Phòng Sau đại học
và lãnh đạo Trường Đại học Vinh tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận
án. Ngoài ra, luận án của chúng tôi hoàn thành đúng thời hạn cũng nhờ sự giúp đỡ
nhiều mặt của các thầy cô ở Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, các cấp lãnh đạo
Trường Đại học Đồng Tháp, nơi tôi công tác, các bạn bè, đồng nghiệp và cả những
thành viên trong gia đình tôi. Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn !
Đồng Tháp, ngày .... tháng .... năm 2016

Tác giả luận án

Trần Đức Hùng

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1. Bảng quy ước viết tắt
TT
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

QUY ƯỚC VIẾT TẮT
DT
ĐgT
ĐT
NB
NNTD
NN-VH
PN
TCDG

TCDGNB
TT

GIẢI THÍCH
Danh từ
Động từ
Đại từ
Nam Bộ
Ngôn ngữ toàn dân
Ngôn ngữ - văn hóa
Phương ngữ
Thơ ca dân gian
Thơ ca dân gian Nam Bộ
Tính từ

Kí hiệu Tài liệu tham khảo được để trong [...], gồm: số thứ tự của tài liệu
theo trật tự ở phần Tài liệu tham khảo; số trang. Ví dụ: [5; 12]. Nếu tài liệu có nhiều
trang liên tục thì số trang được ngăn cách bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: [3; 1-12].
Nếu tài liệu có nhiều trang không liên tục thì số trang được ngăn cách bằng dấu
phẩy. Ví dụ: [ 5; 22, 25].
2. Tên các tác phẩm thơ ca dân gian Nam Bộ - đối tượng khảo sát, được
chúng tôi viết tắt như sau:
CDĐTM

: Ca dao Đồng Tháp Mười

CDNB

: Ca dao - dân ca Nam Bộ


CDNKLT

: Ca dao - dân ca Nam kỳ lục tỉnh

DGBL

: Văn học dân gian Bạc Liêu

DGCĐ

: Văn học dân gian Châu Đốc

DGSCL

: Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN
ÁN............................................................................................................................
MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ..................................................................
MỞ ĐẦU..................................................................................................................

1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................

3. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu............................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................
5. Đóng góp của luận án.................................................................................
6. Bố cục của luận án......................................................................................
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............................................

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ở Việt
Nam...................................................................................................................
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ở vùng
Nam Bộ.............................................................................................................
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa từ địa phương trong thơ ca
dân gian Nam Bộ.............................................................................................

1.2. Những tiền đề lí thuyết liên quan đến đề tài..........................................
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ - văn hóa..........................................................................
1.2.2. Phương ngữ tiếng Việt và từ ngữ địa phương Nam Bộ....................................
1.2.3. Thơ ca dân gian Nam Bộ với việc sử dụng từ ngữ địa phương........................

1.3. Tiểu kết chương 1..................................................................................

iv


Chương 2 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN BIẾN THỂ NGỮ
ÂM VÀ TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA.....................................................................

2.1. Dẫn nhập................................................................................................

2.2. Biến thể ngữ âm của từ địa phương Nam Bộ trong thơ ca dân
gian...............................................................................................................
2.2.1. Thống kê định lượng.........................................................................................
2.2.2. Các dạng biến thể ngữ âm của từ địa phương Nam Bộ....................................

2.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ
qua các hiện tượng biến thể từ vựng - ngữ nghĩa.........................................
2.3.1. Lớp từ ngữ địa phương chỉ địa danh vùng Nam Bộ.........................................
2.3.2. Lớp từ ngữ địa phương chỉ sông nước vùng Nam Bộ......................................
2.3.3. Lớp từ ngữ địa phương chỉ thiên nhiên, miệt vườn vùng Nam Bộ...................
2.3.4. Lớp từ ngữ xưng hô địa phương Nam Bộ.........................................................
2.3.5. Lớp từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân................................................

2.4. Tiểu kết chương 2..................................................................................
Chương 3 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN ĐỊNH DANH...................

3.1. Khái niệm về định danh.........................................................................
3.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua “độ sâu phân loại”
trong “sự phạm trù hóa hiện thực” của từ ngữ địa phương Nam Bộ............
3.2.1. Thống kê định lượng.........................................................................................
3.2.2. Nhóm từ biểu thị khái niệm chủng...................................................................
3.2.3. Nhóm từ biểu thị khái niệm loại.......................................................................

3.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ
qua cách định danh sự vật.............................................................................
3.3.1. Thống kê định lượng.........................................................................................
3.3.2. Cách định danh qua các nhóm từ chỉ sự vật trong thơ ca dân gian Nam
Bộ....................................................................................................................


3.4. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua nhóm từ ngữ địa
v


phương Nam Bộ định danh đánh giá mức độ đặc tính sự vật....................
3.4.1. Thống kê định lượng.......................................................................................
3.4.2. Các nhóm từ ngữ chỉ sự đánh giá mức độ các đặc tính sự vật........................

3.5. Tiểu kết chương 3................................................................................
Chương 4 ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ XÉT Ở PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
SÁNG TẠO THƠ CA DÂN GIAN.....................................................................

4.1. Từ ngữ địa phương Nam Bộ - công cụ nghệ thuật sáng tạo thơ
ca dân gian..................................................................................................
4.1.1. Từ ngữ địa phương được sử dụng với vai trò thể hiện nội dung ngữ nghĩa
.......................................................................................................................
4.1.2. Từ ngữ địa phương được sử dụng với vai trò thể hiện nghệ thuật..................

4.2. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ
thể hiện qua ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật................................................
4.2.1. Biểu trưng bằng hình thức so sánh tu từ.........................................................
4.2.2. Biểu trưng bằng ẩn dụ tu từ............................................................................
4.2.3. Biểu trưng bằng hoán dụ tu từ........................................................................

4.3. Tiểu kết chương 4................................................................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................

PHỤ LỤC

vi


MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Trang
Bảng 2.1. Lớp từ biến thể ngữ âm........................................................................
Bảng 2.2. Số lượng và tần số xuất hiện loại địa danh trong TCDGNB
.................................................................................................................................
Bảng 2.3. Tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố chung.......................
Bảng 2.4. Tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố riêng.........................
Bảng 2.5. Số lượng và tần số xuất hiện nguồn gốc các địa danh........................
Bảng 2.6. Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện cấu tạo của
từ ngữ chỉ sông nước trong TCDGNB.................................................................
Bảng 2.7. Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện từ loại của
từ ngữ chỉ sông nước trong TCDGNB.................................................................
Bảng 2.8. Số lượng và tần số xuất hiện xét về phương diện cấu tạo của
từ ngữ chỉ thiên nhiên, miệt vườn trong TCDGNB............................................
Bảng 2.9. Số lượng và tần số xuất hiện từ loại từ ngữ chỉ thiên nhiên,
miệt vườn trong TCDGNB....................................................................................
Bảng 2.10. Số lượng và số lần xuất hiện của các nhóm từ xưng hô....................
Bảng 2.11. Số lượng từ ngữ địa phương NB đồng nghĩa trong TCDG
phân theo các tiểu loại...........................................................................................
Bảng 3.1. Số lượng từ ngữ NB biểu thị “độ sâu phân loại”................................
Bảng 3.2. Số lượng và số lần xuất hiện các nhóm từ chỉ sự vật..........................
Bảng 3.3. Số lượng các nhóm từ ngữ định danh Nam Bộ chỉ sự đánh
giá mức độ các đặc tính sự vật............................................................................
Bảng 4.1. Số lượng và tỉ lệ % các kiểu kết cấu của từ ngữ địa phương
NB trong TCDG...................................................................................................

Bảng 4.2. Số lượng các nhóm ẩn dụ tu từ theo nghĩa biểu trưng.....................
Bảng 4.3. Số lượng các nhóm hoán dụ theo nghĩa biểu trưng..........................

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phương ngữ nói chung, từ ngữ địa phương nói riêng là một trong những
biểu hiện của tính đa dạng ngôn ngữ dân tộc. Vì thế nghiên cứu phương ngữ cũng
như từ địa phương, ở bình diện cấu trúc hệ thống hay mặt hành chức đều là sự cần
thiết. Việc nghiên cứu từ ngữ địa phương trong một dạng hoạt động cụ thể là sáng
tạo thơ ca dân gian sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết về phương ngữ
nói chung và từ địa phương nói riêng. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu còn có ý
nghĩa thiết thực góp phần vào bức tranh toàn cảnh về các vùng phương ngữ Việt,
đồng thời thấy rõ thêm tính đa dạng của ngôn ngữ dân tộc.
1.2. Cũng như lịch sử vùng đất Nam Bộ, phương ngữ Nam Bộ mới được
hình thành và phát triển cách đây hơn ba thế kỉ. Về nguồn gốc, từ vựng của địa
phương Nam Bộ có nhiều từ ngữ xuất phát từ vùng Trung Bộ. Tuy nhiên, cùng với
quá trình phát triển của lịch sử, các từ ngữ này đã dần tạo ra khác biệt ít nhiều về
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân và các vùng khác. Sự khác
biệt ấy không chỉ góp thêm phần vào bức tranh đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt mà
còn tạo nên những nét đặc trưng văn hóa sông nước Nam Bộ trong bức tranh đa sắc
màu của văn hóa dân tộc. Vì vậy, từ trước tới nay, phương ngữ Nam Bộ đã được
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm không chỉ từ bình diện ngôn ngữ
mà còn cả phương diện văn hóa. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề từ địa phương
Nam Bộ trong thơ ca dân gian, một dạng hành chức đặc thù - mang tính nghệ thuật
của từ ngữ địa phương chưa được nghiên cứu theo cách tiếp cận nghiên cứu liên
ngành ngôn ngữ - văn hóa. Do đó, nghiên cứu từ ngữ địa phương Nam Bộ trong thơ
ca dân gian dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa để chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ càng trở nên cần thiết và hữu ích.

1.3. Nam Bộ là vùng đất mới nhưng thơ ca dân gian Nam Bộ không những
rất đồ sộ về số lượng sáng tác, đa dạng về loại thể mà còn mang đặc trưng vùng rõ
nét. Tạo nên đặc trưng riêng về ngôn ngữ - văn hóa, nội dung nghệ thuật của thơ ca
dân gian Nam Bộ, một phần quan trọng là do từ ngữ địa phương đã được sử dụng
với số lượng lớn và chúng đã phát huy được vai trò sáng tạo nghệ thuật dân gian
1


của mình. Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc tìm hiểu thơ ca dân gian Nam Bộ ở
phương diện ngôn ngữ nói chung, và đặc biệt là nghiên cứu từ ngữ địa phương
trong thơ ca dân gian Nam Bộ dưới góc nhìn của ngôn ngữ - văn hóa nói riêng vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là một trong những lí do quan trọng để
chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn “Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ (trong thơ ca dân gian Nam Bộ)” làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích mà luận án hướng đến là chỉ ra các đặc trưng về mặt ngữ âm, từ
vựng - ngữ nghĩa, độ sâu phân loại, cách định danh, giá trị biểu trưng… của từ địa
phương mà người Việt vùng Nam Bộ đã sử dụng trong các sáng tác thơ ca dân gian.
Đồng thời, luận án cũng phân tích vai trò của từ địa phương trong thơ ca dân gian
Nam Bộ, qua đó, cung cấp thêm tư liệu góp phần làm rõ đặc điểm từ địa phương của
người Việt vùng Nam Bộ nói chung.
Luận án sẽ cố gắng chỉ ra những giá trị riêng biệt trong sự phân cắt, phản ánh
hiện thực và cách sử dụng từ ngữ của người Việt vùng Nam Bộ, nêu rõ những nét
riêng trong tính cách cũng như những dấu ấn văn hóa của con người nơi đây, qua đó
góp phần làm rõ bản sắc văn hóa của con người vùng Nam Bộ.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Trình bày tổng quan các vấn đề lí thuyết liên quan đến ngôn ngữ - văn hóa
của từ địa phương; các vấn đề khái niệm về ngôn ngữ, phương ngữ, từ địa phương,
văn hóa..., xác định mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trên phương diện lí luận.

- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các tư liệu từ địa phương Nam Bộ
đã thu thập được để xác định đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương Nam
Bộ thể hiện trên các phương diện biến thể ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa...
- Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
của từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện trên các phương diện độ sâu phân loại,
định danh sự vật và các lớp từ tiêu biểu.
- Phân tích vai trò thể hiện nội dung ngữ nghĩa và nghệ thuật của từ ngữ địa
phương Nam Bộ trong sáng tác thơ ca dân gian; đồng thời phân tích ý nghĩa biểu
2


trưng nghệ thuật của từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện qua các phương diện so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa từ ngữ địa phương Nam Bộ không
chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ học mà còn là vấn đề thuộc phạm trù văn hóa. Do
đó, chúng tôi vận dụng một số phương pháp cụ thể sau:
3.1. Phương pháp thống kê, phân loại: Để có số liệu cụ thể về từ ngữ địa
phương Nam Bộ, chúng tôi tiến hành thống kê định lượng và phân loại cụ thể từ địa
phương thành các lớp từ cụ thể.
3.2. Phương pháp miêu tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân
tích, đánh giá các từ ngữ địa phương thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau: về
hình thức, ngữ nghĩa, định danh, giá trị văn hóa.
3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương ngữ là biến thể của ngôn ngữ
toàn dân nên nghiên cứu phương ngữ ở góc độ nào cũng phải có sự so sánh, đối
chiếu với ngôn ngữ toàn dân như là phương pháp bắt buộc. Trong luận án này cũng
vậy, chúng tôi so sánh, đối chiếu từ ngữ địa phương Nam Bộ trong thơ ca dân gian
Nam Bộ trên các mối quan hệ với từ ngữ của các vùng địa phương khác cũng như
với ngôn ngữ toàn dân để thấy được nét đặc trưng riêng và những dấu ấn văn hóa
của từ ngữ địa phương Nam Bộ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ
ngữ địa phương Nam Bộ (trong thơ ca dân gian Nam Bộ) trên tư liệu thống kê được
từ các sáng tác thơ ca dân gian Nam Bộ đã được các tác giả sưu tập công bố, gồm
1667 từ ngữ địa phương Nam Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án không chỉ nghiên cứu từ ngữ địa phương Nam Bộ ở phương diện cấu
trúc hệ thống ngôn ngữ mà còn nghiên cứu về những giá trị tinh thần, những dấu ấn văn
hóa của từ địa phương trong các sáng tác thơ ca dân gian Nam Bộ. Vì vậy, chúng tôi đi
vào nghiên cứu, tìm hiểu từ địa phương trong thơ ca dân gian Nam Bộ từ việc thu thập
3


vốn từ, tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua các các lớp từ đó. Để
thực hiện đề tài này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu qua 6 cuốn sách sưu tập thơ
ca dân gian: Văn học dân gian Bạc Liêu [I]; Ca dao - dân ca Nam Bộ [II]; Văn học dân
gian đồng bằng sông Cửu Long [III]; Văn học dân gian Châu Đốc [IV]; Ca dao Đồng
Tháp Mười [V]; Ca dao - dân ca Nam kỳ lục tỉnh [VI].
5. Đóng góp của luận án
Lần đầu tiên đặc trưng NN-VH của từ địa phương NB trong TCDGNB được
chỉ ra một cách hệ thống và vai trò của TĐP đối với sáng tạo TCDGNB cũng được
làm rõ. Kết quả của luận án là tư liệu hữu ích cho nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa
NB và là tham khảo cần thiết đối với giảng dạy TCDG và địa phương học ở trường
phổ thông; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những nét đặc
trưng ngôn ngữ văn hóa của con người vùng đất phương Nam Tổ quốc.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án gồm có bốn chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những tiền đề lí thuyết liên

quan đến đề tài
- Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ
xét ở phương diện biến thể ngữ âm và từ vựng - ngữ nghĩa
- Chương 3: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ
xét ở phương diện định danh
- Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ địa phương Nam Bộ
xét ở phương diện nghệ thuật sáng tạo thơ ca dân gian.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ơ
Việt Nam
Từ trước tới nay trên thế giới, phương ngữ (PN) được nghiên cứu khá sớm,
bắt đầu từ cuối thời kì Phục Hưng thế kỉ XVII, tiếp cận từ nhiều hướng với phạm vi,
mục đích khác nhau. Trước thế kỉ XX đã có những tên tuổi gắn liền với sự phát
triển của ngành Phương ngữ học là Franz Bopp (1791 - 1867), J. Grimm (1785 1863), Jost Winteler (1846 - 1926), G.Wenker (1852 - 1911), J. Giliéron (1854 1926), J.Smit (1843 - 1901). Từ thế kỉ XX đến nay cũng đã có nhiều nhà ngôn ngữ
học nghiên cứu PN hoặc từ điển PN như: E.Sapir (1921), Ch. Hockett (1958), A.
Martinet (1962), J. Lyons (1979), J. Vendryes (1968)...
Nghiên cứu PN ở Việt Nam bắt đầu từ trước thế kỉ XX với một số ghi chép và
công trình nghiên cứu về các hiện tượng PN của các nhà nghiên cứu nước ngoài, đầu
tiên phải kể đến là một số nghiên cứu dưới dạng từ điển của A. de Rhodes [54], J.L.
Taberd [101], Jean Bonet [97] nhằm thu thập và giải thích từ ngữ các địa phương tiếng
Việt. Sang thế kỉ XX, bắt đầu có những công trình nghiên cứu đề cập đến PN tiếng Việt
từ hướng tiếp cận từ ngôn ngữ cấu trúc của các tác giả nước ngoài như: L. Cadiére với
công trình Ngữ âm tiếng Việt (1902) [102], H. Maspéro trong công trình Nghiên cứu

ngữ âm lịch sử tiếng Việt (1912) [103], B. Friberg với công trình Âm vị học tạo sinh,
áp dụng vào các phương ngữ tiếng Việt: nghiên cứu dựa trên cứ liệu phương ngữ
Trung Bộ, so sánh ba phương ngữ chính của tiếng Việt hiện đại (1973) [98], M.V.
Gordina và I.S. Bưxtrov với công trình Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt (1984) [104], B. Marc
với công trình Cảm thức ngữ điệu Việt ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ (2009) [99], J.A. Mark
với công trình Một số ghi nhận về từ vựng ngữ pháp trong Việt ngữ Trung Bộ (2012)
[100]... Nhìn chung, những công trình của các tác giả trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu
các vùng PN cụ thể trong sự so sánh với ngôn ngữ toàn dân (NNTD). Tuy nhiên, các
công trình này mới chỉ dừng lại ở sự ghi chép hoặc miêu tả đặc trưng riêng của các từ
5


ngữ địa phương ở phương diện ngữ âm mà chưa đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa cũng
như khả năng hành chức của chúng. Do đó, đặc trưng riêng của các vùng PN không
được thể hiện rõ nét, đặc biệt là đặc trưng về ngôn ngữ - văn hóa (NN-VH).
Đáng chú ý nhất vẫn là những công trình nghiên cứu PN của các nhà Việt ngữ
học. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu phương ngữ
một cách tổng thể, như: Hoàng Thị Châu với cuốn Tiếng Việt trên các miền đất nước
(1989) [9], sau này bổ sung, hoàn thiện thành công trình Phương ngữ học tiếng Việt
(2009) [11]. Hoặc nghiên cứu phương ngữ về mặt ngữ âm hoặc một vài khía cạnh có
liên quan, như Nguyễn Văn Nguyên với luận án tiến sĩ Miêu tả đặc trưng ngữ âm
phương ngữ Nghệ Tĩnh (2002) [45], Trịnh Sâm với công trình Phương ngữ và ca dao
dân ca địa phương (1999) [56], Huỳnh Công Tín với bài viết Hiện tượng biến âm
trong phương ngữ Nam Bộ (1996) [73] và công trình Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua
phương ngữ (2013) [77]… Nhìn chung, những công trình của các tác giả này đã nghiên
cứu từ ngữ địa phương biểu hiện chủ yếu ở mặt ngữ âm. Các nghiên cứu này có sự so
sánh, đối chiếu giữa từ ngữ địa phương với NNTD hay với các vùng địa phương khác
để nhận diện những đặc trưng riêng, đồng thời qua đó nhằm tìm hiểu lịch sử tiếng Việt.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình Phương ngữ học tiếng
Việt (2009) của tác giả Hoàng Thị Châu [11]. Trong chuyên luận vừa nêu, ngoài

việc phân chia PN tiếng Việt thành ba vùng PN, tác giả tập trung phân tích và nhận
xét khái quát các biểu hiện ngữ âm của mỗi vùng PN. Điều đó phản ánh một thực
tế: giữa các PN hay giữa PN với NNTD, sự khác biệt thể hiện chủ yếu và dễ nhận
thấy nhất là ở mặt ngữ âm. Công trình của Hoàng Thị Châu rõ ràng có giá trị định
hướng cho công tác điều tra, nghiên cứu sâu về PN.
Cùng với bình diện ngữ âm, bình diện từ vựng ngữ nghĩa của từ ngữ địa
phương cũng đã được các nhà PN quan tâm nghiên cứu từ hai hướng khác nhau: a)
Hướng nghiên cứu PN để biên soạn từ điển; b) nghiên cứu sự khác biệt về từ vựng
ngữ nghĩa của các vùng PN.
Về hướng nghiên cứu PN để biên soạn từ điển, có những công trình thu thập và
xử lí vốn từ vựng chung của ba vùng PN với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Trọng
Hàn lập Danh sách từ ngữ địa phương (1956) [36; 17]; Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc
Lệ, Phan Xuân Thành với Từ điển đối chiếu từ địa phương (2001) [88]; Đặng Thanh
6


Hòa với Từ điển phương ngữ tiếng Việt (2005) [31]; Phạm Văn Hảo với Từ điển
phương ngữ tiếng Việt (2009) [26]... Có những từ điển thu thập vốn từ ngữ của các PN
cụ thể, như: Nguyễn Văn Ái với Từ điển phương ngữ Nam Bộ (1994) [1]; Nguyễn Nhã
Bản, Phan Mậu Cảnh, Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Nguyên với Từ điển tiếng địa
phương Nghệ Tĩnh (1999) [3]; Huỳnh Công Tín với Từ điển từ ngữ Nam Bộ (2007)
[76]... Nhìn chung, những công trình này chủ yếu thu thập vốn từ mang tính chất điển
hình của các vùng PN, thổ ngữ khác nhau và giải thích nghĩa của chúng.
Về hướng nghiên cứu sự khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa của các vùng PN, đã
có các công trình, giáo trình và bài viết của một số tác giả. Trần Thị Ngọc Lang có
công trình Phương ngữ Nam Bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với
phương ngữ Bắc Bộ (1995) [36]. Các giáo trình về từ vựng - ngữ nghĩa của Đỗ Hữu
Châu [8], Nguyễn Thiện Giáp [23], Nguyễn Văn Tu [79]... cũng nêu và giải quyết một
số vấn đề của PN. Bài viết của Nguyễn Quang: Việc chọn và giải thích từ ngữ miền
Nam trong một quyển từ điển tiếng Việt loại phổ thông (1971) [53], hay bài của hai tác

giả Nguyễn Đức Dương, Trần Thị Ngọc: Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt
từ vựng - ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và tiếng Việt toàn dân (1983) [21]...
cũng đều có những phần nghiên cứu về PN tiếng Việt. Các công trình, bài viết này đã
tập trung tìm hiểu những khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa của các vùng PN so với
NNTD, hoặc nghiên cứu từ ngữ địa phương theo nội dung phong cách. Tuy nhiên, các
tác giả này cũng chỉ mới chủ yếu đi vào những khác biệt về ngữ nghĩa trên các nhóm từ
cụ thể hoặc nghiên cứu nghĩa của một số nhóm từ nhất định.
Từ những tài liệu đã điểm qua trên đây, chúng tôi thấy các công trình, bài báo
chủ yếu dừng lại việc tìm hiểu từ ngữ địa phương ở các biểu hiện về phương diện ngữ
âm hay ngữ nghĩa cụ thể, còn vai trò ngữ nghĩa của từ ngữ địa phương trong hành chức
cũng như những giá trị văn hóa của nó thì vẫn chưa tác giả nào tập trung làm rõ.
Hướng nghiên cứu ngữ nghĩa của từ ngữ địa phương gắn với văn hóa của vùng
đất, như đã nói, là hướng nghiên cứu mới, có ý nghĩa thiết thực, nhưng gần đây mới
được chú ý. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của một số tác giả như Đặc điểm
ngôn ngữ - văn hóa của một số phạm trù từ ngữ của địa phương Bắc Trung Bộ (đề tài
NCKH của Nguyễn Thị Bạch Nhạn - 2008) [46]; Từ địa phương Nghệ Tĩnh: về một
7


khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa (Hoàng Trọng Canh - 2009) [4]; Biểu trưng trong ca
dao Nam Bộ (Trần Văn Nam - 2010) [42]; Ngôn ngữ - văn hóa vùng đất Sài Gòn và
Nam Bộ (Lý Tùng Hiếu - 2012) [27]; Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương ngữ
(Huỳnh Công Tín - 2013) [77]; Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh
Hoá (luận án TS của Vũ Thị Thắng - 2014) [65]... Nhìn chung, các công trình nghiên
cứu này đã tìm hiểu ngữ nghĩa của PN gắn với văn hóa của địa phương, trong đó một
số công trình đã khai thác một cách khá toàn diện và hệ thống về đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của PN cụ thể với những sắc thái văn hóa địa phương (tiêu biểu là Hoàng
Trọng Canh [4]). Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn lại mới chỉ tìm hiểu một vài
khía cạnh văn hóa địa phương qua các bình diện ngữ âm hay ngữ nghĩa cụ thể.
Tóm lại, từ các công trình nghiên cứu lâu nay, ta có thể thấy được vấn đề PN
tiếng Việt càng ngày càng được đẩy mạnh nghiên cứu và đã thu được những kết quả

quan trọng; đóng góp nhiều vấn đề lí luận và tư liệu lịch sử cho tiếng Việt cũng như
các mặt biểu hiện NN-VH, xã hội... Tuy nhiên, những kết quả đã thu được vẫn chưa
đáp ứng đầy đủ sự đòi hỏi của ngành Phương ngữ học nói riêng và Việt ngữ học nói
chung. Điều này có nghĩa là phải tiếp tục có thêm những công trình nghiên cứu toàn
diện hơn và sâu sắc hơn.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa của từ địa phương ơ
vùng Nam Bộ
Kế thừa lí luận cũng như ứng dụng của những công trình nghiên cứu đi trước về
phương ngữ tiếng Việt, trong nhiều năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu phương ngữ
Nam Bộ (NB) cũng đã tập trung tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ (PNNB) ở hai phương
diện khác nhau: a) nghiên cứu theo hướng thu thập vốn từ hoặc nghiên cứu sự khác biệt
về từ vựng - ngữ nghĩa của từ địa phương NB; b) nghiên cứu theo hướng NN-VH.
Theo hướng nghiên cứu thu thập vốn từ hoặc nghiên cứu sự khác biệt về từ
vựng - ngữ nghĩa của từ địa phương NB, phải kể đến những công trình các tác giả,
như: Nguyễn Kim Thản [61], Nguyễn Đức Dương [20], [21], Trần Thị Ngọc Lang
[36], Nguyễn Văn Ái [1], Lê Trung Hoa [28], [29], [30]... Trong đó, công trình nghiên
cứu PNNB đầu tiên phải kể đến là của tác giả Nguyễn Kim Thản (1964) với bài viết
“Thử bàn về một vài đặc điểm trong phương ngữ Nam Bộ" [61]. Trong bài viết này, tác
8


giả đã có những tìm hiểu bước đầu về một số đặc điểm trong phương ngôn mà người
miền Nam đã sử dụng. Tác giả đã đưa ra và chứng minh một số biểu hiện khác biệt của
phương ngôn Nam Bộ so với phương ngôn Bắc Bộ ở bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn, bài viết mới chỉ dừng lại ở một vài đặc điểm
rút ra trên cơ sở một số tư liệu quan sát được bằng phương pháp trực quan qua ngôn
ngữ giao tiếp của một số người Nam Bộ sống ở Hà Nội.
Năm 1974, tác giả Nguyễn Đức Dương trong bài viết Về hiện tượng kiểu
"ổng", "chỉ", "ngoải" [20] đã có những tìm hiểu bước đầu về hiện tượng biến âm rút
gọn trong phương ngữ Nam; sau đó, năm 1983, ông cùng với Trần Thị Ngọc Lang

có bài viết Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng - ngữ nghĩa giữa
phương ngữ miền Nam và tiếng Việt toàn dân [21]. Năm 1994, Nguyễn Văn Ái
trong cuốn Từ điển phương ngữ Nam Bộ [1], ở phần giới thiệu đầu của cuốn sách,
đã có một vài nhận xét về các đặc điểm của phương ngữ NB.
Trong những thành tựu nghiên cứu về PNNB, công trình Phương ngữ Nam
Bộ: Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ của Trần
Thị Ngọc Lang [36] rất đáng chú ý. Đây là công trình vừa khái quát, vừa cụ thể về
những khác biệt từ vựng ngữ nghĩa của PNNB so với PN Bắc Bộ. Điểm đáng ghi
nhận của công trình này là đã thu thập được các lớp từ ngữ địa phương NB và chỉ ra
được những khác biệt cả về chất và lượng so với PN Bắc Bộ. Qua các lớp từ đã
phân tích, tác giả cũng cho thấy được một phần văn hóa của người Việt ở NB. Tuy
nhiên, nghiên cứu ngữ nghĩa - văn hóa của từ ngữ NB vẫn là một hướng nghiên cứu
mở cần khai thác, tìm hiểu ở nhiều khía cạnh hơn nữa và ở mức độ sâu rộng hơn.
Theo hướng nghiên cứu NN-VH, phải kể đến những công trình các tác giả: Lý
Tùng Hiếu [27], Huỳnh Công Tín [77], Hồ Xuân Tuyên [80], [81], [82]... Trong đó, tác
giả Hồ Xuân Tuyên [80], [81], [82] đã chú ý đến các phương thức định danh trong
PNNB nói chung và vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Qua các
phương thức định danh đó, tác giả nhằm đi đến tìm hiểu lối tri nhận, nét văn hóa riêng
của người Việt ở NB. Lý Tùng Hiếu trong công trình Ngôn ngữ - văn hóa vùng đất Sài
Gòn và Nam Bộ [27] tập trung phân tích các đặc trưng về ngôn ngữ và văn hóa của
tiếng Việt NB nói chung và tiếng Việt Sài Gòn nói riêng, trong đó trọng tâm là tìm hiểu
9


ngôn ngữ giao tiếp của tiếng Việt Sài Gòn. Điều đáng nói ở đây là hai khía cạnh ngôn
ngữ và văn hóa lại được tìm hiểu một cách riêng lẻ, tách biệt.
Năm 2013, công trình nghiên cứu Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua phương
ngữ của Huỳnh Công Tín được công bố [77]. Đây là công trình được tập hợp từ 15
bài viết của tác giả liên quan đến các đặc điểm của PN, như: ngữ âm, vốn từ, trọng
âm, từ vay mượn, địa danh, khuynh hướng nói và viết tắt, thói quen nói lái của người

Việt vùng NB... Tất cả những nội dung trên đều cho thấy biểu hiện văn hóa đặc trưng
trong giao tiếp của người dân NB. Đây là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà
nghiên cứu phương ngữ NB. Tuy nhiên, vì chuyên khảo này là một dạng tập hợp các
bài viết riêng lẻ nên chưa mang tính hệ thống, khiến người đọc khó có thể tìm thấy
được mối liên hệ giữa các phần với nhau. Nhìn chung, giống như các nhà nghiên cứu
đi trước, tác giả cũng chỉ tìm hiểu một khía cạnh là văn hóa qua các hiện tượng PN.
Như vậy, tuy quy mô, mức độ chuyên sâu của các công trình trên còn khác
nhau, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu PNNB đã dựng lên được một bức tranh
khái quát của phương ngữ NB với những đặc điểm cơ bản. Đặc biệt, các tác giả cũng
đã đi sâu vào những lớp từ cụ thể, qua đó họ đề cập đến bản sắc văn hóa của người dân
vùng NB. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa qua vốn từ địa phương
NB vẫn chưa được các nhà nghiên cứu đào sâu tìm hiểu. Do đó, việc nghiên cứu đặc
trưng NN-VH của từ ngữ NB vẫn còn là vấn đề còn bỏ ngõ, cần được quan tâm, vì đây
là vấn đề có ý nghĩa góp phần đi sâu hoàn thiện bức tranh NN-VH của PNNB.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa từ địa phương trong
thơ ca dân gian Nam Bộ
Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung tìm hiểu
phương ngữ trong thơ ca dân gian Nam Bộ (TCDGNB) theo hai hướng tiếp cận: a)
hướng chú ý tới đặc điểm của phương ngữ; b) hướng nghiên cứu ngôn ngữ và văn
hóa của từ địa phương.
Theo hướng nghiên cứu chú ý tới đặc điểm của phương ngữ, có các tác giả,
như: Nguyễn Thị Phương Châm [7], Trần Phỏng Diều [19], Bùi Mạnh Nhị [47],
[48], [108], Nguyễn Văn Nở [49], Trần Thị Diễm Thúy [71], Trần Minh Thương
[72]... Trong đó, tác giả Bùi Mạnh Nhị (1984) [108] là một trong những người đầu
tiên đề cập đến đặc điểm từ ngữ của NB biểu hiện trong thơ ca dân gai (TCDG).
10


Tác giả đã đưa ra một số từ, nhóm từ chỉ sự vật, hiện tượng, kiểu câu riêng và cách
sử dụng ngôn ngữ tiêu biểu, sáng tạo gắn với mảnh đất NB... Bên cạnh đó, tác giả

đã nêu một số hình ảnh biểu trưng mang đặc trưng riêng của người NB trong tương
quan so sánh với TCDG Bắc Bộ như: sông, mù u, bần, khổ qua, lục bình... Có thể
thấy, tác giả của bài viết này đã chỉ ra được một số biểu hiện đặc trưng của PNNB
trong TCDG. Tuy nhiên, về từ ngữ, ông cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét khái
quát về sắc thái địa phương thông qua một số nhóm từ tiêu biểu mà thôi.
Những năm sau đó, một số tác giả cũng đã có những nghiên cứu cụ thể về PN
trong TCDGNB như: Nguyễn Văn Nở (2005) với bài viết Từ xưng hô trong ca dao trữ
tình đồng bằng sông Cửu Long [49], Trần Phỏng Diều (2007) với bài viết Phương ngữ
Nam Bộ trong ca dao về tình yêu [19], Trần Thị Diễm Thúy (2007) tìm hiểu về Hình
tượng sông trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ [71], Đậu Thị Ánh Tuyết (2014) với
bài viết Đặc trưng ngôn ngữ trong ca dao tình yêu của người Việt vùng sông nước Cửu
Long [84]... Tác giả các bài viết này đã phân tích được giá trị của một số lớp từ ngữ
mang đặc trưng riêng của người Nam Bộ, tuy nhiên, họ chỉ dừng lại ở mức độ khái
quát ngữ nghĩa một số nhóm từ ngữ cụ thể, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chưa chỉ
ra được những sắc thái văn hóa của người NB thể hiện trong quá trình giao tiếp.
Theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của từ địa phương, có các tác
giả, như: Trần Văn Nam [41] [42], Bùi Thị Tâm [60], Huỳnh Công Tín [77]... Năm
1999, Bùi Thị Tâm [60] có bài viết tìm hiểu những nét riêng của ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long xét ở phương diện ngôn ngữ. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích
khái quát một số lớp từ ngữ mang đặc trưng NB như: lớp từ địa danh, lớp từ chỉ sông
nước, cách nói đặc trưng, các hình ảnh hay các mô thức quen thuộc của người NB…
Như vậy, bài viết đã định hướng phân tích các hiện tượng ngôn ngữ cụ thể để thấy
được sắc thái văn hóa của NB. Tuy nhiên, sắc thái văn hóa ấy lại mang tính khái quát
chứ không gắn liền với các hiện tượng cụ thể và thể hiện trong bản thân từ.
Năm 2010, Trần Văn Nam với công trình Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ
[42], đã triển khai ba chương cụ thể sau: Chương 1: Các biểu trưng nghệ thuật
trong ca dao NB; Chương 2: Vùng đất NB trong ngôn ngữ biểu trưng của ca dao;
Chương 3: Con người NB trong ngôn ngữ biểu trưng của ca dao. Qua các hình ảnh
biểu trưng của từ ngữ ở cả ba chương, tác giả đã khái quát thành các đặc điểm văn
11



hóa NB, trong đó có đặc điểm đặc thù về tư duy và tính cách của người Việt vùng
NB. Có thể nói đây là công trình có những đóng góp tích cực cho chuyên ngành
phương ngữ cả về lí luận và ứng dụng.
Qua việc điểm lại quá trình nghiên cứu, sưu tầm TCDGNB từ trước tới nay,
chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đáng chú ý sau:
a) Các tác giả trên chỉ mới nghiên cứu chủ yếu ở dưới dạng các bài viết ngắn,
riêng lẻ, chỉ nêu lên được một số đặc điểm về từ địa phương NB trong TCDG.
b) Khi nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong TCDGNB, các
nhà nghiên cứu mới giải quyết được một số vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa và đặc
trưng của một số từ ngữ mang sắc thái địa phương một cách sơ lược chứ chưa đi sâu
nghiên cứu chúng với tư cách là chuyên khảo.
c) Trên thực tế, đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của các từ ngữ NB có mối
quan hệ với nhau chặt chẽ, gắn bó. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được các nhà nghiên
cứu quan tâm đúng mức và nghiên cứu một cách có hệ thống.
d) Những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu chỉ được các tác giả dừng lại ở
mức độ sơ lược, mới nêu lên những biểu hiện của ngôn ngữ và văn hóa NB trong
TCDG mà chưa có sự so sánh, đối chiếu nó với sáng tác TCDG của các vùng PN khác
cũng như NNTD để thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng nói người dân phương Nam,
qua đó rút ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân sống trên mảnh đất NB.
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, từ ngữ địa phương trong PNNB nói
chung và trong TCDGNB nói riêng vẫn cần tiếp tục có sự nghiên cứu sâu hơn, khái
quát hơn từ phương diện NN-VH. Để tiếp tục tìm hiểu những vấn đề trên, chúng tôi
được thừa hưởng một phần kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, các nhà
nghiên cứu văn học dân gian, các nhà văn hóa học đi trước.
1.2. Những tiền đề lí thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ - văn hóa
1.2.1.1. Từ ngôn ngữ đến ngôn ngữ thơ ca
Ngôn ngữ là công cụ sử dụng hàng ngày trong mọi lĩnh vực hoạt động của

con người. Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và tồn tại mãi theo
thời gian từ xã hội này qua xã hội khác, cùng với sự tồn vong của dân tộc. Chính vì
thế, ngôn ngữ là linh hồn của văn hóa dân tộc.
12


Theo định nghĩa của F. de Saussure: “ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu
nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử dụng trong khi giao
tiếp với cộng đồng” [55; 8].
Nói đến ngôn ngữ trước hết phải nói tới ngôn ngữ dân tộc bởi nó là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất của một quốc gia. Nếu không có ngôn ngữ dân tộc,
mọi người sống trong dân tộc đó sẽ không thể hiểu nhau được. Do đó, ngôn ngữ dân
tộc liên quan đến lời ăn tiếng nói của người dân được dùng thường xuyên, rộng rãi
trong phạm vi một quốc gia, dân tộc nhất định.
Nội dung thuật ngữ ngôn ngữ toàn dân gần gũi với nội dung thuật ngữ ngôn
ngữ dân tộc. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý
(chủ biên), khái niệm ngôn ngữ toàn dân: “là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp hằng ngày, không bị hạn chế ở phong cách và phạm vi sử dụng; ngôn ngữ
được mọi người trong quốc gia biết, chấp nhận và sử dụng” [88; 171].
Như vậy, một trong những điều kiện quan trọng bắt buộc để đảm bảo một
cộng đồng người hình thành một dân tộc (ví dụ như điều kiện về lãnh thổ, về kinh
tế, về cấu tạo tâm lí và văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần…) là cộng đồng đó phải
có một ngôn ngữ chung. Con đường hình thành của ngôn ngữ toàn dân gắn chặt với
sự phát triển của xã hội. Do đó, ngôn ngữ toàn dân mang tính thống nhất như mọi
quy luật phát triển, cũng như một sự đòi hỏi của xã hội.
Bản thân một ngôn ngữ có tính thống nhất. Nhưng ngôn ngữ được sử dụng
trong những lĩnh vực nào đó sẽ có những đặc trưng riêng về phong cách chức năng.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật là biểu hiện cụ thể của một trong những
phong cách chức năng như thế. Người sáng tạo khai thác vốn NNTD, ngôn ngữ đời
sống để xây dựng nên sản phẩm nghệ thuật theo những quy tắc nhất định.

Trước hết, vì văn học nghệ thuật là một dạng giao tiếp đại chúng nên chất
liệu ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ tự nhiên. Đó là ngôn ngữ được lấy từ trong
thực tiễn xã hội phong phú. Tuy nhiên, khi vận dụng vào các tác phẩm nghệ thuật
thì nó lại trở thành một ngôn ngữ đặc biệt. Cả hai loại ngôn ngữ này kết hợp lại để
tạo nên một hệ thống kí hiệu riêng, chỉ thuộc về nó và những quy tắc tổ chức các kí
hiệu ấy trên một văn bản nghệ thuật cụ thể để truyền tải những thông tin đặc biệt,
13


những thông tin không thể truyền tải bằng các phương tiện khác. Trong đó, tác
phẩm thơ ca là phương tiện truyền tải thông tin đặc biệt nhất.
Vậy thơ là gì? Đây là câu hỏi đã được các nhà nghiên cứu và các nhà thơ
trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm và tìm câu trả lời. Tuy nhiên, dù định
nghĩa hay giải thích như thế nào thì yếu tố quan tâm hàng đầu cũng phải là ngôn
ngữ. Bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ, nên ngôn ngữ thơ là một thứ ngôn ngữ
mang tính hàm súc, loại công cụ sắc bén, diễn đạt được những tư tưởng, tình cảm
tế nhị, đa diện nhất của con người. Đúng như nhà văn Nga M. Gorky đã nói:
“Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học”.
Trong thơ ca nói chung, có một loại hình nghệ thuật đặc biệt là TCDG. Sở dĩ
TCDG đặc biệt vì nó là sản phẩm của tập thể, được sáng tác trực tiếp bằng con
đường truyền miệng trong môi trường dân gian tự nhiên, nhưng được sàng lọc, gọt
dũa và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
TCDG được sáng tác gắn với môi trường diễn xướng, nghĩa là sáng tác để hát.
Do đó, ngôn ngữ được sử dụng để ứng tác là ngôn ngữ được sử dụng quen thuộc trong
cuộc sống giao tiếp hằng ngày, không cần trau chuốt, không có sự “chế tác” công phu,
bởi ngôn ngữ TCDG có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác, hồn
nhiên của người dân lao động. Ngôn ngữ gắn liền với địa bàn cư trú và mang đặc trưng
văn hóa của cộng đồng đó. Chẳng hạn, cách dùng từ trong bài ca dao sau:
Con cua kình càng bò ngang đám bí
Thấy chị Hai mày, tao để ý tao thương.

[CDNB; 237]

Trong bài ca dao này chỉ có người NB mới dùng cách xưng hô mày - tao một
cách tự nhiên với người nhà của người mình theo đuổi. Cách nói ấy lại bộc lộ một
tình yêu hồn nhiên, chân thật nhưng không kém phần mãnh liệt. Đó là tính cách chỉ
có ở con người NB mà không thể trộn lẫn vào đâu được.
Như vậy, TCDG là sáng tác tập thể, cho nên nó mang tính cộng đồng, vùng
miền rất rõ. Khi sáng tác TCDG, nhân dân đã lựa chọn và sử dụng từ ngữ theo yêu
cầu của nghệ thuật thơ ca để bộc lộ những tâm tình, cảm xúc mà ngôn ngữ thông
thường không thể diễn đạt được. Do đó, ngôn ngữ TCDG giàu sắc thái biểu cảm,
mang tính chất biểu trưng, ước lệ, ẩn dụ... rất rõ nét.
14


1.2.1.2. Quan niệm về văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam
a. Các quan niệm về văn hóa
Văn hóa có nguồn gốc từ chữ Latinh cultus, là một khái niệm có nội hàm rộng
với nhiều cách hiểu khác nhau, có mặt ở mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Nó là sản
phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con
người trở nên độc đáo và khác biệt so với những con vật khác. Cho đến nay, trên thế
giới vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hóa”. Từ năm 1952, hai nhà nhân
loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa và cho đến nay người ta đã tính có hơn 400 định nghĩa về
văn hóa, có người cho là 500 định nghĩa (theo Trần Ngọc Thêm [67; 30]). Tuy nhiên,
chưa có định nghĩa nào thoả mãn được cả về định tính và định lượng, bởi nội dung
của văn hóa có thể được hiểu rất rộng nhưng cũng có thể xác định hẹp; mỗi định
nghĩa phản ánh cách tiếp cận và cách đánh giá khác nhau. Có cách hiểu văn hóa dựa
trên đánh giá về sự hiểu biết của con người; có cách hiểu văn hóa căn cứ vào lối sống,
ứng xử, sinh hoạt, phong tục, tập quán... Dường như, tất cả những gì thuộc về con
người, liên quan đến con người, suy nghĩ của con người đều là văn hóa. Do đó, tuy

văn hóa được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều được chấp nhận.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), khái niệm văn hóa
được giải thích như sau: “1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; 2. Những hoạt động của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); 3. Tri thức, kiến thức
khoa học; 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; 5. Nền
văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những
di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau” [51; 1100].
Định nghĩa trên đã đưa ra năm ý nghĩa về văn hóa. Ý nghĩa văn hóa mà
chúng tôi quan tâm, vận dụng là theo nghĩa thứ nhất như trên. Nội dung này phù
hợp với quan niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm (1998): “Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” [66; 10].
15


Dựa trên các định nghĩa đã nêu, để thuận tiện cho việc thu thập và phân tích
dữ liệu khi nghiên cứu, chúng tôi quan niệm: Văn hóa là một hệ thống tất cả những
giá trị vật chất và tinh thần mang tính biểu tượng do con người tạo ra qua quá
trình đấu tranh sinh tồn và phát triển. Văn hóa được tạo ra bởi cộng đồng người
theo từng nơi cư trú và làm cho cộng đồng người đó có những đặc trưng riêng biệt.
b. Các vùng văn hóa Việt Nam
Văn hóa của một quốc gia dân tộc vừa mang tính thống nhất nhưng vừa mang
tính khác biệt giữa các vùng. Sự khác biệt đó tạo ra đặc trưng của vùng. Do đó, phân
vùng văn hóa là một trong những yêu cầu có tính phương pháp luận trong nghiên cứu
văn hóa. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phân chia văn hóa Việt Nam thành các
vùng văn hóa. Do cách tiếp cận cũng như xác định ranh giới khác nhau nên kết quả
phân chia cũng khác nhau. Trần Quốc Vượng (1996, 2003) và Chu Xuân Diên phân
văn hóa Việt Nam thành 6 vùng; Ngô Đức Thịnh (1993, 2004) phân văn hóa Việt

Nam thành 7 vùng; Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn (1995) và Trần Ngọc
Thêm (2013) phân văn hóa Việt Nam thành 8 vùng; Đinh Gia Khánh và Cù Huy
Cận (1995) lại phân văn hóa Việt Nam thành 9 vùng.
Nhìn chung, hầu hết các cách chia nêu trên đều xem NB là một vùng văn hóa.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng NB là miền văn hóa, trong miền văn hóa NB lại
được chia thành Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Để tiện cho việc nghiên cứu đề tài,
chúng tôi chấp nhận quan điểm cho rằng NB là một vùng văn hóa lớn. Vùng văn hóa
này được thể hiện ở các đặc trưng mang tính khái quát như sau:
- Đặc trưng thứ nhất, môi trường sông nước - miệt vườn. Chính môi trường
sông nước mênh mông, chằng chịt, cũng như diện tích đất rộng lớn, trù phú với nền
văn minh lúa nước lâu đời đã góp phần làm nên đặc thù riêng của của văn hóa NB.
- Đặc trưng thứ hai, không gian văn hóa và chủ thể văn hóa. Bên cạnh văn hóa
chủ đạo của người Việt, nơi đây còn có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của các cộng
đồng dân tộc cùng sinh sống trên vùng đất NB là Chăm, Hoa, Khmer... Sự giao thoa
này đã tạo nên bản sắc của văn hóa vùng NB, làm cho văn hóa nơi đây vừa có sự tương
đồng, lại vừa khác biệt với văn hóa người Việt ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ.
Như vậy, việc phân vùng văn hóa là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng
khi tìm hiểu đặc trưng văn hóa của một địa phương. Đặc trưng văn hóa vùng được thể
16


×